Xem mẫu

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH Mô đun: TẠO CÂY CON TỪ GIÂM – CHIẾT Mã số: MĐ 03 NGHỀ: BẢO TỒN, TRỒNG VÀ LÀM GIÀU RỪNG TỰ NHIÊN TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP NGHỀ
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Những năm gần đây tình hình dạy nghề của nước ta đã có những đổi mới, từ cách đào tạo theo truyền thống, hàn lâm chuyển sang đào tạo theo phương pháp mới dạng Môđun, giảng dạy công việc. Chương trình Môđun “Tạo cây con từ giâm – chiết” là một trong các chương trình đào tạo theo kiểu mới. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy; nhóm biên sọan đã bám sát yêu cầu đào tạo, sản xuất, nhu cầu của người học và bản chất công việc để biên soạn tập tài liệu bài giảng tích hợp làm tài liệu giảng dạy cho giáo viên và tài liệu học tập cho học sinh trong quá trình đào tạo nghề. Giáo trình mô đun Tạo cây con từ giâm – chiết là một trong năm mô đun thuộc chương trình đào tạo nghề ”Bảo tồn, trồng làm giàu rừng tự nhiên”, được Bộ Nông nghiệp và PTNT rà soát và cho chỉnh sửa lại trên cơ sở của hoạt động xây dựng chương trình đào tạo nghề cho nông dân nghề ”Kỹ thuật Bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên” Tập tài liệu giáo trình được biên sọan trên cơ sở cung cấp các kiến thức cần thiết cho các bài học của chương trình Bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên tự nhiên và hướng dẫn thực hiện công việc. Chúng tôi tin rằng giáo trình này sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn Việt Nam. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các đơn vị: Dự án Voctech, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ, các chuyên gia phát triển chương trình, và các bạn đồng nghiệp tại các trường dạy nghề khác đã đóng góp ý kiến quý báu để chúng tôi hoàn thành được tập tài liệu này. Mặc dù có nhiều cố gắng, song giáo trình được biên soạn trong một thời gian ngắn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự góp ý của các đồng nghiệp, bạn đọc để tập giáo trình được hoàn chỉnh hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Ông Phan Thanh Minh 2. Ông Trần Đức Thưởng 3. Bà Ngô Thị Hồng Ngát 4. Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn
  4. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG 1. Lời tựa .................................................................................................. 3 2. Mục lục ................................................................................................ 5 3. Bài 1: Giâm hom keo lai ....................................................................... 6 4. Bài 2: Chiết cành tre măng.................................................................... 25 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 39
  5. 5 MÔ ĐUN TẠO CÂY CON TỪ GIÂM - CHIẾT Mã mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun: Mô đun Tạo cây con từ giâm – chiết là mô đun chuyên môn nghề , mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành tạo cây con từ giâm – chiết; nội dung mô đun trình bày kiến thức, kỹ năng về giâm hom keo lai và chiết cành tre măng. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về giâm hom keo lai và chiết cành tre măng.
  6. 6 Bài 1: GIÂM HOM KEO LAI Mục tiêu: - Trình bày được nội dung xây dựng vườn cây mẹ cung cấp hom; - Trình bày được nội dung kỹ thuật giâm hom, những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom giâm; - Thực hiện giâm hom bạch đàn và keo lai, tạo cây con tiêu chuẩn đảm bảo tỷ lệ cây xuất vườn ≥ 70%. - Xây dựng được vườn cây mẹ cung cấp hom keo lai và bạch đàn đúng yêu cầu kỹ thuật phù hợp với địa phương. - Có ý thức bảo vệ cây mẹ, tiết kiệm nguyên vật liệu và an toàn lao động A. Nội dung: 1. Kỹ thuật trồng cây mẹ 1.1. Thời vụ trồng Tùy điều kiện khí hậu từng vùng mà thời vụ trồng khác nhau: ở các tỉnh miền bắc trồng làm 2 đợt vào các tháng 3, 4 và tháng 7, 8 hàng năm, miền Trung trồng vào tháng 11, 12 hàng năm, ở các tỉnh phía Nam thời vụ trồng vào các tháng 5, 6, 7 hàng năm . 1.2. Chọn đất - Vị trí vườn giống: gần nguồn nước tưới, nguồn nước sạch. - Đất trồng cây giống có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, thấm và thoát nước tốt. - Tầng đất sâu > 50 cm 1.3. Làm đất trồng cây Mục đích của việc làm đất là loại bỏ cỏ dại, rễ cây… làm cho đất tơi xốp, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, diệt trừ mầm mống sâu bệnh. Kỹ thuật làm đất: - Cày bừa toàn diện 2 lần, cày sâu 25 – 30 cm, cày bừa trước để cỏ dại khô chết. - Đập đất nhỏ, nhặt hết cỏ dại, rễ cây. - Khử trùng đất bằng các loại thuốc diệt trừ sâu bệnh hại.
  7. 7 - Cuốc hố: 30 x 30 x 30 cm trước khi trồng 7 - 10 ngày. 1.4. Mật độ trồng Mật độ trồng (cự ly giữa các cây) ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng hom. Vì vậy việc xác định cự ly giữa các cây, hàng cây phù hợp là yếu tố quan trọng. Nếu trồng mật độ quá dày thiếu ánh sáng, hom yếu ớt. Nếu mật độ thưa, lượng hom mỗi lần khai thác bi giảm. Thường bố trí mật độ cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 50 cm (hoặc 60 cm), hoặc cây cách cây 50 cm, hàng cách hàng 50 cm. Trồng theo vạt mỗi vạt rộng 5 – 10 m, khoảng cách giữa các vạt 1 m, chiều dài vạt tùy theo lô dất. 1.5. Phân bón Đất là nơi cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nhưng trong đất thường không đủ chất dinh dưỡng hoặc các chất dinh dưỡng ở dạng hợp chất khó tan cây không sử dụng được. Vì vậy phải bón phân cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. - Bón lót 2 kg phân chuồng cộng 50 - 100 gram NPK hoặc 300 gram phân hữu cơ vi sinh thiên nông cho mỗi hố lúc trồng cây. - Cách bón: phân chuồng được trộn đều với đất ở độ sâu khoảng 10cm và trộn đều phân vô cơ với đất ở độ sâu 3 – 5 cm. Tuy nhiên lượng phân bón còn phụ thuộc vào loại đất từng nơi. 1.6. Chọn cây giống - Có xuất sứ rõ ràng, nên mua giống ở các cơ sở giống tin cậy. - Cây sinh trưởng, phát triển tốt - Cây con khỏe mạnh, mập mạp. - Tỷ lệ ra rễ nhiều. - Không cụt ngọn; không sâu bệnh, cong queo. 1.7. Trồng cây - Phân và đất nhỏ, tơi xốp đã được trộn đều (gần đầy hố) dùng cuốc hoặc bay tạo lỗ ngay giữa hố, lỗ tạo để trồng cây có độ sâu hơn chiều cao của bầu từ 2-3cm (kể từ mặt đất xuống). - Dùng dao bén rạch rách vỏ bầu (nếu vỏ bầu bằng ni lông) - Đặt cây ngay ngắn giữa hố rồi lấp đất xuống xung quanh bầu theo các bước sau đây:  Lấp lần 1: Lấp đất 2/3 chiều dài bầu  Lấp lần 2: Lấp đất cao bằng miệng bầu
  8. 8  Lấp lần 3: Lấp đất cao hơn cổ rễ 2 – 3 cm theo hình mâm xôi 1 2 3 4 5 6 Hình 1.1 Các bướccông việc trồng cây mẹ 1. Tạo hố 2. Rạch vỏ bầu 3. Đặt cây xuống hố 4. Lấp đất lần 1 5. Lấp đất lần 2 6. Lấp đất lần 3 Chú ý: Trồng cây mẹ sai kỹ thuật 1 2 3 4 Hình 1.2 Các lỗi kỹ thuật khi trồng cây mẹ 1. Đặt bầu nghiêng 2. Nén đất làm vỡ bầu 3. Lấp đất còn hở bầu 4. Đáy hố không phẳng
  9. 9 2. Chăm sóc vƣờn cây mẹ lấy hom 2.1. Làm cỏ, tƣới nƣớc - Thường xuyên tưới nước cho cây vừa đủ ẩm - Xới đất, tạo cho đất luôn tơi xốp, giúp cho hệ rễ phát triển tốt, xới đất kết hợp với làm cỏ, nhặt cỏ dại, vun gốc. 2.2. Bón phân Lượng phân bón 50 gram NPK hoặc 100 gram phân lân vi sinh cho 1 gốc. Tưới nước đủ ẩm cho cây. 2.3. Phòng trừ sâu bệnh hại Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh sau khi trồng cây 20 - 30 ngày; phun Viben C nồng độ 0,3% (3 gram pha trong 1 lít nước) phun cho 1 m2. 2.4. Đốn tỉa tạo tán 2.4.1. Tạo tán - Khi ở độ cao 1,2 - 1,5m tiến hành cắt chồi ngọn còn để cách mặt đất 70 cm - Cắt bỏ các cành lá dưới gốc kể từ mặt đất lên là 30 cm. - Các cành còn lại để đâm ra chồi. - Phun Viben C 0,3% sau khi cắt chồi. 2.4.2. Mùa cắt tạo chồi: - Tùy theo điều kiện ở từng vùng mà mùa cắt tạo chồi khác nhau. Ở các tỉnh miền nam mùa cắt tạo chồi vào các tháng 3 - 4 hàng năm. - Cắt cành vượt, cành la vào cuối mùa sinh trưởng. Mục đích làm trẻ hóa cây giống. 3. Khái niệm, ƣu nhƣợc điểm phƣơng pháp giâm hom 3.1. Khái niệm Nhân giống cây bằng hom (giâm hom) là phương pháp dùng một phần lá, một đoạn thân, đoạn cành hoặc đoạn rễ tạo ra cây mới gọi là cây hom. 3.2. Ƣu, nhƣợc điểm của phƣơng pháp giâm hom - Ưu điểm Cây hom có đặc tính di truyền như của cây mẹ. Kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng - Nhược điểm
  10. 10 Hệ số nhân giống không cao 4. Các điều kiện giâm hom 4.1. Nhà giâm hom - Luống giâm hom được làm bằng nền cứng, nếu giá thể giâm hom bằng cát thì đổ cát trực tiếp trên luống cao 10 – 15 cm. - Kích thước luống: Chiều rộng: 1 – 1,1 m - Chiều dài khoảng: 10 m - Luống cách luống 0,8 m Hình 3.3. Sơ đồ nhà giâm hom 4.2. Giá thể cắm hom 4.2.1. Cấy hom trên luống - Giá thể cấy hom là cát thô được làm sạch đổ trực tiếp trên luống dày 10 – 15 cm trước khi cấy hom xử lý cát bằng thuốc vibenC có nồng độ 0.3%.
  11. 11 Hình 3.4. Giá thể cấy hom trên luống (cát thô) 4.2.2. Cấy trực tiếp vào bầu - Đây là biện pháp tốt nhất để tiết kiệm công sức vừa không bị hao hụt cây từ luống cấy trên cát sang bầu. - Giá thể giâm hom có thể bằng đất sạch, hoặc 2 phần cát trộn với một phần xơ dừa, hoặc cát hai phần trộn với một phần than bùn và tạo trong bầu có kích thước thường 7x 12 cm cấy hom thẳng vào bầu. Trước khi cấy hom xử lý bằng thuốc vibenC có nồng độ 0,3%.
  12. 12 Hình 3.5. Giá thể cấy hom vào bầu (2 cát thô : 1 xơ dừa)
  13. 13 4.3. Vòm che luống giâm hom 4.3.1. Giàn che phía trên - Vật liệu làm giàn che tuỳ thuộc vào điều kiện từng nơi, quy mô sản xuất mà làm bằng chất liệu khác nhau. - Độ cao giàn che từ 2 – 2,2m (khung làm giàn phải chắc chắn). - Vật liệu che phủ bằng thường lưới đen. 4.3.2. Lều ni lon phía dưới (khung vòm) - Khung vòm là những thanh sắt tròn hình vòm, khung cao 0,9m, phía dưới rộng bằng mép ngoài của luống giâm hom được nối với nhau bằng các thanh giằng dài 1m. Tuỳ theo điều kiện địa hình mà nối các khung vòm thành lều có độ dài cần thiết. Hình 3.6. Vòm che luống giâm hom 4.4. Hệ thống tƣới phun - Nguồn nước tưới: Tuỳ theo điều kiện từng nơi mà nguồn nước tưới gần hoặc xa vườn giâm hom. Phải có đủ nước tưới cho cây, nguồn nước phải sạch.
