Xem mẫu

  1. ọc > TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên GS.TS. Đinh Ván Sơn Giáo trình THANH TOÁN QUÙC TÊ VÀ TÀI TRỌ XUẤT NHẬP KHẨU NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ
  2. ' TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên GS.TS. Đinh Văn Sơn Giáo trình THANH TOÁN QUÔC TÊ VÀ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ Hà Nội - 2014
  3. LỜI NÓI ĐẦU Thanh toán là một khâu quan trọng trong toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức tốt hoạt động thanh toán quốc tể không chi góp phần quan trọng vào việc tạo dựng, duy trì, phát triển các quan hệ hợp tác, các giao dịch kinh tế quốc tế mà còn góp phần giảm thiểu chi phí thanh toán, nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể tham gia, là điều kiện bảo đảm tình hình tài chính của doanh nghiệp được ổn định một cách vững chắc. Đặc biệt, trong hoạt động ngoại thương, do điều kiện cách xa nhau về mặt địa lý giữa người mua và người bán, do sự khác biệt về chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và phong tục tập quán kinh doanh, do những biến động về tỳ giá và lãi suất... mà việc tổ chức công tác thanh toán trong lĩnh vực thương mại quốc tế lại càng có vai trò quan trọng. Cùng với công tác thanh toán, nhu cầu tài trợ tín dụng và bảo lãnh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp cũng đã, đang và sẽ ngày càng gia tăng. Bởi lẽ, tín dụng và bảo lãnh xuất nhập khẩu không chỉ là nguồn tài trợ vốn, đảm bảo sự tín nhiệm cho quá trình thực hiện các thương vụ kinh doanh, đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành một cách trôi chảy mà còn được xem như là một công cụ, một thứ vũ khỉ để chiếm lĩnh thị trường, để tranh thủ những điều kiện thương mại có lợi trong các hợp đồng mua bản ngoại thương. Vì vậy, nhận thức đầy đủ những vấn đề có liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu là một yêu cầu không thể thiếu đổi với các nhà quản lý kinh tế. Xuất phát từ tầm quan trọng nêu trên và để đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý kinh tế, các nhà quản trị, các cán bộ tác nghiệp tại doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, ngân hàng thương mại và các trung gian tài chính phi ngân hàng, Bộ môn Ngân hàng - Chứng khoán, Trường Đại học Thương mại tổ chức biên soạn giáo trình "Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu Sách được dùng làm tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập cùa sinh viền, học viên thuộc các chuyên ngành Kế 3
  4. toán - Tài chính, Tài chính - Ngân hàng thương mại, các chuyên ngành khác thuộc khổi ngành Kinh doanh và Quản lý của Nhà trường, và là tài liệu tham khảo hữu ích cho các độc giả quan tâm đến lĩnh vực này. Ngoài lời mở đầu, các phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung giáo trình được kết cấu thành 6 chương: Chương 1: Tổng quan về thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu Chương 2: Các phương tiện thanh toán quổc tế Chương 3: Các điều kiện thanh toán quốc tế Chương 4: Các phương thức thanh toán quốc tế Chương 5: Tín dụng xuất nhập khẩu Chương 6: Bảo lãnh xuất nhập khẩu Tham gia biên soạn giáo trình gồm: - PGS-TS. Nguyễn Thị Phương Liên, Trưởng khoa Sau đại học, Trường Đại học Thương mại biên soạn các chương 1, 3, 4, 5 và 6. - GS-TS. Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại biên soạn chương 2. Căn cứ vào chương trình và đề cương học phần đã được Nhà trường phê duyệt, nội dung giảo trình này vừa kế thừa những nội dung khoa học Thanh toán & Tín dụng quốc tế (xuất bản năm 2000), của giáo trình Thanh toán & Tín dụng quốc tế trong hoạt động ngoại thương (xuất bản năm 2006), vừa cập nhật và bổ sung thêm những nội dung, kiến thức mới trên cơ sở tham chiếu một sổ thông lệ quổc tế như Điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms 2010), Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP 600), Tập quản Ngăn hàng Tiêu chuẩn Quốc tế hướng dẫn kiểm tra chứng từ xuất trình theo UCP 600 (ISBP 681)... Trong quả trình biên soạn giảo trình, ngoài việc tham khảo một sổ tài liệu có liên quan (được liệt kề ở Danh mục tài liệu tham khảo), chúng tôi đă nhận được nhiều ý kiến góp ý của tập thể giảng viên Khoa Tài 4
  5. chính - Ngân hàng, Trường Đại học Thương mại, PGS-TS. Phan Thị Thu Hà - Trường Đại học Kinh tế quổc dãn, PGS-TS. Đặng Thị Nhàn - Trường Đại học Ngoại thương, ThS. Phạm Thị Hằng, ThS. Trần Thị Minh Phương - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn tác giả của những tài liệu mà chúng tôi đã sử dụng, cảm ơn những góp ý quý báu của các nhà khoa học để góp phần nâng cao chất lượng giáo trình. Chúng tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới tập thể cán bộ, chuyên viên Phòng Khoa học và Đối ngoại, Trường Đại học Thương mại đã giúp đỡ chủng tôi trong quá trình chinh sửa, biên tập và xuất bản giáo trình. Mặc dù đã rất cố gắng trong việc cập nhật kiến thức, chế độ chính sách, thông lệ và tập quản quốc tế, thông tin về hoạt động thanh toán và tài trợ xuất nhập khẩu để giáo trình đảm bảo được các yêu cầu cơ bản, hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam, nhưng do năng lực, trình độ có hạn nên giảo trình không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Chủng tôi rất mong nhận được sự góp ỷ của đông đảo bạn đọc để giáo trình có thể hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. TẬP THÉ TÁC GIẢ 5
  6. MỤC LỤC Lời nói đầu 3 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUÓC TẾ VÀ TÀI TRỢ XUẤT nhập khâu 11 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thanh toán quốc tế 11 1.1.1. Khái niệm 11 1.1.2. Đặc điểm 13 1.1.3. Vai trò của thanh toán quốc tế 15 12. Cơ sờ pháp lý của hoạt động thanh toán quổc tê 17 1.2.1. Luật quốc tế và quốc gia 17 1.2.2. Các thông lệ và tập quán quốc tế 18 1.3. Các chứng từ thanh toán quốc tế 31 1.3.1. Chứng từ thương mại 32 1.3.2. Chứng từ tài chính 36 1.4. Tài trợ xuất nhập khẩu và vai trò của tài trợ xuất nhập khẩu 37 1.4.1. Bàn chất cùa tài trợ xuất nhập khẩu 37 1.4.2. Các chủ thể tham gia tài trợ xuất nhập khẩu 38 1.4.3. Phân loại tài trợ xuất nhập khẩu 39 1.4.4. Vai trò của tài trợ xuất nhập khẩu 42 Câu hỏi và bài tập 46 Càc thuật ngứ chính 47 Chương 2: CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TÉ 49 2.1. Hôi phiếu 49 2.1.1. Khái niệm 50 2.1.2. Phân loại hối phiếu 53 2.1.3. Những quy định về việc phát hành hối phiếu 55 2.1.4. Các nghiệp vụ liên quan đến việc sử dụng hối phiếu 62 2.1.5. Quyền lợi và nghĩa vụ cùa các chủ thể có liên quan đến hối phiếu 68 22. Séc 70 2.2.1. Khái niệm 70 2.2.2. Phân loại séc 71 7
  7. 2.2.3. Nghiệp vụ phát hành và thanh toán bằng séc 73 2.3. Thẻ thanh toán 76 2.3.1. Khái niệm 76 2.3.2. Phân loại thẻ thanh toán 77 2.3.3. Nghiệp vụ phát hành và thanh toàn bằng thẻ 81 2.3.4. Vai trò của dịch vụ thẻ thanh toán 89 2.3.5. Rủi ro và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong phát hành và thanh toán bằng thẻ 99 2.4. Kỳ phiếu 105 2.5. Lệnh chuyển tiên 107 Câu hỏi và bài tập 110 Các thuật ngữ chính 113 Chương 3: CÁC ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TÉ 115 3.1. Điều kiện về tiền tệ 116 3.1.1. Phân loại tiền trong thanh toán quốc tế 116 3.1.2. Điều kiện đàm bảo hối đoái 120 3.2. Điều kiện về địa điểm thanh toán 127 3.3. Điều kiện về thời gian thanh toán 128 3.3.1. Trả tiền trước 129 3.3.2. Trà tiền ngay 132 3.3.3. Trả tiền sau 135 3.4. Điều kiện về phương thức thanh toán 137 3.4.1. Khái niệm 137 3.4.2. Các phương thức thanh toán chủ yếu 138 Câu hỏi và bài tập 144 Các thuật ngữ chính 148 Chương 4: CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 151 4.1. Phương thức chuyển tiền 151 4.1.1. Khái niệm 151 4.1.2. Quy trình thanh toán 152 4.1.3. Ưu, nhược điểm và các trường hợp áp dụng 157 8
  8. 4.2. Phương thức ghi sổ 158 4.2.1. Khái niệm 158 4.2.2. Quy trình thanh toán 159 4.2.3. ưu, nhược điểm và các trường hợp áp dụng 159 4.2.4. Những điều cần chú ý khi áp dụng phương thức ghi sổ 160 4.3. Phương thức nhờ thu 161 4.3.1. Khái niệm 161 4.3.2. Các loại nhờ thu và quy trinh thanh toán 163 4.3.3. Một số vấn đề cần lưu ỷ khi sừ dụng phương thức nhờ thu 176 4.4. Phương thức tín dụng chứng từ 178 4.4.1. Khái niệm và đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ 178 4.4.2. Các bên tham gia thanh toán theo ưc 182 4.4.3. Quy trình thanh toán 185 4.4.4. Các loại ƯC và nội dung của ưc 194 4.4.5. Một số chú ý trong thanh toán theo D/C 207 4.4.6. ưu, nhược điểm của phương thức D/C 214 Câu hỏi và bài tập 219 Các thuật ngữ chinh 223 Chương 5: TÍN DỤNG XUĂT NHẬP KHẢU 225 5.1. Các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu 225 5.1.1. Tín dụng xuất khẩu 225 5.1.2. Tín dụng nhập khẩu 245 5.2. Điều kiện và quy trình tín dụng xuất nhập khẩu 260 5.2.1. Nguyên tắc và điều kiện tài trợ tín dụng XNK 260 5.2.2. Đối tượng cho vay và quy trình tín dụng XNK 264 5.3. Thời hạn tín dụng XNK 271 5.3.1. Thời hạn tín dụng chung 271 5.3.2. Thời hạn tín dụng trung bình 274 5.4. Lãi suất và phí suất tín dụng XNK 278 5.4.1. Lãi suất tín dụng 278 5.4.2. Phí suất tín dụng 282 5.4.3. Lãi suất tài trợ hiệu quả 287 9
  9. Câu hỏi và bài tập 290 Các thuật ngứ chính 293 Chương 6: BẢO LÃNH XUAĩ nhập khau 295 6.1. Khái niệm, chức năng và các loại hình bảo lãnh XNK 295 6.1.1. Khái niệm và đặc điểm của bảo lãnh 295 6.1.2. Chức năng của bào lãnh 299 6.1.3. Phân loại bào lãnh 301 6.2. Nghiệp vụ bào lãnh XNK 313 6.2.1. Các hình thức phát hành bảo lãnh 313 6.2.2. Điều kiện bào lãnh 317 6.2.3. Quy trình bảo lãnh 318 6.2.4. Phí bảo lãnh 324 Câu hỏi và bài tập 325 Các thuật ngữ chính 326 TÀI LIỆU THAM KHẢO 328 PHỤ LỤC 331 PHỤ LỤC 1: Quyết định số 447/QĐ-NHNo-QHQT của Tỏng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ban hành Quy định về Quy Ưinh và Kỹ thuật nghiệp vụ thanh toàn quốc tế trong hệ thống NHNo & PTNTVN 333 PHỤ LỤC 2: Mẫu đơn yêu cầu gửi chứng từ nhờ thu hàng xuất 397 PHỤ LỤC 3: Mầu chỉ thị nhờ thu của ICC 399 PHỤ LỤC 4: Mâu yêu cầu mờ ƯC (để trống) của Ngân hàng Ngoại thương 400 PHỤ LỤC 5: Mâu yêu cầu mở ƯC (đã điền nội dung) của Ngân hàng Ngoại thương 404 PHỤ LỤC 6: Mẫu giấy đề nghị mở tín dụng thư (UC trả ngay) cùa Eximbank 408 PHỤ LỤC 7: Mẫu Irrvocable, coníirmed ƯC của Ngân hàng Kỹ nghệ A Châu Thụy Sĩ 412 PHỤ LỤC 8: Mấu Thông báo mở và sừa đổi thư tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương 415 PHỤ LỤC 9: Mâu sửa thư tín dụng 421 DANH MỤC Từ VIẾT TAT 422 10
  10. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TÉ VÀ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU Trong kinh doanh quốc tế, thanh toán quốc tế và tài trợ XNK có vai trò quan trọng góp phần tạo dựng, duy trì, phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế và nâng cao hiệu quả hoạt động cho các chủ thể tham gia. Tất nhiên, việc phát huy các vai trò này đến đâu còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết, khả năng vận dụng và tổ chức thực hiện quá trình thanh toán và tài trợ XNK của các chủ thể có liên quan. Với mục đích và ý nghĩa nêu trên, chương 1 giới thiệu cùng bạn đọc một số nội dung cơ bản sau đây: - Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thanh toán quốc tế; - Cơ sở pháp lý của hoạt động thanh toán quốc tế; - Các chứng từ thanh toán trong thương mại quốc tế; - Hoạt động tài trợ XNK và vai trò của tài trợ XNK. 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIÊM VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1.1. Khái niệm Có nhiều khái niệm khác nhau về thanh toán quốc tế. “Thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước” (Đinh Xuân Trình, Giáo trình Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, 2006). “Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi frả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh 11
  11. tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan” (Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, 2008). Theo chúng tôi, xét trong phạm vi thanh toán các giao dịch ngoại thương, thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu, chi để hoàn thành các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế, thông qua các trung gian thanh toán, đó là những ngân hàng thương mại được khách hàng - người trà tiền và người hưởng lợi ủy thác thực hiện hoạt động thanh toán”. Như vậy, cũng giống như mọi hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán quốc tế trong hoạt động ngoại thương thường có ba nhóm chủ thể tham gia, đó là: Người trả tiền, người hưởng lợi và các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán - ngân hàng thương mại. + Người trả tiền: Là người mua hàng - người nhập khẩu. Ngoài ra, người trả tiền có thể là người xuất khẩu khi họ phải thực hiện chi trả tiền bồi thường, hoặc các chi phí cho việc sử dụng các dịch vụ xuất khẩu thuê ngoài... Người trả tiền có nhiệm vụ trả đúng hạn số tiền phải trả, tôn trọng những thủ tục, quy định được thể hiện ữong họp đồng với các chủ thể có liên quan; chi trả phí dịch vụ thanh toán cho ngân hàng. Người trả tiền có quyền từ chối thanh toán nếu các chủ thể khác vi phạm những cam kết hay những quy định đã thoả thuận giữa các bêri. + Người hưởng lợi (còn gọi là người thụ hưởng): Là người bán hàng - người xuất khẩu. Người xuất khẩu có trách nhiệm lập, hoàn tất các chứng từ thanh toán theo quy định của từng phương thức thanh toán, hoặc theo sự thỏa thuận giữa các bên có liên quan, chi trả phí dịch vụ thanh toán cho ngân hàng; đồng thời có quyền hưởng lợi số tiền ghi trên các chứng từ thanh toán khi thực hiện đúng, đầy đủ các trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. + Trung gian thanh toán: Bao gồm các ngân hàng thương mại ở nước người mua và người bán, được người mua, người bán (người trả 12
  12. tiền, người hưởng lợi) ủy nhiệm thực hiện dịch vụ thanh toán. Các ngân hàng này được hưởng phí cung cấp dịch vụ thanh toán và có các trách nhiệm cơ bản sau: - Hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục thanh toán, giám sát khả năng chi trả của khách hàng, cung cấp đầy đủ và kịp thời các loại giấy tờ thanh toán cần thiết cho khách hàng theo quy định. - Khi nhận được các chứng từ thanh toán do khách hàng gửi tới, ngân hàng phải kiểm tra chứng từ và khả năng thanh toán của chủ tài khoản trước khi thực hiện thanh toán và có quyền từ chối thanh toán nếu tài khoản không đủ tiền. Ngân hàng phải thanh toán kịp thời, chính xác và đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng. Nếu do sai sót dẫn đến thiệt hại cho khách hàng, ngân hàng phải bồi thường vật chất cho bên bị hại, và tuỳ theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý theo pháp luật. 1.1.2. Đặc điểm Thanh toán quốc tế có một số đặc điểm cơ bản sau: - Khác với thanh toán nội địa, thanh toán quốc tế không chỉ chịu sự điều chỉnh của luật pháp quốc gia mà còn chịu sự điều chỉnh của luật pháp và các tập quán quốc tế như: Luật thống nhất về hối phiếu (Uniíồrm Law for Bill of Exchange - viết tắt là ULB), Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (Uniíồrm Customs and Practice for Documentary Credit - viết tắt là UCP), Quy tắc thống nhất về nhờ thu (Uniform Rules for Collection - viết tắt là URC), Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng (The Uniform Rules for Bank - to - Bank Reimbursement Under Documentary Credit - viết tắt là URR), Điều kiện thương mại quốc tế (International Commercial Terms - viết tắt là Incoterms). Những văn bản pháp lí và tập quán quốc tế này góp phần tạo ra một sân chơi bình đẳng, công bằng cho các chủ thể tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế, ưánh những tranh chấp đáng tiếc xảy ra. - Thanh toán quốc tế chịu sự ảnh hưởng của tỉ giá. Thực tế cho thấy đồng tiền được sử dụng trong thanh toán quốc tế thường là những loại 13
  13. tiền tự do chuyển đổi và được đánh giá là tiền mạnh frong giai đoạn đó, nó có thể là tiền của một quốc gia (USD, JPY...), hoặc tiền quốc tế (EUR, SDR). Trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay, sức mua của các đồng tiền không ổn định. Để thực hiện tốt quá trình thanh toán quốc tế, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, việc đàm phán lựa chọn đồng tiền thanh toán thích hợp; việc xác định, duy trì quy mô và cơ cấu ngoại hối dự trữ hợp lí là công việc mà các NHTM, các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán quốc tế cần quan tâm giải quyết. - Ngoại trừ các giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa được mua bán qua con đường tiểu ngạch, các giao dịch thanh toán quốc tế chủ yếu được thực hiện qua hệ thống ngân hàng thương mại. Vì vậy, để phục vụ và phát triển các giao dịch thanh toán quốc tế, các ngân hàng thương mại, ngoài việc thực hiện các hoạt động (giống như dịch vụ thanh toán trong nước): hiện đại hóa công nghệ thanh toán, hoàn thiện quy trình, đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực..., rất cần có một mạng lưới ngân hàng đại lí hoặc chi nhánh ở nước ngoài. Cụ thể là, để thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng ở các nước liên quan phải thiết lập quan hệ ngân hàng đại lí trên cơ sở những thỏa ước chung về: Khóa mã telex, swift (nếu có); các điều khoản, điều kiện thanh toán; các mẫu chữ kí có liên quan... Khi thiết lập quan hệ đại lí, các ngân hàng phải duy trì thường xuyên hai loại tài khoản: Nostro và Vostro (còn gọi là Loro). Đứng frên góc độ một quốc gia, tài khoản Nostro là tài khoản tiền gửi không kì hạn của một ngân hàng trong nước mở đại lí tại ngân hàng nước ngoài (ngân hàng trong nước là chủ tài khoản). Tài khoản Vostro là tài khoản tiền gửi không kì hạn của một ngân hàng nước ngoài mở đại lí tại một ngân hàng ở trong nước (ngân hàng nước ngoài là chủ tài khoản). Vi dụ: Đứng ở vị trí một NHTM Việt Nam, Vietinbank chẳng hạn, tài khoản Nostro là tài khoản tiền gửi không kì hạn của Vietinbank mờ đại lí tại một ngân hàng nước ngoài, Citibank NewYork chẳng hạn, có số dư bằng USD. Tài khoản Vostro là tài khoản tiền gửi không kì hạn của 14
  14. Citibank NewYork mở đại lí tại Vietinbank, có số dư bằng VND. Tài khoản Nostro và Vostro cũng có thể được duy trì bằng một loại ngoại tệ tự do chuyển đổi, được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. 1.1.3. Vai trò của thanh toán quốc tế 1.1.3.1. Đối với ngân hàng thương mại Ngày nay, hoạt động thanh toán quốc tế là một dịch vụ trở nên quan trọng đối với các NHTM, nó đem lại nguồn thu đáng kể không những về số lượng tuyệt đổi mà cả tỳ trọng. Thông qua cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng, ngân hàng thu một khoản phí để bù đắp các chi phí của ngân hàng và tạo ra lợi nhuận kinh doanh cần thiết. Tùy theo phương thức thanh toán, môi trường cạnh tranh và mức độ tín nhiệm của khách hàng, biểu phí và mức phí dịch vụ áp dụng có thể là khác nhau cho các khách hàng khác nhau. Phí dịch vụ thanh toán quốc tế cấu thành nên doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Thanh toán quốc tế còn là một mắt xích quan trọng trong việc chắp nối thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong hoạt động ngoại thương, tăng cường nguồn vốn huy động, đặc biệt là vốn bằng ngoại tệ. Thanh toán quốc tế không chỉ làm tăng thu nhập của ngân hàng, mở rộng vốn, đa dạng các dịch vụ mà còn nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế. Do vậy, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT có vai trò quan frọng đối với hoạt động ngân hàng, nó không chỉ là một dịch vụ thanh toán thuần túy mà còn là khâu không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh doanh, bổ sung và hỗ trợ các hoạt động kỉnh doanh khác của ngân hàng. 1.1.3.2. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu TTQT là khâu cuối cùng để hoàn thành các quan hệ ngoại thương. Hoạt động xuất - nhập khẩu chỉ có thể phát triển được một cách bình thường khi khâu thanh toán được thực hiện và giải quyết. TTQT không những có tác dụng duy trì các mối quan hệ ngoại thương mà còn có tác dụng thúc đẩy ngoại thương phát triển mạnh mẽ hơn. 15
  15. Trong kinh doanh XNK nếu hoạt động thanh toán nhanh chóng, an toàn, giúp các doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp XNK. Hoạt động thanh toán quốc tế thực hiện hôi chảy, còn tạo nên các mối quan hệ tin cậy giữa doanh nghiệp và ngân hàng, từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp được các ngân hàng tài trợ vốn trong trường hợp doanh nghiệp thiếu vốn, hỗ trợ về mặt kỹ thuật thanh toán thông qua việc hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thanh toán với các đối tác. Thanh toán quốc tế còn có vai trò khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gia tăng qui mô hoạt động, tăng khối lượng hàng hoá giao dịch và mở rộng quan hệ giao dịch với các nước, tăng cường vị thế, uy tín của doanh nghiệp. 1.1.3.3. Đổi với nền kinh tế Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia đang ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập. Trong bối cảnh đó, thanh toán quốc tế nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với kinh tế thế giới bên ngoài, có tác dụng bôi hơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác. Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của nó trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, hầu hết quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong phát triển kinh tế của mỗi nước. Xét trên phương diện quản lý của Nhà nước, thanh toán quốc tế giúp Nhà nước có thể tập trung và quàn lý nguồn ngoại tệ trong nước, hên cơ sở đó sử dụng ngoại tệ một cách hiệu quả, tạo điều kiện thực hiện tốt cơ chế quản lý ngoại hối của Nhà nước, quản lý hiệu quả các hoại động xuất nhập khẩu theo chính sách ngoại thương đã đề ra. 16
  16. TTQT không chỉ đơn thuần thực hiện quá trình thanh toán, chuyển tiền giữa các nước, mà nó còn liên quan đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng của mỗi nước. TTQT thường gắn liền với các quan hệ tài chính tín dụng, do đó liên quan đến sự luân chuyển của dòng vốn ngắn hạn từ quốc gia này sang quốc gia khác ờ trên phạm vi toàn thế giới. Qua đó giúp giải quyết các nhu cầu vốn trong giao dịch thanh toán quốc tế cho những nước có tình trạng tài chính chưa ổn định. TTQT gắn liền với hoạt động của hệ thống ngân hàng nội địa với các ngân hàng nước ngoài, với các tổ chức tài chính quốc tế. Qua đó, giúp cho hệ thống ngân hàng của những nước chậm phát triển và những nước đang phát triển tiếp cận được hệ thống giao dịch thanh toán hiện , đại, đồng thời củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa các ngân hàng nước này với các ngân hàng nước khác, mở rộng các hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Nhờ sự phát triển các phương thức TTQT mà sự liên kết giữa hệ thống ngân hàng trong nước với ngân hàng nước khác càng được mở rộng hơn, hình thành sự liên kết mang tính toàn cầu của hệ thống ngân hàng, đây là điều kiện rất quan trọng để vừa thúc đẩy quan hệ quốc tế càng ngày càng được phát triển, vừa là điều kiện để hình thành hệ thống an ninh tài chính kinh tế. 1.2. Cơ SỞ PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUÓC TÉ 1.2.1. Luật quốc tế và quốc gia 1.2.1.1. Công ước quốc tế Các công ước quốc tế tham gia điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế gồm: - Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán quốc tế (United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods - Wien Convention 1980). - Công ước Geneve 1930 về Luật thống nhất hối phiếu (Uniíồrm Law for Bill of Exchange - ULB 1930). 17
  17. - Công ước Geneve 1931 về Séc quốc tế (Geneve Conventions for Check 1931). - Công ước Liên hợp quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế (International Bill of Exchange and International Promissory Note - UN convention 1980). - Các văn bản luật và Công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm... 1.2.1.2. Luật quốc gia Các luật quốc gia tham gia điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế thường bao gồm: - Bộ luật Dân sự; - Luật Thương mại; - Luật Ngoại hối; - Luật các công cụ chuyển nhượng; - Luật Thanh toán quốc tế... Ở Việt Nam, để điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế của các thể nhân và pháp nhân Việt Nam, Nhà nước đã ban hành khá nhiều loại văn bản pháp luật, từ các văn bản luật đến pháp lệnh và các văn bản dưới luật khác như: Bộ luật Dân sự 2005; Luật Thương mại 2005 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006); Luật các công cụ chuyển nhượng 2005; Pháp lệnh Ngoại hối 2005, Pháp lệnh 06/2013/UBTVQH13 ngày 18/3/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối 2005, có hiệu lực thi hàrih từ ngày 1/1/2014... Tuy nhiên, đến nay, chúng ta vẫn chưa có luật chuyên ngành (Luật Thanh toán quốc tế) để điều chỉnh các hoạt động thanh toán quốc tế. Đây chính là những khó khăn, vướng mắc cần sớm được bổ sung để có được hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, tạo cơ sở pháp lý tốt cho hoạt động thanh toán quốc tế của Việt Nam. 1.2.2. Các thông lệ và tập quán quốc tế Thông lệ và tập quán quốc tế là những văn bản quy phạm pháp luật tùy ý. Điều này được thể hiện ở các nội dung sau: 18
nguon tai.lieu . vn