Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- GVC.MSC. ĐẶNG QUÝ, PGS.TS. ĐỖ VĂN DŨNG, GVC.TS. DƯƠNG TUẤN TÙNG GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ Ô TÔ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2021
  2. 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Nền công nghiệp chế tạo ô tô trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ở Việt nam, trong thời gian không lâu nữa từ tình trạng lắp ráp xe hiện nay, chúng ta sẽ tiến đến tự chế tạo ô tô. Bởi vậy, việc đào tạo đội ngũ kỹ sư có trình độ đáp ứng được những đòi hỏi của ngành công nghệ, chế tạo và sửa chữa ô tô là một nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách. Để phục vụ cho mục đích lâu dài nêu trên và trước mắt để đáp ứng cho chương trình đào tạo theo hướng công nghệ ô tô, Khoa Cơ khí động lực của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật đã phân công các cán bộ giảng dạy biên soạn giáo trình Thiết kế ô tô dùng cho hệ đại học. Giáo trình này có 10 chương, bao gồm: Tổng quan về thiết kế ô tô, khái quát chung về ô tô, các chế độ tải trọng khi xe hoạt động, hệ thống truyền lực, các cầu xe, các hệ thống treo, lái, phanh. “Thiết kế ô tô” là môn học chuyên ngành quan trọng ở năm cuối. Bởi vậy, trước khi học môn này, sinh viên phải học trước các môn sau “Cơ lý thuyết”, “Sức bền vật liệu”, “Chi tiết máy”, “Cấu tạo ô tô”, “Nguyên lý động cơ đốt trong” và “Lý thuyết ô tô”. Giáo trình này đề cập đến những vấn đề cơ bản quan trọng của môn học, phù hợp với chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với ngành Công nghệ ô tô. Nội dung kiến thức ở giáo trình này nhằm trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cụm, chi tiết và các hệ thống thuộc gầm ô tô, những tính toán cơ bản về động học và động lực học của các cụm và các hệ thống, từ đó làm cơ sở cho những hoạt động nghề nghiệp thuộc lĩnh vực sửa chữa, lắp ráp, kiểm định và thiết kế cải tiến những mẫu xe mới. Do lần đầu xuất bản và thời gian có hạn, bởi vậy giáo trình này chắc sẽ có chỗ chưa hoàn thiện và thiếu sót. Rất mong các bạn đọc góp ý để lần tái bản sau có chất lượng tốt hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Người biên soạn: GVC.MSc. Đặng Quý PGS.TS. Đỗ văn Dũng GVC.TS. Dương Tuấn Tùng 3
  4. 4
  5. MỤC LỤC . Trang Lời nói đầu..................................................................................................3 Mục lục.......................................................................................................5 Ký hiệu và đơn vị đo cơ bản.....................................................................11 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ Ô TÔ.............................13 Mục tiêu....................................................................................................13 1.1. Khái quát chung về thiết kế ô tô........................................................14 1.2. Trình tự trong tính toán và thiết kế ô tô.............................................14 1.2.1. Những yêu cầu chung khi thiết kế ô tô......................................14 1.2.2. Tính toán các thông số cơ bản của hệ thống động lực ô tô......15 1.3. Khái quát về tính toán thiết kế hệ thống truyền lực...........................19 1.4. Khái quát về tính toán thiết kế hệ thống phanh.................................20 1.5. Khái quát về tính toán thiết kế hệ thống treo.....................................20 1.5.1. Bộ phận dẫn hướng (Cơ cấu hướng)........................................21 1.5.2. Bộ phận đàn hồi........................................................................21 1.5.3. Bộ phận giảm chấn...................................................................21 1.6. Khái quát về tính toán thiết kế hệ thống lái.......................................21 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ Ô TÔ...................................23 Mục tiêu....................................................................................................23 2.1. Phân loại ô tô.....................................................................................24 2.2. Các yêu cầu đối với ô tô.....................................................................25 2.2.1. Các yêu cầu về thiết kế, chế tạo................................................25 2.2.2. Các yêu cầu về sử dụng............................................................25 2.2.3. Các yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa.......................................25 2.3. Các thông số của ô tô.........................................................................26 2.3.1. Các thông số kích thước............................................................26 2.3.2. Các thông số trọng lượng.........................................................27 1.4. Bố trí chung trên ô tô.........................................................................28 2.4.1. Bố trí động cơ trên ô tô.............................................................29 2.4.2. Bố trí hệ thống truyền lực trên ô tô...........................................32 CHƯƠNG 3: TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN CÁC CỤM VÀ CHI TIẾT CỦA Ô TÔ.....................................................................................38 5
  6. Mục tiêu....................................................................................................38 3.1. Khái niệm về các loại tải trọng..........................................................39 3.2. Những trường hợp sinh ra tải trọng động..........................................40 3.2.1. Đóng ly hợp đột ngột................................................................40 3.2.2. Không mở ly hợp khi phanh......................................................41 3.2.3. Phanh đột ngột khi xe đang chạy bằng phanh tay....................44 3.2.4. Xe chuyển động trên đường không bằng phẳng.......................46 3.3. Tải trọng dùng trong tính toán các cụm và chi tiết của gầm ô tô.......48 3.3.1. Tải trọng tính toán dùng cho hệ thống truyền lực....................48 3.3.2. Tải trọng tính toán dùng cho hệ thống phanh..........................49 3.3.3. Tải trọng tính toán dùng cho hệ thống treo và cầu...................50 3.3.4. Tải trọng tính toán dùng cho hệ thống lái................................51 CHƯƠNG 4: LY HỢP............................................................................53 Mục tiêu....................................................................................................53 4.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu...........................................................54 4.1.1. Công dụng.................................................................................54 4.1.2. Phân loại...................................................................................54 4.1.3. Yêu cầu......................................................................................54 4.2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của ly hợp ma sát....................55 4.2.1. Sơ đồ cấu tạo............................................................................55 4.2.2. Nguyên lý làm việc của ly hợp ma sát.......................................55 4.3. Công trượt sinh ra trong quá trình đóng ly hợp.................................56 4.3.1. Quá trình đóng ly hợp...............................................................56 4.3.2. Tính toán xác định công trượt...................................................58 4.4. Xác định kích thước cơ bản, tính toán hao mòn và nhiệt độ của ly hợp..................................................................................................61 4.4.1. Xác định kích thước cơ bản của ly hợp.....................................61 4.4.2. Tính toán độ hao mòn của ly hợp.............................................65 4.4.3. Tính toán nhiệt độ của ly hợp...................................................66 4.5. Ly hợp thủy động...............................................................................67 4.5.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc..................................................67 4.5.2. Tính toán ly hợp thủy động.......................................................68 4.5.3. Đường đặc tính của ly hợp thủy động.......................................71 6
