Xem mẫu

  1. Chƣơng 3 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ISO 9000 Mục đích nghiên cứu: - Ý nghĩa của việc áp dụng Tiêu chuẩn ISO 9000. - Những nội dung chủ yếu của ISO 9000. - Nguyên tắc cơ bản khi áp dụng ISO 9000. - Trình tự các bước triển khai ISO 9000 trong tổ chức. 1. Giới thiệu khái quát về bộ Tiêu chuẩn ISO 9000 1.1. Tổ chức ISO ISO là một tổ chức quốc tế về vấn đề tiêu chuẩn hoá có tên đầy đủ là The International Organization for Standardization. Thành viên của nó là các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của hơn 150 nƣớc trên thế giới. ISO là một tổ chức phi chính phủ, ra đời và hoạt động từ 23/02/1947. Nhiệm vụ của ISO là thúc đẩy sự phát triển của vấn đề tiêu chuẩn hoá và những hoạt động có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ quốc tế và sự hợp tác phát triển trong các lĩnh vực trí tuệ, khoa học, kỹ thuật và mọi hoạt động kinh tế khác. Trụ sở chính của ISO đặt tại Genever - Thụy Sỹ. Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha. Hàng năm, chi phí về hoạt động của ISO là 125 triệu France Thụy Sỹ, trong đó 80% là đóng góp trực tiếp của các thành viên chính, 20% do việc bán ấn phẩm đem lại. Số tiền đóng góp cho chi phí của ISO đƣợc tính tuỳ theo giá trị tổng sản phẩm xã hội và giá trị xuất khẩu của các thành viên. Kết quả hoạt động của ISO là việc ban hành các tiêu chuẩn quốc tế trong các lĩnh vực quốc tế, kinh doanh và dịch vụ. Đến nay đã có trên 20.000 tiêu chuẩn đƣợc ban hành. Mạng lƣới thông tin của ISO đƣợc đặt ở nhiều quốc gia để cung cấp thông tin và vấn đề tiêu chuẩn, các quy chế kỹ thuật, việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lƣợng ở khắp nơi trên thế giới. Ngoài ra, ISO còn có nhiệm vụ tƣ vấn, hội thảo ... về việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lƣợng đã quy định, giúp đỡ về kỹ thuật, về vấn đề tiêu chuẩn hoá chất lƣợng cho các nƣớc thành viên. Trong lĩnh vực kinh tế, ISO có rất nhiều văn bản hƣớng dẫn, quy định về những hệ thống quản lý hữu hiệu cho các tổ chức kinh tế. Các quốc gia thành viên của ISO cần phải tuân thủ các điều lệ của ISO trong việc áp dụng các tiêu chuẩn, những quy định về việc chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lƣợng và chứng nhận 69
  2. công nhận lẫn nhau trong các chính sách mua bán, trao đổi thƣơng mại quốc tế để bảo đảm quyền lợi của cả hai bên và của ngƣời tiêu dùng, tạo ra một hệ thống bán hàng tin cậy. Việt Nam gia nhập ISO vào năm 1977 và là thành viên thứ 72 của ISO. Năm 1996 lần đầu tiên Việt Nam đƣợc bầu vào ban chấp hành của ISO với nhiệm kỳ 2 năm. 1.2. Giới thiệu về Tiêu chuẩn ISO 9000 1.2.1 Tiêu chuẩn ISO 9000 là gì? ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lƣợng do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) ban hành. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 liệt kê các khía cạnh khác nhau của quản lý chất lƣợng và bao gồm một số tiêu chuẩn phổ biến nhất của ISO. Các tiêu chuẩn này cung cấp sự hƣớng dẫn và các công cụ cho các tổ chức, công ty muốn đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ của họ luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng, và chất lƣợng đƣợc cải thiện một cách nhất quán. Tiêu chuẩn ISO 9000:2015 mô tả các khái niệm, nguyên tắc và từ vựng cơ bản cho hệ thống quản lý chất lƣợng và đƣa ra cơ sở cho các tiêu chuẩn khác về hệ thống quản lý chất lƣợng đƣợc áp dụng phổ biến cho các trƣờng hợp nhƣ sau: Các tổ chức đang tìm kiếm sự thành công bền vững thông qua việc thực hiện một hệ thống quản lý chất lƣợng; Những khách hàng đang tìm kiếm sự tin tƣởng vào khả năng của một tổ chức có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu của họ; Các tổ chức mong muốn tìm kiếm sự tin cậy trong chuỗi cung ứng của họ đạt đƣợc sự thỏa mãn với sản phẩm và dịch vụ của tổ chức; Các tổ chức và các bên quan tâm đang tìm kiếm để cải thiện giao tiếp thông qua sự hiểu biết chung về từ vựng đƣợc sử dụng trong quản lý chất lƣợng; Các tổ chức đánh giá sự phù hợp theo yêu cầu của ISO 9001; Các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo, đánh giá chứng nhận hoặc tƣ vấn về quản lý chất lƣợng; Các nhà phát triển các tiêu chuẩn liên quan. ISO 9000: 2015 quy định các điều khoản và định nghĩa áp dụng cho tất cả các tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng và áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức không phân biệt quy mô hay loạI hình sản xuất/dịch vụ. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm 03 tiêu chuẩn cốt lõi: - ISO 9000: 2015 Hệ thống quản lý chất lƣợng - Cơ sở và từ vựng - ISO 9001: 2015 Hệ thống quản lý chất lƣợng - Các yêu cầu 70
