Xem mẫu

  1. Giá thị trƣờng >= Giá trị thực: Ta không mua và bán cổ phiếu ra Giá trị trƣờng < Giá trị thực đáng kể thì ta sẽ tiến hành MUA vào. Chương 4: Thị trường chứng khoán thứ cấp 1. Khái quát thị trường chứng khoán thứ cấp 1.1. Khái niệm và chức năng thị trường chứng khoán thứ cấp Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã đƣợc phát hành trên thị trƣờng thị sơ cấp. Thị trƣờng đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. Đây là nơi trao đổi, mua bán các chứng khoán đã đƣợc phát hành. Nhà 40
  2. đầu tƣ mua đi bán lại chứng khoán nhằm vào một trong các mục đích: cất giữ tài sản tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm, hƣởng chênh lệch giá. Đặc điểm của thị trường thứ cấp - Thị trƣờng có tính chất cạnh tranh hoàn hảo. Việc mua bán chứng khoán đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua cạnh tranh. Giá chứng khoán hình thành trên cơ sở cung cầu, không một ngƣời hoặc một tổ chức nào đó có quyền áp đặt, hoặc định giá độc đoán theo ý mình đƣợc. Thông tin trên thị trƣờng đều đƣợc công bố kịp thời và công khai cho mọi thành viên trên thị trƣờng và công chúng. - Thị trƣờng có tính liên tục Thị trƣờng thứ cấp là thị trƣờng có tính liên tục bởi thị trƣờng này tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tƣ mua bán chứng khoán một cách thƣờng xuyên. Các chứng khoán niêm yết đƣợc giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán, các chứng khoán chƣa niêm yết đƣợc giao dịch trên thị trƣờng phi tập trung (Over The Counter market market - OTC market). Tại thị trƣờng này, các giao dịch đƣợc thực hiện theo những thủ tục và nguyên tắc xác định, đảm bảo một khối lƣợng lớn các giao dịch có thể đƣợc giải quyết một cách nhanh chóng. - Khối lƣợng và nhịp độ giao dịch lớn gấp nhiều lần so với thị trƣờng chứng khoán sơ cấp Sau khi chứng khoán đƣợc phát hành thƣờng đƣợc mua đi bán lại nhiều lần trên thị trƣờng chứng khoán thứ cấp nhất là đối với cổ phiếu. - Hoạt động chủ yếu của thị trƣờng chứng khoán thứ cấp là các nhà đầu tƣ thực hiện chuyển giao quyền sở hữu và tiền cho nhau. Cấu trúc của thị trường thứ cấp Dựa theo tiêu thức nhất định có thể chia thị trường thứ cấp thành các loại thị trƣờng khác nhau. Có một số cách phân chia chủ yếu sau đây thƣờng đƣợc sử dụng: - Theo tính chất tổ chức của thị trƣờng: có thể chia thành thị trƣờng chứng khoán tập trung và thị trƣờng chứng khoán phi tập trung. 41
  3. Thị trường chứng khoán tập trung là nơi việc thực hiện mua bán các loại chứng khoán niêm yết đƣợc tổ chức một cách chặt chẽ. Hình thái điển hình của Thị trƣờng chứng khoán tập trung là Sở Giao dịch Chứng khoán (Stock exchange). Thƣờng chỉ có chứng khoán của các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có uy tín mới đủ tiêu chuẩn niêm yết để đƣợc mua bán trên thị trƣờng này. Việc giao dịch chủ yếu đƣợc thực hiện theo phƣơng thức khớp lệnh tập trung. Thị trường chứng khoán phi tập trung (Over The Counter market - OTC market) là thị trƣờng giao dịch các chứng khoán chƣa niêm yết đƣợc các công ty chứng khoán thực hiện qua mạng điện thoại điện tín. - Theo loại hàng hóa giao dịch trên thị trƣờng: Có thể chia thành thị trƣờng cổ phiếu, thị trƣờng trái phiếu. Ngoài ra, ở những quốc gia có thị trƣờng chứng khoán phát triển ở mức độ cao còn có thị trƣờng chứng khoán phái sinh. 1.2. Địa điểm giao dịch Sàn giao dịch chứng khoán Hose Nằm trong số các sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam, sàn giao dịch Hose đƣợc thành lập từ năm 1998. Mục đích ra đời của Hose nhằm thực hiện các giao dịch chứng khoán tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2011, Hose đã chính thức xây dựng và nghiên cứu hơn 30 cổ phiếu hàng đầu trên thị trƣờng cả về vốn hóa, tính thanh khoản cao. Hose đƣợc coi nhƣ một thị trƣờng thứ cấp để phát hành trái phiếu. Sàn chứng khoán HNX HNX là một trong các sàn giao dịch chứng khoán tại Hà Nội, có tên viết tắt là Hanoi Stock Exchange. Sàn giao dịch đƣợc thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động năm 2005. Cho đến năm 2010, HNX đã chính thức đứng trong hàng ngũ Liên đoàn Sở Giao Dịch chứng khoán Châu Á – Châu Đại Dƣơng. Phƣơng thức hoạt động tại HNX là khớp lệnh liên liên tục. Khách hàn có thể mua không giới hạn cổ phiếu và trái phiếu. Sàn chứng khoán Upcom Các sàn chứng khoán ở Việt Nam uy tín hiện nay là sàn giao dịch nào? Upcom là ứng cử viên sáng giá cho các bạn đang có ý định đầu tƣ vào chứng khoán. Mặc dù 42
