Xem mẫu

  1. Chương 3 HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 3.1. GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TRÊN TTCK TẬP TRUNG - SỞ GIAO DỊCH 3.1.1. Khái niệm và cơ cấu tổ chức SGDCK 3.1.1.1. Khải niệm Sở giao dịch chứng khoán (Securíties Exchange / Bourse) là một TTCK có tổ chức, được điều khiển ở trình độ cao và hoạt động của nó gắn với một không gian, địa điểm nhất định. Sở giao dịch chứng khoán là nơi gặp gỡ giữa các nhà môi giới chứng khoán để thoả thuận, thương lượng, đấu giá mua bán chứng khoán, là cơ quan phục vụ cho các hoạt động giao dịch mua bàn chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán là một tổ chức cung cấp các phương tiện, dịch vụ, .cơ sở vật chất... cho những nhà môi giới chứng khoán họặc những thành viên giao dịch để mua bán chuyển nhượng chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán là một định chế có chức năng tổ chức thực hiện và quận lí các giao dịch chứng khoán của các đơn vị thành viên của TTCK tập trung. Đặc điểm của SGDCK: - SGDCK là một định chế / một tố chức / một cơ quan phục vụ cho việc giao dịch các loại chứng khoán. Đe thực hiện chức riăng này sở có nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức bộ máy nhân sự... phù họp với trình độ và quy mô phát triển của thị trường nhằm phục vụ các giao dịch mua bán chứng khoán của các đơn vị thành viêr được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả. Ngoài ra SGD cŨJg 119
  2. cung cấp toàn bộ cơ sở, vật chất kỹ thuật cho việc phát hành, chuyển đổi các loại chứng khoán, các công cụ tài "chính liên quan đến chứng khoán và các sự kiện về vốn như thu nhập (income), cổ tức (divident)... - .Các chứng khoán được giao dịch trên SGDCK bao gồm: cổ phiếu được phát hành bởi các công ty, các chứng chỉ quỹ, trái phiếu và các sản phẩm đầu tư khác. Đe một loại chứng khoán có thể mua bán trên SGD thì chứng khoán đó phải hoàn tất thủ tục niêm yết trên SGDCK. - SGDCK là bộ phận quan trọng nhất của TTCK, nó không phải là một pháp nhân kinh doanh chứng khoán, tuyệt nhiên không mua vào và cũng không bán ra bấx kỳ một loại chứng khoán nào đang giao dịch trên thị trường. - Tùy theo sự phát triển của thị trường và cơ chế quản lí của nhà nước mà sở giao dịch được tổ chức theo một hình thức nhất định như : đơn vị sự nghiệp có thu, doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần)... Thông thường, SGDCK là một tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động theo qui định của pháp luật, tự chủ về tài chính. TỔ 3.1.1.2. chức sở giao dịch chứng khoán • Hình thức tổ chức SGD - Hình thái sơ khai ban đầu của SGDCK là các câu lạc bộ mini. Câu lạc bộ là nơi mà các thương gia, sau này là những người kinh doanh, môi giới chứng khoán gặp gỡ để giao dịch. Ở đó đó họ thống nhất với nhau những nội dung có tính chất quy ước liên quan tới các giao dịch chứng khoán. Họat động của câu lạc bộ này không với tư cách một pháp nhân và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường nói chung cũng như các giao dịch chứng khoán nói riêng, hình thái câu lạc bộ mini đã dần bị thay thế bởi các hình thức ưu việt hơn. ■ - Hĩnh thức sở hữu thành viên'. Được tổ chức như một công ty rNHH trong đó thành viên góp vốn và sở hữu là các CTCK. Các ÍTCK thành viên sẽ cử rạ HĐQT để quản lý và điều hành cáồ hoạt 126
  3. động của sở. Thuộc hình thức này là các SGDCK Hàn Qụốc, New York, Tokyo, Thai Lan,... - Hình thức công ty cổ phần-. Được tổ chức như một công ty cổ phần đặc biệt. Cổ đông chủ yếu là các CTCK thành viên, ngoài ra còn có cổ đông là các ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm. Thuộc hình thức này là các SGDCK Đức, Malaixia, London, Hongkong,... - Hĩnh thức sở hữu nhà nước. Với hình thức sở hữu này, Nhà nước sở hữu phàn lớn hoặc toàn bộ tài sản của SGDCK. Nhà nước cử đại diện trực tiếp tham gia quản lý và điều hành các hoạt động của SGDCK. Thuộc hình thức này là các SGDCK Istalbul, Warsarwar,... Chức năng cơ bản nhất của SGDCK là tổ chức các hoạt động giao dịch chứng khoán. Vì vậy hầu hết các SGDCK đềũ được tổ chức theo mô hình dưới đây: • Cơ cẩu tổ chức của SGDCK X * 2 Sơ đô 3.1: Mô hình tô chức của sở giao dịch chứng khoán 121
