Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường Đại học Thương mại Chủ biên: PGS.TS. Hoàng Văn Thành TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINH DOANH NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ – 2016 1
  2. MỤC LỤC Trang Lời mở đầu 6 Chương 1. Tổng quan về tâm lý quản trị kinh doanh 8 1.1. Một số vấn đề chung về tâm lý và tâm lý quản trị kinh doanh 8 1.1.1. Khái niệm và vai trò của tâm lý 8 1.1.2. Khái niệm và quá trình phát triển của tâm lý quản trị kinh doanh 9 1.2. Các lý thuyết về tâm lý quản trị kinh doanh 20 1.2.1. Lý thuyết quản trị cổ điển 20 1.2.2. Lý thuyết quản trị hành chính 22 1.2.3. Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị 24 1.2.4. Lý thuyết tâm lý con người trong quản trị 26 1.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu tâm lý quản trị kinh doanh 31 1.3.1. Đối tượng, nhiệm vụ, nội dung tâm lý quản trị kinh doanh 31 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu tâm lý quản trị kinh doanh 32 1.4. Câu hỏi ôn tập chương 1 34 Danh mục tài liệu tham khảo chương 1 Chương 2. Đặc điểm và các quy luật tâm lý cá nhân 35 2.1. Đặc điểm tâm lý cá nhân 35 2.1.1. Xu hướng 36 2.1.2. Tính khí 37 2.1.3. Tính cách 41 2.1.4. Năng lực 42 2.1.5. Tình cảm và cảm xúc 43 2.2. Các quy luật tâm lý cá nhân 44 2.2.1. Quy luật tâm lý hành vi 45 2.2.2. Quy luật tâm lý lợi ích 46 2.2.3. Quy luật tâm lý tình cảm 47 2.2.4. Quy luật tâm lý nhu cầu 48 2.3. Câu hỏi ôn tập chương 2 48 Danh mục tài liệu tham khảo chương 2 Chương 3. Đặc điểm và các quy luật tâm lý tập thể lao động 50 2
  3. 3.1. Những vấn đề chung về tập thể lao động 50 3.1.1. Khái niệm và đặc điểm tập thể lao động 50 3.1.2. Phân loại và cấu trúc tập thể lao động 51 3.1.3. Các giai đoạn phát triển tập thể lao động 53 3.2. Những hiện tượng và quy luật tâm lý phổ biến của tập thể lao động 55 3.2.1. Quy luật truyền thống, tập quán 55 3.2.2. Quy luật lan truyền tâm lý 56 3.2.3. Quy luật nhàm chán 56 3.2.4. Quy luật tương phản 57 3.2.5. Quy luật di chuyển 57 3.2.6. Dư luận tập thể 57 3.2.7. Bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động 58 3.3. Mâu thuẫn trong tập thể lao động 59 3.3.1. Khái niệm và bản chất của mâu thuẫn 59 3.3.2. Các loại mâu thuẫn trong tập thể lao động 60 3.3.3. Phương pháp giải quyết mâu thuẫn trong tập thể lao động 60 3.4. Câu hỏi ôn tập chương 3 61 Danh mục tài liệu tham khảo chương 3 Chương 4. Tâm lý trong hoạt động lãnh đạo 63 4.1. Khái niệm và đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo 63 4.1.1. Khái niệm lãnh đạo và người lãnh đạo 63 4.1.2. Đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo 64 4.2. Những phẩm chất tâm lý của người lãnh đạo 68 4.2.1. Phẩm chất về tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác phong 68 4.2.2. Tính nguyên tắc của người lãnh đạo 68 4.2.3. Tính nhạy cảm của người lãnh đạo 69 4.2.4. Sự đòi hỏi cao đối với người dưới quyền 69 4.2.5. Tính đúng mực, tự chủ, có văn hóa 70 4.3. Phong cách lãnh đạo 71 4.3.1. Khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo 71 4.3.2. Các kiểu phong cách lãnh đạo 73 4.4. Êkíp lãnh đạo 75 3
  4. 4.4.1. Khái niệm và dấu hiệu của êkíp lãnh đạo 4.4.2. Cấu trúc tâm lý của êkíp lãnh đạo 78 4.4.3. Những yếu tố tâm lý bảo đảm sự tồn tại và phát triển của êkíp lãnh đạo 79 4.4.4. Thủ lĩnh êkíp lãnh đạo và các điều kiện thiết lập một êkíp lãnh đạo 83 4.5. Câu hỏi ôn tập chương 4 87 Danh mục tài liệu tham khảo chương 4 Chương 5. Tâm lý trong hoạt động kinh doanh 89 5.1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh và phẩm chất của nhà kinh doanh 89 5.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh 89 5.1.2. Phẩm chất cần có của nhà kinh doanh 90 5.2. Đặc điểm tâm lý của người mua 91 5.2.1. Khái niệm và vai trò của người mua 91 5.2.2. Phân loại và đặc điểm tâm lý của người mua 92 5.3. Đặc điểm tâm lý của người bán 98 5.3.1. Khái niệm và vai trò của người bán hàng 98 5.3.2. Các nguyên tắc ứng xử nghề nghiệp của người bán hàng 99 5.3.3. Phẩm chất tâm lý của người bán hàng 101 5.4. Tâm lý trong hoạt động marketing 103 5.4.1. Tâm lý trong nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới 103 5.4.2. Tâm lý trong định giá sản phẩm 106 5.4.3. Tâm lý trong quảng cáo kinh doanh 109 5.5. Câu hỏi ôn tập chương 5 111 Danh mục tài liệu tham khảo chương 5 Chương 6. Giao tiếp trong quản trị kinh doanh 112 6.1. Khái quát về hoạt động giao tiếp 112 6.1.1. Khái niệm và bản chất của giao tiếp 112 6.1.2. Ý nghĩa và mô hình của giao tiếp 114 6.2. Các công cụ giao tiếp 120 6.2.1. Giao tiếp bằng ngôn ngữ 121 6.2.2. Giao tiếp phi ngôn ngữ 122 6.3. Phong cách giao tiếp và yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp 123 6.3.1. Phong cách giao tiếp 123 4
