Xem mẫu

PHẦN II HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC Nhận thức là một trong 3 mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm, hành động). Đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan vô cùng phong phú và đa dạng: - Có những svht hiện hình cụ thể bằng trực quan mà nhận biết được ( nghe, ngửi, nhìn…). - Có những svht ta không thể nhận biết một cách trực tiếp mà phải gián tiếp thông qua dấu hiệu, phương tiện… Căn cứ vào tính chất phản ánh, người ta chia hoạt động nhận thức thành 2 mức độ: Nhận thức cảm tính Cảm giác Hoạt động nhận thức Tri giác Nhận thức lý tính Tư duy Tưởng tượng 74 + Nhận thức cảm tính là mức độ đầu của hoạt động nhận thức, phản ánh những thuộc tính bề ngoài, cụ thể của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của con người. Nhận thức cảm tính có vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ tâm lý của cơ thể với môi trường, định hướng, điều chỉnh hoạt động của con người trong môi trường đó, là điều kiện để xây nên “ lâu đài nhận thức” và đời sống tâm lý của con người. + Nhận thức lý tính là mức độ cao hơn nhận thức cảm tính, phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối liên hệ có tính bản chất của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan mà con người chưa biết. Vai trò của nhận thức lý tính là giúp con người hiểu biét bản chất, những mối liên hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng, tạo điều kiện để con người làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân mình. Hai mức độ nhận thức trên có quan hệ chặt chẽ với nhau. V. I. Lênin đã tổng kết mối quan hệ này thành quy luật của hoạt động nhận thức: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, của sự nhận thức hiện thực khách quan”. 75 CHƯƠNG I. CẢM GIÁC VÀ TRI GIÁC I.CẢM GIÁC. 1.Khái niệm chung về cảm giác. a. Định nghĩa cảm giác. Mỗi sự vật, hiện tượng xung quanh chúng ta đều đượcbộc lộ bởi hàg loạt các thuộc tính bề ngoài như: Màu sắc ( xanh, đỏ…) Kích thước ( cao, thấp…) Trọng lượng ( nặng, nhẹ…) … Những thuộc tính đó được liên hệ với bộ não con người là nhờ cảm giác. Ví dụ: Đặt vào lòng bàn tay xoè ra của người bạn một vật mà bạn không được nhìn, không được sờ bóp, bạn chỉ biết vật đó nặng hay nhẹ, nóng hay lạnh… ( những thuộc tính bề ngoài trực tiếp tác động vào tay). Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, cụ thể bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. Ví dụ: Khi ta vào rừng lần đầu, tai của ta có thể nghe tiếng “ bép” của con hổ kêu, mũi ta có thể ngửi thấy mùi hôi thối của con vật nhưng ta không nhận ra đó là tiếng gì, mùi gì, không phản ánh mối liên quan giữa hai cảm giác đó, tức ta chỉ cảm giác thấy những thuộc tính riêng lẻ, rời rạc mà chưa nhận biết được đó là vật gì. 76 b. Đặc điểm của cảm giác. + Cảm giác là một quá trình tâm lý: nghĩa là nó có mở đầu, diễn biến, kết thúc một cách rõ ràng, dễ phân biệt. Ví dụ: Khi đặt một vật lên tay, ta sẽ có cảm giác về vật đó ( nóng… lạnh, nặng - nhẹ…), cảm giác đó sẽ tồn tại trong suốt quá trình vật đó còn ở trên tay. Cất vật đó khỏi tay, cảm giác kết thúc. + Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng. Nói như vậy ta phải hiểu: mọi svht đều tông tại trong thế giới khách quan theo một chỉnh thể trọn vẹn ( Theo triết học dvbc), nhưng quá trình cảm giác của con người không có khả năng phản ánh được trọn vẹn mọi thuộc tính của svht trong một chỉnh thể thống nhất mà nó chỉ phản ánh được từng thuộc tính riêng lẻ. Ví dụ: - Một đứa trẻ chưa từng biết đến quả cà chua bao giờ, khi đặt quả cà chua ra trước mặt nó, nó chỉ có thể phản ánh được một số thuộc tính của quả cà chua: màu đỏ, hơi tròn… - Thầy bói xem voi. + Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp, tức là svht phải trực tiếp tác động vào các giác quan của ta thì mới tạo ra cảm giác. c. Bản chất xã hội của cảm giác. Cảm giác tuy là hiện tượng tâm lý sơ đẳng, có cả ở người lẫn động vật, nhưng xét về bản chất cảm giác của con người khác xa so với cảm giác ở con vật, cảm giác của con người mang bản chất xã hội. 77 - Đối tượng phản ánh: Ngoài svht vốn có trong tự nhiên còn có svht do lao động của con người tạo ra – tức có bản chất xã hội. - Cơ chế sinh lý: Không chỉ giới hạn ở hệ thống tín hiệu thứ nhất mà còn bao gồm cả cơ chế thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai ( ngôn ngữ) - tức có bản chất xã hội. - Cảm giác ở người không phải là mức độ phản ánh duy nhất và cao nhất như ở động vật, mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng tâm lý cao cấp khác. - Cảm giác ở người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động và giáo dục, nên mang đậm tính xã hội. 2. Các loại cảm giác. Căn cứ vị trí của các nguồn kích thích gây ra cảm giác nằm trong hay nằm ngoài cơ thể, cảm giác được chia làm hai loại: + Cảm giác bên ngoài: Cảm giác nhìn (thị giác); Cảm giác nghe (thính giác); Cảm giác ngửi (khứu giác); Cảm giác nếm (vị giác); Cảm giác da ( mạc giác) + Cảm giác bên trong: Cgiác vận động và cgiác sờ mó; Cảm giác thăng bằng; Cảm giác rung; Cảm giác cơ thể a. Những cảm giác bên ngoài. Cảm giác bên ngoài do kích thích nằm ngoài cơ thể gây ra, được những bộ máy thụ cảm ở mặt ngoài cơ thể nhận kích thích.  Cảm giác nhìn ( thị giác): + Nảy sinh do tác động của các sóng ánh sáng. Nảy sinh do sóng điện từ dài 390 – 768 milimicroong tác động vào mắt. 78 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn