Xem mẫu

  1. CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN Mã chương: MH 24-04 Mục tiêu Sau khi học xong chương này người học nắm được những vấn đề sau: - Nội dung, phương và trình tự phân tích tình hình tiêu thụ trong doanh nghiệp như + Phân tích chung tình hình tiêu thụ + Phân tích tinh hình tiêu thụ những mặt hang chủ yếu + Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ - Nội dung, phương và trình tự phân tích tình hình lơi nhuận trong 5 nghiệp như: + Phân tích chung tình hình lợi nhuận + Phân tích tình hình lợi nhuận của hoạt động bán hang và cung cấp dịch vụ + Phân tích tình hình lợi nhuận hoạt động tài chính + Phân tích tình hình lợi nhuận của hoạt động khác 1. Phân tích tình hình tiêu thụ Tiêu thụ là quá trình cung cấp sản phẩm và thu được tiền hàng hoặc được người mua chấp nhận thanh toán. Sản phẩm của doanh nghiệp nếu đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay vốn, nếu giá thành hạ sẽ tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ 1.1.1 .Ý nghĩa phân tích Có tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá, doanh nghiệp mới thu hồi được vốn, để tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và phát triển sản xuất. Sản phẩm hàng hoá có tiêu thụ được, mới xác định được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là lãi hay lỗ và lãi lỗ ở mức độ nào. - Qua tiêu thụ tính chất tiện ích của sản phẩm mới được xác định một cách hoàn toàn và điều này được thể hiện qua năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hoá với giá cả phù hợp không những doanh nghiệp có lãi, mà điều này còn cho thấy khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm và thu hút khách hàng của doanh nghiệp, khẳng định chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
  2. 1.1.2 Nhiệm vụ phân tích Đánh giá tình hình tiêu thụ của từng loại sản phẩm và toàn bộ sản phẩm, đánh giá tình hình tiêu thụ theo đơn đặt hàng. Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. Đề ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. 1.2 Phân tích chung tình hình tiêu thụ về khối lƣợng sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối của vòng chu chuyển vốn ở doanh nghiệp. Sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp chỉ được coi là tiêu thụ, khi doanh nghiệp đã nhận được tiền bán hàng hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán. Phân tích chung tình hình tiêu thụ sản phẩm là xem xét, đánh giá tình hình tiêu thụ về khối lượng từng loại sản phẩm và của toàn bộ sản phẩm (toàn doanh nghiệp). Đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ nhằm đánh giá khái quát tình hình tiêu thụ và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 1.2.1. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ từng loại sản phẩm Để đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ từng loại sản phẩm ta tính tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. 1.2.1.1 Chỉ tiêu phân tích. Số lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế Tỷ lệ hoàn thành kế = x 100 (4.1) hoạch tiêu thụ Số lượng sản phẩm tiêu thụ kế hoạch 1.2.1.2. Phƣơng pháp phân tích: Phƣơng pháp so sánh So sánh số lượng sản phẩm tiêu thụ giữa kỳ thực tế với kỳ kế hoạch hoặc so sánh giữa thực tế năm nay với thực tế năm trước ở cả hai chỉ tiêu số tuyệt đối và số tương đối, tính tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ từng sản phẩm và đánh giá. Nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ thực tế so với kế hoạch > 100%: Hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ. Nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ thực tế so với kế hoạch =100%: Hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. Nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ thực tế so với kế hoạch < 100%: Không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. 1.2.2 Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn doanh nghiệp (toàn bộ sản phẩm)
  3. 1.2.2.1. Chỉ tiêu phân tích Đối với toàn doanh nghiệp (toàn bộ sản phẩm) để đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ về khối lượng người ta sử dụng chỉ tiêu doanh thu. ∑Q1.Gk K = x 100% (4.2) ∑Qk.Gk Chênh lệch tuyệt đối: ∑Q 1 G k - ∑Q k G k (4.3) K: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ về số lượng sản phẩm toàn doanh nghiệp; - Q1: Số lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế - QK: Số lượng sản phẩm tiêu thụ kế hoạch - GK: Đơn giá bán kế hoạch của sản phẩm 1.2.2.2. Phƣơng pháp phân tích: Phương pháp so sánh - So sánh doanh thu thực tế tính theo giá bán kế hoạch với doanh thu kế hoạch tính theo giá bán kế hoạch, trên cơ sở đó tính ra tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của toàn doanh nghiệp. Kết quả tính toán, K có thể xảy ra một trong ba trường hợp sau: + Nếu K > 100%: Doanh nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch về khối lượng sản phẩm tiêu thụ; + Nếu