Xem mẫu

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: SẢN XUẤT CÂY TRỒNG QUY MÔ TRANG TRẠI NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. i
  3. LỜI GIỚI THIỆU Hiện nay cả nước có 20.065 trang trại (2012). Trong đó, riêng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ có tới 11.697 trang trại, chiếm 58,3% tổng số trang trại trong cả nước. Trung du và miền núi phía Bắc có số trang trại ít nhất, với 587 trang trại, chiếm tỷ lệ 2,9%. Ở khu vực này, trang trại chăn nuôi chiếm đa số, với 506 trang trại. Do đặc điểm tự nhiên của nước ta không đồng đều nên tỷ lệ các loại hình kinh tế trang trại có sự phát triển khác nhau để tối ưu hoá hiệu quả hoạt động. Tính đến năm 2011, cả nước có 8.642 trang trại trồng trọt, chiếm 43% tổng số trang trại; 6.202 trang trại chăn nuôi, chiếm 30,9%; 4.443 trang trại nuôi trồng thuỷ hải sản, chiếm 22,1%; 737 trang trại tổng hợp, chiếm 3,7% và 51 trang trại lâm nghiệp, chiếm 0,3%. Qua số liệu trên cho thấy, số lượng trang trại trồng trọt chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, với 7.089 trang trại, chiếm tới 90,4% số trang trại trồng trọt trong cả nước. Số trang trại nuôi trồng thuỷ hải sản chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, với 4.090 trang trại, chiếm 92,3% tổng số trang trại thuỷ sản. Số trang trại chăn nuôi chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng, với 4.240 trang trại, chiếm 68,3% tổng số trang trại chăn nuôi. Bên cạnh sự phát triển cũng có thực trạng các trang trại có quy mô diện tích dưới mức hạn điền, có nguồn gốc đa dạng, đã gây không ít những bất cập trong việc quản lý, sử dụng diện tích đất để phát triển kinh tế trang trại. Mặt khác, các trang trại chủ yếu sử dụng lao động của gia đình; một số trang trại có thuê lao động thời vụ và lao động thường xuyên, tiền công lao động chỉ được thực hiện theo hình thức thoả thuận giữa hai bên, chưa thực sự tạo sự ổn định về giải quyết việc làm. Hầu hết vốn đầu tư là vốn tự có và vốn vay của cộng đồng. Vốn vay của các tổ chức tín dụng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Nhiều địa phương có kinh tế trang trại chưa làm tốt công tác quy hoạch sản xuất, hệ thống thuỷ lợi, điện, thị trường… làm cho không ít trang trại gặp khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giáo trình gồm có 5 chương. Chương 1: Sản xuất cây trồng quy mô trang trại Chương 2: Kỹ thuật thiết lập trang trại cây ăn trái, cây lúa Chương 3: Thiết kế hệ thống tưới trong trang trại Chương 4: Quản lý độ màu mỡ của đất trong trang trại Chương 5: Cơ giới hóa trong trang trại ii
  4. Môn học giúp cung cấp những kiến thức về quy mô, cách thức hoạt động cũng như một số vấn đề cơ bản để người học có thể nắm bắt nhanh chóng nếu có gặp loại hình kinh tế này về sau. Đồng Tháp, ngày 26 tháng 5 năm 2017 Chủ biên Võ Thành Minh Quân iii
  5. MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. ii CHƯƠNG 1: SẢN XUẤT CÂY TRỒNG QUY MÔ TRANG TRẠI ................. 1 1. Trang trại là gì ............................................................................................... 1 1.1. Khái quát về trang trại ......................................................................... 2 1.2. Vai trò của trang trại ............................................................................ 5 1.3. Đặc trưng chủ yếu của kinh tề trang trại.............................................. 7 1.4. Sự phát triển trang trại ở Việt Nam ..................................................... 7 1.5. Các loại hình trang trại ở Việt Nam ................................................... 11 2. Những vấn đề cơ bản về quản lý trang trại ................................................. 12 2.1 Xác định phương hướng mục tiêu kinh doanh ................................... 12 2.2 Lập kế hoạch hành động ..................................................................... 12 CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT THIẾT LẬP TRANG TRẠI CÂY ĂN TRÁI, CÂY LÚA ..................................................................................................................... 15 1. Các mô hình sản xuất cây ăn trái ở ĐBSCL ............................................... 15 2. Thiết kế và xây dựng vườn.......................................................................... 16 2.1. Điều tra cơ bản chọn vùng canh tác ................................................... 