  14. 14 - Hệ thống phun: Nước được đưa từ nguồn nước tới các ống dẫn nước đặt trực tiếp giữa luống giâm hom có gắn các vòi phun cao khoảng 0,4 m và cách nhau 0,8 – 1 m (các vòi phun ở dạng xương mù). - Hệ thống tưới nên gắn thiết bị tự động để tiện cho việc chăm sóc và giảm bớt công sức. - Hệ thống thoát nước: là các rãnh đặt dọc theo chiều dài hai bên luống, chảy ra đường thoát nước chính. Hệ thống thoát nước phải đảm bảo thóat hết nước. Không bị ứ đọng trong luống giâm. Hình 3.7. Hệ thống tưới phun 4.5. Một số loại thuốc hoá học a. Nhóm thuốc xử lý đất - Thuốc diệt nấm như: vibenc; Ben láte; Dung dịch đồng-boóc đô…. - Thuốc trừ sâu như DDT; 666; ba suđin; furadan. b. Nhóm thuốc khử trùng hom - Thường sử dụng các lọai như: vibenc; Benlate;
  15. 15 Hình 3.8. Thuốc khử trùng hom Viben C c. Nhóm thuốc kích thích hom ra rễ - Xử lý hom bằng thuốc kích thích ra rễ nhằm giúp hom nhanh ra rễ tăng về số lượng , chất lương và sự đồng đều của rễ các chất kích thích ra rễ được sử dụng phổ biến hiên nay là: IBA, NAA, IAA … IBA và NAA có ảnh hưởng, xúc tiến ra rễ tốt hơn IAA.
  16. 16 Hình 3.9 Thuốc kích thích ra rễ IBA 5. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm 5.1. Nhân tố nội tại 5.1.1. Đặc tính di truyền. Tuỳ thuộc vào từng loài cây mà có loài dễ ra rễ, có loài khó ra rễ (Theo Nanda-1970) Nhóm dễ ra rễ gồm 29 loài thuộc họ Thông: Thông đuôi ngựa, Thông 3 lá, Gạo, Liễu sam, Vân sam… Nhóm có khả năng ra rễ trung bình: gồm 65 loài: thuộc các chi Eucaluptus, Quercus, Grewilia… Nhóm khó ra rễ: gồm 26 loài thuộc các chi: Malus, Prunus, Pyrus (họ hoa hồng), các chi khác như Aesculus, Bauhinia, Sapindus… 5.1.2. Tuổi cây mẹ và tuổi cành lấy hom - Khả năng ra rễ của hom phụ thuộc rất nhiều vào tuổi cây mẹ. Thông thường cây chưa ra hoa kết quả dễ nhân giống bằng hom hơn cây đã ra hoa kết quả. Hom lấy từ cây tuổi non dễ ra rễ hơn hom lấy từ cây tuổi già.
  17. 17 - Vị trí lấy hom trên thân cây mẹ sẽ có tỷ lệ ra rễ khác nhau. Thông thường hom lấy từ cành ở tầng dưới dễ ra rễ hơn hom lấy từ cành tầng trên, cành cấp 1 dễ ra rễ hơn cành cấp 2, 3. - Tuổi cành cũng ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ ra rễ của hom. Cành nửa hoá gỗ (cành bánh tẻ) cho tỷ lệ ra rễ cao nhất, cành đã hoá gỗ hoặc hoá gỗ yếu cho tỷ lệ ra rễ kém hơn. 5.1.3. Sự tồn tại của lá trên hom Lá là cơ quan quang hợp để tạo ra các chất hữu cơ cần thiết cho cây, đồng thời là cơ quan thoát hơi nước để khuếch tán tác dụng của các chất kích thích ra rễ đến các bộ phận của hom. Lá cũng là cơ quan điều tiết các chất điều hoà sinh trưởng ở hom. Vì thế khi giâm hom nhất thiết phải để lại một số diện tích lá cần thiết. Không có lá thì hom không thể ra rễ, song diện tích lá quá lớn thì quá trình thoát hơi nước diễn ra mạnh làm hom bị héo và chết trước lúc ra rễ, mặt khác nếu để nhiều lá thì hom quá dài không thể cắt được nhiều hom. Khi chuẩn bị hom giâm, phải có 1-2 lá và phải cắt bớt 1 phần phiến lá, chỉ để lại ½ - 1/3 diện tích phiến lá. 5.2. Nhân tố môi trƣờng 5.2.1. Nhiệt độ không khí và nhiệt độ giá thể - Nhiệt độ quyết định tốc độ ra rễ của hom. Ở nhiệt độ quá thấp hom nằm ở trạng thái tiềm ẩn và không ra rễ còn ở nhiệt độ quá cao lại tăng cường độ hô hấp và bị hỏng, từ đó làm giảm tỷ lệ ra rễ. - Các loài cây nhiệt đới cần nhiệt độ không khí trong nhà giâm hom thích hợp cho ra rễ là 28 – 330C, nhiệt độ giá thể thích hợp là 25 – 300C. Các loài cây vùng lạnh cần nhiệt độ không khí trong nhà giâm hom 23 – 270C, nhiệt độ giá thể 22 – 240C. Nói chung nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ giá thể 2 – 30C. 5.2.2. Độ ẩm không khí và giá thể - Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể là nhân tố hết sức quan trọng trong quá trình giâm hom. Các hoạt động quang hợp, hô hấp, phân chia tế bào, chuyển hoá vật chất và chuyển hoá các chất trong cây đều cần nước. Thiếu nước thì hom bị héo, nhiều nước quá thì quang hợp bị ngừng trệ. Khi giâm hom mỗi loài cây đều cần 1 độ ẩm thích hợp. Thông thường độ ẩm giá thể thích hợp cho giâm hom từ 50 – 70%. 5.2.3. Ánh sáng - Ánh sáng đóng vai trò sống còn trong ra rễ của hom. Không có ánh sáng và không có lá thì không có hoạt động quang hợp, quá trình trao đổi chất khó xảy ra do đó không thể có hoạt động ra rễ. Hầu hết các loài cây không thể ra rễ trong điều kiện che tối hoàn toàn.
  18. 18 - Chất lượng ánh sáng cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom. Ánh sáng đỏ và xanh làm giảm tỷ lệ ra rễ của hom. 5.2.4. Thời vụ giâm hom - Thời vụ giâm hom rất quan trọng đối với sự ra rễ của hom. Có nhiều loài cây ra rễ quanh năm song có một số loài có tính thời vụ rõ rệt. Thời kỳ giâm hom tốt nhất (cho tỷ lệ ra rễ cao nhất) cho nhiều loài cây là các tháng xuân hè và đầu thu (tức là mùa mưa hoặc nóng ẩm). Trong thời gian này thì hom giâm nhanh ra rễ và có tỷ lệ ra rễ cao. 5.2.5. Thuốc kích thích hom ra rễ - Các chất điều hoà sinh trưởng có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành rễ của hom giâm, trong đó auxin được sử dụng nhiều nhất như: IAA, IBA, NAA, 2,4D, 2,4,5 T…. - Hiện nay người ta còn pha chế được thuốc bột để làm thuốc kích thích ra rễ có giá thành thấp hơn nhiều so với dùng các loại thuốc khác. 5.3. Yếu tố kỹ thuật - Kỹ thuật tạo vườn giống lấy hom. - Kỹ thuật cắt hom trên cây mẹ, kỹ thuật cắm hom vào giá thể - Kỹ thuật điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng và chế độ nước phù hợp cho sự ra rễ của hom giâm… - Tất cả các yếu tố kỹ thuật của quy trình giâm hom phải đảm bảo đúng kỹ thuật và tuân thủ theo từng bước, có sự khác biệt giữa từng loài cây. 6. Trình tự các bƣớc giâm hom 6.1. Chọn, cắt cành hom - Đây là yếu tố quyết định đến sự thành công của công tác giâm hom. Vì vậy việc lựa chon hom phải đạt các yêu cầu: - Hom được lấy trên cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh, được cung cấp đủ nước - Trên cây mẹ chọn những cành bánh tẻ, cành không non quá, không già quá (kinh nghiệm chồi ngủ ở nách lá chưa mọc ra, có màu hơi nâu và vừa), tuổi hom từ 17 - 20 ngày. - Cành mập mạp, không cong queo, sâu bệnh.
  19. 19 Hình 3.10. Cây mẹ lấy hom Hình 3.11. Cành hom đủ tiêu chuẩn (phải)
  20. 20 6.2. Cắt hom - Dụng cụ kéo sắc bén, tránh làm dập, sước vết cắt. - Kỹ thuật cắt: Cắt đoạn hom dài 10-15cm (có ba cặp lá), đôi lá thứ nhất có thể cắt hết; đôi lá thứ hai cắt 2/3; đôi lá thứ ba cắt 1/3 phiến lá. Hình 3.12. Cành hom sau khi cắt 6.3. Khử trùng hom - Ngâm hom vào nước sạch (cắt lá đến đâu ngâm vào nước sạch đến đó) - Ngâm hom vào dung dịch Benlat với liều lượng 6 - 10 gram /10 lit nước, thời gian 15 phút hoặc dung dịch VibenC nồng độ 0,3% thời gian 30 giây - 1 phút.
nguon tai.lieu . vn