Xem mẫu

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỰC TẬP RÈN NGHỀ CHĂN NUÔI 1 NGÀNH, NGHỀ: CHĂN NUÔI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. i
  3. LỜI GIỚI THIỆU Thực tập là một môn học bắt buộc trong mỗi chuyên ngành đào tạo. Môn học là những hoạt động nghề nghiệp thực tế có liên quan đến chuyên ngành lựa chọn của sinh viên, có sự thoả thuận bằng văn bản giữa nhà trường, doanh nghiệp và sinh viên. Mỗi đợt thực tập được tổ chức vào học kỳ cuối của khóa học. Thực tập có vai trò quan trọng không chỉ với quá trình học tập mà còn với quá trình làm việc của sinh viên sau này. Thực tập là cơ hội để sinh viên tiếp cận và tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp. Qua đó, sinh viên có thể vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học vào công việc thực tế, giải quyết các vấn đề cụ thể tại các doanh nghiệp, tổ chức. Hơn thế, sinh viên có dịp học hỏi và trau dồi thêm các kỹ năng mềm cần thiết cho mục tiêu nghề nghiệp tương lai sau khi tốt nghiệp ra trường. Đồng Tháp, ngày…..tháng... năm 2017 1. Chủ biên: Trần Thị Kiều Oanh 2. Nguyễn Thị Mỹ Linh ii
  4. MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. ii BÀI 1 ..................................................................................................................... 1 ĐIỀU TRA PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VẬT NUÔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI ....... 1 1. Điều tra .............................................................................................................. 1 2. Phân tích dữ liệu dịch tể .................................................................................... 2 BÀI 2 ..................................................................................................................... 2 THAM GIA CÔNG TÁC VỆ SINH PHÒNG BỆNH TẠI ĐỊA PHƯƠNG ........ 2 1. Tham gia thực hiện tiêu độc khử trùng chuồng trại .......................................... 3 2. Tìm hiểu về công tác xử lý chất thải trong chăn nuôi ....................................... 3 BÀI 3 ..................................................................................................................... 3 BÁO CÁO CHUYẾN THỰC TẬP....................................................................... 3 1. Tổng hợp số liệu được ghi chép trong thời gian thực tập ................................. 4 2. Xử lý số liệu ...................................................................................................... 4 3. Viết báo cáo ....................................................................................................... 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 5 iii
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên MÔN HỌC: THỰC TẬP RÈN NGHỀ CHĂN NUÔI 1 Mã MÔN HỌC: MH27 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của MÔN HỌC: - Vị trí của MÔN HỌC: Nhằm giúp cho sinh viên nắm vững và củng cố lại kiến thức đã học. Sinh viên có cơ hội tiếp cận thực tế về công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; về giống, thức ăn, chuồng trại qua điều tra và phân tích các dữ liệu về chăn nuôi tại địa bàn trọng điểm vùng ĐBSCL. - Tính chất của MÔN HỌC: là MÔN HỌC bắt buộc trong chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng Chăn nuôi, được bố trí thực tập sau khi hoàn thành các MÔN HỌC chuyên môn trong chương trình đào tạo. - Ý nghĩa và vai trò của MÔN HỌC: Giáo trình này rất có ý nghĩa trong giảng dạy và học tập, góp phần quan trọng trong chương trình môn học của ngành. Mục tiêu của MÔN HỌC: Sau khi học xong MÔN HỌC này sinh viên sẽ đạt được. - Về kiến thức: vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học ở trường vào thực tiển sản xuất đặc biệt là công tác phòng chống dịch bệnh. Đồng thời rút ra những kinh nghiệm quý báo cho bản thân. - Về kỹ năng: + Thành thạo trong công tác chăm sóc và nuôi dưỡng gia súc gia cầm; + Hiểu rõ về quy trình chăn nuôi, giống, thức ăn và xử lý chất thải. + Giải thích được các sự việc xảy ra trong quá trình thực tập tại địa phương; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chủ động, sáng tạo và tự tin nghiên cứu chuyên môn, hòa nhập tốt vào cộng đồng. Nội dung MÔN HỌC: Thời gian (giờ) Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành, tra Số TT Tên các bài trong MÔN HỌC thí (định nghiệm, kỳ), thảo Ôn thi, Thi iv
