Xem mẫu

  1. BÀI 7. LẬP TRÌNH GIA CÔNG BIÊN DẠNG CÓ BÙ TRỪ BÁN KÍNH DAO TỰ ĐỘNG (G40, G41, G42) Mục tiêu: - Nhận dạng đúng cấu trúc câu lệnh khi sử dụng G40, G41, G42 và vận dụng vào lập chương trình gia công chi tiết đảm bảo chương trình đúng, kích thước chi tiết chính xác. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. Nội dung chính: Bù trừ bán kính Điều khiển số yêu cầu lập trình theo tọa độ tâm dao (tool center coordinate) nhưng khi gia công chi tiết sử dụng điểm biên dao cắt. do vậy nếu lập trình theo kích thước trên bản vẽ thì phải dịch chỉnh dao đi một đoạn bằng bán kính dao. Phép dịch chỉnh trên gọi là bù trừ bán kính (radius compensation). Lập trình bù trừ bán kính được thực hiện bởi lệnh G41, G42. Hủy bù trừ dùng lệnh G40. Ứng dụng của bù trừ bán kính - Dao gia công khác dao lập trình. Thay vì viết lại chương trình, người vận hành chỉ cần thay đổi giá trị bù trừ. - Phải thay dao gẫy và không có dao tương tự như đã lập trình. - Sự thay đổi kích thước do dao bị mòn, mài và sửa lại. - Thực hiện gia công thô và tinh cho cùng một chương trình. I. Bù bán kính dao tự động bên trái Contour G41 Khi gọi đến chức năng này, hệ thống điều khiển số sẽ thực hiện việc bù bán kính dao khi dao cắt ở phía trái của bề mặt gia công. Khi đó người lập chương trình chỉ lập trình theo kích thước thực trên bản vẽ, còn quỹ đạo chuyển động thực của tâm dao được hệ thống CNC tính toán và điều khiển quá trình dịch chuyển của dụng cụ. Đặc biệt là tại các điểm cắt nhau hoặc tiếp xúc với nhau giữa các đường thẳng với đường thẳng, đường thẳng với đường cong và giữa các đường cong với nhau thì hệ thống điều khiển số sẽ tự tính toán xác định quỹ đạo dịch chuyển của nó một cách tối ưu. Chức năng này sẽ có tác dụng cho các câu lệnh tiếp sau nếu như chưa có một chức năng G40 hoặc G42 hủy bỏ nó. Chú ý là trước khi gọi chức năng này, cần phải gọi chức năng G40 để hủy bỏ các chức năng khác mà có thể đang tiếp tục tác dụng nhằm tránh các sai sót đáng tiếc có thể xẩy ra. Chức năng này cùng với chức năng G42 thường chỉ gọi đến khi thực hiện quá trình gia công, còn khi định vị nhanh dụng cụ hoặc khi dao lùi khỏi Trang 53
  2. bề mặt gia công thì thường phải sử dụng chức năng G40. II. Bù bán kính dao tự động bên phải Contour G42 Chức năng này sẽ thông báo cho hệ điều khiển số xác định quỹ đạo dịch chuyển của tâm dao khi dao cắt phía bên phải của chi tiết. Các tính chất cũng tương tự như chức năng G41. Trang 54
  3. III. Bỏ bù trừ bán kính dao G40 Trong thực tế của quá trình gia công, dao sẽ bị mài mòn dần và sẽ làm cho kích thước của dao thay đổi và kết quả sẽ làm giảm độ chính xác gia công. Vì vậy cần thiết phải có lượng bù bán kính dao để đảm bảo độ chính xác gia công theo yêu cầu. Khi ta phay các rãnh bằng dao phay ngón hoặc khi ta sử dụng phương pháp lập chương trình theo quỹ đạo khoảng cách tương đương thì khi đó có thể ta không sử dụng chương trình bù bán kính vì khi đó chính quỹ đạo chuyển động của lưỡi cắt chính là biên dạng bề mặt gia công. Câu lệnh