  4. - Đại hội cổ đông'. Là cơ quan quyền lực cao nhất,và có toàn quyền trong việc đưa ra các quyết định liên quan tới hoạt động của SGDCK. - Hội đồng quản trị: Thành viên hội đồng quản trị bao gồm đại diện của các CTCK thành viên và một số các đại diện không phải là thành viên như tổ chức niêm yết, các nhà chuyên môn, nhà kinh doanh, chuyên gia luật và đại diện của Chính phủ. Chức năng, quyền hạn của hội đồng quản trị của SGDCK được thể hiện ở các nội dung: + Đình chỉ và rút giấy phép thành viên. + Chấp nhận, đình chỉ hoặc hủy bỏ niêm yết chứng khoán. + Phê chuẩn kế hoạch và ngân sách hàng năm của SGDCK. +. Xây dựng, ban hành và sửa đổi các quy chế hoạt động của SGDCK. + Giám sát hoạt động của các thành viên SGDCK. + Xử phạt các hành vi, vi phạm quy chế hoạt động của SGDCK. + ủy quyền cho tổng giám đốc SGD một số công việc điều hành hõạt động của SGDCK. Thông thường nhiệm kỳ của chủ tịch hội đông quản trị và ủy viên là giám đốc điều hành là 3-4 năm, nhiệm kỳ của các đại diện cho công chúng thường ngắn hơn. - Ban giám đốc điều hành'. Ban giám đốc điều hành bao gồm tổng giám đốc và các phó tọng giám đốc điều hành và phụ trách các lĩnh vực hốật động của SGDCK. Chức năng của ban giám đốc là trực tiếp điều hành các hoạt động thường nhật của SGDCK, giám sát hành vi của các thành viên, dự thảo các quy định và quy chế của SGDCK. Hoạt động của bart giám đốc được thực hiện một cách độc lập nhưng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của hội đông quản trị. 122
  5. - Bộ phận quản lý giao dịch: tổ chức và triển khai hoạt động trên các lĩnh vực cơ bản sau: '+ Tổ chức phân tích và báo cáo hoạt động và diễn biến của thị trường. + Duy trì sàn giao dịch và các' hệ thống trực thuộc sàn giao dịch. + Xây dựng và điều chỉnh thời gian giao dịch, biên độ giá, giá tham chiếu. + Quản lý các giao dịch chứng khoán. - Bộ phận quản lỷ niêm yết'. Thực hiện các chức năng: + Xây dựng và điều chỉnh hệ thống các tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán. + Kiểm tra, chấp nhận hoặc hủy bỏ niêm yết chứng khoán. + Phân tích các báo cáo tài chính của các tổ chức niêm yết. + Phân loại niêm yết chứng khoán theo nhóm ngành, xây dựng mã số chứng khoán niêm yết. + Đe nghị xử lý theo các hình thức khác nhau đối với các chứng khoán vi phạm chế độ niêm yết và các .quy định khác của SGDCK. + Thu phí niêm yết (bao gồm phí niêm yết lần đàu và phí quản lý niêm yết hàng năm). - Bộ phận quản lý thành viên: + Xem xét, chấp nhận, đình chỉ hoặc bãi miễn tư cách thành viên. + Phân loại thành viên. + Thu và quản lý thu phí thành viên và các quỹ khác theo quy định • hiện • hành. i + Tổ’chức phân tích và đánh giá hoạt động; của các thành viên. 123
  6. - Bộ phận công nghệ thông tin hoặc tin học: + Tổ chức nghiên cứu, lập kế hoạch và triển khai các chương trình phát triển hệ thống điện toán. + Tổ chức quản lý và vận hành hệ thống điện toán. + Tổ chức quản lý thông tin thị trường qua hệ thống điện tử, mạng Internet... Ngoài các bộ phận chức năng cơ bản trên, cơ cấu tổ chức của sở giao dịch chứng khoán còn bao gồm khối văn phòng, các tiểu ban hỗ trợ... 3.1.2. Thành viên của SGDCK Một SGDCK có thể có nhiều nhóm thành viên khác nhau, chẳng hạn như thành viên giao dịch, thành viên niêm yết, thành viên lưu ký... Trên TTCK, một tổ chức có thể được giữ một họặc nhiều trọng trách thành viên nêu trên. Tuy nhiên, khi nói đến thành viên của TTCK tập trung, người ta thường hiểu răng đố là thành viên giao dịch. Thành viên giao dịch của SGDCK là các tổ chức và cá nhân được chấp nhận là thành viên trực tiếp thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán tại SGDCK. Ở một số nước phát triển như Mỹ, EU thành viên giao dịch của SGDCK bao gồm cả tổ chức và cá nhân (các công ty môi giới chứng khoán, các chuyên gia, nhà môi giới độc lập, các nhà tạo thị trường...), trong khi đó, ở một số SGDCK của các nước khác chỉ chấp nhận thành viên là tổ chức. • Điều kiện để trở thành thành viển của SGDCK - Đối với thành viên là cá nhân: Với các nước khác nhau, tùy theo trình độ phát triển của nền kinh tế nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng cũng cơ chế hoạt động của thị trường mà có các quy định khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đối với thành viên là cá nhân phải thca mãn các điều kiện, tiêu chuẩn rihư sau: 124
  7. + Phải có chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán và phải được SGDCK chấp thuận và cấp phép hoạt động. + Có tư cách đạo đức, sức khoẻ tốt, có kiến thức kinh tế, tài chính, pháp luật và phải trải qua một khoá đào tạo về chứng khoán và TTCK. + Có đủ năng lực tài chính thể hiện bằng một trong các hình thức sau: ký quỹ; hoặc có tài sản thế chấp tại một tổ chức tín dụng được chỉ định; hoặc được một ngân hàng hay công ty tài chính đứng ra bảo lãnh. - Đối với thành viên là tẻ chức +.Phải có hồ sơ xin gia nhập SGDCK và được cấp phép hoạt động. + Phải có cơ sở vật chất kỹ thuật và lực lượng nhân sự cần thiết để hoạt động (trang thiết bị, phương tiện thông tin, đội ngũ cán bộ nhân viên môi giới,...) + Phải có vốn điều lệ đạt ở một mức nhất định theo quy định hiện hành. + Chấp hành đầy đủ các qui định, điều lệ của SGDCK. • Quyền hạn và trách nhiệm của thành viên - Bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng của SGDCK. - Trực tiếp thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán tại sàn giao dịch của SGDCK cho khách hàng. - Sử dụng các dịch vụ do SGDCK cung cấp như sử dụng các trang thiết bị, thông tin,... - Bầu đại biểu đại diện tham gia HĐQT của SGDCK. - Đóng lệ phí thành viên và tuân thủ các qui định của SGDCK. 3.1.3. Các nguyên tắc hoạt động của SGDCK 3.1.3.1. Nguyên tắc công khai Tất cả hoạt động trên TTCK đều phải đảm bảo tỉnh công khai. Chứng khoán là loại hàng hoá đặc biệt, người đầu tư không thể đánh giá được chất lượng và độ tin cậy của chứng khoán nếu như 125
  8. không có thông tin về nó. Do đó, TTCK phải được vận hành trên cơ sở thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác. Các thông tin cần phải được công khai: - Công khai về tổ chức niêm yết. Các tổ chức niêm yết phải có nghĩa vụ công khai hóa tất cả các nội dung liên quan tới sự ra đời, tồn tại và các định hướng, chiến lược phát triển của mình trước các nhà đầu tư của thị trường cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan. Các nội dung công khai bao gồm như : Tiểu sử, trình độ học ỵấn và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của ban lãnh đạo; tình hình họat động sản xuất kinh doanh; các kế hoạch huy động vốn và đầu tư; tình hình cổ tức hàng năm; những thay đổi về mặt nhân sự;... - Công khai về các diễn biến của thị trường. Tất cả các diễn biến của thị trường phải được cập nhật thường xuyên và công bố kịp thời như: tình hình giao dịch trong một phiên giao dịch, các chỉ số của thị trường, những sự thay đổi về cơ chế giao dịch của thị trường.. .và các thông tin cần thiết khác liên quan. Các thông tin phải công bố được thực hiện theo định kỳ và thông tin bất thường. Các yêu cầu về công khai thông tin: + Đầy đủ, chính xác: Thông tin đầy đủ, chính xác về CK&TTCK có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó giúp cho các nhà đầu tư từ đó có thể đưa ra các quyết định đúng, chuẩn xác để giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Ngược lại, nếu các thông tin không đầy đủ, không chính xác có thể dẫn tới các quyết định sai lầm của các nhà đầu tư trên thị trường. + Kịp thời: Đặc trưng của thị trường nói chung cũng như TTCK nói riêng là luôn tiềm ẩn những yếu tố không ổn định. Do sự chi phối của quan hệ cung cầu, quy luật cạnh tranh, tình hình kinh tế, chính trị vĩ mô thay đổi với một tần suất không nhỏ, nên nếu các thông tin không kịp thời dễ dan tới các quyết định sai lầm của các nhà đầu tư. + Dễ tiếp cận: Với yêu cầu này, hệ thống phươilg tiện công bố thông tin phải đa dạng để đáp ứng nhu cầu tiếp cận nhanh chóng của 126
