Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI LƯU HUY HẠNH (Chủ biên) PHẠM VĂN TÂM – TẠ THỊ HƯƠNG GIÁO TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Nghề: Cắt gọt kim loại Trình độ: Cao đẳng (Lưu hành nội bộ) Hà Nội - Năm 2018
  2. LỜI NÓI ĐẦU Trong chiến lược phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa nhất là trong lĩnh vực cơ khí – Nghề cắt gọt kim loại là một nghề đào tạo ra nguồn nhân lực tham gia chế tạo các chi tiết máy móc đòi hỏi các sinh viên học trong trường cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm chủ các công nghệ sau khi ra trường tiếp cận được các điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Khoa Cơ khí Trường Cao đẳng nghề Việt nam – Hàn quốc thành phố Hà nội đã biên soạn cuốn giáo trình mô đun “Thực tập tốt nghiệp”. Nội dung của mô đun để cập đến các công việc, bài tập cụ thể về phương pháp và trình tự gia công các chi tiết. Căn cứ vào trang thiết bị của các trường và khả năng tổ chức học sinh thực tập ở các công ty, doanh nghiệp bên ngoài mà nhà trường xây dựng các bài tập thực hành áp dụng cụ thể phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện tại. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, song không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các bạn và đồng nghiệp để cuốn giáo trình hoàn thiện hơn. Địa chỉ đóng góp về khoa Cơ khí, Trường Cao Đẳng Nghề Việt Nam – Hàn Quốc, Đường Uy Nỗ – Đông Anh – Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Nhóm biên soạn 1
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1 MỤC LỤC ............................................................................................................ 2 Bài 1: Kiểm định chất lượng .......................................................................... 6 1.1 Các phương pháp kiểm tra ...................................................................... 6 1.2 Kiểm tra ................................................................................................. 33 1.3 Kiểm tra sai số hình học ........................................................................ 78 1.4 Sai số về kich thước ............................................................................. 80 1.5 Sai số về hình dạng và vị trí giữa các bề mặt của chi tiết gia công ..... 80 1.6 Nhám bề mặt ........................................................................................ 94 1.7 Bài tập ................................................................................................ 103 Bài 2: Thiết kế quy trình công nghệ gia công cơ ...................................... 106 2.1 Tìm hiểu quy trình công nghệ, những cơ cấu truyền động tại nơi thực tập .............................................................................................................. 107 2.2 Thiết kế mới một quy trình công nghệ, một cơ cấu truyền động........ 108 2.3 So sánh, biện luận theo các tiêu chí .................................................... 110 2.4 Trao đổi với GVHD và quản đốc nhà máy để lấy ý kiến làm báo cáo thực tập ...................................................................................................... 111 2.5 Các thành phần của qui trình công nghệ ............................................. 113 2.6 Sản lượng và sản lượng hàng năm ...................................................... 117 2.7 Phương pháp thiết kế quá trình công nghệ gia công chi tiết máy ....... 122 Bài 3: Tổ chức sản xuất .............................................................................. 127 3.1 Quá trình sản xuất và quá trình công nghệ ......................................... 127 3.2 Các dạng sản xuất................................................................................ 128 3.3 Tìm hiểu về kế hoạch và tiến độ thực hiện sản xuất ........................... 132 3.4 Nguyên tắc Jonhson ............................................................................ 138 3.5 Phương pháp phân công công việc trên các máy và ở từng nhân viên ................................................................................................................... 143 3.6 Tổ chức sản xuất ................................................................................. 150 TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO ................................................................ 165 2
  4. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Thực tập tốt nghiệp Mã số của mô đun: MĐ 41 Thời gian của mô đun: 270 giờ. (LT: 12 giờ, TH: 248 giờ, KT: 10 giờ) I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun: + Mô đun Thực tập Tốt nghiệp được bố trí sau khi sinh viên đã học xong tất cả các môn học, mô đun đào tạo nghề và được kết thúc trước khi sinh viên thi tốt nghiệp cuối khóa học. + Là mô đun chuyên môn nghề thuộc các môn học, mô đun đào tạo nghề và là mô đun tạo điều kiện cho sinh viên va chạm với thực tế sản xuất, tổng kết và sử dụng những kiến thức đã học được trên lớp, tập làm quen với việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật và ngược lại sẽ nắm vững hơn những vấn đề lý thuyết đã học trên lớp. + Là mô đun quyết định đến điều kiện dự thi tốt nghiệp của sinh viên. II. Mục tiêu mô đun: + Vận dụng được những kiến thức của môn học, mô đun đã học để áp dụng vào thực tiê sản xuất. + Vận dụng được những kiến thức của các môn học, mô-đun trong chương trình đã học để tổ chức, thực hiện nhiệm vụ làm đề tài tốt nghiệp nghề Cắt gọt kim loại đạt kết quả và hiệu quả theo nội dung đã được giao. + Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo thông dụng và phổ biến của nghề, bảo quản và hiệu chỉnh được các loại dụng cụ đo đúng yêu cầu. + Có thể góp ý được với tổ trưởng sản xuất về quy trình công nghệ, phương pháp tổ chức sản xuất và kỹ thuật an toàn trong phân xưởng thực tập. + Có thể thiết kế một vài bộ truyền thông dụng, điều chỉnh và sửa chữa nhỏ những cơ cấu, cụm có hoạt động không trơn tru. trình thực tập. + Tổ chức được hoạt động sản xuất theo nhóm, theo tổ - đội trong quá + Đánh giá được kết quả sản xuất và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế. + Hợp tác chặt chẽ giữa các cá nhân trong tổ, nhóm với nhau để hoàn thành nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp đạt chất lượng và hiệu quả. 3
