Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGHỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ : CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP (Ban hành theo Quyết định số:630 /QĐ-CĐN ngày 05 tháng 04 năm 2022 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) An Giang, 2022 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm GIỚI THIỆU . Thực tập tốt nghiệp là môn học được học sau tất cả các môn chuyên môn của nghề kế toán doanh nghiệp và là cơ sở để xét tốt nghiệp cho người học trước khi ra trường. Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực tập của học sinh - sinh viên, Tổ Bộ Môn - Khoa Kinh Tế- Trường Cao Đẳng Nghề An Giang đã biên soạn tài liệu “Giáo trình Hướng dẫn Thực tập tốt nghiệp”. Tài liệu này được biên soạn dựa trên các quy định chung của Khoa Kinh Tế, nhằm hướng dẫn học sinh- sinh viên những điều cần biết trong quá trình thực tập và viết chuyên đề thực tập tại các đơn vị thực tập mà mình đăng ký. Tài liệu gồm các nội dung chính sau: PHẦN 1. CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP PHẦN 2. HƯỚNG DẪN VIẾT CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP PHẦN 3. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã cố gắng tham khảo nhiều tài liệu và giáo trình khác nhưng tác giả không khỏi tránh được những thiếu sót và hạn chế. Tác giả chân thành mong đợi những nhận xét, đánh giá và góp ý để cuốn giáo trình ngày một hoàn thiện hơn. An Giang, ngày tháng năm 2022 Giảng viên biên soạn Th.s Thiều Bửu Huệ 1
  3. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG GIỚI THIỆU 1 MỤC LỤC 2 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN 3 PHẦN 1 CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 5 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 5 1. Mục đích 5 2. Yêu cầu 5 II. NỘI DUNG THỰC TẬP 5 1. Tìm hiểu về đơn vị thực tập 5 2. Nghiên cứu, thu thập tài liệu 6 3. Tham gia công việc thực tế 6 4. Viết đề tài 6 III. CHƯƠNG TRÌNH THƯC TẬP 7 IV. CÁCH THỨC LÀM VIỆC VỚI ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ GVGD 8 PHẦN 2 HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO TTTN 10 I. LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 10 II. BỐ CỤC ĐỀ TÀI 10 III. VIẾT VÀ TRÌNH DUYỆT ĐỀ TÀI 13 IV. MỘT SỐ LƯU Ý KHI VIẾT 14 IV. NỘP ĐỀ TÀI 14 V. QUY ĐỊNH HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÁO CÁO TTTN 15 VI. ĐÁNH GIÁ 18 VII. MỘT SỐ MẪU BIỂU QUY ĐỊNH 20 PHẦN 3 NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI BÁO CÁO TTTN 28 I. YÊU CẦU CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC ĐỀ TÀI 28 1. Tìm hiểu về tình hình cơ bản của doanh nghiệp 28 2. Thực tập tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp 28 II. YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỪNG ĐỀ TÀI 28 PHỤ LỤC 1 MỘT SỐ ĐỀ TÀI GỢI Ý 32 PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 2
  4. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên môn học : THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Mã môn học : MĐ38 Thời gian thực hiện môn học : 240 giờ (Thực hành, thảo luận: 240 giờ). I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC 1. Vị trí Thực tập tốt nghiệp là môn học được học sau tất cả các môn chuyên môn của nghề kế toán doanh nghiệp và là cơ sở để xét tốt nghiệp cho người học trước khi ra trường. 2. Tính chất Thông qua đợt thực tập tốt nghiệp, người học tiếp cận với thực tiễn công tác kế toán tài chính tại doanh nghiệp. Nâng cao nhận thức về chuyên môn nghiệp vụ, thực tập thành thạo kỹ năng thực hành các công việc kế toán, để sau khi tốt nghiệp có khả năng tay nghề vững trong thực hiện công tác kế toán tại các doanh nghiệp. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: 1. Kiến thức - Khái quát được tình hình cơ bản của doanh nghiệp - Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng thực hành kế toán vào thực tiễn công tác kế toán tại cơ sở. - Vận dụng được kỹ năng nghề trong thực hiện các phần mềm kế toán. 2. Kỹ năng - Tổ chức được công tác kế toán phù hợp theo từng loại hình doanh nghiệp - Lập, kiểm tra, phân loại, xử lý chính xác chứng từ kế toán; - Sử dụng thành thạo chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp trên 4 hình thức ghi sổ kế toán. - Lập đúng các báo cáo tài chính theo quy định. - Sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán và thực tiễn công tác kế toán. - Kiểm tra, đánh giá được công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Chấp hành đúng các chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành, các quy định của tổ chức kinh doanh 3
