Xem mẫu

  1. Chương 5 TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU Trong điều kiện kinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, quan hệ tín dụng quốc tế đã, đang và sẽ ngày càng được mở rộng và tăng cường, với nhiều loại hình và phương thức đa dạng. Mỗi hình thức tín dụng có những điều kiện ràng buộc, những cách thức cho vay, trả nợ và chi phí (thu nhập) khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu các hình thức tín dụng cùng các kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng XNK là cơ sở quan trọng góp phần bảo đàm và nâng cao lợi ích cho các chủ thể tham gia các quan hệ tín dụng. Với mục đích và ý nghĩa nêu trên, chương 5 giới thiệu cùng bạn đọc một số nội dung cơ bản sau: - Các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu; - Nguyên tắc, điều kiện, đối tượng và quy trình tín dụng XNK; - Thời hạn tín dụng chung và thời hạn tín dụng trung bình; - Lãi suất tín dụng, lãi suất tài trợ hiệu quà và phí suất tín dụng. 5.1. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU 5.1.1. Tín dụng xuất khẩu 5.1.1.1. Tín dụng ngân hàng tài trợ xuất khẩu Căn cứ vào mục đích tài trợ và quá trình thực hiện thương vụ kinh doanh XNK, tín dụng XK cùa NHTM và các tổ chức tín dụng khác thường bao gồm một số hình thức cơ bàn sau đây: • Tài trợ trước khi giao hàng (Pre-shipmentfinancing) Tài trợ trước khi giao hàng chủ yếu được thực hiện dưới hình thức cho vay để chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu. Hình thức tài trợ này thường 225
  2. được thực hiện đối với nhà XK khỉ họ đã có các hợp đồng XK và thanh toán bằng L/C. + Trường hợp áp dụng: Nhà XK thiếu vốn để chuẩn bị hàng hóa XK. Trên thực tế, không phải lúc nào nhà XK cũng có săn hàng để giao ngay sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương. Lúc này nhà XK cần vốn để thu mua nguyên vật liệu, trang trải chi phí sàn xuất hàng hóa, hay thu gom hàng để xuất. Người xuất khẩu có thể đề nghị ngân hàng phục vụ mình cấp một khoản tín dụng trên cơ sở L/C đã mở để chuẩn bị hàng. + Đặc điểm cùa cho vay để chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu: - Thường là tín dụng ngắn hạn; - Hốt thời hạn vay, ngân hàng sẽ thu nợ trực tiếp từ người vay - nhà XK; - Cách trả nợ gốc và lãi tuỳ theo thoả thuận giữa ngân hàng và người vay. Nợ gốc có thể trả một lần hoặc nhiều lần, dựa vào kế hoạch xuất khẩu và thanh toán tiền hàng xuất khẩu. Lãi vay có thể trả cùng nợ gốc (căn cứ vào dư nợ hoặc số nợ gốc phải trả từng lần), hoặc trà vào ngày cuối của các tháng theo quy định cụ thể của từng ngân hàng. + Điều kiện cho vay: Để được vay vốn chuẩn bị hàng xuất khẩu, người vay phải đáp úng các điều kiện chung trong cho vay như: Điều kiện về tư cách pháp nhân, về vốn tự có, về hiệu quả của phương án kinh doanh, về khả năng trả nợ; về tài sàn thế chấp hoặc cầm cố. Ngoài ra, các ngân hàng thường quy định, người vay phải có hợp đồng XK thanh toán bằng L/C không huỳ ngang. Cho vay để chuẩn bị hàng hóa XK là một hình thức tài trợ rất phổ biến vì một mặt do L/C là phương thức thanh toán khá an toàn, mặt khác do kỹ thuật nghiệp vụ không phức tạp nên dễ áp dụng. Trường hợp L/C trả chậm có xác nhận thì nhà XK có thể nhận tiền bất cứ lúc nào vì đã có sự xác nhận trả tiền của đại lý tín dụng, hoặc bất 226
  3. cứ ngân hàng thứ ba nào. Lúc này nhà XK nhận tiền dưới dạng chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu L/C cho ngân hàng cấp tín dụng. Ở Việt Nam, tài trợ trước khi giao hàng thường được thực hiện dưới các hình thức cho vay vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu theo đúng L/C, hoặc hợp đồng ngoại thương đã ký kết, hoặc đơn đặt hàng. Ngân hàng cho vay thường là ngân hàng thông báo L/C, hoặc ngân hàng thanh toán L/C. Để giám sát và kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay theo đúng mục đích cho vay, ngân hàng thực hiện tài trợ như sau: - Khi cho vay ngân hàng yêu cầu nhà xuất khẩu phải có một số vốn nhất định củng với số tiền cho vay của ngân hàng để thu mua hàng hoá, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu. Hàng hoá thu mua, chế biến sẽ là tài sàn đàm bảo để ngân hàng tiếp tục cho vay. Thông thường ngân hàng chỉ cho vay khoảng 70% trị giá lô hàng xuất. - Sau khi giao hàng xong, nhà xuất khẩu hoàn tất bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện quy định trong L/C nộp vào ngân hàng để xin thanh toán tiền. Trên hổi phiếu đòi nợ, ngân hàng cho vay (ngân hàng thông bảo) sẽ là người hưởng lợi trực tiếp. Ngân hàng kiểm ứa bộ chứng từ, nếu thấy hợp lý thì chuyển ra nước ngoài đòi nợ ngân hàng mở L/C. Khi nhận được điện chuyển tiền từ ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo L/C ghi Cỏ trên tài khoản cho vay để thu nợ. Nếu giữa ngân hàng mở L/C và ngân hàng thông báo L/C là đại ỉỷ có mở tài khoản tiền gửi cho nhau, thì việc thực hiện thanh toán bộ chứng từ để thu nợ được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng hơn nên ngân hàng có thể tài trợ mức lãi suất ưu đãi, thấp hơn mửc lãi suất bình thường. Trong quá trình cho vay chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu, rủi ro có thể xảy ra với ngân hàng nếu sau khỉ được tài trợ, doanh nghiệp không xuất được hàng, hoặc xuất được hàng nhưng lại gặp rủi ro trong giao nhận hàng, hay thanh toán, hoặc khách hàng không dùng sổ tiền trên vào mục đích xuất hàng như đã cam kết với ngân hàng. 227
  4. ❖ Tài trợ sau khi giao hàng (Post-shipmentfinancing) Từ lúc nhà xuất khẩu giao hàng và nộp bộ chứng từ vào ngân hàng cho đến khi được ngân hàng ghi Có trên tài khoản của nhà xuất khẩu phải trải qua một khoảng thời gian nhất định để xử lý và luân chuyển chứng từ. Nếu nhà xuất khẩu cần tiền có thể thương lượng với ngân hàng để chiết khấu bộ chứng từ, hoặc ứng trước tiền hàng... Tài trợ sau khi giao hàng hay tài trợ vốn trong thanh toán hàng xuất khẩu thường được thể hiện dưới các hình thúc sau: ❖ ủng trước giá trị nhờ thu (advance against collection) Hình thức tài trợ này được ngân hàng thực hiện khi họp đồng XK thanh toán bằng phương thức nhờ thu kèm chứng tử (documentary collection). Khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng tài trợ ứng trước giá trị hối phiếu cho nhà XK khi nhà XK giao hối phiếu chưa được chấp nhận cho ngân hàng trong phương thức thanh toán nhờ thu. Dạng thức tài trợ này của ngân hàng cho phép nhà XK nhanh chóng nhận được tiền đưa vào kinh doanh thay vì phải chờ đến khi hối phiếu được nhà NK tiếp nhận và thanh toán. Mức tài trợ ứng trước giá trị nhờ thu của ngân hàng không cố định mà tùy thuộc vào mức độ an toàn trong giao dịch và thỏa thuận với khách hàng, thường từ 60% - 80% giá trị hối phiếu. Ngân hàng thu nợ bằng cách gửi bộ chứng từ ra nước ngoài để đòi nợ. Trong vòng thời gian quy định kể từ ngày gửi chứng từ đòi tiền mà không nhận được báo Có của ngân hàng nước ngoài thì ngân hàng tự động ghi Nợ tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ. Nếu trên tài khoản tiền gửi của khách không đủ tiền, ngân hàng sẽ chuyển số tiền úng trước sang nợ quá hạn. Khi được thanh toán từ phía ngân hàng nước ngoài, ngân hàng cho vay ứng trước sẽ khấu trừ trực tiếp khoản tiền vay cùng các chi phí có liên quan. ❖ Mua hổi phiếu nhờ thu Hình thức tài trợ này được ngân hàng thực hiện khi hợp đồng XK thanh toán bằng phương thức nhờ thu phiếu trơn (clean collection). 228
  5. Đây là một biến dạng của nghiệp vụ ứng trước giá trị nhờ thu. Các kỹ thuật tài trợ cũng giống như tài trợ ứng trước giá frị nhờ thu, song mức độ biện pháp bảo đảm an toàn tài'trợ của ngân hàng với phương thức này chặt chẽ hơn, bởi vì hình thức tài trợ này rủi ro tiềm ẩn cao hơn. Trong phương thức nhờ thu phiếu trơn, chứng từ hàng hóa được nhà XK giao thẳng cho nhà NK nên quyền quyết định thanh toán hoàn toàn tùy thuộc vào nhà NK. Để phòng vệ, ngân hàng thường thỏa thuận với nhà XK áp dụng điều kiện “cho phép truy đòi” hoặc “mua hối phiếu dựa theo việc thanh toán sau cùng”, theo đó cho phép ngân hàng truy đòi nhà XK khi bên mua từ chối thanh toán hối phiếu. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng bảo lưu quyền ghi Nợ tài khoản của nhà XK giá trị tài trợ bất cứ lúc nào mà không cần phải thông báo, hay xin phép trước, biến dạng tài trợ này thành một khoản cho vay linh hoạt, thường gọi là “call loan” hoặc “demand loan”. ❖ Chiết khẩu bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (collection negotỉatìon), hoặc chiết khẩu bộ chứng từ theo L/C (negotiation L/C) Chiết khấu bộ chứng từ thanh toán (hay chiết khấu hối phiếu) là loại tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng cấp cho người xuất khẩu dưới hình thức mua lại bộ chứng từ (hối phiếu) chưa đến hạn thanh toán, số tiền rnua lại quyền thụ hưởng này chính là mức tài trợ chiết khấu hối phiếu, nó được tính bằng phần còn lại của giá trị của hối phiếu sau khi trừ đi lãi chiết khấu củng với phí dịch vụ mà ngân hàng được hưởng. Mức tài trợ chiết khấu được xác định theo công thức sau: Md = M X [ 1 - (Rd X T/360)] - c Trong đó: Md: Mức tài trợ chiết khấu hối phiếu T: Thời hạn còn lại của hối phiếu (tính theo ngày) Rd: Lãi suất chiết khấu hối phiếu của ngân hàng C: Phí dịch vụ M: Mệnh giá (giá trị) hối phiếu Hoặc Md = M-LãiCK-C 229
  6. Ví dụ: Ngày 20/11/N, phòng tín dụng của ACB nhận được đề nghị chiết khấu BE số 1247/10 kí phát ngày Ỉ5/10/N, đến hạn thanh toán ngày 15/4/N+l, mệnh giá 128.000 USD đã được Ngân hàng City Bank NewYork chấp nhận chi trả khỉ đáo hạn. ACB áp dụng lãi suất chiết khấu 6%/năm và thu phí 0,5% mệnh giá chúng từ chiết khấu. Lãi CK: 128.000 1% 6 * 46/360 = 3093,33 USD Phí: * 0,5% 128.000 =640 USD Số tiền khách hàng nhận được: 128.000-3093,33-640 = 124.266,67 USD Ngoài cách tính trên, một số NHTM tính mức tài trợ chiết khấu theo công thức: Md = M/(l+T.Rd) Trong tài trợ ngoại thương, lãi suất chiết khấu của ngân hàng có khi cộng thêm khoản tỷ lệ phụ trội nhằm chống đỡ rủi ro tài trợ. Tỷ lệ này phụ thuộc vào khả nâng truy đòi khách hàng nhận tài trợ (nhà XK), khả năng thanh toán khỉ đến hạn của người trả tiền hổi phiếu (nhà NK hoặc ngân hàng mở L/C...), thời hạn thanh toán còn lại của hổi phiếu, giá trị và loại tiền thanh toán của hối phiếu... Đặc điểm của chiết khấu: - Chiết khẩu thường là tín dụng ngắn hạn; - Khác với các hình thức tín dụng thông thường, việc thu nợ gốc thường được thực hiện từ người trả tiền hổi phiếu; - Lãi và các khoản thu khác từ nghiệp vụ chiết khẩu được ngân hàng chiết khấu thu ngay cùng thời điểm phát tiền vay. - Khác với các hình thửc cho vay thông thường, trong chiết khấu hối phiếu, ngân hàng hầu như không quan tâm tới việc kiểm tra mục đích sủ dụng vốn vay mà dùng hổi phiếu làm tài sản bảo đảm tiền vay. 230
  7. Các hình thức chiết khẩu: - Chiết khấu miễn truy đòi: Là hình thức chiết khấu trong đó ngân hàng chiết khấu không có quyền đòi tiền nhà XK nếu đến ngày thanh toán hối phiếu ngân hàng không đòi được tiền từ người trả tiền hối phiếu. - Chiết khấu truy đòi: Là hình thức chiết khấu trong đó ngân hàng chiết khấu có quyền đòi tiền nhà XK nếu đến ngày thanh toán hối phiếu ngân hàng không đòi được tiền từ người trả tiền hối phiếu. Trong hai hình thức chiết khấu trên, chiết khấu miễn truy đòi rủi ro tiềm ẩn đối với ngân hàng chiết khấu cao hơn. Vì vậy, hình thức chiết khấu này thường chi được thực hiện đối với những hổi phiếu mà người trả tiền hối phiếu là những chủ thể đáng tin cậy, lãi suất chiết khấu thường cũng cao hơn so với chiết khấu truy đòi. Trở lại ví dụ nêu trên, nếu ACB thực hiện chiết khấu BE theo hình thức truy đòi, đến ngày 15/4/N+l, nếu ACB không đòi được tiền từ người trả tiền BE, ACB có quyền đòi tiền người xin chiết khấu với số tiền theo mệnh giá BE là 128.000 USD, cộng thêm chi phí điện phí và các khoản phí khác (nếu có quy định). Trường hợp ngược lại, ACB phải chấp nhận mất đi sổ tiền đã chiết khấu cho khách hàng. Quy trình chiết khẩu Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ chiết khấu Khi có nhu cầu vay vốn theo hình thức chiết khấu chứng từ, người XK lập và gửi tới ngân hàng hồ sơ chiết khấu. Hồ sơ chiết khấu thường bao gồm: - Đơn xin chiết khấu (lập theo mẫu đơn của ngân hàng); - Bảng kê chứng từ xin chiết khấu; - Bản gốc các chứng từ xin chiết khấu. 231
