Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ******************* TS. LÊ THỊ MAI HƯƠNG, TS. TRẦN VĂN HÙNG, ThS. NGUYỄN THỊ CHÂU LONG GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế) hát hành nội tộc các Họ Lê Công, Lê Quý NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
  2. 2
  3. LỜI MỞ ĐẦU Tài chính quốc tế là một lĩnh vực rất phức tạp. Từ “tài chính” là một từ ngữ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Tài chính quốc tế không chỉ rộng về phạm vi nghiên cứu mà còn mang tính chất mới mẻ và luôn biến động. Đây là các hoạt động tài chính của cá nhân, của doanh nghiệp hay chính sách của Chính phủ ở các nước, cũng có thể là cấu trúc tổ chức và vận hành của các thị trường tài chính quốc tế, của các định chế tài chính và thương mại thế giới hoặc khu vực,… Như vậy, phạm vi nghiên cứu và ứng dụng của tài chính quốc tế rất rộng, có liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế, nhiều mối quan hệ đan xen hết sức phức tạp. Mặc dù tài chính quốc tế là lĩnh vực rộng lớn và có thể tiếp cận nhiều góc độ khác nhau, song nền móng cơ bản của lĩnh vực này vẫn là các dòng lưu chuyển hàng hóa và vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác. Chính sự vận động của hàng hóa và vốn trên bình diện quốc tế cùng với lợi ích to lớn từ sự vận động đó làm cho lĩnh vực tài chính quốc tế ngày càng quan trọng. Tài chính rất cần thiết cho các hoạt động kinh doanh quốc tế, cho các công ty hoạt động có liên quan đến xuất khẩu hay nhập khẩu, đến đầu tư quốc tế v.v. Các doanh nghiệp và các doanh nhân Việt Nam đang chuẩn bị cho bước phát triển mạnh mẽ đánh dấu một trình độ cao hơn của hội nhập quốc tế sau khi Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Do đó hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng sâu rộng, vì vậy các vấn đề về tỷ giá hối đoái, chính sách lãi suất, chính sách thuế khóa, hàng rào mậu dịch và mức độ hoàn thiện của thị trường tài chính, tài trợ vốn ngắn hạn, dài hạn, đánh giá hiệu quả đầu tư, phòng ngừa rủi ro luôn là những vấn đề phức tạp và là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp và doanh nhân các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Giáo trình Tài chính quốc tế bao gồm 7 chương với nội dung về lý thuyết được trình bày cô đọng, cung cấp cho người đọc các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về thương mại quốc tế, kinh doanh ngoại hối, tỷ giá, 3
  4. thị trường tài chính quốc tế, di chuyển luồng vốn quốc tế. Bên cạnh đó, hệ thống bài tập ứng dụng các nội dung lý thuyết mang tính thực tế cao. Chúng tôi hi vọng nội dung giáo trình cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu bổ ích và thú vị cho bạn đọc. Vì hoạt động tài chính quốc tế là một lĩnh vực phức tạp và luôn biến động, bởi vậy trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc gần xa. Chủ biên TS Lê Thị Mai Hương 4
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải ADB Asian development bank (Ngân hàng Phát triển Châu Á) B/L Vận đơn BP/BOP Balance of Payment (Cán cân thanh toán quốc tế) CGV Chuyển giao vốn CGVL Chuyển giao vãng lai CNTB Chủ nghĩa tư bản Documents against Acceptance (nhờ thu chấp nhận D/A chứng từ) DNNN Doanh nghiệp nhà nước D/P Documents against Payment (nhờ thu đổi chứng từ) EEC Các nước thành viên của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu FED Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FDI Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) FII Foreign Indirect Investment (Đầu tư gián tiếp nước ngoài) FOREX The Foreign Exchange Market (Thị trường ngoại hối) (FX) GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) GNP Gross National Product (Tổng sản phẩm quốc gia) HĐGS Hợp đồng giao sau IMF International Monetary Fund (Quỹ Tiền tệ Thế giới) KD Kinh doanh KH Khách hàng L/C Thư tín dụng 5
