Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHẠM VĂN TÂM (Chủ biên) LÊ TRỌNG HÙNG – VŨ TRUNG THƯỞNG GIÁO TRÌNH TIỆN CƠ BẢN Nghề: Hàn Trình độ: Trung cấp (Lưu hành nội bộ) HàNội - Năm 2019
  2. LỜI NÓI ĐẦU Để cung cấp tài liệu cho học sinh - sinh viên và tài liệu cho giảng viên giảng dạy, khoa Cơ khí trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội đã chỉnh sửa, biên soạn cuốn giáo trình "TIỆN CƠ BẢN" dành riêng cho học sinh- sinh viên nghề hàn. Đây là mô đun chuyên ngành môn tự chọn trong chương trình đào tạo nghề Hàn trình độ Trung cấp. Nhóm biên soạn đã tham khảo các tài liệu: "Kỹ thuật tiện" dùng cho sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học kỹ thuật của tác giả P.Đenegiơnưi, G.Xchixkin, I.Tkho NXB Mir – 1989 và nhiều tài liệu khác. Mặc dù nhóm biên soạn đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong đồng nghiệp và độc giả góp ý kiến để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày...tháng 09 năm 2019 Chủ biên 1
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................... 1 MỤC LỤC ............................................................................................................ 2 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ............................................................................. 4 Bài 1: ................................................................................................................. 7 Bài mở đầu ....................................................................................................... 7 1.1 Nội qui và những qui định khi thực tập tại xưởng máy công cụ ............ 7 1.2 Khái niệm cơ bản về cắt gọt kim loại ..................................................... 9 1.3 Sử dụng dụng cụ đo thông dụng ........................................................... 15 Bài 2 ................................................................................................................ 25 Vận hành và bảo dưỡng máy tiện vạn năng ............................................... 25 2.1. Cấu tạo của máy tiện: ........................................................................... 25 2.2. Các phụ tùng kèm theo, công dụng của chúng .................................... 30 2.3. Quy trình vận hành máy tiện ................................................................ 39 2.4. Chăm sóc máy và các biện pháp an toàn khi sử dụng máy tiện .......... 44 Bài 3 ................................................................................................................ 48 Dao tiện ngoài - Mài dao tiện ngoài ............................................................. 48 3.1. Cấu tạo của dao tiện ngoài ................................................................... 48 3.2. Yêu cầu của vật liệu làm phần cắt gọt ................................................. 49 3.3. Các thông số hình học của dao tiện ngoài ở trạng thái tĩnh ................. 50 3.4. Sự thay đổi thông số hình học của dao tiện khi gá dao ....................... 52 3.5. Ảnh hưởng của các thông số hình học của dao tiện đến quá trình cắt . 53 3.6. Mài dao tiện.......................................................................................... 54 3.7. Vệ sinh công nghiệp ............................................................................. 