Xem mẫu

  1. CHƢƠNG 2 CÁC PHƢƠNG TIỆN VÀ ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ Mục tiêu Chƣơng này trình bày những vấn đề cơ bản về: - Các phƣơng tiện thanh toán quốc tế; - Các điều kiện thanh toán quốc tế. Thông qua việc hiểu biết các phƣơng tiện và các điều kiện thanh toán quốc tế, áp dụng vào giao kết hợp đồng và thực hiện thanh toán có hiệu quả. Nội dung Khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, các bên cần hiểu rõ nội dung, bản chất của các công cụ thanh toán; kỹ thuật ký phát, lƣu thông và các nghiệp vụ liên quan đến các công cụ thanh toán quốc tế. Đồng thời các bên phải thỏa thuận để đi đến thống nhất các điều kiện trong thanh toán quốc tế nhƣ: điều kiện về tiền tệ và giá cả thanh toán, điều kiện về địa điểm thanh toán, điều kiện về thời hạn thanh toán, điều kiện về phƣơng thức thanh toán, điều kiện về đảm bảo thanh toán và điều kiện về chứng từ thanh toán; nhằm đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng, thanh toán giá trị hợp đồng đúng thời gian, địa điểm; bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan. I. Phƣơng tiện thanh toán quốc tế 1. Khái niệm phƣơng tiện thanh toán quốc tế Các công cụ lƣu thông tín dụng đƣợc dùng làm phƣơng tiện thanh toán quốc tế hình thành trên cơ sở của sự phát triển tín dụng thƣơng mại và tín dụng ngân hàng, chúng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế. Các phƣơng tiện thanh toán quốc tế xuất hiện trƣớc xã hội Tƣ bản chủ nghĩa, nhƣng trong thời đại Tƣ bản chủ nghĩa với nền kinh tế hàng hóa, quan hệ tín dụng phát sinh rộng rãi, các công cụ lƣu thông tín dụng này mới phát huy và phát triển. Các phƣơng tiện thanh toán quốc tế không có giá trị nội tại của nó, không phải là tiền thật mà chỉ là đại diện hoặc là dấu hiệu của tiền tệ, cho nên nó không thể thay thế tiền mặt thực hiện chức năng phƣơng tiện thanh toán của tiền tệ. Các công cụ lƣu thông tín dụng chỉ là một chứng khoán nợ (Debt documents), trong đó hàm chứa các quyền pháp lý đối với các lợi ích tƣơng lai dành cho ngƣời sở hữu nó và đƣợc pháp luật điều chỉnh và bảo vệ. Ngƣời sở hữu các lợi ích tƣơng lai do công cụ tín dụng mang lại có thể chuyển nhƣợng cho một hay nhiều ngƣời khác, cho nên nó đƣợc sử dụng nhƣ là ―tiền tệ‖ để thay thế cho tiền mặt thực hiện chức năng phƣơng tiện lƣu thông của tiền tệ, nhờ đó giảm thiểu đƣợc chi phí lƣu thông tiền mặt, giảm thiểu rủi ro trong chuyên chở, bảo quản, giám định tiền tệ. Nếu tiền giấy là ký hiệu của tiền thật do ngân hàng Nhà nƣớc phát hành thì các phƣơng tiện lƣu thông tín dụng đƣợc tạo 67
  2. ra từ quá trình thanh toán trong các hợp đồng và quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng tạo thuận lợi cho việc xác lập và kết thúc các quan hệ thanh toán, tín dụng giữa các chủ thể kinh tế. Để tiến hành các nghiệp vụ thanh toán quốc tế đƣợc thuận tiện và có hiệu quả, các bên tham gia thanh toán phải lựa chọn và sử dụng một trong những phƣơng tiện thanh toán quốc tế. Nhƣ vậy, phƣơng tiện thanh toán quốc tế là các công cụ thanh toán quốc tế đƣợc các bên sử dụng để thanh toán các khoản nợ phát sinh trong giao dịch thƣơng mại quốc tế, đầu tƣ quốc tế và tín dụng quốc tế. 2. Phân loại phƣơng tiện thanh toán quốc tế 2.1. Phân loại theo hoạt động dân sự 2.1.1. Tiền mặt Tiền mặt là tiền thật, là công cụ thanh toán hiện hữu bằng giấy bạc, do Nhà nƣớc phát hành, chịu sự điều tiết của cơ chế quản lý tiền mặt của Nhà nƣớc. Tiền mặt sử dụng phổ biến trong thanh toán nội địa, ít đƣợc sử dụng trong thanh toán quốc tế do những hạn chế của nó31. 2.1.2. Các công cụ thanh toán chuyển đổi sang tiền mặt Ở phần này chủ yếu nêu tên các công cụ thanh toán hoán đổi sang tiền mặt chủ yếu sử dụng trong thanh toán quốc tế: - Hối phiếu; - Séc; - Kỳ phiếu; - Điện chuyển tiền; - Thƣ chuyển tiền; - Thẻ điện tử32... 2.2. Phân loại theo hoạt động kinh doanh 2.2.1. Công cụ thanh toán thƣờng sử dụng trong kinh doanh trong nƣớc Các bên tham gia hoạt động kinh doanh trong nƣớc khi thực hiện nghĩa vụ thanh toán thƣờng sử dụng các công cụ thanh toán chủ yếu nhƣ: Tiền mặt, tiền chuyển khoản, Séc, lệnh chuyển tiền33….. 2.2.2. Công cụ thanh toán thƣờng sử dụng trong kinh doanh quốc tế a. Hối phiếu (Bill of Exchange: B/E) - Khái niệm Các nƣớc tham gia ký kết Công ƣớc Giơ-ne-vơ năm 1930 không đi đến thống nhất trong việc định ra khái niệm hối phiếu là gì để quy định trong Luật điều chỉnh về hối phiếu (Uniform Law for Bill of Exchange, viết tắt là ULB 1930). Các nƣớc này thỏa 31 Đọc thêm Chƣơng 1, phần II, mục 3.3 giáo trình này. 32 Đọc thêm Chƣơng 1, phần II, mục 1.1.2 giáo trình này. 33 Đọc thêm Chƣơng 1, phần II, mục 3.3 giáo trình này 68
  3. thuận dùng định nghĩa hối phiếu của Luật hối phiếu 1882 của nƣớc Anh làm dẫn chiếu trong khái niệm hối phiếu của luật ULB. Theo Đinh Xuân Trình (Thanh toán quốc tế, tr. 90), “Hối phiếu là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người (người xuất khẩu, người bán, người cung ứng dịch vụ) ký phát cho một người khác (người nhập khẩu, người mua, người nhận cung ứng), yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể nhất định, hoặc đến một ngày có xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu”. Qua khái niệm trên cho thấy, các bên có liên quan đến hối phiếu bao gồm: + Ngƣời ký phát hối phiếu (Drawer): Thƣờng là ngƣời xuất khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, ngƣời này có quyền ký phát cho bất kỳ đối tƣợng nào đã mua hàng hóa hoặc tiếp nhận dịch vụ. Ngƣời ký phát hối phiếu là ngƣời đầu tiên có quyền chuyển nhƣợng quyền hƣởng lợi hối phiếu cho ngƣời khác. + Ngƣời trả tiền hối phiếu (Drawee): Còn gọi là ngƣời bị ký phát, ngƣời trả tiền là ngƣời nhập khẩu hoặc ngƣời tiếp nhận dịch vụ, ngƣời này phải có nghĩa vụ trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu (đối với hối phiếu trả tiền ngay) hoặc cam kết trả tiền hối phiếu (đối với hối phiếu có kỳ hạn). + Ngƣời hƣởng lợi hối phiếu (Beneficiary): Là ngƣời hƣởng số tiền ghi trên hối phiếu, là ngƣời ký phát (ngƣời xuất khẩu) hay là ngƣời khác đƣợc ngƣời ký phát chuyển quyền hƣởng