  6. luận, kết bài tập thúc MÔN HỌC 1 Bài 1: Điều tra phân tích dữ liệu vật nuôi tại địa phương 14 14 2 Bài 2: Tham gia công tác vệ sinh phòng bệnh tại địa phương 60 60 3 Bài 3: Báo cáo chuyến đi thực tập 16 14 Kiểm tra 2 2 Thi kết thúc môn: Bài báo cáo Tổng 90 88 2 v
  7. BÀI 1 ĐIỀU TRA PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VẬT NUÔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI MĐ30-01 Giới thiệu: Mục đích của điều tra một dịch bệnh truyền nhiễm là để xác định nguyên nhân và biện pháp kiểm soát dịch có hiệu quả nhất. Công việc này đòi hỏi phải có những hoạt động nghiên cứu dịch tễ một cách có hệ thống và chi tiết, các bước cần tiến hành theo trật tự hoặc đồng thời như sau: - Điều tra sơ bộ ban đầu; - Xác định và thông báo các trường hợp bệnh; - Thu thập và phân tích số liệu; - Quản lý và kiểm soát số liệu; - Thông báo các phát hiện và theo dõi. Mục tiêu: - Kiến thức: Có kiến thức về phân tích dữ liệu dịch tể để biết được tình hình chăn nuôi tại địa phương, cách ghi nhận và đánh giá tình hình dịch tễ của thú y. - Kỹ năng: Thành thạo cách sử dụng thiết bị tại trại, Thành thạo cách nhập dữ liệu. Kỹ năng phối hợp, làm việc nhóm qua công tác điều tra. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự tin, có trách nhiệm với công việc, có khả năng tự học, có khả năng phân tích; hòa nhập tốt cộng đồng. 1. Điều tra Bằng phương pháp điều tra dịch tễ học có thể tìm hiểu được tính chất lây lan của bệnh, các đặc điểm bệnh lý của bệnh, từ đó mà có hướng cho việc chẩn đoán và đề ra được những biện pháp phòng chống bệnh. Trong phương pháp điều tra, ngoài việc thăm hỏi quan sát con bệnh và các điều kiện ngoại cảnh, còn phải làm các nghiên cứu vi sinh vật học, thống kê học,… tùy từng loại bệnh, mà phương pháp này hay phương pháp kia là quan trọng. Các sinh viên có thể điều tra một ca bệnh, một nhóm ca bệnh, một ổ dịch, một vùng, trong một thời gian ngắn hay dài. Mục đích của điều tra dịch tễ học là thu thập tài liệu để cuối cùng: - Xác định được bệnh; 1
  8. - Phát hiện nguồn truyền nhiễm; - Quy định giới hạn vùng dịch; - Chọn biện pháp xử lý, rút ra quy luật. 2. Phân tích dữ liệu dịch tể - Phân tích dữ liệu dịch tễ được định nghĩa là tổng hợp thống kê của các số liệu từ các nghiên cứu (có thể so sánh được) khác nhau, đưa ra tổng hợp định lượng chung của toàn bộ các số liệu đã được tập hợp lại để xác định xu thế chung. - Các bước để tiến hành một phân tích dữ liệu dịch tễ như sau: + Hình thành vấn đề và thiết kế nghiên cứu; + Xác định các nghiên cứu phù hợp; + Loại bỏ các nghiên cứu không có giá trị hoặc những nghiên cứu có vấn đề về phương pháp; + Đo lường, tổng hợp và phiên giải kết quả. BÀI 2 THAM GIA CÔNG TÁC VỆ SINH PHÒNG BỆNH TẠI ĐỊA PHƯƠNG MĐ30-02 2
  9. Giới thiệu: Trong thời gian đào tạo của khóa học, các sinh viên được giao nhiệm vụ tham gia thực tập tại cơ sở (các địa phương: ấp, xã); trong đó có công tác tham gia thực hiện tiêu độc khử trùng chuồng trại và công tác xử lý chất thải trong chăn nuôi nhằm đảm bảo cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định. Mục tiêu: - Kiến thức: Có kiến thức về quy trình tiêu độc khử trùng, phòng bệnh cho vật nuôi. Nắm vững cách xử lý chất thải của gia súc tại hộ gia đình. - Kỹ năng: Thành thạo việc sử dụng các thuốc tiêu độc, khử trùng. Thực hiện tốt các bước tiêu độc tại các hộ chăn nuôi ở địa phương. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự tin, có trách nhiệm với công việc, có khả năng tự học; hòa nhập tốt cộng đồng. 1. Tham gia thực hiện tiêu độc khử trùng chuồng trại - Thường xuyên quét dọn, vệ sinh trong và ngoài chuồng nuôi; vệ sinh mắng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi. - Định kỳ 1-2 lần/tuần phun thuốc sát trùng tẩy uế chuồng trại và khu vực chăn nuôi để tiêu độc, diệt mầm bệnh bằng các loại thuốc sát trùng như Benkocid, Han-Iodine, Five-Iodine, RTD-Iodine,… diện tích phun toàn bộ chuồng trại và khu vực chăn nuôi để hạn chế mầm bệnh. 2. Tìm hiểu về công tác xử lý chất thải trong chăn nuôi Thừng xuyên xử lý tốt chất thải trong chăn nuôi, đúng kỹ thuật trước khi thải ra môi trường Có nhiều phương thức xử lý chất thải tuỳ thuộc vào (tình trạng vật lý của chất thải, hình thức của vật chứa chất thải…) xử lý sinh học: xử lý kỵ khí, xử lý hiếu khí và xử lý không sinh học: vật lý, hóa học. BÀI 3 BÁO CÁO CHUYẾN THỰC TẬP MĐ30-03 Giới thiệu: 3
  10. Báo cáo chuyến thực tập là một phương pháp rất hữu ích cho việc theo dõi, cập nhật các thông tin quan trọng đồng thời qua đó có thể nắm được, thống kê, kiểm tra rà soát các thông tin, công việc, hoạt động. Thông tin trong các báo cáo được sử dụng để đưa ra những quyết định rất quan trọng ảnh hưởng đến môi trường sống của vật nuôi. Mục tiêu: - Kiến thức: Giúp sinh viên tổng hợp lại các kiến thức, kinh nghiệm có được trong chuyến đi thực tế. - Kỹ năng: Viết báo cáo, tổng hợp, phản biện. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự tin, có trách nhiệm với công việc, có khả năng tự học. 1. Tổng hợp số liệu được ghi chép trong thời gian thực tập Xác định rõ vấn đề nghiên cứu giúp việc thu thập, tổng hợp số liệu được nhanh chóng và chính xác hơn. Để có cơ sở phân tích số liệu tốt thì trong quá trình thu thập, tổng hợp số liệu phải xác định trước các yêu cầu của phân tích để có thể thu thập đủ và đúng số liệu như mong muốn. Điều cốt lõi của tổng hợp, phân tích số liệu là suy diễn thống kê, nghĩa là mở rộng những hiểu biết từ một mẫu ngẫu nhiên thành hiểu biết về tổng thể, hay còn gọi là suy diễn quy nạp. Muốn có được các suy diễn này phải phân tích số liệu dựa vào các test thống kê để đảm bảo độ tin cậy của các suy diễn. Bản thân số liệu chỉ là các số liệu thô, qua tổng hợp, xử lý phân tích trở thành thông tin và sau đó trở thành tri thức. Đây chính là điều mà tất cả các nghiên cứu đều mong muốn. Số liệu phải được ghi chép cẩn thận, khoa học, đầy đủ và chính xác,… thì việc tổng hợp sẽ thuận lợi và thể hiện kết quả khả quan hơn. 2. Xử lý số liệu Ngày nay, hầu hết các nghiên cứu đều xử lý số liệu trên các phần mềm máy tính. Do vậy, việc xử lý số liệu phải qua các bước sau: - Mã hóa số liệu: Các số liệu định tính (biến định tính) cần được chuyển đổi (mã hóa) thành các con số. Các số liệu định lượng thì không cần mã hóa. - Nhập liệu: Số liệu được nhập và lưu trữ vào file dữ liệu. Cần phải thiết kế khung file số liệu thuận tiện cho việc nhập liệu. 4
  11. - Hiệu chỉnh: Là kiểm tra và phát hiện những sai sót trong quá trình nhập số liệu từ bảng số liệu ghi tay vào file số liệu trên máy tính. * Lưu ý: tùy thuộc vào số nhóm, cỡ mẫu, bản chất của số liệu, loại biến số (định tính, định lượng),… mà chúng ta xử dụng các phần mềm xử lý số liệu tương ứng. 3. Viết báo cáo - Hình thức: trình bày theo đúng hướng dẫn. - Nội dung: nội dung chính của Báo cáo thực tập thể hiện một nghiên cứu ứng dụng, trong đó sinh viên vận dụng các lý thuyết đã học để giải quyết một vấn đề cụ thể tại đơn vị thực tập. - Nội dung cơ bản của Báo cáo thực tập bao gồm: + Chủ đề tìm hiểu; + Phân tích hiện trạng; + Phân tích nguyên nhân, định hướng giải quyết; - Nội dung cơ bản của Báo cáo thực tập bao gồm: + Vấn đề giải quyết; + Lý thuyết vận dụng; + Phương pháp nghiên cứu; + Phân tích hiện trạng; + Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề. - Xác nhận và nhận xét của đơn vị thực tập: sinh viên thực tập tại các tổ chức, doanh nghiệp, sau khi hoàn thành Báo cáo thực tập phải lấy nhận xét của đơn vị thực tập về số liệu sử dụng trong báo cáo, cũng như thái độ trong thời gian thực tập ở đơn vị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Nhựt Xuân Dung (2010), Giáo trình Dinh dưỡng, Đại học Cần Thơ. 5
  12. 2. Cao Thanh Hoàn (2010), Bài Giảng chọn giống gia súc, Trường CĐCĐ Đồng Tháp. 3. Đỗ Trung Giả (2002), Giáo trình dịch tể, Đại học Cần Thơ. 6
nguon tai.lieu . vn