Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỰC TẬP TỐT NGHIỆP – KHÓA LUẬN NGÀNH, NGHỀ: CHĂN NUÔI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình “Thực tập tốt nghiệp - khóa luận ” do chúng tôi biên soạn là tài liệu thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. i
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Thực tập tốt nghiệp - khóa luận được biên soạn dựa trên cơ sở tập hợp các tài liệu được xuất bản trong những năm gần đây, nhằm phục vụ cho sinh viên ngành Chăn nuôi; nhằm trang bị thêm kiến thức thực tế, đối chiếu giữa lý thuyết đã học với thực tiễn sản xuất. Giáo trình gồm 4 bài; nội dung các bài giới thiệu tổng quát MÔN HỌC cũng như đề cập đến quá trình nghiên cứu, bố trí thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu, xử lý các số liệu đã thu thập được. Qua đó, giúp sinh viên biết cách thu thập kết quả nghiên cứu, tổng hợp và phân tích thống kê, đánh giá kết quả dựa vào mục tiêu nghiên cứu, đưa ra đề nghị phù hợp để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp - khóa luận. Giáo trình là tài liệu có giá trị cho sinh viên thuộc chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y và bạn đọc muốn tham khảo để nghiên cứu thực tập. Trong quá trình biên soạn giáo trình tác giả đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và các chuyên gia trong ngoài trường. Xin chân thành cám ơn sự đóng góp chân thành và vô cùng quý báu của quý vị. Mặc dù đã rất cố gắng, song việc biên soạn giáo trình này khó tránh khỏi sai sót. Chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn giáo trình được bổ sung, chỉnh sửa ngày một hoàn thiện hơn. Chúng tôi chân thành cảm ơn Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, UBND tỉnh Đồng Tháp, Sở Tài chính đã tạo điều kiện cho giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp trong việc nâng cao năng lực, kinh nghiệm về biên soạn cải tiến giáo trình giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Đồng Tháp, ngày…..tháng ... năm 2017 Tham gia biên soạn 1. ThS. Hồ Văn Út Hậu – Chủ biên. 2. ThS. Nguyễn Thị Mỹ Linh. ii
  4. MỤC LỤC trang LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. ii BÀI 1 ..................................................................................................................... 1 KẾ HOẠCH TỐT NGHIỆP .................................................................................. 1 1. Nội quy thực tập ............................................................................................ 1 2. Mục đích – yêu cầu thực tập ......................................................................... 2 3. Chọn đề tài .................................................................................................... 2 BÀI 2 ..................................................................................................................... 4 ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 4 1. Hình thức ....................................................................................................... 4 2. Nội dung ........................................................................................................ 4 2.1. Mở đầu ................................................................................................... 4 2.2. Lược khảo tài liệu................................................................................... 5 2.3. Phương pháp thực hiện........................................................................... 5 BÀI 3 ..................................................................................................................... 