  5. +Tập sự làm được những công việc của người thợ trình độ Cao đẳng nghề (đạt yêu cầu kỹ thuật: cấp chính xác 9÷8; độ nhám Rz20÷Ra2,5; dung sai hình dáng hình học, vị trí tương quan ≤ 0,03/100, năng suất, thời gian đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy) khi có sự hướng dẫn, góp ý của thợ lành nghề tại nơi thực tập. Thực hiện đúng quy trình, quy phạm vận hành, bảo trì, bảo dưỡng và vệ sinh công nghiệp các loại máy công cụ. + Tổ chức được hoạt động sản xuất theo nhóm, theo tổ trong quá trình thực tập. + Đánh giá được kết quả sản xuất trong quá trình thực tập và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế. + Tích cực, tự giác, hợp tác trong học tập. Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. + Có ý thức trách nhiệm, chủ động học tập. + Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tíchcực sáng tạo trong thực tập tốt nghiệp kết hợp sản xuất. III. Nội dung của mô đun: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* 1 Kiểm định chất lượng 15 2 11 2 2 Thiết kế quy trình công nghệ gia công cơ và truyền động cơ khí. 235 8 221 6 3 Tổ chức sản xuất 20 2 16 2 Cộng 270 12 248 10 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN: 1. Kiểm tra đánh giá trước khi thực hiện mô đun: - Kiến thức: Được đánh giá qua bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận; - Kỹ năng: Được đánh giá qua kết quả thực hiện bài tập thực hành của mô đun . 4
  6. 2. Kiểm tra đánh giá trong khi thực hiện mô đun: Giáo viên hướng dẫn quan sát trong quá trình hướng dẫn thường xuyên về công tác chuẩn bị, thao tác cơ bản, bố trí nơi làm việc... Ghi sổ theo dõi để kết hợp đánh giá kết quả thực hiện môđun về kiến thức, kỹ năng, thái độ. 3. Kiểm tra sau khi kết thúc mô đun: 3.1. Về kiến thức: Căn cứ vào mục tiêu môđun để đánh giá kết quả qua bài kiểm tra viết, kiểm tra vấn đáp, hoặc trắc nghiệm đạt các yêu cầu sau: Vận dụng những kiến thức đã học được trong trường, tập làm quen được với việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong gia công cắt gọt kim loại. Từ đó có thể lên được phương án, kế hoạch, tiến độ sản xuất theo một dạng sản phẩm nào đó trong doanh nghiệp. 3.2. Về kỹ năng: Được đánh giá bằng kiểm tra trực tiếp các thao tác trên máy, qua chất lượng của bài tập thực hành đạt các yêu cầu sau: Gia công, kiểm tra được các sản phẩm thực tế trong doanh nghiệp đạt yêu cầu kỹ thuật, số lượng, thời gian, tổ chức và an toàn. 3.3 Về thái độ: * Được đánh giá qua quan sát, qua sổ theo dõi đạt các yêu cầu sau: - Chấp hành quy định bảo hộ lao động; - Chấp hành nội quy thực tập; - Tổ chức nơi làm việc hợp lý, khoa học; - Ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu; - Tinh thần hợp tác làm việc theo tổ, nhóm. 5
  7. Bài 1: Kiểm định chất lượng Giới thiệu: Trong quá trình chế tạo và lắp ráp các chi tiết máy cần đo để kiểm tra đánh giá chất lượng kỹ thuật của sản phẩm. Đo lường là công cụ để kiểm soát, kiểm định chất lượng sản phẩm vì vậy đo lường là khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Việc cho sinh viên làm quen với các thiết bị, phương tiện đo lường và phương pháp kiểm định chất lượng thực tế tại các doanh nghiệp rất quan trọng. Giúp sinh viên củng cố những kiến thức, kỹ năng đã có, tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới nhằm hoàn thiện khả năng kiểm định chất lượng đáp ứng nhu cầu của ngày càng cao của xã hội. Mục tiêu: - Tập sự kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng các phương tiện đo, dụng cụ đo có được tại doanh nghiệp đảm bảo yêu cầu kiểm định, năng suất, đạt thời gian do doanh nghiệp đề ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và dụng cụ. - Phát hiện và có biện pháp đề phòng sai số khi đo. - Có ý thức trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra. 1.1 Các phương pháp kiểm tra Mục tiêu: - Trình bày được công dụng, cấu tạo của các