Xem mẫu

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP IPM NGÀNH, NGHỀ: BẢO VỆ THỰC VẬT TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp,1năm 2017
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. i
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình môn học “IPM trong bảo vệ thực vật” (IPM là chữ viết tắt theo tiếng Anh của Integrated Pests Management, có nghĩa là quản lý dịch hại tổng hợp) là một trong những môn học đào tạo chuyên ngành “Bảo vệ thực vật”, môn học được biên soạn theo nội dung chương trình khung đã được Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp phê duyệt năm 2017. Khi biên soạn, cả phần lý thuyết và thực hành, tác giả đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới, khoa học, đồng thời có tính thực tiển và ứng dụng cao. Nội dung đáp ứng được mục tiêu đào tạo. Nội dung giáo trình được biên soạn với thời gian đào tạo là 40 giờ, gồm 4 Chương: Chương 1: Sự cần thiết của IPM trong bảo vệ thực vật Chương 2: Hệ sinh thái nông nghiệp và IPM Chương 3: Nội dung chính của IPM Chương 4: Xây dựng và thực hiện IPM Chân thành cảm ơn! Tất cả thành viên trong hội đồng thẩm định đã đóng góp ý kiến và điều chỉnh nội dung, giúp GIÁO TRÌNH được hoàn chỉnh. Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian hạn hẹp nên không thể nêu lên đầy đủ những kết quả nghiên cứu mới nhất ở trong và ngoài nước, và chắc chắn còn nhiều thiếu sót, khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy, cô chuyên môn, bạn đọc để GIÁO TRÌNH hoàn thiện hơn. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp, 259 Thiên Hộ Dương, phường Hòa Thuận, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp. Đồng Tháp, ngày 28 tháng 7 năm 2017 Chủ biên ThS. Nguyễn Thị Phúc Nguyên ii
  4. MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU.............................................................................................................. ii CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA IPM TRONG BẢO VỆ THỰC VẬT ................. 1 1. Những điều cần biết về thiệt hại do sâu bệnh, cỏ dại gây ra cho cây trồng .......... 1 1.1. Tác hại của sâu bệnh, cỏ dại đối với cây trồng ..................................................... 1 1.2. Mức độ thiệt hại do sâu bệnh, cỏ dại gây ra ......................................................... 3 2. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại .............................................................. 6 2.1. Phòng trừ sâu bệnh với các biện pháp thô sơ ở thời kỳ đầu ................................. 6 2.2. Sự ra đời của thuốc bảo vê thực vật ...................................................................... 6 3. Những hậu quả của việc lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật đối với sản xuất nông nghiệp và môi trường ........................................................................................... 8 3.1. Hình thành các chủng sâu kháng thuốc ................................................................ 8 3.2. Xuất hiện sâu hại mới ........................................................................................... 9 3.3. Gây ra hiện tượng tái phát của sâu hại.................................................................. 9 3.4. Hủy diệt thiên địch ................................................................................................ 9 3.5. Gây ô nhiễm môi trường ....................................................................................... 9 3.6. Ảnh hưởng đến con người .................................................................................. 10 4. Sự ra đời của IPM, nguyên lý và nguyên tắc hoạt động của IPM ....................... 11 4.1. Sự ra đời của IPM ............................................................................................... 11 4.2. Nguyên lý của IPM ............................................................................................. 12 4.3. Nguyên tắc của IPM ........................................................................................... 