7 THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM ................................................................................ 7 1. Chuẩn bị vật liệu, nơi thí nghiệm .................................................................. 7 2. Thực hiện thí nghiệm .................................................................................... 7 3. Theo dõi chỉ tiêu............................................................................................ 8 4. Xử lý số liệu .................................................................................................. 8 BÀI 4 ..................................................................................................................... 9 VIẾT BÁO CÁO ................................................................................................... 9 1. Hình thức ....................................................................................................... 9 2. Cấu trúc và cách trình bày kết quả .............................................................. 10 2.1. Mở đầu ................................................................................................. 10 2.2. Lược khảo tài liệu................................................................................. 10 2.3. Phương tiện – phương pháp ................................................................. 11 2.4. Kết quả – thảo luận .............................................................................. 11 2.5. Kết luận – đề nghị ................................................................................ 11 2.6. Tài liệu tham khảo ................................................................................ 12 2.7. Phụ lục .................................................................................................. 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 13 iii
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên MÔN HỌC: Thực tập tốt nghiệp - khóa luận. Mã MÔN HỌC: MH31 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của MÔN HỌC: - Vị trí: MÔN HỌC này được bố trí sau khi sinh viên đã học xong các môn học / MÔN HỌC chung, các môn học / MÔN HỌC cơ sở và chuyên môn; là tiền đề giúp cho sinh viên ra trường có đủ kiến thức để làm việc theo đúng chuyên ngành Chăn nuôi. - Tính chất: Đây là một trong những MÔN HỌC quan trọng giúp cho sinh viên hệ thống lại kiến thức đã học, kinh nghiệm thực tế tích lũy sau khi học tập tại các cơ sở sản xuất. - Ý nghĩa và vai trò của MÔN HỌC: + Ý nghĩa: Thực tập tốt nghiệp - khóa luận là MÔN HỌC tạo điều kiện cho sinh viên áp dụng kiến thức và lý thuyết chuyên ngành đã học vào thực tế; vận dụng các kỹ năng đã được trang bị để thiết lập một thí nghiệm hoặc thực hiện một khảo sát về Chăn nuôi tại địa điểm thực tập. + Vai trò: Thực tập tốt nghiệp - khóa luận là MÔN HỌC thực tập nghề nghiệp; thực hành các kỹ năng nghề nghiệp; chăm sóc, nuôi dưỡng, thăm khám, điều trị thú nuôi, thích ứng điều kiện làm việc gắn với chuyên ngành được đào tạo và rèn luyện kỹ năng cũng như thái độ làm việc chuyên nghiệp đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, từ đó hình thành ý thức học tập suốt đời. Mục tiêu của MÔN HỌC: - Về kiến thức: Vận dụng các kiến thức đã học vào thực hiện công việc nghiên cứu theo chủ đề cụ thể. Xác định hướng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu (bố trí thí nghiệm, thu thập số liệu, ứng dụng kỹ thuật) phù hợp. Đánh giá và giải thích được các kết quả, xác định tồn tại và biết cách đề xuất hướng giải quyết. - Kỹ năng: Phân tích kết quả nghiên cứu, trình bày được một kết quả nghiên cứu khoa học rõ ràng với số liệu phân tích chính xác, có độ tin cậy. Thành thạo tay nghề về chủ đề nghiên cứu. Phát triển kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tổ chức được các công việc trong nghiên cứu. Hình thành tính trung thực với các kết quả nghiên cứu. Rèn luyện thói quen liên tục học hỏi, tự năng cao trình độ chuyên môn và định hướng nghiên cứu chuyên sâu. Nội dung của MÔN HỌC: iv
