Xem mẫu

  1. Bài 4 Kỹ thuật hàn ống đồng với đồng Mục tiêu: - Trình bày được trình tự các bước hàn hai ống đồng có đường kính bằng nhau và khác nhau. - Hàn được hai ống đồng có đường kính bằng nhau và khác nhau đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật. - Đảm bảo an toàn lao động và rèn luyện tác phong công nghiệp. Nội dung: 4.1. Lý thuyết liên quan 4.1.1. Các loại vảy hàn Dựa vào nhiệt độ nóng chảy, người ta chia vẩy hàn thành hai loại: - Nhóm vẩy hàn dễ nóng chảy gọi là vẩy hàn mềm. Nhóm này có nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn 4500C. - Nhóm vẩy hàn khó nóng chảy còn gọi là vẩy hàn cứng. Nhóm này có nhiệt độ nóng chảy lớn hơn 4500C. 4.1.1.1. Vẩy hàn mềm (Nội dung bài 2) 4.1.1.2. Vẩy hàn cứng Vẩy hàn cứng có độ cứng và cơ tính tương đối cao, do vậy vẩy hàn cứng thường sử dụng để hàn những liên kết có yêu cầu cơ tính cao và chịu nhiệt cao. Vẩy hàn cứng thường dùng gồm: Đồng thau, bạc, vật liệu hàn bền nóng... Vẩy bạc sử dụng để hàn vẩy thường có chứa thêm các nguyên tố: đồng và kẽm. Vật liệu hàn này có thể hàn được tất cả các kim loại đen và kim loại màu (trừ những kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của vẩy hàn như: nhôm, magie, kẽm...). - Ưu điểm của vẩy bạc là: Có độ dẻo, độ bền cao, tính chống gỉ tốt, làm việc tốt trong điều kiện chịu uốn và tải trọng va đập. 4.1.2. Đặc điểm khi hàn đồng và hợp kim của đồng - Đồng là kim loại có tính dẫn nhiệt, dẫn điện và chống ăn mòn tốt. Tỉ trọng của đồng là 8,93g/cm³. Nhiệt độ nóng chảy là 10830C. Nhiệt độ sôi 23600C. - Do tính dẫn nhiệt lớn nên khi hàn đồng và hợp kim của đồng phải dùng nguồn nhiệt có công suất lớn, tập trung để tạo nên bể hàn. - Đồng dễ bị oxi hóa để tạo nên CuO và CuO2. Các oxit này làm mối hàn đồng bị giòn và dễ xuất hiện vết nứt khi nguội. Do vậy khi hàn phải dùng thuốc hàn và que hàn có chất khử oxy: P, Si. 63
  2. - Dễ bị quá nhiệt khi hàn do nhiệt độ nóng chảy thấp. - Khi hàn đồng thau, kẽm dễ bị cháy làm cho thành phần kim loại mối hàn thay đổi so với kim loại cơ bản. 4.1.3. Vật liệu hàn 4.1.3.1. Các loại thuốc hàn - Để hàn vẩy hàn cứng, thường sử dụng thuốc hàn bôrắc, axit bôric. 4.1.3.2. Que hàn a. Que hàn đồng thau: Tiêu chuẩn: AWS A5.8; BS EN14640; HS221 Hàn đồng thau có nhiều tên gọi, phổ biến là que hàn đồng, que hàn thau, thau hàn, que đồng hợp kim, que bù đồng, đồng thau thanh... Kích cỡ que hàn: 1.6mm, 2.0mm, 2.5mm, 3.0mm, 4.0mm, 5.0mm, 6.0mmx1.000mm Ứng dụng: Sản phẩm dùng hàn bù, thường hàn bằng ôxy thích hợp nhiều công việc trong ngành hàn, gia công mỹ nghệ… Bảng 