Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM Giáo trình thực hành BIÊN DỊCH VIỆT ANH 2 Thạc sĩ Nguyễn Thành Đức 2009 THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG CỦA GIÁO TRÌNH 1. THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ Họ và tên: Nguyễn Thành Đức Sinh năm: 1972 Cơ quan công tác: Bộ môn: Anh Văn Khoa: Sư Phạm Trường: Đại học Cần Thơ Địa chỉ Email để liên hệ: ntduc@ctu.edu.vn 2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG Giáo trình có thể dùng tham khảo cho những ngành nào: Biên dịch và phiên dịch Có thể dùng cho các trường nào: Dạy ngoại ngữ Các từ khóa (Đề nghị cung cấp 10 từ khóa để tra cứu): Câu què, biên dịch, trạng ngữ, bình luận, bộ phận đẳng kết, câu chủ động, câu bị động, khung đề, chủ ngữ, chủ đề Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: Cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng Đã xuất bản in chưa, nếu có thì Nhà xuất bản nào: Chưa Phần giới thiệu Sinh viên thường gặp khó khăn khi dịch một văn bản thật (authentic materials) từ các nhật báo (daily newspapers) chẳng hạn Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Sài Gòn Giải Phóng, Lao Động … Khó khăn trên không phải hoàn toàn do năng lực học tập của sinh viên kém mà do các văn bản tiếng Việt đăng tải trên các báo chứa các lỗi ngữ pháp (Cao Xuân Hạo và các cộng sự1, 2005 trang 7, 96). Thực tế của quá trình giảng dạy biên dịch thực hành của chúng tôi đã làm chúng tôi củng cố thêm niềm tin vào kết luận của nhóm tác giả này. Theo tác giả Hoàng Văn Vân2 (2005), phân tích ngữ pháp của ngôn bản ngữ nguồn là quan trọng và có ích trong dịch thuật. Do vậy, chúng tôi đã sử dụng cách phân tích lỗi ngữ pháp trong câu tiếng Việt của Hạo và các cộng sự để giúp sinh viên chuyên Anh phân tích câu tiếng Việt trước khi dịch sang tiếng Anh với mong mỏi có kết quả dịch hoàn chỉnh. Kinh nghiệm giảng dạy biên dịch nhiều năm của chúng tôi đã khẳng định sinh viên cũng có thể dịch tốt hơn bằng cách bình luận các bài dịch có sẵn. Họ tìm thấy ở các bài dịch có sẵn này những từ vựng, những cấu trúc và những cách dịch hay. Hai cơ sở lý luận trên là nền tảng để chúng tôi xây dựng quyển giáo trình thực hành “Biên dịch Việt Anh 2”. Giáo trình gồm có ba phần: Phần 1: Sáu vấn đề biên dịch từ Việt sang Anh Phần 2: Bình luận các bài dịch có sẵn Phần 3: Bài dịch đọc thêm Tùy theo đặc điểm của lớp học, số tiết giảng dạy qui định, giáo viên có thể sử dụng hết hoặc lựa chọn bài tập để giảng dạy hoặc ra bài tập về nhà cho sinh viên. 1 Cao Xuân Hạo, Lý Tùng Hiếu, Nguyễn Kiên Trường, Võ Xuân Trang và Trần Thị Tuyết Mai. (2005). Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 2 Hoàng Văn Vân. (2005). Nghiên cứu dịch thuật. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. MỤC LỤC PHẦN 1: SÁU VẤN ĐỀ BIÊN DỊCH TỪ VIỆT SANG ANH (DỰA VÀO PHÂN TÍCH CẤU TRÚC NGỮ PHÁP CÂU TIẾNG VIỆT)..................................................................2 Vấn đề 1: Trạng ngữ làm chủ ngữ...................................................................................2 I. Ví dụ về lỗi sai “trạng ngữ làm chủ ngữ”.............................................................2 II. Cách sửa:...........................................................................................................2 III. Hãy dịch các câu trong mục II sang tiếng Anh.................................................3 IV. Bài tập ứng dụng ...............................................................................................3 Vấn đề 2: Chủ ngữ làm trạng ngữ....................................................................................5 I. Ví dụ về lỗi sai “chủ ngữ làm trạng ngữ”.............................................................5 II. Cách sửa ............................................................................................................5 III. Hãy dịch các câu trong mục II sang tiếng Anh.................................................5 IV. Bài tập ứng dụng ...............................................................................................5 Vấn đề 3: Chủ đề bị xử lý như bộ phận đẳng kết ............................................................6 I. Ví dụ về lỗi sai “chủ đề bị xử lý như bộ phận đẳng kết”......................................6 II. Cách sửa ............................................................................................................6 