  6. Thời gian (giờ) Kiểm tra Số Tên các bài trong Thực hành, (định kỳ)/ TT MÔN HỌC Lý thí nghiệm, Ôn thi, thi Tổng số thuyết thảo luận, kết thúc bài tập MÔN HỌC 1 Bài 1: Kế hoạch thực tập 8 8 2 Bài 2: Đề cương nghiên cứu 20 20 3 Bài 3: Thực hiện thí nghiệm 392 392 4 Bài 4: Viết báo cáo 30 30 Thi kết thúc MÔN HỌC: bài báo cáo Cộng 450 450 v
  7. BÀI 1 KẾ HOẠCH TỐT NGHIỆP MĐ35-01 Giới thiệu Nội dung bài 1 nhằm giới thiệu ý nghĩa, mục đích, yêu cầu và nội quy nơi thực tập. Các kiến thức về phân tích và giải quyết một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực ngành / chuyên ngành cũng như định hướng cho sinh viên chọn chủ đề nghiên cứu phù hợp với bản thân được đề cập đến trong bài này. Mục tiêu - Kiến thức: Hiểu rõ ý nghĩa, mục đích công việc cần thực hiện, kết quả cần đạt được trong quá trình thực tập. - Kỹ năng: Chủ động thực hiện, sắp xếp công việc phù hợp. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tuân thủ qui định của trường và cơ cở thực tập. + Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm. Thực tập tốt nghiệp là một môn học bắt buộc trong mỗi chuyên ngành đào tạo. Môn học là những hoạt động nghề nghiệp thực tế có liên quan đến chuyên ngành lựa chọn của sinh viên, có sự thoả thuận bằng văn bản giữa nhà trường, doanh nghiệp và sinh viên. Đợt thực tập tốt nghiệp được tổ chức vào học kỳ cuối của khóa học. Thực tập tốt nghiệp có vai trò quan trọng không chỉ với quá trình học tập mà còn với quá trình làm việc của sinh viên sau này. Thực tập tốt nghiệp là cơ hội để sinh viên tiếp cận và tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp. Qua đó, sinh viên có thể vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học vào công việc thực tế, giải quyết các vấn đề cụ thể tại các doanh nghiệp. Hơn thế, sinh viên có dịp học hỏi và trau dồi thêm các kỹ năng mềm cần thiết cho mục tiêu nghề nghiệp tương lai sau khi tốt nghiệp ra trường. 1. Nội quy thực tập - Trong suốt đợt thực tập sinh viên phải chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan thực tập và sự theo dõi của giáo viên hướng dẫn. - Sinh viên phải thực tập nghiêm túc tại cơ quan thực tập. 1
  8. - Sinh viên phải tuyệt đối tuân thủ kỷ luật lao động và an toàn lao động tại cơ quan thực tập. - Khi có những sự cố bất thường (ốm đau lâu dài) không thể tiếp tục thực tập phải báo ngay với cơ quan thực tập và giáo viên hướng dẫn. - Các tài liệu và dụng cụ mượn của cơ quan thực tập phải giữ gìn cẩn thận và hoàn trả khi kết thúc đợt thực tập. Cần rèn luyện đạo đức, tác phong của người sinh viên trong quá trình thực tập. 2. Mục đích – yêu cầu thực tập a. Mục đích thực tập - Sinh viên vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học để nghiên cứu, phân tích và giải quyết một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực ngành / chuyên ngành được đào tạo. - Sinh viên tìm hiểu yêu cầu và môi trường làm việc trong lĩnh vực thực tập để chủ động thích nghi sau khi tốt nghiệp. - Sản phẩm của quá trình thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp là những kinh nghiệm, kỹ năng thực tế sinh viên học hỏi được, cách nhìn nhận và phân tích vấn đề, cách ứng dụng lý thuyết vào thực tế, được sinh viên trình bày trong Báo cáo thực tập tốt nghiệp. Chú ý rằng Báo cáo thực tập tốt nghiệp còn là một minh chứng cụ thể cho năng lực của sinh viên khi phỏng vấn tuyển dụng. b. Yêu cầu thực tập - Sinh viên tham gia tìm hiểu tình hình thực tế tại doanh nghiệp, cần đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp về thời gian thực tập, và các yêu cầu, đòi hỏi khác của doanh nghiệp. - Sinh viên cần biết cách ứng dụng lý thuyết vào thực tế, biết cách nhận diện và phân tích vấn đề. - Sinh viên cần nắm bắt được các kỹ năng nghề nghiệp, học hỏi từ kinh nghiệm của các nhân viên. - Sinh viên liên hệ thường xuyên với giảng viên hướng dẫn để đảm bảo định hướng tìm hiểu thực tế và việc làm Báo cáo thực tập không bị sai lệch khỏi mục tiêu và yêu cầu ban đầu. 3. Chọn đề tài - Dựa trên tình hình thực tiễn tại công ty, dựa vào sở trường, định hướng của cá nhân mà sinh viên chọn chủ đề tiến hành thực tập. 2
  9. - Khi chọn chủ đề nghiên cứu, sinh viên cần trao đổi với giảng viên hướng dẫn để tìm ra đề tài phù hợp với khả năng, sở thích của mình cũng như phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, nơi sinh viên thực tập. - Trong quá trình chọn chủ đề, sinh viên cần tham khảo từ nhiều nguồn như: khóa luận trên thư viện, các vấn đề của doanh nghiệp. 3
  10. BÀI 2 ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU MĐ35-02 Giới thiệu Nội dung bài 2 nhằm giới thiệu hình thức, nội dung,… của đề cương nghiên cứu. Các kiến thức về mô tả phương pháp thực hiện, mục đích, yêu cầu, phạm vi nghiên cứu,… cũng như các định hướng để sinh viên sử dụng giải quyết các vấn đề được nêu trong báo cáo được đề cập đến trong bài này. Mục tiêu - Kiến thức: Mô tả phương pháp thực hiện thí nghiệm. - Kỹ năng: Thiết kế và thực hiện ý tưởng nghiên cứu. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm. 1. Hình thức Đề cương nghiên cứu được đóng thành cuốn, theo thứ tự: (1) Trang bìa chính (1 trang): theo mẫu. (2) Trang bìa phụ (1 trang): theo mẫu. (3) Mở đầu (4) Lược khảo tài liệu (5) Phương pháp thực hiện (6) Trang bìa cuối (1 trang): để trống Lưu ý: Các quy định về định dạng; đánh số trang; bảng biểu, đồ thị, hình; tài liệu tham khảo, phụ lục thực hiện theo hướng dẫn Thực tập tốt nghiệp của Nhà trường. 2. Nội dung 2.1. Mở đầu - Lý do chọn lĩnh vực và chủ đề nghiên cứu; (Trong nội dung này, yêu cầu sinh viên trình bày ngắn gọn nội dung sau: Sinh viên nêu tổng quan về vấn đề bất cập cần nghiên cứu hoặc sự quan trọng của đối tượng nghiên cứu từ đó cho thấy đề tài cần được thực hiện để giải quyết vấn đề). 4
  11. - Mục đích, yêu cầu nghiên cứu; - Đối tượng nghiên cứu; - Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu; - Phương pháp nghiên cứu (lý luận và thực tế). * Yêu cầu: Sinh viên trình bày các nội dung trên một cách rõ ràng. Các nội dung phải gắn với lý do nghiên cứu. - Cấu trúc đề cương: nội dung đề cương gồm 2 Chương ngoài phần MỞ ĐẦU. + Chương 1. Lược khảo tài liệu + Chương 2. Phương pháp thực hiện 2.2. Lược khảo tài liệu - Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp; - Nhiệm vụ, chức năng và định hướng phát triển của doanh nghiệp; - Giới thiệu công nghệ sản xuất sản phẩm chính hoặc quá trình hoạt động chính; - Giới thiệu cơ cấu tổ chức và nhân sự của doanh nghiệp; - Quy mô, năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phạm vi ngành nghề hoạt động,… → Ở mục này sinh viên nêu tóm tắt những kiến thức, lý thuyết đã học để áp dụng giải quyết các vấn đề được nêu trong báo cáo. * Yêu cầu: Sinh viên trình bày ngắn gọn những nội dung có liên quan đến phần phân tích thực trạng của đề tài. Khuyến khích sinh viên nghiên cứu thêm các tài liệu khác để đưa ra những nội dung mới, quan điểm mới. 2.3. Phương pháp thực hiện Phương pháp nghiên cứu là phương pháp sinh viên sử dụng để giải quyết mục tiêu đề tài, có thể bao gồm việc thu thập số liệu để thực hiện đề tài nghiên cứu và gồm những nội dung cơ bản: - Mô tả công việc; - Phương thức làm việc; 5
  12. - Quy trình thực hiện; - Kết quả đạt được; - Kết quả khảo sát, thu thập tài liệu tại thực tế; - Phân tích và xử lý số liệu. 6
  13. BÀI 3 THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM MĐ35-03 Giới thiệu Nội dung bài 3 nhằm giới thiệu các vật liệu cần thiết, địa điểm thực hiện thí nghiệm. Các kiến thức về các bước thực hiện thí nghiệm, các chỉ tiêu theo dõi cũng như tìm ra cách thu thập, phân tích và xử lý số liệu được đề cập đến trong bài này. Mục tiêu - Kiến thức: Thực hiện quy trình về phương pháp bố trí thí nghiệm, lịch làm việc và trình tự thực hiện công việc chuyên môn tại Trường và cơ sở thực tập. - Kỹ năng: Thành thạo về các phương pháp và kỹ thuật thu thập thông tin, số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu một cách khoa học và chính xác. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tổ chức được các công việc trong nghiên cứu. Hình thành tính trung thực với các kết quả nghiên cứu. Rèn luyện thói quen liên tục học hỏi, tự nâng cao trình độ chuyên môn và định hướng nghiên cứu chuyên sâu. 1. Chuẩn bị vật liệu, nơi thí nghiệm - Xác đính mục đích của thí nghiệm; - Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ có trong thí nghiệm cần làm; - Dự kiến thời gian, thời điểm, kết quả, tình huống xảy ra khi thực hiện thí nghiệm: + Thời gian nghiên cứu: tức là khoảng thời gian từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc thí nghiệm, kết thúc nghiên cứu. + Địa điểm nghiên cứu: cần mô tả chính xác nơi diễn ra các nội dung nghiên cứu: nơi bố trí thí nghiệm? Nơi phân tích chỉ tiêu? Nơi thu thập số liệu?,… 2. Thực hiện thí nghiệm - Tiến hành thí nghiệm mà giảng viên đã hướng dẫn; - Dự đoán kết quả thí nghiệm; - Quan sát, ghi chép lại kết quả thí nghiệm và giải thích hiện tượng: tất cả các công việc nghiên cứu và số liệu thu được (số liệu thô) cần phải được ghi chép thật cẩn thận trong “nhật ký”. Trong đó, ngoài các số liệu thô, còn ghi chép cẩn thận các yếu tố có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả thu được như thời tiết, khí hậu, 7
  14. các diễn biến bất thường: mưa, nắng, gió bão đột ngột, tiêm phòng, dịch bệnh, xuất nhập, giá cả,… Các thông tin này rất quan trọng, nhiều khi được dùng để lý giải các hiện tượng và kết quả thu được vì chúng có tác động đáng kể. 3. Theo dõi chỉ tiêu - Một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động nghiên cứu chính là thu thập và phân tích dữ liệu. Cần xác định rõ loại dữ liệu gì (định tính hay định lượng, sơ cấp hay thứ cấp,…) để tìm ra cách thu thập hiệu quả, phù hợp. - Các dữ liệu thu thập được chưa thể sử dụng ngay được mà phải qua quá trình sàng lọc để loại bỏ các dữ liệu bị lỗi, không tin cậy. Sau khi đã xử lý dữ liệu, người nghiên cứu sẽ tiếp tục phân tích, hệ thống hóa dữ liệu để đưa ra các kết luận kiểm định cho giả thuyết đã đặt ra ban đầu và các đánh giá khác. - Các chỉ tiêu theo dõi: phải liệt kê tất cả các chỉ tiêu cần theo dõi và kèm với nó là phương pháp thu thập số liệu. - Nếu xác định chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu tốt thì khi triển khai đề tài, thì người thực hiện sẽ thu được một kết quả như mong muốn. - Và cuối cùng, là công thức tính để xác định từng chỉ tiêu đó (chú ý đơn vị tính). 4. Xử lý số liệu Một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động thực hiện thí nghiệm là xử lý và phân tích dữ liệu. Cần chú ý, dù bước này được thực hiện sau các bước trên, tuy nhiên người nghiên cứu cần xác định trước các vấn đề liên quan đến bước này ngay từ đầu để thẩm định xem có khả thi để thực hiện hay không. Ví dụ như loại dữ liệu cần là loại gì (định tính hay định lượng, sơ cấp hay thứ cấp,…), thu thập dữ liệu như thế nào, việc thu thập số liệu mong muốn có khả thi hay không, sau khi có số liệu thì sẽ được xử lý như thế nào, cách phân tích số liệu thu được ra sao,… Đây là những vấn đề cần được dự kiến và làm rõ ngay từ đầu, vì nếu không, đến khi đã tiến hành thực hiện mà gặp vấn đề với số liệu thì chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn để điều chỉnh, thậm chí có thể bỏ cuộc giữa chừng. Sau khi đã thu thập xong số liệu, người nghiên cứu cần tiến hành xử lý số liệu để loại bỏ các dữ liệu bị lỗi, không tin cậy hoặc lọc dữ liệu để giữ lại dữ liệu phù hợp với mục đích nghiên cứu. Ngoài ra, người nghiên cứu cũng sẽ thực hiện chạy các kiểm định và mô hình (nếu có). Những hoạt động xử lí trên có thể được thực hiện bằng phần mềm (với dữ liệu định lượng) và không bằng phần mềm (với dữ liệu định tính). Ngay khi số liệu được xử lí xong, người nghiên cứu sẽ tiếp tục phân tích các kết quả nghiên cứu. 8
  15. BÀI 4 VIẾT BÁO CÁO MĐ35-04 Giới thiệu Nội dung bài 4 nhằm giới thiệu hình thức, cấu trúc và cách trình bày kết quả nghiên cứu. Các kiến thức về phân tích, hiểu và đánh giá được số liệu thu thập cũng như cách viết và trình bày một báo cáo khoa học, dễ hiểu được đề cập đến trong bài này. Mục tiêu - Kiến thức: Hiểu được cách thu thập, lọc số liệu và trình bày được một báo cáo đúng quy định. - Kỹ năng: Phân tích và đánh giá được số liệu thu thập. Viết và trình bày được một báo cáo khoa học, dễ hiểu. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Hình thành tính trung thực với các kết quả nghiên cứu. Rèn luyện thói quen liên tục học hỏi, tự nâng cao trình độ chuyên môn và định hướng nghiên cứu chuyên sâu. 1. Hình thức Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp được đóng thành cuốn, sắp xếp theo thứ tự sau: (1) Trang bìa chính (1 trang): theo mẫu. (2) Trang bìa phụ (1 trang): theo mẫu. (3) Trang “Lời cảm ơn” (4) Trang “Mục lục” (5) Trang “Danh sách các bảng” (6) Trang “Danh sách các hình” (7) Phần nội dung báo cáo thực tập/khóa luận trình bày theo phần hướng dẫn kết cấu của một báo cáo thực tập và khóa luận. (8) Tài liệu tham khảo (9) Phần “Phụ lục” nếu có. (10) Trang bìa cuối (1 trang): để trống 9
  16. Lưu ý: Các quy định về định dạng; đánh số trang; bảng biểu, đồ thị, hình; tài liệu tham khảo, phụ lục,… thực hiện theo hướng dẫn Thực tập tốt nghiệp của Nhà trường. 2. Cấu trúc và cách trình bày kết quả 2.1. Mở đầu - Lý do chọn lĩnh vực và chủ đề nghiên cứu; (Trong nội dung này, yêu cầu sinh viên trình bày ngắn gọn nội dung sau: Sinh viên nêu tổng quan về vấn đề bất cập cần nghiên cứu hoặc sự quan trọng của đối tượng nghiên cứu từ đó cho thấy đề tài cần được thực hiện để giải quyết vấn đề). - Mục đích, yêu cầu nghiên cứu; - Đối tượng nghiên cứu; - Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu; - Phương pháp nghiên cứu (lý luận và thực tế). * Yêu cầu: Sinh viên trình bày các nội dung trên một cách rõ ràng. Các nội dung phải gắn với lý do nghiên cứu. 2.2. Lược khảo tài liệu - Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp; - Nhiệm vụ, chức năng và định hướng phát triển của doanh nghiệp; - Giới thiệu công nghệ sản xuất sản phẩm chính hoặc quá trình hoạt động chính; - Giới thiệu cơ cấu tổ chức và nhân sự của doanh nghiệp; - Quy mô, năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phạm vi ngành nghề hoạt động,… → Ở mục này sinh viên nêu tóm tắt những kiến thức, lý thuyết đã học để áp dụng giải quyết các vấn đề được nêu trong báo cáo. * Yêu cầu: Sinh viên trình bày ngắn gọn những nội dung có liên quan đến phần phân tích thực trạng của đề tài. Khuyến khích sinh viên nghiên cứu thêm các tài liệu khác để đưa ra những nội dung mới, quan điểm mới. 10