  3. - ISO 9004: 2018 Hệ thống quản lý chất lƣợng - Hƣớng dẫn để đạt thành công bền vững. - ISO 19011:2018 Hƣớng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý. 1.2.2 Tiêu chuẩn ISO 9000 có liên quan thế nào đến ISO 9001 Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm các tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng, trong khi ISO 9001 là một tiêu chuẩn trong họ. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 chứa một tiêu chuẩn riêng có tên là tiêu chuẩn ISO 9000. Tiêu chuẩn này đƣa ra các nguyên tắc cơ bản và từ vựng về hệ thống quản lý chất lƣợng. ISO 9000 giải thích các nguyên tắc của hệ thống quản lý chất lƣợng trong khi ISO 9001 xác định yêu cầu mà một tổ chức phải đáp ứng để đạt đƣợc chứng nhận, ISO 9000 bao gồm các định nghĩa và thuật ngữ khác nhau không thể thiếu để phát triển sự hiểu biết đúng đắn về các khái niệm quản lý chất lƣợng đƣợc sử dụng bởi ISO 9001. Mục đích của tiêu chuẩn ISO 9000 là làm tăng nhận thức của tổ chức về các nghĩa vụ và cam kết của mình trong việc đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng và các bên quan tâm của tổ chức và trong việc đạt đƣợc sự thỏa mãn với sản phẩm và dịch vụ của tổ chức. 1.2.3 Lược sử hình thành ISO 9000 Trong những năm 70 nhìn chung giữa các ngành công nghiệp và các nƣớc trên thế giới có những nhận thức khác nhau về “chất lƣợng”. Do đó, Viện tiêu chuẩn Anh Quốc (British Standard Institute - BSI) là một thành viên của ISO đã chính thức đề nghị ISO thành lập một ủy ban kỹ thuật để phát triển các tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật và thực hành bảo đảm chất lƣợng, nhằm tiêu chuẩn hóa việc quản lý chất lƣợng trên toàn thế giới. Ủy ban kỹ thuật 176 (TC 176 - Technical committee 176) ra đời gồm đa số là thành viên của cộng đồng Châu Âu đã giới thiệu một mô hình về hệ thống quản lý chất lƣợng dựa trên các tiêu chuẩn sẳn có của Anh quốc là BS-5750. Mục đích của nhóm TC176 là nhằm thiết lập một tiêu chuẩn duy nhất sao cho có thể áp dụng đƣợc vào nhiều lĩnh vực kinh doanh, sản xuất và dịch vụ . Bản thảo đầu tiên xuất bản vào năm 1985, đƣợc chấp thuận xuất bản chính thức vào năm 1987 và sau đó đƣợc tu chỉnh vào năm 1994 với tên gọi ISO 9000. Quá trình hình thành sơ lƣợc nhƣ sau : - Năm 1956 Bộ Quốc Phòng Mỹ thiết lập hệ thống MIL - Q9858, nó đƣợc thiết kế nhƣ là một chƣơng trình quản trị chất lƣợng. - Năm 1963, MIL-Q9858 đƣợc sửa đổi và nâng cao. 71
  4. - Năm1968, NATO chấp nhận MIL-Q9858 vào việc thừa nhận hệ thống bảo đảm chất lƣợng của những ngƣời thầu phụ thuộc các thành viên NATO (Allied Quality Assurance Publication 1 - AQAP - 1). - Năm 1970, Bộ Quốc Phòng Liên Hiệp Anh chấp nhận những điều khoản của AQAP - 1 trong Chƣơng trình quản trị Tiêu chuẩn quốc phòng, DEF/STAN 05- 8. - Năm 1979, Viện Tiêu Chuẩn Anh Quốc (British Standards Institute - BSI) đã phát triển thành BS 5750, hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng quản trị đầu tiên trong thƣơng mại. - Năm 1987, Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa - ISO - chấp nhận hầu hết các tiêu chuẩn BS 5750 và ISO 9000 đƣợc xem là những tài liệu tƣơng đƣơng nhƣ nhau trong áp dụng các tiêu chuẩn chất lƣợng quản trị. - Năm 1987, Ủy ban Châu Âu chấp nhận ISO 9000 và theo hệ thống Châu Âu EN 29000. - Năm 1987, Hiệp hội kiểm soát chất lƣợng Mỹ (ASQC) và Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ (ANSI) thiết lập và ban hành hệ thống Q-90 mà bản chất chủ yếu là ISO 9000. - Các thành viên của Ủy ban Châu Âu (EC) và Tổ chức mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA) đã thừa nhận tiêu chuẩn ISO 9000 và buộc các thành viên của cộng đồng Âu Châu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn này trong cung cấp hàng hóa và dịch vụ. - Năm 1994 Soát xét lần 01, chỉnh lý lại Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (gồm 24 tiêu chuẩn khác nhau. - Năm 2000 Soát xét lần 02, ban hành ngày 15/12/2000. - Năm 2008 Soát xét lần 03, ban hành ngày 15/11/2008. - ISO 9000:2015 là phiên bản mới nhất của ISO 9000 đƣợc xuất bản vào tháng 9 năm 2015. - Tại Việt Nam, Tổng cục tiêu chuẩn đo lƣờng chấp thuận hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 thành hệ thống tiêu chuẩn TCVN ISO 9000. Các phiên bản của tiêu chuẩn ISO 9000 - ISO 9000:1987 – Các tiêu chuẩn về quản lý chất lƣợng và đảm bảo chất lƣợng – Hƣớng dẫn lựa chọn và sử dụng. - ISO 9000:2000 – Hệ thống quản lý chất lƣợng - cơ sở và từ vựng. - ISO 9000:2005 – Hệ thống quản lý chất lƣợng - cơ sở và từ vựng. - ISO 9000:2015 – Hệ thống quản lý chất lƣợng - cơ sở và từ vựng. 72
  5. 2. ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lƣợng – Các yêu cầu 2.1 Sơ lược về Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 Tiêu chuẩn mới ISO 9001:2015 thay thế tiêu chuẩn ISO 9001:2008 là bƣớc đột phá của tổ chức ISO trong nổ lực nghiên cứu và phát triển tiêu chuẩn về Hệ Thống Quản lý Chất lƣợng. Cấu trúc mới, nội dung mới và triết lý tƣ duy mới “tƣ duy dựa trên rủi ro/Risk-based thinking” của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 rõ ràng đã hƣớng đến mục tiêu giúp cho Doanh nghiệp/Tổ chức trên toàn thế giới khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 sẽ ngày càng nâng cao lợi nhuận/hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của mình, điều mà trƣớc đây tiêu chuẩn ISO 9001:2008 chƣa hƣớng đến một cách rõ ràng, trƣớc đây ISO 9001:2008 hƣớng đến “thỏa mãn khách hàng” còn “thỏa mãn bản thân doanh nghiệp” (ví dụ nhƣ lợi nhuận của doanh nghiệp, các hiệu quả hoạt động khác của doanh nghiệp) thì lại gần nhƣ không đề cập đến”. Mọi Tổ chức/doanh nghiệp đều mong muốn đƣợc liên tục tăng trƣởng, đạt đƣợc lợi nhuận cao và liên tục duy trì tỷ suất lợi nhuận cao đó và đều mọi Doanh nghiệp/Tổ chức đều hiểu rõ phải có một hệ thống quản lý khoa học chặc chẽ để sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn lực hiện có. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 chắc chắn là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý khoa học, chặc chẽ mà mọi Doanh nghiệp/Tổ chức nên tìm đến để áp dụng. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có tên gọi đầy đủ là “Hệ thống Quản lý Chất lƣợng – Các yêu cầu (Quality Management Systems - Requirements”, tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn ISO 9001 đƣợc ban hành lần thứ 5 vào năm 2015 và cũng là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001. ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lƣợng do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành, có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cho mọi quy mô hoạt động, Doanh nghiệp/Tổ chức ít hơn 10 nhân viên cũng áp dụng đƣợc, Doanh nghiệp/Tổ chức có số lƣợng nhân viên vài trăm ngàn ngƣời áp dụng cũng đƣợc. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 không giới hạn tuổi đời của Doanh nghiệp/Tổ chức, Doanh nghiệp/Tổ chức đã hoạt động lâu đời bây giờ bắt đầu áp dụng cũng đƣợc, Doanh nghiệp/Tổ chức vừa mới thành lập áp dụng ISO 9001:2015 thì càng tốt và nhanh chóng tạo ra lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp/Tổ chức đó. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đƣa ra các chuẩn mực để xây dựng một hệ thống quản lý chất lƣợng một cách khoa học để kiểm soát rủi ro, ngăn ngừa sai lỗi, sản xuất/cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lƣợng thỏa mãn khách hàng một cách ổn 73
  6. định, tiêu chuẩn ISO 9001:2015 không phải là tiêu chuẩn dành cho sản phẩm. Khi một Doanh nghiệp/Tổ chức áp dụng ISO 9001:2015 sẽ tạo đƣợc cách làm việc khoa học, tạo ra sự nhất quán trong công việc, chuẩn hóa các quy trình hoạt động, loại bỏ đƣợc nhiều thủ tục không cần thiết, ngăn ngừa những rũi ro trong quá trình hoạt động, rút ngắn thời gian và giảm chi phí phát sinh do xảy ra những sai lỗi hoặc sai sót trong công việc, đồng thời làm cho năng lực trách nhiệm cũng nhƣ ý thức của cán bộ công nhân viên nâng lên rõ rệt. Sự khác biệt lớn giữa ISO 9001:2015 và ISO 9001:2008 đó là tiêu chuẩn ISO 9001:2015 yêu cầu Doanh nghiệp/Tổ chức phải có “tƣ duy rủi ro” trong mọi hoạt động và quá trình của doanh nghiệp /tổ chức, Doanh nghiệp/Tổ chức phải áp dụng các phƣơng pháp, kỹ thuật đánh giá rủi ro để nhận diện ra đƣợc các rủi ro tiềm ẩn gây thiệt hại không thể chấp nhận đƣợc cho Doanh nghiệp/Tổ chức, để từ đó tăng cƣờng biện pháp kiểm soát, biện pháp quản lý, biện pháp ngăn ngừa giúp cho mọi nhân viên và tất cả các cấp phòng ban của Doanh nghiệp/Tổ chức có thể giảm thiểu tối đa sai sót, giảm tối đa thiệt hại và tăng khả năng làm việc hiệu quả, giúp cho Doanh nghiệp/Tổ chức không chỉ luôn “thỏa mãn khách hàng” mà còn đáp ứng đƣợc “Kết quả mong đợi của Hệ thống Quản lý Chất lƣợng”, đối với tất cả ông chủ của tất cả Doanh nghiệp/Tổ chức “kết quả mong đợi của Hệ thống Quản lý Chất lƣợng” chính là lợi nhuận, là tốc độ tăng trƣởng của Doanh nghiệp/Tổ chức. Chính nhờ những tác dụng ấy mà ISO 9001:2015 hiện nay đƣợc xem là một trong những giải pháp căn bản nhất, là nền tản đầu tiên để nâng cao năng lực của bộ máy quản lý doanh nghiệp và tăng khả năng phát triển của Doanh nghiệp/Tổ chức. Chính vì vậy hầu hết các doanh nghiệp khi muốn cải tổ bộ máy, nâng cao năng lực cạnh tranh đều chọn áp dụng ISO 9001:2015 cho doanh nghiệp mình rồi sau đó lần lƣợt áp dụng các hệ thống tiên tiến hơn nhƣ TQM (quản lý chất lƣợng toàn diện), Lean manufacturing (sản xuất tinh gọn), 6 sigma (triết lý cải tiến theo nguyên lý 6 sigma),… Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là một quyển tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2015 (ISO 9000:2015 series). Tổ chức/Doanh nghiệp muốn triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cần phải đọc và làm theo 2 quyển tiêu chuẩn sau của bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2015: - ISO 9000:2015 (tiêu chuẩn Việt Nam tƣơng đƣơng: TCVN ISO 9000:2015) để có thể hiểu ý nghĩa của những thuật ngữ dùng trong quyển tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Tên của tiêu chuẩn ISO 9000:2015 là “Cơ sở và từ vựng của hệ thống quản lý chất lƣợng”. 74
  7. - ISO 9001:2015 (tiêu chuẩn Việt Nam tƣơng đƣơng: TCVN ISO 9001:2015) để biết đƣợc những yêu cầu gì mà hệ thống quản lý chất lƣợng của Tổ chức/Doanh nghiệp mình cần phải đáp ứng. Ngoài ra, để tăng cƣờng hiệu quả của hệ thống quản lý chất lƣợng, Doanh nghiệp có thể nghiên cứu và vận dụng theo hƣớng dẫn của tiêu chuẩn ISO 9004:2009 (Managing for the sustained success of an organization - A quality management approach). 2.2 Mục đích của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 Những lợi ích tiềm năng khi một Doanh nghiệp/Tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là: - Có đƣợc khả năng luôn cung cấp sản phẩm/dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu luật định; - Nâng cao sự hài lòng của khách hàng; - Giải quyết các rủi ro và kết hợp tận dụng đƣợc các cơ hội để đạt đƣợc mục tiêu mong đợi của Doanh nghiệp/Tổ chức; - Tăng khả năng chứng minh Doanh nghiệp/Tổ chức đã có đƣợc một hệ thống quản lý chất lƣợng khoa học, chặc chẽ từ đó lấy đƣợc niềm tin của khách hàng, nhà đầu tƣ, nhân viên, .... 