lợi. + Ngƣời ký hậu hối phiếu (Endorsement): Là ngƣời đem quyền hƣởng lợi hối phiếu của mình chuyển cho ngƣời khác bằng cách ký hậu tên mình sau tờ hối phiếu, việc ký hậu phải thực hiện vô điều kiện. + Ngƣời chấp nhận hối phiếu (Accept): Là ngƣời chấp nhận trả tiền hối phiếu, việc chấp nhận thể hiện bằng việc ký tên vào góc trái, mặt trƣớc của tờ hối phiếu. Ngƣời chấp nhận thƣờng là ngân hàng hoặc các doanh nghiệp. Việc chấp nhận hối phiếu cũng phải đƣợc thực hiện vô điều kiện. + Ngƣời đƣợc chuyển nhƣợng hối phiếu (Transferred): Là ngƣời đƣợc ngƣời khác chuyển nhƣợng quyền hƣởng lợi hối phiếu cho mình và khi đó trở thành ngƣời hƣởng lợi hối phiếu. Hối phiếu có thể đƣợc chuyển nhƣợng liên tục trong quá trình lƣu thông của nó. + Ngƣời cầm hối phiếu: Nếu loại hối phiếu vô danh hoặc ký hậu để trống thì bất kỳ ngƣời nào cầm hối phiếu cũng trở thành ngƣời hƣởng lợi hối phiếu, đối với hối phiếu đích danh, ngƣời có tên hƣởng lợi trên hối phiếu mới là ngƣời đƣợc hƣởng lợi hối phiếu. + Ngƣời bảo lãnh hối phiếu: Là ngƣời đứng ra đảm nhận thanh toán hối phiếu cho ngƣời khác (ngƣời phải trả tiền ghi trên tờ hối phiếu) khi hối phiếu đến kỳ hạn trả tiền. - Các đặc điểm của hối phiếu Hối phiếu có 3 đặc điểm cơ bản sau: 69
  4. + Tính trừu tƣợng: Trên tờ hối phiếu không ghi nội dung quan hệ tín dụng hoặc nguyên nhân sinh ra việc lập hối phiếu mà chỉ ghi số tiền phải trả và những nội dung có liên quan đến việc trả tiền. Hiệu lực pháp lý của hối phiếu cũng không bị ràng buộc do nguyên nhân gì sinh ra hối phiếu. Chẳng hạn, Công ty A ký phát hối phiếu đòi tiền yêu cầu Công ty B trả ngay một số tiền là 50.000 USD, trong nội dung của hối phiếu chỉ ghi là: ―Ngay sau khi nhìn thấy tờ hối phiếu này trả theo lệnh của Công ty A một số tiền là 50.000 USD chẵn‖, không cần phải ghi lý do của việc đòi tiền này là gì, nhƣ: ―Theo hóa đơn giao hàng X trên con tàu Việt Hƣơng ngày…‖ Quy định nhƣ vậy vì hối phiếu là công cụ lƣu thông tín dụng thay thế cho tiền mặt thực hiện chức năng là phƣơng tiện lƣu thông của tiền tệ. Trong ví dụ trên, nếu ghi lý do của việc đòi tiền hối phiếu là ―hàng X chở trên tàu Việt Hƣơng…‖, khi Công ty A ký hậu chuyển nhƣợng quyền hƣởng lợi hối phiếu cho Công ty C để trả số tiền 50.000 USD, liệu Công ty C có chấp nhận hối phiếu đó hay không? Trong trƣờng hợp này, Công ty C sẽ không chấp nhận tờ hối phiếu đó, vì việc đòi tiền Công ty B có thực hiện đƣợc hay không còn phụ thuộc vào việc ―hàng X chở trên con tàu Việt Hƣơng‖ nhƣ thế nào. + Tính bắt buộc trả tiền: Ngƣời trả tiền tờ hối phiếu phải thực hiện trả tiền theo đúng số tiền ghi trên tờ hối phiếu, không đƣợc viện ra bất cứ lý do gì để từ chối, trừ trƣờng hợp hối phiếu đƣợc lập ra trái với đạo luật chi phối của nó, hối phiếu ký phát hợp lệ đã có luật bảo đảm. Hối phiếu đƣợc ký phát ra từ các quan hệ hợp đồng, nhƣng khi có hiệu lực nó lại tồn tại một cách độc lập (không thể đƣa ra lý do gì khác để từ chối việc trả tiền). Do đó trên hối phiếu thƣờng ghi câu: ―Trả theo lệnh…‖ chứ không phải câu: ―Xin trả cho…‖. + Tính lƣu thông: Do có hai tính chất trên nên hối phiếu có thể đƣợc chuyển nhƣợng một hay nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của nó. Sở dĩ nhƣ vậy là do hối phiếu là một lệnh đòi tiền của ngƣời này đối với ngƣời khác, hối phiếu có một giá trị tiền nhất định, có một thời gian nhất định và đƣợc ngƣời trả tiền chấp nhận. Do đó ngƣời hƣởng lợi hối phiếu có thể chuyển nhƣợng quyền hƣởng lợi cho ngƣời khác hoặc mang hối phiếu đã đƣợc ký chấp nhận trả tiền đến ngân hàng thực hiện nghiệp vụ chiết khấu. - Điều kiện tạo lập hối phiếu Vì hối phiếu cần đƣợc lƣu hành nên nó phải có một hình thức nhất định để ngƣời ta có thể dễ dàng phân biệt hối phiếu với các phƣơng tiện thanh toán khác. Do đó khi ký phát hối phiếu ngƣời ký phát cần tuân thủ các quy định về hình thức và nội dung của hối phiếu. + Về mặt hình thức: Hối phiếu phải đƣợc trình bày dƣới hình thức văn bản. Hối phiếu thƣờng đƣợc lập theo mẫu in sẵn, ngƣời lập điền thông tin vào các chỗ còn trống bằng cách đánh máy bằng một thứ tiếng nhất định và thống nhất. Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng trên hối phiếu. Một hối phiếu sẽ không có giá trị pháp lý nếu nó đƣợc tạo lập bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Những hối phiếu viết bằng bút chì, bằng thứ mực dễ phai, mực đỏ đều trở nên vô giá trị. 70
  5. Hối phiếu có thể đƣợc lập thành nhiều bản, mỗi bản đƣợc đánh số thứ tự và có giá trị nhƣ nhau. Ngƣời ký phát hối phiếu thƣờng gửi hối phiếu cho ngƣời trả tiền làm hai lần khác nhau để phòng sự thất lạc, bản nào đến trƣớc sẽ đƣợc thanh toán trƣớc, bản đến sau sẽ trở thành vô giá trị. Vì vậy trên hối phiếu thƣờng ghi câu: ―Sau khi nhìn thấy bản thứ nhất của hối phiếu này (Bản thứ hai cùng nội dung và ngày tháng không trả tiền)…‖ vào bản số một của hối phiếu. Bản số hai lại ghi: ―Sau khi nhìn thấy bản thứ hai của hối phiếu này (Bản thứ nhất cùng nội dung và ngày tháng không trả tiền)…‖ + Về mặt nội dung: Một hối phiếu phải bao gồm những nội dung bắt buộc sau đây: • Tiêu đề của hối phiếu: Đƣợc ghi chữ Hối phiếu (Bill of Exchange/Draft), nếu không có tiêu đề này hối phiếu sẽ trở thành vô giá trị. Hối phiếu phải ghi tiêu đề vì để khi lƣu thông dễ nhận biết đó là hối phiếu nhằm tránh nhầm lẫn với các công cụ khác. Tuy nhiên về yêu cầu ghi tiêu đề ―hối phiếu‖, luật của các nƣớc quy định không giống nhau. Luật các nƣớc chịu ảnh hƣởng bởi hệ thống luật Anh, Mỹ không yêu cầu hối phiếu phải ghi tiêu đề ‗hối phiếu‖, miễn trong nội dung hối phiếu có diễn đạt từ ―hối phiếu‖ là đƣợc. Các nƣớc chịu ảnh hƣởng của Công ƣớc Giơnevơ 1930 và Luật của Việt Nam lại yêu cầu bắt buộc phải ghi tiêu đề, nếu không hối phiếu sẽ vô giá trị. • Địa điểm và ngày ký phát hối phiếu: Ngày tháng ký phát hối phiếu là ngày phát sinh quyền đòi tiền của ngƣời ký phát đối với ngƣời bị ký phát. Ngày tháng ký phát hối phiếu còn là căn cứ để xác định thời hạn trả tiền của hối phiếu, nếu kỳ hạn trả tiền dựa vào ngày ký phát hối phiếu. Ví dụ có một hối phiếu ghi ―30 ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu này, trả tiền theo lệnh…..‖. Nếu ngày ký phát hối phiếu là 10/03/2013 thì hối phiếu sẽ đáo hạn vào ngày 10/04/2013. Thông thƣờng địa chỉ của ngƣời ký phát là địa điểm ký phát. Tuy nhiên khi hối phiếu đƣợc ký ở đâu thì lấy địa điểm ký phát ở đó. Khi hối phiếu không ghi rõ địa điểm ký phát, cho phép lấy địa chỉ bên cạnh tên của ngƣời ký phát làm địa điểm ký phát hối phiếu. Tuy nhiên trong trƣờng hợp này nếu bên cạnh tên ngƣời ký phát không ghi địa chỉ thì hối phiếu vị vô hiệu. Đối với Việt Nam, Luật các Công cụ chuyển nhƣợng Việt Nam 2005 quy định, nếu địa điểm ký phát không đƣợc xác định cụ thể trên hối phiếu thì hối phiếu đó sẽ đƣợc coi là phát hành tại địa điểm kinh doanh hoặc nơi thƣờng trú của ngƣời ký phát. • Lệnh đòi tiền vô điều kiện: Hối phiếu là một lệnh đòi tiền không phải là một yêu cầu đòi tiền. Việc trả tiền hối phiếu là vô điều kiện, có nghĩa là ngƣời trả tiền hối phiếu không thể đặt điều kiện cho việc trả tiền. Ngƣời trả tiền chỉ có thể đề ra các yêu cầu cho việc trả tiền khi nội dung và hình thức của hối phiếu trái với luật đang điều chỉnh hối phiếu đó. • Số tiền của hối phiếu: Số tiền của hối phiếu là một số tiền nhất định, đƣợc ghi một cách đơn giản và rõ ràng, ngƣời ta có thể nhận dạng ra ngay số tiền là bao nhiêu mà không cần phải tính toán dù cho phép tính đơn giản. Để đảm báo tính xác thực của số tiền, Luật về hối phiếu quy định số tiền ghi bằng số và bằng chữ phải khớp với nhau. Đối với một số nƣớc (Hoa Kỳ, các nƣớc Châu Âu, 71
  6. Việt Nam) có quy định, nếu số tiền ghi bằng chữ và bằng số không khớp với nhau thì cho phép chọn số tiền ghi bằng chữ để thanh toán. • Thời hạn trả tiền: Thời hạn trả tiền là mốc thời gian mà ngƣời bị ký phát phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền của mình, có hai loại thời hạn trả tiền: Thời hạn trả tiền ngay và thời hạn trả tiền sau. Đối với hối phiếu có thời hạn trả tiền ngay thƣờng đƣợc ghi nhƣ sau: ―Ngay sau khi nhìn thấy bản thứ… của hối phiếu này trả….‖ Đối với hối phiếu có thời hạn trả tiền sau thƣờng đƣợc ghi nhƣ sau: ―X ngày sau khi nhìn thấy bản thứ… của hối phiếu này trả…‖ • Địa điểm trả tiền: Địa điểm trả tiền hối phiếu là nơi mà ngƣời thụ hƣởng hối phiếu xuất trình hối phiếu để đòi tiền, trên hối phiếu phải ghi rõ địa điểm trả tiền hối phiếu. Nếu trên hối phiếu không ghi rõ địa điểm trả tiền thì lấy địa chỉ ghi bên cạnh tên của ngƣời bị ký phát làm địa điểm trả tiền. Trong trƣờng hợp bên cạnh tên ngƣời bị ký phát không có ghi địa chỉ thì hối phiếu đó sẽ vô hiệu. Đối với Việt Nam, Luật các Công cụ chuyển nhƣợng Việt Nam 2005 có quy định sẽ lấy địa chỉ kinh doanh hoặc nơi thƣờng trú của ngƣời bị ký phát làm địa điểm thanh toán. • Tên, địa chỉ của ngƣời ký phát, ngƣời bị ký phát, ngƣời thụ hƣởng: Ngƣời ký phát, ngƣời bị ký phát, ngƣời thụ hƣởng hối phiếu là những chủ thể của hối phiếu. Tên và địa chỉ của họ phải đƣợc ghi đầy đủ; nếu thiếu hoặc không rõ ràng sẽ không thực hiện đƣợc các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu này. • Chữ ký của ngƣời ký phát: Ngƣời ký phát hối phiếu ký vào mặt trƣớc góc bên phải phía dƣới của tờ hối phiếu. Chữ ký thật, bằng tay và bằng thứ mực không phai. Ngoài những nội dung bắt buộc trên, hối phiếu còn có thể có thêm những nội dung khác do hai bên thỏa thuận trong khuôn khổ của Luật ULB quy định. Hối phiếu thƣờng đƣợc sử dụng chủ yếu trong phƣơng thức thanh toán nhờ thu và phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ. Giả sử Công ty xuất khẩu XYZ – Hàn Quốc ký hợp đồng với Công ty nhập khẩu ABC – Việt Nam, số hợp đồng là ST10/13, ngày 10 tháng 2 năm N, phƣơng thức thanh toán là nhờ thu kèm chứng từ, ngân hàng thu là Hua Nan Bank, thời hạn thanh toán ngay. Công ty XYZ đã tiến hành giao hàng với trị giá là 1.000.000 USD. Công ty XYZ ký phát hối phiếu đòi tiền Công ty ABC nhƣ hình 2.1 BILL OF EXCHANGE No: ST10/13 Korea, 15 May N For: USD 1,000,000.00 At sight of this First of Bill of Exchange (Second of the same tenor and date being unpaid) pay to order of Hua Nan Bank the sum of US Dollars one million only value received. Drawn under: Contract No: ST10/13 To For and on behalf of ABC Company XYZ Company (signed) Hình 2.1. Hối phiếu dùng trong phƣơng thức thanh toán nhờ thu 72
  7. Trong trƣờng hợp phƣơng thức thanh toán là tín dụng chứng từ; giả sử số thƣ tín dụng là TF01245678/CIB, ngày phát hành 12/3/N, ngân hàng mở thƣ tín dụng là Citi Bank – Nhật Bản, ngân hàng thông báo là Techcombank – Việt Nam, thời hạn thanh toán là sau 30 ngày kể từ ngày nhìn thấy hối phiếu. Công ty XYZ đã tiến hành giao hàng với trị giá là 1.000.000 USD. Công ty XYZ ký phát hối phiếu đòi tiền nhƣ hình 2.2 BILL OF EXCHANGE No: ST10/13 Danang, 10 May N For: USD 1,000,000.00 At 30 days after sight of this First of Bill of Exchange (Second of the same tenor and date being unpaid) pay to order of Techcombank the sum of US Dollars one million only value received. Drawn under: Letter of Credit No: TF01245678/CIB, dated: 12/3/N To For and on behalf of City Bank, Japan. XYZ Company (signed) Hình 2.2. Hối phiếu dùng trong phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ - Các nghiệp vụ lƣu thông hối phiếu + Lƣu thông hối phiếu • Đối với hối phiếu trả tiền ngay: Hối phiếu trả tiền ngay là hối phiếu trong đó quy định ngƣời bị ký phát phải trả tiền ngay khi nhìn thấy tờ hối phiếu. Hiện nay việc trả tiền đối với hối phiếu trả tiền ngay đƣợc thực hiện trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày hối phiếu đƣợc xuất trình. Quy trình lƣu thông hối phiếu trả tiền ngay qua hệ thống ngân hàng đƣợc thực hiện nhƣ sơ đồ 2.1 3 Ngân hàng ngƣời ký phát Ngân hàng ngƣời trả tiền 2 3 2 2 3 1 Ngƣời ký phát Ngƣời bị ký phát Sơ đồ 2.1. Lƣu thông hối phiếu trả ngay Bƣớc 1: Ngƣời xuất khẩu tiến hành giao hàng cho ngƣời nhập khẩu; Bƣớc 2: Ngƣời xuất khẩu ký phát hối phiếu và ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền; Bƣớc 3: Ngƣời nhập khẩu trả tiền cho ngƣời xuất khẩu thông qua hệ thống ngân hàng. • Đối với hối phiếu trả tiền sau: Hối phiếu trả tiền sau là hối phiếu trong đó qui định ngƣời bị ký phát phải trả tiền sau một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày hối phiếu đƣợc xuất trình hoặc kể từ ngày ký phát hối phiếu hoặc một ngày cụ thể trong tƣơng lai. Quy trình lƣu thông hối phiếu trả tiền sau đƣợc thực hiện nhƣ sơ đồ 2.2 73
  8. 5 4 Ngân hàng ngƣời ký phát Ngân hàng ngƣời trả tiền 3 2 5 4 3 2 2 3 4 5 1 Ngƣời ký phát Ngƣời bị ký phát Sơ đồ 2.2. Lƣu thông hối phiếu trả sau Bƣớc 1: Ngƣời xuất khẩu tiến hành giao hàng cho ngƣời nhập khẩu; Bƣớc 2: Ngƣời xuất khẩu ký phát hối phiếu và ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền; Bƣớc 3: Hoàn trả hối phiếu đã đƣợc ký chấp nhận trả tiền cho ngƣời xuất khẩu để ngƣời xuất khẩu đòi tiền khi hối phiếu đến hạn thanh toán; Bƣớc 4: Xuất trình hối phiếu để đòi tiền; Bƣớc 5: Ngƣời nhập khẩu trả tiền cho ngƣời xuất khẩu qua hệ thống nhân hàng. Trên thực tế để hạn chế sự thất lạc hối phiếu trong quá trình lƣu thông cũng nhƣ giảm thiểu chi phí phát sinh do việc gửi hối phiếu qua hệ thống ngân hàng, khi hối phiếu đã đƣợc ký chấp nhận trả tiền, ngân hàng ngƣời trả tiền không gửi trả lại hối phiếu mà lƣu hồ sơ đang giải quyết. Đến thời hạn trả tiền hối phiếu, ngân hàng ngƣời trả tiền yêu cầu ngƣời nhập khẩu trả tiền cho ngƣời xuất khẩu (không phát sinh bƣớc 3 và 4). + Nghiệp vụ ký chấp nhận hối phiếu (Acceptance) Ký chấp nhận hối phiếu là hành vi thể hiện bằng ngôn ngữ của ngƣời có nghĩa vụ trả tiền tờ hối phiếu thể hiện ở mặt trƣớc, góc trái bên dƣới tờ hối phiếu, cam kết trả tiền vô điều kiện cho ngƣời hƣởng lợi. Cách thức ký chấp nhận: Ngƣời chấp nhận hối phiếu là ngƣời đại diện hợp pháp của đơn vị (ngƣời ký kết các hợp đồng) hoặc cá nhân có năng lực chủ thể. Việc chấp nhận phải thực hiện trên tờ hối phiếu theo đúng quy định; ký chấp nhận hối phiếu đƣợc thể hiện qua chữ ký (chữ ký thật, ký bằng tay) và/hoặc ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng nhƣ: ―chấp nhận (Accept)‖ hoặc ―đồng ý (Agree)‖. Đối với hối phiếu có kỳ hạn (trả tiền sau) cần phải có thủ tục ký chấp nhận và phải ghi rõ ngày tháng. Khi thực hiện việc ký chấp nhận, ngƣời ký không đƣa ra bất kỳ điều kiện gì khác (chấp nhận vô điều kiện). Đối với hối phiếu trả tiền ngay, thì việc trả tiền thực hiện ngay khi nhìn thấy hối phiếu, do đó không cần thủ tục ký chấp nhận. Nếu hành vi ký chấp nhận hối phiếu xảy ra sau thời hạn hiệu lực của hối phiếu thì việc ký chấp nhận đó là vô hiệu. Do đó hối phiếu phải đƣợc xuất trình để ký chấp nhận trong thời hạn hối phiếu còn hiệu lực. + Nghiệp vụ ký hậu hối phiếu (Endorsement) 74
  9. Ký hậu hối phiếu là hành vi thể hiện bằng ngôn ngữ ở mặt sau hối phiếu của ngƣời thụ hƣởng, đồng ý chuyển nhƣợng quyền hƣởng lợi của mình cho ngƣời khác đƣợc chỉ định trên tờ hối phiếu. Ký hậu chính là thủ tục chuyển nhƣợng hối phiếu. Nguyên tắc của ký hậu: Ngƣời ký phát là ngƣời ký hậu đầu tiên nếu ngƣời này muốn chuyển nhƣợng hối phiếu cho ngƣời khác; ký hậu chuyển nhƣợng phải là vô điều kiện, nếu không sẽ vô giá trị, việc ký hậu chuyển nhƣợng từng phần giá trị hối phiếu hoặc sửa chữa, thêm bớt nội dung của hối phiếu sẽ làm hối phiếu vô hiệu. Các loại ký hậu Ký hậu để trống (Blank endorsement): Ngƣời ký hậu ký tên mình vào mặt sau tờ hối phiếu, không ghi rõ ngƣời hƣởng lợi là ai, chỉ ký tên hoặc ghi ―Trả cho ngƣời cầm – Pay to the bearer‖, ngƣời nào cầm hối phiếu sẽ trở thành ngƣời hƣởng lợi, việc chuyển nhƣợng tiếp theo không cần ký hậu nữa mà chỉ cần trao tay là đủ. Vì vậy, bên cạnh ƣu điểm là dễ dàng lƣu thông thì loại ký hậu này có nhƣợc điểm là rủi ro lớn khi hối phiếu bị thất lạc. Ký hậu theo lệnh (Pay to order of…): Ngƣời ký hậu ghi câu trả theo lệnh của ai đó, chẳng hạn: ―Trả theo lệnh ông A…‖ có nghĩa là ngƣời hƣởng lợi đầu tiên đã chuyển quyền hƣởng lợi của mình cho ông A hƣởng và tiếp tục thừa nhận quyền chuyển nhƣợng tiếp theo của ông A, nếu ông A không chuyển nhƣợng nữa thì quyền hƣởng lợi thuộc về ông A. Trong thanh toán quốc tế, loại ký hậu theo lệnh rất phát triển và đã trở thành tập quán trong chuyển nhƣợng các công cụ thanh toán. Ký hậu đích danh (Restrictive endorsement): Ngƣời ký hậu ghi rõ tên ngƣời hƣởng lợi kế tiếp và chỉ có ngƣời đó mà thôi. Ví dụ: Pay to Mr. Tam only/Mr. Van signed (Trả tiền cho ông Tâm/Ông Vân đã ký). Trong trƣờng hợp này chỉ có Ông Tâm đƣợc nhận tiền hối phiếu khi hối phiếu đến hạn thanh toán. Hối phiếu đƣợc ký hậu đích danh không thể tiếp tục chuyển nhƣợng bằng hình thức ký hậu nữa. Ký hậu miễn truy đòi (Without recourse endorsement): Ngƣời ký hậu ghi thêm câu miễn truy đòi: ―Pay to the order of X Company, without rescoure‖ (Trả tiền theo lệnh công ty X, miễn truy đòi). Đối với loại ký hậu này, ngƣời hƣởng lợi kế tiếp không đƣợc quyền đòi lại tiền ở ngƣời ký hậu cho mình khi ngƣời mắc nợ từ chối việc trả tiền hối phiếu. Chẳng hạn ngƣời ký phát là Công ty A, ngƣời bị ký phát là Công ty B. Công ty A ký hậu chuyển nhƣợng hối phiếu cho Công ty C, Công ty C ký hậu chuyển nhƣợng miễn truy đòi cho Công ty D. Đến hạn thanh toán, Công ty D xuất trình hối phiếu đòi tiền Công ty B, tuy nhiên Công ty B từ chối thanh toán hối phiếu. Lúc này Công ty D phải đòi tiền Công ty A là ngƣời ký phát hối phiếu và mất quyền truy đòi Công ty C, vì Công ty C đã ghi câu miễn truy đòi khi ký hậu hối phiếu. Ký hậu ủy quyền (Authorized endorsement): Là loại ký hậu mà ngƣời hƣởng lợi ủy quyền cho ngƣời khác thu tiền hộ, trên hối phiếu có ghi câu: ―Để thu hộ‖ – quyền hƣởng lợi vẫn thuộc về ngƣời đầu tiên. Ký hậu bảo lƣu (Conditional endorsement): Là ký hậu chuyển nhƣợng hối phiếu cho một ngƣời nếu ngƣời này thực hiện đƣợc những quy định đề ra bởi ngƣời ký hậu. Ví 75
