Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VĨNH LONG GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TÊN NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo quyết định số 216/QĐ-CĐNVL, ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Long (Lưu hành nội bộ) NĂM 2018
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VĨNH LONG Tác giả biên soạn: CN. Lê Thị Lặc GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP NĂM 2018 1
  3. LỜI MỞ ĐẦU  Để đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy cho học sinh ngành Kế toán doanh nghiệp, trình độ trung cấp, đặc biệt là nhu cầu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm giúp cho việc giảng dạy của giảng viên và việc học tập của sinh viên được thuận lợi. Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã chú ý cập nhật khá đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và đưa vào các ví dụ minh họa được biên soạn từ các tài liệu, tạp chí và thực tế từ kinh nghiệm giảng dạy, nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn, sâu hơn và liên hệ được với thực tế về kiến thức đã học, làm nền tảng cho việc nghiên cứu các chương tiếp theo. Để giáo trình này đến tay người đọc, nhóm tác giả ghi nhận và cám ơn sự giúp đỡ, tham gia ý kiến góp ý, biên tập, sửa chữa của các đồng nghiệp đã tham gia góp ý cho sự hoàn thiện của giáo trình này. Mặc dù đã rất cố gắng, song Tài chính doanh nghiệp là một lĩnh vực rất rộng lớn và phức tạp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình biên soạn, chúng tôi mong nhận được sự phê bình, góp ý để lần chỉnh sửa sau được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! 2
  4. MỤC LỤC BÀI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .................................................................. 1 2.1. Tài chính doanh nghiệp ........................................................................................................ 1 2.1.1. Hoạt động của doanh nghiệp và tài chính ......................................................................... 1 2.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp.................................................................................... 3 2.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc tổ chức tài chính doanh nghiệp ..................... 4 2.2.1. Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp .......................................................................... 4 2.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh ............................................................. 6 2.2.3. Môi trường kinh doanh ...................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP .................................................... 11 2.1. Tài sản cố định và vốn cố định trong doanh nghiệp .......................................................... 11 2.1.1. Tài sản cố định ................................................................................................................ 11 2.1.2. Vốn cố định ..................................................................................................................... 13 2.2. Khấu hao tài sản cố định .................................................................................................... 13 2.2.1. Hao mòn tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định ..................................................... 13 2.2.2. Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định ............................................................. 14 2.2.3. Phạm vi tính khấu hao ..................................................................................................... 16 2.2.4. Chế độ tính khấu hao và lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định ..................................... 17 2.3.1. Bảo toàn vốn cố định ....................................................................................................... 19 2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định .............................................. 20 2.4. Thực hành ........................................................................................................................... 20 CHƯƠNG 2: VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP ................................................ 22 2.1. Vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng kết cấu vốn lưu động trong doanh nghiệp ......... 22 2.1.1. Vốn lưu động của doanh nghiệp ..................................................................................... 22 2.1.2. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng ............................................................ 23 2.2. Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp ............................................................................................................................................... 23 2.2.1. Sự cần thiết phải xác định nhu cầu vốn lưu động ........................................................... 23 2.2.2. Các nguyên tắc xác định nhu cầu vốn lưu động .............................................................. 23 2.2.3. Các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động và lập kế hoạch vốn lưu động .......... 24 2.2.4. Xác định các nguồn vốn lưu động ................................................................................... 24 2.3. Nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp .......................................................................... 27 2.3.1. Các mô hình tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp ...................................................... 27 2.3.2. Các nguồn tài trợ ngắn hạn.............................................................................................. 29 2.3.3. Tổ chức đảm bảo nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết ................................... 32 2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ....................................................... 34 2.4.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động ................................................................................... 34 Ý nghĩa ...................................................................................................................................... 34 2.4.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển ................................................ 35 2.4.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ...................................................................................... 35 2.4.4. Hàm lượng vốn lưu động ................................................................................................ 43 2.4.5. Mức doanh lợi vốn lưu động ........................................................................................... 43 2.5. Thực hành ........................................................................................................................... 44 CHƯƠNG 3: CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................................................. 46 3
  5. 2.1. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp ................................................................................ 46 2.1.1. Khái niệm chi phí sx kinh doanh ..................................................................................... 46 2.1.2. Nội dung chi phí sx kinh doanh của doanh nghiệp ........................................................ 46 2.2. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp ............................. 47 2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh ............................................................................. 47 2.1 Phân loại theo yếu tố chi phí ( theo nội dung kinh tế ) của chi phí sản xuất ...................... 47 2.2 Phân loại theo hoạt động kinh doanh .................................................................................. 47 2.3 Phân loại theo cách ứng xử của chi phí ............................................................................... 47 2.4 Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất kinh doanh .................................................. 48 2.5 Phân loại theo công dụng kinh tế của chi phí hay phân theo khoản mục chi phí trong giá thành .......................................................................................................................................... 48 2.2.2. Giá thành và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp .................................................. 48 2.2.3. Lập kế hoạch giá thành sản phẩm - dịch vụ trong doanh nghiệp .................................... 49 2.3. Các loại thuế chủ yếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ............. 51 2.3.1. Thuế giá trị gia tăng ........................................................................................................ 51 2.3.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt ...................................................................................................... 57 2.3.3. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu...................................................................................... 58 Vai trò của thuế xuất khẩu, nhập khẩu ...................................................................................... 59 Đặc điểm của thuế xuất khẩu, nhập khẩu .................................................................................. 59 2.3.4. Thuế tài nguyên ............................................................................................................... 