16 2.2. Thiết kế vườn ..................................................................................... 16 2.3. Xây dựng bờ bao, cóng, bọng ............................................................ 17 2.4. Trồng cây chắn gió............................................................................. 18 2.5. Hệ thống giao thông ........................................................................... 18 2.6. Các công trình phụ ............................................................................. 18 2.7. Khoảng cách trồng ............................................................................. 20 2.8. Trồng và nuôi xen trong vườn ........................................................... 20 3. Lên liếp ........................................................................................................ 22 4. Kỹ thuật trồng cây ăn trái ............................................................................ 22 4.1. Đấp mô ............................................................................................... 22 4.2. Mật độ và khoảng cách ...................................................................... 22 4.3. Quản lý cỏ .......................................................................................... 22 4.4. Tạo tán và tỉa cành ............................................................................. 22 4.5. Trẻ hóa ............................................................................................... 22 4.6. Quản lý nước ...................................................................................... 22 5. Thiết kế xây dựng cánh đồng mẫu lớn (Cánh đồng liên kết) ...................... 22 6. Kỹ thuật sản xuất lúa ................................................................................... 26 iv
  6. CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƯỚI TRONG TRANG TRẠI ............................................................................................................................. 27 1. Khái niệm chung về hệ thống tưới .............................................................. 27 2. Nhiệm vụ hệ thống tưới............................................................................... 27 3. Phân loại hệ thống tưới ............................................................................... 28 3.1. Nguồn nước........................................................................................ 28 3.2. Hệ thống mương liếp kết hợp với tưới tiêu cho vườn cây ăn trái ở ĐBSCL ...................................................................................................... 29 3.3. Giếng nước tưới cho rau màu vùng đất thiếu nước ........................... 30 3.4. Xử lý nước tưới .................................................................................. 30 4. Hệ thống dẫn nước ...................................................................................... 30 5. Ứng dụng ..................................................................................................... 30 CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ ĐỘ MÀU MỠ CỦA ĐẤT TRONG TRANG TRẠI . 33 1. Định nghĩa độ màu mỡ và chất lượng đất ................................................... 33 2. Độ màu mỡ, sức khỏe cây trồng, sự chống chịu và tính đề kháng của cây trồng với sự gây hại của sâu bệnh ................................................................... 34 2.1. Mục tiêu quản lý độ màu mỡ bền vững của đất................................. 34 2.2. Phương pháp quản lý độ màu mỡ ...................................................... 35 3. Biện pháp canh tác bền vững ...................................................................... 36 3.1. Biện pháp làm đất .............................................................................. 36 3.2. Che phủ đất ........................................................................................ 36 3.3. Phân hữu cơ........................................................................................ 37 3.4. Bổ sung dinh dưỡng ........................................................................... 38 3.5. Luân canh ........................................................................................... 39 CHƯƠNG 5: CƠ GIỚI HÓA TRONG TRANG TRẠI ...................................... 40 1. Các công đoạn cơ giới trong sản xuất ......................................................... 40 2. Máy thu hoạch ............................................................................................. 46 3. Máy xử lý sau thu hoạch ............................................................................. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 48 v