60 Bài 4 ................................................................................................................ 63 Tiện trụ trơn ngắn ......................................................................................... 63 4.1. Tiện mặt đầu ......................................................................................... 63 4.2. Tiện trục trơn ngắn ............................................................................... 68 Bài 5: Tiện trụ bậc ngắn ............................................................................... 82 5.1 Yêu cầu kỹ thuật khi tiện trụ bậc .......................................................... 82 2
  4. 5.2 Phương pháp gia công ........................................................................... 82 5.3 Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh ....................... 90 5.4 Kiểm tra sản phẩm ................................................................................ 91 5.5 Vệ sinh công nghiệp .............................................................................. 91 Bài 6 ................................................................................................................ 95 Tiện rãnh, cắt đứt .......................................................................................... 95 6.1. Dao tiện rãnh, dao cắt đứt - Mài dao tiện rãnh, dao cắt đứt ................ 95 6.2. Tiện rãnh ............................................................................................ 101 6.3. Tiện cắt đứt......................................................................................... 109 Bài 7 .............................................................................................................. 118 Tiện ren tam giác ......................................................................................... 118 7.1. Khái niệm chung về ren tam giác ...................................................... 118 7.2. Dao tiện ren tam giác - Mài dao tiện ren tam giác ............................. 123 7.3. Tiện ren tam giác ngoài ...................................................................... 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 130 3
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên mô đun: Tiện cơ bản Mã số của môn học: MĐ 27 Thời gian của môn học: 90 giờ I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: + Trước khi học mô đun này học sinh phải hoàn thành các môn hoac MH07; MH08; MH09; MH10; MH11; MH12; MH13 và các môn đun MĐ14 đến MĐ26. - Tính chất: + Đây là mô đun chuyên ngành môn tự chọn II. Mục tiêu của mô đun - Kiến thức: + Giải thích được tầm quan trọng và ý nghĩa của nội qui và những qui định khi thực tập tại xưởng máy công cụ; + Trình bày được nguyên lý gia công, độ chính xác đạt được của các công nghệ gia công cắt gọt kim loại có phoi; + Trình bày được các thông số hình học của dao tiện ngoài; + Mô tả được quy trình vận hành và bảo dưỡng máy tiện; + Trình bày được yêu cầu kỹ thuật và phương pháp tiện trụ ngoài; + Trình bày được các các thông số hình học của dao tiện rãnh, cắt đứt. + Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi tiện rãnh, cắt đứt; + Trình bày được các các thông số hình học của dao tiện ren tam giác ngoài và trong; + Xác định được các thông số cơ bản của ren tam giác hệ mét và hệ Anh; + Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi tiện ren tam giác ngoài và trong; + Trình bày được phương pháp tiện ren tam giác ngoài và trong; - Kỹ Năng: + Mài được dao tiện ngoài theo đúng trình tự đảm bảo đúng góc độ, đúng yêu cầu kỹ thuật trong thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy; + Sử dụng thành thạo một số loại dụng cụ đo; 4
  6. + Vận hành máy tiện vạn năng thành thạo theo đúng quy trình đảm bảo an toàn cho người và máy; + Tiện được trụ ngắn, trụ bậc và tiện mặt đầu theo đúng trình tự, đạt cấp chính xác 9, độ nhám Rz20, đạt yêu cầu kỹ thuật trong thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy; + Mài được dao tiện rãnh, tiện cắt đứ theo đúng trình tự đảm bảo đúng góc độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, trong thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy; + Tiện được rãnh, tiện cắt đứt chi tiết theo đúng trình tự, đạt cấp chính xác 10, độ nhám cấp Rz40, đạt yêu cầu kỹ thuật, trong thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy. + Tiện được ren tam giác ngoài và trong đúng qui trình ren đạt cấp chính xác 7-6, độ nhám Rz40-Rz20, đạt yêu cầu kỹ thuật, trong thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy; + Mài được dao tiện ren tam giác ngoài và trong đúng góc độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, trong thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy; + Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao tiện rãnh, cắt đứt; + Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao tiện ren tam giác ngoài và trong; - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tra được bảng chọn chế độ cắt khi tiện ren tam giác; + Xác định được một số dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh; + Xác định được một số dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh; + Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. 5
  7. III. Nội dung mô đun 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian(giờ) Số Thực hành, thí Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Kiểm TT nghiệm, thảo * số thuyết tra luận, bài tập 1 Bài 1: Bài mở đầu 5 5 0 0 Bài 2: Vận hành và bảo dưỡng máy 2 10 5 5 0 tiện vạn năng Bài 3: Dao tiện ngoài-Mài dao tiện 3 5 1 4 ngoài 4 Bài 4: Tiện trụ trơn ngắn 15 3 11 1 5 Bài 5: Tiện trụ bậc ngắn 10 2 8 6 Bài 6: Tiện rãnh, cắt đứt 20 4 14 2 7 Bài 7. Tiện ren tam giác 22 5 16 1 Kiểm tra kết thúc mô đun 3 3 Cộng 90 25 58 7 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành. 6
  8. Bài 1: Bài mở đầu Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Trình bày được quyền lợi và nghĩa vụ của học sinh khi thực tập tại xưởng máy công cụ; - Giải thích được tầm quan trọng và ý nghĩa của nội qui và những qui định khi thực tập tại xưởng máy công cụ; - Trình bày được lịch sử phát triển của nghề cắt gọt kim loại; - Trình bày được nguyên lý gia công, độ chính xác đạt được của các công nghệ gia công cắt gọt kim loại có phoi; - Giải thích được các yếu tố cắt gọt của mỗi công nghệ gia công cơ; - Trình bày được cấu tạo, công dụng và cách sử dụng, bảo quản một số loại dụng cụ đo của nghề; - Sử dụng thành thạo một số loại dụng cụ đo; - Kiểm tra và điều chỉnh chính xác được một số loại dụng cụ đo trước khi sử dụng; - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. 1.1 Nội qui và những qui định khi thực tập tại xưởng máy công cụ 1.1.1 Nội quy thực tập xưởng Điều 1: Học sinh phải có mặt trước giờ thực tập từ 5 - 10 phút, để chuẩn bị điều kiện cho thực tập và sản xuất. Điều 2: Trước khi vào lớp học sinh phải mặc đồng phục, đi giầy, đeo thẻ học sinh và có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho học tập và sản xuất. Điều 3: Đi học muộn từ 15 phút trở lên hoặc bỏ học giữa giờ, buổi học đó coi như nghỉ không lý do. Ra khỏi xưởng hoặc nơi thực tập phải xin phép và được sự đồng ý của giáo viên phụ trách Điều 4: Khi xuống xưởng học sinh phải chấp hành tuyệt đối sự phân công hướng dẫn của giáo viên, không được tự ý sử dụng thiết bị, dụng cụ và máy móc, khi chưa được hướng dẫn, phân công hoặc chưa hiểu. Điều 5: Không được làm đồ tư hoặc lấy cắp vật tư của xưởng trường. 7
  9. Điều 6: Phải đảm bảo đủ thời gian cho học tập, sản xuất, Không được làm việc riêng hoặc đùa nghịch trong giờ học. Điều 7: Không nhiệm vụ không được vào nơi học tập hoặc sản xuất khác. Điều 8: Cuối giờ phải thu dọn vật tư, vệ sinh dụng cụ, thiết bị, máy móc và nơi làm việc. Điều 9: Tất cả học sinh thực tập tại xưởng máy công cụ, phải nghiêm chỉnh chấp hành những nội quy trên. Nếu vi phạm tuỳ theo mức độ sẽ bị kỷ luật theo quy định chung của nhà trường. 1.1.2 Nội quy sử dụng máy công cụ Điều 1 : Tuyệt đối không được sử dụng máy khi không được phân công. Không rời vị trí máy khi máy đang làm việc. Điều 2 : Trước khi dùng máy, phải đọc kỹ và làm theo bảng hướng dẫn ở máy, phải nắm vững cấu tạo và sử dụng máy thành thạo. Điều 3 : Trước khi cho máy chạy phải kiểm tra an toàn lao động, kiểm tra máy. Dùng tay quay thử mâm cặp, kiểm tra các bộ phận của máy và vật gá xem trên mâm cặp và bàn dao có vướng mắc gì không, vật gá đã đảm bảo chắc chắn chưa. Điều 4 : Khi gá hoặc tháo vật gia công phải gạt các tay gạt về vị trí an toàn, không được lấy búa sắt gõ, đập chi tiết trên mâm cặp. Khi gá hoặc tháo vật gia công xong phải rút chìa khoá mâm cặp ra ngay. Điều 5 : Trước khi cho máy làm việc phải cho máy chạy thử 1’ để kiểm tra các hệ thống điều khiển và bôi trơn. Trong khi làm việc thấy có tiếng kêu khác thường hoặc ngửi thấy mùi khét phải lập tức tắt máy, cắt điện và báo cáo với giáo viên hướng dẫn. Điều 6 : Tuyệt đối không được thay đổi chiều quay của máy một cách đột ngột. Điều 7 : Bất cứ trong trường hợp nào cũng không được thay đổi tốc độ khi máy chưa dừng hẳn, muốn thay đổi vị trí của tay gạt phải đưa nhẹ nhàng, không dùng búa hoặc chân đạp. Điều 8 : Không được sửa chữa chi tiết trên hai mũi tâm, không được để vật nặng rơi xuống băng máy và sửa chữa chi tiết trên băng máy. Điều 9 : Khi tháo, lắp mâm cặp phải lau chùi sạch sẽ, có ván kê tránh sự va chạm giữa mâm cặp và băng máy. Điều 10 : Sau giờ làm việc, mỗi lần thay đổi vật liệu cũng như hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng phải bảo quản, lau chùi sạch sẽ các bộ phận của máy. 8
  10. 1.1.2.1 Trước khi làm viêc. - Phải mặc quần áo bảo hộ gọn gàng. Nếu là nữ tóc dài phải quấn lên cho vào trong mũ. - Trước khi cho máy chạy phải kiểm tra an toàn lao động (người và thiết bị), dùng tay quay thử mâm cặp để kiểm tra các bộ phận của máy. - Sắp xếp lại vị trí làm việc, thu dọn những vật thừa ở trên máy và xung quanh vị trí làm việc. - Nếu máy và bộ phận điện bị hỏng phải báo ngay cho người phụ trách. - Vị trí nơi làm việc phải sạch sẽ. Không để dưới nền nhà ( dưới chân) có rác bẩn, phoi, dầu mỡ. - Nếu phôi có khối lượng 20 kg trở lên khi gá phải dùng thiết bị nâng cẩu. - Không để chìa khoá trên mâm cặp khi đã kẹp chặt hoặc tháo phôi xong. - Trước khi cho máy chạy phải kiểm tra an toàn về mọi mặt. 1.1.2.2 Trong thời gian làm việc - Không đeo găng tay hoặc bao tay khi làm việc. Nếu ngón tay bị đau, băng lại và đeo găng cao su mỏng. - Không để dung dịch làm nguội hoặc dầu bôi trơn đổ ra bục đứng và nền nhà xung quanh nơi làm việc. - Không rời vị trí làm việc khi máy đang chạy. - Không thay đổi tốc độ và điều chỉnh các tay gạt khi máy chưa dừng hẳn. Không dùng tay hãm mâm cặp. - Không đo, kiểm khi máy chưa dừng hẳn. - Trong quá trình tiện phải đeo kính bảo hộ. 1.1.2.3 Sau khi làm việc - Phải tắt động cơ điện. - Thu dọn và sắt xếp gọn gàng các chi tiết và phôi vào đúng nơi quy định. - Lau chùi sạch sẽ thiết bị, dụng cụ và tra dầu vào các bề mặt làm việc của máy 1.2 Khái niệm cơ bản về cắt gọt kim loại 1.2.1 Khái quát lịch sử phát triển ngành cắt gọt kim loại - Xã hội càng phát triển thì nghề cắt gọt kim loại càng phát triển theo, vì đây là 1 nghề gắn liền với cuộc sống của con người, bất cứ nơi nào, chỗ nào, 9
  11. trong sinh hoạt cũng như trong lao động sản xuất đều có các sản phẩm của nghề cắt gọt kim loại. - Hiện nay trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước yêu cầu nghành cơ khí phát triển, dẫn đến nghành cắt gọt kim loại cũng ngày càng phát triển với đội ngũ công nhân có trình độ cao với những đôi bàn tay vàng và chuyên môm giỏi. Tuy nhiên để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm, đạt độ chính xác cao, tằng tính lắp lẫn. Ngoài việc chế tạo ra máy tiện chương trình số CNC còn đòi hỏi người thợ có tay nghề. Bởi vì không có tay nghề thì làm sao chế tạo ra được và điều khiển những chi tiết máy có độ chính xác cao như máy CNC. - Tuy nhiên muốn trở thành người thợ cắt gọt kim loại giỏi thì mỗi học sinh phải trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức, chuyên môm nghiệp vụ cũng như đạo đức nối sống.... để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. 1.2.2 Công nghệ tiện Hình 1.1.Máy tiện vạn năng 1.2.2.1 Khái niệm: - Tiện là phương pháp gia công cho dao cắt gọt tương đối với vật gia công được gá lắp trên máy tiện, để làm thay đổi hình dáng kích thước của phôi, khiến cho nó trở thành chi tiết có hình dáng, kích thước khác nhau như mặt trụ, mặt côn, mặt ren theo yêu cầu. 1.2.2.2 Nguyên lý gia công: - Chi tiết gia công được gá trên máy, đứng yên quay tròn quanh tâm. Còn dao chuyển động tịnh tiến theo các hướng để cắt gọt. Trong trường hợp đặc biệt có thể ngược lại. 10
  12. 1.2.2.3 Đặc điểm gia công: - Chi tiết được gia công tiện, thì các bề mặt thường là song song và đồng tâm. - Tiện gia công được các chi tiết có dạng hình trụ, hình côn, ren, hình cầu.....Đồng thời có thể làm thay một số công việc của máy phay, máy bào, máy khoan và máy doa... - Các chi tiết gia công tiện đảm bảo về hình dáng, hình học và độ chính xác đến 0,02 và đạt độ nhám bề mặt là Ra = 3,2 tương đương với 6. - Gia công tiện cho ra rất nhiều các loại phoi, như phoi xếp, phoi bậc, phoi dây xoắn, phoi dây hình dải, phoi vụn. - Khi gia công tiện ngoài vật liệu là kim loại ra thì tiện có thể gia công được một số vật liệu phi kim loại như cao su, gỗ, nhựa..... 1.2.3 Công nghệ phay Hình 1.2. Máy phay 1.2.3.1 Khái niệm: - Phay là phương pháp gia công cắt gọt kim loại bằng các loại dao phay trên máy phay. Nhằm cắt bỏ đi một lớp lượng dư của phôi để đạt được hình dáng kích thước của chi tiết theo yêu cầu. 1.2.3.2 Nguyên lý gia công: - Chi tiết gia công được gá trực tiếp trên bàn máy hoặc gá trên đồ gá và đồ gá lại được gá trên bàn máy. Đồng thời bàn máy được tịnh tiến ra hoặc vào, sang phải hoặc sang trái và lên hoặc xuống. Còn dao phay đứng yên quay tròn quanh tâm của trục dao để cắt gọt. 1.2.3.3 Đặc điểm gia công: - Phay có thể gia công một hay nhiều bề mặt chính xác trên một sản phẩm. - Chi tiết được cắt bởi một hoặc nhiều dao phay có một lưỡi cắt hoặc nhiều lưỡi cắt. 11
  13. - Độ nhám bề mặt của phay có thể đạt tới Ra = 3,2 - Phay không những phay các mặt phẳng các mặt định hình phức tạp , mà còn gia công bánh răng, cắt ren, khoan khoét, doa, và xọc. Do vậy năng xuất và tính vạn năng của máy phay tương đối cao. 1.2.4 Công nghệ bào Hình 1.3. Máy bào 1.2.4.1 Khái niệm: - Bào là phương pháp gia công cắt gọt kim loại bằng các loại dao bào trên máy bào. Nhằm cắt bỏ đi một lớp lượng dư của phôi để đạt được hình dáng kích thước của chi tiết theo yêu cầu. 1.2.4.2 Nguyên lý gia công: - Biến chuyển động quay của mô tơ thành chuyển động thẳng của đầu dao bào thông qua cơ cấu culít. Đó là chuyển động chính, thường có phương nằm ngang. 1.2.4.3 Đặc điểm gia công: Bào chủ yếu để gia công các mặt phẳng, ngoài ra còn có thể gia công các bề mặt định hình có đường sinh thẳng. Bào có thể đạt độ chính xác tối đa là cấp 8 đến cấp 7 và đo bóng đạt là Ra = 3,2m. Đối với bào, chuyển động chính là chuyển động thẳng, tịnh tiến khứ hồi gồm một hành trình có tải và một hành trình không tải. Do vậy năng xuất thấp vì lý do sau. 12
  14. - Sử dụng dao chỉ có một lưỡi cắt. - Tốn thời gian cho hành trình chạy không tải. - Tốc độ cắt bị hạn chế do quá trình chuyển động khứ hồi. Khi thay đổi chiều quay đòi hỏi mômen quán tính lớn. 1.2.5 Công nghệ xọc Hình 1.4. Máy xọc 1.2.5.1 Khái niệm: - Xọc là phương pháp gia công cắt gọt kim loại bằng các loại dao xọc trên máy xọc. Nhằm cắt bỏ đi một lớp lượng dư của phôi để đạt được hình dáng kích thước của chi tiết theo yêu cầu. 1.2.5.2 Nguyên lý gia công: - Biến chuyển động quay tròn của động cơ thành chuyển động tịnh tiến thẳng đứng của dao thông qua cơ cấu cu lít. Đó là chuyển động chính, thường có phương thẳng đứng. 1.2.5.3 Đặc điểm gia công. - Xọc chủ yếu để gia công các bề mặt trong, các rãnh then trên ống, trên bánh răng.v.v. Xọc là trường hợp đặc biệt của bào có chuyển chính do dao thực hiện theo phương thẳng đứng khứ hồi, một hành trình có tải một hành trình không tải. Do vậy năng xuất thấp là vì: 13
  15. - Sử dụng dao chỉ có một lưỡi cắt. - Tốn thời gian cho hành trình chạy không tải. - Tốc độ cắt bị hạn chế do quá trình chuyển động khứ hồi. Khi thay đổi chiều quay đòi hỏi mômen quán tính lớn. 1.2.6 Công nghệ khoan Hình 1.5. Máy khoan cần 1.2.6.1 Khái niệm: - Khoan là phương pháp gia công lỗ bằng mũi khoan trên các loại máy khoan. Nhằm tạo ra lỗ trên chi tiết từ phôi đặc hoặc phôi đã có lỗ sẵn theo yêu cầu. 1.2.6.2 Nguyên lý gia công: - Chuyển động chính là chuyển quay tròn của dao (Dụng cụ cắt). Chuyển động chạy dao là chuyển động dọc trục mang dao còn phôi được gá cố định trên bàn máy. 1.2.6.3 Đặc điểm gia công: - Khoan thường là nguyên công ban đầu, có thể gia công được các lỗ có đường kính từ 0,1 - 80mm. - Khoan lỗ cho năng xuất cao, nhưng độ nhẵn thấp. Ra = 12,5 và độ chính xác đạt cấp 12 -13. Vì khoan thường là gia công thô 1.2.7 Công nghệ mài 1.2.7.1 Khái niệm: 14