G41, G42, G40: G41 D_ : khi dao chạy bên trái biên dạng G42 D_ : khi dao chạy bên phải biên dạng Trong đó D_ là địa chỉ bù, giá trị của D được nhập vào bộ nhớ của máy. Lưu ý: - Trong câu lệnh bù bán kính dao phải có lệnh lựa chọn mặt phẳng gia công: G17 (G18; G19). - Lệnh khởi động bù trừ G41, G42 và kết thúc bù trừ G40 phải dùng với lệnh G00, G01. Không dùng với G02, G03. - Lượng bù trừ được xác định bởi địa chỉ D và được cài vào bộ nhớ máy (offset) trước khi sử dụng. Trang 55
  4. Ví dụ: gia công biên dạng dưới đây với dao phay ngón 10, trong địa chỉ bù D01 của máy ta nhập giá trị D01=5, lập trình như sau: N0 G90 G17 G54 X0 Y0; N5 T01 M06; N10 S1000 M03; N12 G41 D01 G01 X40. Y30. F100; N15 Y70.; N20 X90.; N25 Y30.; N30 X40.; N40 G40 G00 X0 Y0; N45 M5 M30; Chức năng bù trừ chiều dài dao: G43 ; G44 ; G49  Bù trừ chiều dài dao:G43 ; G44 G43; G44 là chức năng tự động bù trừ chiều dài dao, G43 tự động bù chiều dài dương. G44 tự động bù chiều dài dao âm. Câu lệnh: Số hiệu bù trừ chiều dài dao H, tiếp sau đó là 2 con số từ 1 đến 32. Ví dụ: H10; H10; H99... Số hiệu bù trừ chiều dài dao H phải phù hợp với chiều dài dao thực. Giá trị bù trừ của dao được đo thực tế trên dao sau đó được nạp vào bảng giá trị bù trừ chiều dài dao của máy. Trang 56
  5. Ví dụ: bù trừ chiều dài dao G43 Ví dụ: bù trừ chiều dài dao G44  Bỏ bù trừ chiều dài dao: G49 Với lệnh G43 giá trị bù sẽ được cộng vào lượng dịch chuyển theo phương Z Với lệnh G44 lượng dịch chuyển theo phương Z trừ đi giá trị bù. Với lệnh G49 các giá trị bù sẽ được loại bỏ. Ví dụ: bù chiều dài dao sử dụng G43 G54 G90 G00 G43 Z5. H01 (H02); Trang 57
  6. IV. Câu hỏi ôn tập 1. Tại sao phải bù trừ bán kính khi lập trình gia công phay CNC. 2. Ứng dụng của bù trừ bán kính khi lập trình gia công phay CNC. 3. Trình bày các dạng bù trừ bán kính tự động và lệnh bỏ bù trừ bán kính. 4. Trình bày chức năng của bù trừ chiều dài dao G43 và G44 và lệnh bỏ bù trừ chiều dài dao. Trang 58
  7. BÀI 8. KIỂM TRA SỬA LỖI VÀ CHẠY THỬ CHƯƠNG TRÌNH Mục tiêu: - Trình bày được các bước tiến hành kiểm tra sửa lỗi, chạy mô phỏng và chạy thử (chạy không cắt gọt) chương trình. - Kiểm tra sửa lỗi và chạy thử được chương trình gia công (tự lập theo bản vẽ chi tiết) trên máy phay CNC sử dụng hệ điều khiển thông dụng. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. Nội dung chính: I. Nhập chương trình vào máy - Có hai phương pháp nhập chương trình vào máy: Nhập chương trình vào máy bằng tay : - Sau khi chuẩn bị chương trình xong, bằng các nút ký tự và các nút số trên bàn phím của máy, chúng ta tiến hành nhập dữ liệu vào bằng tay. - Khi nhập chương trình và sữa lỗi hoàn chỉnh thì máy tự lưu chương trình. Nhập chương trình bằng thẻ, máy tính : - Có thể chúng ta chuẩn bị chương trình bằng cách soạn thảo chương trình bằng phần mềm của máy tính sau đó lưu vào thẻ nhớ hay máy tính sau đó kết nối với máy CNC bằng thẻ hoặc cổng COM RS232 để truyền dữ liệu. - Việc nhập hay soạn thảo một chương trình vào máy cần được thực hiện các bước như sau: Tạo một chương trình Đưa dao về điểm tham chiếu R: bằng cách di chuyển công tắc Mode về vị trí ZERO RETURN , sau đó bấm X, rồi bấm Z.  