  7. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Sản xuất cây trồng quy mô trang trại Mã môn học: CNN484 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Là môn học chuyên ngành. Là môn học được bố trí sau khi sinh viên đã học xong chương trình các môn học chung/đại cương. Yêu cầu sinh viên phải đảm bảo đủ số giờ lý thuyết và thực hành. - Tính chất: là một trong những môn học giúp sinh viên nắm được những yêu cầu cơ bản của việc sản xuất cây trồng theo hướng tự động hoá cao. Khi học xong sinh viên hiểu được kỹ thuật thiết lập vườn cây quy mô lớn, kỹ thuật thiết kế hệ thống tưới tiêu hiện đại. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Tạo tiền đề tư duy giúp người học nhanh chóng nắm bắt các vấn đề sẽ phát sinh trong loại hình kinh tế trang trại vốn chưa phổ biến nhiều ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Trình bày các khái niệm về trang trại và những vấn đề trong quản lý trang trại. + Trình bày quy trình thiết lập một trang trại chuyên canh cây ăn trái với quy mô lớn. + Thiết lập được vùng canh tác lúa với quy mô lớn. + Trình bày quá trình thiết kế một hệ thống tưới phục vụ trang trạng. + Ứng dụng khoa học trong thiết kế hệ thống tưới tự động . + Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến dinh dưỡng đầu vào và đầu ra + Trình bày phương pháp quản lý dinh dưỡng trong trang trại, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng tốt cho cây trồng và cân bằng dinh dưỡng trong đất. + Trình bày vai trò của việc cơ giới hoá, tự động hoá trong trang trại. - Về kỹ năng: + Trình bày được trang trại và những hình thức canh tác khác. + Lập được bảng điều tra vùng canh tác. + Thiết kế được bảng vẽ cho 1 hệ thống trang trại. vi
  8. + Tính được các bước cần cho việc lập hệ thống tưới. + Tính được lượng dinh dưỡng đầu vào và đầu ra. + Nhận dạng các loại máy cơ giới chuyên dụng cho trang trại. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, ham học hỏi. + Biết áp dụng kiến thức cho những môn học chuyên ngành để thiết lập một trang trại cơ bản. Nội dung của môn học: Thời gian (giờ) Kiểm tra Số Thực hành, (định kỳ)/ Tên chương, mục thí nghiệm, ôn thi và TT Tổng số Lý thuyết thảo luận, bài thi kết tập thúc môn học 1 Chương 1: Sản xuất cây 4 4 trồng quy mô trang trại 1. Trang trại là gì. 2. Những vấn đề cơ bản về quản lý trang trại 2 Chương 2: Kỹ thuật thiết 8 8 lập trang trại cây ăn trái, cây lúa 1. Các mô hình sản xuất cây ăn trái ở ĐBSCL 2. Thiết kế và xây dựng vườn 3. Lên liếp 4. Kỹ thuật trồng cây ăn trái 5. Thiết kế xây dựng cánh đồng mẫu lớn (Cánh đồng liên kết). 6. Kỹ thuật sản xuất lúa vii
  9. 3 Chương 3: Thiết kế hệ 8 8 thống tưới trong trang trại 1. Khái niệm về hệ thống tưới 2. Nhiệm vụ của hệ thống tưới 3. Phân loại hệ thống tưới 4. Hệ thống dẫn nước 5. Ứng dụng Kiểm tra 1 1 4 Chương 4: Quản lý độ màu 4 4 mỡ của đất trong trang trại 1. Định nghĩa độ màu mỡ và chất lượng đất 2. Độ màu mỡ, sức khỏe cây trồng, sự chống chịu và tính đề kháng của cây trồng với sự gây hại của sâu bệnh 3. Biện pháp canh tác bền vững 5 Chương 5: Cơ giới hóa 6 6 trong trang trại 1. Các công đoạn cơ giới trong sản xuất 2. Máy thu hoạch 3. Máy xử lý sau thu hoạch Ôn thi 1 1 Thi/kiểm tra kết thúc môn 1 1 học Cộng 30 27 0 3 viii
  10. CHƯƠNG 1 SẢN XUẤT CÂY TRỒNG QUY MÔ TRANG TRẠI MH 15-01 Giới thiệu: Giới thiệu về những yêu cầu để thành lập một trang trại. Sự khác biệt của hình thức trang trại so với những hình thức canh tác khác đang hiện có. Mục tiêu: Kiến thức: + Trình bày các khái niệm về trang trại và những vấn đề trong quản lý trang trại. Kỹ năng: + Nhận biết được được trang trại và những hình thức canh tác khác. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, ham học hỏi. 1. Trang trại là gì Hiện nay, ở nước ta còn tồn tại một số khái niệm khác nhau về trang trại, sự khác nhau này chủ yếu do các cách tiếp cận khác nhau đối với kinh tế trang trại. Mỗi quan điểm đều có cách tiếp cận riêng của mình và có những thải độ ứng xử khác nhau đối với kinh tế Trang trại. Có thể kể ra ở đây một số quan niệm chính như sau:  Nhóm quan điểm thứ nhất cho rằng, kinh tế trang trại là một hình thức doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp. Những đặc trưng chính của trang trại là quy mô lớn, kỹ thuật tiến bộ và mục tiêu kiếm tìm lợi nhuận. Với cách tiếp cận thứ nhất kể trên, rõ ràng chính sách và phương pháp quản lý đối với trang trại cần vận dụng như đối với các doanh nghiệp trong nông nghiệp.  Nhóm quan điểm thứ hai cho rằng, kinh tế trang trại là sự phải triển cao của kinh tế hộ gia đình nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường với các đặc tng chủ yếu là quy mô nông hộ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, sản xuất hàng hóa. Cách tiếp cận này dẫn đến yêu cầu áp dụng các chính sách quản lý và đối xử với kinh tế trang trại cần phải bình đẳng như đối với kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp.  Nhóm quan điểm thứ ba cho rằng, kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất quả độ trong nông nghiệp, nó vừa mang dáng dấp của doanh nghiệp trong nông thôn, lại vừa mang những tính chất của kinh tế hộ gia đình. Cách tiếp cận này đặt ra đòi hỏi cần có những nghiên cứu thận trọng để xây dựng 1
  11. một hệ thống chính sách và phương pháp quản lý riêng cho kinh tế trang trại, vì rằng nó là một hình thức tổ chức sản xuất đặc thù, riêng có trong nông nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường. Hiện tại ở Việt Nam nhóm quan điểm thứ ba đang được nhiều người ủng hộ. Để đáp ứng các yêu cầu thực tiễn về quản lý và phát triển kinh tế trang trại, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02-02-2000 về Kinh tế trang trại, trong đó đã đưa ra quan điểm và chính sách về kinh tế trang trại. 1.1. Khái quát về trang trại Là cơ sở, là doanh ngiệp kinh doanh nông nghiệp của một hoặc một nhóm nhà kinh doanh. Tiêu chuẩn để xác định trang trại:  Trồng cây hàng năm: 1 ha trở lên miền Bắc và miền Trung; >3 ha trở lên ở các tỉnh Nam bộ.  Cây lâu năm: 3-5 ha.  Cây rừng: > 10 ha. Ý nghĩa của loại hình trang trại:  Cung cấp nhiều sản phẩm hàng hóa với năng suất, chất lượng và hiệu quả vượt trội.  Quản lý và sử dụng quỹ đất hiệu quả.  Tạo việc làm, tạo thu nhập.  Huy động nguồn vốn trong dân.  Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hoá – hiện đại hoá.  Tham gia sâu vào thị trường thế giới. Phân loại trang trại:  Phân loại theo hình thức tổ chức quản lý 2
  12. Hình 1.1: Trang trại Vinamilk Việt Nam - Trang trại gia đình: Là kiểu trang trại của từng hộ gia đình nông dân có tư cách pháp nhân riêng, độc lập về sản xuất kinh doanh do người chủ hộ có năng lực, uy tín trong gia đình đúng ra quản lý. - Trang trại liên doanh: Là trang trại có từ 2 gia đình trở lên tự nguyện hợp nhất lại thành một trang trại lớn hơn với tư cách pháp nhân mới, tăng thêm năng lực về vốn, tư liệu sản xuất để có sức mạnh cạnh tranh với các trang trại có quy mô lớn hơn khác và để hưởng ưu đãi của Nhà nước đối với các trang trại lớn, những vẫn giữ nguyên quyền tự chủ điều hành sản xuất của trang trại cũ. Hình 1.2: Bên trong trang trại VinEco Hội An – Việt Nam 3
  13. - Trang trại hợp doanh theo cổ phần: là trang trại được tổ chức theo nguyên tắc một công ty cổ phần, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông lâm sản.  Phân loại theo sở hữu tư liệu sản xuất và phương thức quản lý - Chủ trang trại có sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất. - Chủ trang trại có sở hữu một phần tư liệu sản xuất. - Chủ trang trại hoàn toàn không tư liệu sản xuất.  Phân loại theo phương thức điều hành sản xuất - Chủ trang trại và gia đình sống, làm việc ngay tại trang trại và trực tiếp điều hành xuất kinh doanh. - Chủ trang trại và gia đình sống ở thành phố nhưng vẫn trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chủ trang trại và gia đình sống ở thành phố, thuê người quản lý sản xuất kinh doanh ở trang trại.  Phân loại theo cơ cấu sản xuất - Trang trại cơ cấu sản xuất kinh doanh tổng hợp. - Trang trại cơ cấu sản xuất kinh doanh chuyên môn hóa. - Trang trại chỉ sản xuất nông lâm sân làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.  Phân loại theo cơ cấu thu nhập - Trang trại có thu nhập thuẫn nhất từ nông nghiệp. - Trang trại có thu nhập chủ yếu ngoài nông nghiệp, ngoài trang trại.  Phân loại theo cách thức quản lý vốn và quản lý trang trại - Trang trại tư bản: Chủ trang trại là người đầu tư vốn vào kinh doanh nông nghiệp nhằm mục đích hoàn toàn vì lợi nhuận. Chủ trang trại sẽ mua hoặc thuê đất, thuê lao động, mua sắm các phương tiện kinh doanh, thuê quản lý hoặc tự quản lý (đa số thuế quân lý) còn chủ trang trại chủ yếu kiểm tra. Nếu kinh doanh nông nghiệp kém lại nhuận hơn kinh doanh khác thì họ sẽ bản trang trại hoặc chuyển hướng cơ bản trong kinh doanh. - Trung trại gia đình: là hình thức phát triển cao của kinh tế hộ nông dân, nó vừa mang tính tự cung tự cấp, vừa sản xuất hàng hóa. 4
  14. 1.2. Vai trò của trang trại Kinh tế trang trại ra đời và phát triển đã đóng một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vai trò của các trang trại thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau đây: - Góp phần cung cấp nhiều sản phẩm nông nghiệp với năng suất, chất lượng và hiệu quả vượt trội so với kinh tế nông hộ. - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa lớn tập trung, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, từng bước thực hiện nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta. Hình 1.3: Trang trại chăn nuôi heo công ty CP Việt Nam Trang trại trồng cây hàng năm và cây lâu năm có xu hướng giảm, tăng tỷ trọng trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất kinh doanh thuỷ sản. Năm 2001 tỷ trọng trang trại trồng cây hàng năm chiếm 35,6% đến năm 2006 chiếm 28,7%, trang trại chăn nuôi năm 2001 chiếm tỷ trọng 2,9% đến năm 2006 chiếm tỷ trọng 14,6%. Xu hướng chân nuôi lợn và gia cầm tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất quy mô lớn với mô hình gia trại và trang trại ngày cảng tăng. Theo kết quả điều tra trang trại, tại thời điểm 01/7/2010, số trang trại chăn nuôi của cả nước tăng 13% so với cùng thời điểm năm 2009. Các vùng có số trang trại chăn nuôi tăng nhanh là: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc tăng 26,7%, Đông bằng sông Hồng tăng 15,7%; Đồng bằng sông Cửu Long tăng 14,4%. Theo kết quả điều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/10/2010 đàn lợn cả nước có 27,37 triệu con, giảm 0,9% so với cùng thời điểm năm 2009. Đàn gia cầm có 300,5 triệu con, tăng 7,3%. 5
  15. Đàn trâu có 2.913,4 nghìn con, tăng 0,9%, Đàn bò có 5.916,3 nghìn con, giảm 3,1%. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng năm 2010 ước tính 84,2 nghìn tấn, tăng 6,5% so với năm 2009, Sản lượng thịt bò 278,9 nghìn tấn, tăng 5,9%. Sản lượng thịt lợn 3036,4 nghìn tấn, tăng 0,2%. Sản lượng thịt gia cầm 621,2 nghìn tấn, tăng 17,5%. Trứng gia cầm 6.371,8 triệu quả, tăng 16,5%. - Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất, đặc biệt là hiệu quả sử dụng đất đai trong nông nghiệp và nông thôn. Các trang trại hình thành và phát triển đã không ngừng tìm tòi những cách thức và phương pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở nâng cao trình độ sử dụng đất đai, tài nguyên và các yếu tố sảnn xuất của mình. - Góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho nông dân. Các trang trại ra đời, bằng những ưu thế mới của mình, đã góp phần đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, thu hút thêm lao động vào các hoạt động sản xuất của mình, trên cơ sở đó tạo thêm việc làm và thu nhập cho nông dân. - Các trang trại góp phần thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Có thể nói kinh tế trang trại ra đời đã tạo ra môi trường thu hút đầu tư khá mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp thông qua việc đầu tư xây dựng và phát triển các trang trại. Các trang trại đã thu hút nhiều đối tượng khác nhau, nhiều nguồn vốn khác nhau đầu tư vào nông nghiệp. - Góp phần phát triển sản xuất bảng hóa, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của xã hội về các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu, tạo ra động lực mới cho sự nghiệp phát triển toàn diện kinh tế xã hội các vùng nông thôn. - Góp phần hình thành một tầng lớp con người mới, những người chủ mới trong nông nghiệp và nông thôn có đủ bản lĩnh và trình độ để quản lý nền nông nghiệp nước ta phát triển trong điều kiện phát triển mới của đất nước. - Kinh tế trang trại còn có vai trò về mặt xã hội và môi trường. Khi kinh tế trang trại phát triển làm cho thu nhập của người dân được nâng cao, có việc làm đã góp phần giảm các tệ nạn xã hội. Ngoài ra, vì lợi ích thiết thực lâu dài của mình nên các hộ nông dân đã quan tâm đến bảo vệ các yếu tố môi trường, trước tiên trong phạm vi trang trại sau đó đến toàn vùng. Tóm lại: • Là “tế bào” của nền nông nghiệp hàng hóa. • Là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống nông nghiệp. • Trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hàng hóa. 6
  16. • Khôi phục, bảo vệ và phát triển môi trường, xây dựng và phát triển nông thôn mới. 1.3. Đặc trưng chủ yếu của kinh tề trang trại Gồm các đặc trưng:  Chuyên môn hóa, sản xuất hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu thị trường.  Thị trường đầu vào và đầu ra là nhân tố có tính quyết định chiến lược sản xuất và hiệu quả của trang trại.  Có điều kiện để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật.  Thuê mướn nhiều lao động (không phải lao động gia đình như kinh tế hộ).  Chủ trang trại là người có năng lực, tài chính và phương pháp kinh doanh. 1.4. Sự phát triển trang trại ở Việt Nam - Trên thế giới Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần 1 diễn ra ở châu Âu, nước Anh đã phá bỏ những bãi chăn thả gia súc công cộng, đồng thời còn làm phá sản những người sản xuất nhỏ dẫn tới việc tập trung ruộng đất để hình thành nên những xí nghiệp nông nghiệp tư bản tập trung trên quy mô rộng cùng việc sử dụng lao động làm thuê. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở đây cũng được tổ chức giống như mô hình hoạt động của các công xưởng công nghiệp. Nhìn chung, đến giữa thế kỷ XIX người ta vẫn cho rằng con đường phát triển của nông nghiệp sẽ diễn ra giống như trong công nghiệp, tức là sẽ hình thành các xí nghiệp nông nghiệp lớn với phương thức sản xuất kinh doanh tư bản chủ nghĩa cùng với việc sử dụng nhiều lao động làm thuê để có thể đem lại hiệu quả lớn cho phát triển kinh tế. Nhưng do những đặc điểm riêng của ngành sản xuất nông nghiệp dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ở những xí nghiệp này rất kém hiệu quả so với các trang trại gia đình. Cuối thế kỷ 19, sự phát triển của hệ thống giao thông đường sắt, đường thuỷ và đường bộ phát triển làm giảm mạnh giá cước vận tải. Những luồng di cư của dân châu Âu sang châu Mỹ, Úc đã mở rộng thêm diện tích nông nghiệp ở các lục địa mới. Trong canh tác, việc sử dụng máy nông nghiệp và phân hóa học đã thúc đẩy tăng sản lượng nông nghiệp kéo theo sự giảm giá thành nông sản. Cùng với sự phát triển công nghiệp và tăng nhanh năng suất lao động, nâng cao giá lao động nông nghiệp, trang trại lớn mất ưu thế và thúc đẩy sự phát triển của trang trại gia đình. Thực tế cho thấy, sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn và sử dụng nhiều lao động làm thuê đã không dễ dàng đem lại hiệu quả mong muốn. Điều dễ 7
  17. hiểu là do sản xuất nông nghiệp khác với công nghiệp khi nó tác động vào sinh vật, cây trồng và vật nuôi. Vì vậy, nông nghiệp không phù hợp với hình thức sản xuất quy mô lớn và việc sử dụng nhiều lao động làm thuê. Chính tình hình đã làm mất dần ưu thế của trang trại lớn, thúc đẩy sự phát triển của trang trại gia đình. Như vậy trang trại gia đình bắt đầu phát huy những lợi thể của nó nhất là vào cuối thế kỷ XIX. Sang đầu thế kỷ XX, lao động nông nghiệp bắt đầu giảm, số trang trại cũng giảm lao động làm thuê. Khi ấy, khoảng 75 - 80% trang trại gia đình không thuê lao động. Đây là thời kỳ thịnh vượng của trang trại gia đình. Sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ đã thu hút lao động trong khu vực nông nghiệp nhanh hơn tốc độ tăng lao động nông nghiệp. Tiếp sau nước Anh, ở các nước Pháp, Ý, Hà Lan, Đan Mạch, Thuy Diễn... sự hiện diện và phát triển của kinh tế trang trại gia đình ngày càng tạo ra nhiều nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa. Với vùng Bắc Mỹ xa xôi mới được tìm ra sau phát kiến địa lý vĩ đại, dòng người khẩn thực từ châu Âu vẫn tiếp tục chuyển đến Bắc Mỹ và chính công cuộc khẩn thực trên quy mô rộng lớn đã mở đường cho kinh tế trang trại ở Bắc Mỹ phát triển. Cuối thế kỷ XX, trang trại gia đình là mô hình sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp thế giới, nó chiếm tỷ trọng lớn về đất đai canh tác cũng như khối lượng nông sản được sản xuất, trong khi đó các trang trại tư bản chủ nghĩa dựa vào chế độ làm thuê chỉ chiếm 1 tỷ trọng tương đối nhỏ hơn về đất đai cũng như nông sản. Hiện nay ở Mỹ, trang trại gia đình chiếm 87% tổng số trang trại, 65% đất đai và gần 70% giá trị nông