Xem mẫu

  1. BOÄ MOÂN: NGAÂN HAØNG - CHÖÙNG KHOAÙN Hμ Néi, 2011 1
  2. 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Ngân hàng là một định chế tài chính xuất hiện khá sớm trong lịch sử. Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế - xã hội, kinh doanh ngân hàng lại càng chứng minh được sự cần thiết tất yếu và vai trò quan trọng của chúng. Hoạt động ngân hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm. Mỗi biến động về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đều tác động đến hoạt động ngân hàng. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và tài chính quốc tế ngày càng sâu rộng, hoạt động ngân hàng không chỉ chịu tác động của các yếu tố môi trường trong phạm vi một quốc gia, mà còn chịu tác động bởi các biến động của khu vực và toàn cầu. Ngược lại, sự phát triển hay suy thoái của một ngân hàng cũng có những ảnh hưởng dây chuyền đến sự phát triển của các doanh nghiệp, của ngành ngân hàng, của nền kinh tế quốc dân và rộng hơn đó là nền kinh tế khu vực, thậm chí là cả nền kinh tế toàn cầu. Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh ở các ngành, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại luôn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố chủ quan, khách quan. Chất lượng quản trị là nguyên nhân quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Xuất phát từ nhận thức nêu trên và để trực tiếp phục vụ cho hoạt động đào tạo chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng thương mại, đáp ứng đòi hỏi của xã hội đối với sự nghiệp đào tạo đại học, Bộ môn Ngân hàng - Chứng khoán, Trường Đại học Thương mại tổ chức biên soạn “Giáo trình Quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại” nhằm cung cấp tài liệu phục vụ cho giảng dạy và học tập của sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng của nhà trường, đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích cho các độc giả quan tâm đến lĩnh vực này. Nội dung Giáo trình gồm 9 chương: Chương 1: Tổng quan về quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại Chương 2: Quản trị tài sản, nợ và khả năng thanh khoản Chương 3: Quản trị nguồn vốn của ngân hàng thương mại 3
  4. Chương 4: Quản trị hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Chương 5: Quản trị hoạt động cho thuê và đầu tư của ngân hàng thương mại Chương 6: Quản trị dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại Chương 7: Quản trị các nghiệp vụ kinh doanh khác của ngân hàng thương mại Chương 8: Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng Chương 9: Phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng Tham gia biên soạn Giáo trình gồm: - PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên, Trưởng khoa Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Thương mại chủ biên, biên soạn chương 1 và đồng biên soạn chương 2. - ThS Phạm Quốc Chính, Phó Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Nam Thăng Long, đồng biên soạn chương 2. - ThS Đặng Thị Minh Nguyệt, giảng viên bộ môn Ngân hàng - Chứng khoán, Trường Đại học Thương mại, biên soạn chương 3. - ThS Nguyễn Thu Thủy, Trưởng bộ môn Ngân hàng - Chứng khoán, Trường Đại học Thương mại, biên soạn chương 4. - ThS Lê Nam Long, Phó trưởng bộ môn Ngân hàng - Chứng khoán, Trường Đại học Thương mại, biên soạn chương 5. - GS.TS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại biên soạn chương 6, đồng biên soạn chương 9. - CN Vũ Ngọc Diệp, giảng viên bộ môn Ngân hàng - Chứng khoán, Trường Đại học Thương mại, biên soạn chương 7. - ThS Phùng Việt Hà, giảng viên bộ môn Ngân hàng - Chứng khoán, Trường Đại học Thương mại, biên soạn chương 8. - PGS.TS Lê Hoàng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đồng biên soạn chương 9. 4