Mở khóa bảo vệ chế độ vận hành máy  Di chuyển công tắc Mode về vị trí edit , nhấn phím mềm Prog  Gõ chữ O và các con số xxxx  Nhấn INSERT, nhấn EOB và nhấn INSERT  Chương trình mới mở ra và ta bắt đầu nhập dữ liệu chương trình. Gọi một chương trình  Đưa dao về điểm chuẩn máy R  Mở khóa bảo vệ chế độ vận hành máy  Di chuyển công tắc Mode về vị trí edit , nhấn phím mềm Prog  Gõ chữ O và các con số xxxx (tên chương trình cần mỡ)  Nhấn O – SRHsk Nếu chương trình đã được lưu trong bộ nhớ thì máy sẽ gọi ra, nếu không có máy sẽ báo Dùng lệnh Line để vẽ biên dạng theo hình vẽ Trang 59
  8. Xuất chương trình : TRUYỀN CHƯƠNG TRÌNH CHO MÁY CNC QUA CỔNG RS232 Việc giao tiếp dữ liệu, chương trình gia công giữa người vận hành và máy CNC là một vấn đề rất quan trọng và cơ bản. Với việc gia công những chi tiết lớn, nhiều nguyên công, ví dụ như việc chế tạo khuân mẫu. Người thiết kế cần sự hỗ trợ bởi các công cụ và phần mềm CAD/CAM để xuất ra mã G code. Khi đó chương trình gia công sẽ rất dài, có thể lên tới hàng ngàn câu lệnh. Do đó, việc nhập chương trình cho hệ điều khiển CNC không thể thực hiện một cách thủ công, bấm và nhập từng câu lệnh mà đòi hỏi phải có một công cụ và giải pháp cho việc giao tiếp dữ liệu giữa người sử dụng và máy CNC. Với mỗi hãng sản xuất hệ điều khiển cho máy CNC, đều cung cấp các phương pháp giao tiếp dữ liệu. Ở Việt Nam, hệ điều khiển FANUC (Nhật Bản) phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất. Chúng ta tìm hiểu việc giao tiếp dữ liệu giữa máy CNC hệ điều khiển FANUC và máy tính. Một số hệ điều khiển khác, phương pháp truyền chương trình là tương đương. Sơ đồ tổng quát cho việc kết nối và truyền dữ liệu giữa máy tính và máy CNC: - Máy tính cây với cổng COM, loại DB9 Male. Hoặc cổng USB TO COM. + Nếu bạn sử dụng máy tính cây để bàn, các máy tính công nghiệp, các máy đời cũ luôn có sẵn cổng COM DB9 Male để phục vụ cho việc kết nối dữ liệu theo chuẩn RS232. Trang 60
  9. + Một số máy tính đời mới, hoặc nếu bạn sử dụng Laptop thì trên máy không tích hợp sẵn các cổng COM. Do đó, bạn phải sử dụng cổng USB và một dây chuyển đổi dạng USB TO COM có hình dạng như hình ảnh. Một lưu ý khi sử dụng cáp chuyển đổi USB TO COM đó là bạn phải cài đặt DRIVE của bộ cáp trên máy tính của bạn. Sao cho máy tính nhận cổng chuyển đổi, khi đó máy tính của bạn đã được trang bị một cổng COM DB9. - Cáp kết nối hay cáp truyền dữ liệu cho hệ điều khiển FANUC theo chuẩn RS232. Cáp kết nối sử dụng cần được chọn đủ dài để có thể kéo từ vị trí đặt máy tính của bạn đến máy CNC. Cáp được thiết kế với hai đầu nối phù hợp: + Đầu kết nối với máy tính thường là loại DB9 FEMALE. + Đầu kết nối với máy CNC thường là loại DB25 MALE. + Sơ đồ cáp kết nối như hình vẽ. Trang 61