sản của cả nước. Các nhà kinh tế học Mỹ dự đoán trong thế kỷ XXI, trang trại vẫn là hình thức xã nghiệp chủ yếu của nền nông nghiệp Mỹ. Ở châu Á, chế độ phong kiến kéo dài, kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hóa ra đời chậm hơn. Tuy vậy, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX sự xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước châu Á, cùng việc du nhập phương thức sản xuất kinh doanh tư bản chủ nghĩa đã làm nảy sinh hình thức kinh tế trang trại trong nông nghiệp. Sau chiến tranh thế giới lần 2, nhiều nước và lãnh thổ ở châu Á đã tiến hành cải cách ruộng đất với nội dung, mức độ khác nhau nhằm chuyển giao ruộng đất cho những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Ví dụ, ở Nhật Bản năm 1946 - 1949, Nhà nước đã mua 1,95 triệu ha ruộng đất của các chủ ruộng để bán lại cho nông dân thiếu ruộng hoặc không có ruộng. Ở Đài Loan, thời kỳ 1949 – 1953, đã tiến hành cải cách ruộng đất, bản ruộng công cho nông dân, trung thu ruộng đất của các chủ ruộng trên mức hạn điền và bán lại cho nông dân. Ở Hàn Quốc năm 1950, Nhà nước mua lại ruộng đất của chủ ruộng trên 3 ha để bán lại cho nông dân. Nhìn chung, việc tiến hành cải cách ruộng đất đã có tác dụng trực tiếp đến 8
  18. quá trình hình thành và phát triển các trang trại gia đình theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Như vậy, kinh tế trang trại sản xuất hàng hóa đã tồn tại hàng trăm năm gắn liền với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, kinh tế trang trại ở các nước trên thế giới có sự khác biệt nhất định về quy mô, về phương pháp điều hành sản xuất kinh doanh và hướng kinh doanh... Điều đó phản ánh tính đa dạng của kinh tế trang trại phù hợp với điều kiện mỗi nước xét trên phương diện trình độ kinh tế, điều kiện tự nhiên, xã hội, phong tục, tập quán truyền thống. Nhiều trang trại gia đình được hình thành từ cơ sở của các hộ kinh tế tiểu nông sau khi đã phá bỏ vỏ bọc sản xuất tự cấp tự túc khép kín chuyển sang nền sản xuất hàng hóa từng bước tiếp cận và thích nghi với nền kinh tế thị trường. Trải qua hàng thế kỷ các trang trại gia đình tiếp tục phát triển ở tất cả các nước trên thế giới, nó đã khẳng định được vai trò và hiệu quả của nó trong phát triển nông nghiệp và ngày nay đã trở thành mô hình tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp. Hoạt động của kinh tế trang trại gia đình với những nội dung, hình thức phong phú, đa dạng là những vấn đề cần phải xem xét đánh giá nhằm tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm trong phát triển kinh tế trang trại. - Ở Việt Nam Các hình thức sản xuất tập trung trong nông nghiệp Việt Nam thời kỳ phong kiếm: Trong thời kỳ phong kiến, một số triều đại phong kiến đã có chính sách khai khẩn đất hoang bằng cách lập đồn điền hoặc doanh điền. Trong nông nghiệp, các hình thức sản xuất tập trung biểu hiện dưới các hình thức và tên gọi khác nhau như: điền trang, điền doanh, thái ấp, điền trang nhà chùa,… * Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp thời Lý Trần Nhà Lý Trần đã có nhiều chủ trương và chính sách kinh tế như bán công điền làm tư điền, ban cấp thái ấp, cho phép vương hầu, tôn thất lập điền trang... để xác lập nhanh chóng các thế lực quý tộc và địa chủ phong kiến. Pháp luật đời Trần chú trọng bảo vệ quyền tư hữu tài sản đặc biệt là ruộng đất, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ trâu bò và các công trình thuỷ lợi, coi việc xây dựng và sửa chữa để điều là công việc của toàn dân trong đó bao gồm cả triều đình. Chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất là cơ sở kinh tế của chế độ chuyên chế tập trung dưới thời Lý - Trần. Bên cạnh ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước trực tiếp quản lý, còn có ruộng đất công của làng xã, loại này cũng thuộc sở hữu của Nhà nước (đồng sở hữu). Ruộng đất do Nhà nước trực tiếp quản lý là một loại tư hữu đặc biệt mà những hoa lợi thu được là của riêng Hoàng đế, 9