13 5. Thực hành: Trồng và chăm sóc cây theo IPM ...................................................... 15 5.1. Phương tiện ......................................................................................................... 15 5.2. Phương pháp ....................................................................................................... 16 5.3. Thực hành ........................................................................................................... 16 5.4. Phúc trình ............................................................................................................ 16 CHƯƠNG 2: HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP VÀ IPM ........................................... 18 1. Hệ sinh thái nông nghiệp – sự cân bằng sinh học ................................................. 18 1.1. Nền sản xuất nông nghiệp từ mục tiêu sản xuất tự cấp đang chuyển sang sản xuất hàng hoá ............................................................................................................. 18 1.2. Những biến đổi sâu sắc trong các hệ sinh thái nông nghiệp............................... 19 iii
  5. 2. Các yếu tố của hệ sinh thái nông nghiệp và sự liên quan ảnh hưởng đến cây trồng............................................................................................................................... 20 2.1. Các yếu tố thành phần của hệ sinh thái nông nghiệp.......................................... 20 2.2. Các yếu tố phi sinh vật gây hại cho cây trồng .................................................... 22 2.3. Các yếu tố sinh vật có liên quan ảnh hưởng tới cây trồng.................................. 23 3. IPM gắn với nền nông nghiệp bền vững ................................................................ 26 4. Thực hành: Xác định và quản lý các yếu tố của hệ sinh thái đồng ruộng .......... 26 4.1. Phương tiện ......................................................................................................... 26 4.2. Phương pháp ....................................................................................................... 27 4.3. Thực hành ........................................................................................................... 27 4.4. Phúc trình ............................................................................................................ 28 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CHÍNH CỦA IPM ............................................................... 29 1. Các biện pháp IPM chung ....................................................................................... 29 1.1. Biện pháp kiểm dịch và khử trùng ...................................................................... 29 1.2. Biện pháp canh tác .............................................................................................. 31 1.3. Biện pháp chọn giống ......................................................................................... 37 1.4. Biện pháp đấu tranh sinh học.............................................................................. 45 1.5. Biện pháp phòng trừ sinh học ............................................................................. 58 1.6. Biện pháp hoá học............................................................................................... 66 2. IPM trên cây lúa, cây rau màu, cây ăn trái ........................................................... 71 2.1. IPM trên cây lúa .................................................................................................. 71 2.2. IPM trên cây rau màu ......................................................................................... 77 2.3. IPM trên cây ăn trái ............................................................................................ 81 3. Thực hành ................................................................................................................. 88 3.1. Nhận dạng thiên địch .......................................................................................... 