III. Hãy dịch các câu trong mục II sang tiếng Anh.................................................6 IV. Bài tập ứng dụng ...............................................................................................6 Vấn đề 4: Câu què do thiếu đề.........................................................................................8 I. Ví dụ về lỗi sai “câu què do thiếu đề”...................................................................8 II. Cách sửa: Thêm vào một chủ ngữ thích hợp.....................................................8 III. Hãy dịch các câu trong mục II sang tiếng Anh.................................................8 IV. Bài tập ứng dụng ...............................................................................................8 Vấn đề 5: Câu què do tách khung đề thành câu độc lập................................................11 I. Ví dụ về lỗi sai “Câu què do tách khung đề thành câu độc lập”.........................11 II. Cách sửa: Bỏ dấu chấm thay bằng dấu phẩy...................................................11 III. Hãy dịch các câu trong mục II sang tiếng Anh...............................................11 IV. Bài tập ứng dụng .............................................................................................11 Vấn đề 6: Câu chủ động và bị động...............................................................................13 I. Cấu trúc câu bị động ...........................................................................................13 II. Bài tập ứng dụng .............................................................................................13 III. Cách nhận dạng câu bị động tiếng Việt...........................................................14 IV. Bài tập ứng dụng .............................................................................................14 BÀI TẬP ỨNG DỤNG TỔNG HỢP (VỀ NHÀ)..........................................................18 PHẦN 2: BÌNH LUẬN CÁC BÀI DỊCH CÓ SẴN......................................................22 PHẦN 3 BÀI DỊCH ĐỌC THÊM.................................................................................37 TÀI LIỆU (ĐỀ NGHỊ) THAM KHẢO.........................................................................49 PHẦN 1: SÁU VẤN ĐỀ BIÊN DỊCH TỪ VIỆT SANG ANH (DỰA VÀO PHÂN TÍCH CẤU TRÚC NGỮ PHÁP CÂU TIẾNG VIỆT)1 Vấn đề 1: Trạng ngữ làm chủ ngữ I. Ví dụ về lỗi sai “trạng ngữ làm chủ ngữ” 1. Theo tôi có đề nghị nho nhỏ cho môn triết học, kinh tế chính trị. 2. Do hoàn cảnh nói trên cho thấy nó không còn cách nào khác. 3. Với những trở ngại này gây nên không ít khó khăn cho đội ta. 4. Cho đến nay vẫn làm cho tôi băn khoăn về vấn đề ấy. 5. Trên cơ sở những sự việc ấy cho phép cô kết luận rằng nó nhầm. 6. Sau sự cố đó đã gây nên nỗi bất bình trước sự vô trách nhiệm của họ. 7. Khi biết được những hậu quả của việc vừa làm đã khiến cho nó rất buồn. 8. Đứng trước tình hình ấy buộc đại đội trưởng đành phải ra lệnh xung phong, dù biết rằng sẽ thương vong rất nhiều. 9. Trong học kỳ vừa qua đã tiến hành bầu cử Ban chấp hành. 10.Trên tường treo hai bức tranh. II. Cách sửa: Bỏ các từ theo, với, bởi, vì , tại, cho ,đến, tận, tới, ra, vào, lên, xuống, đi, để, gần, như, mới, sắp, lại, về, trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau, thì, mà, là, hay có. Do vậy, các câu ví dụ trên đã được sửa đúng như sau: 1. Tôi có đề nghị nho nhỏ cho môn triết học và kinh tế chính trị. 2. a. Hoàn cảnh nói trên cho thấy nó không còn cách nào khác. b. Do hoàn cảnh nói trên, chúng ta thấy nó không còn cách nào khác. 3. a. Do những trở ngại này, đội ta gặp không ít khó khăn. b. Những trở ngại này gây không ít cho đội ta. 4. a. Cho đến nay vấn đề ấy vẫn làm cho tôi băn khoăn. b. Cho đến nay tôi vẫn băn khoăn về vấn đề ấy. 5. a. Trên cơ sở những sự việc ấy, cô kết luận rằng nó nhầm. b. Những sự việc ấy cho phép cô kết luận rằng nó nhầm. 6. Sự cố đó đã gây nên nỗi bất bình vì họ vô trách nhiệm. 7. a. Khi biết được những hậu quả của việc vừa làm, nó rất buồn. b. Những hậu quả của việc vừa làm đã khiến cho nó rất buồn. 8. Trong học kỳ vừa qua đã có một cuộc bầu cử Ban chấp hành. 1 Các phân tích và ví dụ được trích từ Cao Xuân Hạo, Lý Tùng Hiếu, Nguyễn Kiên Trường, Võ Xuân Trang và Trần Thị Tuyết Mai. (2005). Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 2 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn