Xem mẫu

  1. 0 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ BẢO VỆ CÂY BỜI LỜI Mã số: MĐ04 NGHỀ TRỒNG CÂY BỜI LỜI Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ04
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình đào tạo nghề “Trồng cây Bời lời ” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất Bời lời tại các địa phương trong cả nước và trên thế giới. Do vậy, giáo trình này là một tài liệu hết sức quan trọng và cần thiết đối với những người đã, đang và sẽ trồng Bời lời. Bộ giáo trình này gồm 06 quyển: 1) Giáo trình mô đun Xây dựng kế hoạch trồng Bời lời 2) Giáo trình mô đun Sản xuất giống cây Bời lời 3) Giáo trình mô đun Trồng cây Bời lời 4) Giáo trình mô đun Chăm sóc và quản lý bảo vệ 5) Giáo trình mô đun khai thác và sơ chế bảo quản sản phẩm 6) Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong quá trình biên soạn chúng tôi cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của người nông dân thành công trong sản xuất Bơì lời, cán bộ kỹ thuật các trạm khuyến nông Chư păh; phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Chư păh, Măng Yang Gia Lai; Ban lãnh đạo và các thầy cô giáo Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên và trung tâm khuyến nông tỉnh. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đắc Đoa, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng cây bơì lời ”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Giáo trình này là quyển 04 trong số 06 quyển của chương trình đào tạo nghề “Trồng cây bời lời” trình độ sơ cấp. Trong mô đun này có 06 bài dạy thuộc thể loại tích hợp. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót nhất định, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng
  4. 3 góp từ các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp và độc giả để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! THAM GIA BIÊN SOẠN 1) Ngô Văn Long 2) Nguyễn Quốc Khánh
  5. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ........................................................................................1 LỜI GIỚI THIỆU .......................................................................................................2 Bài 1: Trồng dặm ........................................................................................................9 A. Nội dung chi tiết ....................................................................................................9 2. Kiểm tra vườn rừng và tìm hiểu nguyên nhân cây chết sau trồng: ...............................9 2.1. Mục đích kiểm tra vườn rừng sau khi trồng: ......................................................................9 2.2. Nội dung kiểm tra: ......................................................................................................................10 2.3. Phương pháp kiểm tra: ..............................................................................................................10 2.4.Thời gian kiểm tra: .......................................................................................................................11 3. Chuẩn bị cây giống .........................................................................................................................12 4. Xác định thời điểm trồng dặm ...................................................................................................13 5. Dặm cây ..............................................................................................................................................13 5.1. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ: ........................................................................................................13 5.2.Tạo hốc trồng: ................................................................................................................................15 5.3. ạch bỏ túi bầu: ...........................................................................................................................16 5.4. Đặt cây vào hốc và lấp hốc: ....................................................................................................17 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .....................................................................................................18 Bài 2: Làm cỏ, xới đất vun gốc và tủ gốc giữa ẩm cho cây .....................................19 A. Nội dung chi tiết .............................................................................................................................19 1. Chuẩn bị dụng cụ và xác định thời điểm làm cỏ, xới đất vun gốc: .............................19 1.1.Chuẩn bị dụng cụ: .........................................................................................................................19
  6. 5 1.2.Xác định thời điểm thực hiện: .................................................................................................21 2.1.Tác dụng của việc làm cỏ:.........................................................................................................21 B. Câu hỏi và bài tập thực hành.................................................................................................25 C. Ghi nhớ..............................................................................................................................................26 Bài 03: Bón phân thúc ..............................................................................................27 Mục tiêu: ..................................................................................................................................................27 A.Nội dung ..............................................................................................................................................27 1.Đặc điểm các loại phân thường được sử dụng để bón cho Bời lời: .............................27 1.1. Phân Urê: ........................................................................................................................................27 1.2. Phân lân: ..........................................................................................................................................28 1.3. Phân ka li: .......................................................................................................................................29 1.4. Phân hữu cơ: ..................................................................................................................................29 2. Lượng phân bón thúc:....................................................................................................................30 2.1. Cơ sở để xác định lượng phân bón thúc:............................................................................30 2.2. Lượng phân bón thúc: ................................................................................................................31 4. Kỹ thuật bón phân:..........................................................................................................................32 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .....................................................................................................33 C. Ghi nhớ ...............................................................................................................................................33 Bài 4: Phòng chống cháy ..........................................................................................34 A. Nội dung ............................................................................................................................................34 1. Tác dụng của phòng chống cháy: .............................................................................................34 1.1. Tác dụng đối với đất: ................................................................................................................34 1.2. Tác dụng đối với khí quyển: ...................................................................................................35
  7. 6 1.3. Tác dụng đến đời sống kinh tế - xã hội: .............................................................................35 2. Chuẩn bị dụng cụ tiến hành phòng chống cháy: .................................................................36 3. Xác định thời điểm phòng cháy : ..............................................................................................38 3.1. Điều kiện xảy ra cháy :..............................................................................................................38 3.2. Nguyên nhân cháy: .....................................................................................................................39 3.3. Các phương pháp xác định thời điểm phòng chống cháy: ..........................................39 4. Lựa chọn các biện pháp phòng chống cháy: ........................................................................41 4.1. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh: ..................................................................................................41 4.2. Đốt trước vật liệu cháy: ...........................................................................................................42 4.3. Vệ sinh vườn rừng: .....................................................................................................................43 5.Tiến hành thực thi các biện pháp phòng cháy.......................................................................44 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .....................................................................................................47 C. Ghi nhớ ...............................................................................................................................................47 Bài 5: Phòng trừ sâu bệnh hại cây bời lời ................................................................48 A. Nội dung chi tiết .............................................................................................................................48 1. Chuẩn bị dụng cụ: ...........................................................................................................................48 1.1. Sổ ghi chép: ...................................................................................................................................48 1.2. Kính lúp cầm tay: ........................................................................................................................48 1.3. Bình bơm thuốc:...........................................................................................................................49 1.4. Thuốc phòng trừ ...........................................................................................................................50 1.5. Đồ bảo hộ lao động khi phun thuốc:....................................................................................50 2. Kiểm tra vườn định kỳ :................................................................................................................51 4. Dự tính mức độ của sâu bệnh hại..............................................................................................53
  8. 7 5.1. Nhóm sâu đục thân cành trên cây Bời lời: ........................................................................56 5.2. Nhóm sâu hại lá : ........................................................................................................................58 7. Quản lý dịch hại tổng hợp............................................................................................................63 7. Quản lý dịch hại tổng hợp............................................................................................................64 8. Một số biện pháp an toàn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật...................................64 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .....................................................................................................66 C. Ghi nhớ ...............................................................................................................................................67 Bài 6: Chăm sóc vườn chồi tái sinh ..........................................................................68 A. Nội dung chi tiết: ............................................................................................................................68 1. Kiểm tra vườn, rừng chồi cây Bời lời ....................................................................................68 1.1. Nội dung kiểm tra ........................................................................................................................68 1.2. Thời gian tiến hành kiểm tra ...................................................................................................68 1.3. Phương pháp kiểm tra ................................................................................................................68 3.1. Mục đích tỉa chồi .........................................................................................................................69 3.2.Tiêu chuẩn chồi cần để lại: .......................................................................................................69 3.3. Các bước tiến hành: ....................................................................................................................69 3.4. Sau khi tỉa chồi : ..........................................................................................................................72 4. Bón phân chăm sóc cây chồi ......................................................................................................72 4.1.Thời điểm chăm sóc: ...................................................................................................................72 4.2.Quy trình bón phân ( Đã trình bày tại bài 3) ...................................................................72 5. Phòng trừ sâu bệnh .........................................................................................................................72 6.Quản lý bảo vệ vườn chồi .............................................................................................................73 B. Câu hỏi và bài tập thực hành.................................................................................................73
