Xem mẫu

  1. BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC DẠY NGHỀ GIÁO TRÌNH Tên mô đun: Tiện chi tiết có gá lắp phức tạp NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ (Ban hành kèm theo Quyết định số: 120/QĐ-TCDN, ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) Hà Nội, năm 2013
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Trong chiến lược phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa nhất là trong lĩnh vực cơ khí – Nghề cắt gọt kim loại là một nghề đào tạo ra nguồn nhân lực tham gia chế tạo các chi tiết máy móc đòi hỏi các sinh viên học trong trường cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm chủ các công nghệ sau khi ra trường tiếp cận được các điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Khoa Cơ khí Trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải Trung ương II đã biên soạn cuốn giáo trình mô đun Tiện chi tiết gá lắp phức tạp. Nội dung của môn học để cập đến các công việc, bài tập cụ thể về phương pháp và trình tự gia công các chi tiết. Căn cứ vào trang thiết bị của các trường và khả năng tổ chức học sinh thực tập ở các công ty, doanh nghiệp bên ngoài mà nhà trường xây dựng các bài tập thực hành áp dụng cụ thể phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện tại. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, song không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các bạn và đồng nghiệp để cuốn giáo trình hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Khoa Cơ khí – Trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải Trung ương II – Hồng Thái, An Dương, Hải Phòng Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Tham gia biên soạn 1: Nguyễn Văn Phương 2: Trần Mạnh Hưng
  3. 2 MỤC LỤC TRANG I. Lời giới thiệu 1 II. Mục lục 2 III. Nội dung tài liệu Bài 1 Tiện trục dài kém cứng vững dùng giá đỡ di động 5 Bài 2 Tiện trục dài kém cứng vững dùng giá đỡ cố định 16 Bài 3 Tiện chi tiết gá trên ke 29 Bài 4 Tiện chi tiết gá trên bàn xe dao máy tiện 38 IV. Tài liệu tham khảo 43
  4. 3 TÊN MÔ ĐUN: TIỆN CHI TIẾT CÓ GÁ LẮP PHỨC TẠP Mã mô đun: MĐ 41 1.Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò mô đun: Vị trí: - Mô đun tiện có gá lắp phức tạp được bố trí sau khi sinh viên đã học xong tất cả các MH07, MH09, MH10, MH11, MH12, MH15, MĐ22; MĐ23. Tính chất: - Là mô-đun chuyên môn nghề thuộc các môn học, mô-đun đào tạo nghề - Là mô-đun đào tạo kỹ năng nâng cao của nghề cắt gọt kim loại. Ý nghĩa và vai trò: - Mô đun Tiện có gá lắp phức tạp trong chương trình Cắt gọt kim loại có ý nghĩa và vai trò quan trọng. Người học được trang bị những kiến thức, kỹ năng sử dụng dụng cụ thiết bị để tiện chi tiết phức tạp đúng qui trình qui phạm, đạt yêu cầu kỹ thuật. 2.Mục tiêu của mô đun: - Trình bày được các phương pháp tiện có gá lắp phức tạp; - Gá lắp được phôi trên giá đỡ đi động, cố định, trên ke có cân bằng máy, trên xe dao đạt yêu cầu; - Vận hành được máy tiện đúng quy trình, quy phạm để tiện trục dài kém cứng vững dùng giá đỡ di động, tiện trục dài kém cứng vững dùng giá đỡ cố định, tiện chi tiết gá trên ke, tiện chi tiết gá xa dao đạt cấp chính xác 8-10, độ nhám cấp 4 ÷ 5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian và an toàn; - Xác định được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. 3.Nội dung mô đun: 1. Nôi dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* 1 Tiện trụ dài kém cứng vững dùng giá 30 4 25 1 đỡ di động
