Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (GAP) NGÀNH, NGHỀ: KHOA HỌC CÂY TRỒNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. i
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “ Thực hành nông nghiệp tốt (GAP)” được biên soạn theo chương trình khung ngành Bảo vệ Thực Vật và Khoa học Cây trồng, trình độ cao đẳng được Lãnh đạo Trường CĐCĐ Đồng Tháp phê duyệt năm 2012. Nội dung của giáo trình này được phát triển lên từ Bài giảng thực hành nông nghiệp tốt của cô Trần Thị Ba (2014), Nội dụng của môn học có 5 chương gồm: Chương 1: Cơ sở của thực hành nông nghiệp tốt Chương 2: Chuỗi cung ứng rau quả tươi Việt Nam Chương 3: Thực hành nông nghiệp tốt để quản lý chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm Chương 4: Một số quy trình sản xuất nông nghiệp tốt Chương 5: Thực hành GAP ở Việt Nam Giáo trình được biên soạn nhằm phục vụ cho việc giảng dạy trình độ cao đẳng ngành, nghề Bảo Vệ Thực Vật tại trường CĐCĐ Đồng Tháp. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của anh chị em đồng nghiệp và bạn đọc để chúng tôi bổ sung, chỉnh sửa cho giáo trình ngày càng hoàn thiện, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nghề Bảo vệ thực vật trong tỉnh được tốt hơn. Xin bày tỏ lòng biết ơn với Lãnh đạo trường CĐCĐ Đồng Tháp, Hội Đồng thẩm định đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để hoàn chỉnh giáo án. Cảm ơn các tác giả Gs.Ts. Trần Thị Ba và những tác giả biên soạn những tài liệu tôi tham khảo cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, cung cấp nhiều tài liệu để tôi hoàn thành giáo trình này. Đồng Tháp, ngày 26 tháng 5 năm 2017 Chủ biên Nguyễn Thị Ngọc Lành ii
  4. MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU ii CHƯƠNG 1 CƠ SỞ CỦA THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT 1 1. Khái niệm GAP 1 1.1. Khái niệm 1 1.2. Mục tiêu 2 1.3. Lợi ích khi áp dụng GAP 3 2. Các yếu tố toàn cầu và khu vực dẫn đến nhu cầu về chất lượng, an toàn 4 thực phẩm 2.1. Các yếu tố toàn cầu dẫn đến nhu cầu về chất lượng, an toàn thực 4 phẩm 2.2. Các yếu tố khu vực dẫn đến nhu cầu về chất lượng, an toàn thực 6 phẩm 3. Các vấn đề an toàn thực phẩm từ nông nghiệp 6 4. Một số dẫn chứng về ngộ độc thực phẩm 13 4.1. Việt Nam 13 4.2. Thế giới 14 CHƯƠNG 2 CHUỖI CUNG ỨNG RAU QUẢ TƯƠI VIỆT NAM 16 1. Các yêu cầu trong dây chuyền cung ứng 16 1.1. Chuỗi cung ứng là gì 16 1.2. Các yêu cầu trong dây chuyền cung ứng 17 2. Chuỗi cung ứng rau tươi 18 3. Chuỗi cung ứng trái cây tươi 20 iii
  5. 4. Phân tích chuỗi cung ứng rau-trái cây tươi 22 CHƯƠNG 3 THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT ĐỂ QUẢN LÝ 27 CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM 1. Thực hành nông nghiệp tốt để quản lý chất lượng sản phẩm. 27 1.1 Chất lượng sản phẩm 27 1.2 Thực hành nông nghiệp tốt để quản lý chất lượng sản phẩm 28 2. Thực hành nông nghiệp tốt để quản lý an toàn thực phẩm 33 2.1 An toàn thực phẩm 33 2.2 Thực hành nông nghiệp tốt để quản lý an toàn thực phẩm 36 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ QUY TRÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT 39 1. GLOBALGAP (EUREPGAP) 39 1.1 Nội dung cơ bản 39 1.2 Phạm vi áp dụng 40 1.3 Quy trình đăng ký và thực hiện sản xuất theo GLOBALGAP 40 2. ASEANGAP 43 2.1 Nội dung cơ bản 43 2.2 Phạm vi áp dụng 43 2.3 Quy trình đăng ký và thực hiện sản xuất theo ASEANGAP 43 3. VIETGAP 44 3.1 Nội dung cơ bản 44 3.2 Phạm vi áp dụng 45 3.3 Quy trình đăng ký và thực hiện sản xuất theo VIETGAP 45 CHƯƠNG 5 THỰC HÀNH GAP Ở VIỆT NAM 51 1. Hiện trạng thị trường rau quả Việt Nam 51 iv
  6. 2.Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện GAP ở Việt Nam 53 2.1 Thuận lợi 53 2.2 Khó khăn 54 3. Một số giải pháp để sản xuất theo hướng GAP 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 v
  7. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) Mã môn học: CNN487 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Môn học Thực hành nông nghiệp tốt là môn học bắt buộc được bố trí sau các môn học, mô đun Cây rau, Cây ăn trái, Cây lúa, Cây màu, Cây công nghiệp ngắn ngày. - Tính chất: Là môn học chuyên ngành bắt buộc giúp cho sinh viên có kiến thức về các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là môn chuyên ngành bắt buộc ngành Bảo vệ thực vật và Khoa học cây trồng nhằm tìm hiểu về Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), mục đích và lợi ích khi áp dụng GAP; chuỗi cung ứng rau-trái cây tươi; các quy định, quy trình thực hiện theo GAP, phân tích được những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng GAP tại Việt Nam. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được các khái niệm, mục đích và lợi ích khi áp dụng GAP; + Trình bày được chuỗi cung ứng và các yêu cầu trong dây chuyền cung ứng; + Trình bày được khái niệm chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm; cách quản lý để đảm bảo nông sản an toàn và chất lượng; + Trình bày được một số quy trình sản xuất nông nghiệp tốt; + Trình bày được hiện trạng thị trường rau quả Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp để sản xuất theo hướng GAP. - Về kỹ năng: + Phân tích được các vấn đề an toàn thực phẩm từ nông nghiệp; chuỗi cung ứng rau-trái cây tươi; + Hướng dẫn được quy trình trồng rau, cây ăn trái, cây lúa theo hướng GAP; + Phân tích được những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện GAP ở Việt Nam. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc trong học tập, xây dựng tinh thần hợp tác để phát triển chuỗi cung ứng. Có khả năng giải quyết những khó khăn khi áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong thực tế. Nội dung của môn học: vi
  8. Thời gian (giờ) Thực Số Tên chương, mục Tổng Lý hành, thí Kiểm TT nghiệm, số thuyết tra thảo luận, bài tập Chương 1: Cơ sở của thực hành nông nghiệp tốt 1. Khái niệm GAP 2. Các yếu tố toàn cầu và khu vực dẫn đến nhu cầu về chất 1 2 2 0 lượng và an toàn thực phẩm 3. Các vấn đề an toàn thực phẩm từ nông nghiệp 4. Một số dẫn chứng về ngộ độc thực phẩm Chương 2: Chuỗi cung ứng rau quả tươi Việt Nam 1. Các yêu cầu trong dây chuyền cung ứng 2 2 2 0 2. Chuỗi cung ứng rau tươi 3. Chuỗi cung ứng trái cây tươi 4. Phân tích chuỗi cung ứng rau- trái cây tươi Chương 3: Thực hành nông nghiệp tốt để quản lý chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm 3 8 8 0 1. Thực hành nông nghiệp tốt để quản lý chất lượng sản phẩm 2. Thực hành nông nghiệp tốt để quản lý an toàn thực phẩm vii
  9. Thời gian (giờ) Thực Số Tên chương, mục Tổng Lý hành, thí Kiểm TT nghiệm, số thuyết tra thảo luận, bài tập Chương 4: Một số quy trình sản xuất nông nghiệp tốt 1. GLOBALGAP 4 13 13 0 1 (EUREPGAP) 2. ASEANGAP 3. VIETGAP Chương 5: Thực hành GAP ở Việt Nam 1. Hiện trạng thị trường rau quả Việt Nam và thế giới 5 2 2 2. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện GAP ở Việt Nam 3. Một số giải pháp để sản xuất theo hướng GAP 5 Thi/kiểm tra kết thúc môn học 3 2 Cộng 30 27 0 3 viii
  10. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ CỦA THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT MH 17-01 Giới thiệu: Ngày nay sản xuất theo hướng chất lượng, vệ sinh an toàn đóng vai trò rất quan trọng, nhiều nước rất chú ý đến việc an toàn thực phẩm, nhất là những nước Châu Âu, Bắc Mỹ, Newzealand... Họ đặt ra các tiêu chuẩn, qui định để buộc sản phẩm của các quốc gia khác khi vào thị trường phải tuân thủ nhằm bảo vệ người tiêu dùng và môi trường của nước họ. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng nông sản, tiến tới tạo sự ổn định về chất lượng, an toàn thực phẩm theo hướng GAP là vấn đề sống còn của ngành rau quả Việt Nam, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam trên thị trường trong khu vực và thế giới. Để có thể bảo hộ và kiểm soát nông sản của các nước nhập khẩu vào Việt Nam cũng như Việt Nam có thể xuất khẩu trái cây sang các nước khác trên thế giới các nhà cung cấp sản phẩm hàng hóa nông sản phải cam kết thực hiện hiệp định về kiểm định thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm. Người sản xuất nông sản Việt Nam muốn bán được sản phẩm cần phải sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, mà thế giới gọi chung là tiêu chuẩn “Thực hành nông nghiệp tốt” (GAP-Good Agriculture Practices). Mục tiêu: - Kiến thức: Trình bày được các khái niệm, mục đích và lợi ích khi áp dụng GAP. - Kỹ năng: Phân tích được các vấn đề an toàn thực phẩm từ nông nghiệp. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc trong học tập, xây dựng tinh thần hợp tác để phát triển chuỗi cung ứng. Có khả năng giải quyết những khó khăn khi áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong thực tế. 1. Khái niệm GAP 1.1. Khái niệm GAP là viết tắt của các từ tiếng anh "Good Agriculture Practies" dịch ra tiếng Việt có nghĩa là "Thực hành nông nghiệp tốt. GAP là quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (an toàn, bền vững); là những thỏa thuận về các tiêu chuẩn và các thủ tục về các sản phẩm nông nghiệp nhằm phát 1
  11. triển nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, người sản xuất và môi trường. Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, năm 1997 Tổ chức các nhà bán lẻ châu Âu (Euro-Retailer Produce Working Group, viết tắt là EUREP) đề ra các tiêu chuẩn trong sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp an toàn, trước hết là rau và quả, gọi là thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Các tiêu chuẩn GAP do EUREP đưa ra gọi là EUREPGAP. Sau khi các tiêu chuẩn chất lượng do EUREP công bố đã nhanh chóng được nhiều tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia chấp nhận, được coi là tiêu chuẩn chung áp dụng cho toàn thế giới. Sau đó, để thích hợp với các điều kiện tự nhiên và xã hội, thuận lợi cho việc áp dụng, một số vùng và quốc gia đã xây dựng các tiêu chuẩn GAP riêng. Tuy vậy, các tiêu chuẩn GAP này đều dựa vào các tiêu chuẩn của EUREPGAP, bởi EUREPGAP đã khá đầy đủ và chặt chẽ, phản ánh được nhu cầu và khả năng của các quốc gia trong điều kiện hội nhập toàn cầu. Các tiêu chuẩn và nội dung thực hiện GAP có thể áp dụng với tất cả các sản phẩm nông nghiệp, trước hết với rau quả tươi và các sản phẩm được tiêu thụ nhiều và dễ bị mất an toàn. Gần đây, các tiêu chuẩn của GAP còn được mở rộng áp dụng cho các sản phẩm chăn nuôi và thủy sản. 1.2. Mục tiêu của GAP GAP nhằm vào các mục tiêu cơ bản là: Đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh cho sản phẩm. Đây là mục tiêu cơ bản nhất của GAP. Để thực hiện mục tiêu này, đề ra nhiều tiêu chuẩn và biện pháp đòi hỏi người sản xuất và nhà cung ứng phải thực hiện để đảm bảo rằng sản phẩm đến tay người tiêu dùng là sạch sẽ và an toàn, người tiêu dùng có thể an tâm với sản phẩm mình đã mua. Những tiêu chuẩn và biện pháp này phải thực hiện trong suốt quá trình từ khi bắt đầu gieo trồng đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng, có thể gọi là quá trình “tử đồng ruộng đến bàn ăn”. Kiểm soát được các biện pháp đã thực hiện: GAP đề ra một hệ thống tổ chức và biện pháp để có thể kiểm soát được toàn bộ quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm. Biện pháp kiểm soát đề ra chặt chẽ buộc người sản xuất phải tuân thủ các quy trình để thị trường chấp nhận sản phẩm của họ. Truy nguyên được nguồn gốc của sản phẩm theo đó, trong quá trình thực hiện GAP có những nội dung người sản xuất phải tuân theo để khi sản phẩm phát hiện có vấn đề thì có thể tìm được tới đúng địa chỉ đã sản xuất ra nó. 2
  12. Giữ gìn và tái tạo các nguồn tài nguyên và nhân lực phục vụ sản xuất bền vững: tài nguyên và nhân lực bao gồm độ màu mỡ của đất trồng, sự đa dạng sinh học, sức khỏe người lao động và môi trường. Với các mục tiêu trên, GAP gắn bó mọi người trong toàn xã hội, bao gồm người sản xuất, nhà cung ứng và người tiêu dùng sản phẩm với sự hỗ trợ của Nhà nước, chung sức vì lợi ích và cuộc sống của con người iện tại cũng như tương lai. 1.3. Lợi ích khi áp dụng GAP Từ các mục tiêu và yêu cầu của GAP có thể thấy rõ việc áp dụng GAP mang lại nhiều lợi ích. Trước hết là lợi ích đối với người tiêu dùng: người tiêu dùng là đối tượng được phục vụ, đồng thời cũng là động lực để đề xuất và thúc đẩy thực hiện GAP. Người tiêu dùng trong đó có bản thân ta và gia đình, được hưởng những sản phẩm nông nghiệp ngon lành, sạch sẽ và an toàn, đó là mục tiêu chính và cũng là lợi ích lớn nhất mà GAP mang lại. Hiện tại, các sản phẩm nông nghiệp chất lượng kém và không đảm bảo vệ sinh an toàn còn lưu hành nhiều trên thị trường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng mà ai cũng nhận thấy. Nhưng làm gì để giải quyết tình trạng này, chính GAP đã khởi xướng và đề ra nhiều biện pháp, có thể nói là nghiêm khắc, quyết liệt và tích cực nhất hiện nay. Đã có nhiều quy định của nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng nói chung còn mang tính chất khuyến cáo, dựa nhiều vào tự giác của người sản xuất và cung ứng mà chưa có những biện pháp chế tài chặt chẽ. EUREP với tư cách là tổ chức nắm quyền phân phối trên phạm vi rộng lớn hoàn toàn có thể đề ra và buộc người sản xuất phải tuân thủ các quy định, nếu không thì sản phẩm của họ không thể tiêu thụ được, trước hết là ở các nước Châu Âu, thị trường quan trọng vào loại bậc nhất thế giới. Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện, GAP khơi dậy và khuyến khích quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng và góp phần tạo nên một thế hệ những người tiêu dùng thông minh. Đây cũng là động lực chính thúc đẩy nông dân và các nhà cung ứng phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp tốt cho xã hội. Đối với nông dân và các chủ trang trại, những người trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm phục vụ người tiê dùng. GAP bảo vệ an toàn sức khỏe cho chính bản thân họ và đưa đến cho họ cơ hội, biện pháp để nân cao trình độ sản xuất, thích hợp với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Một khi sản phẩm của h làm ra được nhiều người tiêu dùng chấp nhận thì lợi nhuận mang lại cho họ ngày càng nhiều hơn. Điều nà lại càng khuyến khích họ hăng hải đầu tư và cải tiến phương thức làm việc, góp phần thúc đẩy sự tiến bờ chung của nền sản xuất xã hội. 3
  13. Lợi ích của nhà cung ứng gắn liền và tương tự như lợi ích của người sản xuất. Người tiêu dùng có sản phẩm để sử dụng phải dựa vào người sản xuất và nhà cung ứng. Đưa được nhiều sản phẩm tốt đến người tiêu dùng được người tiêu dùng chấp nhận sẽ nâng cao tín nhiệm và mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà cung ứng. Việc tuyên truyền mở rộng thực hiện GAP góp phần hỗ trợ Nhà nước trong công việc quản lý xã hội. Tổng hợp các lợi ích trên đây là lợi ích mà GAP mang lại cho toàn xã hội, không những đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn phù hợp với xu thế phát triển tương lai của loài người. Đó là các sản phẩm phục vụ đời sống con người phải có chất lượng tốt và đảm bảo an toàn. Các lợi ích mang đến nổi lên sự cần thiết phải thực hiện GAP đồng thời cũng nhắc nhở thúc đẩy mọi người phải quan tâm và thực hiện theo GAP Tuy vậy, các tiêu chuẩn do GAP đưa ra hiện nay chưa phải đã là hoàn hảo, càng chưa hẳn đã thích hợp với mọi thị trường và mọi trình độ sản xuất, quản lý ở các vùng trên thế giới. Từ các tiêu chuẩn, nội dung và cách thực hiện do EUREPGAP đưa ra, các vùng và quốc gia sẽ có các quy định phù hợp hơn, đảm bảo thống nhất lợi ích của vùng và toàn cầu. 2. Các yếu tố toàn cầu và khu vực dẫn đến nhu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm 2.1. Các yếu tố toàn cầu dẫn đến nhu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm Trong xu thế phát triển của thế giới, để phục vụ tốt nhu cầu ngày càng cao của con người thì có rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan làm thay đổi thói dùng của con người, nhất là thực phẩm. Thực phẩm là một trong những yếu tố sống còn của sự sống, vì vậy khi các yếu tố xã hội tác động sẽ dẫn đến nhu cầu về thực phẩm an toàn và chất lượng như: Những thay đổi kiểu sống của người tiêu dùng, tự do thương