Xem mẫu

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SẢN XUẤT CÂY GIỐNG BẰNG HẠT MĐ:02 NGHỀ: SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình đƣợc biên soạn phục vụ mục đích đào tạo nghề cho nông dân nên các thông tin trong giáo trình có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi đục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất cây giống lâm nghiệp đã giúp cho nhiều bà con nông dân miền núi xóa đƣợc đói, giảm đƣợc nghèo. Tuy nhiên việc sản xuất cây giống của bà con còn nhỏ, sử dụng giống không rõ xuất xứ, không đăng ký sản xuất kinh doanh, thiết kế vƣờn ƣơm chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu sản xuất, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, các kỹ thuật nhân giống tiến tiến chƣa đƣợc áp dụng dẫn đến chât lƣợng, năng xuất cây giống thấp. Từ nhu cầu thực tiễn trên, việc biên soạn Giáo trình hƣớng dẫn bà con sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp là hết sức cần thiết. Đƣợc sự hỗ trợ của Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ đã tiến hành biên soạn Giáo trình “Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp” phục vụ cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và da ̣y nghề dƣới 3 tháng, trƣớc hết là các khoá đào tạo phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Giáo trình mô đun “Sản xuất cây giống bằng hạt” là giáo trình mô đun thứ hai trong sáu giáo trình mô đun của nghề Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp. Giáo trình có 04 bài, mỗi bài học đƣợc chia làm 04 phần, cụ thể là: mục tiêu bài học, nội dung bài học, câu hỏi và bài tập thực hành, ghi nhớ. Các bài dạy đƣợc biên soạn một cách ngắn gọn, kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực hành nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng về sản xuất cây giống bằng hạt cho ngƣời học. Giáo trình đƣợc biên soạn bởi một nhóm các giáo viên có kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực sản xuất cây giống lâm nghiệp và nhận đƣợc rất nhiều ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn đến từ ba miền của đất nƣớc.Trong quá trình biên soạn nhóm tác giả tiến hành biên soạn nội dung các bài học theo trình tự các bƣớc thực hiện công việc của nghề và lồng ghép các kiến thức cần thiết theo logíc hành nghề. Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ của các cán bộ khuyến nông của các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhƣng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan nên việc biên soạn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, bạn đọc để Giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn Tham gia biên soạn 1. Kỹ sư: Nguyễn Hồng Quang ( chủ biên ) 2. Kỹ sư: Lê Thị Tình 3.Kỹ sư: Phạm Hữu Hân
  4. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 2 MỤC LỤC ............................................................................................................... 3 GIỚI THIỆU MÔ ĐUN: .......................................................................................... 4 BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SẢN XUẤT ....................................................... 4 CÂY GIỐNG BẰNG HẠT ...................................................................................... 4 Mục tiêu: ............................................................................……………………..4 A. Nội dung ......................................................................................................... 4 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ........................................................................... 6 C. Ghi nhớ ........................................................................................................... 6 BÀI 2: CHUẨN BỊ ĐẤT GIEO ƢƠM ..................................................................... 7 Mục tiêu: ............................................................................................................. 7 A. Nội dung: ........................................................................................................ 7 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ......................................................................... 16 C. Ghi nhớ ......................................................................................................... 16 BÀI 3: XỬ LÝ HẠT GIỐNG VÀ GIEO ƢƠM ..................................................... 18 Mục tiêu: ........................................................................................................... 18 A. Nội dung ....................................................................................................... 18 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ......................................................................... 