Xem mẫu

  1. BÀI 3: SỬ DỤNG CÁC TRANG THIẾT BỊ CHUYÊN DỤNG Mã bài: MĐ14.03 Máy móc, thiết bị chuyên dùng trong cơ quan nhà nƣớc, hay trong các tổ chức, đơn vị đƣợc trang bị nhƣ thế nào? Việc quản lý, sử dụng các loại máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nƣớc, hay các tổ chức, đơn vị khác đều phải tuân thủ theo quy định nhất định của pháp luật. Để quản lý và sử dụng các trang thiết bị chuyên dùng cho thành thạo, hiệu quả thì phải tìm hiểu kĩ nguyên lý cấu tạo, tính năng của các trang thiết bị đó. Mục tiêu bài: - Trình bày đƣợc nguyên lý, cấu tạo, tính năng của một số trang thiết bị chuyên dụng. - Thành thạo một số trang thiết bị chuyên dụng trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. - Bảo quản và xử lý các sự cố thƣờng gặp khi sử dụng một số trang thiết bị chuyên dụng. -Thể hiện tính tự giác, tích cực, cẩn thận và cầu thị trong quá trình học tập. Nội dung chính 1. Máy in Máy in dùng trong văn phòng bao gồm nhiều loại và công nghệ khác nhau. Thông dụng nhất và chiếm phần nhiều nhất hiện nay trên thế giới là máy in ra giấy và sử dụng công nghệ laser. Đa phần các máy in đƣợc sử dụng cho văn phòng, chúng đƣợc nối với một máy tính hoặc một máy chủ dùng in chung. Một phần khác máy in đƣợc nối với các thiết bị công nghiệp dùng để trang trí hoa văn sản phẩm, in nhãn mác trên các chất liệu riêng. 1.1. Nguyên lý, cấu tạo của máy in 1.1.1. Nguyên lý chung và cấu tạo của máy in laser Máy in laser là thiết bị in sử dụng tia laser trong quá trình tạo bản in. Có nhiều ngƣời đã nhầm máy laser với máy in sử dụng đèn LED để tạo bản in. 53
  2. Sơ đồ khối máy in laser nhƣ sau Khối nguồn : Ổn định điện áp và cung cấp năng lƣợng điện cho toàn máy. Đầu vào là nguồn xoay chiều dân dụng (AC). Đầu ra của khối nguồn bao gồm các mức nguồn một chiều ổn định, đã đƣợc lọc sạch các can nhiễu (nếu có) của nguồn dân dụng. Sẵn sàng cung cấp cho các mạch điện trong máy. Khối nguồn cũng tạo ra cao áp trong từng thời điểm (dƣới tác động của khối điều khiển) để nạp tĩnh điện cho trống, cho giấy trong quá trình tạo bản in. Phần lớn khối nguồn của các máy in, từ in kim_phun_laser_LED đều sử dụng kiểu mạch nguồn ngắt mở (switching) Khối data: Còn gọi là khối giao tiếp, thực hiện nhiệm vụ sau : Đầu vào : Nhận lệnh in và dữ liệu từ PC gửi sang. 54
  3. Đầu vào của các máy in đời cũ (nhƣ máy kim Epson LQ100/1070/1170 …, máy laser HP4L/5L/6L…) đƣợc kết nối với PC bằng cổng song song (LPT1/2 … – parallel). Đầu vào của các máy in đời mới hơn (nhƣ Canon LBP2900…) đƣợc kết nối với PC bằng cổng tuần tự vạn năng (USB – Universial Serial Bus). Đầu ra : Xuất tín hiệu cho mạch quang và mạch điều khiển Tín hiệu điều khiển từ PC bao gồm : • Lệnh kiểm tra tình trạng máy in (hết giấy, sự cố mạch sấy …) • Lệnh nạp giấy. Các tín hiệu nói trên (về mặt xử lý) với cổng song song thì đi chân riêng và đƣợc tách trƣớc mạch dữ liệu đến mạch điều khiển, còn ở cổng USB thì tách sau IC giao tiếp để đến mạch điều khiển. Dữ liệu từ PC : Là chuỗi nhị phân (0,1) thể hiện cấp độ xám của từng điểm ảnh trên bản cần in. Tín hiệu này đƣợc đƣa vào mạch xử lý dữ liệu để chuyển đổi thành điện áp tƣơng tự (analog) và cấp cho mạch quang. Tùy theo biên độ điện áp điều khiển mà diode laser của mạch quang sẽ phát xạ mạnh hay yếu. Khối quang: Đầu vào : Bao gồm 2 tín hiệu • Tín hiệu điều khiển motor lệch tia, đƣợc gửi đến từ mạch điều khiển. • Điện áp điều khiển cƣờng độ phát xạ laser, đƣợc gửi đến từ khối data. Đầu ra : Là các tia laser đƣợc trải đều trên suốt chiều dài của trống, với mục đích làm suy giảm hoặc triệt tiêu tĩnh điện trên mặt trống trong quá trình tạo bản in. Khối sấy : Thực hiện 3 nhiệm vụ : 55
  4. Tạo ra nhiệt độ cao (với máy HP5L/6L là 1820C, máy Canon LBP là 1830C) để nung chảy bột mực. Nhiệt độ cao này có thể đƣợc tạo ra bằng thanh điện trở hoặc bằng đèn (haloghen) Tạo ra lực ép để ép mực (đã đƣợc nung chảy) thấm vào xơ giấy để cố định điểm ảnh trên giấy. Lực ép đƣợc tạo ra bằng các trục lăn đƣợc nén dƣới tác động của lò xo.Tạo ra lực kéo để kéo giấy ra khỏi máy in sau khi đã sấy_ép. Lực kéo đƣợc tạo ra nhờ hệ thống trục lăn trên/dƣới quay ngƣợc chiều nhau. Khối sấy nhận lệnh từ khối điều khiển để thi hành tác vụ. Ngƣợc lại, nó cũng gửi tín hiệu thông báo trạng thái nhiệt, trạng thái giấy cho mạch điều khiển để dừng máy khi có sự cố. Tín hiệu phản hồi này đƣợc lấy ra từ các cảm biến (sensor) Khối cơ : Bao gồm tập hợp các bánh răng, trục lăn_ép thực hiện các hành trình sau : •Nạp giấy : kéo giấy từ khay vào trong máy. • Kéo giấy di chuyển đúng đƣờng đi theo thiết kế, đảm bảo cho giấy đƣợc tiếp xúc với trống. • Đẩy giấy (đã hoàn thành bản in) ra khỏi máy.Toàn bộ khối cơ đƣợc vận hành nhờ lực kéo từ 1 motor chính (capstan motor), motor đƣợc điều khiển bằng lệnh hành trình từ khối điều khiển. Hệ thống cơ cũng gửi tín hiệu phản hồi về khối điều khiển để thực hiện các hành vi thích hợp (ví dụ nhƣ lặp lại động tác nạp giấy, dừng in và thông báo cho PC khi hết giấy, dắt giấy …) Khối điều khiển : 56
  5. Điều hành toàn bộ mọi hoạt động của máy. Về mặt phƣơng thức chính là điều khiển tùy động (servo). Đầu vào : Gồm các tín hiệu • Lệnh thông báo tình trạng (từ PC sang) • Lệnh in, nhận dữ liệu in. • Tín hiệu phản hồi từ các khối. Đầu ra : Gồm các tín hiệu • Thông báo trạng thái (gửi sang PC) • Mở cổng, nhận và giải mã dữ liệu sang analog (gửi tới data) • Tạo cao áp (gửi sang nguồn)• Quay capstan motor (gửi sang cơ) • Mở nguồn cấp cho mạch sấy (gửi sang sấy) •Quay motor lệch tia (gửi sang quang) •Mở diode laser (gửi sang quang) • Sẵn sàng (ready – gửi sang tất cả các khối) 1.1.2. Quá trình khởi động của máy in laser Kiểm tra : Bắt đầu từ việc bật công tắc nguồn hoặc cắm dây nguồn (vì một số máy in nhƣ HP4L/5L/6L không có công tắc,cắm dây nguồn là chạy ngay). Mạch điều khiển (dùng MCU) ra lệnh kiểm tra : Kiểm tra trạng thái cửa : Cửa (không bao gồm khay giấy vào/ra) của máy in là nơi mà ngƣời sử dụng (hoặc kỹ thuật viên) có thể tiếp xúc một cách sơ bộ để thực hiện các tác vụ sau: • Thay thế hộp mực. • Vệ sinh đƣờng tải, trục (thƣờng có lớp vỏ mút) nạp trống. • Kiểm tra xem có “dắt” giấy trên đƣờng tải không. Các máy in laser thƣờng có từ 1 đến 2 cửa. Cửa trƣớc : • Tháo/lắp hộp mực, kiểm tra đƣờng tải. Cửa sau : 57
  6. • Kiểm tra, kéo giấy bị “dắt” ở đầu ra lô sấy. Ngoài ra, cửa trƣớc còn có tác dụng che kín buồng tạo bản in. Đảm bảo cho ánh sáng ngoài không “gây nhiễu” cho tia laser trong quá trình tạo bản in. Các cửa đều có “công tắc”, có thể là công tắc cơ khí hoặc quang điện. Khi cửa đƣợc đóng sẽ có tín hiệu báo về mạch điều khiển để tiếp tục các bƣớc sau. Nếu muốn mở cửa để theo dõi vận hành của máy, bạn phải tìm ra khe chứa công tắc cửa và tác động vào nó (dán băng dính ép vào hoặc dùng tô vít chọc vào). Nếu tất cả các cửa đều đóng, công tắc tốt thì trạng thái cửa đƣợc nhận định là tốt. Mạch điều khiển sẽ kiểm tra tiếp trạng thái cơ Nếu có ít nhất một trong các cửa bị mở, công tắc hƣ thì trạng thái cửa sẽ đƣợc nhận định lỗi. Mạch điều khiển sẽ không cho sáng đèn báo lỗi. Kiểm tra trạng thái cơ : Việc kiểm tra này đảm bảo trạng thái của hệ cơ là thông suốt, nó bao gồm : • Kiểm tra khay giấy xem có mẩu_tờ giấy nào bị “dắt” vào bánh ép nạp giấy không. • Kiểm tra đƣờng tải xem có mẩu_tờ giấy nào bị “dắt” trong đƣờng tải không. • Kiểm tra đầu ra xem có mẩu_tờ giấy nào bị “dắt” trong lô sấy không. Trạng thái cơ đƣợc kiểm soát thông qua các sensor sau : • Sensor đƣờng nạp giấy (thƣờng nằm ngay dƣới bụng của bánh ép nạp giấy. Đây thƣờng sử dụng sensor quang điện, nếu có dắt giấy trong đƣờng nạp thì sensor bị tỳ và báo về khối điều khiển. • Sensor đƣờng tải giấy (thƣờng nằm giữa đƣờng tải, ở gần bụng của hộp mực). Cấu tạo và hoạt động giống nhƣ sensor đƣờng nạp. • Sensor đầu ra (nằm đằng sau trục ép của lô sấy). Cấu tạo và hoạt động giống nhƣ sensor đƣờng nạp. Nếu tất cả các sensor đều tốt và không bị kẹt hoặc đè bởi “dắt” giấy thì trạngthái cơ đƣợc nhận định là tốt. Mạch điều khiển sẽ ra lệnh mở motor capstan làm quay toàn bộ hệ thống cơ (ta có thể nghe thấy tiếng chuyển động của các bánh răng). 58