  16. - Mài là phương pháp gia công kim loại bằng đấ mài trên các loại máy mài. Nhằm tạo ra hình dáng, kích thước và độ trơn nhẵn của bề mặt chi tiết theo yêu cầu 1.2.7.2 Nguyên lý gia công: - Chi tiết mài được gá trên máy, khi mài chi tiết và đá mài được quay ngược chiều nhau và đá mài có vận tốc rất cao 1.2.7.3 Đặc điểm gia công: - Mài có thể gia công được nhiều dạng bề mặt khác nhau như mặt phẳng, mặt trụ trong, mặt trụ ngoài, các mặt côn, các bề mặt định hình ....và cú hai phương pháp là mài vô tâm và mài có tâm - Mài là nguyên công gia công thô hoặc tinh, mài thô có thể đạt cấp chính xác cấp 9 và độ bóng bề mặt Ra = 0,2 – 1,6m. Mài tinh mỏng có thể đạt cấp chính xác 3 đến 4 và Ra = 0,025 – 0,4m. 1.3 Sử dụng dụng cụ đo thông dụng 1.3.1 Thước lá: dùng trong việc vạch dấu, cưa cắt phôi, dùng khi gia công thô, kiểm tra phôi... 1.3.2 Thước cặp 1.3.2.1 Công dụng - Thước cặp là dụng cụ đo đa dụng, thước cặp đo được kích thước bên ngoài (Chiều dài, chiều rộng chiều cao, đường kính) các kích thước bên trong (đường kính lỗ, chiều rộng rãnh) 1.3.2.2 Cấu tạo - Cấu tạo thước cặp như hình vẽ gồm thân thước chính (1) mang mỏ cố định (4) khung trượt (2) con trượt (6) trên thân thước chính có chia khoảng kích thước ( mm ) hoặc (inh). - Trên khung trượt (2) có mỏ động (5) du xích (3) và vít (10). Du xích được chia vạch, giá trị mỗi vạch có thể là 0,1 mm; 0,05 mm; 0,02 mm a) 15
  17. b) c) Hình 1.6: Thước cặp a) Thước cặp 1/10; b) Thước cặp 1/20 ; c) Thước cặp 1/50. - Trên con trượt (6) có vít (7) và đai ốc (8) trục vít (9) vít (10) dùng để cố định khung trượt (2) trên thân thước chính. Mỏ động (5) có thể xê dịch bằng tay hoặc di động nhỏ bằng cách cố định con trượt (6) nhờ vít (7) rồi vạn đai ốc (8). Vít (10) dùng hãm cố định khung trượt (2), du xích (3) và mỏ động (5) với thước chính (1). * Nguyên lý du xích thước cặp: Để có thể đọc được dễ dàng những phần lẻ của (mm), du xích của thước cặp được cấu tạo theo nguyên lý sau: Khoảng cách giữa 2 vạch trên du xích nhỏ hơn khoảng cách giữa 2 vạch trên thước chính. Cứ n khoảng trên du xích thì bằng n - 1 khoảng trên thước chính . Như vậy: Nếu ta gọi khoảng cách giữa 2 vạch trên thước chính là a, khoảng cách giữa 2 vạch trên du xích là b. Ta có biểu thức sau: a . (n-1) = b . n Từ đó ta có : a.n- a=b.n  (a . n) – (b . n) = a Vậy : a – b = a / n Vậy: Hiệu số độ dài mỗi khoảng trên thước chính và trên du xích bằng tỷ số giữa độ dài mỗi khoảng trên thước chính và số khoảng trên du xích . Tỷ số: a / n là giá trị của mỗi vạch trên du xích hay gọi là độ chính xác của thước. - Thước cặp 1/10: a) Thước 1/10 16