  9. 8 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ BẢO VỆ .74 I. Vị trí tính, chất của mô đun: .......................................................................................................74 II. Mục tiêu mô đun:............................................................................... Error! Bookmark not defined. III. Nội dung chính của mô đun: ....................................................................................................74 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành...............................................................................75 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:.....................................................................................82 VI. Tài liệu tham khảo........................................................................................................................88 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG T ÌNH, GIÁO TRÌNH DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG T ÌNH, GIÁO T ÌNH
  10. 9 MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ BẢO VỆ Mã mô đun: MĐ04 Giới thiệu mô đun Mô đun Chăm sóc và quản lý bảo vệ là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. Nội dung mô đun trình bày các công việc xác định thời điểm chăm sóc và các công việc cần thực hiện để bảo vệ vườn rừng Bời lời. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập trắc nghiệm và bài tập thực hành cho từng bài học để học viên tự rèn luyện và kiểm tra năng lực của mình sau mỗi bài học. Trong mô đun, chúng tôi có trình bày phần hướng dẫn giảng dạy, phương pháp đánh giá và các tiêu chí đánh giá để giáo viên tham khảo trong quá trình giảng dạy và học tập. Bài 1: Trồng dặm Mã bài: MĐ04-01 Mục tiêu - Trình bày được thời gian, tác dụng và yêu cầu kỹ thuật trồng dặm; - Thực hiện được kỹ thuật trồng dặm A. Nội dung 1. Mục đích của trồng dặm Trồng dặm là việc trồng các cây khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn thay thế vào vị trí các cây: Yếu, bị sâu, bệnh, chết với mục đích để đảm bảo khoảng cách và mật độ trên vườn, rừng nhằm ổn định sản lượng và kinh tế. 2. Kiểm tra vườn rừng và tìm hiểu nguyên nhân cây chết sau trồng 2.1. Mục đích kiểm tra vườn rừng sau khi trồng Nắm bắt tình hình cây bị chết và nguyên nhân dẫn đến cây bị chết; Kịp thời có những tác động hoặc giải pháp can thiệp để đảm bảo mật độ trồng rừng không bị ảnh hưởng.
  11. 10 2.2. Nội dung kiểm tra Cây chết ở vị trí nào của hàng; Cây chết thuộc hàng số mấy trong khu vườn tính từ phía nào tới; Nguyên nhân gây ra cây chết. 2.3. Phương pháp kiểm tra Quan sát trực tiếp Đo đếm Ghi chép Người kiểm tra đi theo lần lượt các hàng hay các băng trồng từ hàng số 1 cho đến hết các hàng trên lô (hàng thứ n), kết quả kiểm tra ghi vào phiếu kiểm kê; Khi kiểm tra hết diện tích cộng dồn số cây chết của các hàng được tổng số cây phải trồng dặm; Ví dụ hàng số 1 (theo sơ đồ và theo thực địa) có 2 cây chết là cây số 3 và cây số 8 theo sơ đồ.Hàng số 2 có 4 cây chết tại vị trí cây số 2; 9; 17; 20. Kết quả ghi theo bảng 4.1.1 dưới đây. Bảng 4.1.1: Phiếu kiểm kê cây chết sau khi trồng TT Số cây chết Vị trí cây theo Ghi chú (Hàng, băng) hàng 1 ┌ 3–8 2 □ 2- 9- 17- 20 3 . . . n Cộng 6
  12. 11 2.4. Thời gian kiểm tra Định kỳ sau khi trồng được 20 ngày thì cứ 7-10 ngày kiểm tra vườn, rừng một lần với các nội dung trong phần 1.2. Hình 4.1.1. Quan sát trực tiếp vườn cây bời lời Hình 4.1.2. Kiểm tra đường kính gốc và chiều cao cây
  13. 12 3. Chuẩn bị cây giống Cây giống để trồng dặm được lấy từ số cây dự phòng là 10-15 % số cây giống cho trồng dặm; Sau khi trồng 20 -30 ngày phải kiểm tra rừng trồng để biết được số cây chết có kế hoạch trồng dặm kịp thời, việc trồng dặm được thực hiện càng sớm càng tốt. Trong trường hợp cây giống dự phòng không đủ hoặc không có thì tiến hành mua cây giống tại các cơ sở cung cấp giống. Nhưng cần chọn cơ sở có uy tín và chất lượng trong vùng. Tốt nhất là chọn các Trung tâm cây giống về Nông Lâm nghiệp. Hình 4.1.3. Cơ sở cung cấp cây giống Nông Lâm nghiệp Hình 4.1.4. Cây giống dự phòng