  6. Từ viết tắt Diễn giải Long The Foreign Currency (Trạng thái ngoại tệ LFC trường/Trạng thái ngoại tệ dương) MNC Multi National Company (Công ty đa quốc gia) NCF Negative Cash Flows (Luồng tiền âm) Net Foreign Exchange Position (Trạng thái ngoại tệ NEP ròng) NETCF Net Cash Flow Position (Trạng thái luồng tiền ròng) NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương NK Nhập khẩu NKDV Nhập khẩu dịch vụ NKHH Nhập khẩu hàng hóa NKT Nền kinh tế OTC Over The Couter (Thị trường phi tập trung) PCF Positive Cash Flows (Luồng tiền dương) SDR Special Drawing Rights (Quyền rút vốn đặc biệt) Short The Foreign Currency (Trạng thái ngoại tệ đoản/ SFC Trạng thái ngoại tệ âm) SGD Sở Giao dịch TCQT Tài chính quốc tế TN Thu nhập TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSC Tài sản có TSCĐ Tài sản cố định 6
  7. Từ viết tắt Diễn giải TSN Tài sản nợ TSNH Tài sản ngắn hạn TTCK Thị trường chứng khoán TTGS Thị trường giao sau United Nations Development Programe (Chương trình UNDP phát triển của Liên hiệp quốc) WB World Bank (Ngân hàng Thế giới) XK Xuất khẩu XKDV Xuất khẩu dịch vụ XKHH Xuất khẩu hàng hóa XNK Xuất nhập khẩu 7
  8. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................5 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ.....................15 1.1. KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ.........................................................................................15 1.1.1. Khái niệm..............................................................................15 1.1.2. Lịch sử hình thành tài chính quốc tế......................................17 1.1.2.1. Cơ sở hình thành.......................................................17 1.1.2.2. Quá trình phát triển...................................................17 1.1.3. Nội dung hoạt động của tài chính quốc tế..............................18 1.1.3.1. Nội dung theo hình thức vận động của các luồng tiền vốn quốc tế......................................................................18 1.1.3.2. Nội dung theo chủ thể tham gia hoạt động tài chính quốc tế..........................................................................18 1.2. MỞ CỬA KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ...........19 1.2.1. Sự phát triển của thương mại quốc tế.....................................19 1.2.1.1. Xu hướng tăng trưởng của thương mại quốc tế..........19 1.2.1.2. Những lợi ích và rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế.............................................................................20 1.2.1.3. Chỉ số đo lường độ mở của nền kinh tế....................23 1.2.2. Tài chính quốc tế trong nền kinh tế mở.................................28 1.2.2.1. Thương mại quốc tế ngày càng phát triển so với thương mại nội địa.................................................................28 1.2.2.2. Xu hướng toàn cầu hóa các thị trường tài chính..........28 1.3. VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ...................................................................29 1.3.1. Lợi ích và rủi ro của việc toàn cầu hóa thị trường tài chính.........29 1.3.1.1. Những lợi ích............................................................29 1.3.1.2. Những rủi ro.............................................................29 8
  9. 1.3.2. Các lý do phải nghiên cứu vấn đề tài chính quốc tế...............30 1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỐC GIA.............................................................................................31 1.4.1. Quản trị công ty đa quốc gia (MNC)......................................31 1.4.1.1. Khái niệm công ty đa quốc gia (MNC)...................`31 1.4.1.2. Quản trị công ty đa quốc gia.....................................31 1.4.1.3. Cấu trúc quản trị công ty đa quốc gia.......................31 1.4.2. Các hoạt động kinh doanh quốc tế của các MNC..................32 1.4.2.1. Thương mại quốc tế..................................................32 1.4.2.2. Cấp bằng sáng chế....................................................33 1.4.2.3. Nhượng quyền kinh doanh.......................................33 1.4.2.4. Liên doanh................................................................33 1.4.2.5. Thâu tóm các hoạt động hữu hiệu.............................33 1.4.2.6. Thiết lập các công ty con mới tại nước ngoài...........33 TÓM TẮT CHƯƠNG 1...........................................................................34 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1.............................................................34 Chương 2: CÔNG CỤ TÀI CHÍNH.....................................................35 2.1. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI...........................................................35 2.1.1. Khái niệm ngoại hối...............................................................35 2.1.2. Khái niệm thị trường ngoại hối..............................................37 2.1.3. Các chức năng của thị trường ngoại hối.................................39 2.1.4. Các thành viên tham gia thị trường........................................40 2.1.5. Các thị trường bộ phận...........................................................42 2.2. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.........................................................................43 2.2.1. Định nghĩa..............................................................................43 2.2.2. Phân loại.................................................................................43 2.2.3. Các phương pháp yết tỷ giá....................................................45 2.2.3.1. Yết tỷ giá trực tiếp (yết giá ngoại tệ trực tiếp)..........45 2.2.3.2. Yết tỷ giá gián tiếp....................................................45 2.2.4. Tỷ giá mua, tỷ giá bán và chênh lệch tỷ giá...........................46 2.2.4.1. Tỷ giá mua, tỷ giá bán..............................................46 2.2.4.2. Chênh lệch tỷ giá......................................................46 2.2.5. Tỷ giá nhà môi giới................................................................48 9
  10. 2.3. KINH DOANH TỶ GIÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ.............49 2.3.1. Nguyên nhân dẫn đến hoạt động kinh doanh chênh lệch tỷ giá................................................................................. 49 2.3.2. Kinh doanh chênh lệch tỷ giá.................................................50 2.4. TỶ GIÁ CHÉO.................................................................................51 2.4.1. Khái niệm...............................................................................51 2.4.2. Lý do tồn tại...........................................................................52 2.4.3. Các trường hợp xác định tỷ giá chéo......................................53 2.5. CÁC PHÁI SINH TIỀN TỆ.............................................................58 2.5.1. Thị trường giao ngay..............................................................58 2.5.1.1. Khái niệm giao dịch ngoại hối giao ngay.................58 2.5.1.2. Phạm vi áp dụng.......................................................58 2.5.2. Thị trường kỳ hạn..................................................................60 2.5.2.1. Khái niệm giao dịch ngoại hối kỳ hạn......................60 2.5.2.2. Tỷ giá kỳ hạn............................................................60 2.5.3. Ứng dụng giao dịch ngoại hối kỳ hạn....................................61 2.5.4. Thị trường hoán đổi................................................................63 2.5.4.1. Khái niệm.................................................................63 2.5.4.2. Đặc điểm...................................................................63 2.5.4.3. Tỷ giá hoán đổi.........................................................63 2.5.4.4. Ứng dụng giao dịch hoán đổi ngoại hối...................64 2.5.5. Thị trường quyền chọn...........................................................65 2.5.5.1. Khái niệm.................................................................65 2.5.5.2. Đối tượng tham gia, tỷ giá và phí hợp đồng quyền chọn............................................................................66 2.5.5.3. Mục đích...................................................................67 TÓM TẮT CHƯƠNG 2...........................................................................67 CÂU HỎI ÔN TẬP..................................................................................67 Chương 3: LÝ THUYẾT KINH DOANH QUỐC TẾ........................69 3.1. VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ...............................................................................................69 3.1.1. Các chế độ tỷ giá...................................................................70 3.1.1.1. Chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods (7/1944).........70 3.1.1.2. Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn................................70 10