  9. các nhà đầu tư và những chủ thể khác liên quan. Hệ thống các phương tiện bao gồm các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền thanh, truyền hình, báo chí, trang thông tin điện tử.và hệ thống mạng lưới thông tin của sở giao dịch chứng khoán. Nguyên tắc công khai có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng lòng tin của các nhà đầu tư đối với sự hiện diện của TTCK và đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân của họ. Đồng thời, nguyên tắc này buộc các chủ thể phải nâng cao trách nhiệm khi tham gia thị trường. 3.1.3.2. Nguyên tắc trung gian Các giao dịch trên TTCK tập trung không được thực hiện trực tiếp giữa các nhẵ đầu tư, mà phải thông qua các tổ chức trung gian 'hay các nhà môi giới. Các nhà môi giới thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng và hưởng hoa hồng. Đây là một nguyên tắc căn bản trong tổ chức và vận hành TTCK tập trung vừa bởi lý do khách quan, vừa bởi lý do chủ quan. + Lý do khách quan: Đối với các nhà đầu tư, nhất là những nhà đàu tư không chuyên nghiệp, những nhà đầu tư cá nhân khi mà họ không có đầy đủ những kiến thức, kinh nghiệm và các thông tin cần thiết.. .thì sự hiện diện của các trung gian môi giới trên thị trường là hoàn toàn cần thiết khách quan để họ ra được các quyết định đúng đắn. + Lý do chủ quan: Trên TTCK tập trung chỉ có các thạnh viên của thị trường mới được quyền trực tiếp giao dịch. Do vậy, các nhà đầu tư (trừ nhà đầu tư là các công ty chứng khoán) khi có nhu cầu giao dịch một loại chứng khoán nào đó phải nhất thiết thông qua một trung gian môi giới. Thực hiện nguyên tắc này, một mặt đảm bảo cho các chứng khoán được giao dịch trên thị trường là các chứng khoán có thực, hợp pháp, tránh sự giả mạo, lừa đảo trong giao dịch, mặt khác đảm bảo vai trò quản lý, kiểm soát cua cơ quan ,tổ chức thị trường và hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư chứng khoán. 127
  10. 3.1.3.3. Nguyên tắc đấu giá (hoặc khớp lệnh) Giả chứng khoán được xác định thông qua việc đấu giá giữa các nhà môi giới.hoặc so khớp giữa các lệnh mua và lệnh bán. Tất cả các thành viên tham gia thị trường đều không thể can thiệp trực tiếp vào việc ấn định giá. TTCK tập trung là loại thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả trên TTCK phải phản ánh được quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữạ các công ty. Do đó, để đảm bảo các yêu cầu này thi việc hình thành giá chứng khoán trên TTCK tập trung phải tuân theo nguyên tắc đấu giá / khớp lệnh. ► Các hình thức đấu giá/ khớp lệnh trên TTCK tập trung: • Theo hình thức, đấu giá bao gồm: + Đấu giá trực tiểp: Là hình thức đấu giá, theo đó các nhà môi giới đại diện cho khách hàng của mình trực tiếp gặp nhau (mặt đối mặt trên sàn giao dịch) để thương lượng thông qua một chuyên gia chứng khoán của thị trường. Đặc điểm: - Hệ thống giao dịch có sự xuất hiện của những nhà tạo lập thị trường (market markers /dealers) cho một số loại chứng khoán nào đó. Những nhà tạo lập thị trường có nghĩa vụ chào các mức giá mua và bán tốt nhất. - Giá thực hiện được xác định trên cơ sở cạnh tranh giữa những người tạo thị trường hưởng phần chênh lệch (spread) giữ giá mua và giá bán trong các giao dịch. + Đấu giá gián tiếp : Là hình thức đấu giá, theo đó các nhà môi giới đại diện cho khách hàng của mình thương lượng giá mua bán chứng khoán thông qua một chuyên gia chứng khoận của thị trường. Hình thức đấu giá này có những đặc điểm tương tự đấu giá trực tiếp chỉ khác ở chỗ các nhà môi giới không trực tiếp mặt đối mặt ở một địa điểm nhất định mà đấu giả qua các phương tiện truyền tin khác như gọi điện thoại, sử dụng mạng internet... 128