  5. 6.3.2. Yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp 125 6.4. Nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh 129 6.4.1. Những cản trở và nguyên tắc trong giao tiếp 129 6.4.2. Kỹ năng, kỹ xảo giao tiếp 133 6.5. Một số loại hình giao tiếp trong quản trị kinh doanh 138 6.5.1. Hội họp 138 6.5.2. Đối thoại 140 6.5.3. Tiếp khách 141 6.5.4. Giao tiếp qua điện thoại 141 6.6. Câu hỏi ôn tập chương 6 142 Danh mục tài liệu tham khảo chương 6 Phụ lục 144 5
  6. LỜI MỞ ĐẦU Quản trị kinh doanh là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của quản trị kinh doanh, nhà quản trị cần phải nắm vững các tri thức về tâm lý quản trị kinh doanh và vận dụng sáng tạo vào hoạt động quản lý doanh nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế. Để góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn kinh doanh và đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung chương trình đào tạo các chuyên ngành của Trường Đại học Thương mại, chúng tôi tiến hành biên soạn giáo trình Tâm lý quản trị kinh doanh, bao gồm 6 chương như sau: Chương 1. Tổng quan về tâm lý quản trị kinh doanh, do PGS.TS. Hoàng Văn Thành biên soạn. Chương này trình bày những vấn đề chung về tâm lý và tâm lý quản trị kinh doanh; các lý thuyết về tâm lý quản trị kinh doanh; đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu tâm lý quản trị kinh doanh. Chương 2. Đặc điểm và các quy luật tâm lý cá nhân, do PGS.TS. Hoàng Văn Thành biên soạn, bao gồm các đặc điểm tâm lý cá nhân như xu hướng, tính khí, tính cách, năng lực, cảm xúc và tình cảm; các quy luật tâm lý cá nhân: quy luật tâm lý hành vi, quy luật tâm lý lợi ích, quy luật tâm lý tình cảm và quy luật tâm lý nhu cầu. Chương 3. Đặc điểm và các quy luật tâm lý tập thể lao động, do PGS.TS. Hoàng Văn Thành biên soạn. Nội dung chương gồm: những vấn đề chung về tập thể lao động; những hiện tượng và quy luật tâm lý phổ biến của tập thể lao động; những vấn đề cơ bản về mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn trong tập thể lao động. Chương 4. Tâm lý trong hoạt động lãnh đạo, do PGS.TS. Hoàng Văn Thành biên soạn. Chương này trình bày: khái niệm lãnh đạo và người lãnh đạo; đặc điểm và phẩm chất tâm lý của người lãnh đạo; phong cách lãnh đạo; êkíp và những vấn đề tâm lý của êkíp lãnh đạo trong doanh nghiệp. Chương 5. Tâm lý trong hoạt động kinh doanh, do PGS.TS. Hoàng Văn Thành và ThS. Nguyễn Văn Luyền biên soạn, bao gồm các nội dung: khái niệm, đặc điểm hoạt động kinh doanh và phẩm chất của nhà kinh doanh; đặc điểm tâm lý của người mua, người bán và những vấn đề tâm lý trong hoạt động marketing của doanh nghiệp. Chương 6. Giao tiếp trong quản trị kinh doanh, do PGS.TS. Hoàng Văn Thành và ThS. Hoàng Thị Thu Trang biên soạn. Chương này trình bày khái quát về hoạt động 6
  7. giao tiếp; các công cụ giao tiếp; phong cách giao tiếp; nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh và một số loại hình giao tiếp trong quản trị kinh doanh. Ngoài các nội dung nêu trên, giáo trình còn giới thiệu 5 phụ lục để bạn đọc tham khảo. Với nội dung đã trình bày, các tác giả hy vọng cuốn sách sẽ đem lại cho sinh viên và độc giả những kiến thức bổ ích trong lĩnh vực tâm lý quản trị kinh doanh. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã sử dụng các tài liệu của nhiều tác giả nêu trong danh mục sách tham khảo và xin được trân trọng cảm ơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong bộ môn Marketing Du lịch và khoa Khách sạn - Du lịch đã giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình biên soạn; chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Quản lý Khoa học - Đối ngoại trường Đại học Thương mại đã quan tâm chỉ đạo, góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho việc biên soạn và xuất bản giáo trình này để phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Mặc dù đã rất cố gắng, song cuốn sách vẫn không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức trình bày. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để lần xuất bản sau được hoàn chỉnh hơn. Mọi ý kiến góp ý xin gửi về bộ môn Marketing Du lịch, khoa Khách sạn - Du lịch, trường Đại học Thương mại. Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn và giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Hà Nội, tháng 9 năm 2015 T/M Các tác giả PGS.TS. Hoàng Văn Thành 7
  8. Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mục tiêu: Chương này nhằm giúp sinh viên nắm được: - Khái niệm, vai trò và quá trình phát triển của tâm lý quản trị kinh doanh. - Nội dung cơ bản và phạm vi ứng dụng của các lý thuyết về tâm lý quản trị kinh doanh. - Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu tâm lý quản trị kinh doanh. 