mại và thương mại toàn cầu tăng, gia tăng sự chi phối của các siêu thị toàn cầu, Yêu cầu đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm của sản phẩm trong chuỗi cung cấp, các chính sách pháp lý của nhà nước - Luật vệ sinh an toàn thực phẩm, các yêu cầu chất lượng và an toàn thực phẩm bán lẻ, các chính sách nhà nước, các cộng đồng đòi hỏi tính trách nhiệm và thương mại điện tử. - Sự thay đổi cách sống của người tiêu dùng: Lối sống của người tiêu dùng thay đổi do chất lượng cuộc sống tăng dẫn đến nhu cầu về sản phẩm rau quả có chất lượng và an toàn tăng. Những thay đổi này sẽ tác động vào hệ thống cung ứng sản phẩm. 4
  14. - Tăng tự do thương mại và toàn cầu thương mại: Khi gia nhập sân chơi thương mại quốc tế (WTO), việc xoá bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước là một lợi thế cạnh tranh tự do, nhưng những rào cản về an toàn vệ sinh dịch tể là một trong những thách thức mới của chúng ta. - Sự gia tăng ưu thế của siêu thị toàn cầu: + Các siêu thị có những yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng và an toàn thực phẩm, nhằm đảm bảo tính đồng đều và an toàn cho người tiêu dùng. + Để có những sản phẩm chất lượng đồng đều và được cung cấp quanh năm thì siêu thị có nhiều nguồn cung cấp từ các nước khác nhau. - Chính sách của nhà nước: + Qui định chung về vệ sinh an toàn dịch tể + Xây dựng danh sách dư lượng cho phép thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản, thực phẩm (Maximum Residue Limits). Maxium Residue Limit (MRL) là một giới hạn tối đa dư lượng thuốc BVTV (biểu thị bằng mg/kg), là nồng độ cao nhất của dư lượng thuốc có trong một đơn vị sản phẩm quả mà ở đó có thể được chấp nhận, cho phép bởi bộ luật của một nước cho một loại rau quả nào đó. MRL dựa trên dữ liệu GAP và sản phẩm cây trồng và nó phải thoả mãn MRL ở mức độ độc tính có thể chấp nhận được. MRL của mỗi nước khác nhau tuỳ thuộc vào chủng loại thuốc BVTV hiện có tại quốc gia mình, chủng loại rau quả và phương pháp sử dụng chúng. Rau quả xuất khẩu phải đạt dưới mức giới hạn tối đa cho phép của thị trường tiêu thụ. Mỗi nước khác nhau có mức MRL khác nhau, để sản xuất trái cây có thể xuất khẩu được thị trường có giá trị cao thì chúng ta phải tham khảo bảng MRL của nước mà chúng ta muốn xuất khẩu trái cây. Ví dụ: Theo WHO và FAO thì giới hạn dư lượng tối đa MRL (Maximum Residue Limits) của hoạt chất Monocrotophos trong trái cam quýt là 0,2mg/kg; giới hạn dư lượng tối đa của hoạt chất Cypermethrin trong quả cà chua là 0,5mg/kg. Đối với Châu Âu(EU) thì giới hạn dư lượng thuốc trừ sâu trong chè (Trà) nhập khẩu cho phép là 0,01ppm. - Các đòi hỏi tính trách nhiệm cộng đồng: + Bảo vệ môi trường + Phúc lợi cho người lao động + Sản phẩm không biến đổi gen (GMOs) 5
  15. + Yêu cầu đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng - Thương mại điện tử: + Việc mua bán hàng qua mạng hiện nay là khá phổ biến giữa các quốc gia. + Việc tiêu chuẩn hoá, cụ thể hoá các qui định về chất lượng và an toàn là một điều cam đoan cho việc giao dịch. 2.2. Các yếu tố toàn cầu dẫn đến nhu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm - Thu nhập tăng: Thu nhập nhiều hơn khuyến khích người tiêu dùng mua nhiều thực phẩm mới và lạ. Nhu cầu về chất lượng cao hơn cũng tăng. - Thay đổi lối sống tiêu dùng: + Những thay đổi lối sống ở khu vực Đông Nam Á, bộc lộ những ảnh hưởng của phương tây về sở thích đi mua sắm, nấu ăn và thói quen ăn uống. + Trình độ giáo dục tăng nghĩa là nhận thức tốt hơn về giá trị dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. - Du lịch tăng: Du lịch khu vực Châu Á ngày càng tăng do đó thực phẩm phải chất lượng và an toàn phục vụ du khách. - Phát triển cơ sở hạ tầng: Giao thông phát triển tốt tạo thuận lợi cho việc phát triển các dây chuyền siêu thị. Việc phát triển các hệ thống mua sắm siêu thị tập trung đòi hỏi các trang thiết bị đồng bộ. - Sự gia tăng các siêu thị: Những thay đổi trong lối sống và việc tăng thu nhập làm thay đổi sở thích mua sắm tại mộ siêu