  10. Phần mềm sử dụng: Có nhiều phần mềm có thể cài đặt và sử dụng cho việc giao tiếp dữ liệu với máy CNC. Ở bài viết này, chúng ta được giới thiệu và sử dụng phần mềm CIMCO EDIT. Khi download phần mềm về, các bạn tiến hành cài đặt trên máy tính bình thường và chú ý một số thiết lập sau khi cài đặt xong. - Giao diện phần mềm: - Các bạn chọn phần TRANSMISSION, tiếp đến DNC SETUP, đến SETUP. Chúng ta sẽ có giao diện sau: + Port: Chọn cổng COM kết nối máy CNC với máy tính. Ví dụ như COM 1. Khi đã nhận cổng, phần này sẽ hiện tự động. + Stop bits = 2, Parity = Even, Data bits = 7, Folow control = Software. + Baudrate: Chúng ta chọn đúng theo tham số được thiết lập trong máy CNC. Hoặc phải đồng bộ chúng. + Sau đó nhấn OK. Các bạn đã thiết lập xong phần cài đặt cho phần mềm. Trang 62
  11. Giao diện và thao tác trên máy CNC. - Đầu tiên, chúng ta cần thiết lập kênh nhận dữ liệu trên máy CNC bằng cách: + Để máy ở chế độ MDI + Nhấn Offset/Setting Screen. + Set I/O Channel = 1 - Chúng ta kiểm tra sự đồng bộ tốc độ BAUDRATE trên máy CNC bằng cách: + Chọn phím SYSTEM + ALL I/O + Kiểm tra tốc độ BAURATE đang được cài đặt trên máy CNC là bao nhiêu. Đồng bộ hóa với phần mềm. Truyền chương trình từ máy tính lên máy CNC: - Khi muốn nhận chương trình từ máy tính. Chúng ta thao tác và chuẩn bị trên máy CNC trước: + Để máy CNC ở chế độ EDIT. + Nhấn PROGRAM + Nhấn DIR để màn hình máy CNC hiển thị ở dạng danh sách chương trình. + Nhấn chọn OPRT + Chọn REACH khi đó màn hình sẽ hiện chữ LSK nhấp nháy ở góc dưới bên phải là đang sẵn sàng chờ nhận chương trình. - Khi đó, các bạn mở chương trình muốn truyền trên phần mềm CIMCO EDIT. Lưu ý rằng tên chương trình không được trùng với các tên đã có sẵn được chứa trong máy CNC. Trang 63
  12. - Sau đó các bạn nhấp vào phần TRANSMISSION, chọn SEND. Chương trình sẽ được đẩy và lưu trên bộ nhớ máy CNC. Truyền DNC. Khi chương trình gia công của bạn khá lớn, Bộ nhớ của hệ điều khiển CNC không đủ dung lượng để lưu trữ toàn bộ chương trình đó. Khi đó, đòi hỏi phải có một phương pháp giao tiếp để máy CNC có thể chạy được toàn bộ chương trình mà không cần lưu trương trình đó trong bộ nhớ máy CNC. DNC là viết tắt của cụm từ Direct numerical control. Có nghĩa là điều khiển số trực tiếp. Với nội dung công nghệ là chương trình gia công được chứa trong bộ nhớ máy tính và đẩy dần từng cụm câu lệnh lên hệ điều khiển máy CNC để thực hiện. Qúa trình đó diễn ra liên tục đến khi toàn bộ câu lệnh của chương trình được máy CNC thi hành xong. Đối với các máy CNC đời cũ sử dụng hệ điều khiển FANUC ví dụ như FANUC 3M, 6M, 10M, 15M...Việc sử dụng phương pháp truyền DNC là rất hiệu quả. Tương tự với các thao tác và phần mềm như trên, chúng ta có thể thực hiện chạy máy ở chế độ DNC. Để thực hiện. Chúng ta làm theo một số bước đơn giản sau: - Để chạy máy ở chế độ DNC. Chúng ta để máy ở chế độ TAPE, REMOTE, hoặc DNC. - Nhấn Cycle Start để máy sẵn sàng chờ lệnh chạy. - Khi đó dưới phần mềm CIMCO chúng ta nhấn nút SEND - Từng cụm chương trình sẽ được đẩy lên và được thực hiện trên máy CNC. Khi chương trình được truyền xong thì chương trình cũng được máy CNC thực hiện xong việc chạy lệnh và