  11. 3.1.1.3. Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý (chế độ thả nổi hoàn toàn)..............................................................................70 3.1.1.4. Chế độ tỷ giá neo cố định.........................................71 3.1.2. Sự can thiệp của Chính phủ....................................................71 3.2. LÝ THUYẾT NGANG GIÁ SỨC MUA.........................................72 3.2.1. Khái quát lý thuyết ngang giá sức mua.................................72 3.2.2. Xác định phần bù tỷ giá giao ngay........................................72 3.2.3. Cơ sở hợp lý xác định ngang giá sức mua.............................74 3.3. LÝ THUYẾT NGANG GIÁ LÃI SUẤT (INTEREST RATE PARITY - IRP).........................................................................................75 3.3.1. Khái quát lý thuyết ngang giá lãi suất....................................75 3.3.2. Xác định phần bù tỷ giá kỳ hạn..............................................75 3.3.3. Quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất...............................................77 3.4. HIỆU ỨNG FISHER........................................................................77 3.4.1. Khái quát hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE)................................77 3.4.2. Nội dung.................................................................................77 3.4.3. So sánh giữa PPP và IRP........................................................78 3.4.5. So sánh giữa lý thuyết PPP, IRP và IEF.................................79 TÓM TẮT CHƯƠNG 3...........................................................................81 CÂU HỎI ÔN TẬP..................................................................................81 Chương 4: QUẢN TRỊ RỦI RO HỐI ĐOÁI.......................................83 4.1. DỰ BÁO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.........................................................83 4.1.1. Nhận dạng rủi ro tỷ giá hối đoái.............................................83 4.1.2. Tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái.........................................84 4.1.2.1. Tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp....................................................................................84 4.1.2.2. Tác động đến khả năng chịu đựng của doanh nghiệp....................................................................................84 4.1.3. Các động cơ dự báo tỷ giá......................................................85 4.1.4. Các kỹ thuật dự báo................................................................85 4.1.4.1. Dự báo kỹ thuật........................................................85 4.1.4.2. Dự báo cơ bản...........................................................86 4.1.4.3. Dự báo dựa vào thị trường........................................88 4.1.4.4. Dự báo hỗn hợp........................................................88 11
  12. 4.2. ĐO LƯỜNG RỦI RO DAO ĐỘNG TỶ GIÁ..................................90 4.2.1. Đo lường rủi ro giao dịch.......................................................90 4.2.2. Đo lường rủi ro kinh tế...........................................................94 4.2.3. Đo lường rủi ro quy đổi..........................................................96 4.3. QUẢN TRỊ RỦI RO GIAO DỊCH...................................................97 4.4. QUẢN TRỊ RỦI RO KINH TẾ......................................................104 4.5. QUẢN TRỊ RỦI RO QUY ĐỔI...................................................... 110 TÓM TẮT CHƯƠNG 4......................................................................... 110 CÂU HỎI ÔN TẬP................................................................................ 111 Chương 5: QUẢN TRỊ NỢ VÀ TÀI SẢN NGẮN HẠN................... 112 5.1. TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ........................................... 