  17. 2.3. Phương tiện – phương pháp Phương pháp nghiên cứu là phương pháp sinh viên sử dụng để giải quyết mục tiêu đề tài, có thể bao gồm việc thu thập số liệu để thực hiện đề tài nghiên cứu và gồm những nội dung cơ bản: - Mô tả công việc; - Phương thức làm việc; - Quy trình thực hiện; - Kết quả đạt được; - Kết quả khảo sát, thu thập tài liệu tại thực tế; - Phân tích và xử lý số liệu. 2.4. Kết quả – thảo luận - Đây là phần quan trọng nhất của báo cáo. Căn cứ vào mục tiêu thực tập, sinh viên sẽ đánh giá các công việc đã làm có liên quan gì đến mục tiêu của kỳ thực tập không? Mức độ hoàn thành và hiệu quả thực hiện công việc được giao. Nếu chưa hoàn thành, vì sao? Nếu không hiệu quả, vì sao? - Các công việc đã làm có liên quan đến kiến thức đã học trong trường không? Nếu không, vì sao? - Sinh viên có học được thêm kiến thức và các kỹ năng mới nào trong kỳ thực tập không? Nếu không, vì sao? Nếu có, kiến thức và các kỹ năng nào? * Yêu cầu: Trong quá trình phân tích, khi kết thúc một nội dung phân tích, sinh viên phải đưa ra nhận xét, đánh giá của mình. 2.5. Kết luận – đề nghị * Kết luận - Tóm tắt những nội dung đã thực hiện được trong quá trình thực tập; - Nêu tóm tắt điểm mạnh và hạn chế của vấn đề thực tập tại công ty, xí nghiệp,… - Khuyến cáo của tác giả về vấn đề này. - Kỳ thực tập này có ích lợi gì cho chuyên ngành học của mình và nghề nghiệp tương lai? - Những môn đã học tại trường có giúp ích gì cho công việc? Những kỹ năng nào còn thiếu cần phải học thêm? * Đề nghị 11
  18. - Cơ quan thực tập: Sinh viên kiến nghị với cơ quan thực tập về chủ đề thực tập; - Đề nghị đối với trường? - Bộ môn: Sinh viên có thể kiến nghị về bộ môn 2 khía cạnh + Kiến thức trang bị trong nhà trường có đủ cho sinh viên tự tin thực tập tốt nghiệp? Cần trang bị thêm kiến thức gì cho sinh viên; + Đề nghị quy trình thực tập tốt nghiệp cải tiến. * Yêu cầu: Các giải pháp phải ngắn gọn, súc tích, nội dung giải pháp, kiến nghị phải gắn với việc thực hiện các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, gắn với các nội dung kết luận đánh giá. 2.6. Tài liệu tham khảo - Tài liệu tham khảo phải ghi rõ theo thứ tự: tên tác giả, tên tài liệu, nhà xuất bản, năm xuất bản. - Tài liệu Tiếng Việt được liệt kê trước rồi đến các tài liệu nước ngoài. - Danh mục tài liệu tham khảo phải xếp theo abc tên tác giả. * Lưu ý: ngoài những nội dung trên; các quy định về tài liệu tham khảo thực hiện theo hướng dẫn Thực tập tốt nghiệp của Nhà trường. 2.7. Phụ lục - Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc hỗ trợ cho nội dung báo cáo như: số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh,… - Phụ lục không dày hơn phần nội dung chính của báo cáo. * Lưu ý: ngoài những nội dung trên; các quy định về phụ lục báo cáo thực tập tốt nghiệp hiện theo hướng dẫn Thực tập tốt nghiệp của Nhà trường. 12
  19. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt 1. Chương trình đào tạo đặc biệt (2011), Hướng dẫn thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh. 2. Khoa Quản trị kinh doanh (2015), Dàn bài báo thực tập / Chuyên đề tốt nghiệp / Luận văn, Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Trung Đông, Nguyễn Văn Phong, Dương Thị Phương Liên (2020), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Tài chính – Marketing Tp. Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Lương (1987), Dịch tễ học thú y, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. 5. Võ Ái Quốc (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học. Đại học Hà Nội. 6. Nguyễn Bảo Vệ (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ. 13
nguon tai.lieu . vn