Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CHÍNH CỦA IPM MH 26-03 Giới thiệu: Chương học nghiên cứu về các biện pháp phòng trừ dịch hại, vai trò và ý nghĩa của mỗi biện pháp, sự kết hợp một cách khoa học, hiệu quả các biện pháp đơn lẻ thành chiến thuật hay chiến lược để quản lý các đối tượng dịch hại trên từng loại cây trồng khác nhau. Mục tiêu: - Kiến thức: + Trình bày được khái niệm dịch hại + Giải thích được ý nghĩa của 1 phải 6 giảm, 3 giảm 3 tăng, 4 đúng, chiến lược và chiến thuật trong quản lý dịch hại, mức gây hại kinh tế và ngưỡng kinh tế. - Kỹ năng: + Nhận biết chính xác các loại dịch hại, thiên địch thu thập số liệu dịch hại, thiên địch ngoài đồng. Lập được kế hoạch phòng trừ dịch hại cây trồng định kỳ, đột xuất. + Xác định và quản lý được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, dịch hại. + Ứng dụng được các biện pháp quản lý sâu bệnh hại trên từng loại cây trồng theo IPM, nâng cao ý thức bảo vệ thiên địch và môi trường. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có ý thức trách nhiệm trong học tập + Có phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo và luôn cập nhật thông tin. 10. Các biện pháp IPM chung 10.1. Biện pháp kiểm dịch và khử trùng 10.1.1 Kiểm dịch Là biện pháp ngăn ngừa sự xâm nhập của các loài sâu, bệnh mới hoặc cỏ dại từ nước ngoài vào trong nước hoặc lây lan giữa các vùng trong nước. Đây là công việc hết sức quan trọng của bất cứ quốc gia nào. Nó được thể hiện bằng các văn bản luật và các điều lệ quy định chặt chẽ. 29
  2. Sự xâm nhập của các loài sâu, bệnh, cỏ dại từ nước ngoài vào thường là đi cùng với sự đi lại, vận chuyển hàng hoá, nông phẩm hoặc trong các bao bì được đưa vào theo các cửa khẩu đường bộ, đường không hoặc đường thuỷ. Khi các loài sâu hại xâm nhập đến những vùng lãnh thổ mới, nếu gặp điều kiện khí hậu thuận lợi chúng thường phát triển rất mạnh mẽ vì không gặp phải sự khống chế của các loài thiên địch nơi bản địa. Các loài cỏ dại mới cũng thường phát triển rất nhanh vì không có các côn trùng gây hại hoặc vi sinh vật gây bệnh khống chế. Sự xâm nhập của ốc bưu vàng (Pomacea canaliculata) vào nước ta trong những năm 1985-1988 đã trở thành Chương học đáng ghi nhớ mãi mãi cho các thế hệ con cháu của chúng ta sau này. Theo quy định của các điều lệ kiểm dịch, tất cả các nguyên liệu thực vật bao gồm nông phẩm, hạt giống, cây giống, khi nhập vào trong nước không được mang theo sâu, bệnh. Những nông phẩm có nguồn gốc từ các vùng có các đối tượng kiểm dịch luôn luôn được kiểm tra rất chặt chẽ và thường không được nhập nội vào trong nước. Các loại cây có khả năng trở thành cỏ dại cũng hoàn toàn bị cấm. Trong danh sách các sinh vật được liệt vào đối tượng kiểm dịch thực vật của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Những sinh vật này chia làm 3 nhóm: Nhóm 1 gồm 43 loài, được quy định cấm nhập vào trong nước những hạt giống cây trồng và các nông sản mang mầm móng các sinh vật này, hoặc được sản xuất trong những vùng có sinh vật đó. Nhóm 2 gồm 11 loài, được quy định trước khi nhập vào những hạt giống và vật liệu cây trồng, hoặc các nông sản bị nhiễm các sinh các nông sản bị nhiễm các sinh vật này đều phải xử lý khử trùng và áp dụng mọi biện pháp kiểm dịch thực vật nhằm ngăn chặn sự lây lan của chúng. Hệ thống kiểm dịch bao gồm các phòng thí nghiệm phân tích và giám định sâu, bệnh, cỏ dại ở Trung Ương và các địa phương : các trạm kiểm dịch đặt tại các cửa khẩu: các đội khử trùng nông phẩm và hạt giống. Ngoài ra còn có các vườn ươm sau kiểm dịch, làm nhiệm vụ theo dõi, phát hiện các đối tượng gây hại tiềm ẩn trong cây giống, hạt giống, như tuyến trùng, siêu vi trùng v.v… Hai vườn ươm sau kiểm dịch ở nước ta hiện nay đặt tại Từ Liêm (Hà Nội) và Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh). 10.1.2 Khử trùng Khử trùng các vật liệu làm giống (như hạt giống, hom giống, củ giống) bị nhiễm sâu, bệnh trước khi đem trồng cũng là một biện pháp để ngăn ngừa sâu, bệnh lan 30
  3. rộng và phá hoại trên đồng rộng, giảm được chi phí phòng trừ trong sản xuất. Việc khử trùng thường được tiến hành với các thuốc diệt nấm, thuốc xông hơi diệt sâu, xử lý nước nóng, hoặc dùng tia phóng xạ v.v … Qua xử lý khử trùng có thể diệt được các bào tử nắm hoặc tuyến trùng trên bề mặt, hoặc một số trường hợp khác, cả ở bên trong hạt giống, ở bên ngoài hạt giống hay nguyên liệu giống thực vật. Khử trùng và xử lý hạt giống còn có tác dụng hạn chế sự phá hoại của các nắm bệnh, côn trùng và tuyến trùng sống trong đất trong thời kỳ đầu khi cây mới mọc. Làm sạch hạt giống bị lẫn hạt cỏ dại cũng là biện pháp để ngăn ngừa tác hại của cỏ dại trên đồng rộng. Tổ chức khử trùng ở nước ta hiện nay được đặt tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh. Với màng lưới hoạt rộng khắp cả nước. 10.2. Biện pháp canh tác Phòng trừ sâu bệnh bằng kỹ thuật canh tác là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại đối với bất cứ cây trồng nào. Các kỹ thuật phòng trừ bằng canh tác nhằm cải thiện điều kiện sinh thái theo hướng có lợi, đồng thời hạn chế được sự phát triển của sâu bệnh. Biện pháp canh tác trong phòng trừ sâu bệnh có nhiều ưu điểm, như hạn chế chi phí, dễ áp dụng trong sản xuất, không gây ảnh hưởng đến môi trường và phát huy được hiệu quả ngay từ đầu, khi sâu bệnh chưa phát triển và gây hại cho cây trồng. Do đó, biện pháp này rất chú ý trong phòng trừ tổng hợp. Nhiều kỹ thuật canh tác cổ truyền có tác dụng cao trong việc hạn chế sâu bệnh, nay đang được đánh giá lại để đưa vào chương trình phòng trừ tổng hợp. Biện pháp canh tác phòng trừ sâu bệnh nhìn chung mang tính phòng ngừa nhiều hơn là diệt trừ. Các kỹ thuật canh tác phòng trừ sâu bệnh bao gồm: làm đất vệ sinh đồng ruộng, chế độ luân canh thời vụ gieo cấy thích hợp, bón phân hợp lý, chăm sóc tưới nước, đốn cành … cho đến khi thu hoạch. 10.2.1 Làm đất và vệ sinh đồng ruộng Đối với cây hàng năm, làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ gieo trồng rất có ý nghĩa để diệt trừ các mầm móng sâu bệnh sống trong đất và trên các tàn dư của cây trồng và cỏ dại. Cày lật đất sớm sau mỗi vụ lúa có thể diệt được nhiều sâu non và nhộng sâu đục thân lúa sống trong rạ và gốc rạ. Làm đất và vệ sinh đồng 31
  4. ruộng còn là biện pháp quan trọng nhằm tiêu diệt được nguồn lưu tồn nhện gié có thể gây hại cho vụ lúa sau. Xử lý tàn dư cây ngô sau vụ thu hoạch cũng diệt được nhiều sâu non và nhộng sâu đục thân ngô sống trong thân cây, hạn chế sâu phá hại ở các trà ngô trồng muộn. Diệt trừ các cây kí chủ của sâu loang hại bông trước vụ gieo trồng có tác dụng hạn chế sự phá hoại của sâu trên ruộng bông … Trên đây là một vài ví dụ về tác dụng của việc làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng, có thể đưa vào áp dụng trong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh đối với cây trồng ở nước ta. Các chuyên gia của Viện Lúa Quốc tế cũng đánh giá cày lật gốc rạ ngay sau vụ thu hoạch và vệ sinh đồng ruộng có tác dụng hạn chế sâu hại và các bệnh virus trên lúa, và coi đây là một kỹ thuật trong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại lúa. Nguyên lý tác động của biện pháp vệ sinh đồng ruộng và xử lý tàn dư cây trồng sau vụ thu hoạch là cắt đứt được vòng chu chuyển của sâu bệnh từ vụ này sang vụ khác và hạn chế nguồn sâu bệnh tích luỹ, lây lan ngay từ đầu vụ gieo trồng. 10.2.2 Luân canh và xen canh * Luân canh Gieo trồng luân canh các loại cây trồng khác nhau trên một cánh đồng hoặc một vùng sản xuất là biện pháp rất có hiệu quả để hạn chế sâu, bệnh và cỏ dại. Luân canh giữa lúa và cây trồng khác là phương thức canh tác có lợi để phòng trừ sâu bệnh. Chế độ luân canh giữa cây lúa nước và cây trồng cạn là một tập quán lâu đời của nông dân các nước châu Á, có tác dụng làm thay đổi điều kiện sinh thái của đất, hạn chế được nhiều loại sâu bệnh sống trong đất. Trồng lạc trên đất vụ trước cấy lúa nước là biện pháp rất hiệu quả để hạn chế các bệnh chết xanh, chết ẻo, thối tia củ, do vi khuẩn gây ra. Đối với bệnh này dùng thuốc hoá học hay các biện pháp khác không thu được hiệu quả. Ở các vụ trồng rau, luôn canh giữa rau họ thập tự với lúa, hoặc với các cây họ khác, là biện pháp rất có tác dụng để hạn chế sâu tơ phá hoại liên tục, ngày càng nặng, trên các ruộng bắp cải trồng liên tiếp. Luân canh giữa khoai tây và lúa nước cũng là biện pháp để hạn chế chết xanh và các bệnh thối củ do các vi khuẩn gây bệnh sống trong đất. 32
  5. Kỹ thuật luân canh đã được áp dụng từ lâu đời như một phương pháp cổ truyền bằng cách trồng thay đổi nhiều loại cây trồng trên cùng một trong nhiều năm dài có kết quả. Nguyên lý của biện pháp này là cắt đứt mối quan hệ chuyên tính giữa các sinh vật gây hại và cây chủ của chúng, hạn chế sự phát triển của các loài gây hại. * Xen canh Trồng xen nhiều loại cây trồng trên cùng một mảnh ruộng cũng là kỹ thuật phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới … Trồng các cây ăn quả, rau và cây lương thực trên cùng một mảnh vườn, là biện pháp rất tốt để tăng tổng thu nhập do sử dụng được tối ưu các điều kiện về đất, nước, chất dinh dưỡng, không gian và các yếu tố khác. Thiệt hại do sâu bệnh gây ra trên vườn trồng xen như trên thường là thấp, và những rủi ro về thất bát mùa màng được trải đều cho các loại cây trồng cùng chung sống. Ngày nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về lợi ích và sự bất lợi của việc trồng xen, nhằm đạt sản lượng cao và hạn chế thiệt hại do sâu bệnh. 10.2.3 Thời vụ gieo trồng Thời vụ gieo trồng thích hợp là thời vụ đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, đạt được năng suất cao, tránh được các rủi ro về thời tiết - khí hậu, như mưa bão, gập lụt, khô hạn hoặc gió rét, sương muối v. v … Xác định thời vụ thích hợp còn phải dựa trên đặc điểm phát sinh và phá hoại của các loài sâu bệnh quan trọng ở địa phương, đảm bảo cho cây trồng tránh khỏi được dịch bệnh làm tổn thất sản lượng. Thời vụ gieo trồng ở mỗi địa phương thường được hình thành dựa trên những kinh nghiệm và tập quán lâu đời và thường là tương đối ổn định. Chỉ khi có những thay đổi chủng loại giống hoặc chuyển đổi mùa vụ thì mới cần xác định lại. Việc thay đổi thời vụ gieo trồng ở địa phương, sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường, cần phải được thử nghiệm qua nhiều vụ mới có thể xác định được. Trên thực tế đồng ruộng, tuy cùng gieo cấy trong cùng thời vụ thích hợp, nhưng các ruộng lúa gieo cấy sớm hơn lúa đại trà ở xung quanh thường bị bọ xít và sâu đục thân phá hoại nặng. Nguyên nhân là do sâu hại tập trung lại trên những ruộng này vào giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây trồng để phá hại. Gieo cấy đồng loạt để rút ngắn thời gian một vụ lúa đã được các chuyên gia của Viện Lúa Quốc tế coi là một kỹ thuật phòng trừ có hiệu quả, vì nó hạn chế sâu hại phát sinh và tích lũy trong nhiều thế hệ. Tuy một quan điểm này gần đây không được một số nhà sinh thái côn trùng chấp nhận, vì nó hạn chế hoạt động của nhiều loài 33
  6. thiên địch trong thời kỳ nghỉ vụ, do đó không khống chế được sâu hại trong thời kỳ đầu vụ sau. 10.2.4 Trồng giống ngắn ngày và làm ruộng bẫy sâu Kỹ thuật trồng giống ngắn ngày để tránh sâu bệnh đã được nông dân nhiều nơi áp dụng rất phổ biến. Ở đồng bằng Bắc Bộ, các giống khoai tây ngắn ngày như Khoai Đa, khoai Thường Tín, trồng sớm có thể hoàn toàn tránh được bệnh mốc sương. Các giống lúa ngắn ngày như CR203, NN75-10 với thời gian sinh trưởng 100-110 ngày, trồng trong vụ mùa sớm có thể tránh được sâu đục thân và sâu cắn gié lúa. Các giống đậu tương ngắn ngày như AK02, Cúc trồng sớm trong vụ xuân hè hạn chế được bệnh gỉ sắt phá hại. Trồng các giống đậu tương ngắn ngày chín sớm đã được nông dân ở miền nam Brazil áp dụng rộng rãi để tránh bọ xít xanh phá hoại cuối vụ, giảm được nhiều lần phun thuốc (A.R. Panizzi, 1985, được trích dẫn bởi Nguyễn Công Thuật, 1996). Kỹ thuật dùng giống đậu tương chín sớm làm ruộng bẫy sâu ở các hàng ven bờ ruộng trồng giống dài ngày cũng được áp dụng ở Brazil. Dùng thuốc trừ bọ xít xanh đúng lúc trên các hàng cây bẫy sâu sẽ tránh được thiệt hại cho các diện tích đậu tương còn lại. Kỹ thuật làm ruộng bẫy sâu cũng đã được thực hiện ở Nghệ An để trừ bọ xít dài hại lúa trong những năm 1987-1988. Trong việc phòng trừ rầy nâu, sử dụng các giống lúa cực ngắn (với thời gian sinh trưởng 80-90 ngày) cũng được coi là 1 biện pháp có hiệu quả, vì rầy nâu không kịp tích luỹ đủ số lượng gây hại nặng trên những giống cực ngắn này. 10.2.5 Mật độ gieo trồng Mỗi loại cây trồng hoặc mỗi giống cây trồng có một mật độ, khoảng cách hợp lý để đạt năng suất cao. Mật độ này cũng phụ thuộc vào đất tốt hay đất xấu. Trồng dày quá hay thưa quá cũng đều ảnh hưởng đến năng suất, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh, cỏ dại. Trồng thưa quá dễ bị cỏ dại lấn át, phải mất nhiều công làm cỏ. Trồng thưa cũng dễ bị mất khoảng khi sâu bệnh phá hại trong giai đoạn cây con chưa định hình. Ngược lại, trồng dày quá đôi khi tạo nên môi trường thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Các ruộng lúa gieo cấy dày thường khép hàng sớm gây ẩm độ cao, tạo điều kiện cho rầy nâu và bệnh khô vằn phát sinh và phá hại mạnh lúc cuối vụ. 34
  7. Đối với một số cây trồng khác như Ngô, Đậu đỗ, Bông v.v … kỹ thuật gieo dày và tỉa thưa lúc định cây, thường được áp dụng để tránh cây con bị mất khoảng do sâu bệnh phá hại khi mới mọc. Tóm lại, trồng dày hay trồng thưa, với mật độ bao nhiêu là hợp lý, phải được cân nhắc, lựa chọn tuỳ theo từng điều kiện cụ thể về đất đai, phân bón, cây trồng, mùa vụ và tình hình sâu bệnh, cỏ dại ở địa phương mà xác định. 10.2.6 Sử dụng phân bón Phân bón ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng và đồng thời thông qua cây trồng có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát sinh và gây hại của nhiều loại sâu bệnh. Phân bón cung cấp dinh dưỡng để cây trồng phát triển tốt và đạt được năng suất cao. Tuy vậy, bón quá nhiều phân, hoặc bón phân không hợp lý sẽ làm cho cây phát triển không bình thường và dễ bị sâu bệnh phá hại. Ruộng lúa bón quá nhiều phân có thể bị lốp và dễ bị các bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá phá hại mạnh. Khoai tây, cà chua bón quá nhiều phân đạm cũng dễ bị các bệnh mốc sương, xoắn lá phá hại v v… Bón phân không cân đối hoặc bón phân không đúng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng cũng gây ra những hiện tượng tương tự. Sử dụng phân bón hợp lý bao gồm các nội dung như bón đủ mức phân cần thiết, bón cân đối các thành phần đạm, lân, kali và bón đúng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng. Mức phân cần thiết là mức phân cần cho cây trồng để đạt được năng suất cao và có hiệu quả kinh tế. Tuy vậy, tuỳ thuộc vào trình độ thâm canh và khả năng đầu tư của nông dân, mức phân bón cũng phải thay đổi cho phù hợp. Mỗi loại cây trồng có yêu cầu khác nhau về tỉ lệ N, P và K. Bón nhiều phân đạm mà không bón lân và kali cũng dễ làm cây bị bệnh. Phân chuồng (trong đó có nhiều yếu tố vi lượng) và các loại phân vi lượng có tác dụng làm tăng tính chống bệnh của cây trồng. Ví dụ, bón các chất vi lượng như Cu, Mo, B, Mn cho khoai tây, cà chua có thể làm tăng tính chống bệnh mốc sương và các bệnh do vius. Mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây trồng có những nhu cầu khác nhau về phân bón. Ruộng lúa ở giai đoạn đẻ nhánh cần nhiều phân đạm, nhưng bón đạm sau lúc lúa trổ dể làm bệnh khô vằn và bạc lá phát triển mạnh. Một số loài sâu bệnh thường phát sinh trên những ruộng thiếu phân bón, như bệnh tiêm lửa trên lúa, sâu ba ba (Taiwania cirumdata) trên rau muống, hoặc bọ nhảy 35
  8. ở rau họ thập tự v.v… Trong những trường hợp này, chỉ cần bón phân đầy đủ là cây có thể vượt qua được. Trên các cây ăn quả như cam quýt, sử dụng các loại phân bón khác nhau và bón đạm với liều lượng khác nhau, đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của bọ phấn (Dialeurodes citri) và rệp sáp đen (Coccidae). Nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh này có thể tìm ra những kỹ thuật bón phân thích hợp để sử dụng trong phòng trừ tổng hợp các sâu hại nói trên. Tóm lại, phân bón là một nhu cầu cần thiết cho cây trồng, không những để làm tăng năng suất, đạt được hiệu quả kinh tế cao, mà sử dụng phân bón hợp lý còn hạn chế được sâu bệnh hại, giảm bớt việc dùng thuốc trên đồng ruộng. Vì vậy, sử dụng phân bón hợp lý là một nội dung không thể thiếu được trong các chương trình phòng trừ tổng hợp cho từng loại cây trồng. 10.2.7 Đốn cành/ tỉa cành Đốn cành là một kỹ thuật canh tác đã được áp dụng từ lâu đời. Một số cây trồng như Dâu, Táo, Chè, Xoài … sau chu kỳ thu hái hàng năm thường được đốn cành để tăng sức sống cho cây trong năm sau. Đối với Chè sau 2 hoặc 3 năm đốn bình thường (hay gọi là đốn đau). Thời gian đốn cành dựa vào thời kỳ sinh trưởng của cây, thường vào lúc cây ngừng sinh trưởng trong mùa đông. Đốn cành ngoài việc làm tăng sức sống cho cây còn có tác dụng loại bỏ cành bị sâu, bị bệnh và thu hẹp nguồn thức ăn cũng như nơi cư trú của các loài gây hại, do đó hạn chế được sâu bệnh phát triển trong năm sau, ví dụ: đốn cành Xoài sau mỗi năm canh tác có tác dụng làm giảm bệnh hại, rệp sáp, bọ trĩ, …. 36
  9. Hình 3.1: Tỉa cành xoài sau mỗi năm canh tác Sau khi tiến hành đốn cành cần thu dọn tàn dư cây trồng trên nương ruộng thì mới có thể đạt hiệu quả phòng trừ cao. Điều cần lưu ý là khi đốn cành cần phải để lại những cây dại và các cây kí chủ khác trong mương vườn, Làm nơi trú ngụ cho các loài thiên địch tiếp tục sinh sống và phát triển, đủ sức khống chế sâu hại ngay từ đầu năm sau. Ngoài các kỹ thuật canh tác đã trình bày trên đây, các khâu điều khiển nước tưới, chăm sóc, bấm ngọn v.v… cũng có tác dụng hạn chế và phòng trừ sâu bệnh, cần được đúc kết để đưa vào các chương trình phòng trừ tổng hợp. 10.3. Biện pháp chọn giống 10.3.1 Nghiên cứu và sử dụng giống chống chịu trong sản xuất Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu bệnh là một kỹ thuật truyền đời, từ xa xưa cho đến ngày nay. Các giống cổ truyền hoặc giống bản địa, trải qua chọn lọc tự nhiên hàng ngàn đời nay, đều là những di sản quí báo của người xưa để lại. Các giống này hầu hết có những đặc tính quý như chịu rét, chịu hạn, chịu chua phèn v.v… và chống chịu ổn định với nhiều loại sâu bệnh ở địa phương. Tuy vậy, các giống cổ truyền do năng suất thấp không còn đáp ứng những đòi hỏi của nền nông nghiệp hiện đại nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của cả xã hội loài người với tốc độ tăng dân số cao hiện nay chưa thể kiềm hãm được. 37
  10. Qua cuộc cánh mạng xanh diễn ra hơn 50 năm nay, các giống cổ truyền năng suất thấp đã bị loại bỏ dần, chỉ còn giữ lại trong các "Ngân hàng gen" và thay thế bằng các giống mới lai tạo có năng suất cao. Bằng các kỹ thuật lai ghép, con người đã tạo ra những giống cây trồng có năng suất cao và phẩm chất tốt, nhưng đồng thời cũng đã vô tình làm mất đi những đặc tính chống chịu quí báo với sâu bệnh và ngoại cảnh. Thiếu sót này ngày nay đang được khắc phục bằng cách đưa thêm các "nguồn gen" chống chịu (kháng) vào các dòng lai cải tiến đã tạo được ra. Viện lúa Quốc tế, trong thập kỷ 60 đã tạo ra giống lúa IR8 với đỉnh cao năng suất trên 10 tấn/ha, gấp 2-3 lần năng suất các giống lúa vào thời kỳ ấy. Những năm sau đó, IR8 đã được phát triển ở nhiều nước châu Á trên những diện tích rộng. Tuy vậy, IR8 đã không thể đứng vững trước những dịch bệnh quan trọng trong vùng như rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá vi khuẩn và bệnh vàng lụi. Các giống lúa có sức chống chịu sâu bệnh tốt hơn đã lần lượt ra đời sau đó như IR26, IR32, IR36, IR42, IR54, IR64 v.v… trong đó Đã đưa vào các "gen" chống bệnh đạo ôn, rầy nâu và bạc lá. Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế vùng bán khô hạn (ICRISAT) cũng có những chương trình lai tạo những giống lạc kháng với rầy xanh, bọ trĩ và sâu ăn lá, các giống đậu triều chống sâu xanh đục quả (Helicoverpa armigera). Nghiên cứu tạo ra các giống đậu tương kháng sâu bệnh cũng đã được tiến hành ở nhiều nơi trên thế giới. Trung tâm Nghiên cứu Đậu tương Brazil (CNPSOEMBRAPA) đã đưa ra sản xuất giống đậu tương IAC 100 kháng bọ xít xanh (Nezara viridula) trong năm 1988. Tại đây cũng đang có chương trình lai tạo giống đậu tương nhằm kết hợp các "gen" chống bọ xít xanh và chống sâu ăn lá vào trong giống đậu tương có những đặc tính nông học tốt. Ở Mỹ, theo thống kê có tới hơn 70% các giống cây trồng trong sản xuất hiện nay là những giống kháng với sâu hoặc bệnh. Chỉ tính riêng việc đưa vào sản xuất các giống lúa mì chống ruồi đục thân (Phytophaga destructos) đã thu được lợi ích hàng năm từ 10-20 triệu đô la. Trong vòng 10 năm, các giống lúa mì và ngô chống sâu hại đã làm lợi khoảng 3 tỷ đô la. Nhờ sử dụng giống kháng sâu bệnh, ở Mỹ hàng năm đã tiết kiệm được 28.700 tấn thuốc, bằng 37% tổng số thuốc dùng trong sản xuất. Ở Pháp, từ cuối thế kỷ 19, nhờ sử dụng giống Nho Bắc Mỹ chống rệp sáp (Phylloxera vitifoliae) đã cơ bản giải quyết được loại rệp này. 38
  11. Bằng các phương pháp công nghệ sinh học mới, ngày nay người ta đã tạo ra nhiều giống cây trồng kháng sâu bệnh, như giống ngô chống sâu đục (Ostrinia nubilalis), giống dưa chuột chống bệnh víu hoa lá (yellow mosaic virus) v.v …. 10.3.2 Vai trò và ý nghĩa của giống kháng trong phòng trừ tổng hợp Chỉ nêu lên một vài ví dụ như trên cũng đã cho thấy rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu và sử dụng các giống cây trồng kháng sâu bệnh trong sản xuất như thế nào. Chính vì những lợi ích to lớn nêu trên, sử dụng giống kháng đã được coi như một biện pháp rất quan trọng và không thể thiếu được trong các chương trình phòng trừ tổng hợp. Hiện có 22 gene kháng rầy nâu được phát hiện trên thế giới. Một số gene có tính kháng cao từ các loài lúa hoang. Tuy chưa có nghiên cứu về phản ứng của rầy nâu ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG với các tất cả các gene này nhưng thực tiễn lai tạo và du nhập giống cho thấy có nhiều nguồn kháng được quần thể rầy hiện nay, một số nguồn kháng tốt như Rathuheenati (Bph3), Sinna sivapu, CST3, IR54742 (Bph10)… Ngoài lợi ích về kinh tế, sử dụng giống kháng sâu bệnh đã được đặc biệt quan tâm vì nó phù hợp với những nguyên lý và mục tiêu của phòng trừ tổng hợp như : (1) để áp dụng trong các điều kiện, hoàn cảnh và trình độ sản xuất khác nhau; (2) ít tốn kém về chi phí nên nông dân có thể sử dụng rộng rãi; (3) giảm được một phần rất lớn lượng thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh trong sản xuất; và do đó (4) tránh được ô nhiễm môi trường, bảo vệ được các loài thiên địch trong tự nhiên; (5) giữ được cân bằng trong các Hệ sinh thái nông nghiệp, gớp phần xây dựng các hệ thống nông nghiệp bền vững. K. Lampe, Tổng Giám đốc Viện Lúa Quốc tế, trong Chương "Nghiên cứu lúa cho thế kỷ 21" (1994), khi đề cập đến việc phòng trừ sâu bệnh đã nói: "giống chống chịu (kháng) là hòn đá tảng để phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả . Kết hợp giống kháng với phòng trừ sinh học và kỹ thuật canh tác là chiến lược phòng trừ sâu bệnh lý tưởng với những người nông dân ít vốn". 10.3.3 Đặc điểm, biểu hiện và bản chất tính kháng sâu bệnh của cây trồng Tính kháng của cây trồng với sâu bệnh thể hiện rất khác nhau, nó có thể là do ảnh hưởng của các Điều kiện sinh thái, hoặc do bản chất di truyền. Vì vậy, có thể chia ra làm 2 loại: - Kháng sinh thái (ecological resistaance) 39
  12. - Kháng di truyền (genetic resistaance) * Kháng sinh thái Kiểu chống chịu này thực chất là không có thực. Vì vậy còn gọi là "giả chống chịu". Nguyên nhân của những biểu hiện giả chống chịu này là do ảnh hưởng của các điều kiện sinh thái nhất thời mà có. Ví dụ, một giống cây trồng do chín sớm mà không bị bệnh, trong khi các giống khác chín muộn đều bị bệnh phá hại. Trường hợp này gọi là tránh khỏi (evasion). Thực chất của hiện tượng này là Do thời gian phát triển của sâu bệnh không trùng hợp với giai đoạn nhiễm cảm của cây. Các giống chín sớm này nếu trồng muộn lại, hiện tượng giả chống chịu sẽ bị mất. Giống lúa NN75-2 ở đồng bằng Bắc bộ được gieo vào trà xuân sớm thường ít bị bệnh bạc lá, nhưng khi gieo muộn lại vào trà xuân chính vụ, giống này cũng bị bệnh giống như NN8 và Trân châu lùn. Một ví dụ khác, khi cây trồng được bón phân vi lượng hoặc xử lý hoá chất, thành phần dinh dưỡng trong cây thay đổi, do đó tạo được tính chống chịu với sâu hay bệnh. Trường hợp này gọi là "chống chịu tạo được" (induced toterance). Khi cây không được xử lý như trên, khả năng này sẽ mất. * Kháng di truyền Kiểu chống chịu này là do bản chất di truyền trong cây quyết định. Chống chịu di truyền cũng có những biểu hiện khác nhau: - Kháng ngang (horizontal resistance) - Kháng dọc (vertical resistance) A / Tính kháng ngang: Tính kháng này do các "gen thứ" (minor genes) quyết định. Nó còn được gọi là "kháng đa gen" (polygenic resistance). Kiểu kháng này có tác dụng với nhiều nòi (biotype) hoặc chủng (race) của sâu hoặc nấm bệnh, do đó nó tương đối ổn định trong một khoảng thời gian dài trong sản xuất. Đây là một đặc tính kháng rất quý mà các nhà khoa học đang chú ý khai thác đế sử dụng trong phòng trừ tổng hợp. Tuy vậy, tính kháng ngang không đạt được mức kháng cao (high resistance ), mà thường chỉ ở mức "kháng vừa" (moderate resistance ) hoặc biểu hiện ở tính chịu đựng (tolerance). B / Tính kháng dọc: 40
  13. Tính kháng này có là do các "gen chủ" (major genes) quyết định. Có thể là do một hoặc vài gen quyết định. Tác dụng của mỗi gen dễ bị mất do những biến đổi sinh lý ở nòi gây hại. Kiểu kháng này thường có mức kháng cao, nhưng chỉ có hiệu lực với một vài nòi, hoặc chủng của sâu, hoặc nấm bệnh. Vì vậy, qua quá trình tiến hoá và phát triển của mối quan hệ ký sinh - kí chủ, sâu hại hoặc nấm bệnh có thể vượt qua được, và đặc tính kháng này sẽ bị mất. Do đó, nó còn được gọi là kháng không bền vững (unstable resistance). Ngoài "tính kháng ngang" và "tính kháng dọc", tại hội nghị "Tạo giống chống chịu bền vững cho các cây lâu năm" do FAO tổ chức, họp tại Rome năm 1984, các nhà khoa học đã thống nhất đưa ra 2 thuật ngữ mới như sau: - "Tính chống chịu gen không chuyên tính" (ký hiệu là NR), do một "gen chủ" hoặc một "yếu tố nguyên sinh chất" tạo ra sức đề kháng với tất cả các nòi đã biết của ký sinh. - "Tính chống chịu tương tác" (IR), là đặc trưng của một quần thể không thuần nhất được tạo nên để hạn chế sức gây hại của một sinh vật nào đó. Nó tương tự như tính kháng của một "giống nhiều dòng" (multilines) hoặc của các "hỗn hợp giống" (varietal mixtures). Tại Hội nghị này cũng nêu lên nhận xét là : hai dạng phổ biến nhất thường gặp trong lai tạo giống là tính kháng ngang (HR) và tính kháng dọc (VR) mang tính chất "định lượng", phụ thuộc vào môi trường và không phân ly theo Mendel (FAO-Rome, 1986, được trích dẫn bởi Nguyễn Công Thuật, 1996). 10.3.4 Sự phát triển của mối quan hệ ký sinh - ký chủ * Mối quan hệ ký sinh - ký chủ giữa loài gây hại và cây trồng Quan hệ của sâu bệnh với cây trồng là mối quan hệ qua lại hai chiều giữa ký sinh và ký chủ (giữa hai loài sinh vật), trong đó sinh vật gây hại là nhân tố chủ động. Là "kẻ xâm lược", còn cây trồng là nhân tố bị động, là kẻ "bị xâm lược". Côn trùng, hoặc Vi sinh vật gây bệnh luôn "tìm cách" tấn công lên cây trồng, đồng thời cây trồng luôn phản ứng trở lại để tự vệ theo bản năng sinh vật. Trong mối quan hệ đấu tranh này, cả hai bên đều chịu tác động ảnh hưởng của nhau, và cả các yếu tố môi trường. Theo quy luật tiến hoá và đấu tranh sinh tồn, cả hai bên (cây trồng và sinh vật gây hại) đều tự biến đổi để cạnh tranh có hiệu quả hơn với đối thủ của mình - tức là với yếu tố tác động trực tiếp của môi trường. Nhân tố thúc đẩy sự biến đổi này là do 41
  14. áp lực chọn lọc (selection pressure) tác động lên mỗi bên, gây ra từ phía bên kia của mình. Như vậy, xét về lâu dài, quan hệ này là mối tương tác động (dynamic interaction), nó không dừng lại ở một thời điểm, một trạng thái nào. Cũng cần nói thêm rằng, cuộc đấu tranh này chỉ diễn ra gay gắt trong mối quan hệ chuyên tính giữa ký sinh và ký chủ. Chuyên tính càng hẹp thì sự cạnh tranh càng gay gắt, và trong trường hợp này thường thấy ở các giống cây trồng (tức ký chủ ) có tính kháng dọc. Sự cạnh tranh ít gây gắt hơn trong trường hợp cây chủ mang tính kháng ngang. Trong trường hợp này cây chủ không gây sức ép mạnh mẽ lên đối phương của mình, do đó không làm cho ký sinh phải biến đổi nhanh. Chính vì vậy mà tính kháng ngang giữ được lâu dài hơn và được gọi là "tính kháng bền vững" (stable resistance , hoặc durable resistance). * Cuộc đấu tranh không kết thúc, không có kẻ chiến thắng và sự hình thành các loài gây hại mới Kết quả của cuộc đấu tranh này, trong một quá trình lâu dài, cả hai bên đều biến đổi. Về phái sinh vật gây hại, đã hình thành các "kiểu di truyền" (genotype) mới, thường được gọi là "biotyp", "nòi" (race), "pathotype" hoặc "chủng" (strain) mới. Ở phía cây trồng cũng xuất hiện các "kiểu di truyền" mới để thích ứng lại với sinh vật gây hại. Quá trình này diễn ra theo kiểu "xoáy trôn ốc" trong mối quan hệ "gen-đối-gen" giữa cây trồng và sinh vật gây hại. Đó là hiện tượng phổ biến, một quy luật tự nhiên trong thế giới sinh vật, được gọi là quy luật "đồng tiến hoá" (Coevolution). Trên đây là quá trình đấu tranh sinh tồn diễn ra trong thế giới sinh vật, không có sự can thiệp của bàn tay con người. Trong thực tế sản xuất, mỗi khi một giống cây trồng bị sâu bệnh phá hại nặng thì thường bị loại bỏ, thay thế bằng giống khác có sức chống chịu tốt hơn. Sự xuất hiện những biotyp mới, hay nòi mới của côn trùng hoặc vi sinh vật gây hại đã làm cho các giống kháng có trong sản xuất trước đó trở nên nhiễm. Lúc này sản xuất đứng trước trước những thử thách lớn, đòi hỏi phải đưa ra những giống kháng mới với các "kiểu gen" mới để thay thế. Một ví dụ rất quen thuộc với chúng ta là trường hợp đối với rầy nâu hại lúa. Rầy nâu đã được coi như loài sâu hại lúa quan trọng từ lâu ở các nước trồng lúa châu Á. Đặc biệt từ những năm 60 và 70, cùng với việc đẩy mạnh thâm canh và thay đổi các 42
  15. kỹ thuật tròng lúa phù hợp với các giống lúa mới, rầy nâu đã trở nên nguy hại hàng đầu và thường xuyên gây ra những tổn thất nghiêm trọng ở nhiều nước châu Á. Nhiều giống lúa lai tạo tại Viện Lúa Quốc tế mang tính kháng rầy đã được đưa ra sản xuất ở các nước này vào những năm giữa thập kỷ 70, như IR26, IR28, IR30 có cùng kiểu gen kháng rầy nâu biotyp một. Sau 2-3 năm trồng trong sản xuất, các giống này đã trở nên bị nhiễm rầy ở Indonexia, Philippin và ờ Đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam) vào những năm 1976-1977. Nhiều giống lúa với các kiểu gen mới, kháng rầy nâu biotyp hai, như IR32, IR36, IR38, IR42 v.v … đã được Viện Lúa Quốc tế đưa ra sản xuất. Sau một thời gian rầy nâu lại xuất hiện các biotyp mới làm cho các giống này trở nên nhiễm. Tình hình trên đã thấy ở Indonexia (1980), Philippin (1984) và ở Đồng bằng sông Cửu Long (1988). Để đối phó với rầy nâu biotyp mới ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều giống lúa kháng rầy với kiểu gen mới hiện nay đang được tuyển chọn và đưa ra sản xuất như IR72, IR29723, IR50401, IR54742, IR54751. Phần lớn các dòng gen này mang gen Bph3. Một ví dụ khác là về bệnh đạo ôn, do nấm Pyricularia oryzae gây ra trên lúa. Trên đồng ruộng tự nhiên, nấm này có nhiều "nòi gây bệnh" (pathotyp) khác nhau, cùng phát sinh một lúc trên một cánh đồng các giống lúa kháng bệnh thường chỉ kháng được một nòi, hoặc một số nòi, những không có hiệu lực với các nòi khác. Gen kháng bệnh đạo ôn trong giống Tẻ tép của Việt Nam đã được sử dụng trong chương trình cải tiến giống lúa của Viện Lúa Quốc tế. Từ đây đã tạo ra các giống lai chống bệnh đạo ôn như IR32, IR38, IR42, IR54, IR1820, IR17494 v. v … một số giống trên đã được đưa ra trong kế hoạch phòng trừ bệnh đạo ôn ở nước ta, như IR38, IR42 và IR7494 ở các tỉnh ven biển miền trung; IR1820 ở các tỉnh khu 4 cũ. Các giống IR17494 và IR1820 đến nay cũng đã mất tính kháng bệnh ở những nơi này. Giống lúa NN75-hai do Phan Hồng Diêu tạo ra, kế thừa gen di truyền kháng bệnh đạo ôn từ giống lúa Chiêm Việt Nam. Sau nhiều năm gieo trồng ở đồng bằng Bắc bộ, tính kháng của bệnh này đã bị giảm nhiều so với trước, nhiều giống lúa mới kháng bệnh như C70, C71, DT10 hiện nay đang được mở rộng trong sản xuất, thay thế cho NN75-hai. 43
  16. 10.3.5 Một số mặt hạn chế của giống kháng và phương pháp khắc phục Sử dụng giống kháng để phòng trừ sâu bệnh đã có hiệu quả và thu được nhiều lợi ích kinh tế trong thực tiễn sản xuất, giảm bớt được thuốc hoá học làm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có nhiều hạn chế như: - Một số giống kháng được với một loại sâu hoặc bệnh này, nhưng lại bị nhiễm các sâu bệnh khác. Vì vậy ngày nay người ta đang cố gắng tạo ra những giống cây trồng kháng được nhiều loại sâu bệnh (Khush, 1993; Fischer, 1993; Heinrichs, 1994). - Trong nhiều trường hợp, khó kết hợp đặc tính kháng sâu bệnh với một số đặc tính nông học quý hiếm khác. - Giống kháng đưa ra để áp dụng thì đơn giản những nghiên cứu và lai tạo được những giống thích hợp với yêu cầu của sản xuất thì đòi hỏi thời gian dài và mất rất nhiều công sức. - Sự xuất hiện các nòi gây hại mới (biotyp, pathotyp, race, strain …) do "sức ép chọn lọc" làm cho giống kháng dễ bị mất hiệu lực. Sự không ổn định, dễ bị mất hiệu lực của giống kháng khi đưa ra sản xuất là hạn chế lớn nhất của biện pháp sử dụng giống trong phòng trừ sâu bệnh. Vì vậy, các nhà khoa học đã đưa ra những chiến lược khác nhau đẻ nghiên cứu và áp dụng trong sản xuất. Trong phòng chống rầy nâu, tại Hội nghị chuyên đề Quốc tế hợp ở IRRI, tháng 4/1997, G.S.Khush - một chuyên gia nổi tiếng về tạo giống chống chịu sâu bệnh, đã trình bày một số chiến lược sau đây: 1/ Sử dụng lần lượt, luân phiên các giống kháng mang các "gen chủ" (major genes) Lai các giống lúa năng suất cao với các giống lúa đơn gen (monogenic), và lần lượt đưa ra sản xuất các kiểu gen kháng mới khi các kiểu gen cũ đã mất hiệu lực. Chiến lược này đã được áp dụng trong phòng trừ rầy nâu ở Phillipin, Indonexia và Việt Nam trong thời gian qua. 2/ Kết hợp các gen chủ: chiến lược này nhằm kết hợp hai hay nhiều kiểu gen chủ kháng rầy nâu trong cùng một gen chủ cải tiến. Kết quả nghiên cứu ở Viện Lúa Quốc tế đã cho thấy có thể kết hợp các gen Bph1 với Bph3; Bph2 với Bph3; Bph1 với Bph4; Bph2 với Bph4. Một số cặp lai the hướng này đã được tiến hành ở Viện Lúa Quốc tế. Những giống lúa có hai gen kháng có thể sử dụng được lâu dài hơn trong sản xuất, vì nó làm chậm quá trình phát triển các biotyp mới của rầy nâu. 44
  17. 3/ Sử dụng tính kháng ngang (horizontal): Tính kháng ngang với cơ chế kháng đa gen (polygenis) có thể ổn định lâu dài hơn trong sản xuất. Tuy nhiên, để tạo được những giống lúa có kiểu hình cải tiến mang tính kháng ngang đòi hỏi phải mất nhiều thời gian và công sức và nhiều khi không thành công. 4. Giống nhiều dòng (multiline variety): Chiến lược này đã được đề xướng bởi Borlaug (1958), nhằm phối hợp một số gen chủ trên nền di truyền đồng nhất. Các dòng lai tạo được, có đặc tính nông học khác nhau nhưng lại mang kiểu gen kháng khác nhau, khi trộn lẫn sẽ tạo được một "giống nhiều dòng". Giống nhiều dòng là một quần thể không đồng nhất về mặt di truyền kháng bệnh, do đó có khả năng ngăn cản sự phát triển của các biotyp, pathotyp hoặc các race mới của ký sinh. Ngoài những chiến lược nêu trên, dựa trên quan điểm sinh thái, một số tác giả đã đề nghị áp dụng một cơ cấu giống đa dạng về mặt di truyền. Sự phong phú nguồn di truyền sẽ tạo cho các Hệ sinh thái nông nghiệp tính ổn định cao hơn. Sử dụng giống kháng cùng với biện pháp hỗ trợ khác, như kỹ thuật canh tác, dùng thuốc hóa học, cũng là một phương pháp được đề nghị để làm châm hoặc ngăn cản sự phát triển các biotyp mới của sâu hại trong sản xuất. Tóm lại, giống kháng là một vũ khí trong phòng trừ tổng hợp, trước hết phải hiểu rõ những tính năng tác dụng của thứ vũ khí đó, cũng như các mặt hạn chế của nó, đồng thời phải biết kết hợp nó với các loại vũ khí khác có trong tay, như biện pháp canh tác, biện pháp sinh học, biện pháp hoá học … một cách hài hoà thì mới mong phát huy hết tác dụng của nó trong bảo vệ cây trồng. 10.4. Biện pháp đấu tranh sinh học 10.4.1 Sâu hại là vật chủ của nhiều sinh vật khác Sâu hại là những côn trùng gây hại cho cây trồng, nhưng bản thân chúng lại là con mồi hoặc vật chủ của các loài sinh vật khác trong tự nhiên, thường được gọi là "kẻ thù tự nhiên" hay "thiên địch". Trong một hệ sinh thái nông nghiệp, chưa bị nhiều tác động ảnh hưởng, mật độ quần thể sâu hại, do sự khống chế của thiên địch, thường duy trì ở giữa các mức giới hạn nhất định phía trên và phía dưới. Trong các hệ sinh thái nông nghiệp, đã bị nhiều ảnh hưởng huỷ hoại, sự khống chế của thiên địch, trong một thời gian nhất định dài hay ngắn, có thể không đủ sức ngăn cản sự "bùng phát" của một loài sâu hại nào đó, khiến nó trở thành dịch. Nhiều ví dụ về sự huỷ hoại sinh thái đã được nêu lên do 45
  18. thuốc trừ sâu được dùng trên các vườn cam quýt ở khu vực Địa Trung Hải. Sự độc hại gây ra cho các loài ký sinh và bắt mồi đã phá vỡ cân bằng sinh học giữa thiên địch và sâu hại, làm cho nhiều loài rệp sáp và bọ phấn phát triển mạnh. Dịch rầy nâu bùng phát trong những năm 1977-1979 và 1990-1992 ở Đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù là có nhiều nguyên nhân đa dạng, cũng có thể coi là những ví dụ về sự mất cân bằng giữa thiên địch và sâu hại nói trên. Dịch hại cũng có thể xảy ra trong trường hợp một loài sâu, bệnh hoặc cỏ dại xâm nhập vào nước hoặc một vùng ở đó không có các thiên địch của chúng giữ vai trò điều hoà số lượng trên đồng ruộng. Trường hợp ốc bưu vàng đang phát sinh thành dịch ở nước ta hiện nay cũng là một ví dụ. 10.4.2 Các nhóm thiên địch đặc thù trong các hệ sinh thái nông nghiệp Trong mỗi hệ sinh thái nông nghiệp có những nhóm thiên địch nhất định giữ vai trò quan trọng trong điều hoà số lượng sâu hại. Yếu tố quan trọng nhất quyết định đặc điểm của mỗi hệ sinh thái là cây trồng. Cùng với mỗi loại cây trồng này có cả một tập đoàn sâu hại và vi sinh vật sống trên đó, và đi kèm theo với nó là một tập đoàn thiên địch thích nghi riêng với những côn trùng và vi sinh vật gây hại đó. Dưới đây ta sẽ nghiên cứu các nhóm thiên địch đặc thù trong một số hệ sinh thái quen thuộc. * Thiên địch trên ruộng lúa Trên đồng ruộng lúa ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, cũng như ở Việt Nam, thành phần của các loài thiên địch vô cùng phong phú và đa dạng, trong đó các ký sinh chuyên tính, các côn trùng và nhện bắt mồi, các vi sinh vật gây bệnh bao gồm nấm, vi khuẩn, virus nguyên sinh động vật và tuyến trùng. Theo các chuyên gia của Viện Lúa Quốc tế, chỉ riêng các côn trùng ký sinh trên các loài sâu đục thân lúa, đã xác định được có tới 47 loài. A) Các côn trùng ký sinh trên sâu hại lúa: Nhóm này gồm các ong trong bộ cánh màng (Hymenoptera) và một vài họ ruồi thuộc bộ hai cánh (Diptera). Côn trùng ký sinh thường có quan hệ chuyên tính đối với vật chủ, phạm vi chuyên tính có thể rộng hay hẹp tuỳ theo từng loài 1) Ong mắt đỏ - Trichogramma spp. có hai loài phổ biến là T. japonicum, T.chilonis ký sinh trên trứng của nhiều loài sâu hại bộ cánh vảy và trứng rầy nâu. 46
  19. 2) Ong mắt đỏ màu nâu - Trichogrammatoidae sp. Ký sinh trên trứng sâu đo xanh, sâu cuốn lá lớn, sâu cuốn lá nhỏ và sâu gai. 3) Ong ký sinh trứng rầy - Anagrus optabilis và Anagrus flaveolus. Rất phổ biến trên ruộng lúa ở khắp các vùng trong nước, ký sinh trên trứng các loài bọ rầy, có vai trò đáng kể trong hạn chế số lượng rầy nâu và rầy lưng trắng. 4) Ong ký sinh trứng rầy - Gonatocerus sp. Ký sinh trên trứng rầy nâu, rầy xanh đuôi đen và rầy lưng trắng. Rất phổ biến trên ruộng lúa nhưng vai trò không lớn. 5) Ong ký sinh trứng rầy - Oligosita spp. Ký sinh trên trứng các loài bọ rầy hại lúa. Rất phổ biến ở các vùng trồng lúa nhưng vai trò không lớn. 6) Ong cự khoang ngực - Amauromorpha sp. Ký sinh trên sâu non của các loài đục thân lúa 7) Ong cự nâu vàng - Ternelucha Philippininsis. Ký sinh trên trứng các loài sâu bộ cánh vảy, có vai trò đáng kể trong hạn chế số lượng sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục thân 2 chấm. 8) Ong kén trắng - Apanteles spp. Gồm rất nhiều loài khác nhau, ký sinh tương đối chuyên tính, phổ biến nhất là các loài sau đây: - A.cpris, ký sinh trên sâu non cuốn lá nhỏ. - A. schoenobii, ký sinh trên sâu đục thân hai chấm. - A. ruficrus, ký sinh trên sâu cắn gié lúa. - A. aff.ruficrus, ký sinh trên sâu đo xanh. Nhìn chung nhóm ong này có vai trò quan trọng trong hạn chế số lượng các loài sâu non bộ cánh vảy trên lúa. 9) Ong đen - Cardiochiles sp. Ký sinh trên sâu cuốn lá nhỏ có vai trò đáng kể trong hạn chế số lượng sâu hại này. 10) Ong nâu vàng - Macrocentrus philippenisis. Ký sinh trên sâu cuốn lá nhỏ. Rất phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long, có vai trò quan trọng trong hạn chế số lượng sâu cuốn lá nhỏ ở vùng này. Ở Đồng bằng sông Hồng ít gặp hơn. 11) Ong ký sinh ngài - Goniozus hanoieinsis. Ký sinh ngài của sâu non cuốn lá nhỏ, có vai trò đáng kể trong hạn chế số lượng sâu hại này. 47
  20. 12) Ong ký sinh đa phôi - Copidosomopsis coni. Ký sinh trên sâu non cuốn lá nhỏ. Trong một sâu non bị ký sinh có thể nở ra từ 51-323 ong này. Có vai trò rất quan trọng trong hạn chế số lượng của loại sâu hại này. 13) Ong xanh bụng vàng - Elasmus claripennis. Ký sinh trên sâu non cuốn lá nhỏ. Có vai trò không lớn trong hạn chế số lượng sâu hại này. 14) Ong cự vàng ký sinh nhộng - Xanthopimpla spp. Có 3 loài phổ biến là : X.enderleiai, X.punctata, và X.flavolineata. Ký sinh trên nhộng trên nhiều loài sâu thuộc bộ cánh vảy. Có vai trò quan trọng trong hạn chế số lượng sâu cuốn lá nhỏ 15) Ong cự bụng nâu hồng - Itoplecis naranyae. Ký sinh trên nhộng của nhiều loài sâu thuộc bộ cánh vảy. 16) Ong cự bụng khoang trắng - Goryphus basilaris. Ký sinh trên nhộng của nhiều loài sâu thuộc bộ cánh vảy. 17) Ong cự nâu đen - Phaeogenes sp. Ký sinh chủ yếu trên nhộng của sâu cuốn lá nhỏ. Có vai trò đáng kể trong việc hạn chế số lượng sâu cuốn lá nhỏ. 18) Ong đùi to - Brachymeria spp. Có 3 loài phổ biến là B. larus, B.excarinala và B.secundaria. Ký sinh chủ yếu trên nhộng sâu cuốn lá nhỏ, có vai trò không lớn trong hạn chế số lượng sâu hại này. 19) Ong ký sinh - Plastygaster oryzae. Ký sinh ở sâu năn. Có vai trò quan trọng trong hạn chế số lượng của sâu. 20) Ong kiến ngoại ký sinh rầy - Haplogonatopus và Pseudogonatopus. Có các loài phổ biến sau đây: H.apiealis, P.hospes, P.flavifemur, P.sarawaki. Là ký sinh ngoài của rầy nâu. Thường gặp nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long. Có vai trò không lớn trong hạn chế số lượng rầy nâu. 21) Ruồi ký sinh - Halidaya luteicornis. Ký sinh trên sâu cuốn lá. Có vai trò quan trọng trong hạn chế số lượng sâu hại này. 48
nguon tai.lieu . vn