K=100%: Doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch khối lượng sản phẩm tiêu thụ; + Nếu K< 100%: Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch về khối lượng tiêu thụ. Trong cả ba trường hợp trên, mọi nhân tố cá biệt đã được bù trừ lẫn nhau. Có thể loại sản phẩm này khối lượng sản phẩm tiêu thụ vượt mức kế hoạch, nhưng ở loại sản phẩm khác khối lượng tiêu thụ lại không đạt mức kế hoạch. Do đó, để đánh giá một cách toàn diện tình hình hoàn thành kế hoạch về khối lượng tiêu thụ, cần kết hợp sử dụng cả tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn doanh nghiệp và tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ từng loại sản phẩm. - So sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ với khối lượng sản phẩm sản xuất và khối lượng sản phẩm dự trữ đầu kỳ và cuối kỳ nhằm đánh giá tính cân đối giữa sản xuất, dự trữ và tiêu thụ. Trong quá trình phân tích, ta tính khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các bước trung gian, theo công thức sau: Khối lượng Khối lượng Khối lượng Khối lượng sản phẩm = sản phẩm tồn + sản phẩm sản - sản phẩm tồn (4.4) tiêu thụ kho đầu kỳ xuất trong kỳ kho cuối kỳ
  4. Căn cứ công thức (4.4) khi phân tích ta có thể gặp một số trường hợp sau đây:  Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng, trong trường hợp khối lượng sản phẩm dự trữ đầu kỳ tăng, khối lượng sản phẩm sản xuất giảm và khối lượng sản phẩm dự trữ cuối kỳ tăng. Trường hợp này doanh nghiệp có thể hoàn thành kế hoạch tiêu thụ nguyên nhân là do khối lượng dự trữ đầu kỳ tăng nếu không doanh nghiệp sẽ không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. Mặt khác mức dự trữ cuối kỳ tăng lên, rõ ràng mức dự trữ đầu kỳ phải tăng lên với tốc độ lớn. Điều này thể hiện sự mất cân đối giữa sản xuất, dự trữ và tiêu thụ.  Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng, trong trường hợp khối lượng sản phẩm sản xuất tăng, sản phẩm dự trữ đầu kỳ giảm, tình huống này có thể xảy ra nếu: + Sản phẩm dự trữ cuối kỳ tăng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho kỳ sau thì đánh giá tích cực. Bởi vì tuy tồn kho đầu kỳ giảm, nhưng do đẩy mạnh sản xuất, doanh nghiệp không những cung cấp đầy đủ sản phẩm cho tiêu thụ mà còn sản phẩm để dự trữ cho kỳ sau, điều này thể hiện được tính cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ. + Sản phẩm dự trữ cuối kỳ giảm, làm cho doanh nghiệp không thực hiện được hợp đồng tiêu thụ đã ký kết ở kỳ sau, đây là biểu hiện không tốt. Tính cân đối giữa sản xuất, dự trữ và tiêu thụ không thực hiện được. + Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ giảm, khối lượng sản phẩm sản xuất tăng, dự trữ đầu kỳ giảm và dự trữ cuối kỳ tăng, tình hình này đánh giá không tốt. Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ, gây ứ đọng vốn trong khâu dự trữ, mất cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này có thể do doanh nghiệp không tổ chức tốt công tác tiêu thụ, chất lượng sản phẩm giảm v.v…  Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng, khối lượng sản phẩm sản xuất giảm, dự trữ đầu kỳ tăng, dự trữ cuối kỳ giảm với tốc độ lớn, tình hình này mặc dù doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch tiêu thụ, nhưng vẫn đánh giá không tốt. Bởi vì sản xuất không đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, dự trữ cuối kỳ giảm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của kỳ sau. Tính cân đối giữa sản xuất, dự trữ và tiêu thụ không thực hiện được. Căn cứ vào công thức (4.4) ta có thể gặp một số trường hợp khác xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để đánh giá chính xác ta cần chú ý đến đặc điểm tình hình cụ thể của từng loại sản phẩm, tình hình cụ thể từng doanh nghiệp, tình hình thị trường, thu nhập của người lao động và các chế độ chính sách của nhà nước 1.3 Phân tích kết quả tiêu thụ theo mặt hàng chủ yếu (theo đơn đặt hàng) Ngày nay các doanh nghiệp sản xuất theo cơ chế thị trường chịu ảnh hưởng của các quy luật cung cầu, cạnh tranh, giá trị … Do đó doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng không ổn định, có thể linh hoạt thay đổi các loại sản phẩm cho phù hợp với thị trường và nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp sản xuất sản phẩm (mặt hàng) ổn định, theo đơn đặt hàng dài hạn của khách hàng. Mặt khác trong kinh doanh hiện đại