60 2.3.5. Thuế thu nhập doanh nghiệp ........................................................................................... 61 2.3.6. Các khoản thuế và lệ phí khác ......................................................................................... 63 2.4. Thực hành ........................................................................................................................... 63 CHƯƠNG 4: DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP .............................. 65 2.1. Tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp .............................. 65 2.1.1. Tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp .............................................................................. 65 Sự cần thiết của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ........................................................................... 65 2.2. Điểm hoà vốn và đòn bẩy kinh doanh ................................................................................ 68 2.2.1. Điểm hoà vốn .................................................................................................................. 68 2.2.2. Đòn bẩy kinh doanh ........................................................................................................ 68 2.3. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp ..................................................... 70 2.3.1. Khái niệm ........................................................................................................................ 70 2.3.2. Nội dung: Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm ........................................................... 70 2.3.3. Các chỉ tiêu về lợi nhuận ................................................................................................. 70 2.3.4. Kế hoạch hoá lợi nhuận ................................................................................................... 71 2.3.5. Phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp ........................................................................... 73 2.3.6. Biện pháp tăng lợi nhuận................................................................................................. 73 2.3.7. Các quỹ của doanh nghiệp .............................................................................................. 76 2.4. Thực hành ........................................................................................................................... 78 CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH HOÁ TÀI CHÍNH ......................................................................... 79 2.1. Phân tích tài chính - tiền đề của kế hoạch hoá tài chính .................................................... 79 2.1.1. Phân tích các hệ số tài chính của doanh nghiệp .............................................................. 79 2.2. Kế hoạch tài chính .............................................................................................................. 86 2.2.1. Tầm quan trọng và nội dung kế hoạch tài chính ............................................................. 86 2.2.3. Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ ............................................................................................ 88 2.3. Dự kiến bảng cân đối tài sản theo các chỉ tiêu tài chính đặc trưng .................................... 88 2.4. Thực hành ........................................................................................................................... 95 4
  6. BÀI MỞ ĐẦU TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1. Mục tiêu: - Nhận biết được hoạt động của doanh nghiệp và tài chính; - Trình bày được các nội dung cơ bản của tài chính doanh nghiệp; - Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức tài chính doanh nghiệp; - Phân tích được vai trò của tài chính doanh nghiệp; - Phân biệt được các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp; - Giải thích được bản chất tài chính của doanh nghiệp; nghiêm túc khi nghiên cứu; - Tuân thủ luật và chế độ quản lý tài chính của nhà nước; 2. Nội dung: 2.1. Tài chính doanh nghiệp 2.1.1. Hoạt động của doanh nghiệp và tài chính Khái niệm: Tài chính có nghĩa là phương thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực khan hiếm (nguồn lực tài chính) nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của các chủ thể trong phát triển kinh tế – xã hội. Chức năng:  Phân bổ nguồn lực tài chính – Đối tượng phân bổ của tài chính là tổng thể các nguồn lực tài chính có trong xã hội. – Các chủ thể tham gia vào phân bổ các nguồn lực tài chính có thể là những người có khả năng cung ứng vốn, hoặc những chủ thể đóng vai trò quản lí nhà nước, các cơ quan, tổ chức chuyên môn, các tổ chức xã hội. – Mỗi chủ thể lại tham gia vào việc phân bổ các nguồn lực với tư cách khác nhau như: Là người có quyền sở hữu nguồn tài chính , người có quyền sử dụng nguồn tài chính hay người có quyền lực chính trị trong quản lí kinh tế xã hội. – Các nguồn lực tài chính, các hoạt động tài chính, với sự tham gia của các chủ thể khác nhau sẽ được phân phối và phân phối lại dưới các hình thức, phương thức khác nhau để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong phát triển kinh tế – xã hội. – Những phương thức và đặc thù của các hoạt động tài chính, các quan hệ phân phối tài chính diễn ra trong nội tại các chủ thể như: các hộ gia đình, các doanh nghiệp, Chính phủ, các tổ chức tài chính trung gian… Chức năng kiểm tra – Chức năng kiểm tra của tài chính là khả năng khách quan cả tài chính, con người nhận thức và vận dụng khả năng khách quan này của tài chính để tổ chức công tác kiểm tra tài 1
  7. chính trong hoạt động thực tiễn, nhằm sử dụng nó với tư cách là một công cụ kiểm tra, kiểm soát quá trình phân bổ những nguồn lực tài chính của xã hội. – Kiểm tra tài chính là kiểm tra quá trình phân bổ các nguồn lực tài chính, nhằm đảm bảo quá trình đó diễn ra đúng với các yêu cầu của các qui luật kinh tế khách quan. – Đối tượng của kiểm tra tài chính là quá trình vận động của các nguồn lực tài chính, quá trình khai thác, huy động và sử dụng các nguồn tài lực nhằm đảm bảo tính mục đích, tính hợp lí, tính hiệu quả của quá trình phân phối, sử dụng các nguồn lực tài chính khan hiếm. 2.1.2. Nội dung tài chính doanh nghiệp Ba nội dung cơ bản của tài chính doanh nghiệp như sau: a. Lập kế hoạch đầu tư Đây là quá trình lập kế hoạch và quản lý các dự án đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Nhà quản trị tài chính cần phát hiện ra các cơ hội đầu tư có khả năng đem lại thu nhập nhiều hơn chi phí tài trợ cho việc thực thi hoạt động đầu tư đó. Một cách cụ thể, nhà quản trị phải lên được kế hoạch mua sắm, chi tiêu cho dự án, không chỉ bao gồm những chi tiêu ban đầu mà cả các chi tiêu trong suốt quá trình thực hiện dự án, phải dự tính được những thay đổi trong chi phí. Đồng thời, nhà quản trị phải dự tính được doanh thu, lợi nhuận trong suốt vòng đời của dự án. Điểm quan trọng nhất là qua đó phải xác định được thời điểm (timing) diễn ra các luồng tiền vào ra doanh nghiệp, giá trị (size) của các luồng tiền đó cũng như những rủi ro (risk) gắn với các luồng tiền, trên cơ sở đó đánh giá được mức sinh lời của dự án cũng như có các biện pháp quản trị thích hợp nhằm kiểm soát rủi ro để có được những luồng tiền đúng như dự tính cả về giá trị lẫn thời điểm. b. Xác định cấu trúc vốn tài trợ Đây là quá trình xác định cách thức để doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn đầu tư dài hạn cũng như quản lý nguồn vốn đó. Nguồn vốn huy động của doanh nghiệp cho các dự án đầu tư dài hạn tồn tại dưới hai dạng: vốn góp của các cổ đông và vốn vay. Nhiệm vụ của nhà quản trị tài chính ở đây là phải xác định được cấu trúc vốn huy động sao cho vừa đảm bảo giảm thiểu chi phí huy động, gia tăng giá trị cho doanh nghiệp đồng thời vẫn kiểm soát được những rủi ro cho doanh nghiệp. Ví dụ: Nếu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp mà cao thì sẽ rất có lợi cho doanh nghiệp vì nó có thể giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp. Chẳng hạn, lãi trả cho các khoản nợ được khấu trừ khi tính thuế nên nếu tỷ lệ phần nguồn vốn cho dự án dưới dạng nợ mà cao thì doanh nghiệp sẽ được lợi về thuế. Hơn nữa, trong khi khả năng tạo ra lợi nhuận của từng đồng vốn sử dụng thì được coi là như nhau nhưng lãi trả cho những đồng vốn huy động bằng vay nợ sẽ luôn cố định. 2
  8. Như vậy cùng một mức sinh lời, nếu tỷ lệ nợ trong nguồn vốn đầu tư mà cao thì doanh nghiệp càng lợi. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu mà cao thì doanh nghiệp sẽ dễ gặp những khó khăn về tài chính khi dự án không sinh lời như mong muốn. Hơn thế, các chủ nợ sẽ đòi hỏi lãi suất cao hơn khi thấy tỷ lệ nợ trong nguồn vốn huy động của doanh nghiệp quá cao vì sợ rủi ro. Thậm chí, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong vay vốn. c. Quản trị vốn lưu động Nội dung của hoạt động quản trị vốn lưu động là kiểm soát các tài sản lưu động và nợ ngắn hạn (bao gồm cả nợ dài hạn đến hạn trả) nhằm đảm bảo doanh nghiệp có đủ tiền cho các chi tiêu cho hoạt động của mình. Các câu hỏi mà nhà quản trị tài chính thường phải trả lời là 1) Doanh nghiệp cần phải nắm giữ bao nhiều tiền (tiền mặt và tiền gửi ngân hàng), bao nhiêu hàng dự trữ (bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong kho)? 2) Trường hợp nào thì doanh nghiệp nên bán chịu, thời hạn bán chịu nên là bao lâu và đối tượng nào sẽ được doanh nghiệp bán chịu? 3) Doanh nghiệp nên vay ngắn hạn hay mua chịu hay thanh toán ngay? 2.