gia công trên sản phẩm. Ưu và nhược điểm của phương pháp sử dụng cổng truyền RS232: Ưu điểm: - Giao tiếp dữ liệu qua cổng RS232 là phương pháp cơ bản mà hầu như dòng hệ điều khiển CNC nào cũng được trang bị. - Dễ sử dụng và thao tác. Nhược điểm: - Khi truyền và chạy DNC, không ổn định bằng việc lưu và chạy trực tiếp chương trình từ bộ nhớ hoặc từ thẻ CF card. II. Chạy mô phỏng chương trình, kiểm tra và sửa lỗi Chạy mô phỏng chương trình Sử dụng phần mềm Cimco Edit dùng để chạy mô phỏng chương trình gia công đã được lập trình. Phần mềm Cimco Edit cung cấp bộ công cụ chỉnh sửa, thiết kế ưu việt với nhiều tùy chọn. Ngoài ra đây cũng là phần mềm được đánh giá rất linh hoạt và ứng dụng được trong bất kỳ môi trường nào có sự chỉnh sửa chương trình CNC. Trang 64
  13. Các bước sử dụng phần mềm Cimco Edit để mô phỏng Bước 1: Kiểm tra mô phỏng chương trình phay thô của lòng khuôn dưới. Hãy kiểm tra từ khái quát đến tổng thể để phát hiện nhanh chóng chương trình đã sẵn sàng chưa. Bước 2: Thiết lập phôi: - Trên menu chọn lệnh Backplot, tiếp theo chọn Solid Setup và tiến hành nhập các giá trị cho kích thước phôi trong các ô X, Y, Z. - Kết thúc lệnh ta sẽ được phôi gia công Bước 3: Thiết lập dao - Vào menu chọn lệnh Backplot, tiếp tục chọn Tool Setup - Chọn loại dao và khai báo các giá trị thông số Bước 4: Mô phỏng quá trình gia công - Chọn start để bắt đầu quá trình mô phỏng - Kiểm tra đường chạy dao Kiểm tra và sửa lỗi  Kiểm tra số thứ tự câu lệnh N Trong một chương trình số thứ tự câu lệnh tùy chọn từ nhỏ đến lớn có thể liền nhau hoặc cách khoảng. Số hiệu của câu lệnh được biểu thị bằng các con số. Số hiệu này tùy thuộc vào người lập trình đặt. Ví dụ: N01, N02, N03……… hoặc N01, N04, N08…… Những câu lệnh đứng trước nó có một gạch chéo ( / ) sẽ bị hệ điều khiển bỏ qua khi công tắc Opt Stop ở chế độ ONXác định các tham số của phôi gia công  Kiểm tra và sửa lỗi cấu trúc câu lệnh : Cấu trúc câu lệnh phải viết đúng cú pháp  Kiểm tra và sửa lỗi số vòng quay của trục chính : Trang 65
  14. Kiểm tra số vòng quay của trục chính được viết trong chương trình có phù hợp hay không. Ví dụ: G97 S500 tốc độ trục chính là 500 Vòng / Phút G96 S100 tốc độ trục chính là 100 m / Phút  Kiểm tra và sửa lỗi số lượng chạy dao : Kiểm tra lượng chạy dao trong chương trình có đúng và phù hợp với điều kiện gia công hay không. Ví dụ : G98 F20 lượng chạy dao là 20 mm/phút G99 F0.5 lượng chạy dao là 0.5 mm/vòng  Kiểm tra địa chỉ dao : T Lệnh T gọi dao từ ổ chứa dao vào vị trí làm việc. Lệnh T bao gồm chữ cái và các con số đứng sau nó. Ví dụ: N15 G97 S1500 T02 T : lệnh gọi dao 02: vị trí dao trên mâm dao  Kiểm tra các chức năng phụ : M Chức năng phụ M còn gọi là các chức năng trợ giúp, nó bao gồm các chức năng công nghệ không lập trình. Ví dụ: M01 Dừng chương trình có điều kiện M03 trục chính quay cùng chiều kim đồng hồ M04 trục chính quay ngược chiều kim đồng hồ M05 Dừng trục chính M08 bật dung dịch làm mát M09 tắt dung dịch làm mát M30 dừng chương trình và quay về đầu chương