thị. - Xuất nhập khẩu/nhập khẩu: Tự do thương mại giữa các nước đã tạo ra dễ dàng tiếp cận việc nhập khẩu và xuất khẩu. 3. Các vấn đề an toàn thực phẩm từ nông nghiệp Một số loại trái cây của Việt Nam có chất lượng ngon, diện tích lớn, có tiềm năng xuất khẩu, có khả năng cạnh tranh trên thị trường ở khu vực nhưng chưa bảo đảm an toàn thực phẩm và chưa thể truy nguyên nguồn gốc sản xuất là một trong những rào cản cho việc hội nhập của rau quả Việt Nam trong khu vực và thế giới hiện nay. - Ô nhiễm nguồn nước Việc sử dụng tập trung, mất cân đối về phân hóa học ở một số vùng đã gây ra sự nhiễm bẩn nước mặt và nước ngầm về NH, NO; hoặc sử dụng với liều lượng lớn cùng với nước thải của các nhà máy pin, nhà máy sản xuất sắt thép... đã gây 6
  16. nên sự tích tụ ở trong đất và nước các kim loại nặng như: As, Pb, Fe, Cd, Zn, Cu, Ni. Ngoài ra, đồng ruộng Việt Nam thường xen kẽ với các nhà máy, xí nghiệp, đô thị, giao thông..., nước thải của nhà máy được dùng làm nước tưới, bã thải dùng làm phân bón không qua xử lý. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ những năm cuối của thế kỷ XX, bình quân 1 ha gieo trồng người nông dân đã sử dụng từ 80 đến 100 kg NPK, hiện nay con số này đã vượt quá 100. Ô nhiễm môi trường từ phân bón vô cơ đã gây nên tồn dư nhiều hóa chất độc hại. Như đã phân tích ở phần trên, hiện tượng tích đọng nitrat trong nông sản rất nguy hại cho sức khỏe. Nguồn nitrat trong nước có thể là sự tồn tại tự nhiên của nitrat, có thể do NH 4+, chuyển hóa thành. Nhiều nghiên cứu cho thấy nước ngầm ở Hà Nội có hàm lượng NH 4+ từ 2,9 mg/l đến 4,9 mg/l (vào mùa khô) và tăng lên 5,13 mg/1 – 6,07 mg/l (vào mùa mưa). Nguồn nước ngầm ở cánh đồng lúa Minh Khai, Hà Nội có hàm lượng NO3- ; trung bình là 41,7 mg/1 đến 116,9 mg/l (vượt ngưỡng cho phép nhiều lần). Một cuộc điều tra 109 giếng của 28 nhà máy nước cho thấy 48,6% bị nhiễm bẩn NH4+, hơn 63% nhiễm bẩn NO3-, 4% nhiễm bẩn NO2-) và gần 82% nhiễm bẩn PO43-. Từ năm 2005, Bộ Y tế đã thông báo là các khu chuyên canh rau của Hà Nội đang bị ô nhiễm nặng. Nghiên cứu 28 mẫu nước tưới ở các khu vực canh tác chính của tỉnh Thanh Hóa cho thấy 1% bị nhiễm bẩn Zn, 25% nhiễm bẩn Pb, 32% nhiễm bẩn Cd. Phân tích 37 mẫu đất thì nhiễm bẩn Zn là 3%, nhiễm bẩn Cu là 4,45%, nhiễm bẩn Pb là 3%, nhiễm bẩn Cd là 23,2%. Đối với gia súc, gia cầm thì nước là nguồn nước uống hàng ngày và dùng để chế biến thức ăn, vì thế nếu nước bị nhiễm bẩn thì hàng ngày các gia súc, gia cầm sẽ phải uống nước bẩn và thức ăn chế biến bằng loại nước này chắc chắn sẽ có mặt nitrat, các kim loại nặng và các VSV gây hại. Nguồn nước tưới cho cây trồng thường được cung cấp bởi các sông ngôi, hồ, ao. Nếu các vị trí chứa nước này nằm cạnh các khu công nghiệp các nhà máy hóa chất, các bệnh viện hoặc bãi rác thải mà việc xử lý nước thải không được tiến hành hoặc tiến hành không tốt thì nguồn nước sẽ bị ô nhiễm trầm trọng. Nguồn nước được coi là bị ô nhiễm khi có mặt của các loại vi sinh gây bệnh và hàm lượng các ion kim loại nặng cao. Trong hai yếu tố gây ô nhiễm kể trên thì kim loại nặng là yếu tố khó loại trừ vì chúng sẽ tồn đọng lại trong nông sản là nguyên nhân gây nhiều loại bệnh tật nguy hiểm. 7
  17. Bảng 2: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong nước Bảng 1.1: (Ban Mức hành kèm giới theo hạn tối99/2008/QĐ/BNN QĐ số đa cho phép của ngàymột số kim loại nặng trong nước 15/10/2008) (Ban hành kèm theo QĐ số 99/2008/QĐ/BNN ngày 15/10/2008) T Nguyên tố Mức giới hạn tối đa Phương pháp thử* T cho phép (mg/lít) 1 Thủy ngân 0,0001 TCVN 5941:1995 2 Cadimi (Cd) 0,01 TCVN 665:2000 3 Arsen (As) 0,1 TCVN 665:2000 4 Chì (Pb) 0,1 TCVN 665:2000 d) Kim loại nặng (chì, thuỷ ngân, cadmium) Bảng 1: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong Bảng 1.2: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong đất đất (Ban hành (Ban kèm kèm hành theo QĐ theosốQĐ 99/2008/QĐ/BNN ngày 15/10/2008) số 99/2008/QĐ/BNN ngày 15/10/2008) TT Nguyên tố Mức giới hạn tối đa cho Phương pháp