32 C. Ghi nhớ ......................................................................................................... 32 BÀI 4: CHĂM SÓC VÀ PHÕNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI ..................................... 33 CÂY CON Ở VƢỜN ƢƠM ................................................................................... 33 Mục tiêu: ........................................................................................................... 33 A. Nội dung: ...................................................................................................... 33 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ......................................................................... 43 C. Ghi nhớ ......................................................................................................... 43 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ................................................................ 45 I. Vị trí, tính chất của mô đun ............................................................................ 45 II. Mục tiêu của mô đun: ................................................................................... 45 III. Nội dung của mô đun................................................................................... 45 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ................................................. 46 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: ............................................................ 49 VI. Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 51
  5. 4 MÔ ĐUN: SẢN XUẤT CÂY GIỐNG BẰNG HẠT Mã mô đun: MĐ 02 GIỚI THIỆU MÔ ĐUN: Mô đun này trang bị cho ngƣời học những kiến thức và kỹ năng về sản xuất cây giống bằng hạt Quá trình giảng dạy mô đun này chủ yếu tiến hành tại vƣờn ƣơm của cơ sở đào tạo, nên bố trí trùng với thời điểm nhân giống các loại cây lâm nghiệp bằng hạt nhƣ bạch đàn, keo. Việc đánh giá kết quả học tập của học viên thông qua quá trình thực hiện các bài thực hành sản xuất cây giống bằng hạt và đánh giá sản phẩm thực hành. BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SẢN XUẤT CÂY GIỐNG BẰNG HẠT Mã bài: M2-01 Mục tiêu: Mục tiêu: Học xong bài học này học viên khả năng: - Trình đƣợc khái niệm, ƣu nhƣợc điểm và một số chú ý trong sản xuất cây giống bằng hat A. Nội dung 1. Khái niệm về sản xuất cây giống bằng hạt Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về sản xuất cây giống bằng hạt nhƣng chúng ta có thể hiểu khái niệm về sản xuất cây con bằng hạt nhƣ sau: Sản xuất cây giống bằng hạt là quá trình sử dụng hạt giống để sản xuất ra cây giống . Sản xuất cây giống bằng hạt là phƣơng pháp nhân giống hữu tính, có thể áp dụng cho hầu hết các loài cây, trƣớc khi sử dụng các phƣơng pháp nhân giống vô tính nhƣ: chiết, ghép, giâm hom 2. Ưu nhược điểm của sản xuất cây giống bằng hạt 2.1. Ưu điểm : - Kỹ thuật đơn giản, dễ làm
  6. 5 - Cây có bộ rễ phát triển mạnh, tuổi thọ thƣờng cao hơn các phƣơng pháp nhân giống khác - Cây nhân giống từ hạt sinh trƣởng khỏe, tính chống chịu với ngoại cảnh cao - Hệ số nhân giống cao - Chí phí sản xuất thấp hơn so với các phƣơng pháp khác 2.2. Nhược điểm Bên cạnh những ƣu điểm thì việc sản xuất cây giống bằng hạt cũng có những nhƣợc điểm, cụ thể nhƣ : - Nhiều biến dị: Cây mẹ tốt nhƣng cây con có thể xấu; những cây con nhân giống từ một cây mẹ nhƣng lại rất khác nhau, sản lƣợng và chất lƣợng không giống nhau. - Cây nhân giống từ hạt sinh trƣởng chậm Những nhƣợc điểm trên đây đã làm giá thành sản xuất cây giống bị đội lên cao. Vì vậy ngày nay, ngƣời ta chủ yếu sử dụng các phƣơng nhân giống vô tính để sản xuất cây giống, hạn chế việc sử dụng phƣơng pháp nhân giống bằng hạt. 3. Một số chú ý khi nhân giống cây bằng hạt 3.1. Kiểm tra sức nảy mầm trước khi gieo Phƣơng pháp thực hiện: Tùy từng loại hạt giống khác nhau mà chúng ta có thể lấy từ vài chục hạt đến hàng trăm hạt từ các vị trí khác nhau đại diện cho lô hạt để gieo thử. Nếu tỉ lệ nảy mầm dƣới 50% thì cần có các biện pháp xử lý để nâng cao tỷ lệ nảy mầm của lô hạt. Do biết tỉ lệ nảy mầm có thể điều chỉnh lƣợng hạt cần gieo. Ví dụ Nếu tỷ lệ nảy mầm của hạt đạt 90% trở lên thì để lấy một cây giống ta chỉ cần gieo 1- 2 hạt. Nếu tỷ lệ nảy mầm đạt từ 60 - 70% phải gieo tới 3 - 4 hạt để lấy một cây. 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt Đã có hạt tốt rồi, khi gieo, hạt có thể mọc đƣợc hay không lại còn tùy một số điều kiện - Đủ ôxy: Đất gieo hạt phải tơi, xốp, thoáng khí, khi gieo hạt không lấp hạt quá sâu - Đủ nƣớc (độ ẩm 60 - 70%): - Đủ nhiệt: Mỗi loại hạt có một nhiệt độ thích hợp cho chúng nảy mầm khác nhau - Không có sâu bệnh phá hại hạt.
