Xem mẫu

  1. ChươNq III OUY TRÌNH TỔ CHỨC VÀ OUẢN LÝ DI SẢN VĂN HOÁ VỚI PHÁT TRIÊN d u l ịc h 9 3.1. Xác đinh di sản văn hóa Cho đến nay, nước ta đã có khá nhiều di sản văn hóa vật thế và di sản văn hóa phi vật thể được nhận vinh dự là di sản văn hóa thể giới, hàng ngàn di tích cấp tỉnh và gần ba nghìn di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng di tích cấp quốc gia, hơn một trăm bảo tàn g ... Những con số đó đã phản ánh sự phong phú của các di sản văn hóa ở nước ta, nhưng con số ấy sẽ nói lên điều gì về sự đóng góp của di sản văn hóa vào sự phát triển kinh tế của đất nước? Điều dễ nhận ra là ở nước ta các di sản văn hóa gắn bó mật thiết với hoạt động du lịch, các lễ hội lớn diễn ra tại khu vực di sản văn hóa thường thu hút được lượng khách lớn tham quan du lịch, lễ bái, hay cầu phúc, cầu tài... Vì thế, các di sán văn hóa đã và đang được coi là nguồn tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch càng phong phú, đặc sắc càng có sức hấp dẫn với du khách và có hiệu quả kinh doanh du lịch cao. Để tiến hành nghiên cứu, quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát triển di sản văn hóa một cách có hiệu quả, cần phải tiến hành xác định, phân- loại di sản văn hóa khoa học và phù họp. Di sản văn hóa gồm nhiều loại, có hàm nghĩa rộng, phức tạp và chồng chéo, khó có thế áp dụng tiêu chuẩn đo lường chính xác đế lượng hóa được. Do vậy, trong khi xác định, phân loại di sản văn hóa, nhà quản lý nên thực hiiện theo các nguyên tắc sau: 91
  2. - Căn cứ vào thực tiễn điều tra di sản văn hóa trong năm, rồi tiến hành xác định di sản văn hóa theo đăng cấp và phân loại theo thuộc tỉnh (đặc điểm, tính chất, loại hình). - Khi phân loại di sản văn hỏa cần căn cứ vào hình thức để xác định tính chất của di sản, ngoài ra cần phân loại tầm quan trọng, quy mô, giá trị du lịch của di sản văn hóa. Khoản 6, điều 1 - Luật Du lịch của Inđônêxia đã xác định điểm 7 • • • du lịch như sau: “Trước hết đó là vị trí có tài nguyên du lịch và có sức hấp dẫn, sức hút đối với con người. Tất cà những điều này đều được Chính phủ xác định và quản lý. Việc xây dựng các điểm này phục vụ cho du lịch phải được đảm bảo bốn yêu cầu: Có khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội tại địa phương; Đảm bảo gìn giữ được những giá trị văn hóa, tín ngưỡng và phong tục tập quán đang tồn tại ở địa phương; Bảo vệ được môi trường sinh thái; Đảm bảo sự phát triển du lịch lâu dài”. Khoản 8, điều 4, chương I - Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005) ghi: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch” . Khoản 1, 2, điều 24 - chương IV - Luật Du lịch V iệt Nam (năm 2005): Các điều kiện để công nhận là điểm du lịch gồm: + Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau được công nhận là điểm du lịch quốc gia: - Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đổi với nhu cầu tham quan của khách du lịch. - Có kết cấu hạ tầng và du lịch cần thiết, khả năng đảm báo phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm. + Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau được công nhận là điểm du lịch địa phương: - Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đổi với nhu cầu tham quan của khách du lịch. 92
  3. - Có kết cấu hạ tầng và du lịch cần thiết, kha năng đám bao phục vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm. - Cần đảm bảo tính khoa học, cũng như tính thực tiễn cho việc quản lý, nghiên cứu và việc bảo tồn, tôn tạo, phát triến di sản có hiệu quả. 3.2. M ô tả di sản văn hóa Di sản văn hóa là nguồn lực quan trọng, là cơ sở đế phát triển du lịch. Nhưng di sản văn hóa lại có tính biến đối và suy giảm bởi những tác động của các điều kiện tự nhiên, con người và các hoạt động kinh tế - xã hội. Do vậy, quản lý và bảo tồn di sản văn hóa là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng hàng đầu của mỗi địa phương, mồi quốc gia muốn phát triển du lịch. Công tác sưu tầm, kiểm kê một cách khoa học, toàn diện di sản văn hóa luôn là nhiệm vụ quan trọng trước nhất. Sau đó hình thành bộ tư liệu về diện mạo, giá trị di sản đó trong từng địa phương. Đây là việc làm vừa cấp bách, vừa lâu dài, không được lơi lỏng, vì thời gian và các nghệ nhân cao tuổi sẽ qua đi không thể chờ đợi. Thu thập được những thông tin này không phái là một nhiệm vụ dễ dàng. Công việc của nhà nghiên cứu là phải phát triển kỳ năng và kỹ thuật để có thể thu thập thông tin một cách đầy đủ, chính xác và quan trọng hơn cả là phải có tâm hồn, tình cảm để hiểu và cảm nhận được những giá trị cha ông gửi gắm ẩn chứa trong các di sản văn hóa. Sau khi nghiên cứu, họ có thể hỗ trợ ngược trở lại cho những người đã cung cấp thông tin và cộng đồng đang lưu giữ di sản văn hỗa, bằng việc xác lập mối liên hệ chặt chẽ giữa giới sưu tầm, nghiên cứu và những người trực tiếp tổ chức, quản lý di sản văn hóa tại địa phương. Trong chương I, chúng tôi đã trình bày, không phải di sản vãn hổ a nào cũng có thể trở thành sản phẩm du lịch. Bởi: “sản phấm du 93
  4. lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết đế thỏa mãn nhu cầu cùa khách du lịch trong chuyến đi du lịch” (Luật Du lịch, điều 4, khoản 10). Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu các bước mô tả một số di sản văn hóa có thể khai thác thành sản phẩm du lịch, gồm các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. 3.2.1. Mô tả di sản văn hóa vật thể Các di sản văn hóa vật thể gồm: Các di tích khảo cổ học; Các di tích lịch sử văn hóa; Các di tích văn hóa tín ngưỡng; Các quần thể di tích kiến trúc văn hóa; Hệ thống các bảo tàng, nhà lưu niệm, bộ sưu tập; Hệ thống chợ phiên các vùng... Chúng tôi xin giới thiệu cụ thể cách thức mô tả một số di sản văn hóa vật thể. 3.2.1.1. Di tích lịch sử văn hóa Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn tổ tiên, nên nhiều di tích lịch sử gắn liền với các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước cũng như cuộc đời và sự nghiệp của các danh nhân, các vị anh hùng dân tộc đã được nhiều thế hệ người Việt Nam xây dựng và gìn giữ tới ngày nay. Tính đến ngày 30 tháng 12 năm 2006, cả nước ta có 1.367 di tích lịch sử được xếp hạng cấp Quốc gia. Đây là điều kiện, nền tảng để phát triển các hoạt động du lịch về nguồn. * Các di tích lịch sử ở nước ta bao gồm: - Các di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu, có ý nghĩa định hướng phát triển của đất nước, địa phương: khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ); Bến Bình Than (Nam Sách - Hải Dương), nơi diễn ra Hội nghị các tướng lĩnh bàn về việc đánh quân Nguyên Mông lần thứ hai... - Các di tích ghi dấu chiến công chống quân xâm lược: Bạch Đằng, Đổng Đa, Điện Biên Phủ, Đông Khê, Thất Khê (Cao Bằng), Ải Chi Lăng (Lạng Sơn), c ầ u Hàm Rồng (Thanh Hóa), Thành cổ Quảng Trị, Khe Sanh, Địa đạo Củ Chi... 94
  5. - Các di tích ghi dấu những kỷ niệm: Di tích về danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi ở Côn Sơn (Chí Linh - Hái Dưưng); Khu lưu niệm nhà thơ - Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du ở Tiên Điền (Nghi Xuân - Hà Tĩnh); Khu lưu niệm nhà nho, nhà giáo Chu Văn An (Phượng Hoàng, Chí Linh - Hải Dương); các khu di tích gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí M inh (Pắc Pó - Cao Bằng, Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An, Bến cảng Nhà Rồng - Thành phố Hồ Chí M inh...), v.v... * Các bước mô tả di tích lich sử: ế - Vị trí, tên gọi, cảnh quan. + Xác định vị trí, diện tích lãnh thổ, tên gọi di tích. + Giá trị về phong cảnh. - Lịch sử hình thành và phát triển. - Giá trị cổ vật (cả về số lượng và chất lượng), vật kỷ niệm. - Nhân vật được tôn thờ và những người có công xây dựng trùng tu. - Những di sản phi vật thể gắn với di sản: các phong tục tập quán, các lễ hội, các giá trị văn h ọ c... - Thực trạng tổ chức quản lý bảo vệ, tôn tạo và phát triển di tích. - Thực trạng chất lượng môi trường ở khu vực di tích. - Giá trị được xếp hạng: Quốc tế, quốc gia, địa phương, thời gian được xếp hạng. 3.2.1.2. D i tích văn hóa tín ngưỡng Bàn về các di tích văn hóa tín ngưỡng, ta cỏ thể nhắc tới các di tích với kiến trúc nghệ thuật khá đa dạng và phong phú của nước ta. Trong đó có nhiều di tích lưu giữ nhiều giá trị về kiến trúc, mỹ thuật, lịch sử - văn hóa. 95