  8. (Mâu) Bảng kê chứng từ xin chiết khấu STT Loại Số hiệu Ngày Người Mệnh Giá trj Thời Ghi chứng từ chứng từ phát thanh giá thanh gian đến chú hành toán toán khi hạn đáo hạn thanh toán (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 1 2 Tổng Khi tiếp nhận các hồ sơ nêu trên, ngân hàng lập biên bản giao nhận hồ sơ, gồm hai bàn, ngân hàng giữ một bản, khách hàng giữ một bàn. Bước 2: Kiểm tra điều kiện chiết khấu Sau khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, ngân hàng kiểm tra: (i) Tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ so với các điều khoản đã ghi trong hợp đồng XNK, hoặc L/C; (ii) Kiểm tra thời gian lưu hành còn lại và số tiền của hối phiếu; Kiểm ưa khả năng thanh toán của người ưả tiền hổi phiếu. Ngân hàng không chấp nhận chiết khấu nếu các chứng từ xin chiết khấu không đảm bảo các yếu tố pháp lý, hoặc rủi ro tiềm ẩn cao. Trường hợp này, ngân hàng hoàn ưà lại hồ sơ cho khách hàng. Nếu chứng từ xin chiết khấu đàm bào các điều kiện quy định, ngân hàng thông báo cho người xin chiết khấu về lãi suất, tỷ lệ chiết khấu và các khoản phí khác. Bưởc 3: Quyết định chiết khấu và giải ngân cho khách hàng Nếu ngân hàng đồng ý chấp nhận chiết khấu, khách hàng tiến hành kí hậu BE để chuyển giao quyền sở hữu BE cho ngân hàng. Ngân hàng thực hiện giải ngân băng cách ghi có vào tài khoản tiền gửi của khách hàng, hoặc giao tiền mặt tiong những trường hợp cần thiết. Bước 4: Lưu giữ chứng từ và yêu cầu ưả tiền hối phiếu khi đến hạn thanh toán 232
  9. Trong thời gian chiết khấu, ngân hàng lưu giữ hối phiếu và bảo quản như bào quàn tiền mặt. Đến hạn thanh toán, ngân hàng chiết khấu tiến hành đòi nợ người trả tiền hối phiếu. Trường hợp không đòi được tiền từ người trả tiền và nếu là chiết khấu truy đòi, ngân hàng tiếp tục truy đòi người xin chiết khấu. ❖ Bao thanh toán (Factorỉng) * Khái niệm Có nhiều quan niệm về bao thanh toán (BTT). Theo công ước về bao thanh toán của UNIDROIT 1998 “BTT là một dạng tài trợ bằng việc mua bán các khoản nợ ngắn hạn trong giao dịch thương mại giữa tổ chức tài trợ và bên cung ứng, theo đó tổ chức tài trợ thực hiện tối thiểu hai frong số bốn chức năng sau: (i) Tài trợ vốn ngắn hạn cho bên cung ứng (gồm cho vay/ ứng trước tiền hàng); (ii) Quản lí sổ sách kế toán bán hàng liên quan đến khoản phải thu; (iii) Dịch vụ thu nợ các khoản phải thu; và (iv) Dịch vụ đảm bào rủi ro không thanh toán của bên mua hàng”. Theo Hiệp hội bao thanh toán thế giới (FCI) “BTT là một loại hình dịch vụ tài chính trọn gói, bao gồm sự kết hợp giữa tài trợ vốn hoạt động, bảo hiểm rủi ro tín dụng, theo dõi các khoản phải thu và dịch vụ thu hộ”. Đó là một sự thỏa thuận giữa người cung cấp dịch vụ BTT (íactor) với người cung ứng hàng hóa dịch vụ/ người bán hàng (seller) trong quan hệ mua bán hàng hóa. Theo như thỏa thuận, factor sẽ mua lại các khoản phải thu của người bán dựa ưên khả năng trả nợ của người mua. Ở Việt Nam, theo Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN, “Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của TCTD cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng”. Như vậy, dù hiểu bao thanh toán theo quan niệm nào thi bao thanh toán quốc tế là một hình thức tài trợ dành cho nhà XK. Đó là hoạt động 233
  10. cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên XK trên cơ sở những khoản thanh toán chưa tới hạn và thường là ngắn hạn từ hoạt động XK hàng hóa, hoặc cung ứng dịch vụ. Các tổ chửc bao thanh toán sẽ ứng trước tiền cho nhà XK. với một tỷ lệ nhất định theo doanh thu và đảm nhận việc đòi nợ. Tỷ lệ úng trước cao hay thấp do sự thoả thuận giữa ngân hàng/ công ty tài chính và nhà xuất khẩu (thường từ 70%-90% sổ tiền của hối phiếu). Nhìn chung, sổ tiền ứng trước phụ thuộc vào điều kiện thanh toán, tình hình kỉnh tế - chính trị ở nước người nhập khẩu, khả năng thanh toán của người NK/người trả nợ chúng từ thanh toán, lãi suất chiết khấu hổi phiếu trên thị trường, phí nhờ thu cùng với tỷ lệ bù rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng/công ty tài chính. Ở một số nước, công ty tài chính sau khi ứng trước tiền hàng cho