  18. Du xích chia n = 10 vạch nên tỷ số a/n = 1/10 = 0,1. Vậy độ chính xác của thước là 0,1 mm. Thước cặp 1/10 có các loại: + Loại lấy 9 vạch trên thân thước chính chia làm 10 khoảng trên du xích + Loại lấy 19 vạch trên thân thước chính chia làm 10 khoảng trên du xích . - Thước cặp 1/20: Du xích chia n = 20 vạch nên tỷ số a/n = 1/20 = 0,05. Vậy độ chính xác của thước là 0,05 mm. Thước cặp 1/20 có các loại: + Loại lấy 19 vạch trên thân thước chính chia làm 20 khoảng trên du xích + Loại lấy 39 vạch trên thân thước chính chia làm 20 khoảng trên du xích. b) Thước 1/20 - Thước cặp 1/50: Du tiêu chia n = 50 vạch nên tỷ số a/n = 1/50 = 0,02. Vậy độ chính xác của thước là 0,02 mm. Lấy 49 vạch trên thân thước chính chia làm 50 khoảng trên du xích. c) Thước 1/50 * Cách sử dụng - Cách đọc trị số trên thước cặp: + Khi đo xem vạch “0” của du tiêu ở vị trí nào của thước chính ta đọc phần nguyên của kích thước ở trên thước chính, là vạch gần nhất với vạch “0” phía bên trái của du tiêu ta được phần nguyên. + Xem vạch nào của du tiêu trùng với một vạch bất kỳ của thước chính ta đọc được phần lẻ của kích thước theo vạch đó trên du tiêu ( tại vị trí trùng nhau) + Kích thước đo xác định theo biểu thức sau: L = m + k . a / n Trong đó: L- kích thước cần đo. m - số vạch của thước chính nằm phía trái vạch “0” của du tiêu. 17
  19. K - Vạch của du tiêu trùng vạch của thước chính. a - Độ chính xác của thước. n - Trước khi đo cần kiểm tra xem thước có chính xác không, thước chính xác khi 2 mỏ đo của thước sít vào nhau thì vạch "0"của du tiêu trùng với vạch "0"của thước chính. - Phải kiểm tra xem vật đo có sạch, có “bavia” không nếu đo tiết diện tròn phải đo theo hai chiều, đo trên chiều dài phải đo ở 3 vị trí. - Khi đo nới lỏng vít hãm, đẩy mỏ động lùi xa mỏ tĩnh, giữ cho mặt phẳng chính (mỏ cặp) của thước song song và vuông góc với kích thước cần đo, đẩy nhẹ mỏ động vào sát vật đo. Sau đó vặn các vít hãm để cố định mỏ đo với vật đo và đọc kết quả đo. Nới lỏng vít hãm, đẩy mỏ động lùi ra khỏi chi tiết đo và đưa mỏ động về vị trí "0". - Khi đo kích thước bên trong (chiều rộng rãnh, đường kính lỗ) nhớ cộng thêm kích thước của 2 mỏ đo vào trị số đọc trên thước ( thường kích thước của hai mỏ đo a = 10mm) .Phải đặt hai mỏ thước đúng vị trí đường kính lỗ và cũng đo theo hai chiều. * Cách bảo quản: - Không được dùng thước đo khi vật đang quay, không được đo các mặt thô, bẩn, không ép mạnh 2 mỏ đo vào vật đo. - Cần hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc để mỏ đo khỏi bị mòn. - Thước đo xong phải để đúng vị trí ở trong hộp, không đặt thước chồng lên các dụng cụ khác hoặc đặt các dụng khác lên thước. - Luôn giữ thước không bị bụi bẩn bám vào thước, nhất là bụi đá mài, phoi gang, dung dịch tưới. - Hàng ngày hết ca làm việc, phải lau chùi thước bằng giẻ sạch và bôi dầu mỡ cho khỏi bị gỉ. 1.3.3 Panme Là loại thước đo có vít chính xác, đo được các kích thước chính xác tới 0,01mm. Thước đo có vít chính xác bao gồm các loại: pan me đo ngoài, panme đo trong, panme đo sâu (hình 1.7). 18
  20. a) b) c) Hình 1.7 a)Pan me đo ngoài; b) Pan me đo trong; c) Pan me đo sâu Các loại pan me đều dựa theo nguyên tắc vít đai ốc. Nếu vít quay được một vòng thì đầu đo di chuyển được một đoạn bằng bước ren S. Khi đầu đo quay được n vòng đầu đo di chuyển được một đoạn L = n . S (mm). 1.3.3.1. Pan me đo ngoài * Công dụng: Pan me đo ngoài dùng để đo kích thước chiều dài, rộng, dày, đường kính ngoài của các chi tiết .Pan me đo ngoài có nhiều cỡ. Giới hạn đo của từng loại là: 0  25; 25  50; 50  75; 75 100; 100  125; 125  150; 150  175; 175  200; 200  225; 225  250; 250  275; 275  300; 300  400; 400  500; 500 600 mm. * * Cấu tạo: Hình 1.8 19
nguon tai.lieu . vn