  5. các doanh nghiệp rất cần và luôn mong muốn có được nhiều đơn đặt hàng, việc tìm kiếm được các đơn đặt hàng cũng thể hiện uy tín của doanh nghiệp trong kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả. Đơn đặt hàng là các hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp đã ký với doanh nghiệp khác, do đó sản xuất và tiêu thụ theo đơn đặt hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt về số lượng, chất lượng, chủng loại và thời gian sản xuất để đảm bảo thời gian giao nhận hàng. Tuy nhiên, mỗi mặt hàng có công dụng khác nhau lại được thể hiện cụ thể trong từng đơn đặt hàng của từng khách hàng riêng biệt. Do đó, đối với loại sản phẩm này được tiêu thụ theo các địa chỉ định trước, với khối lượng và chất lượng đã được thoả thuận trong đơn đặt hàng khi phân tích cần quán triệt nguyên tắc không bù trừ “nghĩa là không lấy số lượng sản phẩm tiêu thụ vượt mức kế hoạch của loại sản phẩm này bù cho số lượng sản phẩm không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ của loại sản phẩm kia”. Với nguyên tắc này, chỉ cần một sản phẩm nào đó số lượng tiêu thụ thực tế thấp hơn kế hoạch, là ta đủ điều kiện kết luận doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo đơn đặt hàng. Tuy nhiên, để biết rõ mức độ hoàn thành kế hoạch theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp là bao nhiêu ta tính tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo đơn đặt hàng. 1.3.1 Chỉ tiêu phân tích Phân tích tình hình tiêu thụ theo mặt hàng chủ yếu sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng (STT). Công thức: ∑Q1.Gk STT = x 100 (4.5) ∑Qk.Gk Trong đó: - Q: Số lượng sản phẩm tiêu thụ thứ i (thực tế và kế hoạch): + Q1: Sử dụng đối với những sản phẩm không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ; + QK: Sử dụng đối với những sản phẩm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ. - GKi: Đơn giá bán kỳ kế hoạch của sản phẩm 1.3.2 Phƣơng pháp phân tích: Phương pháp so sánh Đánh giá tình hình tiêu thụ theo đơn đặt hàng thực tế so với kế hoạch, hoặc thực tế năm nay so với thực tế năm trước, trên cơ sở tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo đơn đặt hàng tính theo công thức (4.5) ta có thể kết luận trong các trường hợp: + STT =100%: Doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo đơn đặt hàng, đánh giá tốt.
  6. + S T T < 100%: Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo đơn đặt hàng, đánh giá không tốt, doanh nghiệp cần tìm nguyên nhân để có biện pháp khắc phục. Ví dụ 4.1: Tại một doanh nghiệp có tình hình tiêu thụ sản phẩm như bảng 4.1 như sau: Bảng 4.1 Số lượng sản phẩm tồn Số lượng sản phẩm sản Số lượng sản phẩm tồn Sản phẩm đầu kỳ (sản phẩm) xuất (sản phẩm) cuối kỳ (sản phẩm) Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế A 600 440 4.000 4.300 400 440 B 100 400 4.400 4.600 400 250 C 50 200 7.200 5.200 500 - Yêu cầu: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm. Biết rằng: Giá bán kế hoạch của SPA: 150.000 đồng/sản phẩm ; SPB: 100.000 đồng/sản phẩm ; SPC: 50.000 đồng/sản phẩm. Bài giải: * Đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ từng loại sản phẩm Căn cứ số liệu bảng (4.1) và công thức (4.4), ta tính khối lượng sản phẩm tiêu thụ từng kỳ và lập bảng phân tích Bảng 4.2: Bảng phân tích tình hình tiêu thụ Khối lượng sản phẩm tiêu thụ (sp) Chênh lệch thực tế/kế hoạch Sản phẩm Kế hoạch Thực tế Số lượng (sp) Tỷ lệ (%) A 4.200 4.300 100 2,4 B 4.100 4.750 650 15,9 C 6.750 5.400 -1.350 -20 Nhận xét: Doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch tiêu thụ hai sản phẩm A và B, cụ thể SPA tăng 2,4%, SPB tăng 15,9%, đánh giá tốt. Riêng sản phẩm C chưa hoàn thành kế hoạch tiêu thụ, chỉ đạt 80% Doanh nghiệp cần tìm nguyên nhân để có biện pháp khắc phục. * Đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn Doanh nghiệp
  7. Áp dụng công thức (4.2), ta tính tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn Doanh nghiệp: 4.300x15 + 4.750x100 + 5.400x50 K = x 100 = 100,9 % 4.200x150 + 4.100x100 + 6.750x50 Nhận xét: Doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ, cụ thể sản lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế so với kế hoạch tăng 0,9 %, đánh giá tích cực. * Đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo đơn đặt hàng Áp dụng công thức (4.5), tính tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo đơn đặt hàng: 4.300x15 + 4.100x100 + 5.400x50 STT = x 100 = 95 % 4.200x150 + 4.100x100 + 6.750x50 Nhận xét: Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo đơn đặt hàng, chỉ đạt 95%,đánh giá không tốt, cần tìm nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.… Ví dụ 4.2: Tại một doanh nghiệp có tình hình tiêu thụ sản phẩm như bảng 4.3 như sau: Bảng 4.3 Đơn vị tính: 1000 đồng Khối lượng tiêu thụ SP Giá bán kế hoạch Sản phẩm Kế hoạch Thực tế A 100 110 1.000 B 300 280 2.000 C 200 150 1.500 Yêu cầu: Phân tích tình hình tiêu thụ về mặt hàng 1.4 Phân tích tình hình tiêu thụ về doanh thu 1.4.1 Khái niệm
  8. Doanh thu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản thu doanh nghiệp có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịchvụ trong một thời kỳ nhất định. Doanh thu bao gồm: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh và doanh thu từ hoạt động khác. 1.4.2 Ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu Là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời qua chỉ tiêu này sẽ chứng tỏ được doanh nghiệp đã sản xuất và kinh doanh những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. Doanh thu là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp trang trải các chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh thu là điều kiện để thực hiện tái sản xuất đơn giản cũng như tái sản xuất mở rộng. Thực hiện doanh thu bán hàng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất tiếp theo. Do đó việc thực hiện chỉ tiêu doanh thu bán hàng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản trị luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, do vậy phân tích tình hình biến động của doanh thu sẽ giúp họ có cái nhìn toàn diện về tình hình doanh thu của doanh nghiệp. Khi phân tích doanh thu, ta có thể xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau như doanh thu theo từng nhóm hàng, từng mặt hàng, doanh thu của từng cửa hàng, doanh thu theo các đơn vị, bộ phận trực thuộc… 1.4.3 Phân tích chỉ tiêu doanh thu 1.4.3.1 Chỉ tiêu phân tích Phân tích doanh thu tiêu thụ sử dụng chỉ tiêu doanh thu bán hang. 1.4.3.2 Phƣơng pháp phân tích: Sử dụng phƣơng pháp so sánh. So sánh doanh thu thực tế với kế hoạch cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Ví dụ 4.3: Có tài liệu về doanh thu bán hàng tại các cửa hàng thuộc Doanh nghiệp H trong 2 năm báo cáo như sau: Bảng 4.4 Đơn vị tính: 1 triệu đồng Cửa hang Doanh thu năm 2010 Doanh thu năm 2011 A 13.000 15,510 B 9.000 6.930 C 7.500 10.560 Yêu cầu: Phân tích tình hình tiêu thụ về doanh thu. Bài giải:
  9. Căn cứ số liệu bảng (4.4) ta lập bảng phân tích. Bảng 4.5: Bảng phân tích tình hình tiêu thụ về doanh thu Đơn vị tính: Triệu đồng DT năm trước DT năm nay Chênh lệch Cửa hang Tỷ trọng Tỷ trọng Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) (%) (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) A 13.500 45 15.510 47 2.010 +14,9 B 9.000 30 6.930 21 -2.070 -23 C 7.500 25 10.560 32 3.060 +40,8 Cộng 30.000 100 33.000 100 3.000 +10 Qua kết quả tính toán ở bảng (4.5) ta thấy tổng doanh thu của doanh nghiệp H năm 2011 so với năm 2010 tăng 3.000 truệu đồng, tỷ lệ tăng 10% là do doanh thu cửa hàng A và C tăng, trong đó doanh thu cửa hàng C tăng nhiều nhất: tăng 3.060 triệu đồng, tỷ lệ tăng 40,8%, đây là biểu hiện tích cực. Còn cửa hàng B thì doanh thu giảm đáng kể: giảm 2,070 triệu đồng, tỷ lệ giảm 23%, doanh nghiệp cần tìm nguyên nhân để có biện pháp khác phục. Cùng với biến động của tổng doanh thu thì cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp cũng thay đổi. Tỷ trọng doanh thu của cửa hàng A tăng từ 45% lên 47%, còn doanh thu cửa hàng B giảm từ 30% xuống còn 21% ta cần tìm nguyên nhân để có biện pháp khắc phục. Riêng doanh thu cửa hàng C tăng từ 25% lên 32% và chính sự thay đổi này đã đưa doanh thu cửa hàng C lên vị trí quan trọng thứ 2 trong tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp, tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn ta cần phối hợp với phương hướng kinh doanh và lợi nhuận đạt được của từng cửa hàng trong năm. 1.4.3.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến doanh thu của doanh nghiệp Số lƣợng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hoặc lao vụ, dịch vụ cung ứng Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hoặc lao vụ dịch vụ cung ứng càng nhiều thì doanh thu càng cao. Tuy nhiên khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ còn phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và tình hình tổ chức mạng lưới kinh doanh tiêu thụ sản phẩm. Giá bán sản phẩm
  10. Giá bán sản phẩm cao hay thấp không phải do doanh nghiệp quyết định mà tuỳ thuộc vào mức cầu thị trường và chất lượng sản phẩm, trong trường hợp các nhân tố khác không đổi, việc thay đổi giá bán ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng (giảm) doanh thu bán hàng. Vì vậy doanh nghiệp khi định giá bán sản phẩm hoặc giá cung ứng dịch vụ phải cân nhắc sao cho giá bán không quá cao nhưng cũng không quá thấp, giá bán phải bù được chi phí bỏ ra và có lãi để tái đầu tư. Chất lƣợng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là yếu tố cạnh tranh đối với các sản phẩm cùng loại, và điều này quyết định đến khối lượng sản phẩm bán ra và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp. Vì vậy nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng cung ứng dịch vụ, tạo điều kiện tiêu thụ dễ dàng, nhanh chóng thu được tiền bán hàng và tăng doanh thu bán hàng trong kỳ. Kết cấu mặt hàng Trong quá trình sản xuất có những mặt hàng chi phí bỏ vào tương đối ít nhưng tỷ suất lợi nhuận tương đối cao, nhưng cũng có những mặt hàng tốn rất nhiều chi phí nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp, do đó việc thay đổi kết cấu mặt hàng cũng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng. Công tác tổ chức mạng lƣới kinh doanh và tiếp thị Việc tổ chức mạng lưới kinh doanh rộng khắp, công tác tổ chức tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, bảo hành sản phẩm đều có ý nghĩa quan trọng góp phần tăng doanh thu bán hàng 1.5. Phân tích những nguyên nhân ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ Sản phẩm do doanh nghiệp làm ra được tiêu thụ trên thị trường, tiêu dùng nội bộ, làm quà tặng, khuyến mãi không thu tiền, biếu tặng cho các tổ chức, cá nhân hay dùng để trả thay lương, thưởng cho người lao động, nhưng hầu hết vẫn là để tiêu thụ trên thị trường. Do đó có rất nhiều nguyên nhân tác động đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp, có thể chia thành 3 nhóm nguyên nhân sau. 15.1 Phân tích những nguyên nhân thuộc bản thân doanh nghiệp đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá Có nhiều nguyên nhân thuộc về bản thân doanh nghiệp ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm như số lượng sản phẩm dự trữ, tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất về mặt số lượng, chất lượng sản phẩm, kiểu dáng sản phẩm cũng như mẫu mã, uy tín của doanh nghiệp, công tác tiếp cận thị trường, xác định giá bán hợp lý, chu kỳ sống của sản phẩm và trình độ tổ chức mạng lưới hoạt động sản xuất kinh doanh v.v… Dù là nguyên nhân nào cũng ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu thuộc về doanh nghiệp ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm. 1.5.1.1 Chất lƣợng sản phẩm hàng hoá và uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng
  11. Chất lượng sản phẩm hàng hoá như là một cái lõi của chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường. Đồng thời chính chất lượng sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp cung cấp ra thị trường quyết định uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. 1.5.1.2 Giá bán sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp Giá bán sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết, giá bán sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp phụ thuộc vào vị trí của sản phẩm đó trên thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp là sản phẩm cạnh tranh hay độc quyền, mức cầu thị trường như thế nào, người tiêu dùng ưa chuộng hay không? Và sản phẩm này đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống của sản phẩm. Mặt khác, giá bán lại là nhân tố tỷ lệ thuận với lợi nhuận vừa có quan hệ với việc tiêu thụ nhanh hay chậm, khối lượng tiêu thụ nhiều hay ít. Song giá bán sản phẩm hàng hoá phụ thuộc nhiều vào quan hệ cung cầu trên thị trường và điều này đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải hết sức linh hoạt và năng động đôi khi bán sản phẩm với giá bán để hoà vốn hoặc thậm chí bị lỗ vốn cũng phải bán để thu hồi vốn. 1.5.1.3 Tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp: Đây là quá trình hết sức phong phú và đa dạng, đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải hết sức năng động. Việc tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp bao gồm nhiều khâu như tăng cường quảng cáo giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi, điều tra nhu cầu thị trường, tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường, cải tiến phương thức bán hàng, thanh toán và thực hiện tốt chương trình hậu mãi. Những nguyên nhân thuộc nhóm này là những nguyên nhân mang tính chủ quan. Do đó doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để khắc phục tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ. 1.5.2 Phân tích nguyên nhân thuộc khách hàng (ngƣời mua) tác động đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, khách hàng (người mua) là thượng đế. Vậy, những nguyên nhân chủ yếu thuộc khách hàng tác động đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. - Thu nhập: Đây là yếu tố hết sức quan trọng, bởi vì sự thoả mãn mọi nhu cầu là hoàn toàn phụ thuộc vào mức thu nhập. - Nhu cầu (cấp thiết hay mong muốn). Sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường đã đáp ứng được đối với những đối tượng khách hàng (người tiêu dùng) nào? Và đây là nhu cầu cấp thiết hay là nhu cầu mong muốn. - Phong tục, tập quán và thói quen của người tiêu dùng: Sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường, có thể không phù hợp với đối tượng người tiêu dùng ở địa phương này, vùng này, nhưng lại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người ở địa phương khác, vùng khác. Trong ba yếu tố trên, mức thu nhập là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự thoả