112 5.1.1. Các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế....... 112 5.1.1.1. Trả trước................................................................. 113 5.1.1.2. Thư tín dụng (L/C).................................................. 113 5.1.1.3. Hối phiếu................................................................ 116 5.1.1.4. Ủy thác.................................................................... 116 5.1.1.5. Tài khoản mở, ghi sổ.............................................. 117 5.1.2. Các hình thức tài trợ thương mại......................................... 118 5.1.2.1. Tài trợ các khoản phải thu...................................... 118 5.1.2.2. Bao thanh toán tương đối....................................... 119 5.1.2.3. Tín dụng thư...........................................................120 5.1.2.4. Hối phiếu................................................................123 5.1.2.5. Tài trợ vốn luân chuyển..........................................129 5.1.2.6. Tài trợ trung hạn cho tư liệu sản xuất.....................130 5.1.2.7. Thương mại đối lưu................................................131 5.2. TÀI TRỢ NGẮN HẠN..................................................................131 5.2.1. Nguồn tài trợ nước ngoài.....................................................132 5.2.2. Tài trợ bằng ngoại tệ............................................................132 5.2.3. Xác định lãi suất tài trợ hiệu dụng.......................................132 5.2.4. Các tiêu chuẩn được xem xét trong quyết định tài trợ.........133 5.2.4.1. Ngang giá lãi suất...................................................133 5.2.4.2. Tỷ giá kỳ hạn..........................................................136 5.2.4.3. Dự báo tỷ giá hối đoái............................................137 5.2.4.4. Sử dụng tỷ giá kỳ hạn hòa vốn...............................138 12
  13. 5.2.4.5. Sử dụng các phân bố xác suất.................................139 5.2.5. Tài trợ danh mục đầu tư tiền tệ............................................141 5.3. QUẢN TRỊ TIỀN MẶT QUỐC TẾ................................................141 5.3.1. Quản trị vốn lưu động đa quốc gia.......................................142 5.3.2. Quản trị tiền mặt tập trung...................................................143 5.3.3. Kỹ thuật tối ưu hóa dòng tiền...............................................145 5.3.4. Những phức tạp trong tối ưu hóa dòng tiền.........................145 5.3.4.1. Các đặc tính liên quan đến công ty.........................145 5.3.4.2. Những hạn chế của Chính phủ...............................145 5.3.4.3. Những đặc tính của hệ thống ngân hàng................145 5.3.4.4. Nhận thức không thích đáng về việc tối ưu hóa dòng tiền..............................................................................146 5.3.4.5. Sự sai lệch trong báo cáo kết quả kinh doanh của công ty con....................................................................146 5.3.5. Đầu tư tiền mặt thặng dư......................................................147 TÓM TẮT CHƯƠNG 5.........................................................................151 CÂU HỎI ÔN TẬP................................................................................151 Chương 6: QUẢN TRỊ NỢ VÀ TÀI SẢN DÀI HẠN.......................152 6.1. CHI PHÍ VỐN CỦA CÔNG TY.....................................................152 6.1.1. Khái quát về chi phí vốn và xác định chi phí vốn................152 6.1.1.1. Khái quát chi phí vốn..............................................152 6.1.1.2. Xác định chi phí vốn...............................................152 6.1.2. Phân biệt chi phí vốn công ty nội địa và MNC....................156 6.1.3. Chi phí vốn qua các quốc gia...............................................157 6.1.4. Chi phí vốn của các dự án đầu tư nước ngoài......................158 6.2. CẤU TRÚC VỐN ĐA QUỐC GIA................................................159 6.2.1. Khái quát về cấu trúc vốn.....................................................159 6.2.2. Quyết định cấu trúc vốn của MNC.......................................160 6.2.3. Tài trợ vốn cho công ty con và công ty mẹ..........................160 6.3. TÀI TRỢ DÀI HẠN.......................................................................162 6.3.1. Quyết định tài trợ dài hạn.....................................................162 6.3.2. Chi phí tài trợ vốn vay dài hạn.............................................162 6.3.3. Giảm rủi ro tỷ giá hối đoái...................................................164 6.4. Quản trị rủi ro lãi suất bằng vốn vay...............................................165 13