4.1 Thành phần hóa học que hàn đồng thau Cu Sn Si zn 56-62% 0.5-1.0% 0.15-0.35% phần còn lại b. Que hàn bạc (Bạc hàn Harris) Bảng 4.2 Tính chất và thành phần hóa học que hàn bạc Harris Que hàn bạc Thành phần hóa Nhiệt độ Nhiệt độ Ký hiệu Harris học đông đặc nóng chảy Cu – 92.9% Harris 0% 0618F P – 7.1% 7100C 8020C Ag – 0% Cu – 89% Stay Silv 5% 5620F P – 6% 6430C 8160C Ag – 5% Cu – 80% Stay Silv 15% 15620F P – 5% 6430C 8040C Ag – 15% - Ứng dụng: Chuyên sử dụng trong ngành điện lạnh, hàn điện lạnh (ống đồng điều hòa), hàn nối, hàn sửa chữa các đầu nối ống… - Que hàn Harris có 2 loại chính là que hàn bạc và que hàn vẩy bạc 64
  3. + Que hàn vẩy bạc là que hàn có thành phần chứa 92.9% Cu (đồng), 7.1% P (phốt pho), không chứa bạc. + Que hàn bạc là que hàn có chứa 2%, 5%, 10%, 15%, 30% bạc trong thành phần. Thành phần còn lại là Cu (đồng) và P (phốt pho). 4.1.4. Kỹ thuật hàn nối ống đồng 4.1.4.1. Các kiểu liên kết - Các kim loại khác nhau có thể được lắp ráp với và có độ bền rất tốt - Độ bền cắt của liên kết hàn đồng có thể đạt 800Mpa Hình 1.4 Các kiểu liên kết hàn 4.1.4.2. Chuẩn bị liên kết ống đồng a. Dụng cụ cắt và nong ống a; b; c; a. Dụng cụ cắt; b. Nong ống kiểu kẹp giãn ; c. Nong ống kiểu ép giãn Hình 4.2 Dụng cụ cắt và nong ống đồng b. Cắt ống - Kiểm tra cẩn thận chiều dài của ống, sau đó lấy dũa vạch dấu vào chổ cần phải cắt ống. 65
  4. - Kiểm tra dao cắt. - Đặt ống vào giữa những con lăn đĩa cắt. - Đặt đúng lưỡi dao cắt vào vạch dấu đã vạch bằng dũa. 1 2 3 4 Hình 4.3 Thao tác cắt ống đồng - Vặn tay vít tới khi lưỡi cắt chạm sát vào ống đồng. - Quay từ từ dao cắt xung quanh ống để dao cắt ăn sâu dần vào ống. - Sau khi thấy nhẹ tay, siết thêm tay vít để làm tăng sức ép của dao cắt, và lại quay dao xung quanh ống. - Tiếp tục cắt bằng cách tăng dần sức ép của đĩa cắt nhưng không mạnh quá để khỏi làm ống hỏng. (ảnh hưởng đến quá trình nong ống và loe ống để kết nối với hệ thống). - Tẩy sạch rìa (nạo ba via) miệng ống bằng dao cạo ba via. - Trong khi làm sạch rìa, phải để dốc đầu ống xuống để phôi đồng không rơi vào bên trong ống. c. Nong ống Để nối hai đầu ống có cùng đường kính, ta phải làm rộng một đầu để đầu kia có thể đưa lọt vừa khít vào, sau đó hàn lại. Hiện nay người ta có thế nối 2 ống cùng kích thước bằng cách loe cả hai ống và kết nối bằng hai đầu ren ngoài hoặc sử dụng các rắc nối nhanh và đầu ép cos chuyên dụng. Các bước nông ống đồng như sau: - Đưa ống vào bộ kẹp và chọn đường kính lỗ cho phù hợp với đường kính ống. 66