88 3.2. Xác định tỷ lệ và chỉ số bệnh, xác định mật số côn trùng, nhện ........................ 89 3.3. Điều tra hệ sinh thái ruộng lúa, xác định ngưỡng gây hại kinh tế và lập kế hoạch phòng trừ dịch hại ...................................................................................................... 90 3.4. Làm bẫy và điều tra hệ sinh thái vườn rau/màu, xác định ngưỡng gây hại kinh tế và lập kế hoạch phòng trừ dịch hại ............................................................................ 93 CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN IPM ....................................................... 98 1. Những hiểu biết cần có để xây dựng các chương trình IPM................................ 98 1.1. Những hiểu biết về cây trồng .............................................................................. 98 iv
  6. 1.2. Những hiểu biết về khí hậu thời tiết ở địa phương ............................................. 99 1.3. Những hiểu biết về sâu bệnh hại......................................................................... 99 1.4. Những hiểu biết về thiên địch của sâu hại .......................................................... 99 1.5. Những biện pháp phòng trừ sâu bệnh áp dụng ở địa phương, tình hình sử dụng thuốc hoá học ........................................................................................................... 100 1.6. Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương .......................................................... 100 2. Xác định các mục tiêu và quy mô của chương trình, các giai đoạn thực hiện . 100 2.1. Mục tiêu của chương trình ................................................................................ 100 2.2. Qui mô của chương trình .................................................................................. 101 2.3. Các giai đoạn thực hiện .................................................................................... 101 3. Tổ chức, điều hành và nội dung hoạt động của chương trình ........................... 103 3.1. Tổ chức và điều hành ........................................................................................ 103 3.2. Nội dung hoạt động........................................................................................... 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 105 v
  7. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP Mã môn học: CNN482 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Là môn học chuyên ngành bắt buộc, được bố trí sau khi đã học môn học động vật hại nông nghiệp, hóa bảo vệ thực vật, côn trùng hại cây trồng, bệnh hại cây trồng. - Tính chất: Môn học cung cấp kiến thức về khái niệm IPM, nguyên lý và nguyên tắc hoạt động của IPM, những nội dung thực hiện của IPM nhằm đảm bảo nền nông nghiệp an toàn, bền vững. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học nghiên cứu về vai trò của IPM trong sản xuất nông nghiệp. Trong thời kỳ mà thuốc bảo vệ thực vật đã lên ngôi và nó trở thành biện pháp phòng trừ sâu bệnh không thể thiếu trong trồng trọt, song song với đó, con người cũng nhận ra tác hại to lớn mà nó mang lại cả về môi trường, cây trồng và sức khỏe con người, vì vậy hiểu sâu sắc và thực hiện thành công IPM là một vấn đề cấp thiết. Môn học này sẽ nói rõ về IPM: khái niệm, vai trò, nguyên lý và nguyên tắc hoạt động của IPM, cách phối hợp đồng bộ, đúng lúc các biện pháp phòng trừ dịch hại trên cơ sở sinh thái học. Đó là nền tảng của một nền nông nghiệp an toàn và bền vững. Mục tiêu của môn học: Sau khi học xong môn học này sinh viên đạt được: - Về kiến thức: + Trình bày được các khái niệm về dịch hại, IPM. + Trình bày được nguyên tắc và nguyên lý hoạt động của IPM + Giải thích được năm nguyên tắc hoạt động của IPM + Trình bày được khái niệm về hệ sinh thái + Giải thích được ý nghĩa của 1 phải-6 giảm, 3 giảm-3 tăng, 4 đúng, chiến lược và chiến thuật trong quản lý dịch hại, mức gây hại kinh tế và ngưỡng kinh tế. + Trình bày được những hiểu biết cần có để xây dựng một chương trình IPM. vi
  8. - Về kỹ năng: + Phân tích và thực hiện đúng về 5 nguyên tắc hoạt động của IPM + Ứng dụng được chiến thuật và chiến lược trong IPM cho từng giai đoạn và từng loại cây trồng. + Nhận biết chính xác các loại dịch hại, thiên địch thu thập số liệu dịch hại, thiên địch ngoài đồng. Lập được kế hoạch phòng trừ dịch hại cây trồng định kỳ, đột xuất. + Xác định và quản lý được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. + Thiết lập được chương trình IPM trên từng loại cây trồng + Xác định được mục tiêu và quy mô của một chương trình IPM + Xác định được các giai đoạn thực hiện của một chương trình IPM + Ứng dụng được các biện pháp quản lý sâu bệnh hại trên từng loại cây trồng theo IPM. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Hiểu được tầm quan trọng của IPM trong bảo vệ thực vật + Nâng cao ý thức bảo vệ thiên địch và môi trường. + Có phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo và luôn cập nhật thông tin. + Ứng dụng được chiến thuật và chiến lược trong IPM cho từng giai đoạn và từng loại cây trồng. vii
  9. Nội dung môn học: Thời gian (giờ) Kiểm tra Thực (định Số hành, thí kỳ)/ô T Tên các Chương trong môn học Tổn Lý nghiệm, n thi T thảo g số thuyết và thi luận, kết Chương thúc tập môn học Chương 1: Sự cần thiết của IPM trong bảo vệ thực vật 1. Những điều cần biết về thiệt hại do sâu bệnh, cỏ dại gây ra cho cây trồng 2. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại 1 3. Những hậu quả của việc lạm dụng thuốc bảo 8 4 4 vệ thực vật đối với sản xuất nông nghiệp và môi trường 4. Sự ra đời của IPM, nguyên lý và nguyên tắc hoạt động của IPM 5. Thực hành Chương 2: Hệ sinh thái nông nghiệp và IPM 1. Hệ sinh thái nông nghiệp – sự cân bằng sinh học 2 2. Các yếu tố của hệ sinh thái nông nghiệp và sự 6 2 4 liên quan ảnh hưởng đến cây trồng 3. IPM gắn với nền nông nghiệp bền vững 4. Thực hành viii
  10. Chương 3: Nội dung chính của IPM 1. Các biện pháp IPM chung 3 22 11 11 2. IPM trên cây lúa, cây rau màu, cây ăn trái 3. Thực hành Kiểm tra 1 1 Chương 4: Xây dựng và thực hiện IPM 1. Những hiểu biết cần có để xây dựng chương trình IPM 4 2. Xác định các mục tiêu và quy mô của chương 2 2 trình, các giai đoạn thực hiện 3. Tổ chức, điều hành và nội dung hoạt động của chương trình Ôn thi 1 1 Cộng 40 19 19 2 ix
  11. CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA IPM TRONG BẢO VỆ THỰC VẬT MH 26-01 Giới thiệu: Chương học cung cấp những thông tin sơ bộ về các loài gây hại trên cây trồng, những biện pháp phòng và trừ chúng đã được sử dụng trong suốt thời gian qua. Trong đó, biện pháp hóa học được phân tích rõ về tác hại của nó. Chương học còn giới thiệu về khái niệm IPM, nguyên tắc và nguyên lý hoạt động của IPM. Mục tiêu: Kiến thức: + Trình bày được các khái niệm về dịch hại, IPM. + Trình bày được nguyên tắc và nguyên lý hoạt động của IPM + Giải thích được năm nguyên tắc hoạt động của IPM Kỹ năng: Phân tích và thực hiện đúng về 5 nguyên tắc hoạt động của IPM Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Hiểu được tầm quan trọng của IPM trong bảo vệ thực vật + Nâng cao ý thức bảo vệ thiên địch và môi trường. + Có phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo và luôn cập nhật thông tin. 1. Những điều cần biết về thiệt hại do sâu bệnh, cỏ dại gây ra cho cây trồng 1.1. Tác hại của sâu bệnh, cỏ dại đối với cây trồng Cây trồng là nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng, đáp ứng các nhu cầu về đời sống và sinh hoạt của con người. Từ những nhu cầu về lương thực, thực phẩm hàng ngày, may mặc cho đến làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp. Cây trồng còn là nơi cư trú, nguồn thức ăn của nhiều loài sinh vật, bao gồm các loài gây hại và vi sinh vật gây bệnh. Theo ước tính, cây trồng ngày nay chịu ảnh hưởng bởi khoảng trên 10 ngàn loài sâu hại quan trọng, 100 ngàn loài bệnh nguy hiểm và 30 ngàn loài cỏ dại có hại. Tác hại của sâu bệnh và cỏ dại, một mặt làm giảm năng suất hoặc có thể gây ra mất mùa, mặt khác làm giảm chất lượng nông phẩm, có đôi khi làm nông phẩm không tiêu thụ được, phải đổ bỏ hàng loạt. 1
  12. Lịch sử nông nghiệp thế giới đã ghi nhận nhiều trận dịch hại quan trọng gây tổn thất to lớn cho nền nông nghiệp. Dịch châu chấu ở châu Phi, rệp sáp hại nho ở Pháp, bệnh mốc sương hại khoai tây ở châu Âu. Dịch rầy nâu ở các nước trồng lúa châu Á trong vòng 10 năm (từ năm 1966 - 1975) đã gây thiệt hại to lớn ở khu vực này, đặc biệt là ở Philippin, Indonexia, Ấn Độ và Thái Lan. Thiệt hại theo thống kê chưa đầy đủ đã lên tới 300 triệu đôla (Dyck and Thomas, 1979). Một loại cây lương thực quan trọng ở Châu Phi là sắn, tuy nhiên dịch rệp sáp hại sắn (Phenacoccus manihoti) đã gây thiệt hại rất to lớn ở châu lục này. Rệp này đầu tiên gây hại nặng ở Côngô và Tây Phi năm 1973. Trong vòng 15 năm sau đã lan rộng như một đám cháy lớn trên khắp 32 nước châu Phi. Sự phá hại của chúng có thể làm giảm tới 80% năng suất sắn. Thiệt hại hằng năm lên tới 2 tỷ đôla đôla (Dyck and Thomas, 1979). Ở Việt Nam, rầy xanh đuôi đen cùng với bệnh vàng lụi đã xuất hiện ở các tỉnh miền núi đồng bằng và trung du Bắc bộ trong những năm 60 và đầu 70 cũng đã gây thiệt hại to lớn đến cây lúa. Hay, dịch rầy nâu hại lúa cùng với bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá đã gây thất thu hơn 1 triệu tấn lúa tại các tỉnh Nam bộ. Trong hai năm 1986 và 1987, bọ xít hại lúa ở hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa cũng đã gây thiệt hại rất quan trọng, làm tốn kém về nhân lực và nhân lực phòng trừ. Hình 1.1: Sự gây hại của rầy nâu trên ruộng lúa Nhiều loài sâu bệnh khác rất phổ biến trên cây trồng, tuy không phát triển thành dịch nhưng đã gây hại thường xuyên làm giảm năng suất và tốn kém trong phòng 2
  13. trừ, như: sâu đục thân, bệnh đạo ôn và khô vằn trên lúa, sâu tơ hại bắp cải, sâu xanh hại bông, chuột cắn phá ruộng lúa, ốc bưu vàng, bệnh chết héo ở đậu phộng, bệnh xoắn lá ở cà chua, bệnh mốc sương khai tây, mọt đục cành cà phê…… Chuột hại lúa Ốc bươu vàng hại lúa Hình 1.2: Sự gây hại của chuột và ốc bưu vàng trên ruộng lúa 1.2. Mức độ thiệt hại do sâu bệnh, cỏ dại gây ra Sâu bệnh đã gây ra nhiều thiệt hại cho nền nông nghiệp nói chung, làm giảm năng suất cây trồng, giảm phẩm chất nông sản, làm hư hại đất đai, gây độc cho con người. Các nhà khoa học đã tính toán được là hàng năm sâu hại đã làm giảm 13,8% khả năng năng suất cây trồng, bệnh hại làm giảm 11,6%, cỏ dại làm giảm 9,5%. Như vậy, tổng cộng tất cả 3 nhóm gây hại trên đã làm giảm đến hơn 30% năng suất cây trồng (Nguyễn Công Thuật, 1996). - Thiệt hại do sâu bệnh gây ra cho các loài cây trồng không giống nhau, ví dụ: giá trị sản lượng bị sâu làm mất là: 40% /lúa gạo; 35% /ngô; 43% /ngũ cốc khác; 24% /lúa mì; 33% / khoai tây; 38% /rau; 32% /cây lấy dầu; 45% /mía và củ cải đường; 29% /cam, chanh, nho; 32% /cây lấy sợi (Nguyễn Công Thuật, 1996). - Thiệt hại do sâu bệnh gây ra ở các châu lục cũng rất khác nhau, do điều kiện khí hậu không giống nhau, các loại cây trồng không giống nhau và trình độ thâm 3
  14. canh khác nhau, ví dụ: thất mùa do sâu bệnh gây ra: ở châu Âu là 25%; châu Đại Dương là 26%; ở Bắc và Trung Mỹ là 33%; châu Phi là 42%; châu Á là 43% (Nguyễn Công Thuật, 1996). - Thiệt hại do sâu bệnh gây ra không giống nhau ở các loại cây trồng khác nhau, thay đổi tùy thuộc vào điều kiện sinh thái cụ thể ở từng nơi và vào trình độ phát triển của sản xuất nông nghiệp. - Về vai trò và ý nghĩa của từng nhóm gây hại cũng rất khác nhau. Trong khi ở các nước châu Âu, châu Mỹ và châu Đại Dương thiệt hại do sâu gây ra ít hơn những thiệt hại do bệnh, ở châu Phi và châu Á tình hình lại ngược lại. Tác hại của ba nhóm dịch hại này cũng rất khác nhau trên các đối tượng cây trồng khác nhau: - Đối với rau, khoai tây, cây ăn trái thì tác hại của bệnh lớn hơn của sâu và ít nhất là tác hại của cỏ dại. - Đối với lúa gạo thì tác hại của sâu hại là lớn nhất, sau đó đến bệnh và cuối cùng là cỏ dại. - Đối với lúa mì, tác hại của cỏ dại gây ra là lớn nhất, sau đó đến bệnh và cuối cùng là sâu. Khi nói đến tác hại của sâu bệnh thường chúng ta chỉ nghĩ đến phần nông sản bị sâu bệnh ăn mất. Nhưng thực tế, phần này lại không nhiều, mặc dù sâu bệnh có lấy đi một phần cơ thể cây trồng làm thức ăn, nhưng không đáng kể. Tác hại của sâu bệnh chủ yếu là do sự hủy hoại quá trình sinh sống của cây trong khi chúng sinh trưởng và phát triển trên cây. Khi một phần nào đó trong cơ thể của cây bị hại, các quá trình sinh lý trong cây sẽ bị đảo lộn, quá trình sinh trưởng của cây không còn tiến hành một cách bình thường. Cây không những phải bù đắp những bộ phận bị hủy hoại mà còn phải sắp xếp lại các quá trình sinh sống cho phù hợp với tình trạng của cây khi mà có một số bộ phận trong cây không còn khả năng thực hiện các chức năng của nó. Tác hại của sâu bệnh sẽ là rất lớn nếu bộ phận chúng tấn công là đỉnh sinh trưởng của cây. Một số loài sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng và phát triển trên cây đã tiết ra những loại chất có tác động sinh học khác nhau và nó có thể là chất độc. Những chất độc này gây ra những rối loạn trong các hoạt động sinh lý của tế bào cây, làm cho những tế bào này không thể hoàn thành tốt chức năng của mình. Vì vậy, tác hại của 4
  15. sâu bệnh không chỉ giới hạn ở vị trí chúng xâm nhập và gây hại trực tiếp mà còn lan ra xung quanh. Một số loài sâu bệnh gây ra những ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản, chúng làm giảm hàm lượng protein và axit amin trong hạt gạo, hạt ngô, … làm giảm tỷ lệ đường trong mía…,giảm các chỉ tiêu kỹ thuật trong xơ bông, trong thuốc lá, trong mũ cao su… Tóm lại, giá trị thương phẩm của nông sản giảm nhiều dưới tác hại của sâu bệnh. Giá trị của đất trồng trọt cũng bị giảm sút do tác hại của sâu bệnh: - Nhiều loài sâu bệnh sau khi gây tác hại trên cây có khả năng tồn tại và tích lũy trong đất. Các loài sâu bệnh này tích lũy ngày càng nhiều khi con người trồng liên tục một loại cây trồng trên cùng một mảnh đất. Với mật độ tích lũy cao, chúng sẽ làm cho năng suất cây trồng giảm dần, măc dù người ta tăng cường chăm bón đến bao nhiêu cũng không thể cho năng suất cây trồng tăng cao lên được (hay còn gọi là hiện tượng đất kiệt do đất bị nhiễm nặng các nguồn sâu bệnh). - Nhiều trường hợp do tác hại của sâu bệnh mà một số cây trồng quý, có giá trị kinh tế cao không trồng được, mặc dù các điều kiện tự nhiên khác rất phù hợp. Người ta buộc phải thay đổi bằng một loại cây trồng khác. Sâu bệnh còn làm giảm giá trị hàng hóa của nông sản như để lại các vết đen, các đám sần sùi trên bề mặt của nông sản, làm cho vẻ ngoài của nông sản kém phần hấp dẫn. Sâu bệnh tồn tại trên nông sản làm cho chúng dễ bị thối móc, hỏng trong khi cất giữ. Một số sâu bệnh khác sau khi gây hại cho cây ở ngoài đồng lại có thể được mang theo cùng với nông sản về nhà và t tiếp tục gây hại trong quá trình cất giữ nông sản trong kho. Trong quá trình cất giữ đó, chúng lại tiếp tục lây lan và đôi khi làm hỏng tất cả khối lượng nông sản trong kho. Tác hại của sâu bệnh thông thường có thể dễ dàng nhìn thấy trên đồng ruộng, nhưng đôi khi không trông thấy rõ và dễ bị lầm lẫn với những hiện tượng bị hại do thời tiết và môi trường gây ra. Chúng ta có thể nhìn thấy những vết sâu cắn trên lá, những lỗ sâu đục trên thân, trên trái….những vết bệnh màu nâu đen, trái bị thối nhũn, cành bị héo... Đó là những triệu chứng thông thường, nhữngbiểu hiện dễ thấy do tác hại của sâu bệnh. 5
  16. 2. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại 2.1. Phòng trừ sâu bệnh với các biện pháp thô sơ ở thời kỳ đầu Biện pháp canh tác: làm đất, phơi đất, luân canh, xen canh, bón phân, tưới tiêu, chăm sóc, thời vụ, nhằm làm tăng sức chống chịu của cây trồng và tạo điều kiện bất lợi cho dịch hại. Biện pháp cơ học: nhổ cỏ, bắt sâu, ngắt ổ trứng bằng tay, cắt bỏ bộ phận bị hại trên cây, dùng vợt để bắt côn trùng. Biện pháp lý học: cày ải, đốt đồng, phơi đất, nhằm tiêu diệt dịch hại trú ẩn dưới đất, sử dụng các loại bẩy… Sử dụng thuốc thảo mộc hoặc là các chất vô cơ. 2.2. Sự ra đời của thuốc bảo vê thực vật Thuốc bảo vệ thực vật đã thống trị sự thay đổi trong nông nghiệp ở thập niên 60 và 70 tại các nước phát triển và hiện nay nó vẫn còn là vật liệu không thể thiếu trong công tác bảo vệ thực vật tại hầu hết các nước Châu Á. Sự hiểu biết về sinh thái hầu như không được biết đến hoặc chỉ được đề cặp sơ sài. Thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất rất phong phú và đa dạng sản phẩm, được nhiều nước trên thế giới sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, được áp dụng ngày càng phổ biến. Từ đó đã làm phát sinh ra những vấn đề mới, phức tạp hơn về bảo vệ thực vật như là: Hình thành thói quen sử dụng thuốc, cho là biện pháp không thể thiếu trong canh tác, cho là thuốc có thể giải quyết tất cả các vấn đề trong BVT, phun thuốc định kỳ, lạm dụng thuốc không quan tâm đến các biện pháp phòng trị khác. Kết quả điều tra các hộ nông dân trồng lúa tại xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cho thấy, có tổng cộng 37 thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật được nông dân sử dụng phổ biến. Tất cả các thương phẩm được sử dụng đều nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. 6
  17. 70 65% 60 55% 50% 50% 50% 50% 50 40% 40% 40 30% 30 25% 20% 20 15% 15% 10 0 Hình 1.3: Tỷ lệ nông dân có sử dụng thuốc trừ bệnh trên lúa (%) Riêng thuốc bệnh đã có 13 loại khác nhau được nông dân sử dụng nhiều, ngoài ra còn có các loại thuốc trừ sâu, rầy, nhện gié là 14 loại, còn lại là các loại thuốc trừ ốc và chuột. Tất cả các thương phẩm được sử dụng đều nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. 100 95% 100% 80 60% 60% 60 55% 55% 40% 40% 40 30% 25% 25% 20 15% 15% 10% 0 Hình 1.4: Tỷ lệ nông dân có sử dụng thuốc trừ sâu, rầy và nhện hại trên lúa (%) Bên cạnh đó, có 60% nông dân được khảo sát đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều cho cây lúa. những người được khảo sát có xu hướng tự ý pha nhiều loại 7
  18. thuốc với nhau không theo hướng dẫn của tài liệu để tiết kiệm chi phí cho việc phun thuốc. Đây là điều không được phép trong kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vì có thể làm giảm hiệu lực trừ dịch hại hoặc tạo ra những hợp chất gây cháy lá và tác động xấu đến sức khỏe người dân. 3. Những hậu quả của việc lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật đối với sản xuất nông nghiệp và môi trường 3.1. Hình thành các chủng sâu kháng thuốc Việc áp dụng các biện pháp hóa học trong thời gian dài đã gây ra hiện tượng dịch hại kháng thuốc, thường xảy ra khi dùng một loại thuốc liên tục trong nhiều năm tại một địa phương. Sâu bệnh trở nên không còn mẫn cảm với loại thuốc đó nữa, đây là vấn đề quan trọng đang được quan tâm, nhất là các loài sâu và nhện gây hại do chúng rất dễ hình thành tính kháng thuốc. - Cơ chế kháng thuốc của sâu hại + Phản xạ lẫn tránh: Sâu lẫn tránh tiếp xúc với thuốc dính trên cây, không ăn thức ăn có dính thuốc, tránh xa nơi phun thuốc. + Hạn chế hấp thu chất độc: Sâu có phản xạ ngăn cản, hạn chế hấp thu chất độc vào cơ thể. Xuất phát từ bản năng tự vệ, hạn chế ăn, ngăn cản thuốc xâm nhập qua lớp vỏ da vào nội quan. + Phản ứng chống chịu sinh lý: gây tác động sinh lý làm cho thuốc tích lũy ở mô mở, làm gảm vận chuyển chất độc trong cơ thể, làm giảm độ mẫn cảm của nội quan với tác động của thuốc. + Cơ chế giải độc: tăng tốc độ phân hủy và giải độc dưới tác dụng của các enzym trong cơ thể, là cơ chế kháng thuốc rất quan trọng. Các loại sâu hại kháng thuốc ngày càng gia tăng, đến năm 1986, có tới 447 loài côn trùng và nhện kháng thuốc, trong đó có 264 loài gây hại trong nông nghiệp, ví dụ như bọ nhảy, sâu tơ hại rau cải, sâu xanh hại bông, sâu xanh da láng hại đậu, bù lạch… Đến năm 1993, có trên 504 loài côn trùng kháng với ít nhất một dạng chế phẩm thuốc trừ sâu và có trên 17 loài kháng với tất cả nhóm thuốc trừ sâu chính. Ngoài ra còn nhiều loài nấm gây bệnh, cỏ dại, tuyến trùng, chuột cũng có tính kháng thuốc. 8
  19. Theo tài liệu của Cty Bayer (1986), đã có tới 100 loài nấm bệnh, 48 loài cỏ dại, 2 loài tuyến trùng, 5 loài chuột cũng có tính kháng thuốc. Ở Việt Nam, hiện tượng kháng thuốc của sâu tơ đã lan rộng ra nhiều hợp tác xã chuyên trồng rau họ thập tự và trở thành tai hoạ rất lớn cho vùng chuyên canh rau. Lượng thuốc sử dụng hàng năm đã tăng lên rất nhiều, dẫn tới hậu qua là chi phí thuốc tăng, cây phát triển không bình thường, dư lượng thuốc trong cây cao, gây ngộ độc. Việc phun thuốc nhiều lần/vụ kéo dài đã làm ô nhiễm môi trường và cân bằng sinh học tự nhiên bi xáo trộn. 3.2. Xuất hiện sâu hại mới Những nơi sử dụng thuốc trừ sâu phổ biến, thường thấy xuất hiện những sâu hại mới. Dưới tác động của thuốc, các loài gây hại thứ yếu cũng bị tiêu diệt. Có khi loài gây hại thứ yếu có tính kháng thuốc mạnh sẽ phát triển thành loài gây hại chủ yếu rất khó phòng trị hay còn được gọi là hiện tượng đổi ngôi của dịch hại. Năm 1950, loài gây hại chủ yếu trên bắp cải là sâu xanh, sau một thời gian sử dụng thuốc hóa học liên tục, sâu tơ trở thành loài gây hại chủ yếu có tính kháng thuốc rất mạnh. Trên cam quýt, loài gây hại chủ yếu là rầy chổng cánh và sâu vẽ bùa, sau thời gian sử dụng thuốc liên tục, nhện đỏ trở thành loài gây hại chủ yếu có tính kháng thuốc rất nhanh, rất khó phòng trị. Trên bông vải, sâu ăn bông là loài gây hại chủ yếu, sau này lại xuất hiện thêm một số loài gây hại mới. 3.3. Gây ra hiện tượng tái phát của sâu hại Trong những năm đầu sử dụng thuốc hoá học, do tác dụng của thuốc nên mật độ sâu hại trên đồng ruộng có giảm đi. Những năm tiếp theo, lượng thuốc sử dụng nhiều hơn nhưng mật độ sâu không những không giảm đi mà còn tăng lên hơn trước. 3.4. Hủy diệt thiên địch Phần lớn thiên địch mẩn cảm đối với thuốc trừ sâu nhiều hơn dịch hại, điều nay có thể được giải thích như sau: - Thiên địch hấp thụ (tiếp nhận) nhiều thuốc hơn, đặc biệt là các loại ký sinh, do cơ thể của các loài này thường nhỏ hơn ký chủ (tỷ lệ diện tích bề mặt cơ thể/thể tích lớn hơn trong trường hợp côn trùng có kích thước nhỏ). - Dịch hại có thể chống chịu thuốc cao hơn thiên địch do tiếp xúc thường xuyên với thuốc. 3.5. Gây ô nhiễm môi trường 9
  20. Việc sử dụng thuốc không đúng sẽ gây ô nhiễm cho môi trường đặc biệt là tại những vùng có hệ kênh rạch chằng chịt như vùng Đồng bằng song Cửu Long, nơi mà nước không những được sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày của đa số người dân mà còn là môi trường nuôi cá, tôm và nhiều nguồn lợi thủy sản khác. 3.6. Ảnh hưởng đến con người Các triệu chứng bị ngộ đôc do thuốc bảo vệ thực vật đối với người Các triệu chứng bị ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật đối với người chủ yếu do các đường xâm nhập qua da, qua miệng và mũi hít vào, các triệu chứng bị ngộ độc: - Biểu hiện chung: Mệt mỏi, khó chiệu, yếu sức. - Đối với da: Ngứa, nóng rát, mẩn đỏ, ra mồ hôi nhiều. - Tiêu hóa: Nóng và rát ở miệng, ở cuống họng, chảy nước miệng, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy. - Thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, choáng váng, bồn chồn, bắp thịt co giật, bất tỉnh. - Hô hấp: Ho, đau ngực, khó thở, thở khò khè. Đồng thời với kiểm tra triệu chứng, cần xem bệnh nhân có tiếp xúc với thuốc không (Nguyễn Mạnh Chinh, 2012). Bên cạch đó, việc sử dụng thuốc với liều lượng cao, không đúng sẽ tác động độc hại đến người trực tiếp sản xuất và gia đình họ và làm giảm chất lượng trái do thuốc lưu tồn trên trái, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu thụ. Hiện nay chưa có một chiến lược hoàn hảo đơn giản cho phép phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại đạt hiệu quả lý tưởng. Thuốc bảo vệ thực vật hiện đang bị chỉ trích vì những nguy hiểm và hậu quả do chúng gây ra đối với môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, cho đến nay cũng chưa có biện pháp hữu hiệu thay thế cho biện pháp hóa học. Vì vậy, mục tiêu chiến lược đúng đắn hiện nay là sự hợp lý hóa chất bảo vệ thực vật bằng cách tăng cường áp dụng biện pháp phòng trừ sinh học, biện pháp quản lý dịch hại cây trồng (IPM), đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng các biện pháp khác nhằm hướng tới nền công nghiệp sạch hơn. Trên quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững cần nghiên cứu áp dụng các biện pháp để hạn chế ô nhiễm do hóa chất nông nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch hơn. Cần sớm xây dựng, ban hành tiêu chuẩn về dự lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường (đất, nước, không khí) và đối với nông sản thực phẩm; tiêu chuẩn về 10
nguon tai.lieu . vn