  5. - Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, sức khỏe tốt - Tự tin, chủ động tìm việc làm phù hợp tại các Doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp III. NỘI DUNG MÔN HỌC: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (giờ) TT Tên chương mục Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra I Thực tập cơ bản 40 40 - Hướng dẫn ban đầu về tìm hiểu tình hình cơ bản của doanh nghiệp. - Hướng dẫn ban đầu về tìm hiểu tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp. - Hướng dẫn ban đầu về các chuyên đề kế toán . - Hướng dẫn ban đầu về phương pháp viết khoá luận thực tập tốt nghiệp. II Thực tập kế toán viên 200 200 - Tìm hiểu về tình hình cơ bản của doanh nghiệp. - Thực tập tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp. - Thực tập công tác kế toán của doanh nghiệp - Viết báo cáo thực tập tốt nghiệp Cộng 240 240 4
  6. PHẦN 1 CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Thực tập tốt nghiệp là một học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo ngành Kế Toán Doanh Nghiệp của Trường Cao Đẳng Nghề An Giang. Thời gian thực tập là 08 tuần đối với hệ Cao Đẳng, 04 tuần đối với hệ Trung Cấp thuộc Học kỳ tốt nghiệp. 1. Mục đích Thực hiện mục tiêu đào tạo toàn diện, kết hợp lý luận với thực tiễn, tạo điều kiện để sinh viên tiếp tục học thêm kiến thức, kỹ năng từ thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, giúp sinh viên củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng, phát triển khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề thực tế thuộc chuyên ngành đào tạo. 2. Yêu cầu Sinh viên tự chọn một nơi thực tập. Trong thời gian đi thực tập, sinh viên phải thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy chế làm việc của Nhà trường và đơn vị thực tập, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công tác, nắm được chính sách chế độ quản lý kinh tế, kế toán của Nhà nước có liên quan đến chuyên ngành đào tạo và sự vận dụng trong thực tế của đơn vị thực tập. Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được trang bị về công tác kế toán, kiểm toán, phân tích kinh tế vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp; Tìm hiểu về đặc điểm hoạt động SXKD, công tác quản lý, công tác kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và những vấn đề có liên quan; Trực tiếp tham gia vào một (hoặc một số) công việc của doanh nghiệp theo sự phân công của đơn vị thực tập để rèn luyện kỹ năng thực tế và tìm hiểu sâu hơn về các lĩnh vực thuộc chuyên ngành đào tạo ở đơn vị thực tập; Chọn và tìm hiểu một đề tài thuộc phạm vi chuyên ngành đào tạo, tìm hiểu, đánh giá thực tế vận dụng đề tài đó ở đơn vị, viết báo cáo thực tập tốt nghiệp. II. NỘI DUNG THỰC TẬP 1. Tìm hiểu về đơn vị thực tập Sinh viên cần tìm hiểu để có được những hiểu biết cơ bản về đơn vị thực tập (dưới đây gọi là “đơn vị”), nhất là về việc tổ chức công tác tài chính - kế toán tại đơn vị. Cụ thể: o Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển; o Các thông tin định danh: tên, địa chỉ, mã số thuế, hình thức sở hữu… o Ngành nghề, chức năng kinh doanh và lĩnh vực hoạt động; o Tổ chức sản xuất kinh doanh; sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm (nếu có); o Tổ chức quản lý: hình thức và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý; 5