1.1. Một số vấn đề chung về tâm lý và tâm lý quản trị kinh doanh 1.1.1. Khái niệm và vai trò của tâm lý 1.1.1.1. Khái niệm tâm lý Có thể hiểu một cách khái quát nhất, tâm lý là những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền, chi phối và điều khiển mọi hoạt động của con người. Theo cách hiểu này thì khái niệm tâm lý rất rộng: là nhận thức, trí tuệ, cảm xúc, tình cảm, ý chí, tính cách, ý thức và tự ý thức; là nhu cầu, năng lực, động cơ, hứng thú, khả năng sáng tạo, tâm thế xã hội và những định hướng giá trị… của con người. Tâm lý bao gồm 4 lĩnh vực cơ bản là: nhận thức, tình cảm - ý chí, giao tiếp và nhân cách. Hoạt động tâm lý có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết, được phát sinh thông qua hoạt động sống của từng người và gắn bó mật thiết với các quan hệ xã hội. Tâm lý của một người chỉ có thể phát triển bình thường, nếu thoả mãn hai điều kiện cơ bản: thứ nhất, người đó phải có bộ não bình thường; thứ hai, người đó phải có các mối quan hệ trong xã hội và thế giới tự nhiên. Thoát ly khỏi các mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội sẽ làm cho tâm lý mất đi bản tính người, vì bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Tâm lý luôn gắn liền với mọi hoạt động nên diễn biến tâm lý bên trong mỗi cá nhân thường được biểu hiện ra bên ngoài thông qua lời nói, nét mặt, cử chỉ, hành động... Đây chính là cơ sở để người ta nhận biết tâm lý của đối tượng nào đó thông qua quan sát. 1.1.1.2. Vai trò của tâm lý Trải qua quá trình hoạt động, để tồn tại và phát triển, con người phải không ngừng nhận thức các hiện tượng, sự vật, các mối quan hệ, các quy luật trong tự nhiên 8
  9. và xã hội, đồng thời bày tỏ thái độ của mình đối với chúng. Như vậy tâm lý đã thực hiện vai trò nhận thức, giúp con người phản ánh hiện thực tự nhiên, xã hội và bản thân. Sự phản ánh của tâm lý bị ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan và khách quan, dẫn đến có sự khác nhau về sự hiểu biết và cảm xúc, tình cảm của mỗi cá nhân. Điều đó cho thấy tâm lý là hiện tượng có thật và nhờ nó mà con người có thể nhận thức được và có thái độ với thế giới xung quanh mình. Tâm lý còn có vai trò định hướng và thúc đẩy hoạt động của con người. Nhờ có tâm lý, con người luôn xuất hiện nhu cầu, động cơ và mục đích hoạt động, qua đó thúc đẩy mọi hành động để thỏa mãn nhu cầu. Tâm lý điều khiển và điều chỉnh hoạt động của con người để đạt được mục đích, nhờ đó con người tồn tại và phát triển được trong môi trường sống của mình. Do tâm lý có vai trò quan trọng đối với con người, nên để nâng cao hiệu quả quản lý con người trong quản trị kinh doanh, đòi hỏi nhà quản trị phải nắm vững và vận dụng kiến thức tâm lý vào quản lý các cá nhân và tập thể lao động trong doanh nghiệp. 1.1.2. Khái niệm và quá trình phát triển của tâm lý quản trị kinh doanh 1.1.2.1. Quá trình phát triển của tâm lý học Tâm lý học là thuật ngữ có nguồn gốc từ hai từ Hy lạp cổ được phiên âm ra tiếng La tinh là “psychologie”. Từ “psyche” có nghĩa là “linh hồn” hay “tâm hồn”, còn từ “chologie” có nghĩa là “học thuyết” hay “khoa học”. Trên cơ sở này có thể hiểu tâm lý học là “khoa học về tâm hồn”, với đối tượng nghiên cứu là tâm lý con người. Cụ thể, tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của các hiện tượng và quy luật tâm lý. Trong giai đoạn đầu của lịch sử phát triển, tâm lý học còn là một bộ phận của triết học. Sau khi con người nhận thức được sự tồn tại của “tâm hồn” và quan tâm nghiên cứu nó thì tâm lý học dần dần được tách ra trở thành một môn khoa học độc lập. Sau đây trình bày khái quát về quá trình phát triển của tâm lý học. * Tâm lý học thời kỳ cổ đại Con người đã quan tâm đến các hiện tượng tâm lý ngay từ khi họ xuất hiện trên trái đất, cách đây khoảng 10 vạn năm. Trong các di chỉ của người nguyên thuỷ để lại cho thấy từ thời kỳ cổ đại đã có những quan niệm về cuộc sống của “hồn”, “phách” sau cái chết của con người. Trong các văn tự đầu tiên như các kinh của Ấn Độ cổ, người xưa đã có những nhận xét về tính chất của “hồn” và những ý tưởng sơ khai của 9
  10. thời kỳ tiền khoa học tâm lý. Trong thời kỳ cổ đại đã xuất hiện nhiều quan điểm và học thuyết khác nhau về tâm lý, do có các quan niệm khác nhau về triết học và tôn giáo. Học thuyết duy tâm cổ đại cho rằng tâm lý là hiện tượng hoàn toàn phi vật chất, là “phần hồn” đối lập với “phần xác”. Phần hồn do Thượng đế sinh ra và được đặt vào con người cụ thể khi mới chào đời. Khi con người chết đi thì chỉ có phần xác bị tiêu hủy, còn phần hồn sẽ bất tử, nó lìa khỏi xác và tiếp tục tồn tại đâu đó mà con người không thể biết được. Chẳng hạn, theo học thuyết của nhà triết học duy tâm cổ đại Hy Lạp Platông (428 - 347 tr.CN), thì tâm hồn có trước, thực tại có sau. Tâm hồn do Thượng đế sinh ra. Tâm hồn trí tuệ nằm trong đầu và có ở giai cấp chủ nô; tâm hồn dũng cảm nằm trong ngực và có ở giai cấp quý tộc; tâm hồn khát vọng nằm ở bụng và có ở tầng lớp nô lệ. Học thuyết duy vật cổ đại có quan niệm ngược lại, tâm lý là vật chất, vận động và biến đổi theo quy luật của thế giới vật chất. Tâm lý không tách khỏi cơ thể và không phải là bất tử. Nhiều học thuyết mà điển hình là “thuyết nguyên tử luận” của Đêmôcrát (460 - 370 tr.CN) cho rằng tâm lý được tạo ra từ các nguyên tử. Các học thuyết khác lại quan niệm tâm lý được tạo thành từ đất, nước, lửa, khí... Theo “thuyết khí chất” của Hypôcrát (460 - 377 