  11. + Đấu giả tự động (khớp lệnh)'. Là hình thức đấu giá được thực hiện thông qua hệ thống máy tính kết nối giữa máy chủ của SGDCK và hệ thống máy của các CTCK thành viên. Với hình thức này, thông qua hệ thống máy tính của các CTCK thành viên, các lệnh giao dịch của nhà đầu tư được cập nhật và truyền tới máy chủ của SGDCK, máy chủ tự động khớp các lệnh giao dịch theo chương trình đã được cài đặt. Giá khớp lệnh là mức giá mà tại đó chứng khoán được giao dịch với khối lượng cao nhất. Máy chủ sẽ thông báo kết quả khớp lệnh cho các CTCK thành viên. Đặc điểm: lệnh giao dịch của nhà đầu tư được khớp trực tiếp với nhau không có sự tham gia của người tạo lập thị trường, giá thực hiện được xác định trên cơ sở cạnh tranh giữa những người đầu tư. • Theo thời gian xác định giá, khớp lệnh bao gồm: + Khớp lệnh định kỳ'. Khớp lệnh định kỳ là phương thức xác định giá, theo đó các lệnh giao dịch sẽ được tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định và sẽ được đồng thời khớp ghép với nhau theo những nguyên tắc nhất định. Đặc điểm: - Khớp lệnh định kì thích họp với những thị trường có quy mô nhỏ, - Được áp dụng để xác định giá mở cửa và giá đóng cửa, - Giúp cho giá thị trường ổn định trong cả thời gian của 1 kì khớp lệnh, - Hạn chế sự biến động giá quá mức phát sinh từ việc phối họp các lệnh giao dịch bất bình thường. + Khớp lệnh liên tục: Là phương thức xác định giá mà theo đó các lệnh giao dịch sẽ được khớp ghép với nhau ngay sau khi được gửi tới sàn giao dịch nếu thỏa mãn các điều kiện giao dịch. 129
  12. Đặc điểm: - Khớp lệnh liên tục thích hợp với những thị trường có quy mô lớn, - Cung cấp liên tục mức giá của các chứng khoán và thỏa mãn nhu càu thực hiện lệnh giao dịch ngay lập tức của nhà đầu tư, - Có.thể phát sinh tình trạng giá biến động lớn trong 1 phiên giao dịch nhất’là ở các thị trường không quy định biên độ giao động giá. Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi nước mà có thể áp dụng 1 trong 2 hình thức khớp lệnh trên hoặc kết hợp cả 2 hình thức: khớp lệnh định kì để xác định giá mở cửa, đóng cửa. Khớp lệnh liên tục được sử dụng để xác định giá trong suốt thời gian còn lại của phiên giao dịch. Nguyên tắc đấu giá/ khóp lệnh bảo đảm giá chứng khoán được giao dịch phản ánh khách quan quan hệ cung câu chứng khoán trong các phiên giao dịch, đồng thời đảm bảo cho khối lượng chứng khoán được giaọ dịch nhiều nhất. 3.1.4. Lệnh và các định chuẩn lệnh 3.1.4.1. Lệnh giao dịch' Với nguyên tắc trung gian, khi có nhu cầu giạo dịch chứng khoán, các nhà đầu tư phải sử dụng các phương tiện để truyền tải các thông tin liên quan tới nhu cầu giao dịch của mình tới người môi giới được ủy quyên.’ Các phương tiện đó được gọi là các lệnh giao dịch chứng khoán. • Khái niệm lệnh giao dịch Lệnh giao dịch chứng khoán là các chỉ thị của nhà đầu tư yêu cầu người môi-giới (công ty chứng khoán, nhà môi giới độc lập) tiến hành mua, bán chứng khoán theo những điều kiện nhất định. Lệnh giao dịch được coi như một đơn đặt hàng cố định của nhà đầu tư đối với người môi giới. Vì vậy trách nhiệm và quyền hạn của nhà đầu tư và người môi giới phải được quy định rõ và phải tôn trọng. Lệnh là một cam kết không hủy bỏ trong thời hạn của lệnh, trừ khi nhà đầu tư yêu cầu hủy bỏ và được công ty chứng khoán chấp thuận. 130
  13. • Nội dung của lệnh Để đảm bảo tính thống nhất cũng như các yêu cầu về mặt kỹ thuật giao dịch, các lệnh giao dịch phải có các nội dung cơ bản như sau: - Tên lệnh: lệnh mua / lệnh bán / lệnh hủy / lệnh sửa' Nội dung này thường được thể hiện trên các mẫu lệnh in sẵn do các công ty chứng khoán in ấn. - Các thông tin khách hàng (họ tên, địa chỉ, điện thoại,..) và số hiệu tài khoản giao dịch. - Đối với lệnh bán phải ghi rõ là bán đứt (long sale) hay bán khống (short sale): ở các nước cấm nghiệp vụ bán khống thì trong lệnh không thể hiện nội dung này. - Tên và mã ký hiệu của loại chứng khoán muốn mua hoặc bán. - Số lượng chứng khoán và mức giá yêu cầu sẵn sàng giao dịch. - Loại lệnh (lệnh thị trường, lệnh giới hạn, lệnh dừng,...) - .Ngày giờ đặt lệnh và thời gian hiệu lực của lệnh. - Các thông tin khác: tên CTCK, đại diện pháp lí của công ty... • Hình thức của lệnh Lệnh giao dịch có thể được thực hiện theo các hình thức sau: - Lệnh văn bản; Các CTCK thường in sẵn các mẫu phiếu lệnh như phiếu lệnh mua, phiếu lệnh bán, phiếu lệrih huỷ,... - Lệnh bằng điện và điện tử: điện thoại, telex, internet (emails, messages). • Các loại lệnh ► Theo hành vi giao dịch, lệnh giao dịch bao gồm: - Lệnh bán. Là loại lệnh mà theo đó khách hàng yêu cầu nhà môi giới tiến hành bán chứng khoán cho họ theo những điều kiện nhất định. 131
  14. - Lệnh mua. Là loại lệnh mà theo đó khách hàng yêu cầu nhà môi giới tiến hành mua chứng khoán cho họ theo những điều kiện nhất định. - Lệnh huỷ bỏ. Là loại lệnh mà theo đó khách hàng yêu cầu nhà môi giới tiến hành hủy bỏ lệnh giao dịch mà họ đã đặt trước đó. Lệnh hủy bỏ bao gồm: lệnh hủy bỏ luôn và lệnh hủy bỏ có thay thế. - Lệnh sửa: Là lệnh do nhà đầu tư đưa vào hệ thống sửa đổi một số nội dung vào lệnh gốc đã đặt trước đó (giá, khối lượng, mua hay bán...). Lệnh sửa đổi chỉ được chấp nhận khi lệnh gốc chưa được thực hiện. - Lệnh mở: Là loại lệnh mà nhà đầu tư yêu cầu nhà môi giới mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá cá biệt và lệnh có giá trị thường xuyên cho đến khi bị hủy bỏ. Mẩu phiếu lệnh của một sổ công ty chứng khoán Công ty cô phân chứng khoán SÔ HL............ ................ . SECURITIES COMPANY Nhận lệnh..... Địa chỉ... Tel... Fax... Đạt KẼ........... Ngày giao dịch PHIẾU LỆNH BÁN / SELL ORDẼR Tên khách hàng/ CUSTỌMẸR NAME (1): Nguyễn Văn A Tên người được ủy quyền/ AUTHORIZED PERSON (2); ....:. Số tài khoàn / ACCOUNT NUMBER (3):............. ■■■■■■■■■■■■■■. Mã Khối lượng Giá / Kết quả giao dịch Ghi chú chứng (Quantity) Price (TRANDING RESULT) (Note) khoán (1000 Khối lượng Giá (Ticker) VND) (Quantity) (Price) (4) (5) (6) (7) (8) (9) REE 9.900 ỐÓ Người giám sát Nhân viên nhận lệnh & kiểm soát Ngày/Date... tháng/month... năm/year.... Supervisor Account Executive Khách hàng / Customer Nguyễn Văn A 132
  15. IBS CỐNG TY CHÚNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÕNG THƯƠNG ÍINCOMBANK SECƯRITIES CO. LTD) PHIẾU LỆNH HỦY MUA CHỨNG KHOÁN Tên chủ tài khoản:....... ......................... số CMT/ hộ chiếu............................... Tên người được ủy quyền:................... số CMT / hộ chiếu............................... Số tài khoản:......................................................................................... Mã Số lượng Phần dành cho công ty chứng Lệnh Thực Giá Số hiệu Giờ nhận Hủy khoán gốc hiện lệnh lênh (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7). Ngày..... tháng....... năm......... TRƯỞNG PHÒNG GIAO DỊCH NHÂN VIÊN NHẶN LỆNH KHÁCH HÀNG (Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên) Khách hàng không phải điền vào mục (6), (7) ► Theo thời gian hiệu lực của lệnh, lệnh giao dịch bao gồm: Lệnh ngày, lệnh tuần, lệnh tháng... ► Theo tính chất thực hiện, lệnh giao dịch bao gồm: Lệnh giới hạn, lệnh thị trường, lệnh ATO, lệnh ATC, lệnh dừng, lệnh giới hạn dừng. * Lệnh giới hạn (Limit order - LO) Lệnh giới hạn là loại lệnh giao dịch trong đó khách hàng đưa ra mức giá giới hạn để mua / bán chứng khoán. Đối với lệnh bán thì khách hàng đưa ra mức giá thấp nhất sẵn sàng bán, còn đối với lệnh mua thì khách hàng đưa ra mức giá cao nhất sẵn sàng mua. Nhà môi giới có trách nhiệm mua hoặc bán tại mức giá giới hạn đã được xác định. Ví dụ: mua REE 1.000 CP, giá lOO.OOOđ ; điều này có nghĩa là khách hàng chỉ chấp nhận mua cổ phiếu REE với mức giá thấp hơn hoặc cao nhất là lOO.OOOđ. 133