phương tiện, dụng cụ đo thường dùng trong gia công cơ khí. - Trình bày được các phương pháp kiểm tra … - Thực hiện đúng thao tác cơ bản, đúng qui trình đo kiểm, đạt kết quả chính xác. Nội dung: 1.1.1 Các phương tiện, dụng cụ đo Mục tiêu: - Trình bày được sự phát triển của các dụng cụ dùng trong đo kiểm trong các giai đoạn phát triển của khoa học kỹ thuật. - Mô tả đựơc cấu tạo công dụng của các loại dụng cụ đo kiểm. - Nhận biết được các dụng cụ đo kiểm trong thực tế và nêu được các phương pháp đo kiểm. 6
  8. Cùng với yêu cầu và sự phát triển không ngừng của sản xuất, đo lường kỹ thuật cũng có những bước phát triển mạnh mẽ, thiết bị dụng cụ đo ngày càng hiện đại nên độ chính xác đo lường ngày càng cao. - Cuối thế kỷ 19 có calip giới hạn, calip tiêu chuẩn. - Năm 1850 có thước cặp. - Năm 1867 có pan me. - Năm 1896 có căn mẫu. - Năm 1907 có minlimet đo tới 0,001 mm. - Năm 1921 – 1925 có máy đo dùng khí nén. - Năm 1930 có các máy đo dùng điện. - Ngày nay có các máy đo quang học, máy đo điện tử hiện đại có thể đo được những khoảng cách tới 0,000004 mm. Dụng cụ đo có thể chia làm 2 nhóm chính: 1.1.2 Nhóm mẫu đo Mục tiêu: Trình bày được công dụng,cấu tạo của các dụng cụ đo trong nhóm mẫu đo. Nhận biết được các dụng cụ của nhóm mẫu đo trong thực tế. Là những vật thể được chế tạo theo bội số hoặc ước số của đơn vị đo gồm: căn mẫu, góc mẫu, ke các loại… 1.1.2.1Căn mẫu Căn mẫu là những khối thép hình chữ nhật có hai mặt đo phẳng, song song và được mài rà chính xác. Kích thước đo của căn mẫu là khoảng cách hai điểm giữa của hai mặt đo. Đặc điểm của căn mẫu là mặt đo của hai miếng căn có thể khép kín với nhau sau khi đã lau sạch và đẩy trượt lên nhau, đây cũng là một đặc điểm mà nhờ đó người ta có thể ghép nhiều miếng căn lại thành kích thước cần đo . Tiết diện căn mẫu chia ra làm hai loại : - Tiết diện 9 x30 mm khi các kích thước đo dưới 10 mm . - Tiết diện 9 x 35 mm khi các kích đo trên 10 mm. 7
  9. Các loại căn mẫu thường sắp xếp lại theo bộ, có nhiều loại : Loại bộ có 38 miếng, 83 hay 92 miếng .v .v…đựng trong các hộp gỗ. Trong các loại bộ trên thì loại bộ có 83 miếng là loại bộ có căn mẫu thông dụng nhất . Trong bộ căn 83 miếng gồm có các miếng căn có kích thước cụ thể như sau : - Một miếng căn có kích thước 1,005 mm. - 49 miếng căn có kích thước 1,01; 1,02; …..1,49 mm. - 20 miếng căn có kích thước 0,5 ; 1; 1,5;…..10 mm - 4 miếng căn có kích thước 1,6 ; 1,7 ;1,8 ; 1,9 mm. - 9 miếng căn có kích thước 20 ;30 ;….; 100 mm. Như vậy toàn bộ căn này có thể ghép lại với kích thước tận cùng là 5  m. Ngoài ra còn có bộ căn micômét gồm chín miếng 1,005; 1,001; 1,002; 1,003;1,004 ; 1,006; 1,008; 1,009. Nếu hợp hai bộ căn trên với nhau tạo thành một bộ 92 miếng thì có thể ghép được các kích thước có tận cùng bằng 0,5 m ( Hình 7.1) Mặt đo c Hình 7.1. Căn mẫu 1.1.2.2 Góc mẫu Dùng để đo, kiểm tra góc, chia khấc vach trên các dụng đo góc, kiểm tra các calip đo góc. Góc mẫu là những khối thép được chế tạo chính xác theo hai loại: loại hình tam giác và loại hình tứ giác (hình 7.2). 8