  5. 4 Tiện trục dài kém cứng vững dùng giá 2 đỡ cố định 30 4 25 1 Tiện chi tiết gá trên ke 3 Tiện chi tiết gá trên bàn xe dao 30 4 25 1 4 30 4 25 1 Cộng 120 16 100 4
  6. 5 BÀI 1: TIỆN TRỤC DÀI KÉM CỨNG VỮNG DÙNG GIÁ ĐỠ DI ĐỘNG Mã bài: MĐ41.1 Giới thiệu: Trục được đặc trưng bởi độ cứng vững, nghĩa là khả năng chịu các lực gây biến dạng. Khi gia công trục trơn có chiều dài lớn hơn 12 lần đường kính của phôi mà chỉ gá trên mâm cặp và một đầu chống tâm thì gia công sẽ rất khó, khi cắt trục bị đẩy làm sai lệch hình dáng, mặt khác trục sẽ bị uốn do lực cắt và mô men quay của trục chính gây rung động và làm phôi có thể bị văng ra ngoài gây tai nạn lao động. Mục tiêu: + Trình bày được cấu tạo, công dụng và phương pháp điều chỉnh giá đỡ di động; + Gá lắp được phôi trên giá đỡ đi động đạt yêu cầu; + Vận hành thành thạo máy tiện để gia công trục dài kém cứng vững dùng giá đỡ di động đúng quy trình, quy phạm đạt cấp chính xác 8-10, độ nhám cấp 4- 5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian và an toàn; + Phát hiện được các sai hỏng, nguyên nhân và có biện pháp đề phòng. 1. Yêu cầu kỹ thuật của trục dài. Mục tiêu: - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của trục dài; - Tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật; - Đảm bảo chính xác kích thước. - Có đường sinh thẳng. - Độ trụ (không có hình côn, hình tang trống, hình yên ngựa). - Độ tròn: Mọi mặt cắt vuông góc với đường tâm đều có độ tròn (không bị ô van, không bị vát cạnh). - Độ đồng tâm: Tâm của mọi mặt cắt vuông góc với đường tâm nằm trên một đường thẳng. - Độ nhám bề mặt. 2. Công dụng và cách sử dụng giá đỡ di động.
  7. 6 Mục tiêu: - Trình bày được công dụng, cấu tạo của giá đỡ di động; - Gá lắp và điều chỉnh được gá đỡ đạt yêu cầu kỹ thuật; - Tuân thủ đúng các quy tắc an toàn trong quá trình làm việc. 2.1. Công dụng. Giá đỡ di động dùng khi tiện tinh và tiện ren trên phôi dạng trục kém cứng vững có tiết diện không đổi, có thể đạt cấp chính xác 8 ÷ 7, độ nhám R a = 2,5 ÷ 1,25 µm. Nếu chiều dài phôi lớn hơn 12 lần đường kính của nó mà chỉ gá trên hai mũi tâm hoặc một đầu trên mâm cặp một đầu gia công rất khó khăn vì độ cứng vững chịu lực theo hướng ngang rất nhỏ, khi cắt gọt trục bị đẩy, kích thước phần giữa trục bị lớn (dạng tang trống), nếu sử dụng tốc độ quay của phôi lớn sẽ gây rung động (có tiếng kêu lách cách) thậm chí chi tiết có thể văng ra ngoài. Muốn khắc phục các hiện tượng trên ta phải dùng giá đỡ kèm theo nhằm bảo đảm trục không bị uốn trong quá trình gia công. 2.2. Cách sử dụng. Giá đỡ di động (hình 1.1) được lắp trên bàn xe dao và cùng dịch chuyển theo đường dẫn hướng của băng máy dọc chi tiết gia công. Hình 1.1: Giá đỡ di động. 1- Phôi; 2- Thân giá đỡ; 3- Vấu đỡ; 4- Vít điều chỉnh vấu đỡ; 5- Vít hãm vấu đỡ; 6- Bu lông bắt chặt giá đỡ với bàn xe dao; 7- Bàn xe dao.
