Xem mẫu

  1. TTTT-TV*ĐHTM 658.07 QUA ỈNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ÌS.TS. PHẠM VŨ LUẬN 2004 GT.0001045
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI GS.TS. PHẠM VŨ LƯẬN QUAN TRỊ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ - 2004
  3. LỜI NÓI ĐẦU Cho lần xuất bản 1994 • Quản trị doanh nghiệp thương mại được sử dụng làm giáo trình chính thức cho việc đào tạo cử nhân khoa học kinh tê chuyên ngành quản trị doanh nghiệp và các chuyên ngành khác của trường Đại học Thương mại. Trong mấy năm qua cả ở trong và ngoài nước đã xuất hiện hàng loạt sách chuyên đề về quản trị với nhiều cách tiếp cận, phân loại, lý giải khác nhau vê' khái niệm, nội dung, bản chất, nguyên lý... của quản trị. Đây vừa là thuận lợi rất cơ bản vừa là khó khăn và thách thức rất to lớn đối với việc viết giáo trình này. Tác giả đã cố gắng giải quyết và trình bày các nội dung của quản trị doanh nghiệp thương mại theo hai "lát cắt": "Lát cắt" thứ nhất: Trình bày nội dung của quản trị theo chức năng: Hoạch định, Tô chức, Lãnh đạo, Kiểm soát. "Lát cắt" thứ hai: Trình bày các kiến thức quản trị doanh nghiệp thương mại theo các nghiệp vụ đặc trưng: Quản trị tiêu thụ hàng hoá, mua hàng, và quản trị hàng tồn kho, quản trị nhân lực, quản trị chiến lược trong doanh nghiệp thương mại... 3
  4. Trong quá trình biên soạn, tác giả đã nhận được sự động viên, tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến của tập thể giáo viên bộ môn Quản trị doanh nghiệp của trường Đại học Thương mại, của các nhà khoa học và quản lý trong và ngoài ngành. Tác giả trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng nghiệp, đồng chí đã có những đóng góp thiết thực và to lớn trong việc nâng cao chất lượng của cuốn sách này. Do năng lực và kinh nghiệm bản thân có hạn, cuốn sách có thể có những thiếu sót và hạn chế. Chúng tôi mong nhận được chỉ dẫn, góp ý, nhận xét của bạn đọc gần xa để bổ sung và hoàn chỉnh trong các lần tái bản sau. Ý kiến đóng góp xin gửi về Bộ môn Quản trị doanh nghiệp - Trưdng Đại học Thương mại.. Phạm Vũ Luận Phó tiến sỹ khoa học kinh tế Chủ nhiệm bộ môn quản trị doanh nghiệp Trường ĐH Thương mại 4
  5. LÒITỰA Cho lần tái bản năm 2001 Giáo trình "Quản trị doanh nghiệp thương mại" của Trường Đại học Thương mại do PGS.TS Phạm Vũ Luận biên soạn, được xuất bản lần đầu vào năm 1994, đã cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, có hệ thống về quá trình quản trị trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của nhà Trường Trước sự đổi mới tổ chức quản lý và phát triển kinh tế xã hội, giáo trình "Quản trị doanh nghiệp thương mại" được tái bản, có bồ sung những nội dung kiến thức mới cho phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đào tạo của nhà Trường trong thòi kỳ mới, trên cơ sở quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam. Giáo trình được hoàn thành với sự tham già của các đồng chí giáo viên trong Bộ môn Quản trị doanh nghiệp thương mại: Th.s Vũ Thuỳ Dương, Th.s Bùi Minh Lý, TS. Trần Hùng, TS. Nguyễn Thị Bích Loan, CN Nguyễn Quang Trung. Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã nhận được sự đóng góp ý kiến của đông đảo các cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu trong và ngoài Khoa Quản trị 5