  7. CHƯƠNG 5: HỘP SỐ VÀ HỘP PHÂN PHỐI....................................73 Mục tiêu....................................................................................................73 5.1. Hộp số có cấp.....................................................................................74 5.1.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại.................................................74 5.1.2. Sơ đồ động học và nguyên lý làm việc của các loại hộp số......75 5.1.3. Trình tự tính toán hộp số có cấp...............................................77 5.1.4. Tính toán các thông số hình học của bánh răng hộp số...........77 5.1.5. Bộ đồng tốc...............................................................................85 5.2. Hộp số tự động..................................................................................85 5.2.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại.................................................85 5.2.2. Khái quát về hộp số tự động.....................................................85 5.2.3. Biến mômen thủy lực.................................................................94 5.2.4. Hộp số hành tinh.....................................................................102 5.2.5. Hệ thống điều khiển hộp số tự động.......................................117 5.3. Hộp phân phối..................................................................................122 5.3.1. Nguyên tắc phân phối công suất cho các cầu của xe nhiều cầu chủ động. .........................................................................122 5.3.2. Sơ đồ động học của các loại hộp phân phối...........................127 CHƯƠNG 6: TRUYỀN ĐỘNG CÁC ĐĂNG.....................................129 Mục tiêu..................................................................................................129 6.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại.........................................................130 6.1.1. Công dụng...............................................................................130 6.1.2. Yêu cầu....................................................................................130 6.1.3. Phân loại.................................................................................130 6.2. Động học của cơ cấu các đăng.........................................................131 6.2.1. Cơ cấu các đăng đơn..............................................................131 6.2.2. Cơ cấu các đăng kép...............................................................134 6.2.3. Khớp các đăng kép đồng tốc...................................................135 6.2.4. Khớp các đăng đồng tốc loại bi..............................................136 6.3. Số vòng quay nguy hiểm của trục các đăng.....................................140 CHƯƠNG 7: CẦU CHỦ ĐỘNG.........................................................144 Mục tiêu..................................................................................................144 7.1. Sơ đồ động học của bộ truyền lực trong cầu chủ động....................145 7
  8. 7.1.1 Cầu chủ động không dẫn hướng..............................................145 7.1.2. Cầu chủ động dẫn hướng........................................................145 7.2. Truyền lực chính..............................................................................146 7.2.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại...............................................146 7.2.2. Tính toán kích thước truyền lực chính....................................147 7.2.3. Độ cứng vững và độ bền của truyền lực chính.......................149 7.2.4. Truyền lực cạnh.......................................................................152 7.3. Vi sai................................................................................................154 7.3.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại...............................................154 7.3.2. Động học và động lực học của vi sai bánh răng nón.............156 7.3.3. Hệ số hãm và hệ số gài vi sai..................................................160 7.3.4. Sơ đồ động học của một số loại vi sai khác............................164 7.4. Bán trục............................................................................................165 7.4.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại...............................................165 7.4.2. Xác định các lực tác dụng lên bán trục..................................167 7.4.3. Tính toán các bán trục theo bền.............................................172 CHƯƠNG 8: HỆ THỐNG PHANH....................................................176 Mục tiêu..................................................................................................176 8.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại.........................................................177 8.1.1. Công dụng...............................................................................177 8.1.2. Yêu cầu....................................................................................177 8.1.3. Phân loại.................................................................................178 8.2. Sơ đồ cấu tạo các hệ thống phanh....................................................178 8.2.1. Sơ đồ cấu tạo hệ thống phanh dầu..........................................179 8.2.2. Sơ đồ cấu tạo hệ thống phanh khí...........................................181 8.2.3. Sơ đồ cấu tạo hệ thống phanh thủy khí...................................185 8.3. Tính toán mômen phanh cần thiết tại các cơ cấu phanh..................186 8.4. Tính toán cơ cấu phanh guốc...........................................................188 8.4.1. Quy luật phân bố áp suất trên má phanh................................188 8.4.2. Tính toán cơ cấu phanh..........................................................191 8.4.3. Phanh êm dịu và ổn định của ô tô khi phanh (hiện tượng tự siết).....................................................................................202 8.5. Tính toán truyền động phanh...........................................................203 8.5.1. Truyền động phanh bằng cơ khí..............................................203 8
  9. 8.5.2. Truyền động phanh bằng chất lỏng (dầu)...............................206 8.5.3. Truyền động phanh bằng khí nén............................................209 8.6. Hệ thống phanh chống hãm cứng ABS............................................214 8.6.1. Nguyên lý làm việc..................................................................214 8.6.2. Sơ đồ cấu tạo cụm van phân phối áp suất dầu.......................216 CHƯƠNG 9: HỆ THỐNG TREO.......................................................222 Mục tiêu..................................................................................................222 9.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại.........................................................223 9.1.1. Công dụng...............................................................................223 9.1.2. Yêu cầu....................................................................................224 9.1.3. Phân loại.................................................................................224 9.2. Bộ phận dẫn hướng .........................................................................225 9.2.1. Cấu tạo các cơ cấu hướng ở hệ thống treo độc lập ...............225 9.2.2. Cấu tạo các cơ cấu hướng ở hệ thống treo phụ thuộc............228 9.3. Bộ phận đàn hồi...............................................................................230 9.3.1. Đường đặc tính đàn hồi của hệ thống treo.............................230 9.3.2. Tính toán nhíp đặt dọc............................................................234 9.3.3. Tính các chi tiết của nhíp........................................................249 9.4. Bộ phận giảm chấn...........................................................................251 9.4.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại...............................................251 9.4.2. Nguyên lý làm việc của các loại giảm chấn thủy lực..............252 9.4.3. Đường đặc tính của giảm chấn thủy lực.................................255 9.5. Lựa chọn đặc tính của hệ thống treo theo quan điểm êm dịu và động lực học................................................................................256 CHƯƠNG 10: HỆ THỐNG LÁI.........................................................261 Mục tiêu..................................................................................................261 10.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại.......................................................262 10.1.1. Công dụng.............................................................................262 10.1.2. Yêu cầu..................................................................................262 10.1.3. Phân loại...............................................................................262 10.2. Kết cấu của hệ thống lái.................................................................263 10.2.1. Sơ đồ cấu tạo của hệ thống lái..............................................263 10.2.2. Cơ cấu lái..............................................................................264 9
  10. 10.2.3. Truyền động lái.....................................................................269 10.3. Các tỉ số truyền của hệ thống lái....................................................271 10.3.1. Tỉ số truyền của cơ cấu lái i...............................................271 10.3.2. Tỉ số truyền của dẫn động lái id............................................272 10.3.3. Tỉ số truyền theo góc của hệ thống lái ig...............................272 10.3.4. Tỉ số truyền lực của hệ thống lái il........................................272 10.4. Xác định lực cực đại tác dụng lên vô lăng.....................................273 10.5. Tính toán hình thang lái.................................................................276 10.5.1. Động học của hình thang lái.................................................276 10.5.2. Tính toán kiểm tra hình thang lái.........................................277 10.6. Phối hợp động học giữa hệ thống treo và hệ thống lái..................279 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................281 10
  11. KÝ HIỆU VÀ ĐƠN VỊ ĐO CƠ BẢN Ký Hệ số chuyển đổi giữa đơn Đại lượng Đơn vị hiệu vị cơ bản và đơn vị cũ Chiều dài l m 1 inch = 2,54 cm = 0,0254 m Vận tốc dài v m/s 1 m/s = 3,6 km/h Vận tốc góc ω rad/s Số vòng quay n vg/ph Gia tốc j m/s2 Gia tốc góc e rad/s2 Lực F N 1N ≈ 0,1kG Trọng lượng G N 103 N ≈ 102 kG ≈ 0,1 tấn Khối lượng m kg Áp suất q N/m2 1 N/m2 = 1 Pa = 10-5 kG/cm2 Ứng suất s N/m2 1 MN/m2 ≈ 10 kG/cm2 1Nm ≈ 10 kGcm ≈ 0,1 Mômen quay M Nm kGm Công L J 1 J = 1 Nm ≈ 0,1 kGm 1 W = 1 J/s ≈ 0,1 kGm/s Công suất P W 1 W ≈ 1/736 m.l (mã lực) T = t + 2730 Nhiệt độ T 0 K (T: độ Kenvin, t: độ Xenxiut) Nhiệt lượng Q J 1 J ≈ 2,4.10-3 kcal Nhiệt dung 1 J/kgđộ ≈ 2,4.10-3 kcal/ C J/kgđộ riêng kgđộ Thời gian t s 11
  12. 12
  13. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ Ô TÔ Mục tiêu: Sau khi học xong chương trình này sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được khái quát chung về thiết kế ô tô. 2. Nêu được các trình tự trong tính toán và thiết kế ô tô. 3. Trình bày được khái quát về tính toán thiết kế hệ thống truyền lực. 4. Trình bày được khái quát về tính toán thiết kế hệ thống phanh. 5. Trình bày được khái quát về tính toán thiết kế hệ thống treo. 6. Trình bày được khái quát về tính toán thiết kế hệ thống lái. 13
  14. 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THIẾT KẾ Ô TÔ Nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng đường bộ trên thế giới ngày càng tăng. Không những thế các yêu cầu về tính tiện nghi, an toàn, kinh tế và thẩm mỹ ngày càng cao hơn và khắt khe hơn nhằm cạnh tranh với các phương thức vận chuyển bằng đường sắt và đường hàng không. Đứng trước những yêu cầu cấp bách đó, đòi hỏi các kỹ sư ô tô phải tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo để thiết kế và chế tạo ra những mẫu xe mới có các tính năng vượt trội so với các mẫu xe cũ cùng chủng loại. Khi nghiên cứu để thiết kế, chế tạo ra các mẫu xe mới hoặc cải tạo, cải tiến một mẫu xe cũ, chúng ta phải đi theo thứ tự sau đây: 1. Dựa trên các yêu cầu sử dụng, điều kiện môi trường hoạt động, có tính đến khả năng công nghệ của nhà máy và giá thành cho chi phí để chế tạo, chúng ta phải phân tích ưu điểm và nhược điểm của từng phương án kết cấu, thiết kế và chế tạo. 2. Tiến hành xây dựng mô hình động lực học của từng chi tiết và của cả mẫu xe mới. 3. Xác định chế độ tải trọng tác dụng lên mô hình động lực học. 4. Lựa chọn phương pháp tính toán độ bền, từ đó xác định ra các thông số cơ bản. 5. Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vận hành của xe. 6. Kiểm tra sơ bộ các đặc tính động lực học của mẫu xe mới thông qua các phần mềm mô phỏng trên máy tính. 1.2. TRÌNH TỰ TRONG TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ Ô TÔ 1.2.1. Những yêu cầu chung khi thiết kế ô tô - Xe phải mang tính hiện đại, các bộ phận và tổng thành trên xe phải có kết cấu hiện đại, kích thước nhỏ gọn, bố trí hợp lý phù hợp với các điều kiện đường xá và khí hậu. - Thân xe phải đẹp, phù hợp với yêu cầu về thẩm mỹ công nghiệp và thẩm mỹ người tiêu dùng. 14