  5. - Đặt đầu ống thò lên mặt bộ kẹp độ dài bằng đường kính ống cộng thêm 3mm. Ví dụ nếu ống có đường kính 6mm, thì chiều dài ống thò lên là : 6 + 3 = 9mm. Hình 4.4 Thao tác nong ống đồng (Kiểu dụng cụ ép giãn) - Kẹp chặt ống. - Chọn đầu nông có đường kính phù hợp để nông ống. - Gắn đồ gá có gắn đầu nông vào thiết bị và tiến hành vặn tay vặn để đầu nông tiến sâu vào ống (tiến hành thao tác không nên quá vội vàng tránh làm biến dạng ống) - Khi vặn xuống vừa đủ thì vặn ngược lại để rút đầu nông ra. - Tháo ống ra và lắp vào đầu ống kia. - Nếu đầu nông quá rộng thì cần phải loe đầu ống còn lại sao cho hai miệng ống thật sát nhau. Hình 4.5 Thao tác nong đầu tạo đầu ống đồng (Kiểu dụng cụ kẹp giãn) 4.1.4.3. Kỹ thuật hàn nối ống đồng a. Chuẩn bị - Kiểm tra kích thước của phôi hàn, sắp xếp dụng cụ và vật liệu lên bàn hàn, chuẩn bị thuốc hàn phù hợp (hàn the). - Làm sạch bề mặt vị trí nối hàn. 67
  6. - Làm sạch các chất bẩn như: dầu mỡ, rỉ sét, sơn … a. Làm sạch bavia b. Làm sạch bên trong ống c. Lau sạch bên ngoài ống Hình 4.6 Làm sạch vị trí hàn b. Gá định vị chi tiết ống - Sau khi nong xong, phải kiểm tra lại xem hai đầu ống đã lồng vào nhau dễ dàng chưa. Chú ý không để hai ống lồng vào nhau quá sít vì như vậy lượng thuốc hàn chảy vào sẽ quá ít nên mối hàn không tốt. - Dùng đồ gá để gá kẹp định vị 2 ống trong quá trình hàn. - Gá lắp ống c. Tiến hành hàn - Mồi lửa mỏ hàn khí và điều chỉnh ngọn lửa bình thường. - Làm nóng chảy thuốc hàn nhão và thêm vào bề mặt của khu vực liên kết (Hỗn hợp thuốc hàn 2/3: Nước 1/3 và khả năng nung kết được sử dụng làm thuốc hàn). - Sau khi làm nóng đầu cuối que hàn, thì dính thuốc hàn vào que khoảng 50mm. - Mặc dù có thể hàn không cần thuốc hàn, nhưng mối hàn sẽ được thẩm thấu vào bên trong các khe hở nhiều hơn nếu sử dụng thuốc hàn. - Nếu sử dụng thuốc hàn, nó là tốt cho công tác phòng chống ôxy hóa, làm sạch, và chảy loãng. - Gia nhiệt bề mặt của phôi hàn 500~6000C. - Điều chỉnh góc độ của mỏ hàn và que hàn, điều chỉnh khoảng cách giữa nhân ngọn lửa và phôi hàn từ 2~3mm. - Đưa que hàn vào bên trong ngọn lửa. Nếu nhiệt độ của kim loại cơ bản đã đủ và lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của que hàn (± 50 ~ 100 ℃), thì nó tan chảy tự nhiên chảy vào khe hở. - Chấm que hàn ở nhiều điểm trên mối hàn, cho que hàn chảy ngấm sâu vào mối hàn, điền đầy các khe hở. Khi ở vành tiếp xúc hai đầu ống hình thành một vành hàn liên tục đều đặn là được. Nhắc que hàn ra. Không động chạm vào hai ống và mối hàn để nguội tự nhiên mối hàn sẽ rắn chắc lại. 68
  7. Hình 4.7 Thao tác hàn vảy đồng d. Làm sạch toàn bộ mối hàn - Nếu mối hàn được hoàn thành, làm sạch thuốc hàn bằng nước xà phòng. Lau khô bằng giẻ lau. Hình 4.8 Làm sạch mối hàn e. Kiểm tra mối hàn Tốt Xấu Tốt Xấu Tốt Tốt Xấu Xấu Hình 4.9 Kiểm tra mối hàn ống đồng 4.2. Nội dung thực hành 4.2.1. Bản vẽ chi tiết 69
  8. 70
  9. 4.2.2. Trình tự thao tác Tt Trình tự Thiết bị, dụng cụ và vật tư Yêu cầu kỹ thuật thao tác 1 Đọc bản vẽ Bản vẽ gia công chi tiết - Đọc được bản vẽ và Giấy, bút các yêu cầu kỹ thuật Bàn nguội + êtô - Đúng, đủ chủng Thiết bị hàn khí với đầy đủ loại 2 Chuẩn bị các phụ kiện - Đảm bảo chất thiết bị Bàn hàn kèm đồ gá kẹp + lượng ghế ngồi - Đảm bảo thông số kỹ thuật An toàn điện Dao cắt ống đồng, nong ống Dụng cụ cầm tay và trang bị - Đúng, đủ chủng bảo hộ nghề hàn loại 3 Chuẩn bị Dụng cụ đo và vạch dấu - Đảm bảo chất dụng cụ Xô tôn đựng nước lượng Búa nguội - Đảm bảo thông số kỹ thuật Mỏ lết Que hàn vảy bạc Ống đồng Ø12,7x0,7 mm - Đúng, đủ chủng Thuốc hàn (hàn the) loại 4 Chuẩn vật tư Giấy giáp P60 - Đảm bảo chất lượng Khí ôxy - Đảm bảo thông số Khí axêtylen kỹ thuật Xà phòng Bảng danh mục các chi tiết - Không có ba via, 5 Cắt ống gia công đúng kích thước đồng, nong Dao cắt ống đồng - Ống không bị méo ống Nong ống, dụng cụ đo móp 71
  10. Tt Trình tự Thiết bị, dụng cụ và vật tư Yêu cầu kỹ thuật thao tác Ống đồng Ø12,7x0,7 Làm sạch Giấy giáp P60 - Đầu ống hàn sạch 6 phần đầu ống lớp ô xít bề mặt hàn Chi tiết tổ hợp đường ống - 2 ống lồng không 7 Lồng ống đồng đã cắt được chặt quá đồng, gá kẹp Ống đồng Ø12,7x0,7 - Sai lệch kích thước định vị Đồ gá kẹp ±2mm Bàn nguội + êtô Thiết bị hàn khí với đầy đủ các phụ kiện Bàn hàn kèm đồ gá kẹp + - Bề mặt mối hàn ghế ngồi nhẵn đều, mối hàn Dụng cụ cầm tay và trang bị thẩm thấu sâu và 8 Hàn sản bảo hộ nghề hàn không có khuyết tật phẩm Que hàn vảy bạc - Thao tác đúng kỹ Tổ hợp ống đồng đã lồng thuật theo bản vẽ Thuốc hàn (hàn the) Khí ôxy Khí axêtylen Kiểm tra mối Sản phẩm tổ hợp đường ống - Mối hàn nối ống 9 hàn, hàn sửa đồng đồng bề mặt mối hàn lại (nếu cần) nhẵn đều, mối hàn thẩm thấu sâu và không có khuyết tật 4.3. Yêu cầu về an toàn lao động - Chỗ làm việc phải thông thoáng - Loại bỏ chất dễ cháy xung quanh nơi làm việc - Đeo kính bảo hộ khi hàn 72
  11. 4.4. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục Dạng hư Tt Nguyên nhân Biện pháp khắc phục hỏng Mối hàn bị -Nung vật hàn quá lâu -Hàn trong thời gian ngắn 1 cháy sác -Nhiệt độ quá cao -Ngọn lửa hàn đúng Mối hàn vón -Không đủ nhiệt cung -Tăng công suất ngọn lửa 2 cục cấp cho mối hàn hàn -Nhiệt độ gia nhiệt -Gia nhiệt bề mặt ống Mối hàn chưa chưa đủ 500~6000C 3 thẩm thấu hết -2 ống đồng lồng vào -Gá 2 đầu ống có khe hở nhau quá khít -Mối hàn làm nguội 4 Nứt -Làm nguội chậm mối hàn nhanh -Chưa làm sạch đầu 5 Rỗ khí -Làm sạch đầu nối ống nối ống 4.5. Kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm Thời gian: 45 Tên công phút 4. Hàn nối ống đồng việc Tỉ lệ: 73
  12. Hoàn Tố Bình Mục đánh giá Điểm Ghi chú hảo t thường Độ biến dạng 10 8 5 Đánh giá ngoại dạng sản phẩm ● Trừ 2 điểm bất cứ khi Làm sạch bề nào vi phạm quy định 10 8 6 mặt mối hàn an toàn. Vảy hàn, bề rộng và chiều 8 6 4 Đánh giá công việc (75 điểm) cao mối hàn ● Trừ 5 điểm khi vượt Sự đồng đều quá thời gian 10 phút. 10 8 6 của vảy hàn Cháy chân, 15 10 8 chảy tràn Đánh giá các sai hỏng Tiêu chuẩn đánh giá Khuyết tật 15 10 8 không ngấu Mối nối của các đường 10 8 6 hàn Kích thước 15 10 8 sản phẩm Độ kín 30 25 20 Phương pháp 5 4 3 làm việc Làm việc an 5 4 3 toàn Đánh giá Sử dụng vật công việc 5 4 3 liệu (25 điểm) Đánh Đánh Thời Thái độ là giá giá gian Tổng 5 4 3 việc công công đánh số việc việc giá Bố trí nơi làm 5 4 3 việc 4.6. Câu hỏi ôn tập Câu 1. Hãy nêu đặc điểm khi hàn đồng và hợp kim của đồng? Câu 2. Có mấy loại que hàn bạc Harris? Nêu tính chất, thành phần hóa học và ứng dụng của mỗi loại? Câu 3. Trình bày kỹ thuật chuẩn bị liên kết nối ống đồng? Câu 4. Trình bày kỹ thuật hàn nối ống đồng? 74
  13. Bài 5 Hàn ống đồng với ống thép Mục tiêu: - Trình bày được trình tự các bước hàn ống đồng với ống thép. - Hàn được ống đồng và ống sắt đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật. - Đảm bảo an toàn lao động và rèn luyện tác phong công nghiệp. Nội dung: 5.1. Lý thuyết liên quan 5.1.1. Hàn giáp mối thép các bon thấp ở vị trí hàn bằng 5.1.1.1. Công việc chuẩn bị - Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ và trang bị bảo hộ hàn khí - Làm sạch bề mặt vật hàn Bảng 5.1 Các thông số chế độ hàn hàn khí 5.1.1.2. Hàn đính - Sử dụng pép hàn số 50 - Đặt hai tấm phôi lên trên bề mặt tấm thép phẳng sao cho cạnh phôi vuông góc bề mặt tấm thép phẳng và chỉnh cho hai tấm đều và phẳng, không có khe hở - Hàn đính 2 điểm đầu như hình vẽ - Khi đính xong dùng búa gõ nhẹ vào vị trí hàn đính để khử biến dạng và nắn phẳng nếu hai tấm bị lệch. 75
  14. Hình 5.1 Hàn đính phôi 5.1.1.3. Bắt đầu hàn - Mồi lửa và điều chỉnh để ngọn lửa trung tính - Tạo bể hàn cách điểm bắt đầu khoảng 5mm - Chú ý tránh không để cháy thủng điểm bắt đầu hàn - Điều chỉnh que hàn nghiêng một góc 450 so với bề mặt vật hàn - Làm nóng chảy que hàn bổ sung kim loại cho đường hàn. 5.1.1.4. Trong quá trình hàn a. Góc nghiêng mỏ hàn Hình 5.2 Góc nghiêng của mỏ hàn khi hàn chiều dày khác nhau Góc nghiêng của mỏ hàn đối với mặt vật hàn, chủ yếu căn cứ vào bề dày vật hàn tính chất nhiệt lý của kim loại. Bề dày càng lớn góc nghiêng α càng lớn Góc nghiêng α phụ thuộc vào nhiệt độ cháy và tính dẫn nhiệt của kim loại. Nhiệt độ càng cao, tính dẫn nhiệt càng lớn. Góc nghiêng α có thể thay đổi trong quá trình hàn. Để nhanh chóng nung nóng kim loại và tạo thành bể hàn ban đầu góc nghiêng cần lớn (80 0 ÷ 900) sau đó tuỳ theo bề dày của vật liệu mà hạ đến góc nghiêng cần thiết. Khi kết thúc để được mối hàn đẹp, tránh bắn toé kim loại, góc nghiêng có thể bằng 00 và ngọn lửa trượt trên bề mặt mối hàn. 76
  15. b. Chuyển động mỏ hàn Chuyển động mỏ hàn và que hàn ảnh hưởng rất lớn đến sự tạo thành mối hàn căn cứ vào vị trí mối hàn trong không gian, bề dày vật hàn yêu cầu kích thước mối hàn để chọn chuyển động mỏ hàn và que hàn hợp lý. - Để hàn bằng phương pháp hàn trái các vật không vát mép khi < 3mm hoặc khi hàn vật tương đối dày bằng phương pháp hàn phải vát mép hoặc không vát mép chuyển động của mỏ hàn và que hàn thường dùng như sau: a, b, Hình 5.3 Chuyển động mỏ hàn và que hàn Khi hàn mối hàn góc mỏ hàn và que hàn chuyển động theo hình sau: (Hình 5.3) Khi hàn vật hàn > 5mm có vát mép mỏ hàn nằm sâu trong mép hàn và chuyển động dọc không có dao động ngang. (Hình 31.6) Hình 5.4 Góc độ mỏ hàn và que hàn phụ c. Chuyển động que hàn - Đưa que hàn lên và xuống với tốc độ đều trong khi di chuyển nhân ngọn lửa - Đưa que hàn vào tâm bể hàn - Không đưa que hàn ra phía ngoài ngọn lửa - Giữ chiều rộng bể hàn đều nhau - Điều chỉnh góc nghiêng mỏ hàn nhỏ khi có hiện tượng cháy thủng vật hàn 77
  16. Hình 5.5 Chuyển động của mỏ hàn và que hàn phụ 5.1.1.5. Kết thúc đường hàn - Tăng tốc độ hàn từ vị trí cách điểm cuối đường hàn khoảng 20cm - Khi còn cách điểm cuối của đường hàn khoảng 10mm đưa nhân ngọn lửa lên và xuống để giảm sự nóng chay của kim loại cơ bản - Lấp đầy rãnh hồ quang ở điểm cuối đường hàn Hình 5.6 Thao tác kết thúc mối hàn 5.1.1.6. Kiểm tra mối hàn - Kiểm tra các yếu tố sau: Kích thước đường hàn, sự ô xy hóa, rỗ khí, chiều rộng đường hàn, độ thẳng của đường hàn, cháy thủng. 5.1.2. Hàn đồng với thép Cách hàn đồng với thép thì chúng ta phải sử dụng thêm phụ gia đó là hàn the công nghiệp hay còn gọi là “ Thuốc hàn đồng”. Tác dụng của chúng dùng để làm sạch mối hàn và kết dính mối hàn lại với nhau. Cách hàn: Làm sạch điểm hàn giữa đồng và sắt bằng giấy giáp. Nung nóng điểm hàn cho đến khi có màu đỏ tươi, làm nóng que hàn rồi chấm vào hàn the công nghiệp để hàn the dính vào que hàn rồi loe lên điểm hàn. 5.2. Nội dung thực hành 5.2.1. Bản vẽ chi tiết 78