  8. 7 Giá đỡ di động có: Thân giá đỡ 2 được bắt chặt trên bàn xe dao 7 bằng bulông 6, có hai hoặc ba vấu đỡ 3 để đỡ phôi 1 . Vít 1’ và 4” dùng để điều chỉnh các vấu đỡ 3, vít hãm 5 dùng để cố định vị trí vấu đỡ 3. Các vấu đỡ làm bằng vật liệu dễ mài mòn như đồng thau đảm bảo cho bề mặt gia công không bị hư hỏng. Mặt các vấu phải bôi dầu mỡ thường xuyên. Khi cắt gọt với tốc độ cao bề mặt các vấu nhanh mòn và bị nóng lên. Nhiều khi bị mặc kẹt vấu và phôi. Để khắc phục tình trạng này người ta dùng giá đỡ có vấu là ổ lăn. Khi tiện trục dài kém cứng vững dùng giá đỡ phải có tay nghề vững. Mỗi lần điều chỉnh từng vấu không đều có thể làm uốn trục dẫn đến kích thước đường kính không đều trên suốt chiều dài. 3. Phương pháp tiện trục dài dùng giá đỡ di động. Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp tiện trục dài dùng giá đỡ di động; - Thực hiện đúng trình tự, tiện được trục dài đạt yêu cầu kỹ thuật; - Tuân thủ đúng các quy tắc an toàn trong quá trình làm việc. Khi tiện trục trơn kém cứng vững, giá đỡ di động được lắp lên mặt trên của bàn xe dao bằng bulông 6 (hình 1.1) hoặc ở một số máy lắp bên hông trái của bàn xe dao. Lùi các vấu đỡ ra khỏi tâm phôi bằng cách vặn các vít điều chỉnh 4. Phôi sau khi đã được tiện mặt đầu, khoan lỗ tâm và tiện thô xong gá lên hai mũi chống tâm (hoặc gá một đầu trên mâm cặp một đầu trên mũi tâm sau).
  9. 8 Hình 1.2: Gia công trục kém cứng vững dùng giá đỡ di động. 1- Mâm quay. 3- Luynet 2- Căp tốc. 4- Vít điều chỉnh Điều chỉnh các vít 4 sao cho các vấu đỡ được lắp trong thân giá đỡ 3 đỡ phôi đảm bảo quay nhẹ mà không bị đẩy cong do tác động của lực cắt gọt. Sau đó hãm các vấu đỡ bằng các vít hãm (giá đỡ di động có thể có hai hoặc ba vấu đỡ) Để giảm lực hướng kính (lực này luôn có hướng đẩy cong phôi) dùng dao tiện ngoài có góc nghiêng chính lớn φ1 = 600 ÷ 700, tốt nhất là dùng góc φ1 = 900 như vậy lực hướng kính gần như bằng không. Khi tiện tinh nên gá dao phía sau giá đỡ (theo hướng đi tới của giá đỡ), khi tiện thô gá dao trước giá đỡ để tránh các vấu đỡ cọ xát hoặc va vấp trên mặt thô của phôi. 4. Xác định các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. Mục tiêu: - Trình bày được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục; - Thực hiện các biện pháp khắc phục được các dạng sai hỏng. Các dạng sai Nguyên nhân Cách khắc phục hỏng Kích thước - Đo sai. - Đo chính xác khi cắt thử.
  10. 9 sai. - Sử dụng mặt số không chính - Khử hết độ dơ khi sử dụng xác khi điều chỉnh kích thước. mặt số. - Gá cữ chặn không chắc - Gá cữ chặn chắc chắn. chắn. - Dùng cữ chặn lắp trong lỗ - Phôi bị xê dịch. côn trục chính. - Kiểm tra phôi. Bề mặt chi - Lượng dư thiếu. - Khoan lỗ tâm chính xác. tiết có phần - Khoan lỗ tâm lệch. - Rà gá đảm bảo độ đảo nhỏ không cắt gọt. - Gá phôi bị đảo. nhất. - Phôi bị uốn do lực hướng - Dùng dao cóc góc nghiêng kính đẩy dao. chính 900, giảm chiều sâu cắt Bị tang trống. - Phần giữa băng máy bị mòn và bước tiến. làm dao thấp hơn tâm vật gia - Cạo sửa lại băng máy. công. - Dùng giá đỡ hỗ trợ. - Mũi tâm sau bị lệch theo - Hai mũi tâm bị lệch. hướng ngang, các mặt côn lắp - Dao bị mòn. ghép bị bẩn hoặc bị vết va - Bàn trượt ngang bị rơ. đập. Bị côn. - Dao gá không chắc. - Điều chỉnh độ rơ của bàn - Gá dao thấp hơn tâm vật gia trượt ngang. công. - Gá dao chắc chắn và ngang tâm. - Mũi tâm trước bị lệch do lau không sạch. - Lau sạch mũi tâm và lỗ côn - Trục chính bị đảo do ổ đỡ bị trục chính. Đường sinh mòn hoặc đai ốc điều chỉnh bị - Điều chỉnh ổ đỡ trục chính. không thẳng lỏng. - Mài sửa lại dao, xiết vít bắt - Dao bị hút vào vật gia công dao chắc chắn. do góc thoát quá lớn. - Gá dao không chắc.
