Xem mẫu

  1. 1
  2. 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế thế giới nói chung và các quốc gia nói riêng ngày càng nhận thấy ảnh hưởng to lớn của các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, với các hoạt động lớn mạnh của các ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư hay các hoạt động đa dạng của các tổ chức tiết kiệm tiền gửi như hiệp hội tiết kiệm và cho vay, quỹ tín dụng, quỹ hưu trí... khiến một lượng vốn khổng lồ được huy động và tiếp dẫn lại cho nền kinh tế đã tạo ra những thay đổi vượt bậc trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở các nước. Các tổ chức này với nhiều loại hình đa dạng, đã và đang thỏa mãn mọi yêu cầu liên quan đến tài chính của các cá nhân, tổ chức. Sự phát triển bền bỉ và ngày càng lớn mạnh này khiến cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về các tổ chức tài chính phi ngân hàng luôn được đặt ra như một nhu cầu cần thiết đối với các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị tổ chức tài chính và các nhà hoạch định chính sách. Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng là một học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành trong chương trình đào tạo Cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng. Học phần này cũng là tiền đề để người học tiếp tục phát triển trong nghiên cứu tại chương trình đào tạo Sau Đại học chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng của trường Đại học Thương mại. Học phần này trang bị cho người học các kỹ năng phân tích và ra quyết định về lựa chọn và tổ chức huy động vốn, ra quyết định xây dựng danh mục đầu tư, tổ chức đo lường và đánh giá kết quả hoạt động; lập kế hoạch R&D nhận dạng, đo lường, thiết kế các mô hình, đưa ra các giải pháp kiểm soát rủi ro và tài trợ tổn thất trong kinh doanh các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Chính vì vậy, kết cấu của giáo trình gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan về quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng; Chương 2: Quản trị huy động vốn; 3
  4. Chương 3: Quản trị sử dụng vốn; Chương 4: Đánh giá kết quả tài chính; Chương 5: Quản trị rủi ro. Giáo trình Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng là một tài liệu cần thiết phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng. Đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu và bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này. Giáo trình được tổ chức nghiên cứu biên soạn bởi chủ biên: PGS. TS. Lê Thị Kim Nhung, TS. Nguyễn Thị Minh Thảo và TS. Phạm Tuấn Anh. Tham gia biên soạn giáo trình gồm các tác giả: * Chương 1: TS. Nguyễn Thị Minh Thảo, ThS. Trịnh Công Sơn; * Chương 2: ThS. Đàm Thị Thanh Huyền, ThS. Ngô Thị Ngọc; * Chương 3: ThS. Nguyễn Việt Bình, ThS. Đặng Thu Trang tham; * Chương 4: ThS. Nguyễn Thị Liên Hương, ThS. Ngô Thùy Dung; * Chương 5: TS. Phạm Tuấn Anh, TS. Đỗ Phương Thảo. Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã tham khảo một số tài liệu trong nước và nước ngoài, các văn bản pháp quy của Nhà nước, tiếp thu ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học nghiệm thu giáo trình, gồm: GS. TS. Đinh Văn Sơn, PGS. TS. Hà Minh Sơn, PGS. TS. Nguyễn Thu Thủy, TS. Cao Thị Ý Nhi, TS. Trần Việt Thảo. Tập thể tác giả đã kế thừa có chọn lọc các tài liệu tham khảo nhằm đảm bảo tính cập nhật và phù hợp với điều kiện phát triển chung của nền kinh tế. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tác giả của các tài liệu tham khảo mà chúng tôi đã sử dụng trong giáo trình này, cảm ơn sự góp ý của các nhà khoa học đã giúp chúng tôi hoàn thiện chất lượng của cuốn giáo trình này. 4
  5. Mặc dù tập thể tác giả đã hết sức cố gắng, nhưng do hạn chế về điều kiện nghiên cứu và kinh nghiệm biên soạn nên giáo trình không tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế nhất định. Tập thể tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các độc giả, các nhà nghiên cứu để giúp chúng tôi tiếp tục hoàn thiện chất lượng của giáo trình cho lần tái bản sau. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn! TẬP THỂ TÁC GIẢ 5
  6. 6
  7. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG 15 1.1. Khái quát về các tổ chức tài chính phi ngân hàng 15 1.1.1. Khái niệm và vai trò 15 1.1.2. Các loại hình tổ chức tài chính phi ngân hàng 20 1.1.3. Quy mô, cấu trúc ngành và xu hướng phát triển 25 1.2. Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng 56 1.2.1. Khái niệm 56 1.2.2. Nội dung quản trị 57 1.3. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng 60 1.3.1. Các yếu tố chính trị: 61 1.3.2. Các yếu tố kinh tế 63 1.3.3. Các yếu tố xã hội 65 1.3.4. Các yếu tố kỹ thuật - công nghệ 66 1.3.5. Các yếu tố pháp lý 67 1.3.6. Các yếu tố môi trường tự nhiên 68 1.4. Rủi ro tại các tổ chức tài chính phi ngân hàng 69 1.4.1. Rủi ro lãi suất 71 1.4.2. Rủi ro tín dụng 73 1.4.3. Rủi ro thanh khoản 74 1.4.4. Các rủi ro khác 75 Câu hỏi ôn tập 81 Danh mục tài liệu tham khảo 82 7
  8. CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ HUY ĐỘNG VỐN 83 2.1. Các hình thức huy động vốn 83 2.1.1. Huy động vốn tiền gửi 84 2.1.2. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá 87 2.1.3. Huy động vốn bằng các hoạt động kinh doanh chuyên biệt 93 2.1.4. Vay từ các tổ chức tài chính 98 2.2. Nội dung quản trị huy động vốn 99 2.2.1. Vai trò của hoạt động huy động vốn 99 2.2.2. Mô hình quản lý huy động vốn 103 2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn vốn huy động 105 2.2.4. Kỳ hạn bình quân của tổng nguồn vốn 111 2.2.5. Quản trị vốn chủ sở hữu 115 Câu hỏi ôn tập và bài tập  123  Tài liệu tham khảo  126  CHƯƠNG 3: QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN 127 3.1. Quản trị hoạt động cho vay 127 3.1.1. Các sản phẩm cho vay 127 3.1.2. Quản trị danh mục cho vay 145 3.2. Quản trị hoạt động đầu tư 155 3.2.1. Các công cụ đầu tư 157 3.2.2. Quản trị danh mục đầu tư 169 Câu hỏi ôn tập và bài tập 175 Danh mục tài liệu tham khảo 177 8
  9. CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 179 4.1. Đánh giá theo khả năng sinh lợi 179 4.1.1. Các báo cáo tài chính 180 4.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi 191 4.1.3. Tác động của quy mô đến kết quả tài chính 200 4.2. Đánh giá theo quan điểm tối đa hóa giá trị thị trường 202 4.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng giá trị thị trường của các tổ chức tiết kiệm 204 4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng giá trị thị trường của các công ty bảo hiểm 206 4.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng giá trị thị trường của quỹ hưu trí 208 4.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng giá trị thị trường của công ty chứng khoán 212 Câu hỏi ôn tập và bài tập 214 Danh mục tài liệu tham khảo 216 CHƯƠNG 5: QUẢN TRỊ RỦI RO 217 5.1. Quản trị rủi ro lãi suất 217 5.1.1. Nhận dạng và đo lường rủi ro lãi suất 217 5.1.2. Nguyên tắc quản trị rủi ro lãi suất 238 5.1.3. Hoạt động quản trị rủi ro lãi suất 240 5.1.4. Các kỹ thuật quản trị rủi ro lãi suất 244 5.1.5. Giám sát quản trị rủi ro lãi suất 261 5.2. Quản trị rủi ro tín dụng 265 5.2.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng 265 5.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng 269 5.2.3. Mục tiêu và các lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng cần quan tâm 276 5.2.4. Các mô hình quản trị RRTD 279 5.2.5. Quy trình quản trị RRTD 280 9
  10. 5.2.6. Các kỹ thuật thường sử dụng trong quản trị RRTD 283 5.2.7. Một số chiến lược quản trị RRTD 284 5.2.8. Mua, bán nợ 286 5.2.9. Chứng khoán hóa khoản vay 290 5.3. Quản trị rủi ro thanh khoản 302 5.3.1. Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro thanh khoản 304 5.3.2. Nhận dạng rủi ro thanh khoản đối với một số loại hình NBFI 306 5.3.3. Quản lý tài sản thanh khoản 310 5.3.4. Cấu trúc nguồn vốn 312 5.3.5. Hệ số an toàn vốn 313 5.3.6. Bảo hiểm tiền gửi 313 5.3.7. Các giải pháp khác 317 Câu hỏi ôn tập và bài tập 318 Danh mục tài liệu tham khảo 323 10
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các chỉ số cơ bản của các tổ chức tiết kiệm và cho vay giai đoạn 1989 - 2006 30 Bảng 1.2. Giao dịch M&A nổi bật trong ngành tài chính tại Hoa Kỳ 50 Bảng 1.3. Các loại rủi ro mà các tổ chức tài chính phi ngân hàng thường gặp phải 70 Bảng 1.4. Thống kê danh mục đầu tư và danh mục kinh doanh của một tổ chức tiền gửi 75 Bảng 2.1: Tỉ lệ đóng góp giữa người lao động vào người sử dụng lao động năm 2018 95 Bảng 2.2: Tóm tắt các hình thức huy động vốn cơ bản của các tổ chức tài chính phi ngân hàng 99 Bảng 2.3. Bảng cân đối tài sản theo thị giá 119 Bảng 2.4. Bảng cân đối tài sản theo thị giá hiện hành 120 Bảng 2.5. Bảng cân đối tài sản sau khi thị giá tín dụng giảm mạnh 121 Bảng 2.6. Bảng cân đối tài sản theo thị giá sau khi lãi suất tăng 122 Bảng 3.1. Các loại hình cho vay thương mại mà NBFI có thể cung cấp 130 Bảng 3.2. Cơ cấu danh mục cho vay của NBFI 147 Bảng 3.3. Tóm lược ưu điểm và nhược điểm của các công cụ đầu tư trên thị trường tiền tệ 162 Bảng 3.4. Tóm lược ưu điểm và nhược điểm của các công cụ đầu tư trên thị trường vốn 166 Bảng 4.1. Kết cấu bảng cân đối kế toán ngân hàng tiết kiệm X năm N 182 Bảng 4.2. Báo cáo thu nhập ngân hàng tiết kiệm X năm N 187 Bảng 4.3: Vai trò của ROE, ROA, EM, PM, AU trong phân tích tài chính 194 Bảng 4.4. Các chỉ số tài chính ngân hàng tiết kiệm tương trợ X năm N 195 11
  12. Bảng 4.5. Chỉ tiêu PM và AU ngân hàng tiết kiệm tương trợ X năm N 197 Bảng 4.6. Các thành tố của PM ngân hàng tiết kiệm tương trợ X năm N 198 Bảng 4.7. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản ngân hàng tiết kiệm tương trợ X năm N 199 Bảng 4.8. Các thành tố của PM ngân hàng tiết kiệm tương trợ X năm N 200 Bảng 5.1. Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s 274 12
  13. DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Bảng biểu về số lượng tổ chức nhận tiền gửi giai đoạn 1993 - 2006 tại Hoa Kỳ 28 Hình 1.2. Lãi suất của Liên hiệp tín dụng so với ngân hàng (giai đoạn 1991 - 2006) tại Hoa Kỳ 32 Hình 1.4. Khái quát quá trình hoạt động cơ bản của tổ chức tài chính phi ngân hàng 58 Hình 1.5. Các lĩnh vực ra quyết định quản trị của một tổ chức tài chính phi ngân hàng 60 Hình 4.1: Phân tích ROE dựa trên thành tố 194 Hình 5.1 Các bước trong quy trình quản trị RRTD liên tục tiếp diễn 280 Sơ đồ 1.1. Mô hình hoạt động của Liên hiệp tín dụng 31 Sơ đồ 1.2. Mô hình hệ thống hưu trí theo OECD 40 Sơ đồ 1.3. Mô hình hệ thống hưu trí theo World Bank 41 Sơ đồ 1.4: Mô hình quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng 57 13
  14. 14
  15. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG Mục tiêu: Sau khi nghiên cứu chương này, người học sẽ bao quát được về những vấn đề chính của các tổ chức tài chính phi ngân hàng, môi trường kinh doanh và các hoạt động quản trị cơ bản mà các tổ chức này thực hiện. Những nội dung được đề cập tại chương này sẽ làm tiền đề để người học tiếp cận nghiên cứu kiến thức ở các chương tiếp theo. 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG 1.1.1. Khái niệm và vai trò 1.1.1.1. Khái niệm Các tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể được hiểu là bộ phận các tổ chức tài chính không thực hiện đầy đủ các chức năng hoạt động cơ bản của một ngân hàng thương mại. Theo Carmichael, Jeffrey & Michael Pomerleano [3], các tổ chức tài chính phi ngân hàng sẽ được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là hoạt động kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Theo Ngô Hướng và Tô Kim Ngọc [2], tổ chức tài chính phi ngân hàng được hiểu là các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không nhận tiền gửi không kỳ hạn và làm dịch vụ thanh toán. Cũng giống như các ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng có chức năng trung gian tài chính (huy động tiền gửi có kỳ hạn để đưa vào đầu tư). Họ cũng cung cấp một số loại dịch vụ ngân hàng như nhận đại lý, môi giới, ủy thác... và mỗi loại hình lại có các biến 15
  16. thể tùy thuộc vào mục tiêu hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Tuy nhiên, do không nhận tiền gửi không kỳ hạn và không thực hiện chức năng trung gian thanh toán như các ngân hàng thương mại, nên các tổ chức tài chính phi ngân hàng không tham gia vào quá trình tạo tiền và không bị chi phối, quản lý của ngân hàng trung ương. Nếu như các ngân hàng thương mại hướng phát triển cho vay vào các lĩnh vực thương mại và sản xuất thì các tổ chức tài chính phi ngân hàng lại đưa vốn vào các lĩnh vực chứng khoán, cho vay tiêu dùng và cho vay thế chấp mua nhà ở. Các ngân hàng thương mại hướng phát triển dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, trong khi đó các tổ chức tài chính phi ngân hàng tăng cường theo đuổi các dịch vụ môi giới, đại lý chứng khoán, các dịch vụ ủy thác và M&A. Những đặc điểm trên cho phép chúng ta phân biệt được ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính phi ngân hàng khi nhìn vào bảng cân đối tài sản. Tuy nhiên, ranh giới giữa hai nhóm này ngày càng bị “xóa nhòa” do xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm dịch vụ hỗn hợp và khuynh hướng lấn sân sang nhau của hai nhóm tổ chức tài chính này. 1.1.1.2. Vai trò a. Chu chuyển các nguồn vốn và linh hoạt thời gian đáo hạn của dòng tiền Trong bối cảnh hội nhập, TCTC phi ngân hàng không chỉ là kênh chuyển tải nguồn lực tài chính từ các chủ thể thừa vốn đến các chủ thể thiếu vốn trong nước mà còn là kênh chuyển tải nguồn lực từ những nhà đầu tư quốc tế đến những người đi vay quốc tế. Bằng cách đa dạng hóa hoạt động đầu tư khiến họ có thể chắn được rủi ro tốt hơn các hộ gia đình khi không có sự ăn khớp về thời gian đáo hạn giữa tài sản Có và Tài sản Nợ. Do đó, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cung cấp các dịch vụ trung gian đáo hạn thanh toán cho phần còn lại của nền kinh tế khi không có sự phù hợp về kỳ hạn, các tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể tạo ra các sản phẩm mới như cho vay dài hạn đối với hộ gia đình trong khi vẫn thực hiện huy động vốn ngắn hạn 16
  17. của họ. Hơn nữa trong khi một số tổ chức tài chính phi ngân hàng phải đối diện với rủi ro lãi suất, những tổ chức tài chính lớn hơn vẫn có thể quản lý rủi ro này thông qua việc tiếp cận tốt hơn các thị trường và các công cụ tự bảo hiểm như các khoản cho vay kinh doanh và chứng khoán hóa, hoán đổi, hợp đồng quyền chọn và các công cụ tự bảo hiểm khác. b. Khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Trong một tiến trình giao dịch vốn, người cần vốn bao giờ cũng nắm rõ thông tin về mức độ rủi ro và tỷ suất sinh lợi của dự án đầu tư mà anh ta đang tiến hành hơn người cấp vốn. Vấn đề này gọi là “thông tin bất cân xứng”. Thông tin bất cân xứng làm nảy sinh lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức khiến người thừa vốn không sẵn lòng cung cấp vốn cho người cần vốn. Tính hợp lý cho sự tồn tại của các tổ chức tài chính phi ngân hàng là khả năng vượt trội của nó trong việc giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng và hai “hệ quả” là sự lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng chuyên môn hóa trong việc đánh giá rủi ro tiềm năng của người đi vay. Chúng có thể tiếp cận các thông tin cá nhân của người vay (như tiền gửi, thu nhập, tài sản, nợ phải trả và tín dụng) và kiểm soát những hoạt động đầu tư của họ. Hay nói cách khác các tổ chức tài chính phi ngân hàng có ưu thế để đưa ra quyết định cung cấp các khoản nợ một cách hợp lý. c. Góp phần làm giảm chi phí giao dịch của xã hội Chi phí giao dịch là chi phí liên quan đến tiền và thời gian để thực hiện giao dịch tài chính. Một trong những yếu tố quan trọng của chi phí giao dịch là chi phí nghiên cứu. Nếu không có các tổ chức tài chính, người vay vốn phải bỏ ra thời gian để tìm kiếm những người cho vay vốn đáp ứng nhu cầu của mình về lãi suất, khả năng nguồn và thời gian cho vay. Ngược lại, đối với những người cho vay vốn để quyết định cho vay vốn cần trải qua 2 công đoạn: (1) Tìm người cần vốn đáng tin cậy và 17
  18. (2) Thiết lập hợp đồng vay vốn chặt chẽ. Thực hiện các hoạt động này đòi hỏi người cho vay vốn phải bỏ ra một lượng chi phí nhất định. Sự ra đời của các tổ chức tài chính phi ngân hàng góp phần làm giảm chi phí giao dịch do chúng có ưu thế về kinh tế quy mô, thông qua việc tập trung các nguồn tiền tệ tiết kiệm có quy mô nhỏ và đa dạng hóa các nghiệp vụ sử dụng vốn. Do lợi thế về kinh tế quy mô, các tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể tiết kiệm được chi phí giao dịch cho khách hàng. Thông thường những người đầu tư nhỏ sẽ phải trả chi phí hoa hồng cho các giao dịch đầu tư chứng khoán cao hơn mức chi phí giao dịch bình quân của các nhà đầu tư mua buôn. Nhưng khi các cá nhân đưa tiết kiệm vào các tổ chức tài chính phi ngân hàng (như quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí) để họ thực hiện hoạt động đầu tư vào thị trường chứng khoán, do tổng lượng đầu tư đủ lớn để trở thành nhà đầu tư mua buôn nên khiến nhóm các hộ gia đình này có thể giảm chi phí giao dịch mua tài sản của họ. Thêm vào đó, mức chênh lệch mua - bán cùng thấp hơn so với các tài sản đã mua và đã bán với số lượng lớn. Những hoạt động này của các tổ chức tài chính được thực hiện bởi một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao. Với lợi thế về kinh tế quy mô, các tổ chức tài chính phi ngân hàng đã gộp tất cả các giao dịch tài chính riêng lẻ của từng cá nhân cho vay nên đã làm giảm đi nhiều chi phí giao dịch của xã hội. Bằng việc giảm đi chi phí giao dịch, các tổ chức tài chính phi ngân hàng mang đến lợi ích cả cho người tiết kiệm (người cho vay) và người đi vay. d. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống Các tổ chức tài chính phi ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng tiền tệ nhàn rỗi của xã hội dịch chuyển từ người thừa sang người thiếu, cải thiện tính hiệu quả kinh tế của quá trình này. Dòng tiền được lưu thông sẽ làm cho chi tiêu vốn gia tăng và nâng cao năng suất lao động. Dưới góc độ của xã hội điều này khiến phúc lợi xã hội và tiêu chuẩn cuộc sống được nâng lên, tức là lợi ích thuần đối với xã hội được nảy sinh từ hoạt động của các tổ chức tài chính. 18
  19. + Đối với người tiết kiệm: Bằng việc phát hành các chứng khoán thứ cấp, các tổ chức tài chính phi ngân hàng tập trung nguồn vốn nhàn rỗi của nhiều người tiết kiệm, biến nó thành đồng vốn sinh lời; khắc phục những khó khăn mà vốn dĩ từng người tiết kiệm gặp phải khi thực hiện đầu tư trực tiếp như: thiếu kinh nghiệm, thông tin, khả năng hạn chế tiếp cận đến thị trường, thiếu những công cụ tài chính có quy mô nhỏ và chi phí giao dịch tốn kém; tạo ra kinh tế quy mô và đa dạng hóa các sản phẩm tài chính từ đó phân tán rủi ro cho những người tiết kiệm. + Đối với người vay vốn: Các tổ chức tài chính phi ngân hàng làm giảm chi phí giao dịch, gắn kết chặt chẽ nhu cầu của người tiết kiệm và người đi vay; chuyển hóa nguồn vốn tiết kiệm ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vay vốn dài hạn của các chủ thể trong nền kinh tế (cá nhân, tổ chức, chính quyền địa phương) đa dạng hóa các sản phẩm tài chính với nhiều loại quy mô và kỳ hạn khác nhau; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, cá nhân/hộ gia đình tiếp cận để vay vốn. e. Kích thích và tập trung các nguồn vốn tiết kiệm trong dân chúng Với mạng lưới rộng lớn và sự linh hoạt trong hoạt động, các tổ chức tài chính phi ngân hàng đã tập trung được những nguồn tiết kiệm trong xã hội, nhất là những khoản tiền nhỏ, lẻ để đưa vào thị trường tài chính. Bởi họ nắm bắt được tâm lý của người tiết kiệm đó là sử dụng các khoản tiền tiết kiệm được nhằm mục đích dự phòng và sinh lãi, nên các hoạt động đầu tư có tính thuận tiện và sinh lời sẽ thu hút được người tiết kiệm ủy thác dòng tiền của mình cho các tổ chức này kinh doanh hộ. Đặc biệt, khi cần hút vốn, các tổ chức này thường nâng mức lãi suất cao hơn, gây hấp dẫn với người tiết kiệm chấp nhận giảm chi tiêu để gia tăng dự trữ và chuyển khoản tiết kiệm đó tới các tổ chức này. g. Thúc đẩy đầu tư, cạnh tranh và sáng tạo trong lĩnh vực tài chính Sự tham gia tích cực của các tổ chức tài chính phi ngân hàng đã khiến cho thị trường tài chính trở nên sôi động, không chỉ là “sân chơi” 19
  20. duy nhất của các ngân hàng và các nhà đầu tư cá nhân lớn. Chúng giúp tăng tính cạnh tranh cả ở bên cầu lẫn bên cung vốn, khiến người cung vốn và người cầu vốn có nhiều sự lựa chọn có lợi hơn và phù hợp hơn. Với sự xuất hiện đa dạng các loại hình tổ chức phi ngân hàng khiến ngày càng nhiều các sản phẩm tài chính, đáp ứng yêu cầu của các chủ thể tham gia. Áp lực cạnh tranh trên thị trường gia tăng khiến các tổ chức luôn thực hành mọi biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, chi phí vốn cho người vay hợp lý hơn và tạo ra nhiều khả năng lựa chọn cho khách hàng. Phần lớn các tổ chức tài chính phi ngân hàng hướng đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hoạt động chi tiêu của các cá nhân, hộ gia đình nên chúng nắm trong tay một lượng khách hàng đông đảo và đa dạng, chúng đã góp phần quan trọng trong tăng cường hiệu quả kinh tế xã hội. h. Đáp ứng các nhu cầu trong phòng ngừa rủi ro và đầu tư tài chính Do bất trắc trong đời sống con người có thể bất ngờ xảy ra và gây tổn hại về mặt vật chất và tinh thần, điều đó khiến con người luôn phải tự ý thức được việc phòng ngừa, nhất là phòng ngừa cho các tổn hại tài chính có thể xảy ra. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng là nơi giúp con người có một loạt công cụ phòng vệ khá hữu hiệu thông qua các hợp đồng dịch vụ bảo hiểm (do các công ty bảo hiểm cung ứng), các sản phẩm hưu trí (do các quỹ hưu trí cung cấp). Bên cạnh đó, trong hoạt động đầu tư, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng thực hiện cung cấp các thông tin nếu khách hàng cần hoặc thực hiện theo lệnh (ủy nhiệm) của khách hàng. Với nhiều loại dịch vụ khác nhau nhưng các tổ chức tài chính phi ngân hàng đều quan tâm tới thực thi mục đích bảo vệ tài chính và phân tán rủi ro cho khách hàng. 1.1.2. Các loại hình tổ chức tài chính phi ngân hàng Trong nền kinh tế hiện nay, có nhiều loại tổ chức tài chính phi ngân hàng, nếu xét theo đặc trưng hoạt động cơ bản, người ta có thể chia thành 4 nhóm: (1) các tổ chức nhận tiền gửi, (2) các tổ chức tiết kiệm theo hợp 20
nguon tai.lieu . vn