  7. o Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán. Thời gian cho phần công việc này thường chiếm khoảng 1 đến 2 tuần đầu của đợt thực tập. Sau thời gian này, sinh viên phải xác định được tên đề tài, phạm vi và hướng triển khai đề tài, thảo được đề cương sơ bộ, phác thảo dàn ý trình giảng viên hướng dẫn phê duyệt. 2. Nghiên cứu, thu thập tài liệu Tìm và đọc các giáo trình, tài liệu liên quan đến đề tài giúp sinh viên hệ thống hóa kiến thức, củng cố lý luận để xây dựng phần cơ sở lý luận của đề tài. Các tài liệu cần đọc là: - Giáo trình - Các chuẩn mực kế toán và kiểm toán; - Các sách chuyên khảo hoặc bài báo (do giảng viên giới thiệu hoặc sinh viên tìm trên internet). Nghiên cứu tài liệu về đơn vị thực tập giúp sinh viên có được những hiểu biết cần thiết về đơn vị, về công tác kế toán tại đơn vị. Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ tiến hành thu thập thông tin, tài liệu cần thiết chuẩn bị cho việc viết đề tài thực tập của mình. Sinh viên thường tìm và nghiên cứu các tài liệu sau về đơn vị thực tập: - Hồ sơ, tài liệu về sự hình thành và phát triển của đơn vị; - Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế của đơn vị (nên chọn của năm hiện hành hoặc năm gần nhất); - Các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ nói chung, đối với đề tài đã chọn nói riêng; - Chứng từ, sổ sách kế toán liên quan đến chuyên đề sẽ viết. Sau những nhận biết ban đầu từ nghiên cứu và thu thập tài liệu, sinh viên có thể trao đổi với người hướng dẫn tại đơn vị, với giảng viên về những nhận biết của mình và những điều còn chưa rõ để được giải thích, hướng dẫn thêm. 3. Tham gia công việc thực tế Nếu có thể và được phép, sinh viên nên tham gia vào một số công việc thực tế để thực hành một số kỹ năng công việc. Việc này là hết sức cần thiết giúp sinh viên đạt được mục tiêu thực tập. Tuy nhiên, sinh viên cần lưu ý công việc được giao và thực hiện để đảm bảo thời gian cho việc hoàn thành đề tài thực tập. Nếu thực tập về kế toán trong doanh nghiệp sinh viên có thể tham gia lập chứng từ, phân loại, kiểm tra chứng từ, lập báo thuế, ghi sổ, đối chiếu số liệu… 4. Viết đề tài Đề tài thực tập là sản phẩm cụ thể mà sinh viên phải hoàn thành sau quá trình thực tập, là một cơ sở quan trọng để đánh giá kiến thức và kỹ năng mà sinh viên thu thập được 6
  8. qua quá trình thực tập. III. CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP Giai đoạn chuẩn bị (2-4 tuần) Lịch trình Công việc của SV Công việc GV Trước buổi hướng Nghiên cứu tài liệu và định hướng dẫn lĩnh vực nghiên cứu Trong buổi phổ biến Nêu những câu hỏi và trao đổi với Giáo viên hướng dẫn sẽ kế hoạch thực tập GV về lĩnh vực và đề tài dự kiến. cung cấp yêu cầu cụ thể Nhận phiếu đăng ký đề tài và giấy từng đề tài cho sinh giới thiệu của trường. viên. Đăng ký lĩnh vực và đề tài. Giai đoạn thực tập và thực hiện đề tài thực tập (08 tuần đối với trình độ Cao Đẳng) Lịch trình Công việc của SV Công việc của GV Tuần thứ Liên lạc với GV để xác định đề tài và Hướng dẫn SV chọn đề tài phù 01 đề cương sơ bộ hợp với năng lực và nơi thực tập. Tuần thứ Tập hợp tư liệu để viết chuyên đề Nhận lại phiếu đề xuất chủ đề thực 02 Nộp lại phiếu đề xuất chủ đề thực tập tập của SV Tuần thứ Viết và nộp đề cương chi tiết Sửa đề cương chi tiết . 03 Tuần thứ Tập hợp tư liệu để viết BCTT 04 Tuần thứ Viết bản thảo, trao đổi với GV để Hướng dẫn SV viết bản thảo 05- 06 được hướng dẫn. Tuần thứ Nộp bản thảo Góp ý và chỉnh sửa bản thảo 07 Tuần thứ Chỉnh sửa bản thảo và hoàn thành 08 bản chính Tuần thứ Nộp báo cáo thực tập 09 (có xác nhận của đơn vị thực tập) đúng hạn 7
  9. Giai đoạn thực tập và thực hiện đề tài thực tập (04 tuần đối với trình độ Trung Cấp) Lịch Công việc của SV Công việc của GV trình Tuần thứ Liên lạc với GV để xác định đề tài Hướng dẫn SV chọn đề tài phù 01 và đề cương sơ bộ. hợp với năng lực và nơi thực tập. Nộp lại phiếu đề xuất chủ đề thực Nhận lại phiếu đề xuất chủ đề tập thực tập của SV Tuần thứ Tập hợp tư liệu để viết chuyên đề Sửa đề cương chi tiết . 02 Viết và nộp đề cương chi tiết Tuần thứ Tập hợp tư liệu để viết BCTT Hướng dẫn SV viết bản thảo 03 Viết bản thảo, trao đổi với GV để được hướng dẫn. Tuần thứ Nộp bản thảo Góp ý và chỉnh sửa bản 04 Chỉnh sửa bản thảo và hoàn thành thảo bản chính Tuần thứ Nộp báo cáo thực tập 05 (có xác nhận của đơn vị thực tập) đúng hạn Lưu ý: Kết thúc thực tập, sinh viên phải nộp lại cho Bộ môn thuộc Khoa gồm: - Hai quyển Báo cáo thực tập tốt nghiệp bìa mềm - Nhật ký thực tập tốt nghiệp (theo mẫu BM/QT13/K.CKCTM/09.11) IV. CÁCH THỨC LÀM VIỆC VỚI ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Đối với đơn vị thực tập: Sinh viên chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp thực tập tốt nghiệp ở các đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập (có lập báo cáo tài chính cuối kỳ), thuộc mọi thành phần kinh tế (sinh viên không được đăng ký thực tập tại Ngân hàng, các tổ chức tín dụng, đơn vị hành chính sự nghiệp; các chi nhánh, đơn vị thực thuộc không tổ chức kế toán riêng). Sinh viên sẽ được Khoa cấp giấy giới thiệu để đi liên hệ thực tập. Trong thời gian thực tập tại đơn vị, sinh viên phải: - Tuân thủ mọi quy định của đơn vị thực tập; - Chủ động lập kế hoạch thực tập, ghi Nhật ký thực tập và thông qua đơn vị thực tập; 8