  14. 6.4.1. Sử dụng khoản vay song song để phòng vệ rủi ro...............165 6.4.2. Hoán đổi rủi ro lãi suất Vanila đơn giản...............................169 TÓM TẮT CHƯƠNG 6.........................................................................170 CÂU HỎI ÔN TẬP................................................................................171 Chương 7: HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA....................................................................................172 7.1. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI MNC................................172 7.1.1. Động cơ cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)...................172 7.1.2. Các lợi ích của tính đa dạng quốc tế....................................173 7.1.3. Quan điểm của Chính phủ nước chủ nhà về FDI.................174 7.1.4. Các điều kiện áp đặt của Chính phủ khi thu hút FDI...........175 7.2. HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN ĐA QUỐC GIA...................175 7.2.1. Quan điểm của công ty con và công ty mẹ..........................175 7.2.2. Điều kiện cần để hoạch định ngân sách vốn đa quốc gia......176 7.2.3. Các nhân tố tác động khác....................................................177 7.2.4. Đánh giá dự án đầu tư vốn đa quốc gia trong điều kiện rủi ro...............................................................................................181 7.3. QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CÔNG TY QUỐC TẾ.....................185 7.3.1. Quản lý công ty quốc tế........................................................185 7.3.2. Các yếu tố tác động đến việc định giá công ty mục tiêu......187 7.3.3. Quy trình định giá công ty quốc tế.......................................187 7.3.4. Các quyết định để kiểm soát công ty....................................190 7.4. PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA ĐẾN HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN..............................................................................191 7.4.1. Những vấn đề chung về phân tích rủi ro quốc gia...............191 7.4.2. Các yếu tố của rủi ro quốc gia..............................................191 7.4.3. Các kỹ thuật đánh giá rủi ro quốc gia...................................192 7.4.4. Đo lường rủi ro quốc gia......................................................192 7.4.5. Kết hợp rủi ro trong hoạch định ngân sách vốn...................193 7.4.6. Ngăn cản các tiếp quản của nước chủ nhà...................................194 TÓM TẮT CHƯƠNG 7.........................................................................195 CÂU HỎI ÔN TẬP................................................................................195 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................197 PHỤ LỤC 1: KÝ HIỆU TIỀN TỆ QUỐC TẾ.......................................198 14
  15. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Mục tiêu của chương: Hiểu được khái niệm tài chính quốc tế và lịch sử hình thành tài chính quốc tế. Làm rõ nội dung hoạt động của tài chính quốc tế. Hiểu được mở cửa kinh tế và vấn đề tài chính quốc tế. Phân biệt lợi ích và rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế. Hiểu được vai trò quan trọng của tài chính quốc tế trong nền kinh tế mở. Nhận dạng mục đích quản trị và cấu trúc tổ chức của công ty đa quốc gia. Nội dung nghiên cứu: Gồm 4 phần: Khái niệm và lịch sử hình thành tài chính quốc tế. Mở cửa kinh tế và vấn đề tài chính quốc tế. Vai trò quan trọng của tài chính quốc tế trong nền kinh tế mở. Một số vấn đề chung về quản trị tài chính đa