Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH Phân tích hoạt động kinh doanh NGHỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG (Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-CĐN ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) Tên tác giả : Lê Thị Ngọc Thủy Năm ban hành: 2018 0
  2. LỜI GIỚI THIỆU Phân tích hoạt động kinh doanh là môn học nghiên cứu phương pháp thu thập, chọn lọc thông tin, tính toán, suy đoán và kết luận về hiệu quả kinh doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp và cung cấp thông tin đó cho nhà quản trị, nhà đầu tư, ngân hàng…để ra quyết định kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh nghiên cứu về nhiều nội dung như phân tích kết quả sản xuất, giá thành, tiêu thụ, lợi nhuận…Chính vì thế, lý thuyết của phân tích hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều nội dung tính toán, suy đoán và kết luận khác nhau tương đối phức tạp và đa dạng Nội dung giáo trình này bao gồm: Chương 1: Những vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh Chương 2: Phân tích kết quả sản xuất Chương 3: Phân tích giá thành sản phẩm Chương 4: Phân tích tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận Trong quá trình biên soạn, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để giáo trình được hoàn thiện hơn An Giang, ngày 10 tháng 03 năm 2018 Tham gia biên soạn Chủ biên Lê Thị Ngọc Thủy 1
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  4. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Tuyên bố bản quyền ................................................................................................... i Lời giới thiệu ............................................................................................................ ii Mục lục ..................................................................................................................... iii Chương 1: Những vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh……… 1 I. Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh 1 1. Khái niệm .............................................................................................................. 1 2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh .................................................... 1 3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh ..................................................... 2 4. Ý nghĩa .................................................................................................................. 2 II. Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh ..................................................... 2 1. Phương pháp chi tiết.............................................................................................. 2 2. Phương pháp so sánh ............................................................................................. 3 3. Phương pháp thay thế liên hoàn ............................................................................ 6 III. Tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh ............................................................ 8 1. Chuẩn bị ................................................................................................................ 8 2. Tiến hành phân tích ............................................................................................... 9 3. Báo cáo kết quả phân tích ..................................................................................... 9 Bài tập...................................................................................................................... 10 Chương 2: Phân tích kết quả sản xuất ..................................................................... 11 I. Ý nghĩa của phân tích kết quả sản xuất ............................................................... 11 II. Phân tích kết quả sản xuất về mặt số lượng ....................................................... 11 1. Phân tích qui mô của kết quả sản xuất ................................................................ 11 2. Phân tích sự thích ứng với thị trường .................................................................. 14 3. Phân tích kết quả sản xuất theo mặt hàng chủ yếu ............................................. 15 4. Phân tích tính chất đồng bộ trong sản xuất ......................................................... 17 III. Phân tích kết quả sản xuất về mặt chất lượng ................................................... 19 1. Sản phẩm có phân chia thứ hạng về chất lượng .................................................. 