nhà xuất khẩu, còn mở cho họ một tài khoản tiền gửi, gọi là tài khoản “tiền gửi khống chế” với số tiền bằng hiệu số giữa số tiền ghi trên hổi phiếu và số tiền ứng trước cho nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu được hưởng lãi từ sổ tiền trên tài khoản này. Đây là chính sách mà các công ty tài chính sử dụng để khuyến khích nhà xuất khẩu vay vốn dưới hình thức íactoring. Đến kỳ hạn thanh toán của hổi phiếu, công ty tài chính sẽ trực tiếp đòi tiền từ nhà nhập khẩu. Công ty giữ lại số tiền ứng trước, lãi cho vay ứng trước và các khoản chi phí khác. Phần chênh lệch còn lại cộng với tiền lãi từ tài khoản tiền gửi khống chế sẽ trả cho công ty xuất khẩu. * Độc điểm của bao thanh toán - Thời hạn BTT thường là ngắn hạn và phụ thuộc vào thời hạn còn lại của khoản phải thu. + Đổi với hợp đồng BTT từng lần: Thời hạn tối đa thường là 6 tháng; + Đối với hợp đồng BTT theo hạn mức: hạn mức BTT được cấp với thời hạn tối đa 12 tháng. - BTT được thực hiện khỉ đã có bằng chứng về việc giao hàng. Các NHTM, các công ty tài chính chỉ cung cấp dịch vụ BTT nếu người bán 234
  11. hàng cung cấp được các bằng chửng về việc đã giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ: hóa đơn, vận đơn, biên bản giao nhận hàng, hối phiếu, lệnh phiếu... - Để cung cấp dịch vụ BTT quốc tế, cần có hệ thống tồ chức bao thu ở nhiều nước (nước của người nhập khẩu); - Ngoài cấp tín dụng, BTT còn cung cấp các dịch vụ khác như quản lý tài khoản phải thu của khách hàng, cung cấp thông tin kinh tế, thương mại... * Các loại bao thanh toán Căn cứ vào khả năng truy đòi, có hai hình thức BTT: BTT miễn truy đòi và BTT được phép truy đòi. Căn cứ vào phương thức BTT, có hai hình thức BTT: BTT từng lần và BTT theo hạn mức. - BTT từng lần: Là phương thức áp dụng đối với người bán hàng có nhu cầu BTT từng lần. Mỗi lần BTT, ngân hàng/ tổ chức BTT và bên bán hàng phải thực hiện các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng BTT đối với các khoản phải thu của bên bán hàng. - BTT theo hạn mức: Là phương thức áp dụng đổi với người bán hàng có nhu cầu BTT thường xuyên, kỉnh doanh ổn định. Ngân hàng/tổ chức BTT và bên bán hàng thoả thuận và xác định một hạn mức BTT duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng hạn mức BTT, người bán hàng có thể vừa được úng trước, vừa thanh toán khoản úng trước và đảm bảo sổ dư úng trước BTT không vượt quá hạn mức úng trước đã kí kết. * Lợi ích của bao thanh toán + Đổi với doanh nghiệp bản hàng - Cải thiện dòng tiền, tăng khả năng thanh khoản. - Tăng doanh sổ bán hàng nhờ chính sách bán hàng trả chậm. - Giảm chi phí hành chính, quản lý công nợ; có điều kiện tập trung khâu tiếp thị và bán hàng... 235
  12. - Có nguồn tài chính mới mà không phụ thuộc vào các khoản vay ngân hàng, không yêu cầu phải có tài sàn bào đảm. - Giảm thiểu nợ xấu, hạn chế rủi ro tín dụng. + Đổi với doanh nghiệp múa hàng - Có thể mua hàng theo điều khoản thanh toán sau. - Sử dụng tín dụng người bán để tài frợ vốn lưu động. - Cơ hội đàm phán điều khoản mua hàng tốt hơn. - Đơn giàn hóa thủ tục thanh toán nhờ tập trung thanh toán về một đầu mối là ngân hàng. * Quy trình nghiệp vụ bao thanh toán (1) Hợp đồng thương mại (định kỳ cung ứng hàng hoá và thanh toán). (2) Nhà xuẩt khẩu gửi tới tổ chức Exportfactor giấy đề nghị mua các khoản thanh toán của nhà xuất khẩu. (3) Quan hệ giao dịch giữa Exportfactor và Importfactor. (4) Importfactor gián tiếp kiểm tra hoạt động kinh doanh và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu thông qua các ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu. 236