  10. - Có tinh thần cầu tiến, chủ động, tích cực học hỏi; - Năng nổ, tích cực trong mọi công việc mà đơn vị giao phó; - Khi muốn tham khảo bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của đơn vị thì phải được phép của đơn vị và tuyệt đối giữ bí mật thông tin tài liệu về đơn vị; - Hoàn thành báo cáo thực tập và gởi cho đơn vị ít nhất 07 ngày trước ngày nộp bài cho trường để được phê duyệt, đóng dấu. Đối với giảng viên hướng dẫn: Giảng viên hướng dẫn là người hướng dẫn và giám sát sinh viên trong việc chấp hành các quy định của nhà trường về thực tập cũng như tính chất khoa học của báo cáo thực tập. Giảng viên hướng dẫn chấp thuận đề tài, phê duyệt đề cương và giải thích, chỉ dẫn cho sinh viên để triển khai đề tài đúng hướng và phù hợp với yêu cầu. Giảng viên hướng dẫn là người đánh giá báo cáo thực tập và kết quả thực tập của sinh viên theo các tiêu chuẩn chung của nhà trường, của Khoa. Trong suốt thời gian thực tập, sinh viên và giảng viên phải gặp nhau ít nhất 3 lần: Lần 1: để nghe giảng viên phổ biến quy định chung: mục đích, yêu cầu của việc thực tập; nội dung và hình thức của báo cáo thực tập; tư vấn chọn đề tài; thời gian nộp đề cương, bản thảo và nộp bài… Lần 2: duyệt đề cương chi tiết: sinh viên nộp đề cương chi tiết, trao đổi với giảng viên để được hướng dẫn, chỉnh sửa; Lần 3: duyệt bản thảo: sinh viên nộp bản thảo chi tiết, trao đổi với giảng viên để được hướng dẫn, chỉnh sửa; Ngoài 3 lần gặp bắt buộc nêu trên, trong quá trình thực tập, nếu phát sinh các vấn đề cần trao đổi thêm, sinh viên có thể liên lạc với giảng viên qua điện thoại hoặc emai để được hướng dẫn. 9
  11. PHẦN 2 HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP I. LỰA CHỌN ĐỀ TÀI Lựa chọn đề tài Là sinh viên chuyên ngành Kế toán, sinh viên có thể chọn viết về một đề tài thuộc một trong các lĩnh vực như: Kế toán tài chính; Phân tích hoạt động kinh doanh; Kết hợp kế toán tài chính và phân tích; Kế toán quản trị và chi phí. (Có thể tham khảo các đề tài gợi ý ở phần Phụ lục) Để chọn đề tài thích hợp, sinh viên cần căn cứ vào các yếu tố sau: loại hình, ngành nghề kinh doanh của đơn vị; tính đầy đủ, sẵn có của dữ liệu (sự cho phép của đơn vị); sở thích và khả năng của bản thân. Sinh viên cũng có thể chọn đề tài theo gợi ý của đơn vị thực tập hay giảng viên hướng dẫn; Nếu có điều kiện thuận lợi và trong khả năng của mình, sinh viên nên chọn đề tài mới lạ hoặc đề tài đặc thù ở đơn vị thực tập. Phạm vi của đề tài: Sinh viên được quyền chọn phạm vi nghiên cứu từ rất rộng (mở ra cho toàn bộ lĩnh vực đã chọn) cho đến rất hẹp (chỉ giải quyết một khía cạnh trong lĩnh vực đã chọn). Cần nêu rõ phạm vi và giới hạn của đề tài ngay trong phần mở đầu của bài báo cáo. II. BỐ CỤC ĐỀ TÀI Thông thường đề tài được trình bày theo kết cấu sau: 1. Trang bìa: in trên bìa cứng, màu xanh nhạt (giống màu đồng phục)(Mẫu 01) 2. Trang phụ bìa ( Mẫu 01) 3. Trang “LỜI CẢM ƠN”: Lời cảm ơn chân thành và chỉ nên dành cho những người thực sự giúp đỡ việc hoàn thành, do đó không nên liệt kê ra quá nhiều người, làm mất ý nghĩa của lời cảm ơn. 4. Trang “NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP” (Mẫu 02) (có ký tên và đóng dấu); 5. Trang “NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN” (Mẫu 03) 6. Trang “NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN” (Mẫu 04) 7. Trang “PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP” (Mẫu 05) 8. Mục lục (ghi rõ số trang của các tiêu đề chính trong nội dung); 9. Danh mục các bảng biểu 10