2.3 Các nguyên tắc quản lý chất lượng của ISO 9001:2015 (Quality management principles) ISO 9001:2015 là một tiêu chuẩn đƣợc hình thành nhờ tích lũy kinh nghiệm thực tiễn từ nhiều trƣờng hợp thành công lẫn thất bại của rất nhiều Doanh nghiệp/Tổ chức trên toàn thế giới. Qua rất nhiều nghiên cứu thực tiễn, các chuyên gia của tổ chức ISO đã nhận thấy có 7 nguyên tắc quản lý chất lƣợng cần đƣợc xem là nền tản để xây dựng nên chuẩn mực cho một hệ thống quản lý chất lƣợng trong thời đại hiện nay, đó là: - Nguyên tắc 1: Luôn hƣớng vào khách hàng - Nguyên tắc 2: Sự Lãnh đạo - Nguyên tắc 3: Sự cam kết của mọi ngƣời - Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình - Nguyên tắc 5: Cải tiến - Nguyên tắc 6: Đƣa ra quyết dịnh dựa trên bằng chứng - Nguyên tắc 7: Quản lý mối quan hệ Bảy nguyên tắc quản lý chất lƣợng này đƣợc nêu trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015 (TCVN 9001:2015) nhằm giúp cho Lãnh đạo của Doanh nghiệp/Tổ 75
  8. chức nắm vững phần hồn của ISO 9001:2015 và sử dụng để dẫn dắt Doanh nghiệp/Tổ chức đạt đƣợc những kết quả cao hơn khi áp dụng ISO 9001:2015 cho Doanh nghiệp/Tổ chức của mình. 2.4 Triết lý về quản lý chất lƣợng của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 2.4.1. Hệ thống chất lượng quyết định chất lượng sản phẩm Sản phẩm tạo ra là một quá trình liên kết của tất cả các bộ phận, là quá trình biến đầu vào thành đầu ra đến tay ngƣời tiêu dùng, không chỉ có các thông số kỹ thuật bên sản xuất mà còn là sự hiệu quả của bộ phận khác nhƣ bộ phận hành chính, nhân sự, tài chính. 2.4.2. Làm đúng ngay từ đầu là chất lượng nhất, tiết kiệm nhất. Nhận dạng rủi ro và chú trọng phòng ngừa ngăn chặn sai lỗi ngay từ ban đầu, đảm bảo giảm thiểu sai hỏng không đáng có, tiết kiệm thời gian, nhân lực...Có các hoạt động điều chỉnh trong quá trình hoạt động, đầu ra của quá trình này là đầu vào của quá trình kia. 2.4.3. Làm đúng ngay từ đầu là biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Nhƣ đã nói ở trên, mỗi thành viên có công việc khác nhau tạo thành chuỗi móc xích liên kết với nhau, đầu ra của ngƣời này là đầu vào của ngƣời kia. 2.4.4. Quản trị theo quá trình và ra quyết đinh dựa trên sự kiện, dữ liệu. Kết quả mong muốn sẽ đạt đƣợc một cách có hiệu quả khi các nguồn lực và các họat động có liên quan đƣợc quản lý nhƣ một quá trình. Mọi quyết định có hiệu lực đƣợc dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin. 2.5 Nội dung của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 - Điều khoản 0: Lời giới thiệu. - Điều khoản 1. Phạm vi áp dụng. - Điều khoản 2. Tài liệu viện dẫn - Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa - Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức - Điều khoản 5: Sự lãnh đạo - Điều khoản 6: Hoạch định - Điều khoản 7: Hỗ trợ - Điều khoản 8: Điều hành - Điều khoản 9: Đánh giá kết quả hoạt động - Điều khoản 10: Cải tiến 76
  9. Hình 3.1: Mô hình quản lý chất lượng theo nguyên tắc tiếp cận theo quá trình So với ISO 9001:2008, tiêu chuẩn ISO 9001:2015 ít quy tắc hơn so với bản tiền nhiệm của nó, ISO 9001:2015 tập trung vào kết quả hoạt động của Doanh nghiệp/tổ chức và tập trung vào kết hợp phƣơng pháp tiếp cận quá trình với tƣ duy dựa trên rủi ro, và sử dụng các chu trình Plan-Do-Check-Act ở tất cả các cấp trong Tổ chức/Doanh nghiệp. Đối với những Doanh nghiệp/Tổ chức đã áp dụng và đã có chứng nhận ISO 9001:2008, khi chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015, Doanh nghiệp/Tổ chức vẫn có thể giữ lại tất cả các quy trình/thủ tục, hƣớng dẫn công việc vốn đã có sẵn theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 (ví dụ nhƣ sổ tay chất lƣợng, thủ tục (quy trình) kiểm soát tài liệu, thủ tục (quy trình) kiểm soát hồ sơ, thủ tục (quy trình) đánh giá nội bộ, thủ tục (quy trình) kiểm soát sản phẩm không phù hợp, thủ tục (quy trình) hành động khắc phục, thủ tục (quy trình) hành động phòng ngừa, ….) nhƣng phải tiến hành phân tích và nhận diện những rủi ro và cơ hội hiện hữu, tiềm 77
  10. ẩn trong tất cả hoạt động từ đó “hoạch định lại” những quy trình thủ tục hiện có và soạn thảo thêm/hoặc bỏ bớt đi những nội dung, quy trình thủ tục không cần thiết. Chính sách chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 không còn chỉ là phù hợp với bản chất của doanh nghiệp nữa mà còn phải phù hợp với “bối cảnh của tổ chức và phải hỗ trợ các định hƣớng chiến lƣợc của tổ chức” điều này đồng nghĩa là chính sách chất lƣợng của mỗi Doanh nghiệp/tổ chức sẽ không còn “na ná giống nhau nữa” vì bối cảnh và chiến lƣợc của mỗi doanh nghiệp chắc chắn là phải khác nhau, từ đó mục tiêu chất lƣợng cũng phải thật sự “bám vào bối cảnh và chiến lƣợc của doanh nghiệp/tổ chức” không còn chung chung và “na ná giống nhau giữa các các doanh nghiệp/tổ chức nữa”. Sự khác biệt lớn và linh hồn của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 nằm ở điều khoản 4.1 “Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức” và 6.1 “Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội”, 2 điều khoản này sẽ giúp cho Tổ chức/Doanh nghiệp thật sự tăng lợi nhuận, tăng trƣởng hơn và tăng khả năng cạnh tranh và có sức đề kháng mạnh để tồn tại và phát triển trong thƣơng trƣờng khốc liệt. Ông Trƣơng Thành Nhân – Giám Đốc Công ty tƣ vấn ISO 9001:2015 Time Super C (www.i-tsc.vn) đã từng phát biểu nhƣ sau: “Có một thức tế