Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI VŨ TRUNG THƯỞNG (Chủ biên) LÊ TRỌNG HÙNG – NGUYỄN VĂN KHANH GIÁO TRÌNH QUY TRÌNH HÀN Nghề: Hàn Trình độ: Trung cấp (Lưu hành nội bộ) HàNội - Năm 2019
  2. LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và ngành Hàn ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Việc biên soạn tài liệu chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho Học sinh - Sinh viên, tài liệu tham khảo cho giáo viên, tạo tiếng nói chung trong quá trình đào tạo, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu sản xuất thực tế là một điều cần thiết. Nhằm đáp ứng nhu cầu về tài liệu học tập và giảng dạy nghề Hàn. Căn cứ vào chương trình khung của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp và điều kiện thực tế giảng dạy của nhà trường. Giáo trình “ Quy trình hàn’’ được biên soạn theo hướng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Giúp cho Học sinh - Sinh viên vận dụng ngay lý thuyết vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Giáo trình được biên soạn trên cơ sở lựa chọn các kiến thức trong các tài liệu chuyên ngành song vẫn đảm bảo tính kế thừa những nội dung đang được giảng dạy ở trường. Nội dung giáo trình gồm những kiến thức cơ bản về quy trình hàn và các bước đọc một quy trình hàn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, song chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, để giáo trình được hoàn chỉnh hơn Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Khoa Cơ khí Trường CĐN Việt Nam – Hàn Quốc – TP Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày…tháng 09 năm 2019 Chủ biên 1
  3. TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG GIÁO TRÌNH Tên đầy đủ Viết tắt Hội hàn Mỹ AWS Hội kỹ sư cơ khí mỹ ASME Báo cáo quy trình hàn PQR Bản thông số quy trình hàn WPS Hàn kết cấu của hội hàn Mỹ AWS D1.1 Hàn nồi hơi và bình chịu áp lực của hội kỹ sư cơ khí mỹ ASME IX Tiêu chuẩn châu Âu EN Hàn hồ quang tay SMAW Hàn hồ quang dây kim loại lõi thuốc FCAW Hàn hồ quang bằng điện cực không nóng chảy GTAW Tiêu chuẩn quốc tế ISO 2
  4. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1 TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG GIÁO TRÌNH .......................................... 2 MỤC LỤC ............................................................................................................ 3 CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ..................................................................... 4 Bài 1: Giới thiệu chung về quy trình hàn ..................................................... 6 1.1 Định nghĩa quy trình hàn ........................................................................ 6 1.2 Ý nghĩa của quy trình hàn ....................................................................... 7 1.3 Các bước trong một quy trình hàn .......................................................... 8 Bài 2: Giới thiệu chung về báo cáo quy trình hàn ..................................... 26 2.1 Định nghĩa về báo cáo quy trình hàn .................................................... 26 2.2 Ý nghĩa của báo cáo quy trình hàn ........................................................ 26 2.3 Các bước trong một báo cáo quy trìn hàn ............................................. 27 Bài 3: Hướng dẫn đọc quy trình hàn (wps) ................................................ 32 3.1 Quy trình hàn theo tiêu chuẩn AWS ..................................................... 32 3.2 Quy trình hàn theo tiêu chuẩn ASME. .................................................. 40 Bài 4: Hướng dẫn đọc báo cáo quy trình hàn (pqr)................................... 52 4.1 Báo cáo quy trình hàn theo tiêu chuẩn AWS. ....................................... 52 4.2 Báo cáo quy trình hàn theo tiêu chuẩn ASME. ..................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71 3
  5. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Quy trình hàn Mã số của môn học: MĐ 19 Thời gian thực hiện của môn học: 30 giờ; (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 8 giờ; Kiểm tra: 2 giờ) I. Vị trí, tính chất môn học: - Vị trí: Môn học quy trình hàn được bố trí sau khi học sinh đã học xong tất cả các môn học: MH07 - MH13 hoặc học song song với các mô đun MĐ14 - MĐ18. - Tính chất: Là môn học chuyên ngành bắt buộc. II. Mục tiêu môn học: - Kiến thức: + Liệt kê đầy đủ thứ tự các bước thực hiện một quy trình hàn. + Phân biệt được các quy trình hàn. - Kỹ năng: + Đọc thành thạo các quy trình hàn. + Thiết lập được quy trình hàn. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tuân thủ đúng quy định, quy phạm theo tiêu chuẩn. + Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, tỉ mỷ, cẩn thận, chính xác. 4
  6. III. Nội dung môn học: Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (giờ) Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành/thực tra Số Tên chương mục tập/thí (LT TT nghiệm/bài hoặc tập/thảo TH) luận I Giới thiệu chung về quy 5 trình hàn (WPS) Định nghĩa 1 Ý nghĩa của quy trình hàn 1 Các bước trong một quy 3 trình hàn II Giới thiệu chung về báo cáo quy trình hàn (PQR) 5 Định nghĩa về báo cáo quy trình hàn 1 Ý nghĩa của báo cáo quy 1 trình hàn Các bước trong một báo cáo quy trình hàn 3 III Hướng dẫn đọc quy trình 10 hàn (WPS) Quy trình hàn theo tiêu 3 2 chuẩn AWS. Quy trình hàn theo tiêu 3 2 chuẩn ASME IV Hướng dẫn đọc quy trình 8 hàn (PQR) Báo cáo quy trình hàn theo 3 2 tiêu chuẩn AWS. Báo cáo quy trình hàn theo 1 2 tiêu chuẩn ASME. V Kiểm tra kết thúc 2 2 Cộng 30 20 8 2 5
  7. Bài 1: Giới thiệu chung về quy trình hàn Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng. - Hiểu được khái niệm về quy trình hàn. - Biết được các ý nghĩa của quy trình hàn. - Trình bày được các thông số kỹ thuật về quy trình hàn (WPS). - Hiểu biết được các bước trong một quy trình hàn. -Tuân thủ các quy định, quy phạm trong một quy trình trình hàn. Nội dung A LÝ THUYẾT 1.1 Định nghĩa quy trình hàn Hiện nay các công trình phải được thực hiện công việc hàn đạt chất lượng cao và đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, điều này được thực hiện bằng cách lập các quy trình hàn ( WPS ) và báo cáo quy trình hàn (PQR) theo các hướng dẫn của chủ đầu tư và của khách hàng và quy phạm tiêu chuẩn nhằm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng. Các quy phạm và tiêu chuẩn liên quan: - Tài liệu này lập ra quy trình quản lý chất lượng hàn ở các dự án. - Lập quy trình hàn ( Welding Procedure Specification Test ). - Lập báo cáo các quy trình hàn ( Procedure Qualification Record _ PQR ). - Quy trình này xác định các tiêu chuẩn chung về yêu cầu kỹ thuật. - Sự chấp nhận của các quy trình hàn ( WPS ). - Các báo cáo quy trình hàn ( PQR). Định nghĩa: WPS có nghĩa là bản thông số quy trình hàn, là văn bản chi tiết hóa các bước cần cho việc hàn một liên kết hoặc một vật hàn cụ thể. Quy trình hàn được lập ra bởi kỹ sư hàn sau khi nghiên cứu các tiêu chuẩn quy phạm, các yêu cầu kỹ thuật của dự án. Quy trình hàn (WPS) phải cung cấp chi tiết, các thông số kỹ thuật cơ bản để thực hiện một nguyên công hàn và phải bao gồm tất cả các thông tin thích hợp về công việc hàn. Vi dụ: 6
  8. - Tư thế hàn. - Vật liệu hàn. - Tốc độ hàn. - Thiết kế hình học liên kết hàn. - Chế độ nung nóng sơ bộ của kim loại cơ bản hoặc nhiệt luyện sau khi hàn. - Hướng hàn (từ dưới lên hoặc từ trên xuống). - Loại dòng điện hàn. - Điện áp. - Chủng loại que hàn. - Hình dáng trước và biến dạng sau khi hàn. Quy trình hàn cần thiết khi có các đòi hỏi sau: Mang tính pháp quy của tiêu chuẩn hay quy phạm cho lĩnh vực chế tạo loại sản phẩm cụ thể. Đây thường là những yêu cầu tối thiểu phải tuân thủ. Mang tính định hướng để chế tạo một vật hàn cụ thể. Các quy trình thuộc loại này được soạn thảo để chỉ ra cách tạo một vật hàn mà