Xem mẫu

  1. Ch−¬ng 5 QU¶N TRÞ HO¹T §éNG CHO THU£ Vμ §ÇU T¦ CñA NG¢N HμNG TH¦¥NG M¹I Đầu tư và cho thuê tài chính là những hoạt động quan trọng góp phần đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh, giảm thiểu rủi ro, tăng thu nhập, cung cấp nguồn dự trữ thứ cấp để đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng. Nội dung chương 5 của Giáo trình giới thiệu các hình thức cho thuê tài chính và đầu tư chứng khoán; những nội dung cơ bản trong quản trị đầu tư và cho thuê tài chính của ngân hàng thương mại. 5.1. QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ 5.1.1. Một số vấn đề cơ bản về cho thuê và cho thuê tài chính 5.1.1.1. Sự hình thành và phát triển hoạt động cho thuê và cho thuê tài chính Cho thuê tài sản là một hình thức ra đời từ rất sớm trong lịch sử nhân loại. Theo các thư tịch cổ, các giao dịch thuê tài sản đã xuất hiện từ năm 2880 trước công nguyên tại thành phố Sumerian của người UR (Là một thành phố phía Nam của thành phố Masopotania - gần vịnh Ba Tư là một phần của IRAP ngày nay). Trong đó người cho thuê là những thầy tu còn những người đi thuê là những người nông dân tự do, tài sản được đem ra giao dịch cho thuê gồm: Công cụ sản xuất nông nghiệp, súc vật kéo, nhà cửa, ruộng đất... Những bộ luật quy định về nguyên tắc của hoạt động cho thuê tài sản cũng đã ra đời từ rất sớm. Vào khoảng năm 1700 trước Công nguyên, vua Babilon là Hamunurabi đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng tạo thành một bộ luật lớn trong đó có những quy định về hoạt động thuê tài sản. Đồng thời, trong các nền văn minh cổ đại khác như Hy Lạp, La Mã hay Ai Cập cũng đã xuất hiện các hình thức cho thuê để tài trợ cho hoạt động sản xuất. Có thể nói rằng, rất nhiều vấn đề trong giao dịch cho thuê tài chính ngày nay đã xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước. 216
  2. Tuy nhiên, các giao dịch thuê tài sản diễn ra ở thời kỳ trước chỉ là những hoạt động cho thuê kiểu truyền thống, phương thức giao dịch của nó tương tự như giao dịch thuê vận hành ngày nay; và trong suốt hàng ngàn năm lịch sử tính chất giao dịch của hình thức này gần như không thay đổi. Cho đến đầu thế kỷ XIX, hoạt động cho thuê mới phát triển mạnh, diễn ra sôi nổi ở Anh, Mỹ, có sự gia tăng cả về số lượng lẫn những loại tài sản thiết bị cho thuê. Đặc biệt, do sự phát triển mạnh mẽ của ngành đường sắt, vì nhu cầu máy móc rất lớn, các phương thức tài trợ sẵn có khó đáp ứng nổi, nên muốn đạt được mục đích cuối cùng là sử dụng thiết bị, các công ty đường sắt phải tìm đến một phương thức tài trợ mới. Điều này mở ra cơ hội cho các nhà sản xuất và các nhà đầu tư chuyên cung cấp thiết bị đường sắt như đầu máy, toa xe... trên cơ sở cho thuê. Hoạt động cho thuê tài sản trở thành một ngành kinh doanh mới của nền kinh tế theo đà phát triển của phân công lao động xã hội. Đến đầu những năm 50 của thế kỷ XIX, hoạt động cho thuê tài sản đã tiến một bước dài với việc công ty United States Leasing Corporation (Hoa Kỳ) sáng tạo ra một hình thức cho thuê mới gọi là cho thuê tài chính (Financial Leasing) và giao dịch cho thuê đã có sự thay đổi về chất. Từ đó cho tới nay, hoạt động cho thuê được chia làm 2 loại: cho thuê hoạt động hay còn gọi là cho thuê vận hành (Operating Leasing) hay cho thuê kiểu truyền thống (Traditional Leasing) và cho thuê tài chính (Financial Leasing). Cho thuê tài chính (CTTC) phát triển sang các nước châu Âu và châu Á như ở Pháp, Nhật Bản… vào những năm đầu của thập kỷ 60 thế kỷ XX; và sang đầu thập kỷ 70 nó đã phát triển rất mạnh mẽ, lan rộng sang các nước khác như Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia… Cuộc cách mạng khoa học công nghệ vào những năm 1960 có ảnh hưởng then chốt đến sự phát triển của hoạt động cho thuê (Leasing) khi các công ty thấy rõ những lợi thế cạnh tranh của CTTC, những thiết bị luôn đổi mới như máy vi tính, máy móc viễn thông... sẽ tránh được hao mòn vô hình và giải quyết khó khăn về vốn. CTTC ngày càng được áp dụng rộng rãi, không chỉ đối với các công ty nhỏ mới thành lập mà còn với các công ty 217
  3. lớn; không chỉ với các nước công nghiệp phát triển mà còn với các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, hoạt động CTTC chính thức được triển khai vào những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX và nó đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh mới mẻ nhiều tiềm năng, góp phần đa dạng hoá và làm phong phú thêm thị trường các dịch vụ tài chính của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Hiện nay, hoạt động CTTC đã có những bước phát triển mạnh mẽ, khi tốc độ phát triển của khoa học công nghệ ngày càng nhanh, nó là một phương thức tài trợ có độ an toàn cao, tiện lợi và hiệu quả đối với các bên tham gia. CTTC trở thành phổ biến trong các hoạt động kinh tế quốc tế và nó đã góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Song cùng với sự phát triển mạnh mẽ, phương thức CTTC tại mỗi quốc gia, mỗi khu vực có đặc điểm riêng biệt thể hiện sự phong phú và đồng thời cũng là sự phức tạp của các giao dịch CTTC. Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp cho thuê thế giới cho thấy, ở mỗi quốc gia ngành công nghiệp này đều trải qua những giai đoạn phát triển như nhau, tuy nhiên chiều dài thời gian của mỗi giai đoạn ở mỗi quốc gia thì không hoàn toàn giống nhau do những tiến bộ về kỹ thuật tài trợ. Nhờ những tiến bộ này, nền công nghiệp cho thuê phát triển sau có thể kế thừa và rút ngắn thời gian phát triển. 5.1.1.2. Khái niệm và các đặc trưng của cho thuê tài chính ● Khái niệm cho thuê tài chính CTTC là một trong những dịch vụ tài chính ngân hàng đã phát triển mạnh tại nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển; tuy nhiên nó vẫn là một dịch vụ còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Cho đến nay chưa có một khuôn khổ pháp lý chung nào cho mọi giao dịch CTTC trên thế giới, các bên giao dịch thường dựa vào một trong các nguồn luật sau: - Hiệp định thống nhất dân sự về CTTC quốc tế (Hiệp hội CTTC quốc tế thoả thuận ngày 26/5/1988, tại Ohawa-Canada). - Tiêu chuẩn CTTC của Ủy ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế (International Accounting Standard Committee-IASC), chuẩn mực số 17). - Luật điều chỉnh hoạt động CTTC của quốc gia. 218
  4. Về lý thuyết cũng như thực tiễn, hiện nay có nhiều quan điểm về CTTC. Tuỳ theo góc độ nghiên cứu, hoặc theo quy định của luật pháp mỗi nước mà có các khái niệm khác nhau. Theo công bố của Công ty tài chính Quốc tế (IFC) về cuộc điều tra được tiến hành tại 37 quốc gia thì chỉ có 19 quốc gia có định nghĩa rõ ràng về CTTC. Trong số 19 quốc gia này cũng thể hiện trong nhiều văn bản pháp lý khác nhau: 9 quốc gia định nghĩa các giao dịch CTTC trong luật CTTC, 10 quốc gia còn lại định nghĩa chúng trong luật thuế, Nghị định của Chính phủ hay Thông tư về hạch toán - kế toán của Bộ Tài chính. Uỷ ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS) đưa ra định nghĩa về CTTC như sau: “Cho thuê tài chính là một giao dịch trong đó một bên (người cho thuê) chuyển giao quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia (người đi thuê) trong một thời gian nhất định, mà trong thời gian đó người cho thuê dự định thu vốn tài trợ cùng các chi phí liên quan; quyền sở hữu tài sản có được chuyển giao hay không tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa hai bên”. Trên cơ sở định nghĩa của IAS, các quốc gia đưa ra khái niệm, tiêu chuẩn giao dịch phù hợp với môi trường kinh doanh của đất nước mình. Ở Việt Nam, khái niệm và các tiêu chuẩn giao dịch CTTC được thể hiện trong Nghị định của Chính phủ và hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Theo Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC “Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung, dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng”. 219
  5. Chuẩn mực số 06 “Thuê tài sản” trong hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) ban hành theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu định nghĩa dưới góc độ người đi thuê: “Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê”. Từ các định nghĩa trên có thể thấy rằng: Theo thông lệ quốc tế, CTTC được hiểu đơn giản là một dịch vụ tín dụng dùng để thuận tiện hoá việc huy động vốn thông qua việc cung cấp các tài sản cho thuê mà không yêu cầu phải có một chứng khoán hay một tài sản cầm cố nào khác. Người cho thuê chuyển giao quyền sử dụng tài sản kèm theo lời hứa bán lại cho người thuê khi hợp đồng kết thúc với giá cả được thoả thuận từ trước. CTTC về bản chất là một hoạt động tín dụng, trong đó mục đích của người cho thuê cũng giống như mục đích của người cho vay là thu lãi trên vốn đầu tư, còn mục đích của người đi thuê là sử dụng vốn. Người cho thuê cấp tín dụng dưới dạng hiện vật (tài sản) chứ không phải bằng tiền, nhưng thực chất là cung cấp tài chính (cho thuê quyền sử dụng vốn) nên được gọi là CTTC. Quan điểm về CTTC được quy định trong hai văn bản pháp lý của Việt Nam hiện nay về cơ bản là phù hợp với chuẩn mực quốc tế về mặt bản chất. Tuy nhiên, cách đưa ra khái niệm như vậy đã gây ra một số giới hạn khi triển khai dịch vụ CTTC ở Việt Nam như: không áp dụng CTTC đối với bất động sản; người cho thuê là sở hữu chủ tài sản, như vậy không áp dụng phương thức thuê rồi cho thuê lại (cho thuê giáp lưng). Mặt khác, cách diễn đạt tại Điều 1 của Nghị định 16/2001/NĐ-CP là thiên về miêu tả trình tự và liệt kê các tiêu thức nhận biết một giao dịch CTTC; trong khi đó cách diễn đạt khái niệm theo chuẩn mực kế toán số 06 lại đề cập theo một khía cạnh khác mang tính chung chung, còn quá trừu tượng, gây khó hiểu. Vì vậy có thể đưa ra khái niệm về CTTC như sau: “CTTC là một dịch vụ tín dụng trung, dài hạn thông qua việc cho thuê tài sản trên cơ sở hợp đồng giữa hai bên, trong đó người cho thuê nắm giữ quyền sở hữu 220
  6. tài sản và chuyển giao quyền sử dụng tài sản cùng với các rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho người đi thuê trong một thời gian nhất định. Khi kết thúc thời hạn thuê, quyền sở hữu tài sản, quyền chọn mua hoặc quyền thuê tiếp được người đi thuê lựa chọn theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng”. Khái niệm này thể hiện rõ bản chất và đặc trưng của hoạt động CTTC, phù hợp với thông lệ quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta. Như vậy có thể thấy, hoạt động tín dụng trong nền kinh tế có thể diễn ra dưới hai hình thức: cho vay bằng tiền hoặc cho vay bằng tài sản. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự phân công lao động xã hội, các giao dịch tín dụng này được tiêu chuẩn hóa và do các tổ chức tài chính trung gian thực hiện. Hình thức CTTC (cho vay bằng tài sản) do các công ty CTTC, NHTM… thực hiện. Tuy ra đời sau so với hình thức cho vay bằng tiền của các NHTM nhưng nó lại gắn kết chặt chẽ với yếu tố phát triển khoa học kỹ thuật, nên đã được ứng dụng rộng rãi và phát triển mạnh mẽ. ● Các đặc trưng của cho thuê tài chính Trong lĩnh vực công nghiệp cho thuê (Leasing) có hai hình thức cho thuê là CTTC và cho thuê vận hành. Cho thuê vận hành là kiểu cho thuê tài sản có từ lâu đời, ngày nay nó còn được gọi là cho thuê hoạt động hay cho thuê kiểu truyền thống. CTTC có những đặc trưng khác biệt so với cho thuê vận hành, căn cứ để phân biệt giữa CTTC và cho thuê vận hành là: - Những rủi ro và những biện pháp đảm bảo cho giá trị còn lại của tài sản cho thuê do bên nào thực hiện. - Quyền sử dụng và hưởng dụng toàn bộ các lợi ích kinh tế do tài sản cho thuê mang lại có được chuyển giao cho người đi thuê không. Dựa trên căn cứ mang tính nguyên lý đó hoạt động CTTC và cho thuê vận hành có những điểm khác nhau cơ bản như sau: - Đối với hoạt động CTTC thì không được huỷ ngang hợp đồng, trong khi đó hợp đồng cho thuê vận hành có thể được huỷ ngang. 221
  7. - Trong hoạt động CTTC, rủi ro và thiệt hại liên quan đến tài sản thuê do bên đi thuê gánh chịu; còn trong hoạt cho thuê vận hành, bên đi thuê không chịu rủi ro thiệt hại nếu không phải lỗi do mình gây ra. Nói một cách khác, rủi ro liên quan đến tài sản được chuyển giao cho bên đi thuê trong hợp đồng CTTC còn trong hợp đồng cho thuê vận hành thì không. - Đối với hoạt động CTTC, tài sản thuê trước khi ký hợp đồng có thể không thuộc sở hữu của người cho thuê mà là do người đi thuê tìm, lựa chọn từ nhà cung cấp và yêu cầu công ty CTTC mua để cho thuê; còn đối với hoạt động cho thuê vận hành, tài sản trước khi ký hợp đồng đã thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê. - CTTC thường có dự định chuyển quyền sở hữu tài sản cho người đi thuê khi hết hạn hợp đồng, vì bên cho thuê đơn thuần là người cung cấp tài chính (vốn); cho thuê vận hành không có dự định đó. - Thời gian cho thuê trong hợp đồng CTTC thường chiếm phần lớn thời gian hữu ích của tài sản; trong khi đó thời hạn cho thuê của hợp đồng cho thuê vận hành thường chiếm một phần nhỏ so với thời gian hữu ích của tài sản. - Hiện giá của tổng số tiền thuê phải trả trong hợp đồng CTTC ít nhất bằng giá trị tài sản tại thời điểm ký hợp đồng, do đó người cho thuê thường thu hồi đủ vốn đầu tư vào tài sản trong một hợp đồng; còn trong hợp đồng cho thuê vận hành số tiền thuê nhỏ hơn nhiều so với giá trị của tài sản thuê ban đầu, do vậy để thu hồi vốn đầu tư và có lãi người cho thuê vận hành bắt buộc phải cho thuê với nhiều bên, qua nhiều hợp đồng. Tuy có sự khác biệt như vậy nhưng trên thực tế vẫn tồn tại những trường hợp mập mờ, không có ranh giới rõ ràng giữa CTTC và cho thuê vận hành. Uỷ ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế - IAS đã đặt ra 4 tiêu chuẩn làm cơ sở chung để phân loại và nhận dạng hợp đồng cho thuê tài sản thuộc hình thức CTTC hay cho thuê vận hành. Tiêu chuẩn phân loại giao dịch cho thuê do uỷ ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế - IAS quy định được thể hiện theo sơ đồ dưới đây: 222
  8. TÀI SẢN CHO THUÊ Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao cho bên thuê tại thời Có điểm chấm dứt hợp đồng Không Hợp đồng thuê quy định bên thuê được quyền chọn mua tài Có sản với giá tượng trưng tại thời điểm chấm dứt hợp đồng Không Có Thời hạn thuê chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản Không Giá trị hiện tại của các khoản tiền thuê tương đương hoặc lớn Có hơn giá thị trường của tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng Không Thuê vận hành Thuê tài chính Sơ đồ 5.1: Sự khác nhau giữa cho thuê tài chính và cho thuê vận hành Theo chuẩn mực trên, một hợp đồng cho thuê tài sản nếu thoả mãn 1 trong 4 tiêu chuẩn thì được coi là CTTC và nếu không thoả mãn cả 4 tiêu chuẩn thì đó là cho thuê vận hành. Trên cơ sở chuẩn mực chung của quốc tế, các tiêu chuẩn để phân loại và nhận biết một giao dịch CTTC ở Việt Nam được quy định trong Điều 1 Nghị định 16/2001/NĐ-CP và điểm 09 của chuẩn mực kế toán 06 - Thuê tài sản như sau: - Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi kết thúc thời hạn thuê. 223
  9. - Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng. - Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu. - Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê. 5.1.1.3. Đặc điểm của hoạt động cho thuê tài chính Hoạt động CTTC vừa mang đặc điểm của một hoạt động cho thuê tài sản nói chung, vừa mang đặc điểm của một hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, với những đặc điểm giao dịch đặc thù của loại hình dịch vụ này, nó tạo nên những đặc trưng riêng có khác với các loại dịch vụ kể trên. - Về hình thức cấp tín dụng: công ty CTTC tiến hành đầu tư mua sắm tài sản theo sự lựa chọn và yêu cầu của bên đi thuê, chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho bên thuê và định kỳ thu tiền thuê để thu hồi vốn và kiếm lợi nhuận, quyền sở hữu tài sản thuộc bên cho thuê. Như vậy, hình thức cấp tín dụng của CTTC là cấp tín dụng bằng hiện vật (cho vay bằng hiện vật) chứ không phải cấp tín dụng bằng tiền như hoạt động cho vay thông thường của các NHTM. - Có sự tách biệt về quyền sở hữu pháp lý và quyền sử dụng đối với tài sản cho thuê. Người cho thuê là chủ sở hữu của tài sản cho thuê trong suốt thời hạn thuê. Khi quyền sở hữu đó chưa được chuyển giao cho người thuê theo hợp đồng thì người thuê chỉ được quyền sử dụng tài sản mà không được quyền bán, thế chấp tài sản thuê hay dùng tài sản thuê làm đồ thế nợ; không được thay đổi hình dáng, tính năng công dụng của tài sản thuê hoặc chuyển tài sản thuê khỏi địa điểm đã được lắp đặt trong hợp đồng mà không được sự đồng ý bằng văn bản của người cho thuê; không được quyền sử dụng tài sản thuê với những mục đích không được thiết kế, 224
  10. hoặc không mong đợi. Nếu người đi thuê vi phạm điều khoản của hợp đồng thì người cho thuê sẽ thu hồi ngay tài sản với cương vị là sở hữu chủ về mặt pháp lý đối với tài sản đó. Mặc dù người cho thuê là người sở hữu về mặt pháp lý nhưng họ không trực tiếp sử dụng tài sản, quyền lợi này được trao cho người đi thuê. Đây chính là người sở hữu về mặt kinh tế, người đứng ra khai thác tính hữu ích của tài sản và cam kết gánh chịu mọi rủi ro liên quan đến tài sản thuê. Người đi thuê sẽ đền bù cho người cho thuê mọi mất mát hoặc thiệt hại về tài sản thuê với bất cứ nguyên nhân nào. Người đi thuê đồng ý bảo hiểm toàn bộ theo yêu cầu cụ thể của người cho thuê và sẽ duy trì việc bảo hiểm cho đến hết thời hạn thuê. Người đi thuê sẽ tiến hành gìn giữ và khai thác tài sản thuê ở trạng thái tốt nhất và cam kết thanh toán mọi khoản chi phí liên quan đến việc chuẩn bị, thực hiện các bước của hợp đồng kể cả các khoản chi phí phát sinh ngoài thời hạn thuê như chi phí nhập khẩu, bảo trì và các dịch vụ kèm theo... - Thời hạn tín dụng trong giao dịch CTTC là thời hạn của hợp đồng thuê. Thời hạn này không được hủy ngang và thường chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản. Hết thời hạn của hợp đồng thuê, người thuê có thể được chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản hoặc được tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên. Quyền chọn mua hoặc thuê tiếp này là một đặc trưng quan trọng để phân biệt CTTC với các hình thức cho thuê giản đơn mà chúng ta quen gọi là cho thuê vận hành. - Về khả năng kiểm soát của người cấp tín dụng đối với tính mục đích trong sử dụng vốn và khả năng hạn chế rủi ro. Trong hoạt động CTTC, tài sản thuê thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê cho nên công ty CTTC có quyền và có điều kiện để kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng tài sản của bên thuê, đảm bảo tính mục đích của tiền vốn đầu tư. Hình thái vật chất của vốn đầu tư được xác định chính xác và dễ dàng là tài sản cho thuê, công ty CTTC có quyền dán tem sở hữu lên tài sản đó, qua đó dễ dàng kiểm tra quá trình sử dụng tài sản và đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản thuê; phát hiện sớm các rủi ro tiềm ẩn và có biện pháp kịp thời phòng ngừa hạn chế rủi ro; chủ động thu hồi tài sản cho thuê khi cần thiết. Trong hình thức cấp tín dụng bằng tiền của các ngân hàng thương 225
  11. mại thì khả năng kiểm soát quá trình sử dụng vốn của người đi vay để đảm bảo tính mục đích của tiền vốn bị hạn chế hơn. Do tài sản hình thành từ vốn vay thuộc quyền sở hữu của bên đi vay và tài sản đó còn được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu cho nên ngân hàng khó có thể có đủ cơ sở để đánh giá đúng kết quả sử dụng vốn vay, phát hiện sớm rủi ro cũng như biện pháp xử lý kịp thời với chi phí thấp. Qua đó cho thấy độ an toàn của hình thức tài trợ bằng CTTC cao hơn so với hình thức tài trợ tín dụng ngân hàng thông thường. 5.1.1.4. Sự khác biệt của cho thuê tài chính với tín dụng ngân hàng Về bản chất thì CTTC cũng là một hình thức tín dụng trung dài hạn, tuy nhiên so với tín dụng ngân hàng nó có những khác biệt chính như sau: - Hình thức cấp tín dụng của các công ty CTTC là cấp tín dụng bằng tài sản (hiện vật), còn các NHTM cấp tín dụng bằng tiền. Vì vậy, sau khi hợp đồng được ký kết, đối với CTTC thì doanh nghiệp đi thuê sẽ được bổ sung trực tiếp bằng các tài sản cố định; còn đối với tín dụng ngân hàng, doanh nghiệp đi vay sẽ được bổ sung vốn bằng tiền. - Hoạt động CTTC (cho vay bằng hiện vật) thường gắn liền với quyền sở hữu về tài sản, bên cho thuê nắm quyền sở hữu tài sản; trong khi đó tín dụng ngân hàng (cho vay bằng tiền) thì tài sản hình thành từ vốn vay không thuộc quyền sở hữu của bên cho vay. Vì vậy, nếu doanh nghiệp đi thuê bị phá sản thì bên cho thuê mặc nhiên thu hồi tài sản của mình, còn với tư cách là người cho vay, ngân hàng phải chờ sự phán xét của toà án. Như vậy, về mặt lý thuyết CTTC có độ an toàn cao hơn tín dụng ngân hàng. - Hoạt động CTTC không bị ràng buộc bởi hạn mức tín dụng, do bên cho thuê nắm quyền sở hữu tài sản nên trong các hợp đồng CTTC mức tài trợ vốn có thể đạt tới 100% giá trị tài sản. Trong khi đó, mức tài trợ vốn của các hợp đồng cho vay của ngân hàng thương mại lại bị giới hạn bởi một tỷ lệ nhất định so với giá trị của tài sản đảm bảo tiền vay. Chính sự khác biệt này đã tạo nên tính hấp dẫn của dịch vụ CTTC đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi họ muốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng lại hạn chế về khả năng tài chính. 226
  12. Bảng 5.1: Phân biệt cho thuê tài chính với tín dụng ngân hàng Tiêu thức Cho thuê tài chính Tín dụng ngân hàng Hình thức tài trợ Bằng tài sản Bằng tiền Quyền sở hữu tài sản trong Thuộc bên cho thuê (người Thuộc bên đi vay (người thời gian thực hiện hợp cấp tín dụng) được cấp tín dụng) đồng Giá trị hợp đồng so với giá Thường lớn hơn hoặc tương Thường thấp hơn giá trị trị tài sản đương giá trị hợp lý của tài hợp lý của tài sản ở thời sản ở thời điểm bắt đầu hợp điểm bắt đầu hợp đồng đồng 5.1.2. Các hình thức cho thuê tài chính 5.1.2.1. Các chủ thể liên quan đến cho thuê tài chính  Các chủ thể cung cấp dịch vụ CTTC trên thị trường (người cho thuê) Người cho thuê (Lessor): là nhà tài trợ vốn cho người đi thuê, là người sẽ thanh toán toàn bộ giá trị mua tài sản theo thoả thuận giữa người đi thuê với nhà cung cấp, là chủ sở hữu tài sản về mặt pháp lý đối với tài sản thuê. Trong trường hợp cho thuê tài sản của chính họ thì người cho thuê cũng đồng thời là nhà cung cấp tài sản. Người cho thuê chủ yếu là các công ty CTTC, ở một số nước còn có sự tham gia của các công ty tài chính, các NHTM hoặc công ty tài chính con của các tập đoàn sản xuất. Tùy theo luật pháp và định chế của mỗi nước khác nhau mà các chủ thể chuyên cung cấp dịch vụ CTTC được quy định khác nhau. Hầu hết các quốc gia đều coi các chủ thể cung cấp dịch vụ CTTC là các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Luật pháp của nhiều quốc gia đều cấm các thể nhân, doanh nghiệp tư nhân hay các công ty phi tài chính và có thể cả các NHTM không được tham gia hoạt động CTTC (Hàn Quốc, Anh quốc,…). Tuy nhiên, nhiều quốc gia có những quy định rộng rãi hơn, họ cho phép các tập đoàn công nghiệp tham gia hoạt động CTTC như là một hình thức hỗ trợ bán sản phẩm của mình thông qua các công ty con chuyên kinh doanh CTTC (Mỹ). Bên cạnh đó, có những nước coi công ty CTTC như một công ty thương mại (Thái Lan). 227
  13. Ở các nước đang phát triển, do đặc điểm CTTC của các quốc gia này là tiếp nhận vốn, công nghệ từ bên ngoài thông qua CTTC, nên các công ty CTTC còn có chức năng hoạt động như một công ty xuất nhập khẩu để tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các nước này thường cho phép các công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh với nước ngoài chuyên doanh cho thuê theo định hướng của kế hoạch Nhà nước (Hàn Quốc, Trung Quốc). Tóm lại, với bản chất và các đặc điểm của thị trường CTTC - một bộ phận của thị trường vốn, chủ thể cung cấp dịch vụ CTTC trên thị trường CTTC phải là một tổ chức tài chính trung gian, đó là các công ty CTTC; NHTM, công ty tài chính, công ty tài chính con của các tập đoàn công nghiệp lớn có thể tham gia kinh doanh CTTC như là một trong các chức năng hoạt động của các tổ chức đó. Việc xác định rõ vị trí, tính chất hoạt động của các công ty CTTC và mức độ tham gia của các tổ chức tài chính trung gian khác có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động của thị trường CTTC. Ngoài ra, các công ty CTTC hoạt động trên thị trường CTTC Việt Nam cần phải lấy mục tiêu CNH-HĐH làm định hướng phát triển, gắn hoạt động của mình với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.  Chủ thể cầu vốn qua dịch vụ cho thuê tài chính - Người đi thuê Người đi thuê (Lessee): là người nhận tài trợ tín dụng của người cho thuê. Người đi thuê có quyền sử dụng, hưởng những lợi ích do tài sản đem lại và có trách nhiệm trả tiền thuê theo thoả thuận. Người đi thuê là các doanh nghiệp hoặc các cá nhân kinh doanh có nhu cầu trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho mục đích của mình nhưng không có vốn đầu tư hoặc xét thấy việc đầu tư đem lại hiệu quả không cao. Cầu về thuê tài chính thường xuất hiện ở các chủ thể là các cá nhân sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, những chủ thể mà khả năng tài chính bị hạn chế và không có uy tín với ngân hàng trong quan hệ tín dụng. Họ thường không đáp ứng được điều kiện về tài sản đảm bảo tiền vay của ngân hàng. Mặt khác, giới hạn về hạn mức tín dụng của ngân hàng trong các hợp đồng cho vay (tối đa bằng 80% giá trị của 228
  14. tài sản đảm bảo tiền vay) đã làm cho nhu cầu đầu tư trang bị những tài sản hiện đại tiên tiến, có giá trị lớn nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này không được thực hiện. Trong bối cảnh đó tìm con đường tài trợ bằng đi thuê tài chính tỏ ra ưu việt hơn cả, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc các cá nhân kinh doanh sẽ có được máy móc thiết bị như mong muốn để gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh của mình trong điều kiện hạn chế về nguồn vốn đầu tư. Với các doanh nghiệp lớn, khả năng tài chính lớn hơn, có thể huy động vốn từ nhiều nguồn một cách dễ dàng thì cầu về thuê tài chính sẽ xuất hiện khi họ cân nhắc chi phí sử dụng vốn, so sánh giữa các nguồn và thấy rằng đi thuê tài chính sẽ đem lại hiệu quả cao hơn do những đặc trưng vốn có của nó. Cầu về thuê tài chính cũng xuất hiện ở các doanh nghiệp có cơ cấu đầu tư không hợp lý, đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định và đang thiếu vốn lưu động thường xuyên. Thông qua nghiệp vụ bán và tái thuê - một phương thức giao dịch đặc thù của dịch vụ CTTC, các doanh nghiệp này có thể lưu động hoá số vốn đã đầu tư cho tài sản cố định để phục vụ cho các mục đích sử dụng khác có hiệu quả cao hơn trong khi vẫn duy trì được quy mô hoạt động như cũ vì tài sản vẫn được tiếp tục sử dụng. 5.1.2.2. Các hình thức cho thuê tài chính Các giao dịch cho thuê tài chính diễn ra rất phong phú và đa dạng, tùy theo tính chất trong từng giao dịch mà có thể phân thành nhiều phương thức cho thuê tài chính khác nhau:  Các hình thức cho thuê tài chính cơ bản Căn cứ vào số bên tham gia trong một hợp đồng CTTC thì phương thức giao dịch CTTC cơ bản bao gồm: CTTC có sự tham gia của ba bên và CTTC có sự tham gia của hai bên. Phương thức cho thuê tài chính có sự tham gia của 3 bên (còn gọi là thuê mua thuần - Net Lease) Tuyệt đại đa số hợp đồng CTTC là các thỏa thuận 3 bên. Hình thức thỏa thuận CTTC này thường được thực hiện dưới dạng hợp đồng CTTC trả hết. Người cho thuê trông đợi sẽ thu hồi toàn bộ chi phí của tài sản 229
  15. thuê cộng với tiền lãi trong thời hạn thuê được tính theo lãi suất ở mức mang lại lợi nhuận. Do đó, người cho thuê nhận được tỷ suất lợi nhuận được xác định trước trên số vốn được dùng để tài trợ cho khoản đầu tư. Trong phương thức giao dịch này các bên liên quan có những nghĩa vụ và trách nhiệm như sau: - Người đi thuê: + Lựa chọn loại máy móc thiết bị cần thiết. + Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị. + Thương lượng các điều khoản bảo hành, cách thức bảo dưỡng, các chi tiết về thủ tục giao nhận, hải quan, vận chuyển, thủ tục cấp giấy phép... (nếu có). + Thương lượng về thời gian biểu lắp đặt thiết bị, đào tạo, về giá mua, về bảo hiểm... - Người cho thuê: + Xét duyệt tài trợ cho người đi thuê. + Xác nhận các chi tiết và giá cả của thiết bị từ phía người đi thuê và nhà cung ứng. + Soạn thảo hợp đồng cho thuê và thực hiện hợp đồng đó với người đi thuê và người bảo hành (nếu có). + Soạn thảo hợp đồng mua thiết bị giữa người cho thuê và nhà cung ứng. + Sau khi thiết bị đã được giao nhận phải thông báo: "Xác nhận thiết bị đã được giao" để xác nhận tính phù hợp và tình trạng làm việc của thiết bị, đồng thời thanh toán đầy đủ tiền mua thiết bị theo giá đã được quy định trong hợp đồng. Trong bất cứ trường hợp nào, người cho thuê cũng phải có quyền sở hữu pháp lý rõ ràng. Người cho thuê sẽ đăng ký, công chứng hợp đồng cho thuê tài chính và đăng ký thiết bị. Sau khi người cho thuê đã thanh toán tiền mua thiết bị thì thời hạn thuê thường bắt đầu. 230
  16. - Người cung ứng: + Đàm phán với người đi thuê. + Giao thiết bị trong tình trạng làm việc tốt cho người đi thuê. + Thực hiện hợp đồng CTTC với người cho thuê và người đi thuê, lập chứng từ mua bán... trong đó bao gồm cả các chi phí cung cấp dịch vụ sau khi bán và đào tạo cho người đi thuê nếu có thỏa thuận. Phương thức CTTC có sự tham gia của 3 bên có thể tổng kết qua sơ đồ 5.2. (1) Hợp đồng cho thuê TC (3) Người cho thuê Quyền sử dụng tài sản Người đi thuê Trả tiền thuê tài sản (5) Hợp Quyền Trả tiền Giao Bảo trì Trả tiền đồng sở hữu mua tài tài và phụ bảo trì mua pháp lý sản sản tùng và phụ tài đối với thay thế tùng sản tài sản thay thế (4) (3) (3) (6) (2) Nhà cung cấp (7) Sơ đồ 5.2: Cho thuê tài chính có sự tham gia của ba bên Phương thức cho thuê tài chính có sự tham gia của hai bên (còn gọi là hợp đồng CTTC tài trợ trực tiếp - Direct leases). CTTC tài trợ trực tiếp là phương thức mà người cho thuê sử dụng thiết bị, tài sản của họ có sẵn trực tiếp tài trợ cho người đi thuê. Người cho thuê thường là nhà sản xuất hoặc các định chế tài chính, cũng có thể 231
  17. là công ty CTTC sử dụng tài sản của họ tài trợ cho người đi thuê. Hình thức thỏa thuận thuê này thường được thực hiện dưới dạng hợp đồng CTTC trực tiếp và có những đặc điểm căn bản như sau: - Thường do các công ty con của các hãng sản xuất máy móc thiết bị thực hiện. - Tài sản cho thuê thường có giá trị không quá lớn và thường là máy móc thiết bị. - Chỉ có 2 bên tham gia trực tiếp vào giao dịch là người cho thuê và người đi thuê. - Vốn tài trợ hoàn toàn do người cho thuê đảm nhiệm. - Người cho thuê có thể mua lại thiết bị khi chúng bị lạc hậu. Đây là một hình thức tài trợ mà các nhà sản xuất thường sử dụng để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra. Mặt khác nhờ luôn cập nhật những công nghệ mới để chế tạo các loại máy móc thiết bị nên các nhà sản xuất có thể mua lại những thiết bị đã lạc hậu về mặt công nghệ để tiếp tục cung cấp những máy móc thiết bị mới, hiện đại do họ chế tạo ra. Phương thức tài trợ này có thể tổng kết qua sơ đồ 5.3. (2) Thiết bị và quyền sử dụng (4) Dịch vụ bảo trì Người cho và phụ tùng thay thế thuê hay Người đi thuê nhà sản xuất (3) Trả tiền thuê Trả tiền dịch vụ bảo trì và (5) phụ tùng thay thế (6) Bán lại thiết bị lạc hậu (1) Hợp đồng thuê TC Sơ đồ 5.3: Cho thuê tài chính có sự tham gia của hai bên 232
  18.  Các phương thức cho thuê tài chính đặc biệt Theo tính chất trong từng giao dịch và cách tiếp cận từ phương diện của người cho thuê và người đi thuê, thì CTTC bao gồm các loại sau: a) Các phương thức cho thuê tài chính tiếp cận từ phương diện người cho thuê Cho thuê tài chính liên kết - Syndicate Leases (1) Hợp đồng thuê tài chính Các định chế (2) tài chính Quyền sử dụng tài sản các nhà chế tạo Người đi thuê Trả tiền thuê tài sản (3) Các chi nhánh Các mối quan hệ tương tự như (4) phương thức cho thuê tài chính cơ bản có 3 bên tham gia Sơ đồ 5.4: Cho thuê tài chính liên kết CTTC liên kết là một phương thức CTTC gồm nhiều bên tài trợ cho một người đi thuê. Phương thức này áp dụng khi tài sản cho thuê có giá trị lớn, bản thân một NHTM, công ty CTTC không có khả năng đáp ứng hoặc muốn phân tán rủi ro nên phải liên kết với các NHTM, công ty CTTC khác, hay các nhà sản xuất để tiến hành đồng tài trợ (sự liên kết theo chiều ngang). Hoặc trong trường hợp các định chế tài chính hay các hãng sản xuất lớn giao tài sản cho chi nhánh của họ thực hiện giao dịch tài trợ cho khách hàng thì hình thành sự liên kết theo chiều dọc. Đặc trưng của phương thức giao dịch này không có sự khác biệt lớn so với phương thức CTTC cơ bản có sự tham gia của ba bên. Tuy vậy, hợp đồng CTTC này lại hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận liên kết vốn của nhiều định chế tài chính hay các nhà sản xuất. 233
  19. Cho thuê tài chính bắc cầu - Leveraged Lease CTTC bắc cầu là một phương thức đặc biệt của CTTC căn bản, chỉ mới được áp dụng phổ biến trong thời gian gần đây, xuất phát từ thực tế các NHTM, công ty CTTC có những hạn chế về nguồn vốn, không đủ tài trợ cho một hợp đồng thuê, chẳng hạn như: cho thuê một máy bay hay một tàu chở hàng, hay một tổ hợp dây chuyên lớn... Theo phương thức này, người cho thuê đi vay để mua tài sản cho thuê từ một hay nhiều người cho vay nào đó. Như vậy, để đạt được một giao dịch CTTC theo phương thức này lại phụ thuộc vào thỏa thuận vay vốn giữa người cho thuê với người cho vay. Người đi vay Tiền Tiền trả cho nợ vay Tài sản thuê Người cho thuê Người đi thuê Trả tiền thuê Sơ đồ 5.5: Cho thuê tài chính bắc cầu Theo luật pháp của một số quốc gia, khoản tiền vay này không được vượt quá 80% tổng giá trị của tài sản tài trợ. Vật thế chấp cho khoản vay này là quyền sở hữu tài sản cho thuê và các khoản tiền thuê mà người đi thuê sẽ trả trong tương lai. Người cho vay được hoàn trả tiền vay từ các khoản tiền thuê mà người cho thuê nhận được hoặc có thể do người đi thuê trực tiếp chuyển trả theo yêu cầu của người cho thuê. Sau khi trả hết nợ vay, những khoản tiền thuê còn lại mới thực sự tạo ra thu nhập và hoàn vốn cho người cho thuê. 234
  20. Về phía người thuê không có sự khác biệt căn bản trong giao dịch so với phương thức cho thuê cơ bản. Hình thức cho thuê này đem lại lợi nhuận và mở rộng khả năng tài trợ ra khỏi phạm vi nguồn vốn của người cho thuê, góp phần đáp ứng nhu cầu đa dạng của người thuê. b) Các phương thức cho thuê tài chính tiếp cận từ phương diện người thuê Trên phương diện người thuê, hợp đồng CTTC cơ bản cũng có những biến thể rất đa dạng. Sự đa dạng này thể hiện tính linh hoạt trong các hình thức tài trợ của người cho thuê, tạo điều kiện cho người thuê có thể sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tài trợ và đa dạng hóa các hình thức tài trợ của người cho thuê. Phương thức bán và tái thuê (Sale and leaseback) Phương thức bán và tái thuê là một dạng đặc biệt của phương thức CTTC cơ bản có sự tham gia của hai bên. Bán và tái thuê là một thỏa thuận tài trợ tài chính mà theo đó người đi thuê bán lại tài sản của chính họ cho người cho thuê và đồng thời thuê lại tài sản mà chính họ vừa bán. Bán và tái thuê được áp dụng trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, khi mà doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn về nguồn vốn lưu động trong khi vay vốn ngân hàng lại gặp nhiều thủ tục, điều kiện khắt khe mà các doanh nghiệp khó có thể thỏa mãn; đồng thời năng lực sản xuất của doanh nghiệp vẫn phải duy trì nên không thể giảm bớt tài sản cố định để chuyển thành tài sản lưu động. Trong trường hợp đó họ buộc phải bán lại một phần tài sản cố định cho công ty CTTC, sau đó thuê lại tài sản đó để sử dụng và như vậy sẽ có thêm nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động. Đôi lúc các ngân hàng cũng áp dụng phương thức tài trợ này như là một biện pháp giải quyết nợ quá hạn mà không phải dùng đến biện pháp thanh lý, tức là đề nghị tuyên bố phá sản khi người đi vay lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. 235
nguon tai.lieu . vn