  13. (5) Importfactor thông báo kết quả kiểm tra cho Exportfactor. (6) Thông báo của Exportíactor cho nhà xuất khẩu về hạn mức mua khoản thanh toán (hạn mức này phụ thuộc vào khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu). (7) Nhà xuất khẩu chấp nhận thoả thuận và bán khoản thanh toán cho Exportíactor và chuyển quyền sở hữu các khoản thanh toán cho Exportfactor. (8) Tổ chức Expọrtíactor thông báo cho nhà nhập khẩu về việc chuyển quyền sở hữu và chuyển nợ. (9) Importfactor thông báo cho nhà nhập khẩu về việc Importfactor đảm nhiệm nghiệp vụ nhờ thu cũng như những quan hệ giao dịch thanh toán thay cho Exportíactor. (10) Nhà nhập khẩu thanh toán theo định kỳ thoả thuận theo đúng giá trị hợp đồng cho Importfactor và không chịu trách nhiệm về quyền truy đòi khác. (11) Nhà nhập khẩu có quyền phản hồi thanh toán khi có vấn đề xảy ra đối với hàng nhập khẩu, hoặc không chấp nhận thanh toán. Trong các vấn đề này nhà nhập khẩu chỉ làm việc với Importfactor. (12) Importfactor thực hiện hạch toán vào tài khoản giao dịch cho Exportíactor. (13) Exportĩactor tất toán nghiệp vụ khi thanh toán cho nhà xuất khẩu. * Giá bao thanh toán Khi nhận tài trợ bàng hình thức bao thanh toán, doanh nghiệp XK phải trả lãi và phí cho tổ chức bao thanh toán. GIÁ BAO THANH TOÁN = Lãi (L) + Phí (P) - Lãi nghiệp vụ BTT được tính căn cứ vào sổ vốn mà đơn vị bao thanh toán ứng trước và mức lãi suất thị trường. 237
  14. L = Gut X T X r/30 Trong đó: L: Lãi nghiệp vụ bao thanh toán. Gut: Số tiền ngân hàng/tổ chức BTT ủng trước cho các khoản phải thu. T: Thời gian kể từ thời điểm ứng trước đển trước ngày ngân hàng/ tổ chức BTT được thanh toán đầy đủ các khoản phải thu. r: Lãi suất cho vay tại thời điểm bao thanh toán tỉnh theo tháng (căn cứ theo lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng/ tổ chửc BTT tại thời điểm BTT). - Phí BTT được tính theo một tỳ lệ % nhất định trên giá trị khoản phải thu để bù đắp rủi ro tín dụng, chi phỉ quản lý sổ sách bán hàng và các chi phí khác trong hoạt động ngân hàng. p = G.pt X p btt Trong đó: P: Phí nghiệp vụ bao thanh toán. Gpt: Giá trị khoản phải thu được bao thanh toán. p btt: Tỷ lệ phí dịch vụ bao thanh toán. Theo thông lệ quốc tế, tỉ lệ phí bao thanh toán thường chiếm 0,5- 1,1% giá trị khoản phải thu. Tại một sổ ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, phí bao thanh toán chiếm khoảng 0,5-0,8% giá trị khoản phải thu. Căn cứ tỉnh phỉ: + Phí thẩm định đơn vị mua hàng; + Phí thẩm ứa chúng từ các khoản phải thu; + Phí theo dõi giao hàng/ thực hiện hợp đồng; + Phí thông báo tình hình các khoản phải thu; + Phí thu hộ các khoản phải thu từ bên mua hàng; + Phí đảm bảo rủi ro. 238
  15. Thu phí và lãi: + Thu phí: Ngân hàng thường thu phí ngay sau khi tiến hành giải ngân ứng trước tiền BTT cho người XK. + Thu lãi và khoản tiền ứng trước: Được thu một lần ngay sau khi bên mua thanh toán các khoản phải thu. Vỉ dụ: Ngày 20/11/N, phòng tín dụng của Ngân hàng ABC nhận được đề nghị BTT khoản phải thu theo BE số 1247/10 kí phát ngày 15/10/N, đến hạn thanh toán ngày 15/4/N+l, mệnh giá 128.000 USD đã được Ngân hàng City Bank NewYork chấp nhận thanh toán khi đáo hạn. ABC áp dụng lãi suất 7%/năm và thu phí 0,6% mệnh giá BE. Sau khi thẩm định ABC quyết định cho úng trước khoản phải thu 80% giá trị BE; đồng thời thu ngay phí BTT. số tiền khách hàng thực tế nhận được: * 80% 128.000 - 128.000 * 0,6% = 102.400 - 768 = 101.632 USD Ngày 15/4/N+l, sau khi thu được tiền BE từ City Bank, ngân hàng giữ lại gốc và lãi, số tiền còn lại trả cho khách hàng: * 128.000 - 80% 128.000 * - 80% * 128.000 * 145/360 7% = 22.712,9 USD * Phạm vi áp dụng tài trợ bao thanh toán Tài ượ BTT thích hợp với các giao dịch XK áp dụng phương thức ghi sổ, D/P, D/A - những phương thức cho phép người mua hưởng tín dụng từ nhà cung ứng. Tuy nhiên, không phải tất cả khoản phải thu từ các hợp đồng XNK bằng các phương thức nêu trên đều được chấp nhận bao thanh toán. Thông thường các khoản phải thu sau đây bị từ chổi chấp nhận bao thanh toán: - Hợp đồng mua, bán hàng hóa bị cấm. - Các giao dịch, thỏa thuận bẩt hợp pháp. - Các giao dịch, thỏa thuận đang có tranh chấp. 239
  16. - Các hợp đồng bán hàng dưới hình thức ký gửi. - Các hợp đồng mua, bán hàng có thời hạn thanh toán còn lại trên 180 ngày. - Các hợp đồng liên quan đến dự án thu tiền từng phần theo tiến độ thực hiện. - Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp. - Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng. * Hồ sơ bao thanh toán - Hồ sơ đăng ký: Giấy đề nghị cấp hạn mức BTT hoặc giấy đề nghị BTT. - Hồ sơ pháp lý. - Hồ sơ tài chính. - Hồ sơ liên quan đến khoản phải thu, bao gồm: + Hợp đồng mua bán hàng hóa. + Hóa đơn bán hàng. + Phiếu xuất kho/ biên bàn giao nhận hàng hóa. - Thông báo chuyển nhượng khoản phải thu cho ngân hàng/ tổ chức BTT kèm theo xác nhận và cam kết thanh toán trực tiếp cho ngân hàng/ tổ chức BTT từ đơn vị mua hàng. - Các hồ sơ khác. • So sánh bao thanh toán với chiết khẩu Giống nhau: Cả BTT và chiết khấu đều cho phép người XK nhận tiền khi các khoản phải thu chưa đến hạn thanh toán. Khác nhau: - Chiết khẩu thực hiện theo từng hối phiếu riêng biệt còn BTT có thể thực hiện với tất cả các hóa đơn chưa đến hạn thanh toán. Bao thanh toán 240
  17. có thể được thực hiện từng lần, hoặc bao thanh toán theo hạn mức cho những hoạt động XK thường xuyên theo định kỳ, theo hợp đồng dài hạn với nhiều nhà NK trong cùng một nước, hoặc nhiều nước. Hạn mức bao thanh toán là tổng số dư tối đa của các khoản phải thu được bao thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận của tổ chức bao thanh toán (factor) với bên XK trong hợp đồng bao thanh toán, số dư bao thanh toán là số tiền mà đơn vị bao thanh toán ứng trước cho bên bán hàng. - Trong thỏa thuận chiết khấu, ngân hàng không chịu trách nhiệm quàn lí sổ sách bán hàng, bong BTT nhà factor phải chịu trách nhiệm này. - Trong thỏa thuận chiết khấu không có thông báo nào về sự chuyển nhượng hối phiếu cho người trả tiền biết, còn BTT thì có thông báo về việc chuyển nhượng. - BTT thực hiện nhiều nghiệp vụ hơn chiết khấu nên tỉ lệ phí thường cao hơn chiết khấu. • So sánh bao thanh toán quốc tế với BTT trong nước + Giống nhau\ Đều cung cấp các dịch vụ cơ bản sau. - Tài trợ ứng trước các khoản phải thu. - Quản lí sổ sách kế toán bán hàng và dịch vụ thu nợ. - Bảo đảm rủi ro tín dụng từ phía người mua. + Khác nhau: Factoring nội địa Factoring quốc tế Khoản tài trợ thực hiện bằng đồng tiền phải Khoản tài trợ có thể thực hiện bằng đồng thu tiền khác đồng tiền phải thu Nhà Factor thường chịu trách nhiệm thu nợ Nhà Factor nhập khẩu thường bảo lãnh và chấp nhận rùi ro thanh toán của người thanh toán cho người mua nên giảm thiểu mua được rùì ro không thanh toán cho nhà FactorXK Thường là các giao dịch có quyền truy đòi Hầu hết là các giao dịch miễn truy đòi 241
  18. Factoring nội địa Factoring quổc tể Nhà Factor, người bán, người mua chịu chi Cỏ it nhất hai hệ thống pháp luật của hai phối bởi cùng một hệ thống pháp luật quốc gia đièu chỉnh quan hệ tactoring Củng ngôn ngữ, tập quán nên thường có Ngôn ngữ và tập quán khác nhau nên một nhà íactor và việc kiểm tra tín dụng thường có hai nhà íactor tham gia thuận lợi hơn Chất lượng dịch vụ phụ thuộc một nhà Chất lượng dịch vụ phụ thuộc hai nhà íactor tactor • So sánh bao thanh toán với các hình thức tín dụng thông thường TDNH thông thường Factoring Là dạng tín dụng thuần túy, ngân hàng Có ít nhất 2 trong 4 chức năng: Tín dụng, cho nhà XK vay vốn trong một thời hạn dịch vụ thu nợ, dịch vụ quản lí sổ sách bán xác định theo các nguyên tac tín dụng. hàng và chấp nhận rủi ro thanh toán. Rủi ro tín dụng phụ thuộc vào uy tín và Rủi ro tín dụng phụ thuộc vào uy tln và năng lực tài chính của người vay - nhà năng lực tài chính của người mua - nhà NK. XK. Giá trị khoản tín dụng phụ thuộc vào năng Thường khoản phải thu được mua đứt, lực tài chính và uy tín của nhà XK, nhà XK khoản phải thu là cơ sở để xác định hạn chịu trách nhiệm thu nợ từ nhà NK. mức tín dụng và ngân hàng/nhà íactor thu nợ từ nhà NK. Nhà NK khống được thông báo về việc BTT được thông báo cho nhà NK và nhà ngân hàng tài trợ khoản phải thu cho nhà NK có nghĩa vụ pháp lý trá nợ trực tiếp cho XK. nhà tài trợ - tồ chức BTT. Quan hệ tài trợ chì liên quan đến 2 bên: Quan hệ tài trợ liên quan đến 3 bên: Người ngân hàng và nhà XK. XK, người NK và tổ chức tài trợ. ❖ Bao thanh toán tuyệt đối (Forfaiting) • Khái niệm Forfaiting là dịch vụ tài trợ xuất khẩu thông qua việc chiết khấu các khoản phải thu xuất khẩu bằng hối phiếu, lệnh phiếu và các công cụ chuyển nhượng khác với điều kiện miễn truy đòi người bán tại một mức lãi suất cố định và đến 100% giá trị chứng từ. 242