  14. 13 4. Xác định thời điểm trồng dặm Mùa vụ sẽ quyết định đến tình hình sinh trưởng và năng suất cây trồng. Vì vậy, mỗi loại cây trồng đều có các thời vụ gieo trồng khác nhau. Khi xác định mùa vụ cho một loại cây trồng người ta thường căn cứ vào 3 tiêu chí đó là: Khí hậu của vùng; loại cây trồng; tình hình phát triển sâu bệnh ở mỗi địa phương. Đối với cây Bời lời, theo kết quả nghiên cứu của nhiều công trình khoa học và những kinh nghiệm của người dân tại các vùng có Bời lời thì mùa vụ trồng thích hợp nhất là vào giữa mùa mưa của mỗi vùng.Ví dụ đối với khu vực Tây Nguyên thì mùa ụ thích hợp nhất cho trồng Bời lời là giữa tháng 6 đến giữa tháng 7, những đối với vùng Bình Định, Quảng Ngãi thì mùa trồng thích hợp là vào tháng 9.Tóm lại, nếu chúng ta xác định được mùa vụ trồng thích hợp, đúng thời điểm sẽ tạo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế công chăm sóc, giảm chi phí đầu tư, hạn chế được tình trạng phát sinh, phát trển của sâu bệnh hại cho cây trồng chính. Nhưng trong trường hợp trồng dặm thì xác định thời điểm trồng dặm sẽ có 3 khả năng để chúng ta lựa chọn cho phù hợp: Trường hợp 1: Tiến hành ngay sau thời gian trồng mới khoảng 20 - 30 ngày nhưng vần còn thời gian trong mùa mưa; Trường hợp 2: Nếu tiến hành trồng dặm không kịp trong mùa mưa đó thì phải để đến mùa mưa sang năm; Trường hợp 3: Khi mùa mưa đã kết thúc, nhưng điều kiện chúng ta có khả năng tưới được nước thì chúng ta vẫn có thể tiến hành trồng dặm. 5. Dặm cây Trên vị trí cây trồng chính đã bị chết, yếu, sâu, bênh; Các thao tác trồng dặm giống như trồng mới ban đầu. 5.1. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ Để cho công việc trồng dặm cây bời lời đạt hiệu quả và năng suất thì cần chuẩn bị các dụng cụ và số lượng cụ thể như sau: Bảng 4.1.2: Số lượng và tên dụng cụ. Đơn vị tính / ha STT Dụng cụ,vật tư Số lượng 1 Cuốc bàn ≥ 3 cái 2 Rổ sắt vận chuyển cây ≥ 5 cái 3 Xe chở cây giống (1,0 tấn ) ≥ 1 xe
  15. 14 4 Xe rùa (vận chuyển cây trong lô) ≥ 3 cái 5 Dao nhỏ rạch túi bầu ≥ 3cái 7 Các vật dụng phụ khác và nhân công Một số hình ảnh về dụng cụ cần chuẩn bị Hình 4.1.3. Cuốc bàn và rổ sắt Hình 4.1.5. Cuốc bàn và rổ sắt Hình 4.1.6. Xe tải và xe rùa để chở cây
  16. 15 Hình 4.1.7. Dao rạch túi bầu 5.2. Tạo hốc trồng Vào thời điểm râm mát, mưa nhỏ tiến hành tạo hốc trồng cây; Yêu cầu đất trong hốc phải đủ ẩm; Rải cây trồng tới đâu tạo hốc trồng tới đó. Dùng cuốc bàn tạo hốc chính giữa hố tại vị trí đã trồng cây. Nên tạo hốc vào điều kiện râm mát - đất đủ ẩm Hốc phải đủ độ sâu ≥ 25 cm. Hình 4.1.8. Tạo hốc trồng dặm
  17. 16 5.3. ạch bỏ túi bầu Yêu cầu của công đoạn rạch túi bầu là không được để vỡ bầu đất của cây; Túi bầu không được lấp xuống hố cây mà để trên mặt hố để sau đi thu gom; Tay trái nắm chặt túi bầu cây, tay phải cầm dao rạch một đường thẳng từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới Hai tay nhẹ nhàng gỡ vỏ túi bầu ra khỏi bầu đất của cây. Dùng tay nắm nhẹ túi bầu để tạo độ liên kết đất Hình 4.1.9. Dùng dao rạch vỏ bầu Hình 4.1.10. Dùng hai tay nhẹ nhàng xé vỏ túi bầu
  18. 17 Chú ý: - Trồng dặm đến đâu rạch và xé bỏ túi bầu đến đó; - Sau khi rạch xong phải tiến hành đặt vào hố trồng ngay; - Xé bỏ túi bầu nhẹ tay tránh làm vỡ bầu cây con. 5.4. Đặt cây vào hốc và lấp đất Bước 1: Đặt cây vào hốc Đặt bầu cây xuống hốc theo phương thẳng đứng (đối với đất bằng); nơi đất dốc đặt cây xuống hốc sao cho ngọn cây hướng lên trên; Đặt cây vào chính giữa hốc đã tạo; Cây được đặt ngay ngắn, thẳng . Hình 4.1.11. Đặt cây vào hốc Bước 2: Lấp đất Vun đất phủ kín mặt bầu theo hình mâm xôi; Lấp đất tơi mịn bao ủ quanh bầu cây. Hình 4.1.11. Lấp đất hình mâm xôi
  19. 18 Hình 4.1.12. Vườn bời lời 1 năm tuổi B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu hỏi 1: Trồng dặm thường được thực hiện vào thời điểm nào. Cây trồng dặm phải đạt được những tiêu chuẩn nào? Câu hỏi 2: Các nội dung cần kiểm tra khi tiến hành kiểm tra vườn rừng trồng bời lời. 2. Bài tập thực hành Bài tập thực hành số 4.1.1. Chọn cây trồng dặm cây bời lời C. Ghi nhớ Chọn cây bời lời giống đủ tiêu chuẩn trồng dặm Có đủ cây bời lời giống để trồng dặm Trồng dặm kịp thời Chăm sóc tốt cây trồng dặm.
  20. 19 Bài 2: Làm cỏ, xới đất vun gốc và tủ gốc giữ ẩm cho cây Mã bài : MĐ04-02 Mục tiêu - Nêu được tác dụng và kỹ thuật làm cỏ, xới đất và vun gốc; - Thực hiện được kỹ thuật làm cỏ, xới đất và vun gốc vườn; rừng bời lời; - Cẩn thận và trách nhiệm khi thực hiện công việc làm cỏ, xới đất và vun gốc cho vườn, rừng bời lời. A. Nội dung 1. Chuẩn bị dụng cụ và xác định thời điểm làm cỏ, xới đất vun gốc 1.1. Chuẩn bị dụng cụ Dụng cụ lao động sẽ có ý nghĩa quyết định đến năng suất và chất lượng công việc. Nếu chọn dụng cụ sai hoặc dụng cụ không đạt yêu cầu thì dẫn đến năng suất lao động thấp và đối khi còn mất an toàn lao động. Để công việc làm cỏ, xới đât vun gốc cho vườn, rừng Bời lời có hiệu quả thì dụng cụ lao động phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây: Phải đủ về chủng loại và số lượng theo yêu cầu Dụng cụ phải đáp ứng được nhu cầu công việc như: Vững chắc, sắc bén…vv.. STT Dụng cụ Định mức /ha 1 Cuốc bàn ≥ 6 cái 2 Cảo cỏ ≥ 6 cái 3 Máy cắt cỏ ≥ 2 cái 4 Rổ sắt đựng cỏ ≥ 6 cái
nguon tai.lieu . vn