  10. dụ: ―Trả tiền cho ông A, khi ông A hoàn thành khóa học‖ (Pay to Mr A when he finished his course). + Nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu (Discount Bill of Exchange) Chiết khấu hối phiếu là nghiệp vụ mà ngƣời hƣởng lợi hối phiếu chuyển quyền hƣởng lợi hối phiếu chƣa đến hạn thanh toán cho ngân hàng để nhận một số tiền bằng mệnh giá hối phiếu trừ đi lãi suất chiết khấu và hoa hồng phí chiết khấu. Hiện nay các ngân hàng thƣơng mại thực hiện nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu kèm bộ chứng từ thanh toán theo phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ. Tỷ lệ chiết khấu phụ thuộc vào giá trị của tờ hối phiếu, tình hình lãi suất, thời hạn của hối phiếu và mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Để hạn chế rủi ro hối phiếu bị từ chối thanh toán khi đến hạn thanh toán, các ngân hàng thƣơng mại thực hiện việc chiết khấu dạng truy đòi. Trong trƣờng hợp ngƣời trả tiền hối phiếu không thực hiện nghĩa vụ, ngân hàng đƣợc quyền truy đòi lại số tiền đã chiết khấu. Số tiền chiết khấu đƣợc xác định theo công thức sau: T TCK  M (1  LCK x )P 360 Trong đó: TCK: Trị giá chiết khấu M: Mệnh giá hối phiếu LCK: Lãi suất chiết khấu (tính theo năm) T: Thời gian chiết khấu (tính theo ngày) P: Lệ phí chiết khấu Ví dụ, Công ty TNHH ABC đƣợc quyền hƣởng lợi hối phiếu kỳ hạn 3 tháng với mệnh giá 1.000.000 USD. Công ty mang hối phiếu đã đƣợc ký chấp nhận thanh toán đến ngân hàng thực hiện nghiệp vụ chiết khấu. Giả sử lãi suất chiết khấu tại ngân hàng đang áp dụng là 12%/năm; lệ phí chiết khấu đƣợc tính bằng 0,01% trên mệnh giá hối phiếu. Vậy số tiền chiết khấu là: TCK = 1.000.000 (1 – 12 x 90 x 100%/360) – 0,01 x 100% x 1.000.000 = 969.900 (USD) + Nghiệp vụ bảo lãnh hối phiếu (Guarante Bill of Exchange) Bảo lãnh hối phiếu là việc của ngƣời thứ ba (gọi là ngƣời bảo lãnh) cam kết đối với ngƣời thụ hƣởng hối phiếu sẽ thực hiện nghĩa vụ trả tiền thay cho ngƣời bị ký phát (gọi là ngƣời đƣợc bảo lãnh) nếu khi hối phiếu đến hạn thanh toán mà ngƣời trả tiền không thanh toán đúng hạn hoặc thanh toán không đủ số tiền của hối phiếu. Hành động bảo lãnh phải thể hiện bằng ngôn ngữ sao cho phân biệt với ký phát và ký chấp nhận hối phiếu. Ngƣời bảo lãnh không phải là ngƣời trả tiền (Drawee), không phải là ngƣời ký phát (Drawer) mà thƣờng là một ngân hàng hoặc tổ chức có uy tín. Có hai hình thức bảo lãnh hối phiếu: Bảo lãnh bằng thƣ riêng (bảo lãnh mật) và bảo lãnh trực tiếp trên hối phiếu (bảo lãnh công khai) 76
  11. Bảo lãnh bằng thƣ riêng do ngƣời bảo lãnh phát hành, trong đó thể hiện sự cam kết của ngƣời bảo lãnh sẽ trả tiền cho ngƣời thụ hƣởng hối phiếu theo các điều kiện và nội dung của bảo lãnh. Bảo lãnh trực tiếp trên hối phiếu đƣợc tiến hành bằng cách ghi ngay trên bề mặt của hối phiếu nội dung cam kết trả tiền của ngƣời bảo lãnh; ví dụ ghi ―Guaranted hoặc As Aval‖ và ký tên. + Nghiệp vụ kháng nghị hối phiếu do không trả tiền (Protest for non-payment) Khi hối phiếu bị từ chối trả tiền, ngƣời hƣởng lợi hiện hành hối phiếu đƣợc quyền kháng nghị trƣớc pháp luật. Ngƣời kháng nghị phải làm đơn ghi rõ nội dung hối phiếu và quan hệ tín dụng phát sinh cùng lý do từ chối trả tiền rồi gởi đến cơ quan tài phán. - Phân loại hối phiếu + Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu có các loại sau: • Hối phiếu trả tiền ngay (At sight Bill of Exchange): Là loại hối phiếu khi nhìn thấy, ngƣời trả tiền phải thanh toán ngay số tiền ghi trên hối phiếu cho ngƣời hƣởng lợi. • Hối phiếu có kỳ hạn (Usance Bill of Exchange): Là loại hối phiếu chỉ đƣợc thanh toán sau một số ngày nhất định kể từ ngày ký phát hối phiếu hoặc kể từ ngày nhìn thấy hối phiếu. + Căn cứ chứng từ kèm theo hối phiếu có các loại sau: • Hối phiếu trơn (Clean Bill of Exchange): Là hối phiếu khi xuất trình không kèm theo chứng từ, việc trả tiền chỉ căn cứ vào hối phiếu. Trong thanh toán quốc tế, loại hối phiếu này chỉ sử dụng đòi tiền trong các dịch vụ bảo hiểm; môi giới; thu phí, rất ít sử dụng trong thanh toán quốc tế. • Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Bill of Exchange): Là loại hối phiếu mà việc trả tiền hối phiếu không chỉ dựa vào hối phiếu mà còn dựa vào chứng từ thanh toán kèm theo: vận đơn; hóa đơn; chi tiết bao gói; giấy chứng nhận chất lƣợng; số lƣợng… Ngƣời trả tiền phải trả tiền hoặc ký chấp nhận trả tiền hối phiếu ngân hàng mới giao chứng từ để ngƣời trả tiền đi làm thủ tục nhận hàng. + Căn cứ vào tính chất chuyển nhƣợng của hối phiếu có các loại sau: • Hối phiếu vô danh (Nameless Bill of Exchange): Là hối phiếu không ghi rõ tên ngƣời hƣởng lợi, mà chỉ ghi: ―Trả cho ngƣời cầm phiếu (Pay for bearer)‖ hoặc để trống không ghi tên ai là ngƣời hƣởng lợi hối phiếu. Đối với loại hối phiếu này, ai cầm đƣợc hối phiếu sẽ trở thành ngƣời hƣởng lợi, không cần qua thủ tục ký hậu. • Hối phiếu đích danh (Name Bill of Exchange): Là hối phiếu ghi rõ tên của ngƣời hƣởng lợi. Hối phiếu này không thể chuyển nhƣợng bằng thủ tục ký hậu. Loại hối phiếu này ít đƣợc sử dụng trong thanh toán quốc tế, do hạn chế tính lƣu thông của hối phiếu. • Hối phiếu theo lệnh (To order Bill of Exchange): Là loại hối phiếu ghi rõ việc trả tiền đƣợc thực hiện theo lệnh của ngƣời hƣởng lợi: ―Pay to order of…‖. Việc 77
  12. chuyển nhƣợng loại hối phiếu này đƣợc thực hiện thông qua thủ tục ký hậu. Đây là loại hối phiếu đƣợc sử dụng rộng rãi trong hoạt động thanh toán quốc tế. + Căn cứ vào phƣơng thức thanh toán có các loại sau: • Hối phiếu nhờ thu (Collection Bill of Exchange): Hối phiếu này đƣợc sử dụng trong phƣơng thức thanh toán nhờ thu. Ngƣời xuất khẩu sau khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng ký phát hối phiếu và thƣ ủy thác nhờ thu gửi ngân hàng nhờ thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu. • Hối phiếu dùng trong phƣơng thức tín dụng chứng từ (Documentary credits Bill of Exchange): Hối phiếu này đƣợc sử dụng trong phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ. Ngƣời xuất khẩu sau khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng, ký hối phiếu kèm theo các chứng từ đƣợc quy định trong thƣ tín dụng chứng từ (Letter of Credit: L/C) rồi gửi qua ngân hàng để đòi tiền, trách nhiệm của ngân hàng đối với việc đòi tiền loại hối phiếu này cao hơn hối phiếu nhờ thu. + Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của ngƣời ký phát hối phiếu có các loại sau: • Hối phiếu thƣơng mại (Commercial Bill of Exchange): Là loại hối phiếu do ngƣời xuất khẩu ký phát đòi tiền ngƣời nhập khẩu, liên quan đến nghiệp vụ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, hoặc cung ứng dịch vụ. • Hối phiếu ngân hàng (Banking Bill of Exchange): Là loại hối phiếu do ngân hàng ký phát, lệnh cho chi nhánh của mình ở nƣớc ngoài để trích một số tiền trả cho ngƣời hƣởng lợi đƣợc chỉ định trên hối phiếu. b. Kỳ phiếu (Promissory note) - Khái niệm: Kỳ phiếu là một cam kết trả tiền vô điều kiện do ngƣời lập phiếu ký phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho ngƣời thụ hƣởng đƣợc ghi trên kỳ phiếu hoặc theo lệnh của ngƣời này trả cho một ngƣời khác34. Nhƣ vậy kỳ phiếu khác hối phiếu, hối phiếu là công cụ để đòi tiền thì kỳ phiếu là công cụ hứa để trả tiền. Vì vậy ngƣời ký phát kỳ phiếu là ngƣời có trách nhiệm trả tiền kỳ phiếu, trong thanh toán quốc tế thƣờng là ngƣời nhập khẩu. - Đặc điểm của kỳ phiếu + Kỳ phiếu là công cụ hứa trả tiền, do đó để kỳ phiếu đƣợc lƣu thông phải có một ngƣời thứ ba đứng ra bảo lãnh thanh toán. + Kỳ phiếu là công cụ hứa trả tiền vô điều kiện do con nợ viết ra để hứa trả số tiền nhất định cho chủ nợ, vì vậy trong lƣu thông kỳ phiếu không có nghiệp vụ ký chấp nhận thanh toán kỳ phiếu. + Ngƣời lập phiếu phải phát hành kỳ phiếu hứa trả tiền trƣớc khi ngƣời thụ hƣởng kỳ phiếu thực hiện nghĩa vụ. Sau khi thực hiện nghĩa vụ ngƣời thụ hƣởng kỳ phiếu ủy thác cho ngân hàng thu tiền của kỳ phiếu từ ngƣời lập phiếu. - Nội dung của kỳ phiếu: Kỳ phiếu bao gồm các nội dung sau: 34 GS.NGƢT.Đinh Xuân Trình, giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Lao động – Xã hội, 2006, Trang 109 78
  13. + Tiêu đề ―Kỳ phiếu - Promissory Note‖ đƣợc ghi ở mặt trƣớc, chính giữa; + Cam kết hứa trả vô điều kiện một số tiền nhất định; + Địa điểm trả tiền; + Thời hạn trả tiền; + Tên, địa chỉ của Ngƣời lập phiếu, Ngƣời thụ hƣởng; + Ngày và địa điểm tạo lập; + Chữ ký của ngƣời tạo lập. Một kỳ phiếu nếu thiếu một trong số các nội dung trên sẽ đƣợc xem nhƣ là vô hiệu, trừ một số trƣờng hợp sau: Nếu địa điểm trả tiền không xác định đƣợc trên kỳ phiếu thì sẽ coi địa chỉ ghi bên cạnh ngƣời tạo lập hoặc địa điểm kinh doanh của ngƣời tạo lập là địa điểm trả tiền của kỳ phiếu, tùy theo quy định của pháp luật. Nếu địa điểm tạo lập không xác định đƣợc trên kỳ phiếu thì sẽ coi địa chỉ ghi bên cạnh tên ngƣời tạo lập hoặc địa điểm kinh doanh của ngƣời tạo lập là địa điểm tạo lập kỳ phiếu, tùy theo quy định của pháp luật. c. Séc (Cheque) - Khái niệm: Séc là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một khách hàng của ngân hàng (thƣờng là ngƣời mua, ngƣời nhập khẩu) ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình ở ngân hàng đó để trả tiền cho ngƣời có tên trên tờ séc hoặc theo lệnh của ngƣời này trả cho ngƣời khác hoặc trả cho ngƣời cầm séc. - Những ngƣời có liên quan đến việc thanh toán séc bao gồm: + Ngƣời ký phát séc: Là ngƣời chủ tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng; + Ngƣời thụ lệnh: Là ngân hàng phục vụ ngƣời phát hành séc; + Ngƣời hƣởng lợi: Là ngƣời sẽ nhận đƣợc số tiền ghi trên séc. - Đặc điểm của séc + Séc do ngƣời mua hoặc ngƣời nhận dịch vụ, ngƣời tiêu dùng… ký phát ra để trả tiền; + Để đƣợc mua séc, ngƣời ký phát phải có tài khoản mở tại ngân hàng và chỉ đƣợc ký phát séc để trả tiền khi tài khoản có số dƣ có. Nếu giá trị tờ séc vƣợt quá số dƣ có trên tài khoản hoặc khi tài khoản hết tiền mà ngƣời chủ tài khoản vẫn ký phát séc thì bị coi là ký phát séc khống. Tùy theo quy định về chế tài xử phạt đối với việc ký phát séc khống mà ngƣời ký phát séc phải chịu một mức phạt nhất định, kèm theo với việc hủy tờ séc; + Séc đƣợc làm theo mẫu in sẵn và có luật pháp quốc tế và quốc gia điều chỉnh nhƣ các công cụ khác; + Séc là phƣơng tiện thanh toán trực tiếp và không hoàn toàn thay thế hoặc lƣu thông rộng rãi nhƣ tiền tệ nên nó chỉ có giá trị thanh toán khi thời hạn hiệu lực chƣa hết. - Điều kiện tạo lập séc về mặt hình thức và nội dung: 79
  14. + Về mặt hình thức: Hình thức của tờ séc do tổ chức cung ứng séc quyết định. Các tổ chức này bao gồm: Ngân hàng Nhà nƣớc, các ngân hàng thƣơng mại, Trung tâm thanh toán bù trừ… Séc gồm có hai phần: Phần cuống và thân séc. Séc đƣợc đóng thành quyển thông thƣờng gồm 10 số đƣợc đánh số thứ tự từ nhỏ đến lớn. Phần thân séc sẽ đƣợc giao cho ngƣời thụ hƣởng để đi nhận tiền từ tổ chức phát hành séc. Phần cuống séc đƣợc lƣu lại trong quyển séc để quyết toán với ngân hàng. Khi ký phát séc, ngƣời ký phát phải ghi đầy đủ các thông tin trên bề mặt của tờ séc. Tất cả các yếu tố trên tờ séc phải đƣợc ghi rõ ràng, chính xác tuyệt đối, không đƣợc tẩy xóa và phải ghi bằng cùng một loại chữ, một thứ mực, không đƣợc ghi bằng bút chì, mực đỏ. + Về mặt nội dung: Séc bao gồm các nội dung cơ bản sau: • Tiêu đề của Séc: Séc phải đƣợc ghi tiêu đề, nếu không séc sẽ bị vô hiệu. Việc ghi tiêu đề nhằm mục đích dễ nhận biết và phân biệt đƣợc séc với các công cụ thanh toán khác. • Lệnh trả tiền vô điều kiện: Việc chấp hành lệnh trả tiền của ngân hàng là vô điều kiện. Vì ngân hàng nắm giữ tài khoản của ngƣời ký phát không quan tâm đến nguyên nhân của việc gửi tiền và trả tiền. Khi nhận đƣợc lệnh yêu cầu trả tiền ngân hàng phải chấp hành lệnh vô điều kiện. • Số tiền trên tờ séc: Số tiền ghi trên tờ séc là một số nhất định đƣợc ghi một cách đơn giản và rõ ràng, ngƣời ta có thể nhận ra ngay số tiền đó là bao nhiêu mà không cần phải thực hiện việc tính toán cho dù phép tính là đơn giản. Số tiền đƣợc ghi bằng chữ và bằng số phải khớp với nhau và có đơn vị tiền tệ cụ thể, nếu không tờ séc sẽ vô hiệu. • Địa điểm trả tiền: Thông thƣờng địa điểm trả tiền ghi trên tờ séc là địa chỉ của ngân hàng nơi mà ngƣời phát hành séc mở tài khoản. Trong trƣờng hợp ngân hàng có nhiều chi nhánh, đại lý ở các địa điểm khác nhau, ngân hàng có thể chấp nhận lệnh rút tiền vô điều kiện tại các địa điểm của chi nhánh, đại lý. • Thời hạn trả tiền: Thời hạn trả tiền của tờ séc là trả tiền ngay khi xuất trình. Lệnh rút tiền phải có giá trị thực hiện ngay, không thể có kỳ hạn, vì đặc điểm của lƣu thông séc là có giá trị thanh toán trực tiếp nhƣ tiền tệ. Khi ngƣời hƣởng lợi tờ séc xuất trình thì ngân hàng phải thanh toán ngay số tiền đƣợc ghi trên tờ séc. • Ngƣời bị ký phát: Ngƣời bị ký phát ghi trên tờ séc là trung gian tài chính nắm giữ tài khoản của ngƣời ký phát séc. Những ngƣời mở tài khoản tại ngân hàng nhằm phục vụ nhu cầu cho các khoản thu và chi trong ngắn hạn. Các ngân hàng thƣơng mại nắm giữ tài khoản là trung gian thu hộ và chi hộ tiền tệ cho khách hàng. Vì vậy ngân hàng thƣơng mại là ngƣời bị ký phát. • Ngày và địa điểm phát hành: Séc phải đƣợc xuất trình để đƣợc thanh toán trong thời hạn hiệu lực của từ séc. Thời hạn hiệu lực của tờ séc đƣợc tính từ ngày séc đƣợc phát hành cho đến ngày do Luật séc quy định. Do đó ngày phát hành séc phải đƣợc ghi đầy đủ trên tờ séc, nếu không séc sẽ bị vô hiệu. Séc đƣợc phát hành ở đâu sẽ tuân thủ quy định về Luật séc ở nơi đó. Do đó khi 80