19 2. Sản phẩm không phân chia thứ hạng về chất lượng ........................................... 21 Bài tập...................................................................................................................... 25 Chương 3: Phân tích giá thành sản phẩm................................................................ 28 I. Ý nghĩa của việc phân tích giá thành sản phẩm................................................... 28 II. Phân tích chung về việc thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm ...................... 28 1. Chỉ tiêu phân tích ................................................................................................ 28 2. Phương pháp phân tích ........................................................................................ 29 3
  5. III. Phân tích việc thực hiện kế hoạch hạ giá thành của sản phẩm có giá ......... thành so sánh được ............................................................................................................ 29 1. Chỉ tiêu phân tích ................................................................................................ 29 2. Phương pháp phân tích ....................................................................................... 30 IV. Phân tích việc thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất của 1000 đồng sản lượng hàng hóa .................................................................................................................. 35 Bài tập...................................................................................................................... 38 Chương 4: Phân tích tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận ............................................. 41 I. Phân tích tình hình tiêu thụ .................................................................................. 41 1. Ý nghĩa, nhiệm vụ ............................................................................................... 41 2. Phân tích chung về thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ................................. 41 3. Phân tích doanh thu tiêu thụ ................................................................................ 42 II. Phân tích tình hình lợi nhuận .............................................................................. 43 1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích tình hình lợi nhuận ......................................... 43 2. Phân tích tình hình lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm ................................................. 43 Bài tập...................................................................................................................... 48 Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 50 4
  6. CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh - Xác định được các phương pháp phân tích phù hợp với mục tiêu phân tích - Trung thực, nghiêm túc trong việc phân tích Nội dung chính: I. Khái niệm, đối tƣợng, nhiệm vụ và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh: 1. Khái niệm. - Phân tích là sự phân chia, chia nhỏ sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành nên sự vật hiện tượng đó. Phân tích luôn đi trước quyết định, là cơ sở cho việc ra quyết định. Nếu quá trình quản lý chia thành 3 bước thì bước 1 là thu thập thông tin cần thiết để ra quyết định; bước 2 là xử lý và phân tích thông tin; bước 3 là quá trình ra quyết định. Như vậy phân tích là một giai đoạn của quá trình quản lý. - Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó được phản ảnh thông qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, các báo cáo của kế toán..... Hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục. Nó chịu nhiều tác động bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các nhân tố bên trong là các quyết định của những nhà quản lý trong quá trình sử dụng các nguồn lực, các yếu tố của quá trình sản xuất……Các nhân tố bên ngoài là sự tác động của các chính sách, chế độ về tài chính của nhà nước. - Như vậy phân tích hoạt động kinh doanh là sự phân chia các hoạt động, các quá trình, kết quả kinh doanh thành các bộ phận trong sự tác động của các yếu tố và sử dụng các phương pháp để đánh giá hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. 2. Đối tƣợng của phân tích hoạt động kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp để điều hành hoạt động kinh doanh. Những thông tin có giá trị và thích hợp cần thiết này thường không có sẵn trong báo cáo tài chính hoặc trong bất cứ tài liệu nào của doanh nghiệp. Để có được những thông tin này phải thông qua quá trình phân tích. - Với tư cách là một môn khoa học độc lập, phân tích hoạt động kinh doanh có đối tượng nghiên cứu riêng. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Ta có thể khái quát đối tượng của phân tích qua sơ đồ sau: 5
  7. Quá trình & kết quả kinh doanh Đối tượng Chỉ tiêu kinh tế phân tích HĐKD Nhân tố tác động - Kết quả hoạt động kinh doanh mà phân tích nghiên cứu có thể là kết quả tổng hợp của nhiều quá trình hình thành, do đó kết quả phải là riêng biệt và đạt được trong khoảng thời gian nhất định, chứ không thể là kết quả chung chung. Các kết quả kinh doanh phải định hướng theo mục tiêu kinh doanh. Quá trình định hướng này phải được lượng hoá cụ thể thành các chỉ tiêu kinh tế và phân tích cần hướng đến các kết quả của các chỉ tiêu để đánh giá. Các chỉ tiêu kinh tế phải được xây dựng hoàn chỉnh và không ngừng được hoàn thiện. 3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh - Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó. - Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh. - Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định. 4. Ý nghĩa. a. Đối với ngƣời quản lý doanh nghiệp: - Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đề ra các quyết định kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh không những là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là những công cụ để cải tiến quản lý trong kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh kỳ sau hợp lý. b. Đối với ngân hàng, ngƣời đầu tƣ, ngƣời cung cấp. Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở để quyết định có nên cho vay, đầu tư hay bán chịu hàng hóa hay không. c. Đối với Nhà Nƣớc. Nhà nước dựa vào kết quả phân tích hoạt động kinh doanh để hoạch định các chính sách vĩ mô nền kinh tế II. Phƣơng pháp phân tích hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh thường sử dụng các phương pháp: 1. Phƣơng pháp chi tiết (phân tổ):  Phân tích chi tiết của hoạt động để nhận biết vấn đề tương đối chính xác hơn. 6
  8.  Các hình thức phân tích chi tiết: a. Phân tích chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Các chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều bộ phận cấu thành. Từng bộ phận biểu hiện chi tiết về một khía cạnh nhất định của kết quả kinh doanh. Phân tích chi tiết các chỉ tiêu cho phép đánh giá một cách chính xác, cụ thể kết quả kinh doanh đạt được. Ví dụ: trong phân tích chỉ tiêu giá thành bao gồm các bộ phận như: chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, chi phí tiền lương, khấu hao máy móc thiết bị, chi phí sản xuất chung……Trong từng bộ phận lại bao gồm nhiều chi tiết cụ thể khác nhau. Ví dụ: chi phí sản xuất chung trong chỉ tiêu giá thành bao gồm: lương chính, lương phụ của nhân viên quả lý phân xưởng, hao mòn tài sản cố định dùng chung cho phân xưởng……. b. Phân tích chi tiết theo thời gian: Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian thường không đồng đều. Việc phân tích theo thời gian giúp ta đánh giá được nhịp điệu, tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh qua các thời kỳ khác nhau, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp có hiệu lực cho công việc kinh doanh. Phân tích chi tiết theo thời gian cũng giúp ta nghiên cứu đồng thời nhịp điệu của các chỉ tiêu có liên quan với nhau như: lượng hàng mua vào dự trữ với lượng hàng bán ra, lượng vốn đđược cấp với khối lượng công việc xây lắp hoàn thành...từ đó phát hiện những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh. Ví dụ: Phân tích giá trị sản xuất công nghiệp thì phân tích chi tiết theo thời gian là phân tích giá trị sản xuất của tháng, quý, năm; phân tích doanh thu trong doanh nghiệp thương mại thì phân tích chi tiết theo thời gian là phân tích chi tiết doanh thu của quý, năm. c. Phân tích chi tiết theo địa điểm: Kết quả kinh doanh được thực hiện bởi các phân xưởng, tổ, đội sản xuất…..hay các cửa hàng, trạm, trại, các xí nghiệp trực thuộc doanh nghiệp. Phân tích chi tiết theo địa điểm giúp ta đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ. Thông qua các chỉ tiêu khoán khác nhau như: khoán doanh thu, khoán chi phí...cho các bộ phận mà đánh giá mức khoán đã hợp lý chưa và thực hiện các mức khoán như thế nào. Cũng thông qua việc thực hiện các mức khoán mà phát hiện các bộ phận tiên tiến hay lạc hậu trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh, khai thác các khả năng tiềm tàng về sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, ……trong kinh doanh. Chi tiết theo địa điểm còn được hiểu là theo từng vị trí khác nhau trong tiêu thụ sản phẩm như: theo từng vùng, theo từng địa phương, theo từng loại thị trường. Toàn bộ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tổng hợp từ các địa điểm như trên. 2. Phƣơng pháp so sánh. - So sánh để biết mức độ, khả năng thực hiện, biến động của chỉ tiêu phân tích… 7