  16. Bán SAM 500CP, giá 135.000Ổ; điều này có nghĩa là khách hàng chỉ chấp nhận bán cổ phiếu SAM với mức giá cao hơn hoặc thấp nhất là 135.000đ. Đặc điểm: lệnh giới hạn được ưu tiên sau lệnh thị trường, lệnh ATO, ATC và do đó có thể không được thực hiện ngay, vì vậy nhà đầu tư phải xác định thời gian cho phép đến khi có lệnh hủy bỏ. Ưu điểm: giúp nhà đầu tư khống chế được giá mua, bán khi giao dịch được thực hiện, giảm được rủi ro khi thị trường có biến động lớn về mức giá. Nhược điểm: nhà đầu tư eó thể phải nhận rủi ro do mất cơ hội đầu tư, đặc biệt trong trường hợp giá thị trường bỏ xa mức giá giới hạn (ngoài tàm kiểm soát của nhà đầu tư). Trong một số trường hợp, lệnh giới Hạn không được thực hiện, ngay cả khi giá giới hạn phù hợp giá khớp lệnh nhưng không đáp ứng được các nguyên tắc ưu tiên trong khóp lệnh, hoặc khối lượng lệnh đối ứng ít hơn. Ví dụ: cổ phiếu VTC Khối lượng mua Giá mua (lOOOđ) Giá bán (lOOOđ) Khối lượng bán 5000 (MI) 100 98 1000 (BI) 99 1000 (B2) Kết quả khớp lệnh: Giá tham chiếu 99, giá khớp 100, khối lượng khớp 2000 —> MI chỉ mua được 2000 CP với giá 100. * Lệnh thị trường (Market Order - MO) Lệnh thị trường còn gọi là lệnh theo giá thị trường (MP): Là loại lệnh mà khách hàng sẵn sàng giao dịch tại mọi mức giá có trên thị trường. Nhà môi giới không bị ràng buộc về giá cả, họ sẽ mua bán theo mức giá tốt nhất trên thị trường cho khách hàng. Đặc điểm: - Lệnh không ghi giá: ví dụ mua REE 1.000 CP @MP, bán SAM 500CP @MP 134
  17. - Lệnh mua: sẵn sàng mua tại mọi mức giá bán có trên thị trường. - Lệnh bán: sẵn sàng bán tại mọi mức giá mua có trên thị trường. - Khi sử dụng lệnh này nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mua hoặc bán ngay theo mức giá của thị trường nên lệnh được ưu tiên trước các loại lệnh khác. Mặc dù vậy, lệnh vẫn có thể không được thực hiện (nếu không có lệnh đối ứng, Ví dụ: có lệnh mua cổ phiếu Á nhưng không có lệnh bán cổ phiếu A), hoặc không được thực hiện hết (nếu lệnh đối ứng có số lượng ít hon). - Thường được khớp lệnh, nên có tác dụng làm tăng tính thanh khoản của thị trường. - Thường được áp dụng trong các trường họp có nhu cầu mua, bán ngay. - Phù hợp với các nhà đầu tư lớn, có đầy đủ thông tin. - Lệnh thị trường không đưa ra mức giá nên nhà đầu tư không thể khổng chế được giá mua, bán chứng khoán cho mình. Thực tế ỏ’ Việt Nam: lệnh này chỉ được áp dụng trong giao dịch khớp lệnh liên tục. Lệnh này không được nhập vào hệ thống khi không có lệnh đối ứng. Sau khi so khớp lệnh mà khối lượng đặt lệnh của lệnh thị trường vẫn chưa được thực hiện hết thì lệnh thị trường sẽ được xem là lệnh giới hạn mua tại mức giá cao hon, hoặc lệnh bán tại mức giá thấp hon một bước giá trên thị trường. VD1: sổ lệnh cổ phiếu XYZ như sau: Khối lượng mua Giá mua (đ) Giá bán (đ) Khối lượng bán 5000 (MI) MP 120.000 1000(BI) 121.000 2000 (B2) Kết quả khớp lệnh: có 3000 CP được mua bán trong đó: 1000 CP được mua bán với giá 120.000đ và 2000CP được mua bán với giá 121,000đ, khối lượng 2000CP chưa được thực hiện của nhà đầu tư MI sẽ tự động chuyển thành lệnh LO mua tại mức giá giới hạn 122.000đ. 135
  18. Sau khi khớp lệnh, sổ lệnh cổ phiếu XYZ như sau: Khối lượng mua Giá mua (đ) Giá bán (đ) Khôi lượng bán . 