  4. chƣa đƣợc niêm yết nhƣng Upcom đã nhanh chóng khẳng định vị thế trên thị trƣờng chứng khoán Việt. Upcom có khung pháp lý thị trƣờng đầy đủ, cơ chế hoạt động linh hoạt nhằm mang lại lợi ích chính đáng cho nhà đầu tƣ. Tuy nhiên, khi tham gia đầu tƣ tại Upcom các bạn cần thỏa mãn chứng khoán đó đƣợc lƣu ký tại Trung tâm Lƣu Ký và không niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán. Sàn OTC OTC là cổ phiếu đƣợc phát hành tại nhiều trung tâm giao dịch chứng khoán nhƣng chƣa đƣợc niêm yết về giá. Tính thanh khoản của OTC không cao nhƣng lợi nhuận mang lại thƣờng vƣợt sức tƣởng tƣợng. Thực tế, OTC là sàn chứng khoán giao dịch phi tập trung đƣợc quản lý và điều hành bởi tổ chức do pháp luật quy định. Sàn OTC hiện đang có hơn 500 doanh nghiệp tham gia niêm yết. Sàn giao dịch HSC Sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh đƣợc thành lập năm 2003, với số vốn ban đầu là 50 tỷ đồng. Sàn giao dịch này đã niêm yết trên thị trƣờng với mã cổ phiếu HCM. Độ uy tín tại sàn giao dịch HSC luôn đƣợc đánh giá cao. Mỗi ngày, HSC có tới hàng trăm ngàn giao dịch mua bán khớp lệnh các loại cổ phiếu/ trái phiếu. 1.3. Giá chứng khoán Giá trần giá sàn là gì? Nó đƣợc hiểu nôm na là giá cao nhất và giá thấp nhất để giới hạn thị trƣờng. Nhà đầu tƣ không thể mua cao hơn giá trần và bán thấp hơn giá sàn. Giá trần là mức giá cao nhất trong một phiên giao dịch mà cổ phiếu có thể tăng lên. Nhà đầu tƣ muốn đặt lệnh cũng chỉ có thể giới hạn trong mức này. Tƣơng tự, giá sàn là mức giá thấp nhất trong một phiên giao dịch mà một cổ phiếu có thể giảm. Giá trần = Giá tham chiếu + Biên độ dao động. Giá sàn = Giá tham chiếu – Biên độ dao động. 43
  5. Quy tắc làm tròn giá. Theo quy định thì biên độ dao động của sàn HOSE, HNX và UpCom lần lƣợt là 7%, 10% và 15%. Vấn đề là khi Giá tham chiếu nhân với biên độ dao động đa phần là sẽ ra số lẻ. Vậy nên chúng ta có quy tắc làm tròn để xử lý vấn đề này. Tóm lại, chúng ta cần nhớ những quy tắc làm tròn giá trị biên độ dao động sau: Giá trị biên độ phải phù hợp với quy định bƣớc giá chia hết Giá tri biên độ làm tròn phải bé hơn giá trị biên độ lý thuyết khi nhân với % biên độ theo quy định của từng sàn. 2. Sở giao dịch chứng khoán 2.1. Khái niệm về sở giao dịch chứng khoán Sở giao dịch chứng khoán là hình thức tổ chức thị trƣờng chứng khoán, tạo ra địa điểm và phƣơng tiện để phục vụ việc mua, bán chứng khoán. "Pháp nhân tự chủ về tài chính, thực hiện việc tổ chức, quản lí, điều hành, kiểm tra, giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trƣờng giao dịch chứng khoán tập trung và chịu sự quản lí trực tiếp của nhà nƣớc (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc). Sở giao dịch chứng khoán là nơi diễn ra hoạt động mua, bán chứng khoán và là cơ quan duy trì trật tự giao dịch, phục vụ giao dịch trên thị trƣờng giao dịch chứng khoán tập trung. Thị trƣờng chứng khoán là nơi ngƣời cần vốn phát hành chứng khoán và ngƣời có vốn đầu tƣ chứng khoán trực tiếp giao dịch với nhau không qua ngân hàng. Với chức năng truyền thống nhƣ vậy, sở giao dịch chứng khoán trên thế giới đƣợc tổ chức theo các mô hình sau: thứ nhất, sở giao dịch chứng khoán đƣợc tổ chức dƣới hình thức một câu lạc bộ của các công ti môi giới nhƣng lại có sự quản lí của Nhà nƣớc, có tƣ cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, hoạt động theo phƣơng thức phi lợi nhuận; thứ hai, sở giao dịch chứng khoán tổ chức dƣới dạng một công ti cổ phần mà thành viên là các công ti môi giới chứng khoán, hoạt động theo luật công ti cổ phần và chịu sự giám sát của một cơ quan chuyên môn do Chính phủ lập ra, hoạt động theo phƣơng thức kinh doanh; thứ ba, sở giao dịch chứng khoán do Chính phủ thành lập, chịu sự giám sát, quản lí trực tiếp của Nhà nƣớc. 44