không thể có chối bỏ là với tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trƣớc đây không “thu hút đƣợc sự quan tâm và chú trọng thật sự của Lãnh Đạo cao nhất của Tổ chức/Doanh nghiệp” thì nay với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 chắc chắn Lãnh Đạo cao nhất của Tổ chức/Doanh nghiệp sẽ dành nhiều sự ƣu ái hơn với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 vì đây chính là “bản đồ”, là “bí kiếp” mà tất cả Lãnh Đạo cao nhất của Tổ chức/Doanh nghiệp đang tìm kiếm lâu nay.” Để chứng minh Doanh nghiệp có áp dụng và duy trì việc áp dụng ISO 9001:2015, Doanh nghiệp phải cung cấp cho đánh giá viên của tổ chức chứng nhận ISO 9001:2015 các hồ sơ, các thông tin theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2015. (vui lòng tìm đọc bài viết "ISO 9001:2015 - các thông tin dạng văn bản, tài liệu, hồ sơ cần thiết" để biết thêm chi tiết). Tóm lại: Hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 không thể bảo đảm rằng các quá trình và sản phẩm không có lỗi, nhƣng chắc chắn rằng hệ thống này tạo nên sức mạnh cạnh tranh của tổ chức, giúp Tổ chức/Doanh nghiệp tồn tại và phát triển hơn đồng thời chứng minh sự tin cậy của Tổ chức/Doanh nghiệp, nhờ vào: - Luôn hiểu rõ bản thân Tổ chức/Doanh nghiệp, hiểu rõ các cơ hội, rủi ro bên ngoài và bên trong doanh nghiệp từ đó định đƣợc chiến lƣợc kinh doanh, chiến lƣợc phát triển phù hợp với tổ chức và bối cảnh của Tổ chức/Doanh nghiệp. 78
  11. - Có đƣợc chính sách và mục tiêu chất lƣợng rõ ràng, có sự quan tâm của Lãnh đạo cao nhất thông qua việc xem xét định kỳ về toàn bộ hệ thống. - Xây dựng đƣợc cơ cấu tổ chức và phân bổ nguồn lực hợp lý để thực hiện từng công việc tăng khả năng đạt yêu cầu mong muốn. - Các quy trình làm việc rõ ràng và nhất quán, đảm bảo mỗi công việc sẽ đƣợc thực hiện thích hợp và khoa học. - Một hệ thống mà ở đó luôn có sự phản hồi, cải tiến để các sai lỗi, sai sót ở tất cả các bộ phận ngày càng ít đi và hạn chế không lặp lại sai lỗi, sai sót với nguyên nhân cũ đã từng xảy ra. - Một cơ chế để có thể định kỳ đánh giá toàn diện nhằm liên tục cải tiến toàn bộ hệ thống. - Xây dựng đƣợc một quá trình bảo đảm mọi yêu cầu của khách hàng đều chắc chắn đạt đƣợc trƣớc khi chấp nhận yêu cầu của khách hàng. 3. Các bƣớc triển khai và áp dụng ISO 9001:2015 Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001:2015 cũng tƣơng tự nhƣ tiến hành một dự án. Đây là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực của toàn thể các thành viên trong tổ chức mà trƣớc hết là sự quan tâm và cam kết của lãnh đạo. Quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo ISO 9001:2015 có thể phân thành một số bƣớc cơ bản sau: 3.1 Bƣớc 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 9001 Doanh nghiệp cần xác định xem có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 vào hệ thống chất lƣợng và quá trình phát triển của công ty nhƣ thế nào. Doanh nghiệp tìm hiểu các nhu cầu của tiêu chuẩn sau đó đối chiếu với thực tế của doanh nghiệp mình. Hình 3.2: Các điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 9001 79
  12. 3.2 Bƣớc 2: Đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp so với tiêu chuẩn Lãnh đạo của công ty cần có sự cam kết theo đuổi lâu dài mục tiêu chất lƣợng và quyết định phạm vi áp dụng ISO 9001 trên cơ sở phân tích tình hình quản lý hiện tại và định hƣớng hoạt động của tổ chức trong tƣơng lai cũng nhƣ xu thế phát triển chung thị trƣờng. Sau đánh giá thực trạng, doanh nghiệp có thể xác định những gì cần thay đổi và bổ sung để hệ thống chất lƣợng của doanh nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn 3.3 Bƣớc 3: Thiết lập hệ thống tổ chức chỉ đạo cho việc áp dụng ISO 9001 Việc áp dụng ISO 9001 xem nhƣ là một dự án lớn, vì vậy các Doanh nghiệp cần tổ chức thành dự án sao cho hiệu quả. Nói chung, nên có một ban chỉ đạo ISO 9001 hoặc nhân sự phụ trách có kiến thức về ISO tại doanh nghiệp. Việc có nhân sự nhƣ vậy sẽ giúp quá trình xây dựng hệ thống, áp dụng ISO trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn. 3.4 Bƣớc 4: Thiết lập quy trình và xây dựng văn bản hệ thống chất lƣợng theo ISO 9001 Đây là một trong những bƣớc quan trọng và tốn nhiều thời gian nhất trong quá trình áp dụng ISO. Tiêu chuẩn ISO 9001 đòi hỏi phải có hệ thống các tài liệu bắt buộc. Việc viết các tài liệu này sẽ tốn nhiều thời gian và công sức. Từ những nội dung đánh giá thực trạng trƣớc đó, Doanh nghiệp cần hệ thống hóa lại quy trình, các yếu tố cần quản lý trong doanh nghiệp. Đồng thời, Doanh nghiệp xây dựng các văn bản cụ thể hóa các công việc cần quản lý. 3.5 Bƣớc 5: Triển khai áp dụng trên thực tế hệ thống chất lƣợng theo ISO 9001 Doanh nghiệp cần áp dụng hệ thống chất lƣợng đã thiết lập để chứng minh hiệu lực và hiệu quả của hệ thống. Trong bƣớc này cần thực hiện các hoạt động sau: - Phổ biến cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên trong công ty nhận thức về ISO 9001. - Hƣớng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện theo quy trình, thủ tục đã đƣợc viết ra. - Phân rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào và thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ , và thủ tục đƣợc mô tả. - Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để đánh giá sự phù hợp của hệ thống và đề ra các hành động khắc phục đối với sự không phù hợp. 3.6 Bƣớc 6: Đánh giá nội bộ 80
  13. Tổ chức cử ngƣời làm đại diện, có hiểu biết nhất định về ISO. Sau tất cả các bƣớc thực hiện, ISO 9001 yêu cầu tổ chức phải đánh giá nội bộ định kỳ để biết chất lƣợng công việc sau khi áp dụng HTQLCL ISO 9001. Đây là việc làm cần thiết và quan trọng trƣớc khi đƣợc đánh giá chứng nhận ISO 9001. Đánh giá nội bộ nhằm xác định xem hệ thống chất lƣợng của công ty đã phù hợp với tiêu chuẩn chƣa và có đƣợc thực hiện một cách hiệu quả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để khắc phục. Việc đánh giá trƣớc chứng nhận có thể do chính công ty thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài thực hiện 3.7 Bƣớc 7: Khắc phục các điểm không phù hợp Dựa vào kết quả đánh giá chất lƣợng nội bộ, nếu xét thấy còn những điểm chƣa phù hợp với các yêu cầu của ISO 9001 thì tổ chức sẽ tiến hành hiệu chỉnh, cải tiến hệ thống văn bản hoặc cải tiến các hoạt động trong quá trình thực hiện hệ thống. 3.8. Bƣớc 8: Chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận. Hình 3.3 Các bước chuẩn bị chứng nhận và chứng nhận Đánh giá trƣớc chứng nhận nhằm xác định xem hệ thống chất lƣợng của công ty đã phù hợp với tiêu chuẩn chƣa và có đƣợc thực hiện một cách hiệu quả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để khắc phục. Việc đánh giá trƣớc chứng nhận có thể do chính công ty thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài thực hiện. Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Tổ chức chứng nhận hay đánh giá của bên thứ ba là tổ chức đã công nhận cho việc thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp 81
  14. với tiêu chuẩn ISO 9001. Về nguyên tắc, mọi chứng chỉ ISO 9001 đều có giá trị nhƣ nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp. Công ty có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức nào để đánh giá và cấp chứng chỉ. 3.9 Bƣớc 9: Tiến hành đánh giá chứng nhận Tổ chức chứng nhận đã đƣợc công ty lựa chọn tiến hành đánh giá chứng nhận chính thức hệ thống chất lƣợng của công ty. 3.10 Bƣớc 10: Duy trì hệ thống chất lƣợng sau khi chứng nhận Ở giai đoạn này cần tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện qua đánh giá chứng nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của tiêu chuẩn để duy trì và không ngừng cải tiến hệ thống chất lƣợng của công ty. Trên đây là một số các bƣớc công việc cơ bản cần phải tiến hành để tiến tới chứng nhận ISO 9001. Thời gian và khối lƣợng công việc phải làm phụ thuộc rất nhiều vào thực trạng và phạm vi áp dụng của ISO 9001 tại doanh nghiệp. Bên cạnh kế hoạch tổng thể, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch chi tiết cho các bƣớc cụ thể, trong đó có việc phân công bộ phận hay con ngƣời chịu trách nhiệm chính và thời gian biểu chi tiết cho các bƣớc cụ thể, trong đó phân công bộ phận hay con ngƣời chịu trách nhiệm chính và thời gian biểu chi tiết. 4. Một số tiêu chuẩn chất lƣợng tại Việt Nam và Quốc tế 4.1 Tiêu chuẩn VietGAP Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng nhƣ nâng cao ý thức ngƣời sản xuất, rất nhiều các tiêu chuẩn trong nuôi trồng, sản xuất và chế biến thực phẩm đã đƣợc đặt ra. Trong đó có tiêu chuẩn VietGAP. 4.1.1 Khái niệm về tiêu chuẩn VietGAP VietGAP là viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Tiêu chuẩn này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi. VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hƣớng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trƣờng và truy nguyên nguồn gốc sản xuất. 4.1.2 Tiêu chuẩn VietGAP dựa trên 4 tiêu chí - Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: quy định cụ thể về kỹ thuật sản xuất từ khâu chọn đất, giống, phân bón cho đến thu hoạch theo đúng quy định cụ thể cho từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. 82
  15. - An toàn thực phẩm: Gồm các biện pháp đƣợc dùng để đảm bảo thực phẩm không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch, tuyệt đối an toàn khi đến tay ngƣời tiêu dùng. - Môi trƣờng làm việc: đất canh tác tốt, đầy đủ nguồn nƣớc đảm bảo đúng tiêu chuẩn nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân. Hình 3.4 Quy trình sản xuất và phân phối - Truy tìm nguồn gốc sản phẩm: Tiêu chuẩn này cho phép ngƣời tiêu dùng dễ dàng xác định đƣợc sản phẩm qua quá trình từ nguồn giống đến khi thành phẩm và đƣa ra thị trƣờng. Đồng thời qua truy xuất nguồn gốc, ngƣời dùng sẽ biết đầy đủ thông tin chính xác về doanh nghiệp sản xuất. Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP là các sản phẩm chất lƣợng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng các hóa chất và các chất độc hại với cơ thể con ngƣời cũng nhƣ môi trƣờng. Các sản phẩm đƣợc sản xuất và thu hoạch đúng quy trình, có nguồn thông tin truy xuất rõ ràng. 4.1.3 Tiêu chuẩn VietGAP gồm - Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất - Giống và gốc ghép - Quản lý đất và giá thể - Phân bón và chất phụ gia 83
  16. - Nƣớc tƣới cho cây trồng - Hóa chất (gồm phân vô cơ và thuốc BVTV) - Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch - Quản lý và xử lý chất thải - An toàn lao động - Ghi chép, lƣu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm - Kiểm tra nội bộ - Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 4.1.4 Các điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn VietGAP 4.1.4.1 Đất canh tác và giá thể - Tìm vùng đất canh tác có vị trí cao, thoát nƣớc dễ dàng để thích hợp với sự sinh trƣởng và phát triển của rau quả. - Không bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố gây ô nhiễm sản phẩm nhƣ: khói bụi, chất thải, hóa chất độc hại từ hoạt động hàng ngày của con ngƣời và khu công nghiệp. - Địa điểm canh tác phải cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất là 2km, đồng thời cách ly ít nhất là 200m đối với chất thải sinh hoạt thành phố. - Đảm bảo đất không bị tồn dƣ hóa chất độc hại, hàm lƣợng các kim loại nặng trong đất, giá thể không vƣợt quá quy định. - Nếu vùng đất nuôi trồng có chứa kim loại nặng vƣợt giá trị cho phép, thì phải có những biện pháp canh tác và nuôi trồng hợp lý. 4.1.4.2 Nước tưới - Sử dụng nguồn nƣớc tƣới từ sông sạch hoặc ao hồ không bị ô nhiễm, hoặc đã đƣợc xử lý cẩn thận và phải đảm bảo an toàn vệ sinh. - Sử dụng nƣớc giếng khoan để tƣới đối với rau xà lách và các loại rau gia vị. - Phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật phải đƣợc pha bằng nƣớc sạch để tƣới. 4.1.4.3 Con giống - Phải biết rõ nguồn gốc nơi sản xuất giống, nếu giống nhập khẩu phải qua kiểm dịch kỹ lƣỡng trƣớc khi đem trồng. - Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không mang nguồn sâu bệnh. - Hạt giống trƣớc khi gieo cần đƣợc xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâu bệnh, bảo đảm cho cây sinh trƣởng và phát triển tốt. 84
  17. 4.1.4.4 Phân bón - Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau khác nhau, trƣớc khi thu hoạch từ 15 ngày cần kết thúc bón phân. - Không đƣợc dùng phân chuồng tƣơi hoặc pha loãng phân chuồng tƣơi để tƣới rau, nên tăng cƣờng sử dụng phân hữu cơ để bón cho rau. - Chỉ đƣợc phép sử dụng các loại phân bón có tên trong danh mục phân bón đƣợc phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và đang có hiệu lực hiện hành. 4.1.4.5 Phòng trừ sâu bệnh - Không sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật cho rau. Chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch. - Ƣu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học, các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phòng bệnh thay cho việc sử dụng các loại thuốc hóa chất. Nhằm đảm bảo vệ an toàn cho cây trồng, môi trƣờng đất, nƣớc và không khí xung quanh. - Kết thúc phun thuốc trƣớc khi thu hoạch ít nhất từ 5 – 10 ngày, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi ngƣời tiêu dùng chọn mua để sử dụng. - Kiểm tra đồng ruộng thƣờng xuyên để kịp thời phát hiện và có biện pháp quản lý, khắc phục thích hợp đối với các loại sâu, bệnh. 4.1.4.6 Sử dụng một số biện pháp khác - Ngoài việc nuôi trồng trực tiếp ngoài trời, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng nhà lƣới, nhà kính để che chắn. Bởi nuôi trồng bằng cách này sẽ có tác dụng hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, sƣơng giá, nắng hạn và rút ngắn thời gian sinh trƣởng của rau. - Có thể sử dụng màng nilon để phủ đất hạn chế đƣợc tình trạng sâu bệnh, cỏ dại, tiết kiệm nƣớc tƣới và hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 4.1.4.7 Thu hoạch Thu hoạch rau quả theo đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng, sau đó loại bỏ lá già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng. 4.1.4.8 Sơ chế và kiểm tra Sau khi thu hoạch rau sẽ đƣợc chuyển vào phòng sơ chế, đƣợc phân loại, làm sạch bằng nƣớc sạch, để ráo sau đó dùng túi sạch để lƣu trữ. Trên bao bì ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho ngƣời tiêu dùng. 85
  18. 4.1.4.9 Vận chuyển Sau khi đóng gói, rau sẽ đƣợc niêm phong và vận chuyển đến cửa hàng, siêu thị hoặc đƣa trực tiếp cho ngƣời sử dụng trong vòng 2h để đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn. 4.1.4.10 Bảo quản và sử dụng Rau quả nên đƣợc bảo quản ở nhiệt độ 20oC và thời gian lƣu trữ không quá 2 ngày, rau an toàn có thể sử dụng ngay không cần phải ngâm nƣớc muối hay các chất làm sạch khác. 4.1.5 Tiêu chuẩn VietGAP mang đến những lợi ích gì? Đối với tình hình thị trƣờng sản xuất và cung cấp các loại thực phẩm và nông sản chƣa đảm bảo yêu cầu nhƣ hiện nay, thì áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP là điều cần thiết. Bởi điều này tạo ra khối lƣợng sản phẩm lớn, chất lƣợng cao hơn, giúp ngƣời sản xuất có ý thức hơn trong việc cung cấp các sản phẩm tốt và có lợi ích cho ngƣời tiêu dùng. Sản phẩm đƣợc công nhận theo tiêu chuẩn VietGAP đƣợc đánh giá cao về chất lƣợng và độ an toàn, có thể dễ dàng lƣu thông trên thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ một số nƣớc nhập khẩu. Điều này làm tăng sự tin tƣởng của khách hàng đối với thực phẩm của doanh nghiệp sản xuất, đồng thời giúp ngƣời tiêu dùng đƣợc bảo vệ an toàn hơn về sức khỏe. 4.1.5.1 Lợi ích đối với xã hội - Khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam. - Tăng kim ngạch xuất khẩu do vƣợt qua đƣợc các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nƣớc nhập khẩu. - Làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt đƣợc chi phí y tế, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng. - Giúp tăng cƣờng cho ngành chăn nuôi, trồng trọt bền vững; giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trƣờng và đảm bảo lợi ích cho toàn xã hội. - Tạo ra sự liên kết chặt chẽ mang lại lợi ích cao giữa nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp sản xuất và nhà quản lý. 4.1.5.2 Lợi ích đối với nhà sản xuất - Phản ứng kịp thời với các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình sản xuất của tất cả các giai đoạn. - Tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao, ổn định, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe ngƣời dùng. 86
  19. - Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thƣơng hiệu của nhà sản xuất, chế biến và phân phối, tạo thị trƣờng tiêu thụ ổn định. - Bảo đảm chất lƣợng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ đƣợc uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. 4.1.5.3 Lợi ích đối với người tiêu dùng - Đƣợc sử dụng những sản phẩm có chất lƣợng an toàn vệ sinh thực phẩm. - Dễ dàng nhận biết đƣợc sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trƣờng khi thấy có dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP. Tiêu chuẩn VietGAP mang đến ý nghĩa thiết thực giúp ích cho toàn xã hội, vì vậy tiêu chuẩn này đƣợc áp dụng ngày càng nhiều trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Giúp doanh nghiệp thuận lợi trong gieo trồng, sản xuất và cung cấp sản phẩm; ngƣời tiêu dùng thì mua đƣợc những loại rau của quả đảm bảo chất lƣợng tốt và an toàn cho sức khỏe khi sử dụng 4.2 Tiêu chuẩn ISO 22000 Chứng nhận ISO 22000:2018 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành. Tiêu chuẩn ISO 22000: 2018 (gọi tắt là ISO 22000) quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Đảm bảo an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng thực phẩm từ khâu sản xuất nguyên liệu cho tới khâu tiêu thụ cuối cùng. Đồng thời, ISO 22000:2018 cũng tích hợp với nguyên tắc phòng ngừa mối nguy an toàn thực phẩm là HACCP. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000 hiện đang đƣợc áp dụng rông rãi trên 150 nƣớc, trong đó có Việt Nam. Bao gồm tất cả các quy trình trong chuỗi thực phẩm có ảnh hƣởng đến sự an toàn của sản phẩm. Tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện; cũng nhƣ kết hợp các yếu tố của sản xuất. ISO 22000: 2018 tạo ra một tiêu chuẩn an toàn thực phẩm duy nhất hài hòa các tiêu chuẩn quốc gia khác nhau thành một bộ yêu cầu dễ hiểu, dễ áp dụng đƣợc công nhận trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đƣợc quốc tế công nhận này có thể đƣợc sử dụng bởi tất cả các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm từ nông nghiệp đến dịch vụ thực phẩm, chế biến, vận chuyển và lƣu trữ thông qua đóng gói đến bán lẻ. 4.2.1 Đối tượng áp dụng hệ thống quản lý ISO 22000:2018 Bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đều có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Đây là tiêu chuẩn mang tính chất 87
  20. tự nguyện và chỉ tập trung vào việc quản lý, kiểm soát vấn đề an toàn thực phẩm trong tổ chức, doanh nghiệp. Đối tƣợng nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 rất đa dạng. Có thể là bất kỳ tổ chức nào liên quan trực tiếp gián tiếp trong một chuỗi thực phẩm bao gồm: - Những đơn vị chế biến thức ăn chăn nuôi, thịt, cá; đơn vị sản xuất thức uống, ngũ cốc, bánh mì, thực phẩm đóng hộp hoặc đông lạnh. - Những trang trại ,nông trại sữa và những ngƣ trƣờng. - Những dịch vụ hỗ trợ cho ngành thực phẩm bao gồm: Lƣu trữ và phân phối thực phẩm, cung cấp những máy móc, thiết bị chế biến thực phẩm; nguyên vật liệu, các chất phụ gia, dịch vụ đóng gói, dịch vụ dọn dẹp và vệ sinh. - Những đơn vị cung cấp dịch vụ thực phẩm nhƣ: Nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, hệ thống cung cấp thức ăn nhanh; những hệ thống bán thực phẩm lƣu động. Nói chung – Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 đƣợc áp dụng cho tất cả các cơ sở kinh doanh, sản xuất, cung cấp thực phẩm. ISO 22000:2005 còn đƣợc sử dụng cho các tổ chức có nhu cầu muốn cải thiện về các tiêu chí an toàn thực phẩm. 4.2.2 Lợi ích khi chứng nhận hệ thống quản lý ISO 22000:2018 Sau khi chứng nhận hệ thống quản lý ISO 22000:2018 bạn sẽ hoàn thiện dây chuyền sản xuất và hệ thống quản lý thực phẩm. Tăng tính cạnh tranh trên thị trƣờng nhất là trong ngành thực phẩm đòi hỏi cao về tính an toàn. Kết hợp và thống nhất các yêu cầu của tiêu chuẩn hệ thống chất lƣợng / môi trƣờng / an toàn thực phẩm một cách hiệu quả. Tạo uy tín cho thƣơng hiệu và tăng lòng tin của khách hàng về sự an toàn của thực phẩm nhất là trong bối cảnh thực phẩm bẩn xuất hiện nhiều nhƣ hiện nay. Giúp giảm thiểu kiện tụng liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Cải thiện, phòng ngừa tai nạn và các tình huống khẩn cấp trong vấn đề an toàn thực phẩm. Nâng cao trách nhiệm của các nhân viên. Nâng cao hình ảnh của công ty và cải thiện độ tin cậy (cải thiện sự hài lòng của khách hàng). 4.2.3 Lợi ích đối với quốc tế và thị trường - Chủ động ứng phó với các rào cản thƣơng mại quốc tế - Là điều cần thiết cho hội nhập của các chƣơng trình khác nhau (HACCP, BRC, EUREPGAP, GMP) - Giảm thiểu chi phí thông qua việc tích hợp chứng nhận ISO 22000:2018 - Đảm bảo khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc ngành công nghiệp thực phẩm. - Tuân thủ luật có liên quan đến thực phẩm 88
nguon tai.lieu . vn