  15. - Vật liệu chế tạo các chi tiết phải có độ bền cao, độ chống mòn, chống gỉ cao, nhằm nâng cao độ tin cậy và tuổi thọ của xe. Nên tăng tỷ lệ vật liệu nhẹ để giảm tự trọng của xe. - Kết cấu và hình dạng của các chi tiết phải có tính công nghệ cao, dễ gia công, số lượng các nguyên công trong quy trình công nghệ chế tạo càng ít càng tốt. 1.2.1.1. Những yêu cầu khi thiết kế xe ô tô con và xe chở khách Ngoài những yêu cầu chung đã nêu ở mục 1.2.1 thì đối với xe ô tô con và xe chở khách còn có những yêu cầu riêng sau đây: - Xe phải có đặc tính động lực học cao, tức là: khả năng đạt tốc độ cực đại, khả năng tăng tốc và khả năng leo dốc tốt nhất có thể có được. - Xe phải có độ ổn định và độ an toàn cao ở các loại đường. - Xe phải có tính tiện nghi và độ êm dịu cao. - Xe phải có tính kinh tế và tiêu hao ít nhiên liệu. 1.2.1.2. Những yêu cầu khi thiết kế ô tô tải Ngoài những yêu cầu chung đã nêu ở mục 1.2.1 thì đối với xe ô tô tải còn có những yêu cầu riêng sau đây: - Xe phải có khả năng kéo, bám tốt ở các loại đường xấu. - Xe phải có khả năng cơ động cao. - Xe phải có độ ổn định và độ an toàn cao. - Xe phải có tính kinh tế cao, giảm tối đa tự trọng của xe và tiêu hao ít nhiên liệu. 1.2.2. Tính toán các thông số cơ bản của hệ thống động lực ô tô 1.2.2.1. Các dạng thông số Khi tính toán sức kéo của ô tô, người thiết kế cần phải phân biệt 3 dạng thông số: - Các thông số cho trước - Các thông số chọn - Các thông số tính toán. 15
  16.  Các thông số cho trước: - Loại ô tô: ô tô tải, ô tô chở khách, ô tô con (một cầu chủ động hoặc nhiều cầu chủ động). - Trọng tải hữu ích Ge hoặc số lượng hành khách. - Vận tốc lớn nhất của ô tô vmax ở số truyền cao nhất. - Hệ số cản của mặt đường  tương ứng với vận tốc cực đại. - Hệ số cản lớn nhất của mặt đường mà xe có thể khắc phục được ở số 1 là max. - Loại động cơ dùng trên ô tô (động cơ xăng hoặc động cơ diesel). - Loại hệ thống truyền lực. + Lưu ý: khi thiết kế ô tô vận tải thì hệ số cản tổng cộng của mặt đường  cần cho lớn hơn một ít so với  khi ô tô chuyển động ứng với vận tốc cực đại để có thêm một phần dự trữ công suất nhằm cho ô tô chuyển động được ổn định ở vận tốc cực đại. Thông thường chọn  = 0,025 ÷ 0,035. Như vậy, khi cho hệ số cản lăn f = 0,02 thì ô tô còn có thể khắc phục được độ dốc i = 0,005 ÷ 0,015 khi chuyển động ở vận tốc cực đại vmax. Đối với ô tô con, hệ số cản tổng cộng của mặt đường khi chuyển động với vận tốc cực đại chọn bằng hệ số cản lăn f, nghĩa là vận tốc cực đại chỉ đạt được khi chuyển động trên đường bằng i = 0.  Các thông số chọn: - Trọng lượng bản thân của ô tô G0. - Hệ số cản không khí Cx và diện tích cản chính diện của ô tô S hoặc nhân tố cản không khí W = 0,625 Cx S. - Trọng lượng phân bố ra các cầu ô tô khi không có tải G01, G02 và khi có đầy tải G1, G2. - Vận tốc góc của trục khuỷu động cơ ứng với Pemax là . - Hiệu suất cơ khí của hệ thống truyền lực ηt. 16
  17. Các thông số chọn dựa trên các điều kiện sử dụng thực tế, các số liệu thí nghiệm và trên cơ sở các ô tô mẫu sẵn có cùng loại.  Các thông số tính toán: Trong tính toán sức kéo của ô tô, khi thiết kế: các thông số cần xác định gồm: - Công suất thiết kế (công suất danh định) của động cơ Ped. - Thể tích công tác của động cơ Vc. - Tỉ số truyền của truyền lực chính io. - Số lượng số truyền n và tỉ số truyền ihi của hộp số, của hộp phân phối hoặc hộp số phụ ip. 1.2.2.2. Trình tự tính toán các thông số cơ bản 1.2.2.2.1. Xác định trọng lượng toàn bộ của ô tô G  Đối với ô tô con và ô tô chở khách: G = Go + nh.Gh + Ghl Ở đây: Go - Trọng lượng bản thân ô tô. Gh - Trọng lượng của một hành khách. Ghl - Trọng lượng của hành lý. nh - Số lượng hành khách kể cả người lái và phụ xe (nếu có).  Đối với ô tô vận tải: G = G0 + ncGn + Ghh Ở đây: G0 - Trọng lượng bản thân ô tô. Gn - Trọng lượng của một người. Ghh - Trọng lượng của hàng hóa chở trên xe. nc - Số chỗ ngồi trong buồng lái. 1.2.2.2.2. Chọn lốp cho ô tô  Đối với ô tô con: Thông thường trọng lượng phân bố lên cầu trước và cầu sau ở xe con (G1 = G2), bởi vậy ta có thể chọn các lốp như nhau cho cả hai cầu. 17