  11. 10 - Mài sửa lại dao. - Dao mòn. - Giảm bước tiến dao và chiều - Bước tiến dao và chiều sâu Độ nhám sâu cắt. cắt lớn. không đạt - Điều chỉnh giá đỡ chắc chắn, - Điều chỉnh giá đỡ không các vấu đỡ ôm phôi không quá đúng. chặt hoặc quá lỏng. 5. Các bước tiến hành. Mục tiêu: - Trình bày được trình tự các bước gia công; - Thực hiện đúng các bước công nghệ, gia công chi tiết đạt yêu cầu kỹ thuật; - Tuân thủ các quy tắc an toàn vệ sinh công nghiệp. TT Nội dung Hướng dẫn 1 Đọc bản vẽ - Gá phôi lên mâm cặp ba vấu tự định tâm. - Gá dao đầu cong, mũi khoan tâm 3 2 Tiện mặt đầu, khoan tâm mm. - Tiện mặt đầu đạt chiều dài chi tiết và khoan lỗ tâm hai đầu trục. - Lắp hai mũi tâm lên máy. Kiểm tra sự trùng tâm giữa mũi 3 - Kiểm tra độ đồng tâm và điều chỉnh nếu tâm ụ trước và mũi tâm ụ sau. cần. - Giá đỡ di động được lắp lên phần trên của bàn xe dao bằng bu lông 6 (hình 1.1) Lắp giá đỡ di động lên bàn xe hoặc ở một số máy lắp bên hông phải của 4 dao, gá phôi, gá dao. bàn xe dao. Lùi các vấu đỡ 3 ra khỏi tâm máy bằng cách vặn các vít điều chỉnh 4’, 4”. Cặp tốc vào phôi, gá phôi 1 lên hai
  12. 11 mũi tâm. Sau đó hãm các vấu đỡ 3 bằng các vít hãm 5 sao cho các mặt vấu cách xa mặt trụ. - Gá dao tiện ngoài có góc nghiêng chính φ = 700 ÷ 900 đúng tâm. - Điều chỉnh ntrục chính = 300 ÷ 350 v/ph. 5 Tiện trụ đầu thứ nhất. - Tiện trụ ngoài một khoảng 60mm. - Gá phôi trở đầu. - Tiện trụ ngoài một đoạn khoảng 40 mm. Lùi dao ngang rồi di chuyển xe dao đưa vấu đỡ tiếp xúc với mặt trụ vừa tiện. Điều chỉnh các vít 4 sao cho các vấu đỡ tiếp xúc với mặt phôi đảm bảo phôi quay nhẹ nhàng mà không bị đẩy cong. Hãm vấu Tiện trụ. đỡ bằng vít hãm. Dùng tay quay nhẹ phôi để kiểm tra độ tiếp xúc của vấu đỡ với mặt phôi, bôi mỡ công nghiệp vào các vị trí tiếp xúc của các vấu đỡ để giảm ma 6 sát. Tiếp đó là quay tay quay bàn trượt dọc đưa dao lên trước vấu khoảng 5 mm để khi cắt gọt dao sẽ dọn đường tránh cho các vấu khỏi bị vấp trong quá trình di chuyển. - Khởi động trục chính quay, tiện tiếp đoạn còn lại đến lúc đạt yêu cầu. Chú ý: - Quay nhẹ phôi bằng tay sau khi điều chỉnh vấu đỡ để kiểm tra độ tiếp xúc của vấu đỡ với mặt phôi, cảm nhận không bị bó chặt mới khởi động trục chính.
  13. 12 - Nghe tiếng kêu lách cách do phôi va đập vào mặt vấu đỡ, phải dừng máy giảm ngay tốc độ trục chính và điều chỉnh lại vấu cho sít nhẹ mặt phôi. - Dùng đồng hồ so kiểm tra và điều chỉnh độ không trụ. 7 Kiểm tra - Dùng thước cặp hoặc pan me kiểm tra đường kính. - Làm vệ sinh công nghiệp. CÂU HỎI Câu 1. Giá đỡ di động được sử dụng kèm theo khi gá phôi? A. Trên mâm cặp. B. Trên mâm cặp và mũi tâm sau. C. Trên hai mũi tâm có cặp tốc. D. Cả B và C. Câu 2. Giá đỡ di động được dùng khi? A. Tiện trục bậc kém cứng vững. B. Tiện trục kém cứng vững có tiết diện không thay đổi. C. Tiện thô trục kém cứng vững. D. Tất cả A, B, C. Câu 3. Giá đỡ di động được lắp trên? A. Băng máy. B. Bàn xe dao. C. Bàn trượt ngang.
  14. 13 D. Tất cả A, B, C. Câu 4. Vị trí của dao trong quá trình tiện dọc có kèm giá đỡ di động? A. Đi trước vấu đỡ phôi. B. Đi sau vấu đỡ phôi. C. Tùy theo yêu cầu cắt gọt mà dao có thể đi trước hoặc sau vấu đỡ. D. Tất cả A, B, C. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP: Kết quả Cách thức và thực hiện Điểm TT Tiêu chí đánh giá phương pháp đánh của tối đa giá người học I Kiến thức Nêu được công dụng của giá 1 5 đỡ di động Vấn đáp, đối chiếu với nội dung bài học Trình bày được cấu tạo của 2 5 giá đỡ di động Cộng: 10 đ II Kỹ năng Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, Kiểm tra công tác 1 thiết bị đúng theo yêu cầu của chuẩn bị, đối chiếu 1 bài thực tập với kế hoạch đã lập Sự thành thạo khi thực hiện Quan sát các thao tác 2 các thao tác gá lắp và điều đối chiếu với quy 2 chỉnh giá đỡ trình thao tác. Quan sát các thao tác Thực hiện đúng các thao tác đối chiếu với quy 3 2 tiện trục dài dùng giá đỡ trình thao tác. 4 Kiểm tra Theo dõi việc thực
  15. 14 hiện, đối chiếu với 4.1 Kích thước 2 quy trình kiểm tra 4.2 Hình dáng hình học 2 4.3 Độ nhám đạt Rz20 1 Cộng: 10 đ III Thái độ 1 Tác phong công nghiệp 5 1.1 Đi học đầy đủ, đúng giờ Theo dõi việc thực 1 Không vi phạm nội quy lớp hiện, đối chiếu với 1.2 nội quy của trường. 1 học Theo dõi quá trình Bố trí hợp lý vị trí làm việc làm việc, đối chiếu 1.3 1 với tính chất, yêu cầu của công việc. Quan sát việc thực 1.4 Tính cẩn thận, chính xác hiện bài tập 1 Quan sát quá trình Ý thức hợp tác làm việc theo thực hiện bài tập 1.5 1 tổ, nhóm theo tổ, nhóm Theo dõi thời gian Đảm bảo thời gian thực hiện thực hiện bài tập, đối 2 bài tập 2 chiếu với thời gian quy định. Đảm bảo an toàn lao động và 3 3 vệ sinh công nghiệp Tuân thủ quy định về an toàn Theo dõi việc thực 3.1 hiện, đối chiếu với 1 khi sử dụng khí cháy quy định về an toàn Đầy đủ bảo hộ lao động (quần và vệ sinh công 3.2 1 áo bảo hộ, giày, kính…) nghiệp Vệ sinh xưởng thực tập đúng 3.3 1 quy định Cộng: 10 đ
  16. 15 KẾT QUẢ HỌC TẬP Kết quả Kết quả Tiêu chí đánh giá Hệ số thực hiện học tập Kiến thức 0,3 Kỹ năng 0,5 Thái độ 0,2 Cộng:
  17. 16 BÀI 2: TIỆN TRỤC KÉM CỨNG VỮNG DÙNG GIÁ ĐỠ CỐ ĐỊNH Mã bài: MĐ41.2 Giới thiệu: Khi gia công chi tiết có chiều dài lớn hơn 12 lần đường kính của phôi, khi cắt chi tiết bị đẩy làm sai lệch hình dáng, mặt khác trục sẽ bị uốn do lực cắt và mô men quay của trục chính gây rung động và làm phôi có thể bị văng ra ngoài gây tai nạn lao động. Mục tiêu: + Trình bày được cấu tạo, công dụng và phương pháp điều chỉnh giá đỡ cố định; + Gá lắp được phôi trên giá đỡ cố định đạt yêu cầu; + Vận hành thành thạo máy tiện để gia công trục dài kém cứng vững dùng giá đỡ cố định đúng quy trình, quy phạm đạt cấp chính xác 8-10, độ nhám cấp 4- 5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian và an toàn; + Phát hiện được các sai hỏng, nguyên nhân và có biện pháp đề phòng. 1. Công dụng và cách sử dụng giá đỡ cố định. Mục tiêu: - Trình bày được công dụng, cấu tạo của giá đỡ cố định; - Gá lắp và điều chỉnh được gá đỡ đạt yêu cầu kỹ thuật; - Tuân thủ đúng các quy tắc an toàn trong quá trình làm việc. 1.1. Công dụng Giá đỡ cố định dùng để đỡ trục dài, kém cứng vững, gia công ống hoặc gia công mặt đầu, khoan tâm.