vẫn duy trì được tình nhất quán trong chế tạo. Những yêu cầu phải đáp ứng về mặt này thường liên quan đến tập quán trong sản xuất của nhà chế tạo cụ thể nhằm tạo ra các sản phẩm mang tính cạnh tranh. Cần thiết có quy trình hàn khi phải: - Tuân thủ các quy định kỹ thuật và quy phạm. - Duy trì các kích thước thông qua khống chế biến dạng. - Giảm biến dạng hoặc ứng suất dư. - Giảm thiểu các ảnh hưởng có hại của các biến đổi về mặt luyện kim do hàn gây ra. - Chế tạo vật hàn theo cùng một cách thức nhất quán. 1.2 Ý nghĩa của quy trình hàn Hầu như mọi công việc hàn đều có quy trình hàn. Quy trình hàn phải được phê chuẩn và phải được truyền đạt tới những người có liên quan (nhà thiết kế, thanh tra hàn, cán bộ giám sát hàn, thợ hàn). Đối với công việc đòi hỏi chất lượng cao hoặc đòi hỏi quy phạm thì quy trình hàn sẽ trở thành bản thông số quy trình hàn (WPS). 7
  9. Đây là một tài liệu nêu lên các biến số hàn cần thiết cho một ứng dụng cụ thể để bảo đảm tính lặp lại thông qua các thợ hàn (hoặc thợ vận hành thiết bị hàn) đã được đào tạo thích hợp. Bản thông số quy trình hàn mô tả chỉ dẫn từng bước để tạo ra một mối hàn cụ thể và đưa ra chứng cớ rằng mối hàn là có thể chấp nhận được. Mọi quy phạm va quy định kỹ thuật hàn đều đòi hỏi các quy trình đã được phê chuẩn. Trong thực tế, điều này có nghĩa là nhà chế tạo phải soạn thảo một quy trình hàn sau đó phê chuẩn nó bằng cách tạo ra các mối hàn để kiểm chứng xem có thể chấp nhận được không. Mọi quy pham đều chứng tỏ rằng thợ hàn (thợ vận hành thiết bị) có đủ kỹ năng và khả năng tuân thủ thành công quy trình hàn đó (có nghĩa là thợ hàn phải được phê chuẩn). 1.3 Các bước trong một quy trình hàn Quy trình hàn có các thông tin: + Các thông tin chung - Tên công ty - Mã số của quy trình hàn (WPS No) - Lần sửa đổi (Revision No) - Báo cáo quy trình hàn (Supporting PQR No) - Phương pháp công nghệ hàn(Welding Process): SMAW/GMAW/ GTAW/SAW - Phương pháp hàn: Tay, cơ khí, tự động, bán tự động (Type: Manual, Mechanical, Automatic, Semi – Auto) - Ngày tháng năm lập quy trình hàn - Người lập - Quy phạm áp dụng (Applicable code: ASME section IX, AWS D 1.1, API 1104, ISO). + Mối ghép ( Joint ) -Thiết kế mối ghép: Hàn gấp mép / Hàn góc -Có đệm lót hay không? -Vật liệu đệm lót là gì? - Chi tiết của mối ghép: Góc vát mép, chiều dày của mép sang phanh, khoảng cách khe hở. 8
  10. - Chi tiết của mối hàn : Số lớp hàn, chiều cao mối hàn, số đường hàn ở lớp hàn phủ bề mặt, hàn một bên hay hàn hai bên. + Kim loại cơ bản (kim loại gốc) + Kim loại hàn - Tiêu chuẩn theo AWS (SFA No) - Loại theo AWS No - Số F . No theo AWS hoặc theo ASME section II Part C (F No) - Số A . No - Kích cỡ của kim loại hàn - Kim loại điền đầy - Phạm vi chiều dày của kim loại hàn - Mối hàn giáp mối - Mối hàn góc - Phân loại thuốc hàn. - Các thông tin khác + Vị trí hàn - Vị trí với mối hàn giáp mép - Hướng hàn : hàn từ trên xuống hay hàn từ dưới lên - Vị trí với mối hàn góc + Gia nhiệt sơ bộ - Nhiệt độ gia nhiệt - Nhiệt độ giữa các lớp hàn - Duy trì sự gia nhiệt + Nhiệt luyện sau khi hàn - Phạm vi nhiệt luyện - Thời gian nhiệt luyện - Các thông tin khác + Khí bảo vệ - Khí bảo vệ - Hàm lượng của khí bảo vệ 9
  11. - Lưu lượng cung cấp khí (Lít / Phút) - Đệm khí phía đối diện + Các thông số chế độ dòng điện hàn - Dòng điện hàn AC hay DC - Kiểu đấu điện cực: Đấu cực thuận hay cực nghịch - Phạm vi điện áp hàn - Phạm vi điện thế hàn - Điện cực Vonfram: Kích cỡ và loại - Phương pháp di chuyển điện cực khi hàn GMAW - Tốc độ cấp dây hàn + Các điều kiện kỹ thuật - Dịch chuyển điện cực hàn: Di chuyển ngang hay di chuyển dọc - Kích cỡ của chụp phân phối khí - Phương pháp làm sạch mối ghép và làm sạch giữa các lớp hàn - Biện pháp làm sạch phía đối diện - Khoảng cách từ đầu bét hàn đến vật hàn - Hàn một lớp hay nhiều lớp cho mỗi phía - Số điện cực kim loại hàn, que hàn - Tốc độ hàn - Các thông số khác Bảng các thông số của quy trình hàn Weld Process Filler Metal Current (A) Volt Travel Heat Layer (phương (Kim loại điền đầy) (Dòng điện) Range speed Input (s) pháp) (V) (mm/min) KJ/mm Class Dia(m Type Amp. ( Lớp m) Poralit Range (phạm vi (tốc độ di (nhiệt (nhóm) hàn ) y điện áp) chuyển) cung (đường (A) kính) (loại cấp) (phạm phân vi dòng cực) điện) 1st 2nd 3rd nth 10
  12. Nói chung quy trình hàn gồm ba phần: - Một bản thuyết minh chi tiết cách thực hiện mối hàn. - Một bản vẽ hoặc một bản phác thảo cho thấy thiết kế liên kết hàn và các điều kiện thức hiện mỗi đường hàn hoặc lớp hàn. - Một biên bản ghi kết quả kiểm tra mối hàn. Các mối hàn được kiểm tra để các định xem liệu mối hàn được thực hiện theo bản thông số quy trình hàn (WPS) có đáp ứng các tiêu chuẩn mô tả trong quy phạm hay quy định kỹ thuật hay không. Nếu các kiểm tra này đáp ứng các yêu cầu tối thiểu, thì tài liệu dó sẽ trở thành bản chứng nhận quy trình hàn (PQR). Đây là một biên bản ghi lại các biến số hàn được sử dụng để tạo nên mối hàn kiểm tra được chấp nhận, và các kết quả kiểm tra trên vật hàn để phê chuẩn một quy trình công nghệ hàn. Việc soạn thao, kiểm tra và phê chuẩn các quy trình có thể khác nhau tùy theo các quy định kỹ thuật khác nhau. Trong một số quy phạm, quy trình hàn được phê chuẩn sơ bộ. Bằng các sử dụng các số liệu có quy pham, không đòi hỏi phải lập ra các quy trình công nghệ hàn cụ thể đối với các liên kết tiêu chuẩn hoặc các kim loại thông dụng khi sử dụng các phương pháp hàn hồ quang cụ thể. Việc một nhà chế tạo phê chuẩn một quy trình theo một quy phạm cụ thể không nhất thiết là quy trình đó đương nhiên được một nhà chế tạo (nhà thầu) khác coi là đã được phê chuẩn. Với một ứng dụng cụ thể, cách chủ yếu để đảm bảo chất lượng mối hàn thích hợp là quy định quy trình và trình độ kỹ năng của thợ hàn. Có các phương pháp khác nhau để phê chuẩn quy trình hàn, được mô tả dưới đây cùng với các yêu cầu phê chuẩn thợ hàn và thợ vận hành thiết bị hàn. Bản thông số quy trình hàn được hỗ trợ một loại văn bản khác (ví dụ, biên bản về cách thức hàn mối hàn, đánh giá không phá hủy, kết quả kiểm tra cơ tính). Cùng với nhau, chúng tạo thành một biên bản quy trình hàn, được gọi là chứng nhận quy trình hàn. Trên hình 1.1 là các phương án khác nhau có thể tiến hành để xây dựng nên một bản thông số quy trình hàn theo tiêu chuẩn châu Âu EN 288 cùng trách nhiệm của hãng chế tạo và bên kiểm định, cơ quan kiểm định. Chú thích: Hiện nay do cách sử dụng thuật ngữ tiếng Việt trong các tiêu chuẩn của Việt Nam và một số tiêu chuẩn của các hãng đăng kiểm chưa thống nhất, tài liệu này tạm sử dụng thuật ngữ bản thông số quy trình hàn (WPS) và bản báo cáo quy trình hàn (PQR) như trên. Đối với thuật ngữ WPS, các tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6700- 1:2001 gọi là yêu cầu kỹ thuật quy trình hàn của cơ sở sản xuất, 11
  13. TCVN 6834- 1:2001 sử dụng đặc tính kỹ thuật của quy trình hàn, tiêu chuẩn ngành giao thông vận tải 22TCN-280-01 sử dụng thuật ngữ Bản thông số công nghệ hàn. Đối với thuật ngữ WPAR và PQR tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6834- 1:2001 gọi là bản báo cáo chấp nhận quy trình hàn, TCVN 6834- 3:2001 và TCVN 6834- 4:2001 gọi là biên bản chấp nhận quy trình hàn, tiêu chuẩn 22TCN- 280- 01 gọi là bản báo cáo kết quả thí nghiệm chứng chỉ công nghệ hàn. Phương pháp chung nhất để được phê chuẩn là tiến hành kiểm tra phê chuẩn theo mô tả phần 3 (thép), phần 4 (nhôm và hợp kim nhôm) của tiêu chuẩn EN 288. Trước hết hãng chế tạo soạn thảo một bản thông số quy trình hàn (pWPS), đã được một thợ hàn có năng lực của hãng chế tạo đó sử dụng để chứng tỏ rằng việc dùng bản thông số đó sẽ tạo khả năng đạt được các mức đã quy định đối với chất lượng mối hàn và cơ tính. Nếu chứng nhận quy trình hàn đó được cơ quan kiểm định phê chuẩn, nó sẽ được dùng để hoàn thành một hoặc nhiều bản thông số quy trình hàn WPS, là cơ sở để soạn ra các phiếu công nghệ (còn gọi là lệnh sản xuất) đưa xuống cho thợ hàn thực hiện trong sản xuất. Cần chú ý rằng quy trình đã được phê chuẩn thì người thợ hàn thực hiện mối hàn thực hiện mối hàn kiểm tra cho quy trình đó cũng sẽ đương nhiên được phê chuẩn đối với phạm vi thích hợp trong tiêu chuẩn có liên quan. Trong khi đó, những người thợ hàn khác dự kiến áp dụng bản thông số quy trình hàn đó trong công việc của họ sẽ phải qua giai đoạn phê chuẩn thợ hàn bằng cách hàn mối hàn kiểm tra áp dụng bản thông số quy trình hàn đó. Hình 1.1: Các giai đoạn phê chuẩn quy trình hàn và thợ hàn 12
  14. 1.3.1 Các bước phê chuẩn quy trình hàn Tiêu chuẩn EN 288 cũng cho phép có các phương án sau trong việc phê chuẩn quy trình hàn: - Kiểm tra quy trình hàn. - Vật liệu hàn được phê chuẩn. - Kinh nghiệm hàn đã có trước đó. - Quy trình hàn tiêu chuẩn. - Kiểm tra hàn trước sản xuất. Kiểm tra quy trình thông thường (theo quy định trong phần 3 và 4 không phải bao giờ cũng phải được tiến hành để có được sự phê chuẩn. Nhưng các phương pháp thay thế cũng có một số giới hạn về mặt ứng dụng, ví dụ, liên quan đến loại quá trình hàn, vật liệu và vật liệu hàn theo quy định trong tiêu chẩn ứng dụng thích hợp và thỏa thuận hợp đồng. Phương pháp kiểm tra phê chuẩn quy trình hàn thường là đòi hỏi thích hợp bắt buộc của tiêu chuẩn ứng dụng. Nếu không phải như vậy, các bên ký hợp đồng có thể thỏa thuận sử dụng một trong các phương pháp thay thế. Ví dụ, một bản thông số quy trìn hàn có thể được phê chuẩn, với điều kiện là hãng chế tạo có thể chứng minh bằng văn bản thích hợp rằng loại liên kết đó đã từng được họ hàn đạt yêu cầu. Tiêu chuẩn ASME IX của Mỹ đòi hỏi kiểm tra quy trình hàn (tức là phải có chứng nhận quy trình hàn PQR) nhưng tiêu chuẩn D1.1 của Hội Hàn Mỹ lại cho phép sử dụng các quy trình hàn đã được phê chuẩn sơ bộ trong phạm vi các giới hạn đã được nêu chi tiết trong bản thông số quy trình hàn đó. 1.3.2 Phê chuẩn quy trình hàn theo tiêu chuẩn nồi hơi và thiết bị áp lực Tiêu chuẩn hay quy phạm được sử dụng rộng rãi nhất để soạn thảo và phê chuẩn quy trình hàn là phần IX của quy phạm nồi hơi và Thiết bị áp lực của Hội Kỹ sư Cơ khí Mỹ (ASME), tiêu chuẩn cho phê chuẩn đối với thợ hàn (thợ vận hành thiết bị), thợ hàn vảy. Theo quy phạm này, mỗi nhà chế tạo chịu trách nhiệm về công việc hàn của mình và phải tiến hành kiểm tra cần thiết để phê chuẩn các quy trình hàn mà mình sử dụng trong chế tạo các vật hàn theo quy phạm này, cũng như để phê chuẩn trình độ của thợ hàn (thợ vận hành thiết bị hàn), là những người áp dụng các quy trình đó. Mỗi nhà chế tạo (nhà thầu) phải duy trì biên bản dưới dạng chứng nhận quy trình hàn (PQR) ghi các kết quả kiểm tra quy trình hàn và trình độ thợ hàn (thợ vận hành thiết bị). Các biên bản này được nhà chế tạo cung cấp 13
  15. chứng nhận và sẽ phải chịu sự thanh tra của giới chức nhà nước có thẩm quyền. Quy phạm của ASME gọi quy trình hàn này là bản thông số quy trình hàn (WPS). 1.3.3 Phê chuẩn quy trình hàn theo tiêu chuẩn và hàn kết cấu Một trong những tiêu chuẩn, quy phạm hàn kết cấu thép được sử dụng rộng rãi trên thế giới là tiêu chuẩn của Hội Hàn Mỹ AWS D1.1. Khác với quy phạm về nồi hơi và thiết bị áp lực, mỗi nhà chế tạo hoặc nhà thầu phải tiến hành các kiểm tra cần thiết theo tiêu chuẩn này để phê chuẩn quy trình hàn. Ngoài ra, kỹ sư tư vấn sẽ tùy tình hình mà có thể chấp nhận chứng cứ về phê chuẩn trước đó của thợ hàn. Cũng như đối với nồi hơi và thiết bị áp lực, ở đây nhà chế tạo phải chịu trách nhiệm hoàn toàn khi phê chuẩn quy trình và phê chuẩn thợ hàn. Tiêu chuẩn quy định các yêu cầu áp dụng cho hàn kết cấu. Nó cho phép sử dụng các quy trình hàn đã phê chuẩn sơ bộ. Các quy trình hàn đã phê chuẩn sơ bộ sẽ không phải kiểm tra nữa, miễn là chúng tuân theo mọi yêu cầu của quy phạm. Việc sử dụng các quy trình hàn liên kết đã phê chuẩn sơ bộ không nhằm thay thế cho nhận định kỹ thuật về tính thích hợp giữa các ứng dụng đối với một tổ hợp hàn hay liên kết hàn. Tiêu chuẩn D1.1 đòi hỏi nhà chế tạo hay nhà thầu phải chuẩn bị bản thông số quy trình hàn bằng văn bản cho liên kết sẽ sử dụng. Đây là biên bản ghi chép về các vật liệu và biến số hàn cho thấy rằng quy trình hàn đó đáp ứng các yêu cầu để được hưởng quy chế phê duyệt sơ bộ. Nói tóm lại, quy trình hàn được soạn thảo nhằm tạo ra mối hàn cần thiết cho vận hành, nhưng với chi phí thấp nhất và đảm bảo tính nhất quán trong chế tạo vật hàn. 1.3.4 Phê chuẩn và cấp chứng chỉ cho thợ hàn Kiểm tra phê chẩn thợ hàn được tiến hành nhằm chứng tỏ rằng người thợ hàn đạt yêu cầu theo các điều kiện được sử dụng trong sản xuất như đã được nêu chi tiết trong bản thông số quy trình hàn đã được phê chuẩn hoặc trong phiếu công nghệ. Quy tắc chung là cuộc kiểm tra sẽ phê chuẩn người thợ hàn không chỉ đối với những điều kiện đă được dùng trong khi kiểm tra mà còn cho cả mọi liên kết hàn được coi là dễ hàn hơn. Đây là một đòi hỏi mang tính pháp lý vì các quy định kỹ thuật buộc đơn vị chế tạo chịu trách nhiệm đối với công việc hàn đã tiến hành. Các đơn vị này thường không có điều kiện cử người theo dõi công việc của từng thợ hàn; do đó họ phải dựa vào thực tế là mỗi thợ hàn (thợ vận hành thiết bị hàn) đã được kiểm tra thành công. Đơn vị chế tạo phải duy trì toàn bộ các biên bản về các quy trình hàn đã được phê chuẩn thợ hàn và các kết quả kiểm tra. Việc phê chuẩn thợ hàn (thợ vận hành thiết bị hàn) đòi hỏi họ phải hàn được các mối hàn cụ thể. Sau đó, các mối hàn đó sẽ được mang kiểm tra để chứng minh rằng các mối hàn đó có được chất lượng cần thiết. 14
  16. Các kiểm tra này không giống nhau đối với các quy phạm khác nhau. Việc phê chuẩn theo quy phạm không nhất thiết có nghĩa là thợ hàn đó được coi là đã qua phê chuẩn đối với quy phạm khác, cho dù các kiểm tra là tương tự như nhau. Thông thường công ty chế tạo được yêu cầu tiến hành kiểm tra phê chuẩn quy trình hàn và thợ hàn. Sự khác nhau giữa kiểm tra phê chuẩn quy trình hàn và phê chuẩn thợ hàn là - Kiểm tra phê chuẩn quy trình hàn được thực hiện bởi một thợ hàn có năng lực chuyên môn và chất lượng mối hàn được đánh giá thông qua việc sử dụng các kỹ thuật kiểm tra không phá hủy và cơ tính. Mục đích là chứng tỏ rằng quy trình hàn được đề xuất sẽ tạo ra một liên kết hàn đáp ứng được các yêu cầu đã quy định về chất lượng mối hàn vầ cơ tính. - Kiểm tra phê chuẩn thợ hàn là việc phê chuẩn các kỹ năng và khả năng của người thợ hàn trong việc tạo ra một mối hàn kiểm tra đạt yêu cầu. Có thể dùng một quy trình hàn đã được phê chuẩn hoặc chưa được phê huẩn để thực hiện kiểm tra này (khi sử dụng quy trình chưa được phê chuẩn, phải lập biên bản về các thông số hàn). Trong tiêu chuẩn EN 287, chứng chỉ kiểm tra phê chuẩn chỉ được cấp theo trách nhiệm duy nhất của bên kiểm tra / cơ quan kiểm định. Chứng chỉ phê chuẩn thợ hàn có hiệu lực theo các yêu cầu của tiêu chuẩ ứn dụng. Trong tiêu chuẩn EN 287 nó có thể được hãng sử dụng lao động của người thợ hàn đó gia hạn sáu tháng một lần cho tới hai năm miễn là thợ hàn đó đã hàn thành công các mối hàn tương tự. Sau hai năm, việc gia hạn trình độ của người thợ hàn sẽ cần phải có phê chuẩn của bên kiểm định, là bên yêu cầu sẽ chứng minh rằng kết quả thực hiện của người thợ hàn đó là đạt yêu cầu của tiêu chuẩn trong thời gian có hiệu lực. Vì bên kiểm định thường kiểm tra các biên bản của công ty về công việc của người thợ hàn và các kiểm tra, để có chứng cớ rằng người thợ hàn đó vẫn duy trì được các kỹ năng của mình, công ty phải lưu giữ các biên bản về công việc. Cần lưu ý rằng tiêu chuẩn EN 287 đòi hỏi có các biên bản kiểm tra, tức là văn bản nửa năm một lần về kiểm tra chiếu tia rơn gen hoặc siêu âm, hoặc báo cáo kiểm tra phá hủy phải được giữ cùng với chứng chỉ phê chuẩn thợ hàn (kiểm tra các mối hàn sản xuất đáp ứng các yêu cầu này). Việc không tuân thủ dẫn đến kiểm tra lại. Các tiêu chuẩn của Mỹ cũng có các yêu cầu tương tự mặc dù phạm vi phê chuẩn các biến số hàn có khác với các yêu cầu của tiêu chuẩn EN 287. 15