trình. III. Chạy thử chương trình (chạy mô phỏng kiểm tra) Sau khi đã nhập và ghi nhớ chương trình vào máy, cho máy chạy mô phỏng để phát hiện lỗi của chương trình. Từ đó có thể sửa chữa để tối ưu hoá chương trình. Khi cho chạy ở chế độ này các đường cắt gọt của dao được minh họa bằng đồ họa trên màn hình. Trong chế độ này có thể cho chạy mô phỏng từng câu lệnh hoặc chạy mô phỏng liên tục cả chương trình. IV. Câu hỏi ôn tập 1. Cách tạo và gọi một chương trình gia công trên máy phay CNC. 2. Cách thức thực hiện truyền chương trình từ máy tính lên máy phay CNC . 3. Trình bày các bước cần thiết để kiểm tra một chương trình. Trang 66
  15. BÀI 9. VẬN HÀNH MÁY PHAY CNC Mục tiêu: - Thực hiện đúng các bước vận hành. - Biết cách xác định điểm chuẩn W. - Thiết lập được chế độ vận hành và vận hành thành thạo máy để gia công chi tiết hoàn chỉnh đảm bảo đúng yêu cầu. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. Nội dung chính: I. Gá dao, đo kích thước dao và nhập thông số kích thước vào bộ nhớ dao Lắp đặt dao Chuẩn bị các dao phay cần cho quá trình gia công và đặt chúng vào mâm dao. Máy sẽ tự động đưa từng công cụ vào đầu dò và sẽ phát ra một tiếng bíp khi dao được đưa vào đúng vị trí. Đối với máy phay CNC, bộ dao cắt sẽ gồm 2 phần là mũi dao và giá đỡ dao. Trong đó giá đỡ dao sẽ được gắn trực tiếp vào đầu trục chính. Tùy vào đường kính dao mà chọn đồ gá cho phù hợp. Giá đỡ dao là một dụng cụ tiêu chuẩn, có độ côn nhất định, thường được đi kèm theo máy. Tùy theo loại và kích thước mũi dao mà chọn giá đỡ dao. Offset dao Quá trình offset dao và offset phôi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hình dáng, kích thước của chi tiết sau gia công. Vì vậy người vận hành cần thực hiện chính xác các thao tác thiết lập, cũng như đo kiểm trong quá trình offset dao. Các bước offset dao trong quá trình vận hành máy phay CNC: Để đầu chạm trên băng máy, mặt đầu ê tô hoặc mặt đầu phôi. Chọn dụng cụ cắt cần offset, ví dụ dao số T03. Trang 67
  16. Di chuyển trục Z nhấn vào mặt đầu của đầu chạm đến vị trí 0. Lúc này mặt đầu dao sẽ cách mặt đầu phôi là 50mm. Lưu ý: Trục chính không quay. Ghi nhớ tọa độ Z Machine. Mở bảng offset dao và chọn mục offset, di chuyển trỏ đến vị trí Geom (H). Chọn vị trí nhập giá trị offset cho chiều dài dao. Nhập giá trị Z Machine đã ghi nhớ ở trên vào vị trí sau đó nhấn Input. Sau đó máy sẽ xuất kết quả offset dao trên màn hình bảng điều khiển. Sau khi offset dao, cần kiểm tra lại các thông số như sau: Di chuyển dao ra xa chi tiết gia công. Dùng chế độ MDI để kiểm tra tọa độ offset dao, bằng cách cho chạy lệnh G (G54 – G59). Di chuyển bàn và đánh giá bằng tọa độ X, Y, Z trên ô ABSOLUTE. Di chuyển trục X đến X0, Y0, Z0. Nếu X0, Y0, Z0 phù hợp với vị trí điểm chuẩn cần thiết lập thì các thao tác thiết lập điểm chuẩn gia công đã chính xác. Nếu không phù hợp thì phải kiểm tra lại các bước làm sai. Thông thường sai ở bước tính giá trị X, Y và nhập giá trị vào ô nhớ. II. Gá phôi Để gia công phay CNC phôi cần được đặt vào đồ gá trên bàn máy. Người thực hiện gá phôi cũng cần có những kỹ năng và kinh nghiệm để nó không va chạm với dao khi di chuyển. Và tránh bị lệch khi gia công, đảm bảo phôi không bị trầy hay móp tại những điểm quan trọng Làm sạch bề mặt chi tiết: Kiểm tra và làm sạch bề mặt chi tiết, bàn máy, đồ gá bằng vải. Đảm bảo rằng không có giọt dầu, dao cắt hay vật liệu liệu còn sót lại. Rà gá phôi Tùy theo kích thước và bề mặt gia công mà ta chọn các kiểu gá đặt khác nhau, ta có thể cặp trên ê tô, mâm cặp, sử dụng đồ gá hoặc cặp trên băng máy. Trang 68
  17. Đối với khuôn này các bề mặt gia công gá tương đối đơn giản nên ta chọn 2 kiểu gá đặt là trên ê tô và dưới băng máy. Trước khi gá phôi công việc đầu tiên là bắt ê tô lên băng máy và sử dụng đồng hồ so rà sao cho hàm cố định của ê tô song song với phương X. Tương tự khi gá đặt phôi lên băng máy ta không dùng ê tô nên ta rà trực tiếp mặt cạnh của phôi song song với phương X. III. Xác định điểm W  Điểm W thường nằm tại điểm góc phía dưới bên trái của chi tiết (chi tiết không đối xứng)  Điểm W thường nằm trên đường tâm của chi tiết (chi tiết đối xứng) Set phôi Thực hiện offset phôi như sau để xác định vị trí X0, Y0.  Chọn đầu dò cạnh trên đài dao hoặc thay đầu dò cạnh vào trục chính.  Cho trục chính quay và đánh lệnh đầu dò cạnh.  Di chuyển trục X, Y để đầu dò cạnh chạm vào vị trí cần báo X0. Y0. Cho đến khi đầu dò không còn đảo. Chú ý quan sát không còn khe hở giữa đầu dò và mặt cạnh của chi tiết. Trang 69
  18.  Mở bảng offset dao và chọn mục Work.  Chọn vị trí nhập giá trị offset cho X, Y tại gốc G54 – G59. Nhập X+ (-) bán kính đầu chạm. Sau đó nhấn Measure.  Kiểm tra lại quá trình set phôi: So sánh giá trị X, Y trong bảng offset và giá trị tọa độ X, Y Machine của máy. Giá trị X, Y trong bảng offset sẽ bằng với toạ độ X, Y Machine. Set phôi theo trục Y Di chuyển trục Z hướng lên trên (+), để khi di chuyển trục Y tránh va chạm với chi tiết. Chọn trục Y để di chuyển dao cắt về tọa độ gia công (G54). Di chuyển trục Y sao cho khoảng cách giữa chi tiết nằm trên bàn máy và dao cắt gần chạm vào nhau, hãy giảm cấp tốc độ di chuyển xuống 0,01 mm. Đặt một mảnh giấy giữa dao cắt và chi tiết gia công. Tiếp tục di chuyển chậm, tại một thời điểm giấy sẽ chạm với dao cắt thì dừng di chuyển trục Y, đây là giá trị vị trí trục được yêu cầu cho cài đặt bù. Nhập giá trị trục Y vào bảng Offset trên màn hình điều khiển máy CNC. Thiết lập bù trừ phôi theo trục Y Di chuyển thủ công trục Z xuống cho đến khi đầu của công cụ ở gần vị trí Z0. Lấy một mảnh giấy đặt đặt giữa dao cắt và chi tiết gia công và giữ nó. Giảm cấp tốc độ di chuyển xuống 0,01 mm cho đến khi mảnh giấy bị kẹt và không thể kéo được do dao cắt đã chạm với bề mặt chi tiết gia công. Chuyển đến trang bù trừ chiều dài dao vào bảng Offset và nhập giá trị Z. Sau khi hoàn thành quy trình trên, khi chương trình chạy ở chế độ tự động, máy cắt sẽ bắt đầu tại điểm G00 X0 Y0 hoạt động. IV. Thiết lập chế độ vận hành 1. Chế độ vận hành bằng tay và bộ điều khiển bằng tay Chế độ vận hành bằng tay dùng để cài đặt các dụng cụ của máy. Trong chế độ này người vận hành có thể xác định và thay đổi vị trí của các trục toạ độ, cài đặt các dữ liệu. Trang 70