quốc gia. 1.1. KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 1.1.1. Khái niệm Tài chính quốc tế là hoạt động diễn ra trên bình diện quốc tế. Đó là sự dịch chuyển luồng vốn giữa các quốc gia gắn liền với các quan hệ quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, quân sự, ngoại giao,… giữa các chủ thể của các quốc gia, giữa các chủ thể của quốc gia với các tổ chức quốc tế thông qua việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ ở mỗi chủ thể nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của mỗi chủ thể trong các quan hệ quốc tế. Ví dụ: Hãy xem xét các tình huống sau: 1/ Người Pháp đầu tư mua cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam. 15
  16. 2/ Giám đốc Công ty ABC của Việt Nam mua cổ phiếu của Ngân hàng BIDV. 3/ Doanh nghiệp Việt Nam bán hàng qua Lào. 4/ Chính phủ Việt Nam hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp Việt Nam. 5/ Ngân hàng BIDV của Việt Nam mở chi nhánh tại Lào. Để xác định các ví dụ trên có phải là hoạt động đầu tư quốc tế hay không, chúng ta xem xét các điều kiện sau: Thứ nhất: Dòng vốn có dịch chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác hay không? Thứ hai: Hoạt động đó có gắn với một quan hệ quốc tế nào hay không? Thứ ba: Đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể tham gia hay không? Nếu cả ba vấn đề trên đều thỏa mãn thì đó là hoạt động đầu tư quốc tế, còn nếu không thỏa mãn một trong ba điều kiện trên thì không phải là hoạt động đầu tư quốc tế. Ví dụ 1: Dòng vốn dịch chuyển từ Pháp sang Việt Nam (thỏa mãn điều kiện 1); hoạt động này là đầu tư quốc tế gián tiếp (thỏa mãn điều kiện 2); nhà đầu tư mong muốn thu được lợi nhuận (thỏa mãn điều kiện 3). Như vậy đây là hoạt động đầu tư quốc tế. Ví dụ 2: Dòng vốn dịch chuyển trong nội bộ quốc gia Việt Nam (không thỏa mãn điều kiện 1); hoạt động này không gắn với một quan hệ kinh tế quốc tế nào (không thỏa mãn điều kiện 2); nhà đầu tư mong muốn thu được lợi nhuận (thỏa mãn điều kiện 3). Như vậy đây không là hoạt động đầu tư quốc tế, mà là hoạt động đầu tư trong nước. Ví dụ 3: Dòng vốn (thông qua giá trị hàng hóa) dịch chuyển giữa Lào và Việt Nam (thỏa mãn điều kiện 1); hoạt động này gắn với thương mại quốc tế (thỏa mãn điều kiện 2); nhà đầu tư mong muốn thu được lợi nhuận (thỏa mãn điều kiện 3). Như vậy đây là hoạt động đầu tư quốc tế. Ví dụ 4: Dòng vốn không dịch chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác (không thỏa mãn điều kiện 1); không gắn với hoạt động đầu tư quốc 16
  17. tế (không thỏa mãn điều kiện 2); Chính phủ điều hành vĩ mô, doanh nghiệp có vốn sản xuất (thỏa mãn điều kiện 3). Như vậy đây không phải là hoạt động đầu tư quốc tế. Ví dụ 5: Dòng vốn dịch chuyển từ Việt Nam sang Lào (thỏa mãn điều kiện 1); hoạt động này gắn với đầu tư trực tiếp nước ngoài (thỏa mãn điều kiện 2); nhà đầu tư mong muốn thu được lợi nhuận (thỏa mãn điều kiện 3). Như vậy đây là hoạt động đầu tư quốc tế. 1.1.2. Lịch sử hình thành tài chính quốc tế 1.1.2.1. Cơ sở hình thành Sự xuất hiện và phát triển của các quan hệ tài chính quốc tế bắt nguồn từ sự xuất hiện và phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế và quan hệ chính trị giữa các quốc gia trong cộng đồng với nhau. 1.1.2.2. Quá trình phát triển Thời kỳ chiếm hữu nô lệ: xuất hiện việc trao đổi buôn bán hàng hóa giữa các quốc gia, cống nộp vàng bạc châu báu giữa nước này với nước khác, thuế xuất nhập khẩu đã ra đời, tín dụng quốc tế đã xuất hiện. Thời kỳ phong kiến: tín dụng quốc tế đã kế thừa và phát triển mạnh mẽ hơn và nó trở thành một trong những đòn bẩy mạnh mẽ nhất của tích lũy tư bản. Thời kỳ chủ nghĩa tư bản: thuế xuất nhập khẩu và tín dụng quốc tế vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển, những hình thức mới của quan hệ quốc tế đã xuất hiện như: đầu tư quốc tế trực tiếp và gián tiếp, viện trợ, hợp tác quốc tế về tài chính - tiền tệ. Biểu hiện cụ thể: - Quan hệ kinh tế: thương mại quốc tế (hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa); tín dụng quốc tế (đi vay và cho vay quốc tế); đầu tư quốc tế (đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp); dịch vụ quốc tế. - Quan hệ về văn hóa, xã hội: hợp tác về giáo dục; y tế; văn hóa và nghệ thuật. - Quan hệ về chính trị, quân sự và ngoại giao: hợp tác về chính trị; hỗ trợ về quân sự. 17