  6. Sở giao dịch chứng khoán có nhiệm vụ cấp, đình chỉ và thu hồi giấy phép, niêm yết chứng khoán, chấp nhận, huỷ bỏ tƣ cách thành viên của các công ti chứng khoán; soạn thảo, ban hành các nội quy hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán; giám sát các hoạt động của thị trƣờng chứng khoán. Ở Việt Nam, Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 4117.1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán là văn bản pháp luật đầu tiên có các quy định về sở giao dịch chứng khoán. Theo Nghị định này, thì thị trƣờng chứng khoán giao dịch tập trung đƣợc tổ chức từng bƣớc, từ trung tâm giao dịch chứng khoán lên sở giao dịch chứng khoán. Điểm khác biệt cơ bản giữa trung tâm giao dịch chứng khoán so với sở giao dịch chứng khoán là nguồn kinh phí hoạt động của trung tâm giao dịch chứng khoán do ngân sách nhà nƣớc cấp. 2.2. Tổ chức sở giao dịch chứng khoán Mặc dù có những mô hình tổ chức khác nhau và từ đó việc tổ chức của mỗi sở giao dịch chứng khoán cũng có những đặc điểm riêng biệt, nhƣng nhìn chung cơ cấu tổ chức của một Sở giao dịch có những bộ phận chủ yếu sau: Cơ cấu tổ chức - Đại hội đồng Cổ đông (hình thức sở hữu công ty cổ phần); - Hội đồng Quản trị hay Hội đồng Thành viên; - Tổng Giám đốc; - Bộ phận Chức năng, giúp việc. Thành viên giao dịch (1).Nhà môi giới chứng khoán: Là ngƣời trung gian giữa ngƣời mua và ngƣời bán; Có thể phân biệt các loại nhà môi giới khác nhau: - Nhà môi giới hƣởng hoa hồng: sẽ nhận hoa hồng hay phí môi giới do khách hàng trả sau khi hoàn thành dịch vụ giao dịch chứng khoán. Nhà môi giới hƣởng hoa hồng không bị rủi ro, vì họ không nắm giữ chứng khoán trong khi thực hiện các hoạt động giao dịch của mình. Nhà môi giới hƣởng hoa hồng là thành viên chủ yếu của các Sở Giao dịch Chứng khoán. - Nhà môi giới chuyên gia chứng khoán: ở những nƣớc phát triển, tại các Sở Giao dịch Chứng khoán, mỗi loại chứng khoán đƣợc giao dịch tại một quầy giao dịch 45
  7. nhất định. Trong mỗi một quầy có một số nhà môi giới chuyên môn đƣợc Hội đồng Quản trị của Sở phân công thực hiện mua, bán một số loại chứng khoán nhất định. - Nhà môi giới độc lập: không phụ thuộc bất kỳ công ty môi giới nào. (2).Nhà giao dịch cạnh tranh: là ngƣời mua, bán chứng khoán và thu lãi bằng chính chênh lệch của giá mua vào và bán ra. Niêm yết chứng khoán - Niêm yết lần đầu - Niêm yết bổ sung - Niêm yết toàn phần - Niêm yết từng phần Giao dịch chứng khoán - Lệnh giao dịch - Đơn vị giao dịch - Biên độ dao động giá - Phƣơng thức khớp lệnh - Các giao dịch đặc biệt - Phƣơng thức giao dịch và quá trình thực hiện giao dịch Hệ thống công khai tin tức Công khai thông tin là công bố và phổ biến rộng rãi các thông tin cần thiết về tình hình của tổ chức phát hành, tổ chức kinh doanh chứng khoán và tình hình của thị trƣờng tới các nhà đầu tƣ và các cơ quan quản lý thị trƣờng. 2.3. Hoạt động của sở giao dịch chứng khoán a) Mô hình hoạt động - SGDCK Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nƣớc dƣới hình thức công ty mẹ - công ty con do Bộ Tài chính là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc, có trụ sở chính đặt tại Hà Nội. - SGDCK Hà Nội và SGDCK Tp. Hồ Chí Minh là các công ty con do SGDCK Việt Nam đầu tƣ 100% vốn, hoạt động độc lập, có tƣ cách pháp nhân. b) Vốn điều lệ 46
  8. - SGDCK Việt Nam có mức vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng, đƣợc điều chuyển từ vốn điều lệ của SGDCK Hà Nội và SGDCK Tp. Hồ Chí Minh. - Trong quá trình hoạt động, SGDCK Việt Nam thực hiện tăng hoặc giảm vốn điều lệ theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ. c) Chức năng, nhiệm vụ - SGDCK Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ chính sau đây: + Xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch đầu tƣ phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh 05 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. + Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin, thành viên giao dịch và các quy chế nghiệp vụ khác liên quan đến tổ chức và hoạt động thị trƣờng giao dịch chứng khoán sau khi đƣợc Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc (UBCKNN) chấp thuận. + Giám sát SGDCK Tp. Hồ Chí Minh, SGDCK Hà Nội trong việc triển khai thực hiện các quy chế hoạt động nghiệp vụ; giám sát chung về thị trƣờng chứng khoán theo quy định của pháp luật. + Định hƣớng phát triển hệ thống công nghệ thông tin, định hƣớng phát triển các công nghệ mới, sản phẩm mới để chỉ đạo tổ chức thực hiện thống nhất. + Hỗ trợ phát triển thị trƣờng thông qua việc cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng, đào tạo, tuyên truyền, phổ cập kiến thức và cung cấp các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. + Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán. + Hợp tác quốc tế về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán, là đầu mối tham gia các tổ chức quốc tế về TTCK. + Thực hiện quản lý các công ty con của SGDCK Việt Nam theo quy định pháp luật và Điều lệ hoạt động của SGDCK Việt Nam. + Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền. 47
  9. - SGDCK Hà Nội và SGDCK Tp. Hồ Chí Minh có chức năng, nhiệm vụ chính sau đây: + Tổ chức hoạt động niêm yết, đăng ký giao dịch, giao dịch chứng khoán, đấu giá chứng khoán, đấu thầu trái phiếu theo quy định của pháp luật. + Giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán của thành viên giao dịch, tổ chức niêm yết và nhà đầu tƣ tham gia giao dịch chứng khoán tại SGDCK theo quy định của pháp luật. + Phát triển các sản phẩm mới trong phạm vi thị trƣờng quản lý. + Hỗ trợ phát triển thị trƣờng thông qua việc cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng, đào tạo, tuyên truyền, phổ cập kiến thức. + Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền. d) Tổ chức bộ máy Bộ Tài chính quyết định tổ chức bộ máy của SGDCK Việt Nam; SGDCK Việt Nam quyết định tổ chức bộ máy của SGDCK Hà Nội và SGDCK Tp. Hồ Chí Minh sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính. đ) Cơ chế tài chính và tiền lƣơng - Cơ chế tài chính: + SGDCK Việt Nam áp dụng cơ chế tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nƣớc theo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về giám sát đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc; Nghị định số 122/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định một số nội dung đặc thù về cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số; Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lƣu ký 48
  10. Chứng khoán Việt Nam, các văn bản hƣớng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) và các quy định pháp luật có liên quan. + SGDCK Hà Nội và SGDCK Tp. Hồ Chí Minh áp dụng Quy chế quản lý tài chính do SGDCK Việt Nam ban hành theo quy định về cơ chế tài chính của doanh nghiệp nhà nƣớc, phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về giám sát đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc; Nghị định số 122/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định một số nội dung đặc thù về cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số; Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán Việt Nam, các văn bản hƣớng dẫn, thay thế, bổ sung (nếu có) và các quy định pháp luật có liên quan. - Cơ chế tiền lƣơng: + SGDCK Việt Nam áp dụng cơ chế tiền lƣơng của doanh nghiệp nhà nƣớc và xếp lƣơng ngƣời quản lý theo quy định hiện hành. + SGDCK Việt Nam căn cứ cơ chế tiền lƣơng của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Chứng khoán để tổ chức quản lý lao động, tiền lƣơng, tiền thƣởng đối với ngƣời lao động và ngƣời quản lý của SGDCK Hà Nội và SGDCK Tp. Hồ Chí Minh. 2. 4 Lộ trình thực hiện Việc thành lập SGDCK Việt Nam theo lộ trình phù hợp nhằm đảm bảo thị trƣờng vẫn hoạt động ổn định, liên tục, bao gồm 2 giai đoạn sau: a) Giai đoạn 1 (2019 - 2020): - Thành lập SGDCK Việt Nam, tiếp tục duy trì hoạt động các thị trƣờng giao dịch chứng khoán nhƣ hiện nay tại SGDCK Tp. Hồ Chí Minh, SGDCK Hà Nội. 49
  11. - Thống nhất tổ chức bộ máy hoạt động của SGDCK Việt Nam, sắp xếp lại bộ máy tổ chức của SGDCK Hà Nội và SGDCK Tp. Hồ Chí Minh. - Hoàn chỉnh dự án xây dựng hệ thống công nghệ thông tin thị trƣờng do SGDCK Tp. Hồ Chí Minh đang làm chủ đầu tƣ để có thể nâng cấp hiện đại hóa công nghệ thông tin cho toàn thị trƣờng. b) Giai đoạn 2 (2020 - 2023): - Đƣa hệ thống công nghệ thông tin thị trƣờng đi vào hoạt động áp dụng cho SGDCK Hà Nội và SGDCK Tp. Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó thực hiện lộ trình phân khúc các khu vực thị trƣờng. - Xây dựng phƣơng án cổ phần hóa SGDCK để triển khai thực hiện sau năm 2023 3. Thị trường chứng khoán phi tập trung – Giao dịch qua quầy (OTC) 3.1. Khái niệm thị trường OTC Thị trường OTC là thị trường không có trung tâm giao dịch chứng khoán tập trung , đó là một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tƣ , các hoạt động giao dịch của thị trƣờng OTC đƣợc diễn ra tại các quầy (sàn giao dịch ) của các ngân hàng và các công ty chứng khoán . Đặc điểm quan trọng nhất của thị trƣờng chứng khoán OTC để phân biệt với thị trƣờng chứng khoán tập trung ( tại các Sở giao dịch chứng khoán ) là cơ chế lập giá bằng hình thức thƣơng lƣợng và thoả thuận song phƣơng giữa ngƣời bán và ngƣời mua là chủ yếu, còn hình thức xác lập giá bằng đấu lệnh chỉ đƣợc áp dụng hạn chế và phần lớn là các lệnh nhỏ . Thời kỳ ban đầu của thị trƣờng , việc thƣơng lƣợng giá theo thoả thuận trực tiếp – “ mặt đối mặt” song cho đến nay với sự phát triển của công nghệ thông tin , việc thƣơng lƣợng có thể đƣợc thực hiện qua diện thoại và hệ thống mạng máy tính điện tử diện rộng . Thị trƣờng OTC đóng vai trò của một thị trƣờng thứ cấp , tức là thực hiện vai trò điều hoà , lƣu thông các nguồn vốn ,đảm bảo chuyển hoá các nguồn vốn ngắn hạn thành dài hạn dể đầu tƣ phát triển kinh tế . Quá trình phát triển của thị trƣờng OTC là quá trình phát triển từ hình thái thị trƣờng tự do , không có tổ chức đến thị trƣờng có tổ chức có sự quản lý ccủa Nhà 50
  12. nƣớc hoặc của các tổ chức tự quản và đƣợc phát triển từ hình thức giao dịch truyền thống ,thủ công sang hình thức giao dịch điện tử hiện đại . Hiện nay , thị trƣờng OTC đƣợc coi là thị trƣờng chứng khoán bậc cao , có mức dộ tự động hoá cao độ . 3.2. Đặc điểm hoạt động Thị trƣờng OTC ở mỗi nƣớc có những đặc điểm riêng , phù hợp với điều kiện và đặc thù mỗi nƣớc . Tuy nhiên , hệ thống thị trƣờng OTC trên thế giới hiện nay đƣợc xây dựng theo mô hình thị trƣờng NASDAQ của Mỹ . Vì vậy , có thể khái quát một số đặc điểm chung ở các nƣớc nhƣ sau Về hình thức tổ chức thị trƣờng . Thị trƣờng OTC đƣợc tổ chức theo hình thức phi tập trung , không có địa điểm giao dịch mang tính tập trung giữa bên mua và bán . Thị trƣờng sẽ diễn ra tại các điểm giao dịch của các ngân hàng , các công ty chứng khoán , và các địa diểm thuận lợi cho ngời mua và bán . Chứng khoán giao dịch trên thị trƣờng OTC bao gồm hai loại : Thứ nhất , chiếm phần lớn là các chứng khoán chƣa đủ điều kiện niêm yết trên Sở giao dịch song đáp ứng các điều kiện về tính thanh khoản và yêu cầu tài chính tối thiểu của thị trƣờng OTC , trong đó chủ yếu là các chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ , công ty công nghệ cao và có tiềm năng phát triển . Thứ hai là các loại chứng khoán đã niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán . Nhƣ vậy , chứng khoán niêm yết và giao dịch trên thị trƣờng OTC rất đa dạng vàcó độ rủi ro cao hơn so với các chứng khoán niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Cơ chế lập giá trên thị trƣờng OTC chủ yếu đƣợc thực hiện qua phƣơng thức thƣơng lƣợng và thoả thuận song phƣơng giữa bên bán và bên mua , khác với cơ chế đấu giá chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán . Hình thức khớp lệnh trên thị trƣờng OTC rất ít phổ biến và chr dƣợc áp dụng đối với các lệnh nhỏ . Giá chứng khoán đƣợc hình thannhf qua thƣơng lƣợng và thoả thuận riêng biệt nên sẽ phụ thuộc vào từng nhà kinh doanh đối tác trong giao dịch và nhƣ vậy sẽ có nhiều mức giá khác nhau đối với một loại chứng khoán tại một thời điểm . Tuy nhiên , với sự tham gia của các nhà tạo lập thị trƣờng và cơ chế báo giá tập trung qua mạng máy tính điện tử nhƣ ngày nay dẫn ddến sự cạnh tranh giá mạnh mẽ giữa các nhà kinh doanh chứng khoán và vì vậy , khoảng cách chênh lệch giữa các mức giá 51
  13. sẽ thu hẹp do diẽn ra sự “ đấu giá “ giữa các nhà tạo lập thị trƣờng với nhau , nhà đầu tƣ chỉ viẹc chọn lựa giá tốt nhất trong các báo giá của các nhà tạo lập thị trƣờng Thị trƣờng có sự tham gia của các nhà tạo lập thị trƣờng đó là các công ty giao dịch – môi giới . Các công ty này có thể hoạt động giao dịch dƣới hai hình thức : Thứ nhất là mua bán chứng khán cho chính mình bằng nguồn vốn của công ty - đó là hoạt động giao dịch. Thứ hai là làm môI giới đại lý cho khách hàng để hƣởng hoa hồng - đó là hoạt động môI giới Khác với Sở giao dịch chứng khoán chỉ có một ngƣời tạo ra thị trƣờng cho mỗi loại chứng khoán đó là các chuyên gia chứng khoán , thị trƣờng OTC có sự tham gia và vâvj hành của các nhà tạo lập thị trƣờng ( Market Maker ) cho một loại chứng khoán bên cạnh các nhà môi giới tự doanh . Nhiệm vụ quan trọng nhất và chủ yếu của các nhà tạo lập thị Thị trƣờng chứng khoán trƣờng là tạo tính thanh khoản cho thị trƣờng thông qua viêc nắm giữ một lƣơngj chứng khoán để sẵn sàng giao dịch với khách hàng . Để tạo ra chỉ thị trƣờng cho một loại chứng khoán ,các công ty giao dịch – môi giới sẽ xƣớng mức giá cao nhất sẵn sàng mua ( giá đặt mua ) và giá thấp nhất sẵn sàng bán (giá chào bán ) , các mức giá này là giá yết của các nhà tạo thị trƣờng và họ sẽ đƣợc hƣởng chênh lệch giá thông qua việc mua và bán chứng khoán . Hệ thống các nhà tạo lập thị trƣờng đƣợc coi là động lực cho thị trƣờng OTC phát triển . Muốn tham gia trên thị trƣờng OTC , các công ty môI giới phải đăng ký hoạt động với các cơ quan quản lý ( Uỷ ban chứng khoán , Sở giao dịch chứng khoán hoặc hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán ) và có trách nhiệm tuân thủ các chuẩn mực về taì chính , kỹ thuật , chuyên môn và đạo đức hành nghề Là thị trƣờng sử dụng hệ thông mạng máy tính điện tử diện rộng liên kết tất cả các đối tƣợng tham gia thị trƣờng . Vì vậy , thị trƣờng OTC còn đƣợc gọi là thị trƣờng mạng hay thị trƣờng báo giá điện tử . Hệ thông mạng của thị trƣờng đƣợc các đối tƣợng tham gia trên thị trƣờng sử dụng để đặt lệnh giao dịch , đàm phán , thƣơng lƣợng giá , truy cập và thông báo các thông tin liên quan đến các giao dịch chứng 52
  14. khoán … Chức năng của mạng đƣợc sử dụng rộng rãi trong giao dịch mua bán và quản lý trên thị trƣờng OTC Quản lý thị trƣờng OTC . Cấp quản llý trên thị trƣờng OTC tƣơng tự nhƣ quản lý hoạt động của thị trƣờng chứng khoán tập trung và đƣợc chia làm hai cấp Cấp quản lý Nhà nƣớc : do cơ quan quản lý thị trƣờng chứng khoán trực tiếp quản lý theo pháp luật về chứng khoán và các luật có liên quan , cơ quan này thƣờng gọi là Uỷ quan chứng khoán nhà nƣớc Cấp tự quản : có thể do hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán quản lý nhƣ ở Mỹ , Nhật , Thái Lan , Hàn Quốc … hoặc do trực tiếp sở giao dịch đồng thời quản lý mhƣ ở Anh Pháp ,Canada …Nhìn chung , nội dung và mức độ quản lý ở mỗi nƣớc khác nhau m tuỳ thuộc vào điều kiện và đặc thù từng nƣớc nhƣng đều có chung mục tiêu là đảm bảo sự ổn định và phát triển liên tục của nền kinh tế thị trƣờng Cơ chế thanh toán trên thị trƣờng OTC là linh hoạt và đa dạng . Do phần lớn các giao dịch mua bán trên thị trƣờng OTC đều thực hiện trên cơ sở thƣơng lƣợng và thoả thuận nên phƣơng thức thanh toán trên thị trƣờng OTC linh hoạt gữa ngƣời mua và bán , khác với phƣơng thức thanh toán bù trừ đa phƣơng thống nhất nhƣ trên thị trƣờng tập trung . Thời hạn thanh toán không cố định nhƣ trên thị trƣờng tập trung mà rất đa dạng T+0,T+1, T+2,T+x trên cùng một thị trƣờng, tuỳ theo thƣơng vụ và sự phát triển của thị trƣờng Vị trí của thị trường OTC Thị trƣờng OTC là một bộ phận cấu thành thị trƣờng chứng khoán ,luôn tồn tại và phát triển song song với thị trƣờng chứng khoán tập trung ( các Sở giao dịch chứng khoán ). Tuy nhiên , do đặc đểm khác biệt với thị trƣờng tập trung ở cơ chế xác lập giá thƣơng lƣợng và thoả thuận là chủ yếu , hàng hoá trên thị trƣờng da dạng . Vì vậy , thị trƣờng OTC có vị trí quan trọng trong cấu trúc thị trƣờng chứng khoán ,là thị trƣờng bộ phận hỗ trợ thị trƣờng tập trung Vai trò thị trường OTC - Hỗ trợ và thúc đẩy thị trƣờng chứng khoán tập trung phát triển 53
  15. - Hạn chế , thu hẹp thị trƣờng tự do góp phần đảm bảo sự ổn định và lành mạnh của thị trƣờng chứng khoán - Tạo thị trƣờng cho các chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ , các chứng khoán chƣa đủ điều kiện niêm yết - Tạo môi trƣờng đầu tƣ linh hoạt cho các nhà đầu tƣ So sánh thị trường OTC và thị trường giao dịch HOSE, HNX, UPCOM Phương thức giao dịch trên thị trường OTC Nguyên tắc chính của giao dịch OTC là “thuận mua vừa bán”, giao dịch theo thỏa thuận và tuân theo nguyên tắc thị trƣờng. Vậy nên để giao dịch trên Thị trƣờng OTC, bạn có thể tìm kiếm thông tin và thực hiện mua bán bằng cách: Sử dụng dịch vụ môi giới của các công ty chứng khoán Qua những lời chào bán hoặc mua trên mạng và ngƣời quen Qua môi giới chứng khoán Giao dịch thông qua chính công ty phát hành chứng khoán các bên đang mua/bán Những rủi ro trên thị trường OTC là gì? Thị trƣờng không đồng nhất giá cổ phiếu, nên sẽ xảy ra trƣờng hợp bị “hớ” giá, cần thỏa thuận bằng cách trả giá. Cần chú ý trong thủ tục chuyển nhƣợng mua bán cần ghi rõ quyền lợi sở hữu, vì có nhiều trƣờng hợp đã thỏa thuận mua bán xong nhƣng ngƣời 54
