Xem mẫu

1

LỜI MỞ ĐẦU
Hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nhằm đáp ứng yêu cầu của
thị trường lao động kỹ thuật và hội nhập.
Bộ Lao Động thương Binh và Xã Hội đã ban hành chương trình khung Cao Đẳng
Nghề, Trung Cấp Nghề Cắt gọt kim loại.
Là một Trường đào tạo nghề đã có bề dày hơn 40 năm của Tỉnh Đăk Lăk, khu vực
Miền trung và Tây nguyên; với quy mô trang thiết bị luôn được đầu tư mới, năng lực đội
ngũ giáo viên ngày càng được tăng cường. Việc biên soạn giáo trình phục vụ công tác
đào tạo của nhà Trường, đáp ứng yêu cầu mục tiêu của chương trình khung do Bộ LĐTB
và XH ban hành cũng nhằm đáp ứng các yêu cầu sau đây:
 Yêu cầu của người học.
 Nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực.
 Cung cấp lao động kỹ thuật cho Doanh nghiệp và xuất khẩu lao động.
Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường trong thời gian qua các giáo viên
trong khoa Cơ khí đã dành thời gian tập trung biên soạn giáo trình, cải tiến phương pháp
giảng dạy nhằm tạo điều kiện cho học sinh hiểu biết kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề.
Nhóm biên soạn đã vận dụng sáng tạo vào việc biên soạn giáo trình các mô đun
chuyên môn cắt gọt kim loại. Nội dung giáo trình có thể đáp ứng để đào tạo cho từng cấp
trình độ và có tính liên thông cho 3 cấp trình độ ( Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề, Cao
đẳng nghề).
Mặt khác nội dung của mô đun phải đạt được các tiêu chí quan trọng theo mục
tiêu, hướng tới đạt chuẩn quốc tế cho ngành Cắt gọt kim loại. Vì thế giáo trình mô đun đã
bao gồm các nội dung như sau:
 Trình độ kiến thức
 Kỹ năng thực hành
 Tính quy trình trong công nghiệp
 Năng lực người học và tư duy về mô đun được đào tạo ứng dụng trong thực
tiễn.
 Phẩm chất văn hóa nghề được đào tạo.
Trong quá trình biên soạn giáo trình Khoa đã tham khảo ý kiến từ các Doanh
nghệp trong nước, giáo trình của các trường Đại học, học viện... Nhóm biên soạn đã hết
sức cố gắng để giáo trình đạt được chất lượng tốt nhất. Do trình độ còn nhiều hàn chế
nên không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các đồng
nghiệp, các bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!

2

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
MỤC LỤC .......................................................................................................................... 2
CHƯƠNG TRÌNH MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO .......................................................................... 3
PHAY BÁNH RĂNG CÔN RĂNG THẲNG .................................................................... 4
1. Nguyên tắc hình thành bánh răng côn răng thẳng ....................................................... 4
2. Yêu cầu kỹ thuật khi phay bánh răng côn răng thẳng. ................................................. 4
3. Các thông số hình học chủ yếu của bánh răng côn răng thẳng. ................................... 5
4. Tính toán và chọn dao phay đĩa mô-đun. .................................................................... 7
5. Tính toán và điều chỉnh đầu phân độ........................................................................... 9
6. Phương pháp phay bánh răng côn răng thẳng bằng máy phay vạn năng ................... 11
7. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng................................................. 13
8. Trình tự gia công. ...................................................................................................... 14
9. Kiểm tra. ................................................................................................................... 15
10. Vệ sinh công nghiệp ................................................................................................ 17
Tài liệu cần tham khảo:..................................................................................................... 17

3

CHƯƠNG TRÌNH MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO
PHAY BÁNH RĂNG CÔN RĂNG THẲNG
Mã số của mô-đun: MĐ 48
Thời gian của mô-đun: 75 giờ.

(LT: 8 giờ; TH: 66 giờ; KT: 1 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔ-ĐUN
- Vị trí:
+ Mô-đun phay bánh răng côn răng thẳng được bố trí sau khi SV đã học xong
MH07; MH08; MH09; MH10; MH11; MH15; MĐ26: MĐ34; MĐ35.
- Tính chất:
+ Là mô-đun chuyên môn nghề thuộc các môn học, mô-đun đào tạo nghề tự chọn.
II. MỤC TIÊU MÔ-ĐUN:
- Trình bày được nguyên tắc hình thành bánh răng côn răng thẳng.
- Xác định được các thông số chủ yếu của bánh răng côn răng thẳng.
- Phân tích được yêu cầu kỹ thuật khi phay bánh răng côn răng thẳng.
- Tính toán và chọn được dao phay mô-đun.
- Tính toán và điều chỉnh được đầu chia độ.
- Vận hành, điều chỉnh được máy phay đúng quy trình, quy phạm để gia công bánh
răng côn răng thẳng đạt cấp chính xác 6- 7, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng
thời gian và an toàn.
- Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng
tạo trong học tập.
III. NỘI DUNG MÔ-ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
TT
1

Tên các bài trong mô đun
Phay bánh răng côn răng thẳng
Cộng

Tổng số
75
75

Thời gian

Thực
thuyết
hành
8
66
8
66

Kiểm
tra*
1
1

Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng
giờ thực hành.

4

PHAY BÁNH RĂNG CÔN RĂNG THẲNG
1. Nguyên tắc hình thành bánh răng côn răng thẳng
Bánh răng côn răng thẳng dùng trong các hệ thống truyền động giữa hai trục vuông
góc với nhau. Đặc điểm chung có: Mặt đỉnh, mặt chân, mặt sườn răng đổng quy tại một
điểm chung 0. Điểm đó gọi là tâm của bánh răng (tùng chiếc cũng như của cả cặp ăn
khớp với nhau). Trên mỗi răng, kích thước ở vị trí so với tâm không giống nhau (càng
gần tâm càng nhỏ). Như vây, đầu lớn có môđun lớn và đầu nhỏ có môđun nhỏ. Môđun
đầu lớn thường được chọn làm căn cứ, nhưng khi tính sức bền của răng thì lại lấy trị số
trung bình của môđun hai đầu.
Nguyên tắc hình thành bánh răng côn răng thẳng dựa vào phương pháp chép hình
của dao phay mô đun và chi tiết gia công nhờ đầu phân độ quay đi một góc nâng α.

Hình 1: Nguyên tắc hình thành bánh răng côn răng thẳng

2. Yêu cầu kỹ thuật khi phay bánh răng côn răng thẳng.
2.1 Các yêu cẩu kỹ thuật
- Răng có độ bền mỏi tốt
- Răng có độ cứng cao, chống mòn tốt
- Tính truuyền động ổn định, không gây ổn.
- Hiệu suất truyền động lớn, năng suất cao.
2.2 Các điểu kiện kỹ thuật khi phay bánh răng côn răng thẳng.
- Kích thước các thần phần cơ bản của một bánh răng côn, hoặc hai bánh côn
răng thẳng ăn khớp.
- Số' răng đúng, đều, cân, cân tâm
- Độ nhám đạt cấp 8, đến cấp 11 tức là Ra = 0,63 - 0.08 µm.
- Khả năng ăn khớp của bánh răng có cùng một môđun, và hợp thành góc 900

5

3. Các thông số hình học chủ yếu của bánh răng côn răng thẳng.

Hình 2. Các thông số hình hoc cơ bản của bánh răng côn răng thắng
3.1 Môđun xét ở hai đẩu (m) :

(trong đó, m là đầu lớn úng với Dp1, ở đầu lớn, m ở đầu nhỏ úng với Dp2 ở đầu nhỏ).

nguon tai.lieu . vn