  6. * Di tích văn hóa tín ngưõTig gồm: - C hùa: hiện nay ở nước ta có hàng nghìn ngôi chùa, tính đến ngày 30 tháng 12 năm 2005, cả nước có 580 ngôi chùa được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia, trong đó những tỉnh và thành phố có nhiều ngôi chùa được xếp hạng danh thắng kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia là: Hà Nội (163), Hà Tây (cũ) (134), Hưng Yên (37), Hải Dương (35), Bắc Ninh (30), Hải Phòng (23), Nam Định (20)(l)... theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn có 42 ngôi chùa Việt Nam nổi tiếng, mang giá trị văn hóa - lịch s ử (2). - Đình', là ngôi nhà chung của cộng đồng làng xã Việt Nam, với ba chức năng chính: hành chính, tín ngưỡng, văn hóa. Tính đến ngày 30 tháng 12 năm 2005, cả nước có 874 ngôi đình được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia, các địa phương có nhiều ngôi đình được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia chủ yếu thuộc vùng châu thổ Bắc Bộ như: H à Tây (cũ) (249), Hà Nội (181), Hải Dương (68), Hưng Yên (68), Bắc N inh (46), Hải Phòng (28), Thái Bình (27), Bắc Giang (27), Phú Thọ (2 2 )(3). - Đền: Có nhiều kiến trúc đền đã và đang trở thành những điểm tham quan hấp dẫn du khách đến như: đền Bạch Mã, đền Quan Thánh, đền Đồng Nhân, đền Ngọc Son (Hà Nội); đền Trần (Nam Định); đền Kiếp Bạc (Hải Dương); đền Nghè (Hải Phòng); đền Vua Đinh,Vua Lê, đền Thái Vi (Ninh Bình); đền Bà Triệu (Thanh Hóa); đền Cuông (Nghệ An); V.V.. Tính đến ngày 30 tháng 12 năm 2005, cả nước có 257 ngôi đền được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Đến nay những địa (1> Cục di sản - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sđd. (2) Hà Văn Tấn, Sđd. í3) Cục di sản - Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch, Sđd. 96
  7. phương có nhiều di tích kiến trúc đền được xếp hạng cấp Quốc gia như: Hà Nội (32), Hưng Yên (30), Bắc Ninh (24), Nam Định (20)... - Nhà thờ'. Kiến trúc nhà thờ gắn liền với Đạo Thiên chúa, được du nhập vào nước ta khoảng cuối thế ký XVỈ. các nhà thờ ngày nay phần lớn được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX. có kiến trúc Gô-tích. Hiện nay ở Việt Nam có 5.390 nhà thờ. trong đó nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình), nhà thờ Đức Bà (Thành phố Hồ Chí Minh), nhà thờ Lớn (Hà Nội), nhà thờ Phú Nhai (Nam Đ ịnh)... là những nhà thờ lớn, những điếm du lịch hấp dẫn của du khách. * Các bước mô tả di tích văn hóa tín ngưỡng - Vị trí, tên gọi, cảnh quan + Xác định vị trí, diện tích lãnh thổ, tên gọi di tích. -t- Giá trị về phong cảnh. - Lịch sử hình thành và phát triển. - Quy mô, kiểu, giá trị kiến trúc mỹ thuật, niên đại kiến trúc mỹ thuật. - Giá trị cổ vật (cả về số lượng và chất lượng), vật kỷ niệm. - Nhân vật được tôn thờ và những người có công xây dựng trùng tu. - Những di sản phi vật thể gắn với di tích: các phong tục tập quán, các lễ hội, các giá trị văn h ọ c ... - Thực trạng tổ chức quản lý bảo vệ, tôn tạo và phát triển di tích. - Thực trạng chất lượng môi trường ở khu vực di tích. - Giá trị được xếp hạng: quốc tể, quốc gia, địa phương, thời gian được xếp hạng. 97
  8. * Ví dụ: Mô tả về ĐÌN H TRÀ CỎ Quảng Ninh được biết đến là một trong những tính có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Trong đó cỏ khu du lịch Trà c ổ với bãi biển trải dài hơn 15km được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam và đình Trà cổ - một ngôi đình khá đồ sộ và hoàn toàn mang dấu ấn Việt Nam. Đình Trà c ổ (vào thời Nguyễn có đặt thêm tên chữ cho công trình là Vạn cổ từ - nghĩa là ngôi đền có từ lâu đời) thuộc xã Trà Cổ, huyện Hải Ninh, Tỉnh Quảng Ninh. Từ thời Nguyễn vùng này được gọi là: đạo Hải Ninh, châu Hà c ố i, xã Trà c ổ . Được đánh giá là ngôi đình khá đồ sộ ở địa đầu đất nước và hoàn toàn mang dấu ấn nền văn hoá Việt. Đình Trà cố được xây dựng từ thời Hậu Lê năm 1462 trên một vùng đất rộng nằm ở phía Nam phường Trà c ổ , Đình có kiến trúc kiểu chữ Đinh (J), thờ sáu vị Thành hoàng đã có công lập lên xã Trà Cô (nay là phường Trà c ổ ) cách đây gần 600 năm. Đình được xây dựng trên một khu đất rộng, bằng phẳng phù hợp với sinh hoạt cộng đồng. Đình nằm gần sát với đường lớn chạy từ huyện xuống bãi biển. Công trình được dựng hướng Nam chếch Tây 10°, rất phù hợp với khí hậu mùa hè nóng, hưởng gió.nồm nam và che bớt gió m ùa đông bắc. Kiến trúc: Gồm một tòa đại đình, được gắn thêm hậu cung kiểu chuôi vồ, tạo nên bố cục mặt bằng của toàn bộ công trình theo kiểu hình chữ Đinh. Với năm gian hai chái, đình có chiều dài toàn bộ là 28,1 Om. Các vì kèo được kết cấu bằng bốn hàng cột, tạồ nên chiều rộng của đình là 11,40m. Đình Trà c ổ có 48 cột gỗ lim đặt trên đá, trong đó có những cột cao gần 5m. chu vi khoảng l,5m , các cột được giằng đan bởi những xà ngang dọc, ở các đầu xà gồ đều chạm đầu rồng. Hai đầu hồi là hai bức hoành phi sơn son thiếp vàng đối diện nhau: “Nam Sơn