  17. 79
  18. 5.2.2. Trình tự thao tác Tt Trình tự thao tác Thiết bị, dụng cụ và vật tư Yêu cầu kỹ thuật Chuẩn bị thiết bị, Thiết bị, dụng cụ, vật liệu - Đúng, đủ chủng loại 1 dụng cụ, vật liệu hàn và trang bị bảo hộ lao - Đảm bảo chất lượng hàn và trang bị động - Đảm bảo thông số kỹ bảo hộ lao động thuật Thiết bị hàn khí với đầy đủ các phụ kiện Bàn hàn kèm đồ gá kẹp + -Đường hàn thẳng, bề ghế ngồi mặt nhẵn, không có Bộ dụng cụ tháo lắp đa khuyết tật năng cơ khí -Bề rộng mối hàn 5±1 Dụng cụ cầm tay và trang bị mm, chiều cao 1~1,5 2 Hàn giáp mối thép bảo hộ nghề hàn mm các bon thấp ở vị Tôn đen:150x40x1 mm (2 -Thao tác đúng kỹ trí hàn bằng tấm) thuật Dây hàn thép Ø2,4 Khí ôxy Khí axêtylen Bàn nguội + êtô Thiết bị hàn khí với đầy đủ các phụ kiện -Mối hàn nối ống đồng Bàn hàn kèm đồ gá kẹp + đạt yêu cầu bản vẽ. Hàn nối ống đồng ghế ngồi với ống thép -Thao tác đúng kỹ Bộ dụng cụ tháo lắp đa thuật 3 năng cơ khí Máy mài cầm tay Ø125 Bộ nong ống đồng 80
  19. Dụng cụ cầm tay và trang bị bảo hộ nghề hàn Que hàn đồng thau Ống đồng Ø12,7x0,7 mm Ống thép Ø12,7x1,0 mm Thuốc hàn (hàn the) Đá cắt Ø100 Giấy giáp P60 Khí ôxy Khí axêtylen Xà phòng 5.3. Yêu cầu về an toàn lao động - Loại bỏ các chất dễ cháy xung quanh nơi làm việc. - Kiểm tra tình trạng kết nối các chi tiết. - Khi cần cầm di chuyển phôi hàn, phải sử dụng kìm kẹp. - Làm sạch xỉ hàn sau khi mối hàn nguội. 5.4. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục Tt Dạng hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục -Công suất ngọn lửa nhỏ -Tăng công suất ngọn lửa Mối hàn chưa -Vật hàn bẩn, dính gỉ, hàn 1 ngấu dầu mỡ -Làm sạch đường hàn -Nung vật hàn quá lâu Mối hàn cháy -Hàn trong thời gian ngắn 2 -Nhiệt độ quá cao cạnh -Ngọn lửa hàn đúng -Cho nhiều que hàn -Điều chỉnh lượng que hàn Mối hàn chảy bù 3 loang -Tay nghề còn kém -Rèn luyện tay nghề 81
  20. 5.5. Kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm Thời gian: 15 phút Tên công việc 5. Hàn nối ống đồng với ống thép Tỉ lệ: Hoàn Bình Mục đánh giá Tốt Điểm Ghi chú hảo thường Độ biến dạng sản 10 8 5 ● Trừ 2 điểm bất cứ khi phẩm nào vi phạm quy định Làm Đánh giá công việc (75 điểm) Đánh giá ngoại dạng an toàn. Tiêu chuẩn đánh giá sạch bề 10 8 6 mặt mối hàn ● Trừ 5 điểm khi vượt Vảy hàn, quá thời gian 10 phút. bề rộng và chiều 8 6 4 cao mối hàn Sự đồng đều của 10 8 6 vảy hàn Đ ánh giá các sai hỏng Cháy 15 10 8 chân, 82
nguon tai.lieu . vn