thử* phép (mg/kg đất khô) 1 Arsen (As) 12 TCVN 6649:2000 ISO11466:1995) 2 Cadimi (Cd) 2 TCVN 6649:1999 ISO11047:1995) 3 Chì (Pb) 70 4 Đồng (Cu) 50 5 Kẽm (Zn) 200 - Dư lượng kim loại nặng trong nông sản: + Chì (Pb): Trẻ em bị nhiễm độc chì sẽ chậm lớn, trí tuệ kém phát triển. Với người lớn sẽ bị tăng huyết áp, suy tim. Khi lượng Pb trong cơ thể đạt ngưỡng 0,5 – 0,6 ppm thì chức năng thận bị rối loạn, ở ngưỡng 0,8 ppm sẽ gây thiếu máu, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt. Với phụ nữ mang thai sẽ bị trụy thai. Pb cũng như một số kim loại nặng khác khi vào cơ thể qua con đường thức ăn, nước uống, khí thở, nếu ở liều lượng thấp thường có xu hướng "nằm vùng" ở các tế bào da, tóc, móng... Vì thế có thể xét nghiệm các bộ phận này để chẩn đoán bệnh. 8
  18. + Thủy ngân (Hg): Ở dạng methyl thủy ngân (CH3)2Hg sẽ rất bền và rất dễ được cơ thể hấp thu, khi vào cơ thể, dạng này hòa tan trong chất béo của màng tế bảo, não tủy, đi qua màng phôi, ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương. Do đó khi ăn phải thức ăn nhiễm chì sẽ gây rối loạn hệ thần kinh, rối loạn tiêu hóa, chân tay bị run, dễ bị cáu gắt xúc động. Hg còn làm gãy nhiễm sắc thể, ngăn cản sự phân chia tế bào, gây hiện tượng vô sinh ở nam giới. + Hg vô cơ ở sông ngòi ô nhiễm → vi khuẩn -> Hg hữu cơ – các loại tảo → các loại tôm cá ăn tảo → cơ thể người. Năm 1970, người dân Nhật ăn cá ở vùng vịnh Minamata, cá bị nhiễm Hg do nhà máy hóa chất Chisso xả thẳng nước thải ra biển. Kết quả hơn 30.000 người bị tàn phế: suy kiệt toàn thân, mù mắt, lãng tai, dị dạng bảo thai, hơn 2.000 người bị tử vong. + Cadmi (Cd): nguyên tố rất độc. Với hàm lượng từ 0,02 đến 1 mg/l đã kìm hãm quá trình sinh trưởng của thực vật. Khi ăn phải thức ăn có chứa Cd, Cd tích tụ dần ở thận làm mất chức năng lọc của thận, tăng protein niệu, tăng creatimin huyết thanh, làm rối loạn trao đổi khoáng. Ở liều 30 mg đã dẫn đến tử vong. + Crom (Cr): Khi bị nhiễm Cr thì người ta tìm thấy một lượng lớn C trong phổi. Cr còn thâm nhập qua đường hô hấp, tiêu hóa, trực tiếp thẩm qua da, tác động lên tế bào làm cho tế bào không nhân, gây ra ung thư. Ở hàm lượng cao, Cr gây kết tủa protein, ức chế hoạt tính các enzym, hòa tan nhanh vào máu rồi chuyển đến các phủ tạng, được giữ lại ở phổi, xương gan, thận, phần còn lại đi vào nước tiểu, khi Cr thâm nhập qua đường hộ hấp sẽ dẫn tới viêm phế quản, thanh quản, nặng hơn là ung thư phế quản, phối và gan, tim, hệ thần kinh cũng bị phá hủy. + Asen (As): nguyên tố rất độc. Các loại nông sản bị nhiễm As là do nguồn nước tưới bị ô nhiễm hoặc do sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu có chứa As. Khi nhiễm As ở nồng độ cao sẽ gây độc cấp tính, gây ung thư, thậm chí còn gây biến đổi gen. Phụ nữ mang thai nhiệm As sẽ làm cho thai nhi mặc các bệnh phổi ác tính dẫn đến tử vong. 9
  19. Bảng1.3: Bảng 3: Mức Mức giới hạntốitốiđađacho giớihạn cho phép phép củacủa mộtmột số visốsinh vi sinh vật vật và vàchất hóa hóagây chấthại gây hại trong sảntrong phẩm sản rau,phẩm quả, chèrau, quả, chè (Ban hành kèm theo QĐ số 99/2008/QĐ/BNN ngày 15/10/2008) Mức giới hạn tối đa Phương pháp TT Nguyên tố cho phép thử* I Hàm lượng nitrat mg/kg TCVN 5941:1990 1 Dưa hấu 60 II Vi sinh vật gây hại CFU/g** 1 Samonella 0 TCVN 4829:2005 TCVN 4883:1993 2 Coliforms 200 TCVN 6848:2007 3 Escherichia coli 10 TCVN 6846:2007 III Hàm lượng kim loại nặng mg/kg 1 Arsen (As) 1,0 TCVN 7601:2007 2 Chì (Pb) (rau khác và quả) 0,1 TCVN 7602:2007 3 Thủy ngân (Hg) 0,05 TCVN 7604:2007 4 Cadimi (Cd) (Rau khác và quả) 0,05 TCVN 7603:2007 IV Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Những hóa chất có trong Quyết định TCVN hoặc ISO, Theo Quyết định 46/2007/QĐ-BYT 1 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 CODEX tương ngày 19/12/2007 của Bộ Y Tế của Bộ Y Tế ứng Những hóa chất không có trong 2 Quyết định 46/2007/QĐ-BYT ngày Theo CODEX hoặc ASEAN 19/12/2007 của Bộ Y Tế - Tồn dư thuốc trừ sâu Theo Cục Bảo vệ thực vật, mỗi năm nước ta đã sử dụng hơn 50.000 tấn thuốc BVTV các loại. Nếu tính nồng độ thuốc khoảng 2% thì tổng lượng thuốc phun là 75.1010 lít, với diện tích canh tác khoảng 7 triệu ha thì 1 ha đã sử dụng 11.10 4 lít thuốc 2%/ha/năm hay có thể hình dung là 11 thuốc 2%/m2/năm.Tính riêng đồng bằng sông Cửu Long là: 1,5 – 2,7 kg/ha ở các loại cây trồng. Cây chè ở Hòa Bình được sử dụng là 3,2 – 3,5 kg/ha. Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường Đại học Cần Thơ cho thấy ở những mô hình nuôi trồng kết hợp như lúa - cá ở đồng bằng sông Cửu Long, cá chép nuôi trong ruộng lúa đã có chất lượng thịt cá kém thơm ngon hơn khi nuôi ở trong các ao hộ khác. Tác động của thuốc BVTV đã làm cho hoạt tính cholinestrase trong não cả giảm đáng kể nhưng sự tiêu thụ oxy lại tăng mạnh. Nguyên nhân là do các ruộng lúa được phun thuốc BVTV nhiều lần, nhất là khi có sâu bệnh. Để tìm hiểu về sự ô nhiễm môi trường nước và đất ở các tỉnh phía Nam, năm 2011 đoàn kiểm tra đánh giá ô nhiễm môi trường thuộc Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc BVTV phía Nam đã khảo sát thực địa lấy mẫu nước và bùn lắng để phân tích 7 loại thuốc BVTV gồm: Cypermethrin, Permethrin, Deltamethrin, Endosulfan, Chlorpyrifos, Profenofos và Fibronil. Trừ Endosulfan 10
  20. là thuốc cấm sử dụng, còn lại là những loại thuốc được sử dụng phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả phân tích cho thấy cả 8 mẫu nước đều có nồng độ Cypermethrin ở mức quá cao (0,016 – 0,032 Hg/l) (theo Phạm Minh Sang, 2012). Cypermethrin là chất cực độc đối với động vật giáp xác, chỉ cần có trên 0.05 ug/1 nước trong ao nuôi tôm là tôm đã chết (theo Trần Quốc Việt – Viện Môi trường nông nghiệp). Sáu loại thuốc còn lại đều có dư lượng vượt ngưỡng nhiều lần. Phân tích các mẫu bùn nhận thấy dư lượng thuốc BVTV ít hơn, tuy nhiên dư lượng Cypermethrin vẫn rất cao (0,05 đến 0,108 ug//). Từ những kết quả phân tích này, TS. Nguyễn Văn Hảo – Viện trường Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2 đã nhận xét: Dù người nuôi tôm có không dùng bất cứ loại thuốc BVTV nào để xử lý ao nuôi tôm thì tôm vẫn chết do hoại tử gan. Sự ô nhiễm diễn ra theo chuỗi thức ăn; rong rêu nhiễm bần bởi nước, động vật thủy sinh (tôm, cua, cá...) ăn rong rêu và những thức ăn khác trong nước; gia súc, gia cầm (trâu, bò, dê, cừu, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng...) ăn cỏ và các thức ăn nhiễm bẩn; con người ăn các thức ăn động vật và thực vật nhiễm bẩn. Đó là chưa kể đến ảnh hưởng của thuốc BVTV đến các loài thiên địch của một số sâu bệnh. Chẳng hạn ở ruộng lúa, thiên địch là các loài sinh vật có lợi như bọ rùa, bọ cánh cứng, kiến ba khoang, nhện đỏ... Những ruộng lúa và rau càng phun nhiều thuốc thì cảng có rất ít các loài thiên địchuc ngược lại. Nếu thiên địch của các loài sâu bệnh nhiều thì sẽ giảm hđộc lực lượng thuốc BVTV phải dùng. Khi sử dụng các loại nông sản có dư lượng thuốc BVTV cao thường gây ngộ độc. Có hai dạng ngộ độc: cấp tính và mãn tính. - Ngộ độc cấp tính: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Nặng hơn: tăng dịch tiết tiêu hóa, đổ mồ hôi, trụy tim mạch, co thắt thanh quản, hôn mê co giật và tử vong. - Ngộ độc mãn tính: thường sử dụng các loại nông sản có dư lượng thuốc BVTV thấp trong một thời gian dài gây nên các triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi, choáng váng, giảm trí nhớ, hạ huyết áp, chân tay run rẩy tê liệt. - Nhiễm độc nitrat Việc sử dụng các loại phân hoá học như thế nào là tùy thuộc vào nhu cầu phân bón của từng loại cây trồng, tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây (mới gieo trồng, đẻ nhánh, trước ra hoa, ra hoa, hình thành hạt, chín sữa, chín sáp, chín hoàn toàn...), tùy thuộc vào từng loại đất trồng trọt (đất thịt, đất cát, đất cát pha, đất chua, đất mặn...) cũng như độ phì nhiêu của đất (nhiều mùn, ít mùn...), tùy thuộc vào điều kiện khí hậu lúc bón phân (nóng, lạnh, mưa, hạn, úng...)... Nếu không để ý đến những yếu tố này thì hiệu lực của phân bón sẽ 11
nguon tai.lieu . vn