  6. doanh nghiệp, Trường Đại học Thương mại. Các tác giả đã tiếp thu, bổ sung sửa chữa và nhân đây xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các đồng chí và đồng nghiệp. Giáo trình có thể có những thiếu sót và hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để bổ sung hoàn chỉnh giáo trình trong các lần tái bản sau. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Bộ môn Quản trị doanh nghiệp - Trường Đại học Thương mại. Tel: (04) 8347685, Email: pvluan@vcu.edu.vn. Hà Nội, tháng 10 năm 2001 PGS.TS Phạm Vũ Luận 6
  7. LỜI DÂN Cho lần tái bản 2004 Cuốn sách Quản trị doanh nghiệp thương mại do GS.TS Phạm Vũ Luận biên soạn được sử dụng làm giáo trình giảng dạy trong trường Đại học Thương mại từ năm 1994 đến nay. Qua 10 năm sử dụng, giáo trình được tái bản nhiều lần; trong đó lần tái bản năm 2001 là tái bản có bổ sung với sự tham gia của một số cán bộ giảng dạy của bộ môn Quản trị doanh nghiệp. Với kinh nghiệm thu được từ thực tiễn sử dụng giáo trình trong quá trình đào tạo ở nhà trường, tiếp thu ý kiến nhận xét góp ý của bạn đọc, trong lần tái bản có bổ sung năm 2004 này, tác giả chú trọng việc mở rộng và phát triển các luận điểm quản trị kinh doanh hiện đại của Việt Nam (vốn là những luận điểm đã được đề cập và cố gắng thể hiện ở bản in lần thứ nhất năm 1994). Về mặt phương pháp luận, người đọc và người học cần đặc biệt lưu ý đến nội hàm của văn hoá doanh nghiệp và văn hoá kinh doanh là các vấn đề được quán triệt và thể hiện ở tất cả các nội dung cụ thể của giáo trình. So với bản tái bản có bổ sung năm 2001, trong bản tái bản lần này, những vấn đề kỹ thuật và nghiệp vụ cụ 7
  8. thể trong quản trị tác nghiệp được lược bớt và tinh giản đi đáng kể. Lý do của sự tinh giản này không phải do các nội dung trên không quan trọng, mà bởi vì đã có đủ nhiều tài liệu sách báo đề cập đến vấn đề này mà người học có thể dễ dàng tìm thấy ở thư viện trường và các nhà sách. Hơn nữa, thdi gian dành cho môn học trong cấu trúc chương trình đào tạo của chuyên ngành là xác định và hạn chế. Bản in năm 2004 này được các đồng nghiệp trong bộ môn Quản trị doanh nghiệp thẩm định và góp ý hoàn thiện; và đã tiếp thu các ý kiến nhận xét của bạn đọc. Rất mong tiếp tục nhận được ý kiến nhận xét góp ý của bạn đọc trong thời gian tới. BỘ MÒN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 8
  9. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu Lúc đầu, quản trị được hiểu là một thủ thuật, thủ pháp và cao hơn là một nghệ thuật?1'. Dần dần cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, quản trị học trở thành một môn khoa học độc lập và có vị trí ngày càng quan trọng trong hệ thống các môn khoa học xã hội nhân văn và quản lý. Đối tượng nghiên cứu của môn học Quản trị doanh nghiệp là doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong môi quan hệ tác động qua lại, chế ưốc lẫn nhau giữa các bộ phận, các mặt, các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và quan hệ của doanh nghiệp với bên ngoài (môi trường). Khái niệm kinh doanh sử dụng ở đây được hiểu là việc thực hiện một, một số, hay toàn bộ các công đoạn111 111 Trong các thư tịch cổ cùa Việt Nam, Trung Quốc và các nước khác, có thể tìm thấy thụật ngữ “Thuật trị nước”. “Thuật dùng người”... Có thể tham khảo Thuật trị nước của người xưa. Việt Đãng Lê Vãn Được. Nhà xuất bảnTP.HCM. 1991’ 9
  10. của quá trình đầu tư (bao gồm từ việc nghiên cứu chế thử, sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, thực hiện các dịch vụ...) để thu lợi nhuận. Quản trị doanh nghiệp thương mại giới hạn việc nghiên cứu vào các doanh nghiệp thương mại, và hoạt động thương mại của các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, việc giới hạn phạm vi nghiên cứu của môn học vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh thương mại không có nghĩa là “đóng khung” các nội dung của môn học chỉ vào hoạt động mua, bán, dự trữ, bảo quản... Doanh nghiệp thương mại và hoạt động kinh doanh thương mại được nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng với tổng thê các loại hình doanh nghiệp, các lĩnh vực hoạt động khác trong nền kinh tê thị trường. Cần phải nhấn mạnh lằng: không phải chỉ khoa học Quản trị doanh nghiệp (thương mại) nghiên cứu doanh nghiệp (thương mại) và hoạt động kinh doanh (thương mại). Các bộ môn khoa học khác (cả tự nhiên, kỹ thuật xã hội và nhân văn) cũng hướng sự chú ý nghiên cứu của mình vào doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh. Quản trị doanh nghiệp nghiên cứu doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với tư cách là những thực thể kinh tế - xã hội tồn tại và hoạt động trong một hệ thống kinh tế - xã hội thống nhất. Doanh nghiệp với tư cách là một thực thể tự nhiên, một cấu trúc tổ chức, một hệ thông kỹ thuật...không phải là đối tượng nghiên cứu của giáo trình này, nhưng 10
  11. được đề cập đến ở những mức độ khác nhau nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu của môn học. Quản trị doanh nghiệp thương mại trang bị cho các nhà quản trị doanh nghiệp tương lai các kiến thức cơ bản về quản trị học, các phương pháp tư duy, các chuẩn mực ứng xử và hành động... trong quá trình thực hành kinh doanh. Trong tổng thể chương trình đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp thương mại của Trường Đại học Thương mại, các môn khoa học khác như: toán học, tin học, tâm lý học, marketing, kế toán tài chính...cung cấp các kiến thức cơ sở và chuyên môn bổ trợ cho việc nghiên cứu môn học Quản trị doanh nghiệp thương mại. Do vậy, những nội dung kiến thức đã được nghiên cứu sâu trong các môn học khác nhau, dù rất cần thiết đối với khoa học quản trị, cũng chỉ được đế cập một cách tổng quát thậm chí không trình bày trong giáo trình này. Quản trị doanh nghiệp thương mại là giáo trình chuyên môn chính của chuyên ngành quản trị doanh nghiệp và là môn chuyên môn bô trợ cho các chuyên ngành khác của trưdng Đại học Thương mại. Đồng thời, giáo trình này là tài liệu tham khảo cho các cán bộ quản trị doanh nghiệp trong và ngoài ngành thương mại. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu MÔN HỌC Cũng như các môn khoa học khác, môn học Quản trị doanh nghiệp thương mại sử dụng phương pháp duy vật biện chứng trong quá trình nghiên cứu. Việc nghiên cứu 11
  12. lý thuyết và quá trình thực hành quản trị đòi hỏi phải có quan điểm hệ thống với ba nội dung chủ yếu sau: (1) Các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy đểu có mốì liên hệ hoặc phụ thuộc lẫn nhau, nhờ có các mối liên hệ đó mà các sự vật hiện tượng có thể cố kết với nhau thành một tổng thê hoàn chỉnh. (2) Mặc dù người ta xác định các giới hạn cho các hệ thong, để có thể phân tích và nghiên cứu chúng nhưng không bao giờ có hệ thống đóng kín, tách biệt với các hệ thông khác. Các tổ chức bao giờ cũng là các hệ thống mở. (3) Mỗi hệ thông đều là một “tập” của nhiều hệ thống con. Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có câu “Rút dây động rừng”. Câu tục ngữ đó đã diễn đạt một cách đơn giản nhưng sâu sắc về lối suy nghĩ và cách ứng xử theo quan điểm hệ thống này của người Việt Nam. Quản trị doanh nghiệp thương mại đòi hỏi phải được tiếp cận bằng phương pháp tình huống. Mỗi quyết định, mỗi ứng xử trong thực hành quản trị là đúng hay không đúng đều phải được xem xét trong các điều kiện và tình huống cụ thể. Không có một khuôn mẫu quản trị luôn đúng cho tất cả các doanh nghiệp trong mọi hoàn cảnh và điều kiện. Việc áp dụng các nguyên lý quản trị nhất thiết phải tính tới hệ thổng các bổi cảnh và ràng buộc của điều kiện chủ quan và khách quan. Điều đó có nghĩa là phải trang bị đầy đủ lý luận, nhưng không được “tầm chương trích cú” và trở thành nô lệ của sách vở và kiến thức; Phải vận dụng kinh nghiệm để có sự độc lập suy nghĩ và sáng tạo, cùng với việc tích lũy kiến thức, phải nâng cao năng lực thực hành nhưng không 12
  13. được bảo thủ và trở thành nô lệ của chủ nghĩa kinh nghiệm. Đó là những nguyên tắc mà nhà quản trị tương lai phải ghi nhớ. Nói tóm lại, Quản trị doanh nghiệp thương mại là một bộ môn khoa học, do vậy cần phải đối xử với nó như một khoa học. Đồng thòi, quản trị doanh nghiệp còn là một nghệ thuật, nó có những bí mật nghề nghiệp mà chỉ có người tận tâm, tận lực với nghề mới có hy vọng có được những báu vật đó thôi. Cũng giông như trong nghệ thuật biểu diễn, để hát đúng lời một bài hát, cần phải tập luyện, nhưng không cần tập luyện nhiều lắm và cũng không cần phải có năng khiếu đặc biệt. Nhưng để hát hay, diễn tả được hết vẻ đẹp của lời ca và giai điệu của bài hát mà tác giả và người nghe mong đợi thì mất nhiều công sức. Hát đến mức lột tả được hết cái “thần” của bài hát thì chỉ có một sô" ít người có năng khiếu và tài năng đặc biệt, lại phải dày công khô luyện và có khi còn phải có một chút may mắn nữa mới làm được. Để trở thành một nhà quản trị doạnh nghiệp giỏi, phải học, phải hành, phải tích lũy kinh nghiệm, phải suy nghĩ sáng tạo và phải ý thức đúng về bản thân, về gia đình, về cộng đồng, và về xã hội. 13
  14. CHƯƠNG 1 DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1. Doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại Doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh. Thuật ngữ doanh nghiệp có nội hàm rất rộng và phong phú: Các nhà hàng, cửa hiệu, nhà máy, xí nghiệp, công ty, tập đoàn, hãng... nếu thoả mãn các điều kiện: 1) Được cơ quan nhà nưởc có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động kinh doanh; 2) Đã làm đầy đủ các thủ tục theo quy định để triển khai hoạt động; 3) Triển khai hoạt động trên thực tế... đều là hình thái biểụ hiện cụ thể của phạm trù doanh nghiệp. Trên góc độ kinh tế, doanh nghiệp là đơn vị cơ sở, tạo thành nền tảng của nền kinh tế quổc dân của mỗi quốc gia, và trên cơ sở đó, tạo thành nền tảng của nền kinh tế thế giới. Chính tại doanh nghiệp, các nguồn lực của doanh nghiệp sẽ được sử dụng, khai thác .nhằm cung 15
  15. cấp cho xã hội các sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ hữu ích, và thông qua đó doanh nghiệp thực hiện được mục đích của mình, trong đó có mục đích theo đuôi lợi nhuận. Dưới góc độ xã hội học, doanh nghiệp là một cộng đồng người có sự ràng buộc bởi những mục tiêu chung và các lợi ích cá nhân và cộng đồng, họ thực hiện các công việc khác nhau theo sự phân công và quản lý thống nhất của các nhà quản trị, nhằm thực hiện được mục tiêu của mình thông qua việc góp phần thực hiện được mục tiêu chung cuả doanh nghiệp. Người ta còn có thể xem xét doanh nghiệp dưới các góc độ khác nhau nữa, ví dụ từ cách tiếp cận hệ thông, tin học, hoặc cách tiếp cận kỹ thuật. Mỗi cách nhìn nhận và xem xét doanh nghiệp đó cung cấp những nhận thức khác nhau về doanh nghiệp, giúp cho nhà quản trị có hiểu biết đầy đủ và toàn diện hơn đốì tượng quản lý của mình. 1.2. Phân loại doanh nghiệp Tuỳ mục đích khác nhau, căn cứ vào cấc tiêu thức khác nhau để phân loại, sẽ có các loại doanh nghiệp khác nhau. 1.2.1. Phân loại doanh nghiệp theo chủ sở hữu Theo cách phân loại này thì có hai loại doanh nghiệp: Doanh nghiệp một chủ sỗ hữu. Người chủ duy nhất đó có toàn quyền quyết định phương hướng, chiến lược và kế hoạch kinh doanh, và được hưởng toàn bộ lợi 16
  16. nhuận do hoạt động kinh ‘duanli cưu doàntr nghiệp mang lại, đồng thời phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu. Đây là những doanh nghiệp do nhiều người đứng tên thành lập và cùng bỏ vốn cho doanh nghiệp hoạt động. Những người chủ doanh nghiệp đều có quyền tham gia quản lý và hưởng những lợi ích do các hoạt động của doanh nghiệp mang lại, đồng thời cùng chia sẻ các rủi ro và trách nhiệm pháp lý. 1.2.2. Phân loại doanh nghiệp theo phạm vi trách nhiệm pháp lý Theo tiêu thức này các doanh nghiệp được chia thành hai loại: Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn\ là doanh nghiệp mà trách nhiệm pháp lý được giới hạn trong phần vốn và tài sản mà các chủ sở hữu góp vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp trách nhiệm vô hạn\ là những doanh nghiệp mà chủ của nó phải chịu trách nhiệm pháp lý về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không phụ thuộc vào phần vốn mà người chủ đó đầu tư cho các hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.3. Phân loại doanh nghiệp theo quy mô Theo tiêu thức này, có hai loại: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên thực tế, tiêu thức phân 17
  17. biệt giữa doanh nghiệp lốn với doanh nghiệp vừa và nhỏ thường được dùng là: vốn, lao động, và doanh thu của doanh nghiệp. Định lượng về mức vốn, số lao động sử dụng và doanh thu để phân biệt cũng thay đổi theo thời gian và không giống nhau giữa các quốc gia, các lĩnh vực ngành nghề. Trên góc độ quản trị, quy mô của doanh nghiệp cũng ảnh hưỏng trực tiếp đến việc lựa chọn các cách thức và công cụ quản trị. 1.2.4. Dựa vào chức năng của doanh nghiệp và đặc điểm hình thành giá trị sử dụng và giá trị mới của sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp để phân loại, có hai loại doanh nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất: là các doanh nghiệp có chức năng chủ yếu là tạo ra các sản phẩm hàng hoá hữu hình cung cấp cho thị trường. Có những doanh nghiệp sản xuất mà các nguyên vật liệu, đầu vào và sản phẩm hàng hoá hữu hình ở đầu ra là khác hẳn nhau. Bên cạnh đó lại có những doanh nghiệp sản xuất mà sản phẩm ở đầu vào và đầu ra không khác nhau nhiều (xí nghiệp sản xuất nước khoáng chẳng hạn). Ở các doanh nghiệp này đều có sự phân bô' lao động, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuặt... cho việc thực hiện hai loại công việc là sản xuất và mua bán. Tuy nhiên, tuỳ từng loại hình cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có sự phân bố khác nhau về tỷ lệ và cơ cấu. 18
nguon tai.lieu . vn