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp có 3 vai trò sau: – Vai trò huy động, khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất – Vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh: Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối. Thu nhập bằng tiền mà doanh nghiệp đạt được do thu nhập bán hàng trước tiên phải bù đắp các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như: bù đắp hao mòn máy móc thiết bị, trả lương cho người lao động và để mua nguyên nhiên liệu để tiếp tục chu kỳ sản xuất mới, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Phần còn lại doanh nghiệp dùng hình thành các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn, hoặc trả lợi tức cổ phần (nếu có). Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp là quá trình phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền với những đặc điểm vốn có của hoạt động SXKD và hình thức sở hữu doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu người quản lý biết vận dụng sáng tạo các chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp phù hợp với qui luật sẽ làm cho tài chính DN trở thành đòn bẩy kinh tế có tác dụng trong việc tạo ra những động lực kinh tế tác động tới tăng năng suất, kích thích tăng cường tích tụ và thu hút vốn, thúc đẩy tăng vòng quay vốn, kích thích tiêu dùng xã hội. 3
  9. – Vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể các chỉ tiêu đó là: chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu đặc trưng về hoạt động, sử dụng các nguồn lực tài chính; chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lời…Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép doanh nghiệp có căn cứ quan trọng để đề ra kịp thời các giải pháp tối ưu làm lành mạnh hoá tình hình tài chính – kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc tổ chức tài chính doanh nghiệp 2.2.1. Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp 4 hình thức tổ chức lại doanh nghiệp: Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập a. Chia doanh nghiệp - Chia doanh nghiệp là trường hợp doanh nghiệp có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới (Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2014). - Các trường hợp chia doanh nghiệp: + Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới. + Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới. + Kết hợp cả hai trường hợp trên. - Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này. Lưu ý: Chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. b. Tách doanh nghiệp - Tách doanh nghiệp là trường hợp doanh nghiệp chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có để thành lập một hoặc một số công ty mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách (Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2014). - Các phương thức tách doanh nghiệp: 4
  10. + Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chuyển sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới. + Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của họ được chuyển sang cho các công ty mới. + Kết hợp cả hai trường hợp trên. - Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ và số lượng thành viên tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên giảm xuống đồng thời với đăng ký doanh nghiệp các công ty mới. - Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác. Lưu ý: Chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. c. Tổ chức lại doanh nghiệp (Hợp nhất doanh nghiệp) - Hợp nhất doanh nghiệp là trường hợp hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất (Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2014). - Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất. Lưu ý: Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp pháp luật cạnh tranh có quy định khác. Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật cạnh tranh có quy định khác. d. Sáp nhập doanh nghiệp - Sáp nhập doanh nghiệp là trường hợp một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập (Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014). 5
  11. - Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Lưu ý: Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp pháp luật cạnh tranh có quy định khác. Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật cạnh tranh có quy định khác. Tóm lại, mỗi hình thức tổ chức lại doanh nghiệp đều dẫn đến những hệ quả pháp lý khác nhau. Đây là những hình thức nhằm tạo sự linh hoạt trong quá tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. 2.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh Đặc điểm về sản phẩm Là một công ty chuyên khai thác và chế biến mặt hàng lâm sản, trước hết sản phẩm của công ty sẽ có đặc điểm là đồ gỗ, sản phẩm của công ty sản xuất ra sẽ cung cấp cho các các thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Tùy theo tính chất và đặc điểm của từng loại sản phẩm mà khách hàng yêu cầu công ty sẽ có những kế hoạch phân công tới từng bộ phận thực hiện. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật Để phục vụ tốt hơn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, mỗi công ty, doanh nghiệp phải có những bước đi đúng đắn trong quá trình đầu tư máy móc thiết bị, cũng như nguyên vật liệu để đảm bảo cho sự hoạt động liên tục của dây chuyền sản xuất cũng như tiếp cận với những công nghệ mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả cho sản phẩm của mình. Đó là yếu tố mang tính tất yếu cho sự sống còn của mỗi doanh nghiệp sản xuất. Đặc điểm về lao động Nhân tố con người là yếu tố quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh do đó công ty đã xác định: lao động là yếu tố hàng đầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Đặc điểm về nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là một trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm. Thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành được. Vì vậy, nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu, đến hiệu quả của việc sử dụng vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh. 6
  12. Đặc điểm về thị trường Về thị trường cung ứng nguyên vật liệu và hàng hoá kinh doanh Đối với thị trường cung ứng nguyên vật liệu cho công ty như các công ty khai thác gỗ ở Tây nguyên, các công ty nhập gỗ từ các nước như Lào, Campuchia, Inđônêxia... đều là những thị trường đầu vào. Đặc điểm này có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh như sau: - Ảnh hưởng tích cực: công ty không phải chịu chi phí cho việc nghiên cứu thị trường đầu vào của mình và do có nhiều nhà cung cấp cạnh tranh với nhau nên giá thành có thể được giảm. - Ảnh hưởng tiêu cực: chủng loại, chất lượng, số lượng bị hạn chế. Đối với thị trường cung ứng hàng hoá: công ty chủ yếu chủ động đến với các thị trường và bạn hàng truyền thống. Tuy nhiên, việc các công ty này có bán được sản phẩm của mình trên thị trường hay không phụ thuộc rất nhiều những yếu tố như giá nguyên vật liệu, việc nhập nguyên vật liệu khó khăn như vậy đã gây nhiều khó khăn cho việc sản xuất kinh doanh của công ty làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra công ty phải bỏ một khoản chi phí lớn đi nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, ký kết hợp đồng và kiểm tra từng lô hàng trước khi nhập hàng. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm Đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm, hiện nay công ty cũng đang tường bước chiếm được đa số thị phần ở khu vực miền trung nhất là các sản phẩm nội thất, gia dụng. Công ty phấn đấu cung cấp sản phẩm này cho các tỉnh miền trung và đã tạo được uy tín, chiếm được lòng tin của khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Nhưng do người tiêu dùng Việt Nam nói chung và miền trung nói riêng chưa thật sự có những cái nhìn đầy đủ về những loại mẫu mã hàng hoá cùng với chất lượng hàng hoá trong nước cho nên ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp chế biến mặt hàng lâm sản, 2.2.3. Môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố, các nhân tố (bên ngoài và bên trong) vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ quan niệm này, có thể coi môi trường kinh doanh là giới hạn không gian mà ở đó doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Sự tồn tại và phát triển của bất kì doanh nghiệp nào dù qui mô như thế nào hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau đi chăng nữa bao giờ cũng là quá trình vận động không ngừng trong một môi trường kinh doanh đầy biến động. Yếu tố bên ngoài 7
  13. Yếu tố chính trị là các hoạt động của chính phủ và điều kiện chính trị có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Chẳng hạn như luật pháp, qui định, thuế quan và các rào cản thương mại khác, đôi khi là chiến tranh và bất ổn xã hội. Các yếu tố kinh tế vĩ mô là các yếu tố ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, không chỉ riêng doanh nghiệp. Bao gồm lãi suất, tỉ lệ thất nghiệp, tỉ giá hối đoái, niềm tin của người tiêu dùng, thu nhập khả dụng thực tế của người tiêu dùng, tỉ lệ tiết kiệm của người tiêu dùng, thời kì suy thoái và khủng hoảng. Các yếu tố kinh tế vi mô là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Bao gồm qui mô thị trường, nhu cầu, nguồn cung, mối quan hệ với nhà cung cấp và chuỗi phân phối chẳng hạn như các cửa hàng bán lẻ bán sản phẩm của doanh nghiệp, số lượng và sức mạnh cạnh tranh. Các yếu tố xã hội về cơ bản là các yếu tố liên quan đến xã hội nói chung và các mối quan hệ xã hội ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Các yếu tố xã hội bao gồm các phong trào xã hội, chẳng hạn như các phong trào về môi trường, cũng như những thay đổi trong thời gian và sở thích của người tiêu dùng. Yếu tố công nghệ là sự đổi mới công nghệ có thể mang lại lợi ích hoặc tổn hại đến doanh nghiệp. Một số cải tiến công nghệ có thể làm tăng tỉ suất lợi nhuận và lợi nhuận của doanh nghiệp như phần mềm máy tính và dây chuyền sản xuất tự động. Mặt khác, một số sáng kiến công nghệ là mối đe dọa hiện hữu đối với một doanh nghiệp, chẳng hạn như việc phát nội dung trực tuyến trên Internet sẽ là bất lợi đối với những doanh nghiệp cho thuê DVD. Yếu tố bên trong Văn hóa tổ chức là khuôn khổ của các giá trị, tầm nhìn, chuẩn mực và thói quen được chia sẻ bởi các thành viên của một tổ chức. Văn hóa kinh doanh ảnh hưởng đến cách các nhân viên trong doanh nghiệp tương tác với nhau, khách hàng của họ và các bên liên quan khác. Cơ cấu tổ chức là cách thức mà doanh nghiệp được tổ chức để tiến hành các hoạt động của mình. Các tổ chức có thể được thiết lập theo mặt phẳng, với rất ít cấp bậc hoặc được thiết lập theo chiều thẳng đứng với nhiều cấp độ phân cấp. Cách thức tổ chức của một tổ chức sẽ ảnh hưởng đến cách quản lí doanh nghiệp và mức độ kiểm soát của từng nhân viên đối với công việc của họ. Cấu trúc quản lí là cách thức quản lí doanh nghiệp. Quản lí có thể được tập trung, trong đó tất cả các quyết định từ cấp trên được đưa xuống toàn doanh nghiệp hoặc có thể được phân cấp, trong đó việc ra quyết định được phân phối trong toàn tổ chức và các quyết định được đưa ra gần hơn với các hoạt động hoặc vấn đề liên quan. 8
  14. Các loại môi trường kinh doanh Có rất nhiều cách để phân loại môi trường kinh doanh. Theo giới hạn hàng rào ngăn cách người ta hay phân biệt môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thành 2 loại là môi trường bên ngoài doanh nghiệp và môi trường bên trong doanh nghiệp. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp lại tiếp tục được phân chia thành môi trường quốc tế, môi trường kinh tế quốc dân (những điều kiện kinh tế, xã hội...) và môi trường ngành (đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, khách hàng,...) 9
  15. Các loại môi trường kinh doanh của doanh nghiệp (Nguồn: Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân) CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc tổ chức tài chính doanh nghiệp? 2. Nêu các yếu tố ảnh hưởng môi trường kinh doanh? 10
  16. CHƯƠNG 1: VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP 1. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm tài sản cố định, vốn cố định, hao mòn tài sản cố định; - Phân biệt được các loại tài sản cố định theo các tiêu thức phân loại; - Giải thích được hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định; - Tính được khấu hao tài sản cố định theo các phương pháp đã học; - Lập được kế hoạch khấu hao tài sản cố định tại doanh nghiệp; - Làm được các bài tập thực hành về tính khấu hao tài sản cố định; - Nghiêm túc khi nghiên cứu; - Cẩn thận, chính xác trong luyện tập; - Tuân thủ theo đúng chế độ tài chính. 2. Nội dung: 2.1. Tài sản cố định và vốn cố định trong doanh nghiệp 2.1.1. Tài sản cố định • 1. Phân loại theo hình thái biểu hiện a. Tài sản cố định hữu hình Là những tài sản có hình thái vật chất như: nhà xưởng, máy móc, thiết bị quản lý, phương tiện vận tải… b. Tài sản cố định vô hình Là những tài sản không có hình thái vật chất như: Chi phí thành lập doanh nghiệp, quyền sử dụng đất, chi phí mua bằng phát minh, sáng chế, lợi thế kinh doanh … • 2. Phân loại theo hình thái sở hữu (1) - Tài sản cố định thuộc sở hữu của DN Là những tài sản cố định doanh nghiệp đã xác lập quyền sở hữu đầy đủ đầy đủ đối với tài sản. - Quyền sở hữu - Quyền định đoạt - Quyền quản lý sử dụng • 3. Phân loại theo hình thái sở hữu (2) a. Tài sản cố định thuê tài chính Là những tài sản cố định doanh nghiệp đang có quyền quản lý và sử dụng nhưng không có quyền sở hữu. 11
  17. b. Tài sản cố định thuê hoạt động Là những tài sản cố định doanh nghiệp thuê ngắn hạn của các doanh nghiệp khác. 4. Phân loại theo công dụng kinh tế - Nhà cửa, vật kiến trúc - Máy móc, thiết bị - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn - Thiết bị, dụng cụ quản lý - Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm - Các loại tài sản cố định khác 1. Phân loại theo hình thái biểu hiện a. Tài sản cố định hữu hình Khái niệm TSCĐ hữu hình Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. Những tài sản này có kết cấu độc lập hoặc một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được. TSCĐ bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị, dụng cụ quản lý, cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật cho sản phẩm, TSCĐ phúc lợi, TSCĐ khác,... Tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy. - Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên. - Có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên. Tính giá TSCĐ hữu hình o Được mua sắm Nguyên giá = giá mua thực tế + chi phí trước khi sử dụng o Được xây dựng mới Nguyên giá = giá thành thực tế ( giá trị quyết toán công trình) + chi phí trước khi sử dụng (nếu có) o Tài sản được cấp Nguyên giá = giá ghi trong sổ của đơn vị cấp + chi phí trước khi sử dụng VD 12