  12. mãn nhu cầu hàng hoá, nhu cầu chỉ tăng lên khi thu nhập tăng. 1.5.3 Phân tích những nguyên nhân thuộc về Nhà nƣớc ảnh hƣởng tới quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp Mỗi chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp như chính sách tiền lương, chính sách trợ giá, các chính sách về xuất, nhập khẩu, chính sách thuế hay tình hình khủng hoảng kinh tế trong nước và thế giới cũng ít nhiều tác động đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Những nguyên nhân thuộc nhóm này là những nguyên nhân khách quan. 2. Phân tích tình hình lợi nhuận 2.1 Ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích lợi nhuận 2.1.1 Khái niệm Lợi nhuận là chênh lệch tăng giữa thu nhập với chi phí tương xứng (phù hợp) trong từng thời kỳ. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định, … 2.1.2 Ý nghĩa - Lợi nhuận là nguồn gốc quan trọng để doanh nghiệp tích luỹ, tái đầu tư, tăng trưởng, phát triển và là điều kiện để góp phần nâng cao đời sống cải thiện điều kiện làm việc của người lao động trong doanh nghiệp. Là nguồn để thực hiện các nghĩa vụ đối với ngân sách, góp phần cơ bản tạo nên sự vững mạnh cho hệ thống tài chính quốc gia. - Lợi nhuận là một đòn bẩy kinh tế quan trọng, có tác dụng khuyến khích người lao động và các doanh nghiệp ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn. - Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế đặc biệt quan trọng, vì vậy phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa là một nội dung trọng tâm của phân tích hoạt động kinh doanh, chỉ có thông qua phân tích tình hình lợi nhuận mới đề ra các biện pháp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận, thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp. 2.1.3 Nhiệm vụ của phân tích - Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp; - Nhận biết được khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện kế hoạch lợi nhuận; - Xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch lợi nhuận; - Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận. 2.2 Phân tích các bộ phận cấu thành lợi nhuận của doanh nghiệp
  13. Trong điều kiện tồn tại sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị còn phát huy tác dụng, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được biểu hiện tập trung ở chỉ tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thường chiếm tỷ trọng lớn nhất. 2.2.1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Có 2 phần chủ yếu: 2.2.1.1 Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ Đây là khoảng chênh lệch giữa doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ (bao gồm giá vốn hàng hoá, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp). 2.2.1.2 Lợi nhuận hoạt động tài chính Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp chính là phần chênh lệch giữa thu và chi về hoạt động tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: - Lợi nhuận thu được từ hoạt động mua bán chứng khoán; - Lợi nhuận thu được từ hoạt động góp vốn liên doanh; - Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh bất động sản; - Lợi nhuận thu được do chênh lệch lãi tiền gởi ngân hàng và tiền vay ngân hàng; - Lợi nhuận thu được do vay vốn; - Lợi nhuận thu được do bán ngoại tệ… 2.2.2 Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác Lợi nhuận khác là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài dự tính hoặc có dự tính đến, nhưng ít có khả năng thực hiện được hoặc là những khoản lợi nhuận thu được không mang tính chất thường xuyên. Những khoản lợi nhuận này thu được có thể do những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan đem lại. Lợi nhuận khác là khoảng chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ. - Các khoản thu nhập khác: + Thu từ khoản nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; + Thu từ khoản phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; + Thu từ các khoản thuế được ngân sách Nhà nước hoàn lại; + Thu từ quà biếu, tặng bằng tiền và hiện vật; + Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xoá sổ;
  14. + Thu từ các khoản nợ không xác định được chủ … - Các khoản chi phí khác: + Chi thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; + Chi phạt do vi phạm hợp đồng … 2.3 Phân tích chung tình hình lợi nhuận Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn doanh nghiệp và của các bộ phận cấu thành lợi nhuận nhằm đánh giá khái quát tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp (xu hướng chung lợi nhuận tăng thì tốt). 2.3.1 Chỉ tiêu phân tích Phân tích chung tình hình lợi nhuận sử dụng chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận và lợi nhuận của các bộ phận cấu thành. 2.3.2 Phƣơng pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh So sánh mức và tỷ lệ biến động của kỳ phân tích so với kỳ gốc ( kỳ trước/ kế hoạch). Đồng thời lấy mức biến động của doanh thu thuần làm mốc để so sánh. Ví dụ 4.4: Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp Bảng 4.6 Đơn vị tính: tỷ đồng Các bộ phận lợi nhuận Kế hoạch Thực tế I. Lợi nhuận về hoạt động kinh doanh 118 187 1. Lợi nhuận của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ 87 163 2. Lợi nhuận về hoạt động tài chính 31 24 II. Lợi nhuận khác - 0,2 - Thu nhập khác 0,8 - Chi phí khác 1,0 Tổng cộng 118 186,8 Căn cứ số liệu đề bài cho bảng (4.6) ta lập bảng phân tích.
  15. Bảng 4.7: Phân tích chung tình hình lợi nhuận Chênh lệch Các bộ phận lợi nhuận KH TT Mức (%) I. Lợi nhuận về hoạt động kinh doanh 118 187 69 58,5 1. Lợi nhuận của hoạt động bán hàng và CCDV 87 163 76 87,4 2. Lợi nhuận về hoạt động tài chính 31 24 -7 - 22,6 II. Lợi nhuận khác - 0,2 - Thu nhập khác 0,8 - Chi phí khác 1,0 Tổng cộng 118 186,8 68,8 58,3 Nhận xét: Nhìn chung doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận, cụ thể lợi nhuận toàn doanh nghiệp tăng 68,8 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 58,3%. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này là: - Do lợi nhuận của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 76 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 87,4 %, đây là biểu hiện tích cực. - Lợi nhuận hoạt động tài chính giảm 7 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 22,6%, đây là biểu hiện không tốt. - Do lợi nhuận hoạt động khác trong kỳ giảm 0,2 tỷ đồng, nên làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này là do các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ lớn hơn thu nhập khác phát sinh trong kỳ là 0,2 tỷ đồng. Lợi nhuận của toàn doanh nghiệp tăng chủ yếu là do việc tăng lợi nhuận của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, còn lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động khác đều có xu hướng giảm. Tuy nhiên ta không có tài liệu chi tiết nên không thể đánh giá được việc lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động khác giảm là do nhân tố khách quan hay chủ quan nên chưa thể kết luận về mặt quản lý của doanh nghiệp, nhưng lợi nhuận của 2 hoạt động này giảm là biểu hiện không tốt cần tìm nguyên nhân để có biện pháp khắc phục 2.4 Phân tích tình hình lợi nhuận hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ
  16. Trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thường chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vì vậy, sau khi đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh, ta cần tiếp tục đi sâu phân tích lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh mà cụ thể là lợi nhuận của bộ phận bán hàng và cung cấp dịch vụ. 2.4.1 Phân tích chung Phân tích chung là xem xét đánh giá sự biến động lợi nhuận của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ giữa thực tế so với kế hoạch, giữa thực tế năm nay so với thực tế năm trước, nhằm đánh giá khái quát tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của bộ phận bán hàng và cung cấp dịch vụ. 2.4.1.1 Chỉ tiêu phân tích Chi phí bán Doanh Giá thành sản Lợi nhuận = - - hàng, chi phí (4.6) thu thuần xuất (GVHB) QLDN P = ∑Q.G – (∑Q.Z + ∑Q.ZBH + ∑Q.ZQL) (4.7) Trong đó - P: Lợi nhuận; - Q: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ; - G: Đơn giá bán sản phẩm - Z: Giá thành đơn vị sản phẩm - ZBH: Chi phí bán hàng; - ZQL: Chi phí quản lý doanh nghiệp. 2.4.1.2 Phƣơng pháp phân tích:Sử dụng phương pháp so sánh. Căn cứ vào công thức (4.7) xác định lợi nhuận kế hoạch và lợi nhuận thực tế. + P1 = ∑Q1.G1 – (∑Q1.Z1 + ∑Q1.ZBH1 + ∑Q.ZQL1) (4.8) + PK = ∑QK.GK – (∑QK.ZK + ∑Q.ZBHK + ∑Q.ZQLK) (4.9) So sánh lợi nhuận thực tế với kế hoạch. ∆ P = P1 - P K (4.10) Kết quả so sánh có thể xảy ra một trong các trường hợp sau: + Nếu ∆ P > 0: Kết luận lợi nhuận tăng; + Nếu ∆ P = 0: Kết luận lợi nhuận không thay đổi; + Nếu ∆ P < 0: Kết luận lợi nhuận giảm.
  17. 2.4.2 Phân tích mức độ ảnh hƣởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu mặt hàng, giá thành sản xuất, giá bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận.  Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn.  Trình tự sắp xếp các nhân tố. - Khối lượng sản phẩm tiêu thụ; - Kết cấu mặt hàng; - Giá thành sản xuất (giá vốn hàng bán); - Chi phí bán hàng; - Chi phí quản lý doanh nghiệp; - Giá bán.  Tổng quát phương pháp phân tích Bƣớc 1: Xác định đối tượng phân tích. ∆ P = P1 - P K (4.10) Bƣớc 2: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận. Thay thế lần 1: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ (q) Thay khối lượng sản phẩm tiêu thụ kế hoạch bằng khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế trong điều kiện giả định nhân tố kết cấu mặt hàng và các nhân tố khác không đổi. ΔPq = Pq – Pk = Pk x tỷ lệ hoàn thành KH tiêu thụ - Pk = Pk x (∑Q1.Gk/ ∑Qk.Gk) – Pk = Pk x [(∑Q1.Gk/ ∑Qk.Gk) – 1] (4.11) Khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng làm cho tổng lợi nhuận tăng và ngược lại. Vì vậy có thể nói tăng khối lượng tiêu thụ là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thay thế lần 2: Kết cấu mặt hang (d) Thay kết cấu mặt hàng kế hoạch bằng kết cấu mặt hàng thực tế, nghĩa là thay khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế với kết cấu mặt hàng kế hoạch bằng khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế với kết cấu mặt hàng thực tế (thay Q’1 = Q1). Lợi nhuận trong trường hợp này (Pd). Pd = ∑Q1.Gk - ∑Q1.(Zk + ZBH k + ZQLk) ΔPd = Pd – Pq (4.12)
  18. Mỗi sản phẩm hàng hoá có tỷ suất lợi nhuận cao thấp khác nhau, cho nên cùng doanh thu như nhau, nếu tăng tỷ trọng mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao, giảm tỷ trọng mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận thấp sẽ làm cho tổng lợi nhuận tăng và ngược lại. Kết cấu mặt hàng chịu sự tác động rất lớn của quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu trên thị trường. Mặt khác việc tăng giảm tỷ trọng của từng mặt hàng tiêu thụ còn tuỳ thuộc vào chính sách kích cầu của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Thay thế lần 3: Giá thành sản xuất (z) Thay giá thành sản xuất kế hoạch bằng giá thành sản xuất thực tế. Mục đích của việc thay thế này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá thành. Lợi nhuận trong trường hợp này (Pz). Pz= ∑Q1.Gk - ∑Q1.(Z1 + ZBH k + ZQLk) ΔPz = Pz – Pd = - ∑Q1.(Z1 - Zk) (4.13) Giá thành đơn vị sản phẩm có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Khi giá thành tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm và ngược lại. Giá thành thay đổi có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong công tác quản lý, phấn đấu giảm giá thành là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận. Thay thế lần 4: Chi phí bán hàng (ZBH) Thay chi phí bán hàng kế hoạch bằng chi phí bán hàng thực tế. Mục đích của việc thay thế này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng đến lợi nhuận. Lợi nhuận trong trường hợp này (PZBH). PzBH = ∑Q1.Gk - ∑Q1.(Z1 + ZBH 1 + ZQL k) ΔPzBH = PzBH – Pz = - ∑Q1.(ZBH 1 - ZBH k) (4.14) Chi phí bán hàng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Khi chi phí bán hàng tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm và ngược lại. Chi phí bán hàng thay đổi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do việc sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn cho bộ phận bán hàng tốt hay không tốt. Chính vì vậy, tổ chức hợp lý công tác tiêu thụ sản phẩm, giảm chi phí bán hàng là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận. Thay thế lần 5: Chi phí quản lý doanh nghiệp (ZQL) Thay chi phí quản lý doanh nghiệp kế hoạch bằng chi phí quản lý thực tế, mục đích của việc thay thế này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận. Lợi nhuận trong trường hợp này (PZQL). PzQL= ∑Q1.Gk - ∑Q1.(Z1 + ZBH 1 + ZQL 1) ΔPzQL = PzQL – PzBH = -∑Q1.(ZQL1 - ZQLk) (4.15) Chi phí quản lý doanh nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Khi chi phí quản lý doanh nghiệp tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm và ngược lại. Do đó giảm chi phí
  19. quản lý doanh nghiệp cũng là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận. Thay thế lần 6: Giá bán (g) Thay giá bán kế hoạch bằng giá bán thực tế. Mục đích của việc thay thế này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán đến lợi nhuận. Lợi nhuận trong trường hợp này bằng lợi nhuận thực tế (Pg = P1). Pg = ∑Q1.G1 - ∑Q1.(Z1 + ZBH 1 + ZQL 1) = P1 ΔPg = Pg – PzQL = ∑Q1.(G1 - Gk) (4.16) Giá bán có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận. Khi giá bán tăng sẽ làm cho lợi nhuận tăng và ngược lại. Giá bán thay đổi có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Ví dụ: chất lượng sản phẩm thay đổi, sản phẩm không phù hợp thị hiếu tiêu dùng, quan hệ cung cầu biến động … Bƣớc 3: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. ΔP =ΔPq +ΔPd +ΔPz +ΔPzBH +ΔPzQL +ΔPg (4.17) Ví dụ 4.5: Có số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp X trong năm 2011 thể hiện ở các tài liệu sau: Bảng 4.8 Đơn vị tính: 1.000 đ SP tiêu Giá Giá bán CPBH CPQL S thụ thành ản phẩm Kế Thực Kế Thực Kế Thực Kế Thực Kế Thực hoạch tế hoạch tế hoạch tế hoạch tế hoạch tế A 300 330 40 45 60 80 0,18 0,32 0,15 0,29 B 50 80 30 30 60 75 0,17 0,23 0,14 0,21 C 60 80 420 420 440 460 13,5 18,0 11,5 16,1 Yêu cầu: 1/ Phân tích tình hình LN hoạt động tiêu thụ? 2/ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến LN trên? Bài giải Căn cứ số liệu bảng (4.8) ta lập bảng phân tích
  20. Bảng 4.9: Bảng phân tích tình hình lợi nhuận Đơn vị tính: 1.000 đồng Tổng doanh thu Tổng giá thành Sản phẩm QKGK Q1 GK Q1 G 1 QKZK Q 1 ZK Q 1 Z1 A 18.000 19.800 26.400 12.000 13.200 14.850 B 3.000 4.800 6.000 1.500 2.400 2.400 C 26.400 35.200 36.800 25.200 33.600 33.600 Cộng 47.400 59.800 69.200 38.700 49.200 50.850 Bảng 4.10: Bảng phân tích tình hình lợi nhuận Đơn vị tính: 1.000 đồng Tổng Chi phí quản lý doanh Tổng Chi phí bán hàng Sản nghiệp phẩm QKZBHK Q1ZBHK Q1ZBH1 QKZQLK Q1ZQLK Q1ZQL1 A 54 59 106 45 50 96 B 9 14 18 7 11 17 C 810 1.080 1.440 690 920 1.288 Cộng 873 1.153 1.564 742 981 1.401 1/ Xác định đối tượng phân tích: P1 = 69.200 – (50.850+1.564+1.401) = 15.386 Pk = 47.400 – (38.700 + 873 + 742) = 7.086  ΔP = P1 – Pk = 15.386 - 7.086 = 8.300 2/ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng:
nguon tai.lieu . vn