  19. Như vậy, trong giao dịch forfaiting, nhà XK bán đứt (miễn truy đòi người bán) các khoản phải thu XK cho nhà forfaiter để được nhận ngay tiền, nghĩa là nhà XK đà chuyển hóa việc bán chịu cho người mua sang bán hàng trà ngay bởi nhà forfaiter. Nhà forfaiter phải trả cho nhà XK một tỳ lệ nhất định so với trị giá chứng từ thanh toán và được quyền sở hữu chứng từ, quyền đòi tiền người nhập khẩu khi đến hạn thanh toán, và chịu mọi rủi ro xảy ra nếu người nhập khẩu không thanh toán, hoặc bán lại chứng từ cho những nhà đầu tư khác với điều kiện miễn truy đòi. Trên thực tế, để hạn chế rủi ro, nhà forfaiter thường chỉ cấp tín dụng forfaiting cho nhà xuất khẩu khi người nhập khẩu đã được một ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu, hoặc ngân hàng hạng nhất bào lãnh thanh toán. Ở Việt Nam, factoring đã và đang được các ngân hàng triển khai ở một mức độ khiêm tốn so với các dịch vụ tín dụng khác, trong khi đó, forfaiting hầu như chưa được ngân hàng nào triển khai thực hiện. • So sảnh /actoring và forfaiting - về kì hạn tài trợ: Trong tài trợ factoring nhà factor tiến hành mua các khoản phải thu ngắn hạn, còn trong tài trợ forfaiting nhà forfaiter tiến hành mua các khoản phải thu (hối phiếu, kì phiếu) phát sinh từ các hợp đồng trả chậm trung, dài hạn. - về quy mô tài trợ: Trong tài trợ íactoring nhà factor không tài frợ 100% giá trị chứng từ thanh toán mà giữ lại một tỉ lệ nhất định để “dự phòng”, còn trong tài trợ forfaiting nhà forfaiter chiết khấu toàn bộ (100%) giá trị của hối phiếu, kì phiếu. - về cơ sờ thẩm định tín dụng: Trong tài trợ íactoring miễn truy đòi nhà factor quyết định mua các khoản phải thu ngắn hạn dựa vào sự đánh giá năng lực tài chính, khả năng thanh toán của người mua; còn trong tài trợ forfaiting nhà forfaiter quyết định mua các khoản phải thu dựa vào sự bảo lãnh vô điều kiện và không hủy ngang của ngân hàng bảo lãnh. Do đó, trong hình thức tài trợ này, nhà forfaiter quan tâm chủ yếu đến vị thế, 243
  20. uy tín của ngân hàng bảo lãnh hơn là năng lực tài chính, khả năng thanh toán của người nhập khẩu. - về các dịch vụ cung cấp: Trong tài trợ factoring nhà factor nhận trách nhiệm quản lí sổ sách, giám sát các khoản phải thu; còn trong tài trợ forfaiting nhà forfaiter không chịu bất kì một trách nhiệm nào như vậy. 5.1.1.2. Tín dụng thương mại tài trợ xuất khẩu ứng trước tiền mua hàng được coi là hình thức tài trợ vốn của người nhập khẩu đối với người xuất khẩu để nhập khẩu hàng hoá được thuận lợi. ứng trước tiền hàng được thực hiện trước khi người bán giao hàng một khoảng thời gian nhất định (thời gian này do hai bên xuất nhập khẩu hàng hoá thoả thuận). Tỷ lệ ứng trước so với tổng giá trị của hợp đồng cũng do hai bên thoả thuận. Những khoản ứng trước thường được sử dụng trong các trường hợp đặt mua máy móc, thiết bị lẻ, hoặc thiết bị toàn bộ đắt tiền và đòi hỏi một thời gian sản xuất lâu dài, như đóng tầu thuỷ, thiết bị điện tử, máy móc tự động, hoặc được các nhà nhập khẩu ở các nước công nghiệp phát triển sử dụng trong quan hệ mua bán với các nước đang phát triển để nhập nguyên liệu, nông sàn với giá thấp hơn so với thị trường quốc tế... Khoản ứng trước này vừa có ý nghĩa ràng buộc bên đặt hàng thực hiện theo đúng điều kiện đã quy định frong hợp đồng mua bán, vừa có nội dung kinh tế là một khoản vốn cùa bên đặt hàng cho bên xuất khẩu vay để sản xuất mặt hàng đó. Nhờ khoản vốn ứng trước này, nhà xuất khẩu hạn chế được việc vay vốn ngân hàng để sản xuất và do đó phải thoà thuận một số điều kiện thích ứng với khoản ứng trước như giảm giá hàng hoá. Tuy nhiên trên thực tế, cần phân biệt hai loại ứng trước. Có loại ứng trước mang tính cấp tín dụng của nhà nhập khẩu cho nhà xuất khẩu, nhưng có loại ứng trước chỉ mang tính chất đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng. ứng trước mang tính chất đặt cọc là điều kiện ràng buộc bên mua hàng phải thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết như trả tiền hàng, nhận 244
nguon tai.lieu . vn