  18.  Đối với ô tô khách và ô tô tải loại 4x2: Khi chở đầy tải theo thiết kế thì thông thường trọng lượng phân bố ra cầu trước khoảng 25 ÷ 30% trọng lượng toàn bộ của xe, còn phân bố ra cầu sau khoảng 70 ÷ 75% trọng lượng toàn bộ của xe, tức là: G1 = (0,25 ÷ 0,3)G G2 = (0,7 ÷ 0,75)G Cần chú ý rằng, ở xe 2 cầu thì cầu chủ động sau thông thường có 04 bánh xe (loại ô tô 4x2). Tuy nhiên, theo các tài liệu thí nghiệm thì thường trọng lượng tác dụng lên mỗi lốp sau lớn hơn so với lốp trước, bởi vậy ta chọn lốp sau để bố trí cho lốp ở cả hai cầu. Sau khi đã chọn được lốp, chúng ra sẽ tính được bán kính làm việc trung bình rb của bánh xe. 1.2.2.2.3. Xác định công suất lớn nhất của động cơ Xin xem ở giáo trình Lý thuyết ô tô, Chương 5 (tác giả: GVC.MSc. Đặng Quý, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, năm 2012). 1.2.2.2.4. Xác định thể tích công tác của động cơ Thể tích công tác của động cơ được tính theo công thức sau: Ở đây: - Số vòng quay của động cơ ứng với công suất cực đại. - Áp suất hữu ích trung bình ứng với công suất cực đại của động cơ. = 0,45 ÷ 0,6 MPa. z - Số kì của động cơ. 1.2.2.2.5. Xác định tỉ số truyền cực đại và cực tiểu của hệ thống truyền lực Xin xem ở giáo trình Lý thuyết ô tô, Chương 5 (tác giả: GVC.MSc. Đặng Quý, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2012). 18
  19. 1.2.2.2.6. Xác định tỉ số truyền của truyền lực chính Xin xem ở giáo trình Lý thuyết ô tô, Chương 5 (tác giả: GVC.MSc. Đặng Quý, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2012). 1.2.2.2.7. Xác định số lượng tỉ số truyền, tỉ số truyền ở các tay số, của hộp số, hộp số phụ hoặc hộp phân phối Xin xem ở giáo trình Lý thuyết ô tô, Chương 5 (tác giả: GVC.MSc. Đặng Quý, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2012). 1.2.2.2.8. Xác định tỉ số truyền của số lùi Xin xem ở giáo trình Lý thuyết ô tô, Chương 5 (tác giả: GVC.MSc. Đặng Quý, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2012). Trong giáo trình này chỉ đề cập đến tính toán thiết kế hệ thống truyền lực, hệ thống phanh, treo và lái của ô tô; còn phần tính toán thiết kế động cơ đã được viết ở một giáo trình khác. 1.3. KHÁI QUÁT VỀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực là truyền năng lượng từ động cơ đến các bánh xe chủ động. Trong quá trình truyền năng lượng, hệ thống truyền lực phải tăng được mômen xoắn của động cơ lên để tạo ra lực kéo lớn hơn hoặc bằng tổng các lực cản tác dụng lên ô tô thay đổi liên tục. Hiệu suất của hệ thống truyền lực phải lớn. Thứ tự tính toán thiết kế hệ thống truyền lực có thể chia ra hai bước lớn như sau: 1) Xác định tỉ số truyền chung của cả hệ thống truyền lực nhằm đảm bảo các tính chất động lực học của ô tô, đảm bảo khả năng kéo và tính kinh tế của ô tô đối với điều kiện làm việc đã cho. 2) Xác định kích thước của các chi tiết trong hệ thống truyền lực. Hai bước lớn trên đây được cụ thể hóa theo các bước chi tiết như sau: + Trên cơ sở của điều kiện kỹ thuật và sử dụng đã cho trước, kết hợp với điều kiện chế tạo, chúng ta chọn sơ đồ động học của cả hệ thống truyền lực, của hộp số và dự kiến luôn số cấp của hộp số. 19
  20. + Tiến hành tính toán lực kéo của ô tô, xác định tỉ số truyền chung của cả hệ thống truyền lực khi gài các số khác nhau. + Phân chia tỉ số truyền của hệ thống truyền lực theo từng cụm (hộp số, hộp số phụ, truyền lực chính, truyền lực cuối). + Xác định tỉ số truyền của hộp số ở các tay số. + Xác định kích thước của các chi tiết, tiến hành bố trí toàn bộ hệ thống truyền lực và kiểm tra sự liên quan làm việc giữa các bộ phận và chi tiết với nhau. 1.4. KHÁI QUÁT VỀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH Nhiệm vụ của hệ thống phanh là để giảm tốc độ của ô tô cho đến khi dừng hẳn hoặc giảm đến một tốc độ nhất định nào đó. Mặt khác nó còn dùng để giữ cho ô tô đứng yên ở các dốc. Như vậy hệ thống phanh đảm bảo ổn định và an toàn cho ô tô khi chuyển động và cả khi đứng yên. Trình tự tính toán thiết kế hệ thống phanh như sau: + Trên cơ sở độ lớn mômen phanh cầu sinh ra ở các cơ cấu phanh đủ để dừng xe lại trong khoảng thời gian ngắn nhất theo điều kiện bám, chúng ta sẽ tính được các lực tác dụng lên các chi tiết của cơ cấu phanh. Từ đó chúng ta sẽ xác định được kích thước các chi tiết của cơ cấu phanh hoặc tính toán kiểm tra độ bền các chi tiết của hệ thống phanh. + Dựa trên độ lớn các lực tác dụng lên các chi tiết của các cơ cấu phanh chúng ta sẽ tính toán thiết kế được truyền động phanh hoặc tính toán kiểm tra độ bền các chi tiết của nó. 1.5. KHÁI QUÁT VỀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG TREO Nhiệm vụ của hệ thống treo là phải thực hiện được hai yêu cầu cơ bản sau đây: + Đảm bảo độ êm dịu tốt khi ô tô chuyển động. + Đảm bảo yêu cầu về động lực học và an toàn chuyển động của ô tô. Hệ thống treo của ô tô có ba bộ phận đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau. Đó là bộ phận dẫn hướng, bộ phận đàn hồi và bộ phận giảm chấn. 20
nguon tai.lieu . vn