  7. 6 Ở miền Nam, gần nhƣ quanh năm, lúc nào nhiệt độ cũng ở trong giới hạn 25 C – 350C; nhiệt độ này thuận lợi cho hạt nảy mầm nên có ít sâu bệnh. Vì vâỵ 0 chỉ cần có 2 điều kiện là đủ ôxy và đủ ẩm là hạt có thể nảy mầm tốt. Hai điều kiện này lại thƣờng mâu thuẫn với nhau: ẩm quá thì thiếu ôxy và nhiều ôxy quá thì lại hay thiếu độ ẩm. Giải quyết mâu thuẫn này bằng cách gieo hạt ở đất có nhiều mùn, nhiều cát, đặt hạt ở độ sâu thích hợp, không quá nông, hoặc quá sâu, thƣờng độ sâu không quá 3 - 4 lần đƣờng kính của hạt, tƣới nhẹ để có độ ẩm, phủ rác bồi lên trên mặt đất khi gieo xong nhƣng chú ý gạt bỏ bớt rác bổi khi hạt bắt đầu mọc đề phòng thiếu ánh sáng, mầm cây sẽ mọc vống. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu 1. Từ những ƣu điểm và nhƣợc điểm của phƣơng pháp sản xuất cây giống bằng hạt anh chị hãy cho biết, chúng ta nên sử dụng phƣơng pháp sản xuất này khi nào? C. Ghi nhớ + Ƣu điểm của sản xuất cây giống bằng hạt - Đơn giản, nhanh chóng, dễ vận chuyển, dễ bảo quản do đó ít tốn kém về cây giống. - Cây non từ hạt khỏe, có bộ rễ ăn sâu, cành lá phát triển mạnh, sống lâu. + Nhƣợc điểm của sản xuất cây giống bằng hạt - Nhiều biến dị, cây mẹ tốt nhƣng cây con có thể xấu; những cây con nhân từ một cây mẹ rất khác nhau, sản lƣợng và chất lƣợng không đồng đều. - Cây nhân giống từ hạt sinh trƣởng chậm, .
  8. 7 BÀI 2: CHUẨN BỊ ĐẤT GIEO ƢƠM Mã bài: M2-02 Mục tiêu: Học xong bài học này học viên khả năng: - Làm đƣợc luống đất đủ tiêu chuẩn gieo hạt sản xuất cây giống Lâm nghiệp - Đóng đƣợc bầu đất đủ tiêu chuẩn gieo hạt sản xuất cây giống Lâm nghiệp A. Nội dung: 1. Tạo luống gieo ươm. 1.1. Làm đất Trƣớc khi gieo hạt từ 1 –2 tháng, cần tiến hành cày bừa kỹ, loại bỏ cỏ dại . Trƣớc khi gieo hạt từ 10 – 15 ngày cần xử lý tiêu diệt nấm và sâu bệnh có trong đất. Thuốc để xử lý đất có thể dùng PCNP (Pentachorontri ben zen) với liều lƣợng 5 – 6 gam/m2 hoặc có thể dùng 75% PCNP + 25% Xerezan Chú ý: + Nếu đất chua thì cần bón thêm vôi bột để khử chua đất. Tùy thuộc vào độ chua của đất mà ta xác định lƣợng vôi bón cho thích hợp. Thông thƣờng ngƣời ta bón từ khoảng 500 kg/ha. + Nếu đất có nhiều giun chúng ta có thể dùng nƣớc vôi hoặc nƣớc khô sở (khô sở là phần chã còn lại đóng thành bánh sau khi ép hết dầu). Dùng khô sở chúng ta phải đốt cho cháy nóng rồi cho vào ngâm sau đó mới đƣa ra sử dụng. Nƣớc vôi hoặc nƣớc khô sở đƣợc tƣới đều lên bề mặt đất giun sẽ chui lên, ta dùng que thu gom chúng lại và đƣa đi nơi khác. + Trong khi làm đất chúng ta phải loại sạch cỏ dại, đặc biệt là cỏ gấu, cỏ tranh bằng cách nhặt kỹ, thu gom lại, phơi khô rồi đem đốt. 1.2. Tạo luống gieo ươm Luống nổi đƣợc áp dụng rất phổ biến trong hoạt động sản xuất cây con bằng hạt vì luống nổi có bề mặt cao hơn rãnh luống, do đó thoát nƣớc nhanh, tiện lợi cho việc chăm sóc.
  9. 8 Hiện nay có 2 loại luống nổi nhƣng luống nổi có gờ thƣờng đƣợc sử dụng nhiều hơn cả, đặc biệt trong việc nhân giống cây lâm nghiệp nhƣ Keo, Bạch đàn. Vì vậy trong khuôn khổ của chƣơng trình đào tạo nghề cho nông dân này, chúng tôi chỉ xin giới thiệu về phƣơng pháp tạo luống nổi có gờ 1.2.1. Khái niệm về luống nổi có gờ: Luống nổi có gời là loại luống mà mặt luống cao hơn mặt rãnh, xung quanh mép luống có gờ cao bao bọc Hình 1: Luống nổi có gờ 1.2.2. Mục đích - Giữ cho hạt không bị trôi dạt khi mƣa to - Giữ ẩm trên luống 1.2.3. Kích thƣớc luống - Mặt luống thƣờng rộng 0,8  1m, dài 5  10m - Rãnh luống rộng 25  50cm 1.3. Yêu cầu kỹ thuật - Luống thẳng, mặt luống phẳng, cao 15  20cm, đất trên mặt luống nhỏ (đƣờng kính 2  5mm) - Gờ thẳng, phẳng, cao 5  7cm, rộng 3  5cm - Má luống và mép gờ đƣợc đập chặt nghiêng một góc so với mặt luống 45  500
  10. 9 1.4. Trình tự các bước lên luống nổi có gờ Trƣớc khi lên luống cần phải nhặt sạch cỏ dại trong đất 1.4.1. Định hình luống: Căng dây, kéo cự định hình luống Hình 2: Định hình luống 1.4.2. Tạo hình luống: Dùng cuốc bàn lấy hết 1/2 đất ở rãnh kéo lên mặt luống. Hình 3: Tạo hình luống 1.4.3. Tạo gờ luống: Dùng bàn trang gạt đất từ giữa luống ra rìa luống để tạo gờ
  11. 10 Hình 4: Tạo gờ luống 1.4.4. Đập má luống, mép gờ: Dùng mặt sau thân cuốc đập chặt má luống và mép gờ Hình 5: Đập má luống, mép gờ 1.4.5. San mặt luống: Dùng bàn trang kéo đất ở rìa luống vào giữa luống
  12. 11 Hình 6: San mặt luống 2. Đóng bầu gieo ươm 2.1. Làm đất ruột bầu. + Chọn đất ruột bầu: Để gieo ƣơm ta nên lấy đất tầng A + B là phù hợp nhất và tốt nhất là lấy đất dƣới tán cây ràng ràng ( tế guột) mọc. + Khai thác đất đóng bầu: Dùng cuốc loại bỏ đất trên bề mặt khoảng 10 – 20 cm. Sau đó dùng sà beng đào đất lên, đập nhỏ, sàng qua lƣới sàng đất có kích thƣớc lỗ là 1cm2. + Đất sàng đƣợc vận chuyển về vƣờn ƣơm để trong nhà có mái che ( kho), nếu để ngoài trời thì phải đƣợc che đậy khi trời mƣa. + Trộn đất đóng bầu: Đất đóng bầu sau khi đã đƣợc xử lý 10 – 15 ngày đem trộn với phân chuồng, phân lân. Tùy theo từng loài cây khác nhau mà công thức trộn đất cũng khác nhau. Ví dụ: + Công thức hỗn hợp bầu ƣơm keo: 8386% đất tầng (A+B), 5% đất rừng keo, 810% phân hữu cơ, 12% supelân + Công thức hỗn hợp bầu ƣơm bạch đàn : 8891% đất tầng(A+B), 810% phân hữu cơ, 12% supelân 2.2 Cách tính hỗn hợp Ví dụ 1: Tính toán các thành phần hỗn hợp ruột bầu gieo ƣơm cây Keo biết rằng:
  13. 12 - Cần đóng 2.000 bầu - Mỗi bầu nặng 300gam - Công thức: 85% đất tầng (A + B) + 5% đất rừng Keo + 9% phân hữu cơ + 1% supelân * Theo công thức trên - Trọng lƣợng hỗn hợp tính đƣợc là: 2.000 bầu x 300gam/bầu = 600 kg - Đất tầng A+B là: 600 kg x 85 % = 510 kg - Đất rừng Keo là: 600 kg x 5 % = 30 kg - Phân hữu cơ là: 600 kg x 9 % = 54 kg - Phân supelân là: 600 kg x 1% = 6 kg Ví dụ 2: Tính toán các thành phần hỗn hợp ruột bầu gieo ƣơm cây Bạch đàn biết rằng: - Cần đóng 5.000 bầu - Mỗi bầu nặng 300gam - Công thức: 90% đất tầng (A + B) + 9% phân hữu cơ + 1% supelân * Theo công thức trên - Trọng lƣợng hỗn hợp tính đƣợc là: 5.000 bầu x 300gam/bầu = 1.500 kg - Đất tầng A+B là: 1.500 kg x 90 % = 1.350 kg - Phân hữu cơ là: 1.500 kg x 9 % = 135 kg - Phân supelân là: 1.500 kg x 1% = 15 kg 2.3. Đóng bầu gieo ươm: 2.3.1. Các loại vỏ bầu
  14. 13 Hình 7: Các loại vỏ bầu 1. Tre nứa đan 3. Đất + rơm băm nhỏ 5. Bầu tổ ong 2. Ống nứa 4. Polyetylen 6. Lá chít - Trong các loại vỏ bầu đã kể ở trên thì vỏ bầu bằng Polyetylen (P.E) đƣợc dùng phổ biến nhất. - Đối với loài cây nhƣ Keo, Bạch đàn, vỏ bầu thƣờng có kích thƣớc: đƣờng kính đáy 6  7cm, cao 11  12cm. Hình 8: Vỏ bầu bằng P.E 2.3.2 Trình tự các bƣớc đóng bầu: (Vỏ bầu bằng P.E, xếp trên nền đất)
  15. 14 2.3.2.1. San nền Yêu cầu nền đất phải san phẳng, đầm chặt, căng dây chia thành những ô nhỏ 1m2 Hình 9: Căng dây chia ô 2.3.2.2. Lấy và mở miệng túi bầu Lấy và mở miệng túi bầu bằng tay không thuận Hình 10: Lấy và mở miệng túi bầu 2.3.2.3. Dồn hỗn hợp vào bầu a. Dồn hỗn hợp lần 1 Đổ hỗn hợp vào 2/3 chiều cao bầu, nén chặt theo chiều thẳng đứng Đồng thời tay thuận cầm mép túi kéo lên để tạo đáy bầu
  16. 15 Hình 11: Nén hỗn hợp lần 1 b. Dồn hỗn hợp lần 2 Đổ hỗn hợp đầy bầu, nén nhẹ tạo độ xốp trong bầu Chú ý khi nén hỗn hợp trong bầu thì tay thuận luôn luôn kéo túi bầu lên để thành túi phẳng. -Sau cùng ta cho hỗn hợp đầy vƣợt qua mép túi bầu và dùng tay vỗ nhẹ xuống tạo mặt phẳng bầu. Hình 12: Nén hỗn hợp tạo độ xốp 2.3.2.4. Xếp bầu vào luống: - Xếp so le hoặc thẳng hàng. - Xếp từ giữa luống về phía ngƣời ngồi.