  19. bộ phận này gồm có sơn lăng, tịch điền và quốc khố, hình thức bóc lột này bằng tô thuế hiện vật theo kiểu nửa nông nô, nửa tá điền. Số này tuy không lớn nhưng cũng là nguồn thu nhập đáng kể của triều đình. Việc phân chia ruộng đất công làng xã được tiến hành trên cơ sở điều tra dân số của triều đình. Năm 1254, triều đình ra lệnh công khai bán ruộng công thành ruộng tư. Ruộng đất làng nào thì làng ấy chiếm hữu và sử dụng riêng, triều đình có quyền thu tố thuế (Thuế là nghĩa vụ kinh tế của người nông dân làm ruộng, còn tô là phần thặng dư sản phẩm mà người nông dân phải nộp cho Nhà nước là chủ phong kiến), bắt sưu dịch, còn việc phân phối ruộng công là việc của dân làng. Dưới thời Trần, không phải số lượng ruộng đất công làng nào cũng bằng nhau và không phải gia đình nào cũng được chia ruộng đất như nhau. Thậm chí có người không có ruộng đất để cày cấy. Ruộng đất tư nhân gồm có thái ấp, điền trang, ruộng đất của nhà chùa, ruộng đất tư hữu của địa chủ, ruộng đất của tiểu nông. Điền trang thực chất thuộc sở hữu tư nhân, tiêu biểu cho hình thái kinh tế xã hội thời Trần. Hình thức bóc lột ở đây chủ yếu là địa chủ – tá điền xen lẫn lối bóc lột nông nô - nôi tỳ đa dạng, phức tạp. Điền trang có 2 loại là điền trang của tầng lớp quý tộc và điền trang nhà chùa. Cuối thế kỷ XIV, điền trang đã lớn mạnh đến mức đe dọa quyền thống trị của chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Cuối thế kỷ XVII chế độ sở hữu điển trang tạm thời bị suy tàn và đến đầu thế kỷ XVIII kinh tế diễn trang mới bị cấm hẳn. Thái ấp Chính sách ban cấp ruộng đất và bổng lộc của nhà Trần được thi hành dưới hình thức tiêu biểu nhất là thái ấp. Thái ấp là chính sách kinh tế quan trọng của nhà Trần nhằm tạo ra cơ sở xã hội cho chính quyền phong kiến, đây là kiểu trại ấp tư hữu lớn của các quý tộc thân vương họ Trần. Sản xuất trong thái ấp là nông nghiệp lúa nước, và một số ngành nghề thủ công. Một số thái ấp giống như một trung tâm quân sự, chính trị. + Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp thời kỳ 1954 - 1990 * Thời kỳ 1954 – 1975 Ở miền Bắc có các hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu: nông lâm trường quốc doanh, các hợp tác xã nông nghiệp. Ở miền Nam có các hình thức tổ chức sản xuất: - Đồn điển: Chủ đồn điển gồm có một số người Pháp, một số tư sản Việt Nam, phần lớn là nhân viên cao cấp nguy quyền hoặc là tướng tá nguy. Trình độ quản lý của chủ đồn điền khá cao, nhiều công nhân có kinh nghiệm và lành nghề. 10
  20. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình độ cơ khí và kỹ thuật canh tác, phân bón, giống, cơ sở thí nghiệm tương đối khản, là cơ sở sản xuất cung cấp tại chỗ và xuất khẩu lấy ngoại tệ. Các đinh điền: là đồn điền kiểu mới của Mỹ, mang tính chất vừa là công cụ hậu cần phục vụ chiến tranh, vừa là cơ sở sản xuất hàng chiến lược (cao su...). Vị trí mở đinh điền dọc biên giới Việt Nam với Lào và Campuchia mục đích ngăn chặn sự viện trợ của miền Bắc, tạo công ăn việc làm cho những người thất nghiệp do chính sách giải toả đô thành, là nơi định cư của những người miền Bắc di cư vào Nam. - Các hợp tác xã, từ năm 1954-1959 nguỵ quyền miền Nam có tổ chức một số HTX, nhung hình thức này hầu như không đáng kể. - Hộ nông dân sản xuất hàng hóa theo hình thức trang trại gia đình: ở vùng đồng bằng sông Cửu Long số hộ này chiếm tới vài chục phần trăm. * Thời kỳ 1975 đến cuối những năm 1980: Cơ chế kế hoạch hóa tập trung được áp dụng trong nền nông nghiệp cả nước, một loạt các nông, lâm trường quốc doanh đã ra đời, từ tiếp thu những đồn điền cây công nghiệp của tu sản mại bản, của nguy quyền và một số mới được xây dựng trên những vùng đất hoang, ở những nơi có vị trí xung yếu về quốc phòng. * Thời kỳ đổi mới. Cuối những năm 1980, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế theo hướng xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Trong nông nghiệp và nông thôn đã có những thay đổi quan trọng về mặt cơ chế kinh tế như: - Coi hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ và được khuyến khích phát triển. - Gắn liền tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai với người lao động trong nông nghiệp thông qua chủ trong giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân. - Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình kinh tế cá thể trong nông nghiệp Trên cơ sở những chủ trương này, Nhà nước đã ban hành một hệ thống các chính sách tạo tiền để cho việc hình thành và phát triển các trung trại trong nông lâm nghiệp. 1.5. Các loại hình trang trại ở Việt Nam Trang trại hình thành từ các khu đất thuộc sở hữu riêng của các dòng họ từ thời kỳ phong kiến: Loại trang trại này thường được tổ chức theo kiểu các điền trang với mỗ hình quản gia điều hành các hoạt động sản xuất, người trực tiếp 11
nguon tai.lieu . vn