  12. 10. Danh mục các hình 11. Danh mục các chữ viết tắt 12. Nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp, bao gồm: PHẦN 1. MỞ ĐẦU (viết tối đa từ 1-2 trang) gồm: 1. Đặt vấn đề (Lý do chọn đề tài) Nêu lý do, ý nghĩa của việc chọn vấn đề nghiên cứu. Nêu lên tầm quan trọng của công tác quản lý kinh tế, công tác kế toán và tầm quan trọng của chuyên đề thực tập, từ đó dẫn đến lý do lựa chọn chuyên đề “Kế toán….tại doanh nghiệp….” 2. Mục tiêu nghiên cứu. Viết rõ các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài nhằm đạt đến. Viết ngắn gọn nhưng đầy đủ. Mỗi mục tiêu cụ thể nằm theo dòng (hoặc nhóm dòng) riêng biệt. Thường trong phần mục tiêu nghiên cứu có thể gồm mục tiêu chung (mục tiêu tổng quát) và các mục tiêu cụ thể của đề tài cần đạt được. 3. Phương pháp nghiên cứu. Viết phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích,…, và phương pháp xử lý số liệu nhằm để đạt được mục tiêu đã đề ra. 4. Phạm vi nghiên cứu. Đề cập về những giới hạn về mặt nội dung, số liệu kế toán, đối tượng và thời gian nghiên cứu. 5. Bố cục chung của đề tài Giới thiệu nội dung khái quát của các chương của đề tài để người đọc có hiểu biết tổng quát về nội dung của đề tài. PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI Nội dung chính của đề tài: gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu Chương này yêu cầu sinh viên hệ thống hóa về lý luận về các vấn đề có liên quan đến đề tài được chọn nghiên cứu để làm cơ sở đối chiếu với thực tiễn. Sinh viên phải trình bày một cách khái quát, tóm lược, không nên chép “nguyên văn” nội dung từ sách vở, chuẩn mực kế toán, kiểm toán hay thông tư. Có thể kể một số nội dung cơ bản như sau: - Trình bày các khái niệm, các nguyên tắc và các chuẩn mực kế toán có liên quan; nhiệm vụ kế toán về đối tượng nghiên cứu trong chuyên đề thực tập. - Trình bày thủ tục quản lý và phương pháp kế toán chi tiết: + Thủ tục quản lý về đối tượng nghiên cứu trong đề tài thực tập. + Chứng từ kế toán (chỉ nêu tên và số hiệu chứng từ kế toán) + Sổ kế toán chi tiết có liên quan 11
  13. - Trình bày phương pháp kế toán tổng hợp + Tài khoản kế toán chủ yếu được sử dụng + Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đế chuyên đề thực tập hoặc Minh họa bằng sơ đồ kế toán tổng hợp. Lưu ý: bên dưới tiêu đề của chương là dòng mô tả vắn tắt chế độ kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng (in nghiêng, size 11). Ví dụ: Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN (Doanh nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC) Chương 2: Tình hình thực tế tại đơn vị thực tập Chương này bao gồm hai phần: 2.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập Phần này sinh viên phải trình bày được những nội dung cơ bản như trong mục “Tìm hiểu về đơn vị thực tập” trên đây. Nếu viết đề tài về kế toán tại các doanh nghiệp, phần này cần tập trung mô tả cụ thể về tổ chức công tác tài chính – kế toán tại đơn vị. Một số nội dung gợi ý như sau: 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị - Tên, quy mô và địa chỉ, chức năng, nhiệm vụ; Ngành nghề kinh doanh của đơn vị - Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị - Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị 2.1.4 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị qua 2 năm gần nhất (theo các chỉ tiêu: doanh thu, chi phí, lợi nhuận) (NẾU CÓ) 2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị - Tổ chức bộ máy kế toán - Chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị 2.2 Tình hình thực tế của công ty về vấn đề nghiên cứu Phần này sinh viên phải mô tả trung thực về công việc và cách thực hiện tại đơn vị. Các phương pháp thường được sử dụng: - Tìm hiểu chính sách và phương pháp kế toán áp dụng tại đơn vị liên quan đến đề tài; - Khảo sát sổ sách /phần mềm: 12
  14. - Phỏng vấn nhân viên, - Mô tả thực tế một cách logic và đầy đủ trong bài viết với những minh họa từ thực tế. Cần lưu ý: phải tuyệt đối bảo mật thông tin. Chương 3: Nhận xét và kiến nghị Chương này có thể bao gồm một số nội dung sau: 3.1 Nhận xét (ưu điểm, tồn tại. Chỉ nhận xét những nội dung liên quan trực tiếp đến chủ đề của đề tài, không nhận xét tổ chức quản lý, tổ chức công tác kế toán,…) 3.2 Kiến nghị (Ý kiến đề xuất) (những đề xuất kiến nghị phải xuất phát từ những tồn tại). 3.3 Những kỹ năng tích lũy từ thực tập - Về kiến thức thực tiễn - Về thái độ, tổ chức công việc,… (Khuyến khích sinh viên viết ngắn gọn, sát với thực tiễn nơi đăng ký thực tập) Lưu ý: Bố cục có thể thay đổi tùy theo đề tài. Tên cụ thể các phần, kết cấu và tên các đề mục trong mỗi phần do sinh viên và giáo viên hướng dẫn quyết định. 13. Kết luận: Tổng kết những nội dung chính đã trình bày trong báo cáo thực tập tốt nghiệp. 