  18. 17 Hình 2.1: Gia công trục kém cứng vững có dùng giá đỡ cố định. Các vấu thường có dạng côn bằng lắp với đầu vít điều chỉnh 4. Vật liệu làm vấu đỡ thường làm bằng đồng hoặc gang. Khi cắt gọt với tốc độ cao bề mặt các vấu nhanh mài mòn và bị nóng lên, nhiều khi bị mắc kẹt vấu vào phôi. Để khắc phục tình trạng này người ta dùng giá đỡ có vấu là ổ lăn (hình 2.2) Hinh 2.2: Giá đỡ cố định
  19. 18 Độ cứng vững của phôi (chi tiết gia công) là khả năng chống lại ngoại lực gây ra biến dạng. Ví dụ hai trục chịu tác dụng một lực như nhau, trục nào có độ võng lớn thì trục đó có độ cứng vững kém hơn. Khi gia công phôi có độ cứng vững thấp người ta phải dùng thêm đồ gá phụ (gọi là luynet) để giảm sai số gia công ở đoạn giữa của phôi. 1.2. Cách sử dụng. Luynet cố định hay luynet tĩnh được kẹp cố định trên hai băng máy. Luynet có các vấu tì bằng vật liệu chống mòn (đồng thau) luôn luôn được tỳ sát vào bề mặt phôi để chống biến dạng của nó trong quá trình cắt. Các vấu tỳ của luynet thỉnh thoảng phải được tra dầu hoặc mỡ. Hình 2.3: Phôi được gá trên hai mũi chống tâm và giá đỡ cố định Khi gia công trục bằng dao hợp kim cứng với tốc độ cắt cao các vấu tỳ bằng đồng thau của luynet bị nung nóng và mòn nhanh do đó luynet được lắp các vấu tỳ con lăn. Gia công trục có sử dụng luynet đòi hỏi người thợ phải chú ý cao, bởi vì chỉ kẹp hờ một trong các vấu tỳ là có thể gấy biến dạng phôi và phế phẩm của chi tiết.
  20. 19 2. Phương pháp tiện trục kém cứng vững dùng giá đỡ cố định. Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp tiện trục dài kém cứng vững dùng giá đỡ cố định; - Thực hiện đúng trình tự, tiện được trục dài kém cứng vững đạt yêu cầu kỹ thuật; - Tuân thủ đúng các quy tắc an toàn trong quá trình làm việc. Hình 2.4 là sơ đồ gia công trục có sử dụng luynet khi phôi được gá một đầu trên mâm cặp, còn đầu kia trên luynet tĩnh. Với cách gá phôi như vậy có thể tiện mặt đầu và gia công lỗ. Hình 2.4: Gá phôi có sử dụng luynet để tiện mặt đầu. Hình 2.5 là các bước gia công trục trơn kém cứng vững có sử dụng luynet. Trục được chống tâm hai đầu và ở đoạn giữa được gia công sơ bộ để gá luynet. Luynet cố định được kẹp trên hai băng máy và các vấu tỳ của nó được tỳ sát vào bề mặt của đoạn trục đã tiện sơ bộ. Sau khi gá luynet, phôi được tiện từ ụ sau tới luynet. Tiếp đó phôi được trở đầu và tiện đầu còn lại.
nguon tai.lieu . vn