  17. 16 Hình 13: Xếp bầu vào luống 2.3.2.5. Áp đất tạo má luống - Kéo đất ở rãnh áp vào luống bầu tạo má luống lấp kín chiều cao bầu - Đập chặt má luống Chú ý: Nền đóng bầu cần phải phẳng nhằm tạo cho đáy bầu phẳng thuận tiện cho việc xếp bầu vào luống. Tốt nhất ta đóng bầu lên viên gạch hoặc mảnh ván nhỏ. Hỗn hợp trong bầu phải đủ chặt để khi tƣới nƣớc hỗn hợp trong bầu không tụt xuống nhiều. + Xếp bầu: Bầu đóng xong đƣợc xếp theo luống. Luống có bề rộng 1m dài 10m đƣợc ngăn, mỗi ô có số lƣợng là 500 bầu. Để rễ dàng trong việc kiểm kê phân loại cây con và khi xuất cây đi trồng cũng đƣợc thuận lợi. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập thực hành số 1: Tạo luống nổi có gờ gieo ƣơm Bài tập thực hành số 2: Đóng bầu gieo ƣơm cây bạch đàn C. Ghi nhớ - Yêu cầu kỹ thuật của luống nổi có gờ + Mặt luống thƣờng rộng 0,8  1m, dài 5  10m + Rãnh luống rộng 25  50cm + Luống thẳng, mặt luống phẳng, cao 15  20cm, đất trên mặt luống nhỏ (đƣờng kính 2  5mm) + Gờ thẳng, phẳng, cao 5  7cm, rộng 3  5cm + Má luống và mép gờ đƣợc đập chặt nghiêng một góc so với mặt luống 45  500
  18. 17 - Trình tự các bước lên luống nổi có gờ + Nhặt sạch cỏ dại trong đất + Định hình luống: + Tạo hình luống: + Tạo gờ luống: + Đập má luống, mép gờ: + San mặt luống: - Trình tự các bước đóng bầu: + San nền + Lấy và mở miệng túi bầu + Dồn hỗn hợp vào bầu + Xếp bầu vào luống: + Áp đất tạo má luống
  19. 18 BÀI 3: XỬ LÝ HẠT GIỐNG VÀ GIEO ƢƠM Mã bài: M2-03 Mục tiêu: Học xong bài học này học viên khả năng - Trình bày đƣợc khái niệm xử lý hạt giống, mật độ gieo, mục đích của cấy cây và tiêu chuẩn cây cấy - Lựa chọn đƣợc phƣơng pháp và xử lý hạt giống đúng yêu cầu kỹ thuật - Gieo hạt trên luống và bầu bảm bảo yêu cầu kỹ huật - Thực hiện việc cấy cây trên luống và bầu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật A. Nội dung 1. Xử lý hạt giống. 1.1. Khái niệm Xử lý hạt là biện pháp tác động từ bên ngoài vào hạt nhằm kích thích cho hạt giống nẩy mầm nhanh và đều với tỷ lệ cao. 1.2. Các phương pháp xử lý hạt Tùy thuộc vào từng loại hạt giống mà có phƣơng pháp xử lý khác nhau. Trong thực tế thƣờng sử dung 3 phƣơng pháp xử lý sau: a. Phƣơng pháp vật lý (Phƣơng thức dùng nhiệt độ cao) Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng phổ biến với các loại hạt giống cây rừng nhƣ: thông, bạch đàn, keo, ... Nhiệt độ cao làm cho hạt nứt nẻ hoặc mềm ra, nƣớc và không khí dễ thấm qua vỏ hạt, quá trình sinh lý trong hạt đƣợc xúc tiến mạnh hơn. hạt nảy mầm nhanh, đều và diệt trừ mầm mống sâu bệnh hại lẫn trong hạt. Có nhiều hình thức tạo nhiệt độ cao nhƣ nƣớc nóng, đốt.v.v.. Trong thực tiễn sản xuất cây giống lâm nghiệp thì phƣơng tạo nhiệt độ bằng nƣớc nóng đƣợc áp dụng phổ biến và rất hiệu quả đối với nhiều hạt giống.
  20. 19 Quy trình xử lý hạt bằng nƣớc nóng theo các bƣớc dƣới đây: Bước 1: Làm sạch hạt - Sơ bộ kiểm tra lại hạt - Sàng, sảy, loại bỏ tạp vật, hạt kém phẩm chất - Rửa hạt bằng nƣớc lã sạch 2  3 lần Hình 14: Làm sạch hạt Bước 2: Khử trùng hạt Ngâm hạt vào thuốc tím nồng độ 0,05% (0,5 gam thuốc cho 1 lít nƣớc) trong khoảng thời gian 15 đến 20 phút sau đó vớt hạt rửa sạch thuốc tím Hình 15: Khử trùng hạt Bước 3: Ngâm hạt trong nƣớc nóng
nguon tai.lieu . vn