  16. bán vẫn không sở hữu đƣợc cổ phiếu và NĐT có thể không nhận đƣợc cổ tức mặc dù vẫn nắm giữ cổ phần. Rủi ro khi có biến động giá, tức ngƣời mua sẽ đặt cọc trƣớc một khoảng tiền trƣớc, khi giá giảm ngƣời bán vẫn giữ nguyên giá đã thỏa thuận hoặc tăng giá nếu giá thị trƣờng cao. Nếu không ngƣời mua mất tiền cọc. Tính thanh khoản thấp, NĐT khó khăn trong việc chuyển đổi thành tiền từ cổ phiếu và ngƣợc lại. Để giao dịch thị trƣờng OTC thì bạn có thể mở tài khoản và thực hiện các thủ tục mua bán. Chương 5: Đầu tư và phân tích chứng khoán 1. Đầu tư chứng khoán 55
  17. 1.1. Khái niệm Để hiểu đƣợc rằng việc chơi chứng khoán khác hoàn toàn với việc đầu tư chứng khoán nhƣ thế nào, bạn phải hiểu đƣợc mục đích của việc đầu tƣ cũng nhƣ cách bạn sẽ làm gì với khoản đầu tƣ của bạn. Đầu tƣ chứng khoán là một sự tính toán có chủ đích chứ không phải là những hành động bột phát với những cảm tính và khoản đầu tƣ đó sẽ tạo ra lợi nhuận thụ động cho bạn. Hãy tƣởng tƣợng việc bạn bắt đầu với một cửa hàng bán lẻ và cổ đông là các thành viên trong gia đình. Bạn quyết định bỏ 1 tỷ đồng để tạo lập một công ty mới. Bạn chia số cổ phần đó thành 10.000 cổ phiếu. Bạn định mức mỗi cổ phiếu ở mức 100.000 đồng. Nếu bạn bán tất cả các cổ phiếu đó cho các thành viên trong gia đình bạn sẽ có 1 tỷ đồng để phục vụ cho mục đích kinh doanh. Sau một thời gian, công ty của bạn kiếm ghi nhận mức lãi là 500 triệu đồng, mỗi cổ phiếu sẽ đƣợc hƣởng 1/10.000 lợi nhuận. Bạn sẽ nhận đƣợc mức 50 triệu đồng chia cho 10.000 cổ phiếu tƣơng ứng với mỗi cổ phiếu sẽ thêm 50.000 đồng. Bạn sẽ có một cuộc họp đƣợc gọi là Đại hội đồng cổ đông đƣợc chủ trì của Hội đồng Quản trị và có sự tham gia của Cổ đông để quyết định rằng sẽ trả cổ tức bằng tiền hay bằng cổ phiếu, hoặc mở rộng công ty bằng việc tái đầu tƣ. Nếu công ty của bạn đủ lớn, bạn có thể có một đợt phát hành cổ phần lần đầu tiên ra công chúng (đƣợc gọi là IPO) cho phép bạn đƣợc bán cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán hoặc thị trƣờng tự do. Tất cả những điều trên đƣợc gọi là đầu tƣ chứng khoán, nghĩa là việc bạn rót vốn và mua cổ phiếu của một công ty cổ phần. Cổ phiếu này sẽ có lúc tăng hoặc giảm, dựa trên việc kinh doanh của công ty đó. Đầu tƣ chứng khoán chính là cách góp vốn cổ phần để sở hữu cho mình một doanh nghiệp. 1.2. Rủi ro trong đầu tư chứng khoán Đầu tƣ chứng khoán là một hình thức kinh doanh có rủi ro. Vì vậy, khi tham gia đầu tƣ trực tiếp vào thị trƣờng chứng khoán cũng nhƣ khi đầu tƣ thông qua các quỹ, ngƣời đầu tƣ cần tìm hiểu trƣớc và chấp nhận đƣợc các rủi ro, rủi ro bao gồm: Rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống (1) Rủi ro hệ thống là gì? 56
  18. Các sự kiện chính trị bất ngờ, suy thoái kinh tế thế giới, biến động lãi suất, tỷ giá đều đại diện cho các nguồn rủi ro hệ thống. Những sự kiện này ảnh hƣởng đến toàn bộ thị trƣờng chứng khoán và bạn không thể tránh đƣợc những rủi ro này ngay cả khi đã đa dạng hoá, phân bổ đầu tƣ vào các cổ phiếu khác nhau. Một ví dụ điển hình là thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đã có một giai đoạn điều chỉnh mạnh, giảm khoảng 25% từ đỉnh tháng 4/2018. Nguyên nhân của sự sụt giảm này có đóng góp từ nhiều yếu tố rủi ro hệ thống: + Chiến tranh thƣơng mại Mỹ -Trung gây ra sự bất ổn vĩ mô trong khoảng thời gian đó + Đồng USD trên đà tăng mạnh trong khoảng thời gian đó. Điều này khiến khối ngoại có xu hƣớng bán ròng bởi bởi quỹ ngoại đầu tƣ vào Việt Nam, chƣa biết doanh nghiệp làm ăn ra sao, thì họ đã lỗ do tỷ giá rồi! Những rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán của rủi ro hệ thống nhƣ: rủi ro biến động lãi suất, rủi ro biến động giá hàng hóa, rủi ro tiền tệ, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Rủi ro giá hàng hóa Nhà đầu tƣ khi tham gia đầu tƣ chứng khoán tức là đầu tƣ vào các công ty cổ phần phát hành chứng khoán, hay nói một cách cụ thể hơn chính là đầu tƣ vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó. Có thể thấy giá hàng hóa tác động trực tiếp tới thị trƣờng chứng khoán. Nhất là những hàng hóa liên quan tới chính sách tài khóa của nhà nƣớc nhƣ: nhiên liệu xăng, dầu; giá điện, ga,… Do đó, khi giá hàng hóa thay đổi, rủi ro chứng khoán xảy ra lớn hơn Rủi ro mô hình Trong chứng khoán, nhà đầu tƣ tƣ thƣờng chọn cho mình một mô hình đầu tƣ, có thể là một mô hình định giá tài sản và vốn,… tuy nhiên, việc xây dựng mô hình không tách khỏi những yếu tố kỹ thuật cũng nhƣ thị trƣờng bởi thị trƣờng chứng khoán luôn biến động không theo một quy tắc nào. 57