  18. 1.1.3. Nội dung hoạt động của tài chính quốc tế 1.1.3.1. Nội dung theo hình thức vận động của các luồng tiền vốn quốc tế Hoạt động của tài chính quốc tế là sự dịch chuyển luồng vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác, và sự vận động này được thể hiện thông qua các hình thức như sau: - Các quan hệ thanh toán quốc tế: Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước có liên quan. - Viện trợ quốc tế không hoàn lại: Là nguồn vốn từ các cơ quan chính thức bên ngoài cung cấp (hỗ trợ) cho các nước đang và kém phát triển, hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của các nước này. - Tín dụng quốc tế: Tín dụng quốc tế là quan hệ vay mượn sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước được thực hiện thông qua Chính phủ, tổ chức nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng, công ty cá nhân, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu,... Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng quốc tế bao gồm các quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước theo nguyên tắc tín dụng, không phụ thuộc khối lượng nhiều hay ít, thời gian dài hay ngắn, có lãi hay không có lãi, đầu tư trực tiếp hay gián tiếp, tuy nhiên phải có sự bù đắp hay trả lại. - Đầu tư chứng khoán quốc tế: Đầu tư gián tiếp dưới dạng mua chứng khoán. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment): Là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. 1.1.3.2. Nội dung theo chủ thể tham gia hoạt động tài chính quốc tế Hoạt động của tài chính quốc tế là sự dịch chuyển luồng vốn từ quốc 18
  19. gia này sang quốc gia khác và sự vận động đó phải đáp ứng mục đích của các chủ thể tham gia trên thị trường. Các chủ thể bao gồm: - Hoạt động tài chính quốc tế của các tổ chức kinh tế: FDI; FII; thương mại quốc tế. - Hoạt động tài chính quốc tế của các ngân hàng thương mại: tín dụng quốc tế, đầu tư quốc tế, hoạt động tài chính quốc tế, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, ủy thác, tư vấn,… - Hoạt động tài chính quốc tế của các công ty bảo hiểm kinh doanh. - Hoạt động tài chính quốc tế của các công ty chứng khoán: môi giới chứng khoán, mua bán chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán quốc tế, tư vấn,… - Hoạt động tài chính quốc tế của các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế: IMF; WB; ADB; UNDP. - Hoạt động tài chính quốc tế của các Nhà nước: viện trợ không hoàn lại. Trong đó: - IMF: international monetary fund. - WB: World bank. - ADB: Asian development bank. - UNDP: United Nations development programe. 1.2. MỞ CỬA KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 1.2.1. Sự phát triển của thương mại quốc tế 1.2.1.1. Xu hướng tăng trưởng của thương mại quốc tế Thương mại quốc tế đạt được sự tăng trưởng đáng ghi nhận và được thể hiện qua giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa so với GDP toàn cầu. 19
  20. Bảng 1.1. Tổng giá trị xuất khẩu so với GDP/toàn cầu (tỷ USD) Năm Giá trị XK toàn cầu XK/GDP (tỷ USD) (%) 1980 2049,41 18,865 1985 1964,84 18,863 1990 3495,69 19,346 1995 5176,2 21,862 2000 6452,32 26,026 2005 10502,74 28,642 2010 15302,68 28,966 2015 16539,16 29,313 2016 16021,98 28,46 2017 17731.08 29,426 2018 19453,36 30,106 Nguồn: IMF, International Financial Statistics. Qua số liệu cho thấy, kim ngạch giá trị xuất khẩu toàn cầu có sự tăng trưởng vượt bậc, từ mức 2049,41 tỷ USD vào năm 1980 tăng lên mức 15302,68 tỷ và đạt giá trị 19453,36 tỷ USD vào năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của toàn cầu và dao động xung quanh mức 18% - 30%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng thương mại quốc tế - Không gian kinh tế ngày càng thu hẹp, nhất là trong lĩnh vực tin học và các công nghệ khác, nó sẽ làm giảm chi phí giao dịch trong thương mại quốc tế. - Thuế quan, hạn ngạch, các hàng rào khác có xu hướng không phân biệt giữa sản phẩm nội địa và sản phẩm nhập khẩu. 1.2.1.2. Những lợi ích và rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế a. Những lợi ích Các học thuyết kinh tế và trên thực tế đã chứng minh lợi ích to lớn do 20
nguon tai.lieu . vn