  7. Nếu có ít nhất 1 trong các sensor bị đè, kẹt thì trạng thái cơ sẽ đƣợc nhận định lỗi. Mạch điều khiển sẽ không mở motor capstan và cho sáng đèn báo lỗi. Lƣu ý : Đèn báo lỗi ở mỗi loại máy là khác nhau, có máy nhiều đèn, có máy 1 đèn. Bạn có thể tham khảo nội dung lỗi theo chỉ báo đèn ở website các hãng hoặc trong user guide đi kèm máy. Kiểm tra trạng thái sấy : Mục đích là để kiểm soát xem nhiệt độ lô sấy có đủ không. Việc kiểm tra đƣợc thực hiện qua một cảm biến nhiệt. Cảm biến này có thể đƣợc gắn tỳ vào trục ép của lô sấy (nếu máy dùng đèn phát nhiệt, máy photocopy gần nhƣ 100% dùng đèn phát nhiệt), cũng có khi đƣợc dán ngay trên thân của thanh điện trở phát nhiệt (nếu máy dùng điện trở phát nhiệt), nằm trong ruột của áo sấy (bạn nào đã từng tháo máy sẽ nhìn thấy áo sấy màu nâu_đen mỏng, hình dạng giống nhƣ tờ giấy đem cuộn thành cái ống). Nếu bộ phận phát nhiệt, cảm biến nhiệt tốt (nóng thì R cảm biến giảm, nguội thì R cảm biến tăng) thì điện trở cảm biến (nối về mạch điều khiển) nhỏ. Tôi đã đó thử với máy HP5L/6L giá trị khoảng 3KΩ, trên máy Samsung 1120 khoảng 4,5KΩ, dĩ nhiên là tƣơng đối vì phải rút điện mới đo, khi đó thì lô sấy đã nguội đi một chút. Nếu bộ phận phát nhiệt, cảm biến nhiệt tốt (nóng thì R cảm biến giảm, nguội thì R cảm biến tăng) thì điện trở cảm biến (nối về mạch điều khiển) tăng. Ba bƣớc kiểm tra 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3 là các kiểm tra cơ bản đối với tất cả các máy. Nếu các bƣớc này tốt thì máy gần nhƣ đã ready (thử nghiệm trên các máy đời cũ HP4L/4P/5L/6L, Canon LBP 800/810) Kiểm tra trạng thái mạch quang (scanner) Trạng thái mạch quang đƣợc kiểm soát thông qua hai yếu tố : • Tín hiệu phản hồi từ IC điều khiển motor lệch tia và diode laser. IC này nằm trong hộp quang (scanner). Khi lệnh kiểm tra đƣợc phát ra ta có thể nghe thấy tiếng “rít” khẽ của motor. • Công tắc (cửa). Nhƣ đã nói ở phần trƣớc, khi đóng cửa sẽ tác động vào 1 công tắc. Ngoài ra, trên cửa thƣờng có 1 “mấu” nhựa chọc thẳng vào mặt trƣớc dàn quang (với máy HP4L/5L/6L, Canon LBP800/810) để đẩy lá che của diode laser với mục đích bảo vệ nó tránh bụi, ánh sáng trời tác động khi mở cửa. Tuy nhiên, việc kiểm tra mạch quang không kiểm soát đƣợc xem diode hoạt 59
  8. động nhƣ thế nào, cƣờng độ phát xạ (ảnh hƣởng đến chất lƣợng bản in), tình trạng của gƣơng, kính có mốc hay không … Nói cách khác, ko thể kiểm soát đƣợc chất lƣợng của tia laser. Việc kiểm tra trạng thái mạch quang chỉ thực hiện ở các máy đời mới (Canon LBP2900, Samsung 1120, HP5000…) còn các máy đời cũ (HP4L/5L/6L, Canon LBP800/810…) không đƣợc thực hiện. Ngoài các bƣớc kiểm tra 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3, 2.1.4 thì mạch bảo vệ của khối nguồn cũng kiểm soát thông qua mạch bảo vệ quá dòng (OCP – Over Protection) và quá áp (OVP – Over Protection Voltage) nếu có sự cố thì nguồn sẽ cắt. Sau 4 bƣớc kiểm tra này, mạch điều khiển đƣa máy vào tình trạng ready, nó coi nhƣ máy đã sẵn sàng hoạt động. Máy coi nhƣ đã khởi động xong. Đúng vậy, mạch điều khiển chỉ kiểm soát “sự vận hành” chứ không kiểm soát “dữ liệu cần in ra”, chính vì thế nó ko kiểm tra, khối data có thể chết thì máy vẫn ready, bạn cũng có thể thử nghiệm bằng cách rút cáp nối từ khối data sang mạch điều khiển, rút cáp nguồn cấp cho khối data thì máy in vẫn khởi động bình thƣờng. 1.2. Tính năng + Các tính năng là những chức năng đi kèm với máy in. Nói cách khác, các chức năng có thể đƣợc thực hiện bằng các máy in: In, quét, in hai mặt, sao chép, hiện diện hay vắng mặt của bộ nạp liệu tự động, khả năng mạng, khả năng thẻ nhớ, công nghệ in, hỗ trợ trình điều khiển, tính sẵn sàng thay thế hộp mực và nhiều tính năng khác là các tính năng của máy in. + Nói chung, máy in tất cả trong một bao gồm các tính năng nhƣ quét, sao chép và fax cùng với chức năng máy in chuẩn. Các tính năng chính cần xem xét khi mua một máy in MFP(Multi-Function Product / Printer / Peripheral) đa chức năng, tất cả-trong-một nhƣ sau: (1) Tốc độ in: Tốc độ in ít nhất 10 trang / phút cho màu sắc và 20 trang / phút cho đen trắng là tiêu chuẩn tối thiểu để tìm trong máy in. Việc chờ đợi hàng giờ để in không chỉ làm bạn bực bội, mà còn làm giảm năng suất của bạn. (2) Chất lƣợng Máy in 60