14. Phụ lục (nếu có): Trình bày hay trích dẫn các số liệu, dữ kiện để minh họa cho đề tài, nếu có nhiều phụ lục cần đánh số thứ tự để phân biệt. 15. Danh mục tài liệu tham khảo: Ngoài việc phải ghi rõ nguồn tài liệu tham khảo ở cuối từng trang có liên quan trong chuyên đề, các tài liệu tham khảo còn phải được sắp xếp thứ tự để trình bày chung trong phần này và ghi rõ tên tài liệu, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản. III. VIẾT VÀ TRÌNH DUYỆT ĐỀ TÀI Thực hiện qua hai bước: - Viết và trình duyệt đề cương chi tiết: Sinh viên sắp xếp những ý chính cần nghiên cứu theo thứ tự đề mục (dựa theo bố cục như đã nêu ở trên) để gửi cho giảng viên hướng dẫn xem xét và góp ý. Độ dài khoảng 3 đến 5 trang giấy khổ A4. Mục đích của đề cương chi tiết là giúp sinh viên định hình các nội dung chính cần trình bày trong báo cáo thực tập, làm cơ sở cho việc triển khai viết bản thảo. Trong các báo cáo thực tập về kế toán, trong đề cương chi tiết cần làm rõ những chứng từ, sổ sách tổng hợp, chi tiết hay các lưu đồ kế toán …cần minh họa. Trong các báo cáo thực tập thuộc mảng phân tích, cần làm rõ số liệu dự tính thu thập, phương pháp xử lý số liệu, chỉ tiêu phân tích theo từng nội dung phân tích của đề cương. - Viết và trình duyệt bản thảo: Bản thảo triển khai chi tiết, cụ thể và đầy đủ hơn từ những ý chính đã phác thảo trong đề cương chi tiết đã được giảng viên hướng dẫn góp ý 13
  15. và thông qua. Bản thảo có độ dài khoảng 2/3 số trang dự kiến của đề tài, đã định hình đầy đủ nội dung cơ bản của đề tài. Sinh viên viết bản thảo và gửi lại cho giảng viên để được hướng dẫn hoàn thiện và thông qua. Đề cương và bản thảo phải đánh máy (không được viết tay) và in trên một mặt giấy để nộp (hoặc gởi e-mail cho giảng viên). Trang đầu của đề cương và bản thảo đều phải ghi đầy đủ họ tên, mã số sinh viên, lớp, nơi đào tạo, tên đề tài, tên đơn vị thực tập và tên giảng viên hướng dẫn. IV. MỘT SỐ LƯU Ý KHI VIẾT Một số nguyên tắc sau có thể giúp sinh viên viết và trình bày chuyên đề một cách chuyên nghiệp: - Thu thập tài liệu trước khi viết: Sinh viên nên thu thập các tài liệu trước khi bắt tay vào viết từng phần (lưu ý tính cập nhật của các tài liệu tham khảo); cần đọc lướt qua các tài liệu và đánh dấu những phần quan trọng sẽ sử dụng trong đề tài; - Văn phong cần rõ ràng, mạch lạc. Chú ý lỗi chính tả; Tôn trọng luật chính tả và các quy ước trình bày văn bản. Ví dụ: các dấu chấm (.), dấu phẩy (,) phải viết liền kề chữ trước đó và phải cách chữ sau một (1) khoảng trắng… - Câu văn và đoạn văn cần ngắn gọn, rõ nghĩa và đủ ý, không viết các câu văn, đoạn văn quá dài hoặc tối nghĩa. Một trang A4 thường bao gồm 3-5 đoạn văn. Giữa các đoạn nên chừa một khoảng cách rộng để dễ đọc. Những phần quá dài nên đặt tiêu đề phụ để người đọc dễ theo dõi. - Sử dụng đồ thị, hình ảnh minh họa: Việc sử dụng các biểu đồ để minh họa sẽ làm nổi bật vấn đề muốn trình bày, đặc biệt là các quy trình phức tạp hay các vấn đề lý luận có mối quan hệ tương tác. Cần có chú thích về những ký hiệu, trình tự… được quy ước trong sơ đồ hay biểu đồ; - Sử dụng các nhấn mạnh khi cần thiết, bao gồm in đậm, in nghiêng hay gạch dưới. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì sẽ làm người đọc rối mắt, mất tập trung; - Vai trò của phụ lục: Khi viết quá sâu, quá dàn trải và chi tiết về một vấn đề trong nội dung chính của đề tài có thể làm người đọc mất sự liên kết với toàn bộ bài viết. Do đó, nên chọn lọc và đưa vào bài viết những nội dung cơ bản, có liên kết chặt chẽ trong bố cục tổng thể của bài viết và đưa những vấn đề quá chi tiết vào phụ lục. Ví dụ: mô tả khái quát phương pháp và trình tự hạch toán nghiệp vụ trong bài viết và minh họa chi tiết bằng các chứng từ, sổ … trong phần phụ lục. - Sinh viên cần chọn lọc các số liệu, bảng biểu có liên quan đến báo cáo thực tập để trình bày, tránh trình bày trùng lắp. Các mẫu biểu, chứng từ cần sắp xếp cho logic trong một báo cáo thực tập. - Tài liệu sử dụng cho báo cáo thực tập cần có tính logic, gần thời điểm thực tập nhất. - Trong quá trình thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp, sinh viên phải trung thực, nội 14