  19. Chức năng của các chế độ vận hành xem phần phụ lục : CÁC PHÍM CHỨC NĂNG MÁY PHAY CNC MVC 860 để hiểu rõ công dụng. 2. Lập trình gia công Mở một chương trình đã có sẵn - MODE đặt ở chế độ EDIT. - Bấm phím PROG trên bàn phím. - Bấm phím DIR trên Menu. - Nhập tên chương trình cần mở và bấm phím (O SRH) trên Menu. - Màn hình sẽ hiện thị nội dung chương trình. Xoá một chương trình - MODE đặt ở chế độ EDIT. - Bấm phím PROG trên bàn phím. - Bấm phím DIR trên Menu. - Nhập tên chương trình cần mở và bấm phím (DELETE) trên bàn phím. Chỉnh sửa – hiệu chỉnh chương trình NC trên máy phay CNC - MODE  EDIT. - Di chuyển dấu nháy chọn đến vị trí cần sửa để chọn dòng lệnh cần sửa  Nhập lệnh mới  Bấm ALTER. - Thêm lệnh  Chọn vị trí cần thêm bằng cách di chuyển dấu nháy chọn  Nhập lệnh  Bấm INSERT. - Xóa lệnh  Chọn lệnh cần xóa  Bấm DELETE. 3. Chạy thử chương trình - Kiểm tra an toàn chương trình và máy Phay CNC. - Đưa Z lên vị trí an toàn.  OFFSET SETTING  Tại NO.EXT  Chọn và nhập Z 100.  INPUT. - MODE  AUTO  PROG  Chỉnh các thông số FEED OVERRIDE, RAPID … ở chế độ thấp nhấp  Bấm CYCLE START. Có thể chạy hết chương trình hay có thể chạy kiểm tra một đoạn (RESET nếu cần thiết). 4. Chạy chương trình Chế độ này cho phép việc chạy chương trình một cách liên tục cho đến hết phần của nó hoặc là cho đến khi dừng chương trình . Trong chế độ chạy từng khối chương trình thì ta phải khởi động mỗi block riêng biệt bằng cách nhấn nút START. - Kiểm tra an toàn. Trang 71
  20. - Nhập Z về 0. - Đưa con trỏ - dấu nháy về đầu chương trình - Chọn chế độ AUTO - Bắt đầu quá trình gia công  CYCLE START. Chú ý: phải theo dõi các thông số và diễn biến của quá trình gia công. Kết thúc gia công Gia công xong  Cất dao  Cho máy về vị trí an toàn  Báo cáo kết quả  Vệ sinh máy. - Xong  MODE  ZRN  Bấm +Z. - Shut Down máy Phay CNC. - OFF nguồn điện. - Khóa hơi máy nén khí. V. Chạy chương trình Trong chế độ vận hành chạy tuần tự hết chương trình, ta có thể tiến hành chạy một phần chương trình một cách liên tục cho đến hết phần của nó hoặc là cho đến khi dừng chương trình. Trong chế độ chạy từng khối chương trình thì ta phải khởi động mỗi block riêng biệt bằng cách nhấn nút START. Các chức năng sau có thể được sử dụng trong chế độ vận hành chạy chương trình: - Ngắt chương trình - Khởi động chương trình từ khối lệnh xác định - Nhảy đến các khối lệnh tuỳ chọn. - Chỉnh sửa tại phím chức năng TOOL - Kiểm tra và thay đổi các thông số Chạy chương trình gồm các công việc sau : - Chuẩn bị : + Kẹp chặt chi tiết trên bàn máy + Cài đặt dữ liệu + Lựa chọn chức năng cần thiết + Lựa chọn chương trình VI. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày phương pháp lắp đặt dao vào máy phay CNC. 2. Các bước offset dao trong quá trình vận hành máy phay CNC được thực hiện như thế nào ? Trang 72
nguon tai.lieu . vn