  18. b. Tài sản cố định vô hình Khái niệm TSCĐ vô hình Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh. Tiêu chuẩn TSCĐ vô hình - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy. - Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên. - Có giá trị từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên. Tính giá TSCĐ vô hình Nguyên giá là toàn bộ chi phí thực tế mà doanh nghiệp phải chi ra để mua quyền được nhượng, bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hoá… 2.1.2. Vốn cố định Khái niệm vốn cố định: Lµ biÓu hiÖn vÒ mÆt gi¸ trÞ (tiÒn) cña toµn bé tµi s¶n cè ®Þnh thuéc së h÷u cña doanh nghiÖp Đặc điểm: Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh Giá trị của vốn cố định được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm, vốn cố định giảm dần và hoàn thành một vòng luân chuyển vốn khi TSCĐ hết thời han khấu hao. • Vai trß vèn cè ®Þnh QuyÕt ®Þnh quy m« tµi s¶n cè ®Þnh cña doanh nghiÖp, quyÕt ®Þnh tíi tr×nh ®é trang bÞ kü thô©t, c«ng nghÖ vµ n¨ng lùc kinh doanh cña doanh nghiÖp. • Nh©n tè ¶nh hëng vèn cè ®Þnh - §Æc ®iÓm kinh tÕ – kü thuËt cña ngµnh kinh doanh. - Quy m« kinh doanh cña doanh nghiÖp 2.2. Khấu hao tài sản cố định 2.2.1. Hao mòn tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định Hao mòn tài sản cố định – Khái niệm Hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần giá trị và/hoặc giá trị sử dụng của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.  - Hao mòn hữu hình : Về vật chất, Về giá trị sử dụng, Về giá trị  Về vật chất: Hao mòn về hiện trạng vật chất TSCĐ do tác động ma sát, tải trọng, nhiệt độ, hoá chất… 13
  19.  Về giá trị sử dụng: Là sự giảm sút về chất lợng, tính năng kỹ thuật ban đầu của TSCĐ Về giá trị: Là sự giảm dần về mặt giá trị của TSCĐ (do đã dịch chuyển dần, từng phần vào giá trị sản phẩm)  - Hao mòn vô hình: Hao mòn vô hình loại 1: Là hao mòn TSCĐ do xuất hiện TSCĐ cùng tính năng, tác dụng nhng giá  Hao mòn vô hình loại 2: Là hao mòn TSCĐ do xuất hiện TSCĐ có cùng giá trị trao đổi nhng tính năng, kỹ thuật hoàn thiện  Hao mòn vô hình loại 3: Là sự hao mòn do sản phẩm mà TSCĐ tạo ra đã chấm dứt chu kỳ sống.  Khấu hao tài sản cố định Nguyên tắc xác định khấu hao • Tính toán và xác định chính xác số hao mòn của TSCĐ trong mỗi kỳ kinh doanh. • Cơ sở trích khấu hao phải dựa trên nguyên giá TSCĐ: bao gồm toàn bộ các chi phí mua sắm, hình thành và đa tài sản cố định vào hoạt động. 2.2.2. Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định - Phương pháp khấu hao bình quân - Phương pháp khấu hao theo sản lượng - Phương pháp tổng số thứ tự năm sử dụng - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần 1. Phư¬ng ph¸p khÊu hao theo ®ưêng th¼ng (Phương pháp khấu hao bình quân) • Møc trÝch khÊu hao trong kú = Nguyªn gi¸ TSC§/ Thêi gian h÷u dông • HoÆc Møc trÝch khÊu hao trong kú = Nguyªn gi¸ TSC§/ Tû lÖ khÊu hao cè ®Þnh • uư ®iÓm: Chi phÝ kinh doanh vµ gi¸ thµnh s¶n phÈm æn ®Þnh gi÷a c¸c kú. • Nhưîc ®iÓm: Kh«ng ph¶n ¸nh ®îc c¸c lo¹i hao mßn v« h×nh vµ cµo b»ng møc hao mßn h÷u h×nh • 2. Phư¬ng ph¸p khÊu hao theo s¶n lưîng • Møc trÝch khÊu hao trong kú = (Nguyªn gi¸ TSC§/ Tæng møc s¶n lưîng ưíc tÝnh ) * Møc s¶n lưîng thùc tÕ 14
  20. • uư ®iÓm: Chi phÝ kinh doanh ®ưîc tÝnh to¸n phï hîp víi møc ®é s¶n phÈm ®ưîc t¹o ra. • Nhưîc ®iÓm: Kh«ng ph¶n ¸nh ®îc c¸c lo¹i hao mßn v« h×nh vµ hao mßn h÷u h×nh 3. Phư¬ng ph¸p tæng sè thø tù n¨m sö dông • Møc trÝch khÊu hao trong n¨m= (Sè n¨m sö dông cßn l¹i/Tæng sè thø tù n¨m sö dông )* Nguyªn gi¸ TSC§ • NhËn xÐt • Møc trÝch khÊu hao cao trong nh÷ng n¨m ®Çu vµ gi¶m dÇn trong nh÷ng n¨m tiÕp theo. • VÝ dô phư¬ng ph¸p tæng sè thø tù n¨m sö dông • Mét tµi s¶n cè ®Þnh cã nguyªn gi¸ lµ 45 triÖu ®ång, sè n¨m sö dông h÷u Ých lµ 5 n¨m. X¸c ®Þnh chi phÝ khÊu hao cña tµi s¶n cho tõng n¨m. (thời gian sử dụng của tài sản là 15 năm) • N¨m thø • Sè n¨m • Sè tiÒn khÊu hao cßn l¹i •1 •5 • (5/15)x45tr = 15 triÖu •2 •4 • (4/15)x45tr = 12 triÖu •3 •3 • (3/15)x45tr = 9 triÖu •4 •2 • (2/15)x45tr = 6 triÖu •5 •1 • (1/15)x45tr = 3 triÖu • 15 • 15 • 45 triÖu 4. Phư¬ng ph¸p sè dư gi¶m dÇn • Tû lÖ khÊu hao = Tû lÖ khÊu hao b×nh qu©n * HÖ sè ®iÒu chØnh khÊu hao Tû lÖ khÊu hao = 1x(100%) Sè n¨m h÷u dông * HÖ sè ®iÒu chØnh khÊu hao Møc trÝch khÊu hao hµng n¨m = Tû lÖ khÊu hao * Gi¸ trÞ cßn l¹i cña tµi s¶n 15
nguon tai.lieu . vn