  9. tịnh thọ; Địa cửu thiên trường" (Nước Nam bên vững; Đât vững trời dài). Riêng hậu cung chuôi vồ có chiều dài 10.30m và rộng 6,53m. Tòa đại đình có bốn mái, hai chính hai phụ, các vì kèo đều có chiều cao là 5,53m. cấ u trúc cúa các vì kèo đều theo thể thức thượng rừng hạ ke, nghĩa là nứa trên cấu trúc đỡ hoành bằng các rường và đấu, còn nứa dưới thi là một đường kẻ chạy ra đến cột biên. Tuy nhiên, vì kèo và toàn bộ nóc bị sửa chữa nhiều lần nên kết cấu và trang trí đon giản đi nhiều. Lối cấu trúc thượng rừng hạ kẻ là lối cấu trúc gặp khá nhiều trong các đình có niên đại thế kỷ XVII(I). Kiến trúc sàn của đình hiện còn được giữ khá nguyên vẹn, đặc biệt được phân thành ba cấp cao thấp khác nhau. Lớp thứ nhất là lóp sàn thuộc không gian được giới hạn bởi bốn cái cột cái cua hai gian kề gian giữa (gian lòng thuyền) chúng cao cách mặt nền đình 0,55m. Lớp thứ hai thuộc không gian được giới hạn với bốn cột cái của hai gian kế tiếp hai gian trên kể từ giữa ra, cao 0,70m hon lớp sàn kia 0,15m. Lớp sàn thứ ba là không gian được giới hạn bởi các cột cái và các cột quân. Chúng bao quanh hai lóp sàn kia và cao 0,85m. Việc sàn đình chia nhiều cấp đã từng gặp ở đình Chu Quyến(2)(có hai cấp). Việc phân chia thành nhiều cấp có thể cho thấy việc hội họp vào thế kỷ XVII vẫn có sự phân chia tôn ti, phân chia theo thế hệ. - Trang trí mỹ thuật: Các trang trí trên thành phần kiến trúc rất phong phú. Đề tài trang trí hầu hết là hình Rồng, được các nghệ nhân thể hiện dưới nhiều hình mẫu, nhiều đồ án trang trí khác nhau. Đó là những mảng Rồng ổ, cả họ nhà Rồng lớn bé, dài ngắn khác nhau quây quần trên những tấm cốn đình, mỗi con bố cục theo m ột kiểu dáng khác nhau trông rất sinh động. (1’ Nguyễn Du Chi (2 0 0 1 ), Sđd, trang 261. (2) Đình Chu Quyến thuộc xã Chu Minh, Ba Vì, Hà Tây. Đình được xây dựng vàiocuối thế kỷ XVII. 99
  10. Khi thì là Rồng đôi, hai con được bố cục đăng đối chầu mặt trời với nhiều tia lửa rực rờ hoặc thay mặt trời bằng con hố hay người cưỡi hố, ra dáng trang nghiêm mà vẫn vui. Có khi lại được thể hiện bằng cảnh tiên cưỡi Rồng. Một đầu rồng to với nhiều đao lửa tua tủa trên đầu và trên sừng lấp ló một tiên nữ đang ngồi... Tuy bố cục khác nhau nhưng Rồng đều có chung một cách điêu khắc, là Rồng mồm rộng cằm bạnh, viền mép gập vuông, mắt tròn lồi to, mũi nở phồng và hai tai dài vểnh, thường được cách điệu thành đao lửa. Ngoài Rồng, còn có Phượng cũng được điêu khắc rất sinh động. Hình Phượng đang xòe cánh, mồm ngậm cành hoa, cồ vươn dài. Đặc biệt tóc trên đầu được các nghệ nhân biến thành một đao lửa dài, đuôi Phượng thường được nghệ nhân thể hiện dài đẹp thì ớ đây lại rất ngắn mặc dù vẫn uốn lượn mềm mại. Hình ảnh các tiên nữ, ngoài việc thể hiện trong đề tài cưỡi Rồng hay hổ, còn được tả như đang ngồi bên cửa sổ. Nghệ nhân đã khéo chạm thành hai lớp, lớp ngoài là một ô cửa viền lá đề có trang trí hoa lá, phía trong hiện lên khuôn mặt tiên nừ trái xoan, lông mày cong, mũi thon, mồm nhỏ. Bên cạnh những đề tài trên, trong đình còn có hình một số con vật được chạm với bố cục lạ. Đó là con thú bốn chân, có tai dài vểnh cao, mồm rộng nhiều răng, người tròn lẳn, đuôi ngắn. Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nó là loài thú gì. Hình ảnh loài thú này hay thấy trong các chạm khắc kiến trúc cuối thế kỷ XVII. Đề tài hoa lá như: Hoa sen, hoa mẫu đơn, trú c... Xen kẽ là các ô chữ viết theo lối cách điệu như chữ Vạn, chữ Phúc, chữ Thọ nhằm thể hiện aò ước, niềm tin và cũng là lời cầu chúc cho tương lai tốt đẹp. Kỹ thuật chạm khắc hết sức hoàn hảo, nghệ nhân chạm lộng với nhiều lớp khác nhau, mỗi lớp đều thể hiện rất chi tiết, đầy đủ, trọn vẹn. Hình khối mềm mại, uyển chuyển làm cho các hình mẫu thêm phần sinh động, mà vẫn không kém phần chắc nịch khỏe khoắn. 100
  11. - Hiện vật: Ngai thờ Thành hoàng, sắc phong. Ngoài ra là một số hiện vật được làm vào thế kỷ XIX. Các sắc phong ở đình cũng là những sắc phong của vua triều Nguyễn, sắc cố nhất có niên hiệu Tự Đức 33 (1880), tiếp đó là bổn sắc phong có niên hiệu Thành Thái 1 (1889) và một sắc phong có niên hiệu Duy tân 3 (1909). Các sắc phong đều ghi rõ tên vị thành hoàng làng: Quảng Trạch đại vương Ngọc Son trấn hải đại vương Huyền Quốc Lã thái úy K hổng Lộ Giác H ải tự thần Linh phù bách điểm tước chi thần ■ Lễ hội đình Trà c ổ diễn ra từ ngày 30 tháng 5 đến 6 tháng 6 âm lịch hằng năm. N gày 25 tháng 5 đoàn thuyền rước từ Trà Cổ về quê tổ Đồ Sơn. Ngày 30 tháng 5 đoàn thuyền từ Đồ Sơn quay về đến Trà c ổ . Ngày 1 tháng 6, bắt đầu vào hội rước V ua ra bể (còn gọi là rước vua ra miếu), với những nghi thức rất trang trọng: một đội quân cầm vũ khí, cờ thần, phường bát âm, bát bửu, tiếp đến là người cầm cờ vía (phải là người cường tráng trẻ đẹp và có đạo đức được làng bầu chọn từ cuối hội năm trước) cùng mọi người khiêng kiệu. Sau lễ rước là cuộc thi các sản phẩm chăn nuôi trồng trọt mà biểu thị chủ yếu là thi các chú lợn mà người ta gọi là các Ông Voi. Các Ông Voi được các cai đám và dân làng chăm sóc chu đáo từ nhiều tháng trước khi vào Hội. Nét độc đáo của Lễ hội đình T rà c ổ là hội thi làm cồ, thi nấu ăn, ai nấu ăn giỏi đều được cả làng biết đến. Ngày mồng 6, Lễ hội kết thúc với phần biểu diễn múa bông, Trong ngày m úa bông, người ta cầu m ong trời đất thần linh phù trợ cho đánh bắt được nhiều cá tôm , buôn bán phát đạt, chăn nuôi, trồng cây tươi tốt, cuộc sống ấm no. 101
  12. - Đình Trà cổ được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia. do Ban quản lý di tích thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh quản lý. Qua vài lần tu sửa vào các thời sau. nhưng đến nay đình Trà c ổ vẫn được gìn giữ nhiều nét kiến trúc xưa và được đánh giá là một trong không nhiều ngôi đình có tuổi thọ cao. Vị trí của đình lại nằm ngay ở địa đầu biên giới tổ quốc, hơn 300 năm qua nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa thuần Việt, không bị ảnh hưởng văn hóa ngoại biên. 3.2.1.3. Quần thể di tích kiến trúc văn hóa * Quần thể di tích kiến trúc văn hóa gồm: - Thành lũy: Trong các thời kỳ lịch sử ở nước có nhiều tòa thành lũy cổ đã được xây dựng làm nơi đóng trụ sở hành chính, hoặc có chức năng phòng thủ. Hiện còn nhiều tòa thành vẫn giữ được các dấu tích kiến trúc, các công trình kiến trúc có ý nghĩa về lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật đã và có thể khai thác phục vụ mục đích tham quan, nghiên cứu, giáo d ụ c... như: Tòa thành Luy Lâu trụ sở hành chính của các quan cai trị Trung Quốc ở và làm việc thời Bắc thuộc, hiện vẫn còn dấu tích tường thành ở xã Trí Quả (Thuận Thành - Bắc Ninh); Thành nhà Mạc được xây dựng năm 1552, nằm bên bờ sông Lô (Trung tâm thị xã Tuyên Quang); Khu di tích và tòa thành Lam Kinh được xây dựng khá quy mô vào năm 1428 thuộc xã Xuân Lam (Thọ Xuân - Thanh H óa)... - K inh đô cổ: Các triều đại phong kiến nước ta, các vị vua đã cho xây dựng kinh đô ở nhiều nơi. Chỉ cỏ cố đô Huế hiện còn bảo tồn được hơn 100 công trình kiến trúc có giá trị, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Các kinh đô khác như c ổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long, Tây Đô, T rà Kiệu, Đông Dương, Trà Bàn phần lớn chỉ còn lại dấu tích kiến trúc. - Các đô thị và nhà cổ: Ở nước ta hiện nay còn bảo tồn hàng nghìn ngôi nhà cổ. Những ngôi nhà cổ được bảo tồn ngày nay chủ yếu tập trung ở khu phố cồ Hà Nội, khu phố cổ Hội An và 102
  13. một số vùng nông thôn Việt Nam. Theo thống kê cúa Sớ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội năm 2004, phố cổ Hà Nội có 859 di tích kiến trúc nhà ở, trong đó có 245 ngôi nhà cố và 614 ngôi nhà cũ có giá trị cần bảo tồn. Phố cố Hội An có tới trên 1.000 ngôi nhà cổ cần bảo tồn, trong đó có 82 ngôi nhà được xếp hạng di tích lịch sử đặc biệt và bảo vệ tuyệt đối. Nước ta cũng có nhiều đô thị cổ đã được xây dựng, nhưng đến nay chỉ còn 3 đô thị cổ có giá trị về kiến trúc, lịch sư - văn hóa, là những điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch là phố cố Hà Nội, phố cổ Hội An và phố Hiến. * Các bước mô tả quần thể di tích kiến trúc văn hóa: - Vị trí, tên gọi, cảnh quan + Xác định vị trí, diện tích lãnh thổ, tên gọi di tích. + Giá trị về phong cảnh. - Lịch sử hình thành và phát triển. - Quy mô, kiểu, giá trị kiến trúc mỹ thuật, niên đại kiến trúc mỹ thuật. - Giá trị cổ vật (cả về số lượng và chất lượng), vật ký niệm. • Nhân vật được tôn thờ và những người có công xây dựng trùng tu. - Những di sản phi vật thể gắn với di tích: các phong tục tập quán, các lễ hội, các giá trị văn học... - Thực trạng tổ chức quản lý bảo vệ, tôn tạo và phát triển di tích. - Thực trạng chất lượng môi trường ở khu vực di tích. - Giá trị được xếp hạng: quốc tế, quốc gia, địa phương, thời gian được xếp hạng. 3.2.1.4. Hệ thống các bảo tàng, nhà lim niệm “Bảo tàng, nhà truyền thống, lưu niệm làm nhiệm vụ nghiên (CỨU, sưu tầm, kiện toàn, bảo quản, trưng bày và phổ biến các báu 103
  14. vật của sưu tập hiện vật gôc vê lịch sử tự nhiên và văn hóa vật chât và tinh thần - là những sử liệu gốc đầu tiên của kiến thức - nhằm tài liệu hóa khoa học và các quá trình phát triển của thiên nhiên và xã hội loài người” (1). Hiện nay, nước ta có khoảng 115 bảo tàng quốc gia, bảo tàng các chuyên ngành và nhà truyền thống, lưu niệm trong cá nước, là nơi sưu tập, lưu giữ những giá trị văn hóa của quá khứ mà còn là cầu nối quá khứ với hiện tại và tương lai. Tiêu biểu như: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, đó là những bảo tàng hạt nhân của hệ thống bảo tàng Việt Nam, có quy mô, vị trí xứng đáng trong khu vực, quốc tế. Tuy nhiên, các thiết chế văn hóa này hiện đang ở trong trạng thái tương đối tĩnh trước thách thức lớn lao của thời đại bùng nổ thông tin. * Các bước mô tả một bảo tàng, nhà lưu niệm: - Vị trí, tên gọi, cảnh quan. - Lịch sử hình thành và phát triển. - Quy mô, kiểu, giá trị kiến trúc mỹ thuật, niên đại kiến trúc mỹ thuật. - Giá trị về hiện vật gốc (cả về số lượng và chất lượng): hiện vật gốc thể khối, hiện vật gốc thuộc nghệ thuật tạo hình, hiện vật gốc có chữ viết; Các hiện vật trung gian môi giới (bản sao cùa hiện vật gốc, được làm một cách khoa học và chính xác). - Nhân vật được tôn thờ và những người có công xây dựng trùng tu. - Những di sản văn hóa phi vật thể gắn với bảo tàng, nhà lưu niệm: các phong tục tập quán, các lễ hội, các giá trị văn học... (l) Phan Khanh (1992), Bảo tàng - di tích - lễ hội, vấn đề bào vệ di sàn văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà N ội, tr. 66. 104
  15. - Khoảng cách giữa vị trí của bảo tàng, nhà lưu niệm với thị trường cung cấp khách hàng, cũng như chủng loại và chất lượng đường giao thông các phương tiện giao thông có thể hoạt động. - Khoảng cách tới các di sản văn hóa và tự nhiên du lịch khác. - Thực trạng tổ chức quản lý báo vệ. tôn tạo và phái triến di sán. - Giá trị được xếp hạng: quốc tế, quốc gia, địa phương, thời gian được xếp hạng. 3.2.1.5. Chợ phiên các vùng Bây giờ, khi những trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng có mặt ở khắp nơi thì vẫn có nhiều người nhớ và muốn tìm lại cảm giác thú vị khi đi chợ phiên. Những phiên chợ chỉ họp vào một vài ngày cố định trong tháng với những sản phấm đặc trưng. Chợ phiên chứa đựng một nét văn hóa xưa không dễ gì quên được, là nơi gặp gỡ tâm tình, trao duyên, là nơi sinh hoạt văn hóa dân gian, cầu chúc những điều may mắn tốt lành đến trong năm mới. Sản phẩm thường do mọi người trực tiếp làm rồi đem ra chợ bán. Hàng hóa lại rất phong phú. Bây giờ, phiên chợ không còn rõ nét như trước nữa nhưng dù sao nó vẫn giữ được một số nét độc đáo riêng. Chợ phiên thường họp rất sớm, từ lúc trời còn tờ mờ sáng cho đến quá trưa mới kết thúc. Mỗi chợ phiên đều có những sản phẩm ' đặc trưng. N hư chợ phiên Văn Giang có con giống. Người từ khắp nơi đổ về đây và chở theo nhiều con giống, từ lợn, gà, vịt, chó, mèo... Tiếng gọi nhau í ới, tiếng mặc cả, tiếng cãi cọ... tất cả những âm thanh đặc trưng đó làm nên một phong cách rất riêng của chợ quê Việt Nam. Chợ phiên mặc dù bây giờ không còn giữ được nhiều nét đặc trung như trước nhưng vẫn có sự khác biệt để tạo nên sức hấp dẫn riêng của nó. Ngay cả phiên chính hay phiên xép cũng khác nhau. 105
  16. Tuy nhiên, vần còn những phiên chợ giữ được đặc trung truyền thống của mình như chợ Cán c ấ u (Lào Cai), chợ cách huyện Bắc Hà chừng 18km, họp trên một ngọn đồi thoai thoải. Chợ Cán c ấ u trước kia gần trong thị trấn Bắc Hà, nhưng cứ mồi lần nhà nước xây cất chợ thành khang trang thì bà con lại chuyển đi nơi khác. Đó là do tập tục từ bao đời nay, bởi với họ, chợ phiên là nơi có thể mang bán hay mua đủ các thứ mà không cần phải xếp loại hay theo khuôn mẫu nào, người đi chợ muốn tùy nghi bày biện hàng hóa của minh. Chợ Cán Cấu mỗi tuần họp một lần vào ngày thứ bảy. Một bãi chợ hoàn toàn của người dân tộc, M ông Đen, Mông Đỏ, Mông Hoa, Giao, Tày... Từ trên cao nhìn xuống bãi chợ, khói bếp tỏa lên giữa những lều tranh lụp xụp, với cơ man nào là người với các sắc áo xanh đỏ, xa xa là núi đồi phủ sương lam, lác đác vài ba nhà sàn. Phong cảnh thanh bình và hoang sơ. Ai đã từng đến SaPa chắc không thể quên hình ảnh sáng thứ Bảy người đàn ông H ’Mông dắt vợ cưỡi ngựa mang cái gì đó đến chợ để bán. Chiều chủ nhật thì ngược lại, người vợ dắt con ngựa trở về trên lưng ngựa ông chồng say rượu nằm vắt ngang. Với người Mông đi chợ là phải say rượu, nếu chưa say thì chưa vui... Hầu như ở mỗi địa phương trên mảnh đất Việt Nam này đều có những phiên chợ họp vào một thời điểm nhất định nào đó trong tháng. Bắc Ninh nổi tiếng với phiên chợ Nón, Vĩnh Phúc có phiên chợ Lồ, rồi chợ Săn ở Hà Tây (cũ), chợ Non ở Hà Nam hoặc như phiên chợ nổi tiếng cả nước mà mồi năm chí họp có một lần như chợ Viềng ở Nam Định... mỗi phiên chợ đều chứa đựng m ột đặc trưng riêng, thể hiện văn hóa của từng địa phương. Nhiều người coi đi chợ phiên là đi chơi, đi thưởng thức chợ chứ không nhất thiết phải mua sắm gì. Đi chợ như một nhu càu không thể thiếu trong đời sống của mỗi người. Không hẹn m à nên. hàng năm, vào những ngày áp Tết các chợ phiên thường tổ chức buổi chợ cuối cùng để mọi người có thể đi sắm hàng Tết, từ mớ lạt. 106
  17. ống giang, bó lá dong cho đến quần áo. tranh dân gian... Tất cả đều mang đậm mùi vị của hương đồng gió nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Với mỗi người dân Việt Nam, chợ phiên mãi là nét văn hóa cua một thời để nhớ, nơi chất chứa chút tâm hồn dân tộc. * Các bước mô tả một chợ phiên: - Vị trí, tên gọi, cảnh quan + Xác định vị trí, tên gọi phiên chợ, + Giá trị về phong cảnh. - Lịch sử hình thành và phát triển - Những di sản văn hóa phi vật thể gắn với chợ phiên: các phong tục tập quán, các lễ hội, các giá trị văn h ọ c ... - Khoảng cách tới các di sản văn hóa và tự nhiên du lịch khác. * Ví dụ: Mô tả phiên C H Ợ VIÈNG - Tỉnh Nam Định Đây là phiên chợ truyền thống độc đáo nằm trong khu di tích và không gian văn hóa Phủ Dầy thờ thánh mẫu Liễu Hạnh - một trong Tứ Bất Tử của Việt Nam. Chợ Viềng (Nam Định) mỗi năm chỉ họp đúng một phiên, kéo dài từ nửa đêm m ùng 7 đến sáng mùng 8 Tết. Lỡ một phiên chợ V iềng là lỡ cả một năm. Vì vậy, từ nửa đêm đến tờ mờ sáng, dân N am Định, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, H ải Phòng... đổ về chợ Viềng như mắc cửi để mong có lộc cho cả măm. Thật ra Viềng không phải là tên riêng một chợ mà có tới 4,5 lkhu chợ thuộc hai chợ cùng tên Viềng của Nam Định, cùng họp một phiên vào đêm m ùng 7 rạng sáng mùng 8 tháng giêng. Đó là hội V iếng Phủ ở Kim Thái, huyện Vụ Bản (là chợ đã nổi tiếng trong sứ sách, thi ca) và hội Viềng Chùa tại xã Nam Giang, huyện Nam Trực. Người dân thường quen gọi thành chợ Viềng “2 chợ, 1 phiên” 107
  18. cho cả năm. Theo lời người già giải thích, chợ Viềng Phủ có ý nghĩa như chợ thần tiên trên trời (còn gọi là chợ âm phủ). Đi chợ kết hợp với cúng bái, cầu may ở các đền, phủ. Tầm độ 6 giờ sáng, theo cổ lệ, người dân sở tại mới mang đồ truyền thống của phiên chợ Viềng ra bán: liềm, hái, quang, gánh, thúng, mủng, cuốc, xẻng... Đây là những vật dụng cần thiết cho người nông dân cầy bừa, cấy hái và chăm sóc cây trồng vật nuôi từ bao đời nay. M ua một món lấy may và để vững tin rằng mình có đủ sức khoẻ và sẽ chăm chỉ cầy sâu cuốc bầm làm giàu suốt cả năm. Từ Viềng Phủ đến Viềng Chùa hết gần một tiếng đi xe máy, phải vượt qua hai quãng đồng rộng mênh mông. Trước đây, Viềng Phủ nổi tiếng là nơi hội tụ những sản phẩm thủ công nổi tiếng của từng địa phương trong tỉnh Nam Định như đúc Tống Xá, sơn mài Cát Đằng, hàng chạm, mộc La Xuyên, cuốc, xẻng Vân Tràng, giống cây Mỹ Lộc, cây cảnh Nam Điền... Tuy nhiên, gần đây, các sản phẩm này lại tập trung về Viềng Chùa. Viềng Chùa cũng có cây cảnh, có thịt bò (hai sản phẩm không thể thiếu ở chợ Viềng), nhưng đây lại là chợ có đông người Hà Nội, Hải Phòng về dự, vì chợ này trội hơn Viềng Phủ ở các loại hàng hóa, nhất là đồ cổ và cây cảnh đẹp, từ những chiếc đồng hồ báo thức Made in France được nhập vào Việt Nam cuối thế kỷ XIX, chiếc đèn Hoa Kỳ nhập từ Hồng Kông những năm 20, phích Trung Quốc những năm 50, nồi nhôm Liên Xô những năm 60 - 70 đến kiềng bếp gang Thái Nguyên, liềm, hái, lưỡi cày công - nông... không thiếu một thứ gì và giá rất rẻ. Đi chợ xong, khách viếng thăm thường đi thắp hương làm lễ tại Phủ Dầy và các chùa lân cận, trung tâm đạo Mầu lớn nhất Việt Nam, với hom 20 đền và phủ. Thú mua sắm đồ cổ ở chợ Viềng nay đã giảm nhiều. Do kinh tế ngày một khấm khá và do tốc độ mua sắm thời hiện đại nên người 108
  19. ta chí đô tiên ra mua những cặp lộc bình gôm, đỉnh đông... như một món đồ chơi sang trong ngôi nhà tiện nghi chứ không đổ công sức truy tìm những món đồ cổ chính hiệu như chĩnh, vại, chum, lọ, đồ uống trà, chén, bát, ông bình v ô i... như trước đây nữa. Tuy nhiên, với tinh thần “bán được là quí, mua được càng may”, phần lớn những người đi chợ Viềng đều tìm thấy những thứ mình cần, gắn bó với công việc, sở nguyện cúa mình. Cả hai chợ mang đậm tính cầu lộc, cầu may này chỉ họp một phiên duy nhất một ngày trong năm nhưng số lượt người đến chợ Viềng, theo ước tính cùa Sở Văn hóa. Thể thao và Du lịch Nam Định, bằng trên một nửa tổng số người đến chùa Hương trong 3 tháng lễ hội. 3.2.2. M ô tả di sản văn hóa ph i vật thể Các di sản văn hóa phi vật thể gồm: Lễ hội dân gian; Các phong tục, nghi lễ liên quan đến vòng đời (cưới xin, ma chay...); Các phong tục, nghi lễ của cộng đồng (Tết Nguyên Đán, Rằm tháng Giêng, Trung T hu...); Văn hóa làng bản (nghề và làng nghề thủ công truyền th ố n g ...); Sinh hoạt nghệ thuật (Nhã nhạc, rối n ư ớ c.. Văn hóa ẩm thực;... Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu cụ thể các bước mô tả một số di sản văn hóa phi vật thể. 3.2.2.1. L ễ hội dân gian Một trong những dấu ấn tạo nên sự độc đáo và đặc sắc của mỗi vùng văn hóa là lễ hội dân gian - môi trường diễn xướng, bảo lưu và pihát triển nhiều yếu tố văn hóa truyền thống. Trong quá trình hình tlhành và phát triển, lễ hội dân gian đã chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi nỉhững điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử của từng mảnh đất. Lễ hội dân gian chủ yếu là hội làng. Bởi, nói đến sản xuất nông ntghiệp là nói đến nông dân và làng xóm, một tổ chức hoàn thiện và pihổ biến nhất trong mô hình sản xuất nông nghiệp ở nước ta từ trrước đến nay. 109
  20. Trong tự nhiên, xuân - thu chỉ là hai mùa chuyến tiếp tương đối ngắn ngủi giữa đông và hạ, giữa hai thời của chu kỳ khí hậu nóng - lạnh, thì “xuân thu nhị kỳ” trong nông lịch cổ truyền, cũng là thời buổi nông nhàn ngắn ngủi của những người nông dân quanh năm ubán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Trong chu kỳ ấy, những mốc đánh dấu các thời đoạn sản xuất là những lễ thức, nghi lễ, những hoạt động tâm linh của con người gắn với các hoạt động trong chu trình canh tác nông nghiệp, là lễ hội dân gian diễn ra. Tố chức lễ hội là một cách sử dụng thời gian nông nhàn theo mùa, theo vụ của người dân châu thổ Bắc Bộ. Bởi nông nghiệp là nguồn sống chính của cộng đồng thì mọi hoạt động của con người trên mảnh đất này tất sẽ bị nghề nông chi phối sâu sắc. Tín ngưỡng, tôn giáo chính của họ phải là những lễ thức nông nghiệp và hình thái sinh hoạt văn hóa cộng đồng cơ bản của họ phải là những hội mùa. Tuy lễ hội liên quan đến canh tác nông nghiệp rất phổ biến, nhưng đến nay thật khó cho ai muốn tìm một lễ hội nông nghiệp thuần túy, bởi các lễ hội này đã được đan xen, hòa trộn với loại hình lễ hội khác, mà có lẽ sâu đậm hon cả là lễ hội phản ánh lịch sử. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa, nhưng điều kiện xã hội và lịch sử cũng là những yếu tố quyết định, chi phối không nhỏ đến các đặc điểm tâm lý và tính cách của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ. Thực tế ấy đã để lại dấu ấn đậm nét trong văn hóa của người dân. Do vậy, họ tổ chức lễ hội vốn để phản ánh hiện thực cuộc sống, phản ánh những ước mơ và quan điểm của con người, nên sự đan xen, hòa quyện những yếu tổ lịch sử vào lễ hội nông nghiệp là tất yếu. Có thể kể tới những lễ hội như: hội Đền Hùng, hội Hoa Lư, hội G ióng,... mà nhân dân cả nước biết đển, đều gắn với những nhân vật lịch sử, với thần tích, truyền thuyết, lai lịch, công trạng của các anh hùng. Lễ hội dân gian được diễn ra hàng năm trong hầu hết các làng xã và có những lễ hội lớn không chỉ thu hút người dân trong làng, 110
nguon tai.lieu . vn