  5. Giáo trình được biên soạn trên cơ sở tham khảo một số tài liệu trong nước và nước ngoài (được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo), cập nhật các văn bản của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và một số ngân hàng thương mại. Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả cũng nhận được những góp ý quý báu của PGS.TS Phan Thị Thu Hà, trưởng Bộ môn Ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; PGS.TS Nguyễn Văn Thanh, trưởng Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Thương mại. Xin chân thành cảm ơn tác giả của những tài liệu mà chúng tôi đã sử dụng, cảm ơn sự góp ý của các nhà khoa học đã góp phần nâng cao chất lượng Giáo trình. Chúng tôi cũng muốn được bày tỏ lòng cảm ơn của mình tới GS.TS Nguyễn Bách Khoa, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại; tập thể cán bộ chuyên viên Phòng Khoa học & Đối ngoại, Trường Đại học Thương mại đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình chỉnh sửa, biên tập và xuất bản Giáo trình. Mặc dù tập thể tác giả đã rất cố gắng cập nhật những kiến thức, thông tin để Giáo trình đảm bảo được các yêu cầu cơ bản, hiện đại và phù hợp với thực tiễn hoạt động ngân hàng ở Việt Nam, nhưng do trình độ có hạn, hơn thế nữa đây lại là Giáo trình được biên soạn lần đầu nên không thể tránh khỏi những hạn chế, sai sót nhất định. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý của đông đảo bạn đọc để Giáo trình có thể hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. Chủ biên PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên 5
  6. 6
  7. MôC LôC Lời nói đầu 3 Ch−¬ng 1: TæNG QUAN VÒ QU¶N TRÞ T¸C NGHIÖP ng©n hμng th−¬ng m¹i 11 1.1. Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 11 1.1.1. Khái niệm và vai trò của NHTM 11 1.1.2. Phân loại NHTM 14 1.1.3. Mô hình tổ chức của một số NHTM điển hình 19 1.2. Dịch vụ ngân hàng và những xu hướng ảnh hưởng tới dịch vụ ngân hàng 23 1.2.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng 23 1.2.2. Phân loại dịch vụ ngân hàng 24 1.2.3. Các dịch vụ chính của ngân hàng thương mại 31 1.2.4. Các xu hướng ảnh hưởng tới dịch vụ ngân hàng 38 1.3. Quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại 44 1.3.1. Khái niệm và chức năng của quản trị tác nghiệp NHTM 44 1.3.2. Nội dung quản trị tác nghiệp NHTM 53 Ch−¬ng 2: QU¶N TRÞ TμI S¶N, Nî Vμ KH¶ N¡NG THANH KHO¶N 72 2.1. Chiến lược quản trị tài sản, nợ 72 2.1.1. Khái quát Bảng cân đối kế toán của ngân hàng 72 2.1.2. Chiến lược quản trị tài sản 73 2.1.3. Chiến lược quản trị nợ 78 2.1.4. Chiến lược quản trị kết hợp tài sản và nợ 83 2.2. Quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất và khe hở kì hạn 86 2.2.1. Rủi ro lãi suất - Thách thức trong quản lí tài sản và nợ của ngân hàng 86 2.2.2. Quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất 88 2.2.3. Quản trị khe hở kì hạn 94 2.3. Quản trị khả năng thanh khoản và dự trữ 97 2.3.1. Cung và cầu thanh khoản của ngân hàng 97 7
  8. 2.3.2. Chiến lược quản trị thanh khoản 101 2.3.3. Ước tính nhu cầu thanh khoản của ngân hàng 103 2.3.4. Dự trữ và quản lí dự trữ của ngân hàng 107 2.3.5. Các biện pháp đảm bảo khả năng thanh khoản 112 Ch−¬ng 3: QU¶N TRÞ NGUåN VèN CñA NG¢N HμNG TH¦¥NG M¹I 115 3.1. Nguồn vốn và tầm quan trọng của các nguồn vốn của NHTM 115 3.1.1. Khái niệm nguồn vốn 115 3.1.2. Các loại nguồn vốn của NHTM 116 3.1.3. Tầm quan trọng của các nguồn vốn trong NHTM 127 3.2. Quản trị nguồn vốn của NHTM 128 3.2.1. Các mô hình quản trị nguồn vốn 128 3.2.2. Quản trị vốn chủ sở hữu 132 3.2.3. Quản trị vốn tiền gửi 143 3.2.4. Quản trị vốn phi tiền gửi 152 Ch−¬ng 4: QU¶N TRÞ HO¹T §éNG CHO VAY CñA NG¢N HμNG TH¦¥NG M¹I 156 4.1. Những vấn đề chung trong hoạt động cho vay của NHTM 156 4.1.1. Khái niệm và phân loại cho vay 156 4.1.2. Nguyên tắc và điều kiện cho vay 158 4.1.3. Đối tượng, thời hạn và mức cho vay 162 4.1.4. Phương pháp xác định lãi suất cho vay 166 4.2. Các phương thức cho vay của NHTM 169 4.2.1. Các phương thức cho vay ngắn hạn 169 4.2.2. Các phương thức cho vay trung và dài hạn 175 4.3. Phân tích, thẩm định và kiểm soát cho vay 178 4.3.1. Quy trình cho vay 178 4.3.2. Phân tích, thẩm định cho vay 185 4.3.3. Kiểm soát khoản cho vay 210 4.3.4. Xử lí những khoản cho vay có vấn đề 214 8
  9. Ch−¬ng 5: QU¶N TRÞ HO¹T §éNG CHO THU£ Vμ §ÇU T¦ CñA NG¢N HμNG TH¦¥NG M¹I 216 5.1. Quản trị hoạt động cho thuê 216 5.1.1. Một số vấn đề cơ bản về cho thuê và cho thuê tài chính 216 5.1.2. Các hình thức cho thuê tài chính 227 5.1.3. Quản trị cho thuê tài chính 238 5.2. Quản trị hoạt động đầu tư 243 5.2.1. Mục đích đầu tư và các loại chứng khoán đầu tư 244 5.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của ngân hàng thương mại 247 5.2.3. Tổ chức hoạt động đầu tư và quy trình quản trị đầu tư chứng khoán của ngân hàng thương mại 251 Ch−¬ng 6: QU¶N TRÞ DÞCH Vô THANH TO¸N CñA NG¢N HμNG TH¦¥NG M¹I 264 6.1. Phân loại hoạt động thanh toán của NHTM 264 6.1.1. Thanh toán bằng tiền mặt và chuyển khoản 265 6.1.2. Thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế 268 6.1.3. Thanh toán cho khách hàng và thanh toán giữa các ngân hàng 270 6.2. Một số hình thức thanh toán chủ yếu 271 6.2.1. Thanh toán nội địa 272 6.2.2. Thanh toán quốc tế 289 6.3. Nội dung quản trị dịch vụ thanh toán 314 6.3.1. Xây dựng, ban hành chính sách và quy trình thanh toán 314 6.3.2. Tổ chức bộ máy nhân sự và kênh phân phối 315 6.3.3. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro 317 Ch−¬ng 7: QU¶N TRÞ C¸C NGHIÖP Vô KINH DOANH KH¸C CñA Ng©n Hμng Th−¬ng M¹i 323 7.1. Quản trị kinh doanh ngoại hối 323 7.1.1. Các khái niệm về ngoại hối và tỉ giá hối đoái 323 7.1.2. Trạng thái ngoại tệ 324 7.1.3. Quản trị các giao dịch ngoại tệ 325 7.1.4. Quản trị kinh doanh vàng, bạc, đá quý 331 9
  10. 7.2. Quản trị dịch vụ bảo lãnh 332 7.2.1. Khái niệm và đặc điểm của bảo lãnh 332 7.2.2. Các hình thức bảo lãnh 336 7.2.3. Điều kiện và quy trình bảo lãnh 341 7.3. Quản trị hoạt động thông tin, tư vấn và dịch vụ ủy thác 344 7.3.1. Quản trị hoạt động thông tin, tư vấn 344 7.3.2. Quản trị dịch vụ uỷ thác 348 Ch−¬ng 8: QU¶N TRÞ RñI RO TRONG HO¹T §éNG NG¢N HμNG 351 8.1. Những vấn đề chung về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng 351 8.1.1. Khái niệm rủi ro 351 8.1.2. Nhận dạng các rủi ro 351 8.1.3. Lượng hóa rủi ro 354 8.1.4. Thái độ với rủi ro 355 8.2. Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng 356 8.2.1. Quản trị rủi ro thanh khoản 356 8.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng 362 8.2.3. Quản trị rủi ro lãi suất 386 8.2.4. Quản trị rủi ro hối đoái 399 Ch−¬ng 9: PH¢N TÝCH Vμ §¸NH GI¸ HO¹T §éNG KINH DOANH CñA NG¢N HμNG 405 9.1. Mục đích và thông tin phục vụ phân tích 405 9.1.1. Mục đích và ý nghĩa của phân tích 405 9.1.2. Phương pháp và thông tin phục vụ phân tích 406 9.2. Nội dung phân tích và đánh giá 410 9.2.1. Vốn chủ sở hữu 410 9.2.2. Vốn huy động 412 9.2.3. Chất lượng tài sản 415 9.2.4. Năng lực quản trị 420 9.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh 421 9.2.6. Khả năng thanh khoản 427 9.3. Xếp hạng ngân hàng thương mại 429 Tài liệu tham khảo 435 10
  11. Ch−¬ng 1 TæNG QUAN VÒ QU¶N TRÞ T¸C NGHIÖP NG¢N HμNG TH¦¥NG M¹I Quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại (NHTM) có vai trò quan trọng trong quá trình duy trì và thúc đẩy sự phát triển của mỗi ngân hàng trên cơ sở khai thác và sử dụng tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội để đạt được các mục tiêu đã đề ra theo đúng luật định quốc gia và thông lệ quốc tế. Nội dung chương 1 của Giáo trình cung cấp những kiến thức tổng quan về ngân hàng và hoạt động của NHTM; các chức năng, nguyên tắc và phương pháp quản trị tác nghiệp NHTM; những nội dung cơ bản trong quản trị vốn chủ sở hữu, quản trị nợ, quản trị tài sản, quản trị các hoạt động ngoài bảng cân đối kế toán và quản trị khả năng thanh khoản của ngân hàng. 1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1.1. Khái niệm và vai trò của NHTM ● Khái niệm NHTM Ngân hàng thương mại (Commercial Bank) đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, hệ thống NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện, phát triển và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế bởi vai trò quan trọng của nó đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng, từng địa phương nói riêng. Ngân hàng là gì? Ngân hàng là một loại hình tổ chức đã có quá trình phát triển lâu dài, nhưng đến nay vẫn không có một khái niệm thống nhất về ngân hàng? Thông thường, khi đưa ra khái niệm về một tổ chức người ta thường căn cứ vào các chức năng (hay các hoạt động) mà tổ chức đó thực hiện trong 11
  12. nền kinh tế. Đối với NHTM, việc đưa ra khái niệm về nó trong bối cảnh kinh tế hiện nay không phải dễ dàng và luôn chính xác. Bởi vì, không chỉ chức năng của các ngân hàng đang thay đổi mà chức năng của các đối thủ cạnh tranh chính của ngân hàng cũng thay đổi không ngừng. Thực tế cho thấy, rất nhiều tổ chức tài chính, bao gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty bảo hiểm… đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng cũng đối phó với các đối thủ cạnh tranh (các tổ chức phi ngân hàng) bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, hướng về các lĩnh vực bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác. Một cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp. Theo cách tiếp cận này, ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là dịch vụ tín dụng, thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Có thể nói rằng, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ để tìm kiếm và tối đa hoá lợi nhuận trong phạm vi khuôn khổ pháp luật là mục tiêu cơ bản, xuyên suốt quá trình hoạt động của các ngân hàng thương mại. Ở Việt Nam, theo Điều 20 Luật Các Tổ chức Tín dụng: “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Luật này cũng định nghĩa: tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Luật Ngân hàng Nhà nước đưa ra định nghĩa: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán”. Ngân hàng thương mại xuất hiện khá sớm trong lịch sử. Khi mới ra đời, hoạt động chủ yếu của nó là cho vay và làm trung gian thanh toán, nhưng ngày nay hoạt động của NHTM rất đa dạng. Ngoài các nghiệp vụ 12
  13. truyền thống, các NHTM ngày càng mở rộng và triển khai thêm nhiều nghiệp vụ kinh doanh mới như: tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh và đại lý phát hành, quản lý danh mục đầu tư… Bên cạnh hệ thống các NHTM, trong nền kinh tế cũng xuất hiện ngày càng nhiều tổ chức tín dụng phi ngân hàng như: công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ tín dụng... Theo quan niệm truyền thống, các tổ chức này khác NHTM ở chỗ, nó không kinh doanh các khoản tiền gửi không kỳ hạn, do đó cũng không cung cấp các dịch vụ thanh toán. Do sự phát triển của nền kinh tế và sự đa dạng hoá các nghiệp vụ của các tổ chức tài chính, cùng với những thay đổi có tính pháp lý về chức năng hoạt động của các tổ chức này mà sự phân biệt giữa các tổ chức tín dụng ngày nay không còn rõ ràng như trước, dẫn đến tình trạng có sự nhầm lẫn trong công chúng khi phân biệt ngân hàng với các tổ chức tài chính khác. Tuy nhiên, ở hầu khắp các quốc gia vẫn tồn tại hai loại hình cơ bản, đó là các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. ● Vai trò của ngân hàng thương mại Cùng với sự phát triển đa dạng các nghiệp vụ kinh doanh, ngân hàng ngày càng thực hiện nhiều vai trò mới để có thể duy trì khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Các ngân hàng ngày nay có những vai trò cơ bản sau: Thứ nhất, NHTM là trung gian tài chính, thực hiện vai trò điều chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ hộ gia đình thành vốn tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phần kinh tế khác để đầu tư vào nhà cửa, thiết bị và các tài sản khác. Thứ hai, NHTM giữ vai trò là trung gian thanh toán, thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán các giao dịch mua bán hàng hoá và dịch vụ của họ. Thứ ba, NHTM giữ vai trò là người bảo lãnh, cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán. Thứ tư, NHTM giữ vai trò đại lý, thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ, phát hành hoặc chuộc lại chứng khoán… 13
  14. Thứ năm, NHTM là người thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội. Việc hoạch định chính sách tiền tệ thuộc về Ngân hàng Trung ương. Để thực thi chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương phải sử dụng các công cụ như lãi suất, dự trữ bắt buộc, thị trường mở... Chính các ngân hàng thương mại là chủ thể chịu sự tác động trực tiếp của các công cụ này và đồng thời đóng vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế. Bởi vì hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại gắn liền với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức và các chủ thể khác trong nền kinh tế. Mặt khác, cũng qua ngân hàng thương mại và các định chế tài chính trung gian khác, tình hình sản lượng, giá cả, công ăn việc làm, nhu cầu tiền mặt, lãi suất, tỷ giá... của nền kinh tế được phản hồi về cho Ngân hàng Trung ương để Chính phủ và Ngân hàng Trung ương có những chính sách điều tiết thích hợp với từng tình hình cụ thể. Thứ sáu, ngân hàng thương mại là cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. Với xu hướng phát triển của nền kinh tế là hướng hội nhập vào cộng đồng kinh tế khu vực và toàn thế giới, việc mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế là một tất yếu, qua đó giúp cho mọi quốc gia phát huy được lợi thế của mình. Thông qua các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, quan hệ thanh toán với các tổ chức tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp quốc tế..., ngân hàng thương mại giúp cho việc thanh toán, trao đổi mua bán được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động kinh tế đạt được hiệu quả cao, đồng thời góp phần khẳng định vị trí và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, của NHTM trên trường quốc tế. 1.1.2. Phân loại NHTM Có nhiều loại hình ngân hàng thương mại khác nhau tùy theo các tiêu thức nghiên cứu. - Căn cứ vào tính chất sở hữu 14
  15. Theo tính chất sở hữu, người ta phân NHTM thành NHTM công (còn gọi NHTM nhà nước hay NHTM quốc doanh) và NHTM tư. Ngân hàng thương mại công là loại NHTM do Nhà nước đầu tư vốn điều lệ, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh. Ngân hàng thương mại tư là loại hình NHTM do tư nhân góp vốn để thành lập. - Căn cứ vào tiêu thức quốc tịch Theo tiêu thức quốc tịch, người ta phân biệt NHTM bản xứ và NHTM nước ngoài. Ngân hàng thương mại bản xứ là NHTM do Nhà nước hoặc công dân nước sở tại sở hữu. Ngân hàng thương mại nước ngoài do Nhà nước hoặc công dân nước ngoài sở hữu. - Căn cứ vào cơ quan cấp giấy phép hoạt động Theo cơ quan cấp giấy phép hoạt động, người ta phân biệt NHTM toàn quốc và NHTM địa phương. Ngân hàng thương mại toàn quốc (hay còn gọi NHTM liên bang ở những nước theo thể chế liên bang) là loại hình NHTM do Chính phủ trung ương hoặc do một cơ quan quản lý trung ương (thường là Ngân hàng Trung ương) cấp giấy phép hoạt động. Ngân hàng thương mại địa phương (hay còn gọi ngân hàng bang ở những nước theo thể chế liên bang) là loại hình NHTM do chính quyền địa phương cấp giấy phép hoạt động. - Căn cứ vào tiêu thức số lượng chi nhánh Theo tiêu thức số lượng chi nhánh, người ta phân biệt NHTM duy nhất và NHTM mạng lưới. Ngân hàng thương mại duy nhất là loại hình NHTM chỉ có một hội sở (hay sở giao dịch) hoạt động duy nhất trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ quốc gia. 15
  16. Ngân hàng mạng lưới là loại hình NHTM có hội sở trung ương và phân chia chi nhánh hoạt động trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ quốc gia và có thể ở cả nước ngoài. - Căn cứ vào tiêu thức chuyên môn hoá hoạt động ngân hàng Theo tiêu thức chuyên môn hoá hoạt động ngân hàng, người ta phân biệt NHTM chuyên doanh và NHTM đa năng. Ngân hàng thương mại chuyên doanh là loại hình NHTM chỉ thực hiện một hay một vài hoạt động dịch vụ ngân hàng, hay chỉ thực hiện các dịch vụ ngân hàng với một lĩnh vực, một ngành kinh tế nào đó, ví dụ: ngân hàng công thương, ngân hàng ngoại thương, ngân hàng nông nghiệp,... Ngân hàng thương mại đa năng là loại hình NHTM thực hiện đa dạng các dịch vụ ngân hàng. Xu hướng phổ biến trên thế giới hiện nay là phát triển loại hình ngân hàng thương mại đa năng. - Căn cứ vào chiến lược kinh doanh Dựa vào chiến lược kinh doanh và mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng có thể phân NHTM thành ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ và ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ. Ngân hàng bán buôn là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho các khách hàng lớn có tầm cỡ, với những giao dịch có giá trị lớn, và những giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng trên thị trường liên ngân hàng chứ không giao dịch với khách hàng là cá nhân. Đại đa số các chi nhánh NHTM nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như ABN - AMRO bank, Deutsche bank, The Chase Manhattan Bank,… hoạt động theo loại hình này. Ngân hàng bán lẻ là loại ngân hàng giao dịch và cung ứng cho đối tượng khách hàng là cá nhân. Ở Việt Nam, loại hình này thường thấy ở các NHTM cổ phần nông thôn như: Ngân hàng Mỹ xuyên (An Giang), Ngân hàng An Bình (TPHCM)… Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ là loại ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho cả khách hàng doanh nghiệp lẫn khách hàng cá nhân. Hầu hết các NHTM Việt Nam đều thuộc loại hình ngân hàng này. 16
  17. - Căn cứ vào quan hệ tổ chức, sự phân cấp về quyền hạn và trách nhiệm Theo quan hệ tổ chức và sự phân cấp quyền hạn & trách nhiệm, có thể chia NHTM thành ngân hàng hội sở, ngân hàng chi nhánh (cấp 1 và cấp 2) và phòng giao dịch. Ngân hàng hội sở là nơi tập trung quyền lực cao nhất và là nơi cung cấp đầy đủ hơn các dịch vụ ngân hàng; trong khi ngân hàng chi nhánh, phòng giao dịch nhỏ hơn và cung cấp không đầy đủ tất cả các giao dịch mà chỉ tập trung vào các giao dịch cơ bản như huy động vốn, thanh toán và cho vay. Ở Việt Nam hiện nay, việc phân loại ngân hàng được thực hiện căn cứ vào hình thức pháp lý của chúng. Theo tiêu thức này, hệ thống NHTM bao gồm: NHTM nhà nước (NHTM quốc doanh), NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Hội đồng quản trị của NHTM nhà nước là do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có thoả thuận với Bộ Nội vụ. Điều hành hoạt động của NHTM nhà nước là Tổng giám đốc. NHTM cổ phần là NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng liên doanh là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên Việt Nam và bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh là một pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam, hoạt động theo giấy phép thành lập và các quy định liên quan của pháp luật. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền và nghĩa vụ do pháp luật Việt Nam quy định, 17
  18. hoạt động theo giấy phép mở chi nhánh và các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, theo cam kết khi gia nhập WTO, kể từ ngày 1/4/2007, các tổ chức nước ngoài được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Tuy nhiên, đến cuối năm 2008 mới có 3 ngân hàng con 100% vốn nước ngoài (HSBC, Standard Chartered Bank của Anh và ANZ của Úc) được cấp phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Đầu năm 2009 có thêm 2 ngân hàng nữa, đó là: Shinhan Bank của Hàn Quốc và Hong Leong Bank của Malaysia. Sự ra đời của các ngân hàng này đánh dấu sự mở cửa và hội nhập sâu rộng của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng. Mặc dù chưa có số liệu để đánh giá hoạt động cụ thể của các ngân hàng đó, song chắc chắn sự hiện diện của nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ làm tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam trở nên gay gắt hơn. Bảng 1.1: Số lượng các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 1991-2010 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Ngân hàng TMQD 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5* 5* 5* Ngân hàng TMCP 4 41 48 51 48 39 37 37 37 39 37 37 Chi nhánh NHNN - 8 18 24 26 26 29 31 33 39 40 48 NH 100% vốn NN - - - - - - - - - 3 5 5 Ngân hàng liên doanh 1 3 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 Tổng số ngân hàng 9 56 74 84 83 74 75 78 80 91 92 100 Nguồn: SBV, Deutsche Bank, BVSC Ghi chú: (*) Không kể Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng Phát triển. Ngoài các NHTM, tính đến cuối năm 2010, hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam còn bao gồm 1.017 quỹ tín dụng nhân dân (01 quỹ tín 18
  19. dụng nhân dân trung ương, 1.016 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở), 17 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính, 53 văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. 1.1.3. Mô hình tổ chức của một số NHTM điển hình Tùy theo quy mô hoạt động, hình thức sở hữu và chiến lược hoạt động, mỗi ngân hàng có một mô hình tổ chức riêng. Các ngân hàng lớn thường có nhiều chi nhánh, sở hữu nhiều công ty con, hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Vì thế, bộ máy tổ chức của các ngân hàng này thường mang tính chuyên môn hóa cao (có các phòng nghiệp vụ chuyên sâu như: tín dụng công ty, tín dụng tiêu dùng, tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, thẩm định và bảo lãnh...). HÖ THèNG Tæ CHøC CñA MéT NG¢N HμNG LíN Trụ sở chính (Head Office) Chi nhánh phụ thuộc Văn phòng đại diện Công ty trực thuộc Đơn vị sự nghiệp Phòng giao dịch Chi nhánh cấp 1 Chi nhánh cấp 2 Quỹ tiết kiệm Sở giao dịch 19
  20. C¥ CÊU Tæ CHøC Bé M¸Y §IÒU HμNH TRô Së CHÝNH (HEAD OFFICE) Bộ máy giúp việc: Ủy ban quản lí rủi ro, Hội đồng quản trị Ban kiểm soát, Kiểm toán nội bộ. Bộ máy giúp việc: Hội đồng Quản lý tài BAN GIÁM ĐỐC sản Nợ-Có (ALCO), Hội đồng tín dụng Khối tổ chức cán bộ đào tạo t Khối kinh doanh đối ngoại Khối kế hoạch thị trường Khối kinh doanh đối nội Khối kế toán tài chính Khối tổng kiểm soát Khối văn phòng C¥ CÊU Tæ CHøC CñA C¸C Së GIAO DÞCH, CHI NH¸NH CÊP 1, CÊP 2 BAN GIÁM ĐỐC Phòng Tổ Các phòng Phòng Quỹ tiết kế toán kiểm tra chuyên môn giao dịch kiệm nội bộ nghiệp vụ Hình 1.1: Mô hình tổ chức của một ngân hàng lớn 20
nguon tai.lieu . vn