2000 (MI) 122.000 ,z' VD2: sổ lệnh cổ phiếu ABC như sau: Khối lượng mua Giá mua (đ) Giá bán (đ) Khối lượng bán 1000 (MI) 135.000 137.000 1000 (BI) 2000 (M2) 134.000 MO 2600 (B2) Kết quả khớp lệnh: có 2.600 CP được mua bán trong đó: 1000 CP được mua bán với giá 135.000đ và 1.600CP được mua bán với giá 134.000đ. Sau khi khớp lệnh, sổ lệnh cổ phiếu ABC như sau: Khối lượng mua Giá mua (đ) Giá bán (đ) Khối lượng bán 400 (M2) 134.000 137.000 1000 (BI) * Lệnh A TO (At the Opening) và A TC (At the Closing) Lệnh ATO và ATC là dạng đặc biệt của lệnh thị trường, theo lệnh này nhà môi giới sẽ thực hiện việc mua hoặc bán chứng khoán cho khách hàng theo mức giá khớp lệnh của phiên giao dịch (là lệnh thực hiện ở mức giá khớp lệnh). + Lệnh ẠTO là: - Lệnh mua hoặc bán tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa, - Lệnh không ghi giá (ghi ATO), ví dụ: mua REE 1.000CP @ATO, bán SAM 500CP @ATO. - Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn khi so khớp lệnh, - Hiệu lực của lệnh: trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa. Ví dụ: Khối lượng Giá mua Giá bán (lOOOđ) Khối lượng bán mua (lOOOđ) 1500 (Ml) 100 ATO 1000 (Bl) 99 2000 (B2) 136
  19. Kết quả khớp lệnh: giá TOO, khối lượng 1500 MI vàBl: 1000, MI và B2: 500 + Lệnh ATC là: - Lệnh mua hoặc bán tại mức giá khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa. - Lệnh không ghi giá (ghi ATC), ví dụ: mua REE 1.000CP @ATC, bán SAM 500CP @ATC. - Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn khi so khớp lệnh, - Hiệu lực của lệnh: trong phiên khóp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa * Lệnh dừng (Stop Order - SO) Lệnh dừng là loại lệnh giao dịch trong đó khách hàng đưa ra một mức giá dừng làm ngưỡng để nhà môi giới thực hiện việc mua vào hay bán ra chứng khoán. Sau khi lệnh đã được đặt qua một nhà môi giới nào đó, nếu giá thị trường tiếp cận hoặc vượt qua mức giá dừng, nhà môi giới được ủy quyền sẽ tiến hành mua, hoặc bán chứng khoán cho nhà đầu tư. Và như vậy, tại thời điểm lệnh dừng được thực hiện, lệnh dừng đã trở. thành lệnh thị trường. Vì vậy, xét về bản chất lệnh dừng được coi là lệnh thị trường có điều kiện. Có 2 loại lệnh dừng: Lệnh dừng để mua và lệnh dừng để bán. + Lệnh dừng đế mua (stop order to buy) Lệnh dừng để mua là loại lệnh dừng trong đó khách hàng đưa ra một mức giá dừng để mua chứng khoán. Neu giá thị trường tăng đạt hoặc vượt mức giá dừng thì ngay lập tức nhà môi giới chứng khoán phậi mua chứng khoán vào cho khách hàng. Ví dụ: Vào thời điểm ngày 1/1/N giá cổ phiếu X đang được giao dịch với mức giá bình quân là 10 USD/ cổ phiếu. Nhà đầu tư K dự 137
  20. đoán trong vòng 3 tháng tới giá cổ phiếu X không thể giữ được mức giá 10 USD/ cổ phiếu mà chỉ có thể ở mức giá 8 USD/ cổ phiếu. Vì lẽ đó, K quyết định đi vay một số lượng cổ phiếu của một nhà đầu tư khác, hoặc của nhà môi giới và bán ngay (bán khống) trên thị trường và hy vọng đến lúc phải trả nợ số cổ phiếu trên thì cũng là lúc giá cổ phiếu X sẽ về đúng như mức giá như K đã dự đoán. Nhưng để đề phòng dự đoán của mình không đúng, giá cổ phiếu X không giảm mà lại có xu hướng gia tăng vượt trên mức giá 10 USD/ cổ phiếu, K đặt lệnh dừng để mua với mức giá dừng 10,5 USD/ cổ phiếu. Khi giá cổ phiếu X gia tăng tới mức 10,5USD/CP hoặc vượt 10,5 USD/CP, CTCK được ủy quyền sẽ tiến hành mua cổ phiếu X cho K. Trong trường hợp này, K đã giới hạn mức lỗ trên 1 cổ phiếu là 0,5 USD hoặc có thể lớn hơn. Đặc điểm của lệnh dừng để mua: - Lệnh thường được nhà đầu tư đưa ra khi dự báo giá cổ phiếu có xu hướng giảm đi theo thời gian. - Lệnh có thể được sử dụng kết hợp cùng với hành vi bán khống để hạn chế thua lỗ do dự báo giá không chính xác. - Tại thời điểm đặt lệnh, mức giá dừng bao giờ cũng cao hơn mức giá hiện hành. + Lệnh dừng để bán (stop order to sell) Lệnh dừng để bán là một loại lệnh dừng trong đó khách hàng đưa ra một mức giá dừng để bán chứng khoán. Neu giá thị trường biến động giảm đạt hoặc thấp hơn mức giá dừng thì ngay lập tức lệnh được kích hoạt, nhà môi giới phải bán chứng khoán ra cho khách hàng. Ví dụ: Nhà đầu tư K trong một phiên giao dịch vào ngày 30/8/N đã mua được 1000 cổ phiếu z với giá 10 USD/ cổ phiếu. Sau 1 tháng, giá cổ phiếu z đã đạt tới mức giá là 15 USD/ cổ phiếu. Như vậy nếu K bán ngay toàn bộ số cổ phiếu này vào ngày 30/9/N thì K sẽ có một khoản thu nhập tương ứng với 5 USD/ cổ phiếu. Nhưng K lại cho rằng 138
nguon tai.lieu . vn