  15. phát hành séc phải ghi rõ địa điểm phát hành séc. Trong trƣờng hợp không xác định cụ thể địa điểm phát hành séc, thì Luật séc các nƣớc cho phép coi địa chỉ ghi bên cạnh tên ngƣời ký phát là địa điểm phát hành. • Chữ ký của ngƣời ký phát: Khi mở tài khoản tại ngân hàng, ngƣời chủ tài khoản phải lƣu mẫu chữ ký của mình hoặc chữ ký của ngƣời đƣợc ủy quyền. Khi ký phát séc chữ ký của ngƣời ký phát phải giống hệt mẫu chữ ký đƣợc lƣu tại ngân hàng. Ngƣời ký phát phải ký bằng tay, các loại ký khác đều vô hiệu. - Nghiệp vụ lƣu thông séc + Lƣu thông séc qua một ngân hàng Sơ đồ 2.3. Lƣu thông séc qua một ngân hàng Bƣớc 1: Ngƣời xuất khẩu giao hàng cho ngƣời nhập khẩu; Bƣớc 2: Ngƣời nhập khẩu ký phát séc trả tiền; Bƣớc 3: Ngƣời xuất khẩu, trong thời hiệu của séc nộp séc vào ngân hàng để yêu cầu thanh toán; Bƣớc 4: Ngân hàng báo Có vào tài khoản ngƣời xuất khẩu; Bƣớc 5: Ngân hàng báo Nợ vào tài khoản ngƣời nhập khẩu. + Lƣu thông séc qua hai ngân hàng Sơ đồ 2.4. Lƣu thông séc qua hai ngân hàng Bƣớc 1: Ngƣời xuất khẩu giao hàng cho ngƣời nhập khẩu. Bƣớc 2: Ngƣời nhập khẩu ký phát séc thanh toán. 81
  16. Bƣớc 3: Trong thời hiệu của séc ngƣời xuất khẩu nộp séc vào ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ số tiền ghi trên séc. Bƣớc 4: Ngân hàng bên ngƣời xuất khẩu yêu cầu ngân hàng bên ngƣời nhập khẩu thanh toán số tiền của tờ séc. Bƣớc 5: Ngân hàng bên ngƣời nhập khẩu trích tài khoản của ngƣời nhập khẩu trả cho ngƣời xuất khẩu thông qua ngân hàng bên ngƣời xuất khẩu. Bƣớc 6: Quyết toán séc giữa ngân hàng bên ngƣời nhập khẩu với ngƣời nhập khẩu. - Phân loại séc + Căn cứ vào tính chuyển nhƣợng, ngƣời ta chia séc làm 3 loại: • Séc vô danh (Cheques to bearer): Là loại séc không ghi tên ngƣời hƣởng lợi, chỉ ghi câu ―Trả cho ngƣời cầm séc‖. Vì vậy, bất cứ ai cầm séc này đều đƣợc nhận tiền tại ngân hàng. Loại séc này không cần qua thủ tục ký hậu mà có thể chuyển nhƣợng bằng cách trao tay. • Séc đích danh (Nominal cheques): Là loại séc ghi rõ tên ngƣời hƣởng lợi. Đối với loại séc này, chỉ có ngƣời hƣởng lợi ghi trên séc mới đƣợc nhận tiền tại ngân hàng. Vì vậy, loại séc đích danh không thể chuyển nhƣợng đƣợc bằng thủ tục ký hậu. • Séc theo lệnh (Cheques to order): Là loại séc ghi trả theo lệnh của ngƣời hƣởng lợi ghi trên séc. Trên tờ séc ghi ―Trả theo lệnh của ông X…‖. Loại séc này có thể chuyển nhƣợng đƣợc bằng thủ tục ký hậu nhƣ cách ký hậu của hối phiếu. Đây là loại séc đƣợc sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. + Căn cứ vào đặc điểm sử dụng của séc, có thể chia séc thành các loại sau: • Séc rút tiền mặt (Cash drawing cheques): Là loại séc do chủ tài khoản tiền gửi phát hành để rút tiền mặt tại ngân hàng. • Séc chuyển khoản (Transferable cheques): Là loại séc mà ngƣời ký phát séc ra lệnh cho ngân hàng trích tiền từ tài khoản của mình để chuyển trả sang một tài khoản khác của một ngƣời khác trong hoặc khác ngân hàng. Séc chuyển khoản không thể chuyển nhƣợng đƣợc và không dùng để lĩnh tiền mặt. • Séc xác nhận (Certified cheques): Là loại séc đƣợc ngân hàng xác nhận việc trả tiền. Ngân hàng xác nhận trên tờ séc với câu: ―Xác nhận số tiền…trả đến ngày…tại ngân hàng…‖ và ký tên. Bắt đầu từ khi ký xác nhận séc, ngân hàng sẽ lƣu ký tiền gửi trên tài khoản của khách hàng, số tiền ghi trên séc sang tài khoản chuyên dùng trong suốt thời hạn hiệu lực của séc. Về mặt pháp lý, đối với séc xác nhận, ngân hàng xác nhận séc phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán, chi trả của tờ séc trong mọi trƣờng hợp. Ngân hàng xác nhận séc thông thƣờng là ngân hàng phục vụ ngƣời phát hành (nơi ngƣời phát hành mở tài khoản tiền gửi thanh toán) hoặc là một ngân hàng bất kỳ theo yêu cầu của ngƣời phát hành séc. Mục đích của việc xác nhận là nhằm đảm bảo khả năng chi trả của séc, chống việc ký phát séc khống. • Séc gạch chéo (Crossed cheques): Là loại séc mà trên mặt trƣớc của nó có hai gạch chéo song song với nhau từ góc này sang góc kia. Séc gạch chéo không thể 82
  17. dùng để rút tiền mặt, đƣợc dùng để chuyển khoản qua ngân hàng. Séc gạch chéo do ngƣời hƣởng lợi séc gạch chéo bằng hai cách: • Séc gạch chéo thƣờng (Generally crossed cheques): Là loại séc trên mặt trƣớc của nó có hai gạch chéo song song không ghi tên ngân hàng lĩnh hộ tiền. Đối với loại séc này ngân hàng nào cũng có thể lĩnh hộ tiền cho ngƣời hƣởng lợi. • Séc gạch chéo đặc biệt (Specially crossed cheques): Là loại séc mà giữa hai gạch chéo song song có ghi tên một ngân hàng nào đó. Đối với loại séc này, chỉ có ngân hàng đƣợc ghi tên mới có quyền lĩnh hộ tiền cho ngƣời hƣởng lợi mà thôi. Gạch chéo không tên có thể chuyển thành gạch chéo có tên, nhƣng gạch chéo có tên thì không thể chuyển thành gạch chéo không tên. Mục đích của séc gạch chéo là nhằm tránh dùng séc rút tiền mặt và nếu là séc gạch chéo có tên ngân hàng giữa hai gạch chéo có nghĩa là ngƣời hƣởng lợi séc chính thức nhờ ngân hàng đó lĩnh hộ tiền cho mình. Mẫu Séc gạch chéo giữa: (1): Séc gạch chéo thƣờng (2): Séc gạch chéo đặc biệt Mẫu gạch chéo trên góc (1): Séc gạch chéo thƣờng 83
  18. (2): Séc gạch chéo đặc biệt Các nội dung ghi giữa hai gạch chéo song song có thể nhƣ sau: Đối với séc gạch chéo thƣờng: hoặc không ghi chữ gì cả; hoặc ghi ―Và công ty‖ (&Co); hoặc ghi ―Không có giá trị chuyển nhƣợng‖ (Not negotiable); hoặc ghi ―Chi trả vào tài khoản của ngƣời hƣởng lợi‖ (A/C payee only). Đối với séc gạch chéo đặc biệt: hoặc ghi tên một ngân hàng nào đó (BOC Singapore); hoặc ghi ―Không có giá trị chuyển nhƣợng, trừ ngân hàng A‖ (Not negotiable bank A). • Séc du lịch (Traverler‘s cheques): Là loại séc do ngân hàng phát hành và đƣợc trả tiền tại bất cứ một chi nhánh hay đại lý nào của ngân hàng đó, nơi mà ngƣời khách du lịch sẽ đến. Ngân hàng phát hành séc đồng thời cũng là ngân hàng trả tiền séc. Ngƣời hƣởng lợi là khách du lịch có tiền trong tài khoản tại ngân hàng phát hành séc. Trên séc du lịch phải có chữ ký của ngƣời hƣởng lợi. Khi lĩnh tiền tại ngân hàng đƣợc chỉ định, ngƣời hƣởng lợi phải ký tại chỗ để ngân hàng kiểm tra, nếu đúng, ngân hàng mới trả tiền. Thời gian hiệu lực của séc du lịch do ngân hàng phát hành séc và ngƣời hƣởng lợi thỏa thuận quy định, có thể là có hạn và có thể là vô hạn. Trên séc du lịch ghi rõ khu vực các ngân hàng trả tiền, ngoài khu vực đó, séc không có giá trị lĩnh tiền. Séc du lịch không chuyển nhƣợng đƣợc bằng thủ tục ký hậu. + Căn cứ chủ thể lập séc ta có: • Séc thƣơng mại (Commercial cheque): Là loại séc do các thƣơng nhân phát hành để thực hiện việc thanh toán tiền hàng hay dịch vụ cho ngƣời bán. • Séc ngân hàng (Banking cheque): Là loại séc do các ngân hàng phát hành dùng để chi trả cho đại lý hoặc chi nhánh nƣớc ngoài. d. Thẻ thanh toán (Plastic Card) 84
  19. - Khái niệm: Thẻ thanh toán là một công cụ tín dụng do tổ chức tài chính phát hành và cấp cho khách hàng (gọi là chủ thẻ), trong đó dành quyền cho khách hàng có thể dùng nó nhiều lần để rút tiền mặt cho chính mình hoặc ra lệnh rút một số hoặc tất cả số tiền hiện có trên tài khoản mở ở tổ chức phát hành thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho các đơn vị chấp nhận thẻ (ngƣời cung ứng dịch vụ, hàng hóa) Thẻ thanh toán là một phƣơng tiện chi trả hiện đại, đƣợc sử dụng để rút tiền mặt, hoặc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ. Thẻ thanh toán ra đời đầu tiên ở Mỹ vào năm 1914 và thực sự phát triển kể từ năm 1950. Thẻ thanh toán ra đời đã dần dần thay thế một phần thanh toán bằng séc. Thẻ thanh toán chủ yếu phục vụ cho mục đích tiêu dùng. Nó không thích hợp với việc mua bán hàng hóa có giá trị lớn. - Phân loại thẻ thanh toán quốc tế Dƣới đây là sự phân loại theo lĩnh vực tín dụng hoặc thanh toán, các hình thức và tên gọi cụ thể của từng loại thẻ đã đƣợc nghiên cứu ở chƣơng 1 giáo trình này + Thẻ tín dụng (Credits Cards): Là loại thẻ trong đó ngƣời chủ thẻ đƣợc phép nợ ngân hàng phát hành thẻ một số tiền nhất định không vƣợt quá số tiền ghi trên thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hay tút tiền mặt. Mỗi thẻ đều có một hạn mức tín dụng riêng theo sự thỏa thuận giữa chủ thẻ và ngân hàng phát hành thẻ. Khi chủ thẻ sử dụng thẻ mà chƣa đến ngày thanh toán nợ có nghĩa là họ đang sử dụng tiền của ngân hàng. Chính vì vậy, thẻ tín dụng vừa đƣợc xem là một phƣơng tiện chi trả, đồng thời cũng là một hình thức tín dụng tiêu dùng hiện đại. Khi chủ thẻ sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền hoặc thanh toán, ngân hàng chỉ ghi nợ vào tài khoản tiền vay của chủ thẻ và sau một thời gian nhất định (thƣờng là cuối mỗi tháng), ngân hàng sẽ gửi cho chủ thẻ một bảng kê hóa đơn, yêu cầu chủ thẻ đối chiếu để thanh toán cho ngân hàng. + Thẻ ghi nợ (Debit Cards): Là loại thẻ đƣợc dùng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền mặt. Khi chủ thẻ sử dụng thẻ, ngân hàng sẽ ghi nợ tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ (trừ tiền trên tài khoản tiền gửi). Thẻ ghi nợ đƣợc áp dụng đối với những khách hàng có mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng phát hành thẻ và mỗi thẻ cũng chỉ đƣợc ấn định một hạn mức nhất định. Thẻ ghi nợ ít đƣợc sử dụng trên thế giới, mà chỉ phát hành sử dụng theo khu vực hay quốc gia bởi tính chất ghi nợ ngay lập tức của nó. + Thẻ ký quỹ (Cash Cards): Là loại thẻ mà chủ thẻ phải ký quỹ tiền gửi vào ngân hàng phát hành thẻ với số tiền bằng số tiền ghi trên thẻ. Loại thẻ này thƣờng đƣợc sử dụng phổ biến đối với khách du lịch. Quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng thẻ trong thanh toán quốc tế đƣợc thực hiện theo sơ đồ 2.5 85
  20. 10 Chủ thẻ Ngân hàng phát hành thẻ 9 7 8 1 2 Tổ chức thẻ quốc tế 5 6 3 Đơn vị chấp nhận thẻ Ngân hàng thanh toán thẻ 4 Sơ đồ 2.5. Quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ (Nguồn: PGS.TS.Nguyễn Thị Thu Thảo, Nghiệp vụ thanh toán quốc tế, NXB Tài chính, 2009, Tr 118) Bƣớc 1: Chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hoặc rút tiền tại đơn vị chấp nhận thẻ; Bƣớc 2: Đơn vị chấp nhận thẻ kiểm tra thẻ, lập hóa đơn thanh toán và giao hàng cho khách; Bƣớc 3: Đơn vị chấp nhận thẻ gửi hóa đơn cho ngân hàng thanh toán thẻ; Bƣớc 4: Ngân hàng thanh toán thực hiện việc thanh toán cho đơn vị chấp nhận thẻ; Bƣớc 5: Thanh toán với tổ chức thẻ quốc tế; Bƣớc 6: Tổ chức thẻ quốc tế báo Có cho ngân hàng thanh toán; Bƣớc 7: Tổ chức thẻ báo Nợ cho ngân hàng phát hành thẻ; Bƣớc 8: Thanh toán cho tổ chức thẻ quốc tế; Bƣớc 9: Gửi sao kê cho chủ thẻ; Bƣớc 10: Thanh toán nợ cho ngân hàng phát hành. 2.3. Phân loại theo hoạt động tín dụng 2.3.1. Công cụ thanh toán phát sinh trong quan hệ tín dụng thƣơng mại Quan hệ tín dụng thƣơng mại sản sinh ra công cụ tín dụng thƣơng phiếu (Commercial Bill) gồm có: Hối phiếu thƣơng mại (Commercial Bill of Exchange) và kỳ phiếu thƣơng mại (Commercial Promissory Note). Các công cụ này do thƣơng nhân ký phát để đòi tiền hoặc cam kết trả tiền. Nội dung, đặc điểm và nghiệp vụ liên quan đến các công cụ này đã đƣợc trình bày chi tiết trong phần trên. 2.3.2. Công cụ thanh toán phát sinh trong quan hệ tín dụng ngân hàng Quan hệ tín dụng ngân hàng sản sinh ra các công cụ tín dụng ngân hàng nhƣ: - Hối phiếu ngân hàng (Bank draft); - Kỳ phiếu ngân hàng (Bank bond); - Séc (Cheque); 86
nguon tai.lieu . vn