  10. Loại hình tam giác có một góc đo, loại hình tứ giác có 4 góc đo. Trị số đo của các góc cách nhau 10 ,cách nhau 10’, cách nhau 1’, và có góc mẫu trong đó một góc bằng 10000’30”. Cũng như căn mẫu, góc mẫu được chế tạo thành từng bộ 94 miếng, 36 miếng, 19 miếng và 5 miếng. Hình 7.2: Góc mẫu 1.1.2.3 Ê ke Dùng để chủ yếu kiểm tra góc vuông, ke còn được dùng nhiều trong việc vạch dấu, kiểm tra độ phẳng của mặt phẳng; kiểm tra vị trí tương đối của các chi tiết khi lắp ráp; kiểm tra độ chính xác của máy ( Hình 7.3) Trong chế tạo cơ khí thường dùng các loại ke 90 0 , 1200 ,trong đó ke 900 được dùng nhiều hơn. Ke thường được chế tạo bằng thép cácbon dụng cụ Y8 hoặc thép hợp kim dụng cụ X hoặc XT. 9
  11. Hình 7.3: Ke 900 1.1.3 Thước cặp a.Công dụng: Thước cặp là dụng cụ đo phổ biến trong ngành cơ khí. Thước cặp dễ sử dụng, dùng để đo kích thước ngoài, kích thước trong và độ sâu. Độ chính xác khi đo bằng thước cặp khá cao, đạt tới 0,02 mm và 0,01 mm ( Hình 7.4) 10
  12. Hình 7.4: Đo các kích thước bằng thước cặp b .Cấu tạo: ( Hình 7.5): Thước cặp được chế tạo bằng thép hợp kim dụng cụ đặc biệt , rất ít co giãn biến dạng nhiệt, thường là thép đen và mạ chống rỉ hoặc là thép không rỉ ( Inox). Thước cặp gồm 2 phần chính : 11
  13. Hình 7.5: Cấu tạo một loại thước cặp điển hình - Phần tĩnh là thân thước gắn đầu đo cố định gồm 2 mỏ đo kích thước ngoài , mỏ đo kích thước trong. Thân thước mang thước chính có khắc vạch, phần dưới là hệ mét mỗi vạch là 1 mm. Ở 1 số thước ngoài hệ mét còn hệ đo lường Anh, 1”= 25,4 mm. - Phần thước động di trượt trên thước chính, có gắn đầu đo động gồm 2 mỏ đo kích thước ngoài , kích thước trong và 1 thanh đo sâu. Trên phần động có gắn du tiêu ( còn gọi là du xích, thước phụ ), du tiêu có thể liền hoặc ghép với thước động .Du tiêu là 1 bảng số có khắc vạch, số vạch của du tiêu tuỳ theo loại thước cặp. + Thước cặp 1/10 du tiêu có 10 vạch, giá trị 1 vạch là 0,1 mm. + Thước cặp 1/20 du tiêu có 20 vạch, giá trị 1 vạch là 0.05 mm. + Thước cặp 1/50 du tiêu có 50 vạch, giá trị 1 vạch là 0,02 mm. - Nguyên lý du tiêu: + Thước cặp 1/10, người ta lấy 9 vạch (9 m ) trên thước chính chia thành 10 phần (10 vạch ) trên du tiêu , như vậy mỗi vạch trên du tiêu là 9mm/10 vạch =0,9 mm. 1 vạch của du tiêu nhỏ hơn 1 vạch của thước chính là 1 – 0,9 = 0,1 mm. Khi cho vạch số 0 của du tiêu trùng ( thẳng hàng ) với vạch số 0 của thước chính thì vạch số 10 ( vạch cuối cùng) của du tiêu trùng với vạch 9 mm trên thước chính. Trong thực tế để dễ quan sát, 19 mm của thước chính được chia làm 10 vạch của du tiêu. 1 vạch của du tiêu = 19 / 10 = 1,9 mm, giá trị 1 vạch 12
  14. của du tiêu là 2 – 1,9 = 0,1 mm. Nếu vạch số 0 của du tiêu và thước chính trùng nhau thì vạch số 10 của du tiêu trùng với vạch 19 mm của thước chính ( Hình 7.6) Hình 7.6. Du tiêu của thước cặp 1/10 + Thước cặp 1/20 , 19 vạch của thước chính ( 19 mm ) chia thành 20 phần ( 20 vạch) trên du tiêu. 1 vạch của du tiêu = 19 /20 = 0,95 mm 1 vạch của du tiêu nhỏ hơn 1 vạch của thước chính là 1- 0,95 = 0,05 mm. Khi vạch số 0 của du tiêu trùng với vạch số 0 của thước chính thì vạch cuối cùng ( vạch 20 ) của du tiêu trùng với vạch 19 của thước chính. Thực tế 39 vạch của thước chính ( 39 mm ) đựơc chia thành 20 phần ( 20 vạch ) của du tiêu, 1 vạch của du tiêu là 39 / 20 = 1,95 mm. Giá trị 1 vạch của du tiêu là 2 – 1,95 = 0,05 mm. Vạch 20 của du tiêu sẽ trùng với vạch 39 của thước chính nếu vạch số 0 của du tiêu và vạch 0 của thước chinh trùng nhau ( Hình 7.7) Hình 7.7. Du tiêu của thước cặp 1/20 + Thước cặp 1/50 49 mm được chia thành 50 vạch của du tiêu. 1 vạch của du tiêu Là 49/50 = 0,98 mm. Giá trị 1 vạch của du tiêu là 1 – 0,98 = 0.02 mm. Khi vạch số 0 của du tiêu trùng với vạch 0 của thước chính thì vạch 50 của du tiêu trùng với vạch 49 của thước chính (Hình 7.8). 13