  17. Các yêu cầu đối với công tác phê chuẩn được xác định trong các tiêu chuẩn ứng dụng có liên quan hoặc như là các điều kiện thực hiện hợp đồng. Đối với những thợ hàn thực hiện công việc cần đến chất lượng cao như bình áp lực, đường ống áp lực và kết cấu ngoài khơi, cũng như sản phẩm mà hậu quả của sự phá hủy, mức độ ứng suất và sự phức tạp đòi hỏi phải có mức độ toàn vẹn cao của liên kết hàn, các tiêu chuẩn EN 287 và ASME IX là những tiêu chuẩn thích hợp. Trong những trường hợp khác, với những yêu cầu không cao bằng, ví dụ các khung nhà cỡ nhỏ và trung bình và các công việc nói chung mang tính kết cấu và không kết cấu loại nhẹ, có thể không phải có quy trình hàn được phê chuẩn như nói ở trên. Tuy nhiên, để đảm bảo có được mức độ kỹ năng thích hợp, nên phê chuẩn thợ hàn theo tiêu chuẩn ít khắt khe hơn, ví dụ tiêu chuẩn BS 4872. ”Thợ hàn hợp chuẩn’’ là thuật ngữ thường được dùng để chỉ một thợ hàn đã được phê chuẩn, tuy nhiên trong chính các tiêu chuẩn có liên quan lại không thấy dùng thuật ngữ này. Mặc dù vậy, nó được các hãng sử dụng để mô tả các thợ hàn có các kỹ năng và năng lực kỹ thuật đã được phê chuẩn là đáp ứng những yêu cầu của một tiêu chuẩn thích hợp. 1.3.5 Phê chuẩn thợ vận hành thiết bị hàn Khi hợp đồng hoặc tiêu chuẩn ứng dụng đòi hỏi, những thợ vận hành thiết bị hàn chịu trách nhiệm đặt chế độ hàn hoặc điều chỉnh thiết bị cơ giới hóa hoàn toàn hoặc thiết bị tự động phải được phê chuẩn nhưng nhân viên vận hành thiết bị không cần phải được phê chuẩn. Như vậy, nhân viên sử dụng thiết bị (đặt tải và đỡ tải cho thiết bị người máy hoặc vận hành thiết bị hàn nóng chảy hoặc thiết bị hàn điện tiếp xúc) không cần phải được phê chuẩn. Theo quy định trong tiêu chuẩn EN 1418, việc phê chuẩn thợ đặt chế độ cho vận hành thiết bị hàn nóng chảy và thiết bị hàn điện tiếp xúc có thể dựa trên cơ sở: - Kiểm tra quy trình hàn. - Kiểm tra hàn trước sản xuất hoặc kiểm tra sản xuất. - Kiểm tra hàn trước sản xuất hoặc kiểm tra chức năng. Cần lưu ý rằng các phương pháp này phải được bổ sung bằng việc kiểm tra chức năng thích hợp với thiết bị hàn đó. Tuy nhiên, có thể tiến hành (nhưng không bắt buộc) kiểm tra hiểu biết liên quan đến công nghệ hàn, tương đương với “hiểu biết công tác của thợ hàn” nêu trong EN 287. Việc gia hạn phê chuẩn thợ vận hành thường phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn EN 287. Việc phê chuẩn thợ vận hành hàn có hiệu lực trong hai năm 16
  18. miễn là hãng sử dụng lao động, cán bộ điều phối hàn của người thợ hàn đó khẳng định rằng công viêc của người thợ này mang tính liên tục (thời gian gián đoạn kéo dài không quá sáu tháng) và không có lý do gì để nghi ngờ hiểu biết của người thợ vận hành đó. Hiệu lực của phê chuẩn có thể được bên kiểm tra / cơ quan kiểm định gia hạn thêm hai năm miễn là có chứng cứ rằng các mối hàn sản xuất có chất lượng cần thiết, và vẫn giữ được các biên bản kiểm tra thích hợp cùng với chứng chỉ của người thợ vận hành đó. Nếu sử dụng tiêu chuẩn Mỹ ASME IX thợ vận hành thiết bị cơ giới hóa lẫn thiết bị tự động hóa đều cần phải được phê chuẩn. Các biến số thiết yếu ở đây đối với phê chuẩn thợ hàn. 1.3.6 Một số ứng dụng chủ yếu trong sản xuất hàn Ngoài những tiêu chuẩn về quản lý chất lượng hàn như đã nêu, còn có các tiêu chuẩn cụ thể đề cập đến quy định về kim loại cơ bản, vật liệu hàn, thiết bị hàn và vệ sinh an toàn lao động để đảm bảo vật hàn có được mức độ chất lượng có thể cháp nhận được, đồng thời phù hợp với mục đích sử dụng. Các tài liệu hướng dẫn về vệ sinh và an toàn lao động cùng các quy phạm cũng có thể khuyến nghị dùng các tiêu chuẩn. Hầu hết các hãng chế tạo đều dùng một trong các văn bản sau. - Tiêu chuẩn cụ thể của nghành hoặc của công ty. - Tiêu chuẩn quốc gia (ví dụ BS, TCVN). - Tiêu chuẩn châu Âu EN. - Tiêu chuẩn của Hội Hàn Mỹ (AWS) và Hội Kỹ sư Cơ khí Mỹ (ASME). - Tiêu chuẩn của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO. Bảng một số quy phạm và tiêu chuẩn ứng dụng cho hàn cho ta thấy thí dụ về các quy phạm và tiêu chuẩn ứng dụng cùng các tiêu chuẩn về phê chuẩn thợ hàn và quy trình hàn có liên quan. Bảng 1.1: Một số quy phạm và tiêu chuẩn ứng dụng cho hàn Kết cấu hàn Tiêu chuẩn/ Tiêu chuẩn hàn Quy phạm Phê chuẩn quy trình Phê chuẩn thợ hàn ứng dụng Bình áp lực BS 5500 BS EN 288 BS EN 287 ASME VIII ASME IX ASME IX Hàn ống dẫn BS 2633 BS EN 288 (part 3) BS EN 287 (part 1) cho quá trình BS 4677 BS EN 288 (part 4) BS EN 287 (part 2) sản xuất 17
  19. đường ống ANSI/ASME ASME IX ASME IX công nghiệp B311 ASME IX ASME IX ANSI/ASME BS EN 288 (part 3) BS 4872/BS EN B31.3 (nếu cần) 287 BS 2971 Chế tạo kết AWS D1.1 AWS D1.1 AWS D1.1 cấu hàn AWS D1.2 AWS D1.2 AWS D1.2 BS 5135 BS EN 288 (part 3) BS EN 287 BS 8118 BS EN 288 (part 4) BS EN 287 BS 4872 Bể chứa BS 2654 BS EN 288 (part 3& 4) BS EN 287 BS 2594 BS EN 288 (part3 & 4) BS EN 287 API 620/650 ASME IX ASME IX Chú thích: Cần tham chiếu các tiêu chuẩn hoặc quy phạm ứng dụng đối với mọi yêu cầu bổ sung cho các yêu cầu được nêu trong BS EN 287, BS EN 288 và ASME IX. Một số tiêu chuẩn BS của Anh chưa được sửa đổi để bao gồm các tiêu chuẩn BS EN 287 và BS EN 288 cần được thay thế thích hợp, cho các tiêu chuẩn BS 4871 và BS 4870 (là các tiêu chuẩn đã bị thu hồi). Tại các nước châu Âu, các tiêu chuẩn quốc gia được thay thế bằng các tiêu chuẩn EN. Tuy nhiên, khi chưa có tiêu chuẩn EN tương đương, các tiêu chuẩn quốc gia vẫn được sử dụng, ví dụ, BS EN 287 thay thế cho BS4871 nhưng BS 4872 vẫn còn là tiêu chuẩn có hiệu lực. Giải thích một số ký hiệu tiêu chuẩn, quy phạm. 1. Quy phạm AWS D1.1 về hàn kết cấu của hội hàn Mỹ. 2. Quy phạm của hội Kỹ Sư Cơ khí Mỹ về hàn nồi hơi và bình áp lực, ASME IX: về phê chuẩn quy trình hàn và thợ hàn, thợ vận hành thiết bị hàn. 3. Tiêu chuẩn Anh BS 4872 về kiểm tra phê chuẩn thợ hàn khi không đòi hỏi phê chuẩn quy trình hàn. 4. Tiêu chuẩn châu Âu EN 287: 1997 về kiểm tra phê chuẩn thợ hàn đối với hàn nóng chảy. 18
  20. 5. Tiêu chuẩn châu Âu EN 288 về quy định vê phê chuẩn quy trình hàn đối với các vật liệu kim loại. 6. Tiêu chuẩn châu Âu EN 25817:1992 về các liên kết thép hàn hồ quang – hướng dẫn về các mức chất lượng về mặt khuyết tật. 7. Tiêu chuẩn châu Âu EN 2652 về phân loại khuyết tật trong các mối hàn nóng chảy kim loại, có kèm giải thích. 8. Tiêu chuẩn châu Âu EN 30042:1994 về các liên kết hàn hồ quang nhôm và hợp kim nhôm có thể hàn được. Hướng dẫn về các mức độ chất lượng về mặt khuyết tật. 1.3.7 Một số tiêu chuẩn và chất lượng sản xuất hàn Cũng như trong ngành chế tạo khác, công việc hàn đòi hỏi phải quan tâm đến vấn đề chất lượng nhằm tạo ra các sản phẩm không những đạt yêu cầu về kỹ thuật theo tiêu chuẩn, quy phạm hoặc tài liệu hợp đồng, mà còn phải thỏa mãn yêu cầu khác của khách hàng và mục tiêu lợi nhuận của công ty một cách nhất quán. Việc bảo quản tính cạnh tranh lâu dài của công ty trong chế tạo các sản phẩm hàn không chỉ các việc tuân thủ các quy định của luật pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan mà còn đòi hỏi phải tạo ra một hệ thống quản lý hàn toàn diện. Hình 1.2 giới thiệu tóm tắt các nội dung của một hệ thống như vậy theo viện Công nghệ Hàn Australia. Bảng 1.2: Tóm tắt Sổ tay hệ thống quản lý hàn toàn diện Mục Nội dung hướng dẫn Tiêu chuẩn 1. Giới thiệu 2. Tài liệu tham khảo 3. Hệ thống quản lý Quản lý chất lượng có hiệu quả về chi phí ISO 9001 ISO3834 4. Trách nhiệm Quản lý chất lượng có hiệu quả về chi phí AS 4360 quản lý (kể cả quản lý rủi ro) 5. Kiểm soát tài liệu 6. Lập kế hoạch sản xuất 7. Hợp đồng 8. Thiết kế Kiểm soát nứt tầng. Thiết kế vật hàn một AS 4100 cách hợp lý, kinh tế. Cơ học phá hủy, giảm AS 1210 19
nguon tai.lieu . vn