  16. dung của chuyên đề phải thể hiện được sự tìm tòi nghiên cứu của mình. Tuyệt đối cấm sao chép những chuyên đề cũ. Mọi trường hợp sao chép đều không được công nhận kết quả. IV. NỘP ĐỀ TÀI Đề tài được in, đóng thành quyển và nộp tập trung tại văn phòng khoa (sinh viên ký tên, nộp bài). Sinh viên nộp 02 quyển (01 bản chính), có nhận xét và xác nhận của đơn vị thực tập, kèm theo đề cương chi tiết đã được duyệt và nhật ký thực tập của sinh viên. V. QUY ĐỊNH HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Hình thức trình bày đề tài báo cáo thực tập phải tuân thủ những qui định chung sau đây (ngoại trừ Trang bìa và Trang phụ): - Kiểu chữ (font) Sử dụng kiểu chữ Times New Roman (mã Unicode). - Cỡ chữ (size) Cỡ chữ chung là 13 trên khổ giấy A4 đứng (ngoại trừ các biểu bảng, biểu đồ, hình ảnh và các nội dung cần thiết khác cần trình bày trên khổ giấy A4 ngang). Size chữ của tên Bảng/Hình là 13, chữ và số trong các Bảng/Hình là 12. - Dàn trang (page setup), canh lề (margins) Tuân theo các thông số sau: Top : 2,0 cm Bottom : 2,0 cm Left : 3,0 cm Right : 2,0 cm Header : 1,5 cm Footer : 1,5 cm - Khoảng cách giữa các đoạn (paragraph spacing): 3 pt. - Khoảng cách giữa các hàng (line spacing): “1,15 multiple”. - Qui ước đánh số thứ tự cho phần nội dung chính: In đậm mục số, chữ và tên phần/mục. Cách đánh số các mục con không được vượt quá 3 cấp (4 số). Ví dụ: CHƯƠNG 1: TIÊU ĐỀ CẤP 1 SIZE 16 1.1 Tiêu đề cấp 2 size 16 1.1.1 Tiêu đề cấp 3 size 13 như văn bản nhưng in đậm 1.1.1.1 Tiêu đề cấp 4 size 13 như văn bản nhưng in đậm …… …… 1.2 Tiêu đề cấp 2 size 16 1.2.1 Tiêu đề cấp 3 size 13 như văn bản nhưng in đậm 1.2.1.1 Tiêu đề cấp 4 size 13 như văn bản nhưng in đậm 15
  17. CHƯƠNG 2: TIÊU ĐỀ CẤP 1 SIZE 16 2.1 Tiêu đề cấp 2 size 16 2.1.1 Tiêu đề cấp 3 size 13 như văn bản nhưng in đậm 2.1.1.1 Tiêu đề cấp 3 size 13 như văn bản nhưng in đậm …… 2.2 Tiêu đề cấp 2 size 16 2.2.1 Tiêu đề cấp 3 size 13 như văn bản nhưng in đậm 2.2.1.1 Tiêu đề cấp 4 size 13 như văn bản nhưng in đậm …… - Đánh số trang Đánh số trang 1 kể từ Chương 1 ở giữa trang, bên dưới của mỗi trang cần đánh số. Các trang như trang tóm tắt, trang lời cảm tạ, trang mục lục, trang danh sách bảng, trang danh sách hình, trang các từ viết tắt thì đánh số trang bằng số La-mã chữ thường (ví dụ: i, ii, iii, iv, v,…) không đánh số trang bìa. Bắt đầu đánh số trang 1, 2, 3,…, từ Chương 1 đến trang cuối của chương kết luận – kiến nghị. Phần tài liệu tham khảo và phụ lục thì đánh số trang bằng số La-mã chữ thường tiếp theo ở phần đầu. - Bố trí tựa và chú thích ảnh, biểu đồ và biểu bảng: + Bảng biểu, hình, đồ thị, sơ đồ,..., phải đánh số theo từng loại và bao gồm luôn cả thứ tự của chương. Ví dụ: o Hình 1.1, Hình 1.2, ... (trong đó số 1 đầu tiên là số thứ tự của chương 1, số 1, 2,...tiếp theo là số thứ tự hình trong chương đó). o Bảng 1.1., Bảng 1.2,... (trong đó số 1 đầu tiên là số thứ tự của chương 1, số 1, 2,..., tiếp theo là số thứ tự bảng trong chương đó). + Bảng, biểu đồ, hình, đồ thị,…, phải có tên (tựa), đơn vị tính, nguồn trích dẫn. Trong đó: o Tên, đơn vị tính của bảng, biểu đồ nằm phía trên, nguồn trích dẫn nằm ở phía dưới. Ví dụ: Bảng 1.1: Doanh số qua các năm Nguồn: (số liệu lấy từ đâu?) 16
  18. o Tên, đơn vị tính của đồ thị, hình ảnh nằm phía dưới, nguồn trích dẫn nằm ở phía dưới. o Chú thích (legend) ảnh, biểu đồ, biểu bảng được bố trí nằm phía dưới ảnh, biểu đồ và biểu bảng. + Số phải được phân cách hàng nghìn bằng dấu chấm và phân cách dấu thập phân bằng dấu phẩy. Ví dụ: 1.025.845,26 + Không để bảng, biểu, đồ thị,…, bị cắt thành hai trang. + Viết tắt: Không lạm dụng việc viết tắt trong đề tài. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong đề tài. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong đề tài. Nếu đề tài có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu của đề tài. - Tài liệu tham khảo Các tài liệu tham khảo không đánh số thứ tự mà phải được xếp theo thứ tự ABC của họ, tên tác giả, không phân biệt tên tiếng Việt và tiếng nước ngoài (nếu họ trùng nhau thì căn cứ vào tên lót để xếp thứ tự, nếu cả họ và tên lót trùng nhau thì căn cứ vào tên gọi để xếp thứ tự). o Liệt kê một cuốn sách Ghi theo thứ tự sau đây cho mỗi tài liệu: Họ Tên tác giả (Năm xuất bản). Tựa quyển sách. Nhà xuất bản, Nơi xuất bản. Ví dụ: Phạm Thu Vân (2020). Giáo trình Kế toán Thương mại dịch vụ. Trường Cao Đẳng Nghề An Giang, An Giang. Vũ Kim Dũng (2006). Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô. NXB Thống kê, Hà Nội. o Liệt kê một chương trong một quyển sách có chủ biên Ghi như sau: Họ Tên của tác giả chương được tham khảo (Năm xb). “Tựa của chương”. Tên tác giả sách, tên sách. Nhà xuất bản, Nơi xuất bản, pp. số trang đầu- số trang cuối của chương. Ví dụ: Phí Mạnh Hồng (2010). Sự lựa chọn của người tiêu dùng. Trong: Phí Mạnh Hồng, Kinh tế vi mô. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,trang.99-128. o Liệt kê một bài báo cáo trong một tạp chí khoa học Ghi như sau: Họ Tên (các) tác giả (Năm xb). “Tựa bài báo cáo”, Tên tạp chí Bộ (Số): trang...-trang... Ví dụ: Phạm Văn Nho (2002).“Ảnh hưởng mật độ gieo cấy trên năng suất lúa Nàng Thơm Chợ Đào trồng trên đất nhiễm mặn của Long An”. TC Khoa học kỹ thuật nông nghiệp 23 (156): 25-27. o Liệt kê một tài liệu đọc trên Internet Có nhiều qui cách, khoa Kinh Tế thống nhất dùng cách sau đây cho đơn giản để người 17
  19. đọc có thể truy tìm tài liệu dễ dàng. Ghi như sau: Họ Tên tác giả (nếu có) (năm xuất bản). Tựa đề của tài liệu viết liền. Nhà xuất bản (viết nghiêng), có thể là tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm quản lý trang web. Đọc từ http://www... ngày....Ví dụ: Trần Thị Lan Hương (2020). Nghiên cứu về kế toán hạch toán chiết khấu thương mại. Tạp chí tài chính online. Đọc từ: https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nghien- cuu-ve-ke-toan-hach-toan-chiet-khau-thuong-mai-330269.html (đọc ngày 20.12.2020). o Đề tài tốt nghiệp Ghi các chi tiết sau đây: Họ Tên tác giả. Năm tốt nghiệp. Tựa đề tài. Đề tài tốt nghiệp Kỹ sư/Cử nhân (ngành). Khoa..... Trường Đại học.... Ví dụ: Nguyễn Lan Anh. 2009. Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu, phải trả tại công ty TNHH ABC. Chuyên đề tốt nghiệp Cử nhân kinh tế, hệ cao đẳng, Trường Cao Đẳng Nghề An Giang. VI. ĐÁNH GIÁ Phần chấm điểm (đánh giá định lượng): GV đánh giá trên phiếu điểm. Điểm cuối cùng được tính trung bình của 02 GV (GV hướng dẫn và GV chấm lần hai). Điểm ý thức chấp hành TTTN (đánh giá định tính): Dành cho GVHD, nhận xét dựa trên các tiêu chí gợi ý sau: + Tinh thần thái độ làm việc của sinh viên tại trường và tại đơn vị thực tập + Việc chấp hành nội dung của đề cương được duyệt. + Hoàn thành công việc đúng tiến độ Thang điểm chấm thực tập tốt nghiệp theo hướng dẫn: Tiêu chí Điểm Điểm ý thức Có tinh thần, thái độ làm việc tốt tại trường và tại đơn vị thực tập chấp hành Hoàn thành công việc đúng tiến độ 1,0 (1,0 điểm) Hình thức trình bày đúng theo hướng dẫn của GV, văn phong 0,5 trong sáng, không có câu tối nghĩa. Mở đầu 0,5 Nêu được lý do chọn đề tài Phạm vi vấn đề được trình bày về thời gian, địa điểm Tóm tắt nội dung trình bày Điểm Chương 1: Cơ sở lý luận 1,5 18
  20. chất lượng Nêu được CSLL về vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ, súc (9,0 điểm) tích, hướng vào các nội dung liên quan đến chuyên môn hẹp của đề tài. Bao gồm: - Nội dung và nguyên tắc hạch toán - Chứng từ, sổ sách kế toán - Tài khoản sử dụng (số hiệu, nội dung, kết cấu) - Phương pháp hạch toán Chương 2: Thực tiễn tại đơn vị - Tìm hiểu tổng quát về đơn vị thực tập và đặc điểm hoạt động kế toán tại doanh nghiệp 0,5 - Chứng từ minh hoạ cho nghiệp vụ 1,0 - Quy trình nghiệp vụ và nhiệm vụ của kế toán 1,0 - Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế 1,0 - Vào sổ kế toán, lập báo cáo kế toán (nếu có) 0,5 (Nếu đề tài thuộc chuyên đề không có báo cáo kế toán thì điểm số của phần này tính vào phần sổ kế toán) Chương 3: Nhận xét, kết luận, kiến nghị - Nhận xét, đánh giá 1,0 - Kết luận, kiến nghị 1,0 Kết luận 0,5 Tổng điểm 10 Trường hợp trừ điểm TT Nội dung Điểm trừ 1 Không liên hệ GVHD (do GVHD xác nhận mỗi tuần) 1 2 Không thực hiện theo hướng dẫn của GVHD 5 3 Nộp báo cáo trễ hạn (mỗi ngày trừ 1 điểm) 4 Viết dài hơn 20% số trang tối đa theo quy định 1 Trường hợp đình chỉ TT Nội dung Hình thức đình chỉ 1 Vi phạm các quy định của đơn vị thực tập Đình chỉ, tham gia thực tập đợt sau 2 Không có nhận xét đánh giá của đơn vị Không hợp lệ, tham gia thực tập đợt sau thực tập 19
nguon tai.lieu . vn