tr.CN), tâm lý được tạo thành bởi 4 chất trong cơ thể, gồm: “Máu” ở trong tim, màu đỏ, có thuộc tính nóng; “Chất tiết ra” ở trong não, màu trắng, có thuộc tính lạnh; “Chất tiết ra” ở trong gan, màu vàng, có thuộc tính khô và “Chất tiết ra” ở trong dạ dày, màu đen, có thuộc tính ướt. Trên cơ sở đó, Hypôcrát giải thích sự khác nhau về tâm lý giữa người này với người khác là do có sự khác nhau về tỷ lệ pha trộn của các chất nói trên và phân loại con người theo 4 nhóm khí chất, có biểu hiện tâm lý khác nhau như: nhóm khí chất có máu chiếm tỷ lệ trội hơn, biểu hiện sự nóng nảy, hăng hái, sôi nổi; nhóm khí chất có chất tiết ra trong não trội hơn, biểu hiện sự linh hoạt, sắc xảo, lạnh lung; nhóm khí chất có chất tiết ra trong gan trội hơn, biểu hiện sự điềm tĩnh, khô khan, cứng nhắc; nhóm khí chất có chất tiết ra trong dạ dày trội hơn, biểu hiện sự ưu tư, ướt át, đa cảm. Ngày nay, khoa học tâm lý vẫn nhất trí với cách phân loại con người theo khí chất của Hypôcrát, nhưng giải thích bản chất tâm lý của chúng một cách khoa học hơn, dựa trên học thuyết “Sinh lý và hoạt động thần kinh cấp cao” của I. Paplôp (1849 - 1936), sẽ trình bày ở chương sau. 10
  11. Trong thời kỳ này, nhà tâm lý học cổ đại Arixtốt (384 - 322 tr.CN) đã viết cuốn sách “Bàn về tâm hồn”, được coi là cuốn sách tâm lý học đầu tiên của loài người. Phân tích tác phẩm này có thể thấy những quan niệm cơ bản về tâm hồn như sau: - Tâm hồn bao gồm cả tư duy, trí nhớ, tình cảm, các quá trình và trạng thái tâm lý, các hành động tác động vào thế giới bên ngoài. - Muốn hiểu tâm hồn thì phải nghiên cứu các mối quan hệ ngoài tâm hồn, giữa tâm hồn và cơ thể. - Tâm hồn chỉ có ở các vật thể tự nhiên có sự sống, thể hiện qua định nghĩa: “Tâm hồn là cái tự đích của thân thể tự nhiên và có khả năng sống”. - Có 3 loại tâm hồn: tâm hồn dinh dưỡng đảm bảo chức năng nuôi dưỡng, sinh nở; tâm hồn cảm giác đảm nhận chức năng cảm thụ, mong ước và vận động; và tâm hồn suy nghĩ đảm nhận chức năng lý giải, lập luận, tưởng tượng. Theo Arixtốt, các loài thực vật chỉ có tâm hồn dinh dưỡng, các loài động vật có tâm hồn dinh dưỡng và tâm hồn cảm giác, còn con người có cả 3 loại tâm hồn trên. Tóm lại, trong thời kỳ cổ đại các nhà tâm lý đều quan tâm đặc biệt đến “tâm hồn” con người với quan niệm đó là một lĩnh vực riêng cần phải được nghiên cứu độc lập. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ phát triển của khoa học lúc đó, hệ thống quan điểm về tâm lý con người thời kỳ cổ đại còn mang nặng tính tự nhiên, tự phát, máy móc, phần lớn mang mầu sắc duy linh và mới dừng ở mức độ tiền khoa học. Trong thời kỳ cổ đại, tâm lý học vẫn là một bộ phận của triết học, chưa đủ điều kiện để tách ra thành một môn khoa học độc lập. * Tâm lý học truyền thống Sau thời kỳ cổ đại, tâm lý học tiếp tục phát triển sang thời kỳ tâm lý học truyền thống. Những thành tựu quan trọng của khoa học tâm lý trong thời kỳ này có thể tóm tắt như sau: - Thuyết nhị nguyên: Người đại diện cho phái "nhị nguyên luận" là R.Đêcác (1596 - 1650), cho rằng vật chất và tâm hồn là hai thực thể song song tồn tại. Ông coi cơ thể con người có phản xạ như một chiếc máy. Còn bản thể tinh thần, tâm lý con người thì không thể biết được. R.Đêcác cũng đặt cơ sở đầu tiên cho việc tìm ra cơ chế phản xạ trong hoạt động tâm lý. Nội dung cơ chế phản xạ có thể mô tả như sau: khi có một kích thích từ bên ngoài tác động vào một giác quan nào đó, sẽ gây ra một xung động thần kinh đáp lại, thông qua cử động phản xạ của một cơ quan nào đó trong cơ 11
  12. thể, gọi là cơ quan thực hiện phản xạ. Phát kiến về "phản xạ" của R.Đêcác đã được ứng dụng vào nghiên cứu cảm giác của con người bằng thực nghiệm. - Nhà triết học Đức Vônphơ (1659 - 1754) đã cho xuất bản cuốn “Tâm lý học kinh nghiệm” vào năm 1732 và cuốn "Tâm lý học lý trí" vào năm 1734. Thuật ngữ "tâm lý học" đã được sử dụng lần đầu tiên trong các cuốn sách này. - Học thuyết tiến hóa của Đác-uyn (1909-1982): Học thuyết này là cơ sở để giải thích sự phát triển tâm lý của các loài sinh vật từ thấp đến cao và trai trò của tâm lý trong quá trình thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển của các loài sinh vật. - Đến thế kỷ XIX, tâm lý học phát triển với tư cách là khoa học thực nghiệm ở các nước Đức, Nga, Mỹ, Anh, Pháp... Phòng thí nghiệm tâm lý đầu tiền do Vuntơ, nhà tâm lý học người Đức thành lập tại Laixich vào năm 1819. Thực chất đây là phòng thí nghiệm sinh lý - tâm lý và đến thời kỳ này tâm lý học mới thực sự được coi là ngành khoa học độc lập với triết học, có đối tượng, phương pháp nghiên cứu, chức năng và nhiệm vụ riêng. Trong thời kỳ này, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật tiếp tục diễn ra gay gắt xung quanh mối quan hệ giữa tâm và vật. - Các nhà triết học duy tâm chủ quan như Béccơli (1685 - 1753), E.Makhơ (1838 - 1916) cho rằng thế giới không có thực mà chỉ là sự "phức hợp các cảm giác chủ quan" của con người mà thôi. D.Hium (1811 - 1916) thì coi thế giới chỉ là những "kinh nghiệm chủ quan", còn việc giải thích kinh nghiệm là do đâu thì Hium cho rằng con người không thể biết. Vì vậy, người ta gọi Hium là người thuộc phái "bất khả tri". - Học thuyết duy tâm phát triển tới mức độ cao, thể hiện qua "Ý niệm tuyệt đối" của Hêghen. Đặc biệt là các nhà triết học và tâm lý học phương Tây như Spinnôda (1632 - 1667) coi tất cả vật chất đều có tư duy. Lametri (1709 - l751) là một trong các nhà sáng lập ra chủ nghĩa duy vật Pháp thừa nhận chỉ có cơ thể mới có cảm giác, còn Canbanic (1757 - 1808) thì cho rằng não tiết ra tư tưởng giống như gan tiết ra mật... - Phơbách (1804 - 1872) là nhà duy vật lỗi lạc bậc nhất trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, đã khẳng định tinh thần, tâm lý không thể tách rời khỏi bộ não con người và là sản phẩm vật chất phát triển tới mức độ cao. * Tâm lý học hiện đại Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thể kỷ XX, mặc dù đã trở thành một khoa học độc lập, song tâm lý học lại rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về phương pháp luận và đi vào bế tắc. Bối cảnh đó đã đặt ra vấn đề tìm lối thoát cho tâm lý học như một nhu 12
  13. cầu khách quan, từ đó xuất hiện nhiều trường phái tâm lý học khác nhau ở nhiều nước và đưa khoa học tâm lý chuyển sang thời kỳ phát triển mới - Tâm lý học hiện đại. Nổi bật trong các trường phái tâm lý học thời kỳ này phải kể đến 3 trường phái tâm lý học khách quan (tâm lý học ghextan, tâm lý học hành vi, phân tâm học) và đỉnh cao của tâm lý học hiện đại là trường phái tâm lý học hoạt động (tâm lý học Mácxit). - Trường phái tâm lý học ghextan Ghextan có thể hiểu là một hình ảnh tâm lý có cấu trúc trọn vẹn, hoàn chỉnh và nó không phải được cấu tạo nên từ những phần tử, những phần (yếu tố) riêng biệt. Trong tiếng Đức, “gestalt” có nghĩa là toàn vẹn, cấu trúc, hình thái. Vì vậy, tâm lý học ghextan còn được gọi là tâm lý học cấu trúc, tâm lý học hình thái. Tâm lý học ghextan ra đời vào năm 1913, do 3 nhà tâm lý học người Đức là M. Wertheimer (1880 - 1943), V. Kohler (1887 - 1967) và K. Koffka (1886 - 1941) lập ra. Đây là trường phái chuyên nghiên cứu về tri giác, ngoài ra nó cũng nghiên cứu về tư duy của con người. Bằng kết quả thí nghiệm, các nhà tâm lý học thuộc trường phái ghextan đã đưa ra một cách tiếp cận mới về các hiện tượng tâm lý (tri giác, tư duy...), theo quan niệm: một tổ chức hoàn chỉnh không thể lấy ra được cái bộ phận, vì tính chất của cái bộ phận không mang trong nó tính chất của cái hoàn chỉnh. Một tổ chức hoàn chỉnh cũng không phải là tổng đơn giản của các bộ phận, các yếu tố tạo thành. Tâm lý học ghextan đã phát hiện ra những quy luật cơ bản của tri giác như Quy luật mối quan hệ giữa hình và nền: Hình là cái được sắp xếp gần hơn nền bởi tính hiệu quả của định vị chủ quan, hình nổi được là nhờ nền, vì vậy thay đổi nền sẽ dẫn đến những cảm nhận khác nhau về cùng một hình. Đây là những khám phá rất lý thú, giúp chúng ta hiểu rõ sự tác động của nền vào hình, làm xuất hiện những “ảo giác”; Quy luật bổ sung: Tri giác con người luôn có xu hướng bổ sung, làm cho hình ảnh tri giác được trọn vẹn, đẹp, hoàn chỉnh, hài hoà hơn. Ví dụ, nhìn một tam giác thiếu một góc, ta vẫn “thấy” nó là một tam giác đủ cả ba cạnh và ba góc. Điều này cho thấy, hình ảnh tri giác không chỉ là kết quả của tổng các kích thích hay của phản xạ này liên tưởng với phản xạ kia tại thời điểm đó, mà còn do con người tri giác sự vật hiện tượng bằng cả vốn sống, kinh nghiệm hoạt động có từ trước; Quy luật về tính không đổi (tính ổn định): Hình ảnh tri giác có tính chất ổn định, nó phụ thuộc vào cảm tính con người, chứ không thay đổi theo các điều kiện hay kích thích khác nhau. Ví dụ, một cục phấn 13
  14. luôn được tri giác là cục phấn trắng, dù điều kiện ánh sáng có thay đổi, khi giữa trời nắng chói chang hay lúc tranh tối tranh sáng... Tâm lý học ghextan cho rằng, các hình ảnh tâm lý có cùng cấu trúc với các quá trình sinh lý, cũng như với các khách thể vật lý. Não người phải có cấu trúc như thế nào đó để có thể chuyển các cấu trúc vật lý (các vật thể...) thành các cấu trúc tâm lý (hình ảnh tri giác...) thông qua khâu trung gian là các quá trình sinh lý của cơ thể. Và đi đến kết luận: vấn đề chủ yếu của hoạt động tư duy là quá trình cải tổ cấu trúc nhận thức để đạt được hiệu quả phản ánh cao hơn. - Trường phái tâm lý học hành vi Trường phái tâm lý học hành vi ra đời vào năm 1913 ở Mỹ, do J. Watson (1878 - 1958) sáng lập. Trường phái này lấy hành vi làm đối tượng nghiên cứu, đồng nhất hành vi con người với hành vi của động vật, bỏ qua các trạng thái của ý thức và các quá trình sinh lý, thần kinh. Hành vi được xem như tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích từ môi trường bên ngoài, theo công thức S – R (Stimul: kích thích, Reaction: phản ứng). Như vậy con người ở đây chỉ được xem như một thực thể sinh học, có phản ứng đáp lại một cách thụ động trước các kích thích của hoàn cảnh khách quan. Để tồn tại và phát triển, con người buộc phải hành động sao cho thích nghi với hoàn cảnh, nếu không nó sẽ bị đào thải. Công thức S – R có hạn chế là đã bỏ qua các yếu tố thuộc về chủ thể phản ứng, như cơ chế hoạt động thần kinh trong điều chỉnh hành vi, mối quan hệ bản chất của con người trong xã hội, lịch sử. - Trường phái phân tâm học Phân tâm học do S. Freud (1856 - 1939), bác sỹ thần kinh và tâm thần người Áo sáng lập, nên còn gọi là tâm lý học Freud. Trường phái này được xây dựng trên khái niệm vô thức: Mọi hoạt động tâm lý đều bắt nguồn từ vô thức và tuỳ thuộc vào tương quan giữa những lực lượng thôi thúc và ngăn cản, được biểu hiện ra theo những quy luật khác hẳn với ý thức. Một nội dung quan trọng của trường phái phân tâm học là xây dựng cấu trúc tâm lý cá nhân, dựa trên 3 “khối” có mối quan hệ mật thiết với nhau như sau: + Cái vô thức hay cái nó: là biểu hiện của di truyền và hoạt động theo nguyên tắc thoả mãn tối đa những nhu cầu bản năng (mang tính bẩm sinh) của cá nhân như tình dục, đói khát... Trong các loại vô thức thì đam mê tính dục có một vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ đời sống tâm lý của con người. Đam mê tính dục tạo ra 14
  15. nguồn năng lượng rất mạnh mẽ, gọi là libido - cội nguồn của tinh thần, nguyên nhân của mọi bệnh tâm thần cũng như khả năng lao động sáng tạo ở con người. Xung lực phát ra từ cái nó thể hiện mục đích thực sự và là nguyên nhân cuối cùng của mọi hoạt động của con người. + Cái siêu tôi: bao gồm các chuẩn mực, quy định, những ràng buộc, cấm kỵ của môi trường xã hội đối với cá nhân. Cái siêu tôi hoạt động theo nguyên tắc chèn ép, kiểm duyệt những xung lực phát ra từ cái nó và quyết định việc thoả mãn hay chưa thoả mãn ngay những đòi hỏi của những xung lực đó. Như vậy nhờ có cái siêu tôi mà các nhu cầu (bản năng) của cá nhân được thoả mãn trong phạm vi xã hội cho phép. + Cái tôi: là cái trung gian, có chức năng làm cân bằng giữa cái nó và cái siêu tôi. Cái tôi hoạt động theo nguyên tắc hiện thực và nó chính là ý thức được kiểm soát của cá nhân. Cái tôi luôn trong tình trạng giằng co giữa đòi hỏi thoả mãn các nhu cầu bản năng và những điều ràng buộc, cấm kỵ của môi trường xã hội, do đó nó luôn trong tình trạng phải “điều hoà” để thích ứng, dẫn đến tâm lý cá nhân có diễn biến rất phức tạp. Nói chung cả ba trường phái trên đều có những đóng góp nhất định vào sự phát triển của khoa học tâm lý. Nhưng hạn chế cơ bản của chúng là đã sử dụng chân lý cục bộ làm nguyên lý phổ quát, vì thế sau 10 năm phát triển cả ba trường phái lại rơi vào bế tắc, dẫn đến sự ra đời của những trường phái "mới" như thuyết hành vi mới, thuyết S.Freud mới và thuyết gestalt mới. - Trường phái tâm lý học Mácxit Triết học Mác - Lênin ra đời đã tạo ra bước phát triển quan trọng của khoa học tâm lý, nó là cơ sở để xây dựng trường phái tâm lý học hoạt động. Khoảng đầu thế kỷ XX, tâm lý học mới xác định được đối tượng nghiên cứu một cách đúng đắn nhờ những đóng góp tích cực của các nhà tâm lý học Xô Viết, mà điển hình là L.X Vưgôtxki (1896 - 1934), X.L.Rubinxtêin (1902 - 1960), A.N.Lêônchiev (1903 - 1979), A.R.Luria (1902 - 1977)... Trường phái tâm lý học Mácxit lấy triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận và phương pháp luận. Tâm lý học là một khoa học tổng hợp nên không thể một lúc có thể quán triệt và bao quát được tất cả các ngành và phân ngành, cả lý luận và thực tiễn, và cả những công trình nghiên cứu cụ thể. Về vấn đề này A.N.Lêônchiev đã có nhận xét quan trọng: "Ngày nay, nhà tâm lý học giống như một người thợ xây có trước mặt mình vô số vật liệu loại một, hơn nữa 15
  16. lại có cả toàn bộ những khối đã thành hình, nhưng lại không có bản thiết kế chung về công trình kiến trúc toàn bộ mà anh ta phải xây dựng. Phải chăng điều đó đã gây ra cái ấn tượng vô chính phủ trong lý luận tâm lý học”. Các nhà tâm lý học Mácxit coi tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan của bộ não thông qua hoạt động của con người. Tâm lý người mang tính chủ thể, có bản chất xã hội, được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động và trong các mối quan hệ của con người trong xã hội. Chính vì thế mà tâm lý học Mácxit được gọi là "tâm lý học hoạt động". Cũng theo quan điểm của trường phái tâm lý này, tâm lý người không có sẵn và tự bộ óc cũng không “sản sinh" ra tâm lý, bộ óc là khí quan của tâm lý và tâm lý là chức năng của óc người. Tóm lại, có thể thấy quá trình phát triển của tâm lý học gắn liền với sự phát triển của loài người, từ xa xưa cho đến ngày nay. Trong khoảng thời gian ấy, tâm lý học đã có tốc độ phát triển vô cùng mạnh mẽ cả về lượng và về chất, để đáp ứng những yêu cầu bức thiết của mỗi thời đại mà trọng tâm là sự phát triển của con người và xã hội. 1.1.2.2. Khái niệm tâm lý quản trị kinh doanh * Quản trị Dưới góc độ tâm lý có thể hiểu một cách khái quát: Quản trị là hoạt động giải quyết mối quan hệ giữa con người với con người theo những quy tắc và chuẩn mực xã hội, nhằm phục vụ cho lợi ích của con người và sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, theo các lĩnh vực nghiên cứu cụ thể người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị, như: - Quản trị là các hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành công việc thông qua nỗ lực của người khác. - Quản trị là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp có hiệu quả hoạt động của những cá nhân nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Từ những định nghĩa trên, có thể đưa ra khái niệm: Quản trị là sự tác động có mục đích, có định hướng, có kế hoạch và có hệ thống từ chủ thể quản trị đến khách thể của nó, nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Hình 1.1 dưới đây là sơ đồ biểu diễn một cách khái quát khái niệm quản trị nêu trên. Như vậy, trong mỗi tổ chức thuộc mọi lĩnh vực, như: văn hóa, kinh doanh, quân sự, hành chính, đoàn thể... đều cần có hoạt động quản trị, nhằm xác định mục tiêu, 16
  17. nhiệm vụ của tổ chức và thực hiện việc phân công, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, cá nhân, nhằm đạt được mục tiêu một cách hiệu quả. Chủ thể quản trị Mục tiêu Môi trường Khách thể Hình 1.1. Sơ đồ biểu diễn khái niệm quản trị * Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của nhà quản trị đến các cá nhân, tập thể lao động trong doanh nghiệp, nhằm sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội để đạt được mục tiêu đề ra theo đúng luật pháp và chuẩn mực xã hội. Sự tác động liên tục, có tổ chức, có mục đích của chủ thể doanh nghiệp chính là việc tổ chức thực hiện các chức năng của quản trị kinh doanh, nhằm phối hợp các mục tiêu và tạo ra động lực hoạt động cho người lao động trong doanh nghiệp. Việc sử dụng tốt nhất các tiềm năng, cơ hội của doanh nghiệp là sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực bên trong và luôn thích ứng với môi trường bên ngoài của doanh nghiệp trong điều kiện chấp nhận cạnh tranh và rủi ro trên thị trường. Thực chất của quản trị kinh doanh là sự kết hợp mọi nỗ lực của các cá nhân, tập thể lao động nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp, đồng thời đạt được mục đích hoạt động của mỗi thành viên trong doanh nghiệp một cách linh hoạt và hiệu quả nhất. Quản trị kinh doanh phải trả lời được những câu hỏi cơ bản như: sản xuất kinh doanh cái gì, sản xuất kinh doanh như thế nào, cạnh tranh với ai và cạnh tranh bằng cách nào, những rủi ro nào có thể xảy ra trong kinh doanh… Quản trị kinh doanh có các nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Xác định mục tiêu, chiến lược, kế hoạch kinh doanh của tổ chức trong một giai đoạn nhất định. 17
  18. - Tổ chức hoạt động, đảm bảo sự phối hợp hài hòa các hoạt động cá nhân, bộ phận trong tổ chức nhằm đạt được hiệu quả lao động tối ưu. - Trang bị cơ sở vật chất, phân công quản lý sử dụng chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh… Trong quá trình triển khai các nhiệm vụ trên, hoạt động quản trị kinh doanh đã thực hiện những chức năng chủ yếu là: hoạch định, tổ chức, quản lý và kiểm tra. Tuy nhiên, các nhà quản trị ở các cấp khác nhau cần có sự phân bố thời gian và công sức cho các chức năng quản trị một cách hợp lý, để có thể hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Chẳng hạn, các nhà quản trị cao cấp thường giành nhiều nỗ lực hơn cho chức năng hoạch định và tổ chức, trong khi các nhà quản trị trung gian và cơ sở lại mất nhiều thời gian hơn cho chức năng quản lý và kiểm tra. * Tâm lý quản trị kinh doanh Tâm lý quản trị kinh doanh là một môn khoa học chuyên ngành, nghiên cứu ứng dụng các kiến thức tâm lý vào hoạt động quản trị kinh doanh, nhằm tác động vào tính tích cực của người lao động, thúc đẩy họ làm việc vì lợi ích của bản thân, tập thể lao động và toàn xã hội, đồng thời tác động vào tập thể lao động nhằm tạo nên bầu không khí tâm lý tích cực trong doanh nghiệp. Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh thì quản trị con người là phức tạp nhất và quan trọng nhất. Các nhà quản trị cần phải nghiên cứu các quy luật tâm lý diễn ra trong các cá nhân và trong tập thể lao động, từ đó tìm cách thúc đẩy các hoạt động tích cực, khuyến khích tính sáng tạo, nhằm không ngừng nâng cao năng suất và hiệu quả lao động của họ. Việc nghiên cứu ứng dụng môn tâm lý quản trị kinh doanh còn có tác dụng giúp cho nhà quản trị biết mình, biết người, để có thể quản lý tốt doanh nghiệp và giành thắng lợi trong cạnh tranh. Biết mình có nghĩa là nhà quản trị đánh giá đúng về sản phẩm của mình, khả năng, sở trường của đội ngũ lao động và tiềm lực của doanh nghiệp, để không ngừng hoàn thiện sản phẩm, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường. Biết mình còn có nghĩa là nhà quản trị nhận biết được mặt mạnh, mặt yếu để không ngừng hoàn thiện bản thân, góp phần nâng cao uy tín của nhà quản trị và doanh nghiệp. Biết người có nghĩa là nhà quản trị nắm được nhu cầu, sở thích thị hiếu, tâm trạng, thái độ, tính cách của khách hàng để định hướng và điều khiển hoạt động sản 18
  19. xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đưa ra thị trường những hàng hoá, dịch vụ phù hợp và thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng và có ưu thế cạnh tranh... Biết người còn có nghĩa là nhà quản trị hiểu rõ mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ cạnh tranh trên thị trường, những thay đổi của môi trường kinh doanh có thể tạo ra cơ hội hoặc thách thức đối với doanh nghiệp, nắm được tâm lý của lãnh đạo cấp trên để có thể đề ra mục tiêu, chiến lược kinh doanh đúng đắn, được cấp trên phê duyệt. Mặt khác, vận dụng tâm lý quản trị kinh doanh còn giúp nhà quản trị giải quyết tốt những vấn đề liên quan trực tiếp đến người lao động như: tuyển dụng, bồi dưỡng, bố trí sử dụng lao động, xử lý các mâu thuẫn trong tập thể lao động, xây dựng văn hóa doanh nghiệp... 1.1.2.3. Khái quát về sự phát triển của tâm lý quản trị kinh doanh Tâm lý quản trị kinh doanh là một trong những chuyên ngành của tâm lý học, ra đời muộn hơn nhưng phát triển rất nhanh do yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội. Năm 1912, nhà tâm lý học người Đức H.Munsterberg là người đầu tiên giảng môn Tâm lý học quản trị kinh doanh tại Đức và sau đó tại Mỹ. Ý tưởng chính trong môn học này là nhà quản trị cần sử dụng những con người khác nhau về xu hướng, mục đích, tính khí, năng lực... sao cho phù hợp với từng loại công việc để nâng cao hiệu quả lao động của họ. Theo hướng này, ông đã nghiên cứu nhiều công trình khoa học và đưa ra các luận điểm khoa học, làm cơ sở cho việc hình thành môn xã hội học lao động và thực nghiệm xã hội sau này. Ngoài ra, Munsterberg còn nghiên cứu xây dựng hệ thống đo lường, được sử dụng trong lựa chọn người vào học các nghề khác nhau và sau đó ý tưởng này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành môn tâm lý học quản lý ở Mỹ. Sự phát triển khoa học công nghệ và kinh tế thị trường đã đặt ra vấn đề phải không ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị kinh doanh. Khi này các tổ chức ngày càng trở nên rộng lớn và phức tạp hơn, phải nắm giữ một số vốn khổng lồ và một đội ngũ lao động đông đảo. Kết quả kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào năng suất lao động và hiệu quả làm việc của các thành viên trong tổ chức. Do đó cần phải có đội ngũ các nhà quản trị doanh nghiệp có năng lực về quản lý và những người lao động có nghiệp vụ cao, có kỷ luật lao động và trung thành với doanh nghiệp. Để động viên người lao động làm việc tốt hơn, các nhà quản trị buộc phải tìm hiểu khoa học tâm lý và ứng dụng chúng vào trong hoạt động quản trị kinh doanh, để tìm ra giải pháp 19
  20. đáp ứng tốt nhất những nhu cầu bức thiết của họ, tạo động lực thúc đẩy họ lao động nhiệt tình, sáng tạo vì lợi ích bản thân, doanh nghiệp và xã hội. Như vậy, xuất phát từ những yêu cầu khách quan đặt ra trong thực tiễn, môn tâm lý quản trị kinh doanh đã ra đời và phát triển nhanh chóng trên thế giới. Thực tế cho thấy nhiều nhà quản trị doanh nghiệp ở Việt nam đã bước đầu nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả môn tâm lý quản trị kinh doanh vào hoạt động quản lý doanh nghiệp, góp phần phát triển doanh nghiệp một cách ổn định và bền vững, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2. Các lý thuyết về tâm lý quản trị kinh doanh 1.2.1. Lý thuyết quản trị cổ điển 1.2.1.1. Lý thuyết của Taylor (1856 - 1915) Frederick Winslow Taylor (1856 - 1915) được thừa nhận là cha đẻ của lý thuyết quản lý theo khoa học và là người mở ra một "kỷ nguyên vàng" trong khoa học quản lý. Vốn là một công nhân và sau là kỹ sư trưởng của nhà máy Midvale, Taylor đã thấy được những nhược điểm của phương pháp quản lý đương thời, theo kiểu “trại lính". Phương pháp quản lý này đã dẫn đến năng suất lao động thấp, lãng phí lao động và tài nguyên. Từ năm 1901, ông thôi làm việc ở nhà máy để dành thời gian nghiên cứu và phổ biến lý thuyết quản lý theo khoa học của mình. Phương pháp quản lý của Taylor đã được ứng dụng nhanh chóng ở Mỹ, sau đó được áp dụng rộng rãi ở Anh và nhiều nước khác. Taylor đã đề xuất thay thế phương pháp quản lý kiểu "trại lính" bằng phương pháp quản lý có huấn luyện, có định mức, có hoạch định và phân công công việc cho từng người lao động một cách khoa học. Nhờ vậy năng suất lao động được nâng cao, phế phẩm giảm đáng kể. Những nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Taylor là: - Xây dựng phương pháp khoa học để thực hiện có kết quả từng công việc cụ thể trong nhà máy. - Tuyển chọn, huấn luyện công nhân phù hợp với mỗi công việc. - Xây dựng định mức lao động và phân công, hợp tác lao động một cách khoa học. Từ những nguyên tắc trên, Taylor đã đề ra các biện pháp cụ thể như: nghiên cứu toàn bộ quy trình thực hiện công việc của người công nhân, sau đó chia nhỏ các 20
nguon tai.lieu . vn