  19. Vì vậy, rủi ro mô hình là không thể tránh khỏi. Phân tích kỹ thuật là phƣơng pháp đầu tƣ đƣợc nhiều ngƣời áp dụng tuy nhiên vẫn cần để ý tới các yếu tố tác động tới thị trƣờng. Rủi ro thanh khoản Tính thanh khoản của chứng khoán là khả năng chuyển đổi dễ dàng từ tiền sang chứng khoán và ngƣợc lại. Rủi ro thanh khoản là sự bất ổn của chứng khoán khi điều kiện giao dịch thay đổi + Nếu số lƣợng chứng khoán lớn, giao dịch xảy ra với khối lƣợng lớn có thể thấy thanh khoản ở mức cao, nhà đầu tƣ dễ dàng trao đổi cổ phiếu. + Nếu khối lƣợng giao dịch thấp, thậm chí có phiên không có giao dịch xảy ra có thể thấy thanh khoản ở cổ phiếu là thấp. Rủi ro lạm phát và rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất gây ra bởi sự lên xuống của lãi suất trái phiếu chính phủ, khi đó sẽ có sự dao động trong mức sinh lời kỳ vọng của các chứng khoán. + Giá chứng khoán luốn biến động tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trƣờng, lãi suất thị trƣờng tăng sẽ làm cho giá trị thị trƣờng của chứng khoán bị sụt giảm và ngƣợc lại + Lạm phát sẽ khiến giá trị của đồng tiền thay đổi, gây dao động tới lợi nhuận của nhà đầu tƣ trong tƣơng lai. (2) Rủi ro cụ thể Rủi ro cụ thể là những rủi ro đặc trƣng trong từng ngành hoặc từng công ty. Ví dụ các rủi ro khi đầu tƣ chứng khoán: tai nạn máy bay tới từ ngành hàng k hông, thông tin xấu từ một công ty chứng khoán… không phải toàn thị trƣờng đều bị ảnh hƣởng. Vì là những rủi ro đặc trƣng, nên không phải tấy cả nhà đầu tƣ trên thị trƣờng đều cùng nhau chịu rủi ro này. Rủi ro xếp hạng Bất kỳ một ngành công nghiệp, dịch vụ nào đều có các đánh giá, xếp hạng hàng năm, chủ yếu là vào dịp cuối năm hoặc đầu năm sau. Rủi ro về xếp hạng nhƣ doanh nghiệp giảm hạng so với năm trƣớc, khiến giá trị của doanh nghiệp giảm, cổ phiếu xuống giá. 58
  20. Rủi ro lỗi thời Rủi ro này có thể xảy ra ở nhiều ngành sản xuất khi các sản phẩm đã rơi vào tình trạng lỗi thời, không có giá trị đổi mới, không tăng trƣởng lợi nhuận của nhiều năm khiến doanh nghiệp trở nên hoạt động trì trẹ, giá cổ phiếu giảm sút. Ví dụ: Nguyễn Kim là thƣơng hiệu anh cả trong ngành bán lẻ các thiết bị công nghệ, gia dụng,… ở Việt Nam qua nhiều năm. Song những năm gần đây, Nguyễn Kim tăng trƣởng vô cùng chậm, thậm chí không tăng trƣởng khi một loạt các đàn em nhƣ Thế Giới Di Động (MWG), hay FPT ra đời và tăng trƣởng mạnh mẽ. Đó chính là rủi ro lỗi thời trong nhành công nghệ - một ngành đòi hỏi thay đổi lớn. Rủi ro kiểm toán Rủi ro này có thể đến với nhiều doanh nghiệp bởi sự kiểm soát chi phí và nguồn vốn kém, gây tổn hại tới giá trị doanh nghiệp, hoạt động sản xuất không hiệu quả gây thiệt hai tới doanh nghiệp cũng nhƣ giảm giá cổ phiếu. Rủi ro truyền thông Rủi ro truyền thông xảy ra khi doanh nghiệp phát hành chứng khoán phải đối mặt với sự kiện xấu, truyền thông xấu từ nhiều phía hoặc truyền thông sai sự thật gây ảnh hƣởng xấu tới thƣơng hiệu cũng nhƣ khiến giá cổ phiếu của công ty giảm nhanh. Đây có thể coi là rủi ro của đầu tƣ chứng khoán có sức ảnh hƣởng lớn nhất đối với các doanh nghiệp. Rủi ro pháp lý Rủi ro pháp lý là điều mà hầu hết các nhà đầu tƣ đều có thể mắc phải khi đầu tƣ chứng khoán và rủi ro nếu không nắm vững pháp luật chứng khoán, nhà đầu tƣ có thể đối mặt với nguy cơ rủi ro cao. Thêm nữa, đối với các doanh nghiệp phát hành chứng khoán, những thay đổi của pháp luật, thắt chặt chính sách thuế, quy định vốn,… cũng có thể gây rủi roc ho các doanh nghiệp. Có thể hiểu một cách khái quát rằn, rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán là khả năng giá trị khoản đầu tƣ giảm, khiến nhà đầu tƣ bị thua lỗ. Có khá nhiều góc nhìn về rủi ro trong chứng khoán đến từ phía các nhà đầu tƣ lừng danh. 59
nguon tai.lieu . vn