  9. Hãy tìm các máy in đen trắng với độ phân giải tối thiểu là 600 x 600 dpi. Lƣu ý rằng độ phân giải đen trắng của 2400 x 1200 tạo ra các sản phẩm in chất lƣợng cao. Chất lƣợng in tối thiểu là 1200 x 1200 và độ phân giải 4800 x 2400 tạo ra chất lƣợng in màu tuyệt vời. (3) Chu kỳ làm việc Số trang in tối đa trong một tháng đƣợc gọi là chu kỳ nhiệm vụ. Máy in văn phòng nên có chu kỳ làm việc cao trong khoảng từ 20.000 đến 25.000 trang. Trong khi đó, đối với ngƣời dùng gia đình thì chu kỳ hàng tháng là 5.000 trang. (4) Laser so với máy in phun Khi so sánh với một máy in phun, một máy in laser tạo ra hình ảnh chất lƣợng cao hơn. Hơn nữa, máy in laser hoạt động hiệu quả hơn máy in phun về mặt chi phí cho mỗi trang. Mặc dù hộp mực in laze đắt hơn hộp mực in phun, chúng còn lâu hơn đáng kể. Một khi các đơn vị đƣợc làm nóng và hoạt động, máy in laser in nhanh hơn nhiều so với máy in phun. (5) Chi phí thay thế pin Ngƣời dùng nên kiểm tra chi phí thay thế của mực khi mua máy in All-In-One; so sánh năng suất có thể mong đợi từ mực hoặc hộp mực. Lƣu ý rằng bằng cách chia chi phí cho hộp mực bằng năng suất dự kiến, ƣớc tính chi phí mỗi lần có thể tính toán đƣợc. (6) Scanner Resolution Đối với các sản phẩm chất lƣợng cao, cần có một máy quét có độ phân giải tối thiểu là 1200 x 600. Mặt khác, độ phân giải của máy quét là 4800 x 4800 tạo ra hình ảnh chất lƣợng tuyệt vời. (7) Scanner Element Type Có hai loại khác nhau của các yếu tố quét. Để quét các tệp đồ họa, máy quét cặp tính phí (CCD) đƣợc coi là tốt hơn và để quét ảnh văn bản tốt hơn, máy quét ảnh liên hệ màu sắc (CIS) tốt hơn. (8) Phần mềm máy quét OCR + Ghi chú rằng một phần mềm scanner là một công cụ nhận dạng ký tự (OCR). Với phần mềm OCR, ngƣời dùng có thể chuyển đổi một trang văn bản đƣợc quét vào một tài liệu có thể đƣợc mở và chỉnh sửa bằng phần mềm nhƣ Microsoft Word hoặc phần mềm xử lý văn bản khác. (9) Tốc độ copy 61
  10. Cũng nhƣ với một máy in chậm, nếu phải chờ cho nhiều bản sao đƣợc in, nó có thể ảnh hƣởng xấu đến năng suất của ngƣời dùng. Tốc độ sao chép ít nhất 25 trang / phút là một cơ sở tốt cho máy in All-In-One. (10) Cắt tài liệu Sizing Nếu ngƣời dùng có thể co lại hoặc phóng to một hình ảnh sao chép trực tiếp từ bảng quét, đó sẽ là một tính năng tốt đẹp. Nói chung, thay đổi tài liệu từ 25% xuống 400% là một đặc điểm chung cho hầu hết các máy in photocopy. (11) Bộ phận nạp tài liệu tự động Nói chung, việc đặt từng trang của một tài liệu fax một cách thủ công trên nền tảng máy quét một lần không phải là cách hiệu quả để gửi fax. ADF có thể loại bỏ vấn đề. Nó có thể cho phép ngƣời dùng đặt một chồng giấy tờ đƣợc fax vào khay nạp. (12) Bộ nhớ trang Fax thƣờng đại diện cho bao nhiêu trang có thể đƣợc quét và giữ trong bộ nhớ khi gửi fax. Các trang này thƣờng đại diện cho nhiều fax cho nhiều số. Ngƣời dùng nên tìm một bộ nhớ fax tối thiểu là 100 trang. (13) Tốc độ trang nhanh Đây là một lựa chọn tốt hơn để tìm một máy in All-In-One có khả năng gửi một trang fax dƣới 5 giây. (14) Wi-Fi hoặc Kết nối Mạng Với máy in All-In-One tƣơng thích Wi-Fi, bạn có thể hoạt động an toàn trong mạng gia đình hoặc doanh nghiệp có khả năng không dây. Nói chung, thiết lập WPS là một tính năng phổ biến trên hầu hết các bộ định tuyến. Nếu mạng của ngƣời dùng có tính năng WPS, sau đó mua một thiết bị MFP với WPS sẽ làm cho việc cấu hình máy in trở nên dễ dàng. Nếu mạng không dây không có sẵn, máy in All-In-One có card mạng tích hợp có thể đƣợc nối với một cổng có sẵn trong mạng và ngăn sự cần thiết phải chia sẻ máy in từ máy tính mạng. (15) Khả năng tƣơng thích Hãy đảm bảo rằng khe cắm thẻ nhớ tƣơng thích với thẻ nhớ của chúng. Hãy lƣu ý rằng các thông số kỹ thuật khe cắm bộ nhớ rất khác nhau và vài thẻ nhớ kiểu cũ có thể không hoạt động với các mô hình MFP mới hơn. 1.3. Cách sử dụng 62