  15. Hình 7.8. Du tiêu của thước cặp 1/50 - Những loại thước cặp có 2 hệ kích thước: hệ mét và hệ Anh thì phần động có 2 du tiêu. Ứng với hệ mét có các loại du tiêu đã nêu ở phần trên, với hệ Anh cũng có du tiêu tương tự. Ngoài ra trên phần thước động còn có các vít hãm để cố định phần thước động với thước chính. c .Các loại thước cặp: Thước cặp có nhiều loại, đựơc phân chia như sau : * Theo kích thước đo được: - Thước cặp 0 ÷ 125 mm kích thước đo được lớn nhất là 125 mm. - Thước cặp 0 ÷ 200 mm, 0 ÷ 320 mm và thước cặp 0 ÷ 500 mm. * Theo kết cấu: - Thước cặp cơ: Kích thước đo được hiển thị trên thước chính và du tiêu ( Hình 7.9). 14
  16. Hình 7.9. Thước cặp cơ - Thước cặp có đồng hồ :Kích thước đo được hiển thị trên mặt đồng hồ ( Hình 7.9). Hình 7.10. Thước cặp đồng hồ - Thước cặp điện tử:Kích thước đo được hiển thị bằng số ( Hình 7.9). 15
  17. Hình 7.11. Thước cặp điện tử 1.1.4 Pan me 1.1.4.1 Công dụng - Pan me (Vi kế) là loại dụng cụ đo lường có độ chính xác cao tới 0,01 mm. Pan me dùng để đo chính xác kích thước ngoài nhưđường kính, chiều dầy …đo đường kính trong và độ sâu. - Đặc điểm : Pan me là dụng cụ đo chính xác nhưng có tính vạn năng kém, phải chế tạo từng loại riêng biệt như pan me đo ngoài, pan me đo trong và pan me đo sâu. Pan me chỉ đo được trong phạm vi hẹp ( khoảng 25 mm ). b .Cấu tạo và phân loại:Pan me có nhiều loại như pan me đo ngoài, pan me đo trong và pan me đo sâu. 1.1.4.2 Cấu tạo: Pan me được làm bằng thép không rỉ. Thân pan me (1) thường có hình chữ U, có ghép 1 phần vật liệu cách nhiệt như nhựa tổng hợp. 2 đầu đo (2,4) bằng thép có gắn hợp kim cứng chống mòn (Hình 7.12). 16
  18. Hình 7.11.a. Pan me 17
  19. Hình 7.11.b. Thân pan me Thân thước chính (3) là ống cố định có khắc vạch, đường nằm ngang còn gọi là đường chuẩn.Trên đường chuẩn khắc vạch, mỗi vạch là 1 mm.Dưới đường chuẩn khắc vạch giữa 2 vạch 1 mm, mỗi vạch là 0,5 mm ( Hình 7.12). Thước động (6) là ống bao quanh thân thước chính, mép ống côn có khắc 50 vạch. Hình 7.12 Thước chính và thước động 18
  20. Hình 7.13. Trục vít, đai ốc của pan me Thước động gắn với trục vit me có bước ren 0,5 mm. Cặp trục vít đai ốc có dịch chuyển dọc tỉ lệ thuận với bước ren và góc quay của vít. Sau 1 vòng quay vít dịch chuyển được 0,5 mm đúng bằng bước ren. Tang quay được chia thành 50 phần bằng nhau ( 50 vạch ), giá trị 1 vạch là 0,01 mm. Khi tang quay quay 1 vạch thì vít tế vi dịch chuyển dọc trục 1 đoạn bằng 1/50 của bước ren tức là bằng 0,5/50 = 0,01 mm (Hình 7.13) Núm (8) điều chỉnh áp lực đo, đây là cơ cấu cóc. Cơ cấu cóc xác định áp lực đo của pan me, khi lực đo vượt quá giới hạn định sẵn được qui định bởi giá trị sức căng của lò xo thì núm cóc sẽ quay trượt trên chốt nếu ta tiếp tục vặn núm cóc. Như vậy núm cóc có tác dụng đảm bảo giữ cho lực đo ổn định, làm tăng độ chính xác của phép đo. Khoá hãm (5) là cơ cấu ống kẹp đàn hồi. Khi xoay khoá bánh lệch tâm quay làm ồng kẹp đàn hồi kẹp chặt, cố định vị trí của tang quay. 1.1.4.3. Phân loại pan me: Pan me có nhiều loại, tuỳ theo kết cấu và công dụng, được chia thành những loại sau: + Phân loại theo bước ren: Trục ren của pan me có 2 loại : - Trục ren có bước ren 0,5 mm là loại pan me thông dụng. Loại này thước động chia 50 vạch (Hình 7.14). 19
nguon tai.lieu . vn