  11. Máy in là một loại thiết bị văn phòng vô cùng phổ biến, có thể nói là đƣợc sử dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng máy in văn phòng tốt nhất để chất lƣợng in tốt và máy hoạt động bền bỉ. Chính vì vậy, dƣới đây sẽ hƣớng dẫn chi tiết cách sử dụng máy in văn phòng thông dụng nhƣ Canon, HP, Dell, Epson,… Cách sử dụng máy in văn phòng thông dụng vô cùng đơn giản, đƣợc thể hiện rất rõ ràng thông qua 4 bƣớc cơ bản nhƣ sau: Cài đặt máy in với máy chủ Đây là bƣớc đầu tiên khi sử dụng máy in văn phòng tốt nhất. Sau khi kết nối dây nguồn với máy chủ, trên màn hình sẽ hiện lên một thông báo giúp ngƣời dùng có thể chọn đƣợc loại thiết bị in muốn cài đặt. Cần ghi nhớ rằng mỗi máy in đều có Driver riêng kèm theo máy in, trong trƣờng hợp driver bị thất lạc thì ngƣời dùng vẫn có thể cài đặt lại file tìm kiếm trên Google. Thiết lập quyền chia sẻ máy in với các máy khác trong hệ thống Một chiếc máy in có thể đƣợc kết nối và thực hiện lệnh in bằng nhiều thiết bị máy tính khác. Để làm đƣợc điều này, thực hiện nhƣ sau: Bƣớc 1: Vào Start chọn Control Panel Bƣớc 2: Truy cập Printers and Faxes. Bƣớc 3: Chọn thiết bị máy in và click chuột phải chọn Sharing Bƣớc 4: Tick vào ô Share this Printer sau đó lƣu lại bằng nút Apply và OK Kết nối hệ thống máy tính với máy in Các máy tính trên cùng một hệ thống đều có thể sử dụng máy in. Chính nhờ điều này mà ngƣời dùng có thể kết nối máy in với nhiều máy tính để sử dụng tiện lợi và nhanh chóng hơn. Để thực hiện thao tác trên, ngƣời dùng có thể kết nối vào mạng nội bộ, sau đó dùng Control Panel – chọn Printers and Davices – And A Network. Tiến hành in văn bản Sau những bƣớc cơ bản trên, ngƣời dùng chỉ cần tiến hành lệnh in văn bản trên giao diện của máy tính một cách bình thƣờng. Phím tắt trên máy tính cho lệnh in tài liệu là Ctrl + P. Sau khi nhấn tổ hợp phím này, một hộp thoại mới sẽ xuất hiện để ngƣời dùng lựa chọn những tùy chọn, thông số,… (1) Chọn số lƣợng bản in 63
  12. (2) Chọn máy in (3) Chọn những trang sẽ in hoặc chọn in thuộc tính văn bản (4) Chọn in một hoặc hai mặt, tính năng này có thể không có ở một số dòng máy in (5) Lựa chọn sắp xếp bản in (ví dụ trang 1,2,3;1,2,3…) hoặc không sắp xếp (ví dụ trang 1,1;2,2;…) (6) Chọn hƣớng in theo chiều dọc hoặc phƣơng ngang của giấy (7) Chọn cỡ giấy (8) Canh lề trang in (9) Chọn số lƣợng trang in trên một mặt giấy Quá trình in kết thúc sau khi ấn vào nút lệnh OK và chờ bản in đƣợc in ra. Để sử dụng máy in văn phòng hiệu quả, chất lƣợng nhất, bạn cũng cần phải chú ý lựa chọn những chiếc máy in văn phòng tốt nhất, đƣợc đánh giá cao trong lĩnh vực in ấn nhƣ Canon LBP 2900, HP Laserjet P1102W,… 1.4. Cách bảo quản máy in Nên giữ sạch máy in (nhất là bộ phận bên trong máy) và kiểm tra giấy trƣớc khi bỏ vào khay in để máy luôn hoạt động tốt. Thƣờng xuyên kiểm tra các lỗ phun mực trên đầu in, không nên để các lỗ phun mực dính mực khô vì nếu có mực bám vào sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mực, bản in không đạt chất lƣợng. Tuy nhiên, cũng có một số loại máy có thể sử dụng chƣơng trình tự làm sạch các lỗ phun mực hoặc ở một số máy nhà sản xuất đã cài sẵn chƣơng trình này. Khi thấy có bụi bẩn, các mẩu giấy vụn tại các khe dẫn giấy cũng nhƣ ở các thành phần chuyển động bên trong máy nên lấy bình xịt hơi để làm sạch. Ngoài ra, ngƣời sử dụng nên tránh để máy in ngƣng hoạt động quá lâu, ít nhất một tuần cho máy in một lần. Bên cạnh đó, ngƣời sử dụng cần xác định rõ chất lƣợng bản in để tránh lãng phí mực khi in. Nếu muốn in có độ phân giải thấp ta chọn chế độ in “draft” và ngƣợc lại nếu muốn in có độ phân giải cao thì chọn “final”. 64
  13. Đối với máy có hai chức năng in màu và trắng đen, ngƣời sử dụng nên bỏ bớt một phần chức năng in còn lại nếu nhƣ chỉ sử dụng một trong hai chế độ in màu hoặc trắng đen. Việc này không chỉ làm cho tốc độ in nhanh hơn mà còn tiết kiệm đƣợc mực in. Bảo quản máy in phun màu Sử dụng các loại giấy có chất lƣợng tốt, không bị rách, không có nhiều xơ giấy, xơ giấy có thể dính vào đầu phun làm lem mực hoặc có thể gây nghẹt mực. Không in trên các loại giấy có bề mặt sần sùi, bị nhăn hoặc cong vênh vì có thể bị kẹt giấy, làm hƣ bộ phận cuốn giấy và có thể làm hỏng đầu phun mực. Sử dụng đúng loại giấy phù hợp với mỗi chế độ in để có bản in đẹp và không bị lem mực. Phải dùng giấy in có kích thƣớc đúng với bản in, nếu giấy in nhỏ hơn thì mực sẽ bị phun ra ngoài làm dơ máy hoặc có thể thấm vào các bộ phận khác gây hƣ hỏng. Sử dụng mực của chính nhà sản xuất để có bản in đẹp, mực kém chất lƣợng có thể gây hại cho đầu phun. Do máy in phun dùng mực dạng lỏng nên sau khi in không đƣợc chạm tay vào bản in để tránh bị lem mực, thông thƣờng mực sẽ khô hoàn toàn sau 24 giờ. Sau khi bật máy lên thì nên để nó ở chế độ thƣờng trực cho đến hết phiên làm việc, trong chế độ chờ máy rất ít hao điện. Mỗi khi mở máy, một ít mực sẽ đƣợc phun ra để làm thông đầu phun, nếu mở/tắt nhiều lần sẽ làm hao mực. Khi sử dụng xong nên tắt bằng nút On/Off trên máy in, không nên tắt bằng cách rút dây hoặc ngắt nguồn điện. Máy in phun có cơ chế bảo vệ các đầu phun, khi tắt máy bằng nút On/Off thì đầu phun sẽ đƣợc đƣa vào vị trí an toàn để đƣợc bảo vệ và tránh khô mực ở đầu phun. Không nên đặt máy trong môi trƣờng ẩm, nóng, nhiều bụi vì bụi bẩn sẽ làm nghẹt đầu phun. Ít nhất mỗi tuần nên in một bản đen và màu để thông mực, nếu để lâu không sử dụng đầu phun sẽ bị khô dễ bị nghẹt mực. Máy in có sẵn chức năng hiển thị mực và báo khi hết mực, không cần thiết phải tự tháo bình mực ra để kiểm tra. 65
  14. 1.5. Cách xử lý các sự cố máy in Máy in là thiết bị được người dùng văn phòng sử dụng rất nhiều, do đó những trục trặc về máy in thường gây ra tình trạng gián đoạn công việc - Máy in Epson Stylus Photo R270 - Ảnh: Internet Các sự cố liên quan đến máy in xảy ra ở hầu hết các chủng loại (bao gồm cả máy in laser và in phun). Trong đó, máy in laser thƣờng dễ khắc phục hơn so với máy in phun. Các sự cố xảy ra chủ yếu liên quan đến thao tác đọc lệnh từ ngƣời dùng, chế độ lƣu cache (bộ nhớ đệm) trong máy, máy in bị kẹt giấy, dịch vụ in bị lỗi hay hiện tƣợng nghẹt đầu phun, tràn bộ đệm trên máy in phun. Ra lệnh nhưng máy không in: Trƣờng hợp này thƣờng xảy ra do ngƣời dùng gửi quá nhiều lệnh in đến máy, khiến quá trình in bị “treo” hoặc vùng cache đã quá đầy. Để giải quyết vấn đề này, nhấn đúp chuột vào biểu tƣợng máy in đang hoạt động trên khay hệ thống, lúc này sẽ thấy một loạt các tài liệu in đang ở trạng thái Waiting, hãy xoá sạch hàng đợi này, bằng cách truy cập menu Printer > Cancel All Documents (nếu chỉ muốn xoá riêng từng tài liệu, nhấn chọn tài liệu đó, rồi bấm phím Delete). Khi đó, máy sẽ vẫn tiếp tục in vài trang cuối cùng (do lƣu lại trong cache) trƣớc khi có thể in lại nhƣ bình thƣờng. 66
  15. Hiện tượng đèn vàng nhấp nháy liên tục: Triệu chứng dễ thấy nhất là lúc đang in tài liệu, bất ngờ máy không tiếp tục in, đồng thời đèn báo hiệu màu vàng trên máy in chớp tắt liên tục. Có hai nguyên nhân gây ra sự cố này: máy in bị kẹt giấy hoặc giấy chƣa thực sự tiếp xúc với bộ phận nạp giấy. + Máy in bị kẹt giấy: Trƣờng hợp này không gì khác hơn là ngƣời dùng phải “gỡ” giấy in bị lỗi ra khỏi máy. Tuy nhiên tránh tình trạng kéo giấy trực tiếp từ khay, vì điều này có thể làm hỏng DRUM, khiến việc in ấn sau này sẽ khó khăn hơn. Khi gặp tình trạng này, đầu tiên ngƣời dùng tiến hành tắt máy in (nhấn nút Power offsau/bên hông thân máy), kế đến mở phần nắp đậy ở phía trên (đối với dòng máy in Canon LBP) hoặc nắm chặt phần gờ và kéo bật ra về phía ngoài (với một số dòng Laser HP), lúc này hãy lấy hộp mực (cartridge) ra khỏi máy và kéo phần giấy bám vào thanh cuộn ra ngoài. Cuối cùng, lắp hộp mực trở lại và tiến hành quá trình in ấn bình thƣờng. + Giấy chƣa tiếp xúc với bộ phận nạp: Trƣờng hợp này rất dễ phát hiện, khi sự cố xảy ra sẽ nghe tiếng “rít” của động cơ máy in đang hoạt động, ngƣời dùng hãy đẩy khay giấy sát vào, cho tới khi giấy đƣợc cuộn và in dễ dàng. Máy in không thể kết nối với dịch vụ Khác với hai sự cố trên, tình trạng này xảy ra ngay khi ngƣời dùng in trong lần đầu tiên. Một thông báo thƣờng có dạng Can not start spooler service xuất hiện và quá trình in không thực hiện đƣợc. Một số trƣờng hợp in 67
  16. qua mạng dƣới hình thức chia sẻ máy in, ngƣời dùng cũng nhận đƣợc thông báo tƣơng tự với dòng trạng tháiServer down… + Can not start spooler service: Phần lớn nguyên nhân gây ra sự cố này là do dịch vụ in ấn đã bị vô hiệu hóa (disable) hoặc cáp kết nối giữa máy in đến máy tính không tiếp xúc tốt. Để giải quyết tình trạng này, ngƣời dùng nên kiểm tra lại đầu cáp (một số loại máy in rất “kén” cáp và chỉ hoạt động với một số cáp gốc hoặc cáp tƣơng thích) và đảm bảo rằng cáp đã đƣợc lắp đúng vị trí. Tiếp đến, vào Start > Run, gõ lệnh services.msc và tìm đến nhánh Print Spooler, nhấn đôi vào dịch vụ này và chọn Automatic trong phần Startup type, sau đó nhấn nút Start để khởi động dịch vụ. + Server down: Chỉ xảy ra khi in qua môi trƣờng mạng (sử dụng máy in chia sẻ), nguyên nhân chủ yếu là do máy chủ đã tắt, vì vậy thông tin không thể xuất ra máy in, lúc này chỉ cần bật máy tính chia sẻ, công việc in ấn sẽ trở lại nhƣ thƣờng. Hiện tượng đèn vàng và đỏ nhấp nháy liên tục Sự cố này thƣờng xảy ra nếu đang dùng các máy in phun. Dấu hiệu này cho biết hộp mực kết nối đã có vấn đề (sử dụng mực bơm lại hoặc chip trên hộp bị lỗi). Trƣờng hợp này, có hai hƣớng giải quyết: - Hƣớng phần cứng: Sử dụng các công cụ reset chip (công cụ này hiện có bán khá nhiều ở các cửa hàng tin học, mỗi loại máy in sẽ có thiết bị reset chip và cách sử dụng khác nhau, bạn nên liên lạc và cung cấp thông tin về máy in đang 68
  17. sử dụng để đƣợc cấp thiết bị phù hợp) hoặc đơn giản hơn, ngƣời dùng có thể lắp đặt các hệ thống in liên tục (những hệ thống này đã đƣợc reset chip sẵn đảm bảo tƣơng thích tốt nhất với từng dòng máy in phun). - Hƣớng phần mềm (chỉ sử dụng cho dòng máy in Epson): cài đặt công cụ SSC Utility 4.3, công cụ này cho phép reset chip hộp mực của hầu hết các máy in phun Epson. Sau khi tải về, chƣơng trình sẽ nhận dạng hộp mực và hiển thị mức mực còn lại trong hệ thống. Tiếp đến, nhấn phải vào biểu tƣợng SSC trên khay hệ thống. Lúc này, sẽ có thông báo hiển thị của phần mềm điều khiển Epson: + Nếu dòng thông báo có dạng maintanice needed, vào Protection counter > Reset Protection Counter, khi xuất hiện thông báo Has the ink pad been replaced, chọn Yes. + Nếu dòng thông báo có dạng Locked out, bạn vào Protection counter > Clear counter overflow. Tiếp tục chọn mục Extra > Soft reset và đợi trong khoảng năm giây để máy in reset. Sau cùng, chọn lại chức năng Reset Protection Counter nhƣ trên, đồng thời tắt nguồn và khởi động lại máy in. Hủy tài liệu đang in Đây là một sự cố cũng thƣờng xảy ra, ngƣơi dùng đã ra lệnh in hàng chục trang tài liệu nhƣng muốn hủy và không tiếp tục in các trang còn lại. Để giải quyết vấn đề này, vào Start > Run, gõ lệnh Cmd. Tại cửa sổ Command Prompt, gõ vào hai dòng sau Net stop spooler, nhấn Enter để dừng dịch vụ in, sau đó gõ tiếp Net Start spooler để kích hoạt lại dịch vụ in. Bản in bị sọc hoặc không xuất hiện chữ Khi gặp hiện tƣợng này, ngƣời dùng nên kiểm tra lại lƣợng mực in còn trong hộp (thông qua biểu tƣợng trạng thái ở khay hệ thống), nếu mực trong máy vẫn còn, rất có khả năng bị nghẹt đầu phun, khiến mực không phun hoặc phun lên giấy không đều gây ra hiện tƣợng bản in bị sọc. Để khắc phục sự cố, ngƣời dùng truy cập vào các công cụ tiện ích của máy in (Utility), chọn lệnh Clean Cartridge (hoặc Nozzle Check) và làm theo các bƣớc hƣớng dẫn để làm sạch đầu phun. 2.Máy photocopy 2.1. Nguyên lý, cấu tạo máy photocopy Cấu tạo, chức năng các bộ phận chính: 69
  18. (1.) Trống (Drum) Trống là bộ phận chính của máy Photocopy làm nhiệm vụ chuyển đổi hình ảnh. Trống còn có tên gọi là trống từ, trống OPC (Organic Photo Conductor : quang dẫn hữu cơ). Trống đƣợc gọi là trống từ vì sử dụng từ tính trong quá trình tạo hình ảnh, gọi là trống OPC vì bề mặt trống có phủ lớp quang dẫn. a. Cấu tạo của trống - Lõi trống : bằng kim loại phi từ tính (chủ yếu bằng nhôm) hình trụ tròn, rỗng. - Mặt trống : bề mặt trống đƣợc phủ lớp quang dẫn. Chất quang dẫn là một hợp chất đặc biệt có hai tính chất. - Nhiễm điện : dễ nhiệm điện tích âm và bảo lƣu đƣợc điện tích trong bóng tối. - Cảm quang : sẽ bị mất điện tính khi có ánh sáng chiếu vào, ánh sáng càng mạnh thì điện tích mất đi càng nhiều và ngƣợc lại (tỉ lệ thuận với cƣờng độ ánh sáng chiếu vào). Dựa vào đặc điểm này của chất quang dẫn để chê tạo ra trống OPC. Trống OPC có ƣu điểm là không sinh khí Ozon. Các loại trống của máy Photocopy đời cũ không dùng loại trống này nên trong quá trình sao chụp sẽ sinh ra khí Ozon, loại khí có ích cho môi trƣờng trong việc ngăn chặn các tia cực tím bức xạ từ mặt trời có hại cho da con ngƣời, làm trái đất nóng lên (hiệu ứng nhà kính) nhƣng khi con ngƣời tiếp xúc trực tiếp hay hít ngửi loại khí này lại rất có hại cho sức khoẻ. b. Chú ý về trống Do đảm nhiệm vai trò chính trong quá trình sao chụp nên trống phải đƣợc bảo quản, bảo dƣỡng tốt, chỉ bị một vết xƣớc nhỏ trên bề mặt trống thì trên bản chụp sẽ có vệt đen tức thì. Trong quá trình sao chụp, trống luôn cọ xát với các bộ phận khác nên lớp quang dẫn sẽ bị mòn đi. Khi lớp quang dẫn bị mòn quá nhiều thì phải thay trống (khoảng 150.000 - 200.000 bản chụp) tuỳ thuộc vào chế độ chụp và cách bảo quản. Trên trống có một thanh gạt gọi là gạt mực, có nhiệm vụ gạt sạch mực và bột giấy còn sót lại sau khi chụp. Khi thay trống mới, ta cần phải thay luôn thanh gạt này để đảm bảo trống mới không bị xƣớc do thanh gạt cũ. (2.) Mực (Toner) Mực là một loại chất làm nhiệm vụ thể hiện hình ảnh trên giấy mực. Mực của máy Photocopy ở dạng bột và có màu đen, thành phần chủ yếu là Cacbon (nguyên liệu có sẵn, dồi dào và có màu đen tự nhiên). 70
  19. Mực có hai tính chất : - Nhiễm điện : mực cũng có khả năng nhiễm điện tích dƣơng khi đƣợc cọ sát với từ. - Chảy dính : Khi gặp nhiệt độ cao (từ 160oC trở lên) mực sẽ bị nóng chảy. Khi bị nóng chảy, mực có độ kết dính cao và dính chặt vào giấy, tạo nên hình ảnh trên giấy. Chú ý về mực Do trực tiếp tạo nên bản chụp nên chất lƣợng của mực rất quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng bản chụp. Mặt khác, trong quá trình sao chụp, mực tiếp xúc trực tiếp với một số bộ phận nhƣ lô sấy, lô ép và một số hạt mực có thể rơi vãi xuống trống. Vì vậy, độ mịn của mực và chất lƣợng của mực là rất quan trọng, cần phải quan tâm. Hiện nay, trên thị trƣờng có lƣu hành nhiều loại mực giả với giá rẻ. Khi dùng loại mực này, các bộ phận của máy nhƣ trống từ, lô sấy, lô ép sẽ bị ảnh hƣởng và giảm tuổi thọ nhanh chóng do mực không mịn và chảy dính không đều. (3.) Bột từ (Developer) Bột từ là những hạt sắt cực nhỏ có từ tính cao (bản chất là những hạt nam châm vĩnh cửu điện tính âm) làm nhiệm vụ mang mực đến sát trống. Sau khi đƣa mực đến sát trống, do bề mặt trống nhiễm điện tích âm nên sẽ hút mực, đồng thời đẩy từ trở lại hộp từ để tiếp tục chuyển các hạt mực khác. Do vậy, bột từ tiêu hao không nhiều trong quá trình chụp mà chỉ bị giảm từ tính. Khi còn tốt, một hạt từ có thể mang đƣợc 2-3 hạt mực. Lƣợng mực cung cấp cho trống sẽ thay đổi tỷ lệ và gây cho bản chụp bị mờ hoặc bẩn, khi đó sẽ phải thay từ mới. Chú ý về từ: Cũng nhƣ mực, từ hiện nay cũng bị làm giả, hàng nhái, hàng kém phẩm chất rất nhiều. Khi ta sử dụng hàng giả, hàng nhái, độ từ tính sẽ bị suy giảm rất nhanh và gây ra hai hiện tƣợng : - Từ mang đƣợc ít mực nên bản chụp sẽ bị mờ. - Từ không hút mực chặt nên các hạt mực rất dễ bị rơi vãi trên đƣờng vận chuyển. Các hạt mực rơi vãi lung tung trong máy sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của các bộ phận và bản chụp bị lem nhem. (4.) Lô sấy (Hot Roller) Là một trục tròn, thƣờng có màu đen bằng kim loại dẫn nhiệt tốt (thƣờng làm bằng hợp kim nhôm) có nhiệm vụ sinh nhiệt để làm mực nóng chảy. Lô sấy bao gồm : đèn nhiệt, thăm nhiệt, cầu chì nhiệt. Đèn nhiệt sinh ra nhiệt để lô sấy toả nhiệt ra bề mặt lô sấy. Thăm nhiệt có nhiệm vụ đo nhiệt để báo về bộ xử lí. 71
  20. Cầu chì nhiệt có nhiệm vụ bảo vệ đèn nhiệt. (5.) Lô ép (Presurre Roller) Lô ép là một trục tròn bằng vật liệu đàn hồi (thƣờng làm bằng cao su) có nhiệm vụ ép dính mực sau khi đã nóng chảy lên trên bề mặt giấy. Lô ép đƣợc đặt song song với lô sấy, tiếp xúc trực tiếp với bề mặt lô sấy. Trong quá trình chụp, hai lô này quay ngƣợc chiều nhau. Do vậy, nếu một trong hai lô này bị phồng lên hay sứt mẻ thì lô còn lại cũng bị ảnh hƣởng nếu không đƣợc khắc phục sớm. (6.) Cao áp Cao áp là bộ phận có nhiệm vụ sinh ra từ trƣờng lớn để hút các bộ phận khác hay làm cho các bộ phận khác nhiễm điện. Các loại cao áp trong máy Photocopy là : - Cao áp nạp : nạp đồng đều điện tích âm lên bề mặt trống. - Cao áp hút : hút mực từ trống xuống bề mặt giấy. - Cao áp tách : tách giấy ra khỏi bề mặt trống. (7.) Các bộ phận khác 72
nguon tai.lieu . vn