  9. - Có nhiều cách thức so sánh, nên khi phân tích phải căn cứ mục tiêu phân tích để chọn phương pháp so sánh thích hợp a. Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: Tiêu chuẩn để lựa chọn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp, các gốc so sánh có thể là: - Tài liệu của năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế. - Các tài liệu dự kiến như kế hoạch, định mức dùng làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện so với mục tiêu dự kiến đã đề ra. b. Điều kiện cần thiết khi so sánh: Để kết quả so sánh có ý nghĩa thì các chỉ tiêu được sử dụng so sánh phải thống nhất về các mặt sau: Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế. Phải cùng phương pháp tính toán. Phải cùng một đơn vị đo lường. Phải cùng một khoản thời gian hạch toán. c. Các phƣơng pháp so sánh: - So sánh số tuyệt đối: So sánh số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc kết quả so sánh này biểu hiện khối lượng, qui mô của các hiện tượng kinh tế Ví dụ: Doanh thu của cty A kỳ kế hoạch 100 triệu đồng, thực tế 130 triệu đồng. - So sánh số tƣơng đối: So sánh số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh này biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế Ví dụ: Có số liệu tại một DN sau: Keá Cheânh leäch Chæ tieâu Thöïc teá hoaïch Möùc % Doanh thu 100.000 130.000 +30.000 30,0 Giá vốn hàng bán 80.000 106.000 +26.000 32,5 Chi phí hoạt động 12.000 15.720 +3.720 31,0 Lợi nhuận 8.000 8.280 +280 3,5 + Số tƣơng đối hoàn thành kế hoạch theo tỷ lệ: Số tương đối hoàn thành kế hoạch phản ảnh mức hoàn thành của chỉ tiêu. Số tương đối hoàn thành kế hoạch là thực hiện so sánh tỷ lệ giữa trị số phân tích và trị số gốc của chỉ tiêu. Tỷ lệ Chỉ tiêu kỳ phân tích *100% hoàn thành = Chỉ tiêu kỳ gốc 8 kế hoạch hon
  10. Ví dụ: Doanh thu của công ty A kỳ kế hoạch là 100 triệu đồng, thực tế là 130 triệu đồng Số tương đối hoàn thành kế hoạch (%) 130/ 100 x 100% = 130 % Như vậy công ty đã đạt 130% kế hoạch doanh thu, hoàn thành vượt mức 30% kế hoạch đề ra. + Số tƣơng đối hoàn thành kế hoạch theo hệ số điều chỉnh: Mức biến động Chỉ tiêu kỳ Chỉ tiêu Hệ số = - x tương đối kỳ phân tích kỳ gốc điều chỉnh Ví dụ: Để minh hoạ ta sẽ phân tích chi phí tiền lương của nhân viên bán hàng với kết quả doanh nghiệp tiêu thụ tại một doanh nghiệp với tài liệu sau: Chênh lệch Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Mức % Doanh thu tiêu thụ 500 600 100 20 Tiền lương bán hàng 50 55 5 10 Nếu xét về tiền lương nhân viên bán hàng thực tế so với kế hoạch tăng 10% tương ứng 5 triệu đồng - Nếu xét tốc độ tăng chỉ tiêu quỹ lương chi ra trong mối quan hệ với doanh nghiệp tiêu thụ thì tốc độ tăng của doanh nghiệp tiêu thụ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tiền lương là: 10% (120% - 110%) - Để thấy việc chi lương có hợp lý hay không, ta phải tính mức biến động tương đối của chỉ tiêu tiền lương giữa thực hiện so với kế hoạch được điều chỉnh với hệ số tăng của quy mô tiêu thụ như: Mức biến động tương đối = 55 – 50 x 120% = 55- 60 = -5 Như vậy kết quả của mức biến động tương đối có điều chỉnh cho ta thấy so với kế hoạch doanh nghiệp đã tiết kiệm được 5 triệu đồng tiền lương. Thực vậy theo kế hoạch với mức doanh thu 500 triệu đồng thì phải chi tiền lương là 50 triệu đồng. Thực tế doanh thu đạt 600 triệu đồng thì phải chi tiền lương tương ứng là 60 triệu đồng. Tuy nhiên, thực tế doanh nghiệp chỉ mới chi 55 triệu, như vậy là tiết kiệm được 5 triệu đồng chứ không phải vượt chi 5 triệu đồng như mức biến động tuyệt đối phản ánh. + Số tƣơng đối kết cấu (tỷ lệ): So sánh tương đối kết cấu thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. Nó phản ánh xu hướng biến động bên trong của chỉ tiêu. Ví dụ: Có tài liệu phân tích về kết cấu lao động ở một doanh nghiệp như sau: 9
  11. Kế hoạch Thực tế Số Tỷ Số Tỷ lượng trọng(%) lượng trọng(%) Tổng số công nhân viên 1.000 100 1.200 100 Trong đó: Công nhân sản xuất 900 90 1.020 85 Nhân viên quản lý 100 10 180 15 Như vậy cùng với sự biến động của tổng số công nhân viên thì kết cấu lao động cũng thay đổi, tỷ trọng công nhân sản xuất giảm từ 90% xuống còn 85%, tỷ trọng nhân viên quản lý tăng từ 10% đến 15%. Xu hướng thay đổi này không tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng năng suất lao động tại doanh nghiệp + Số tƣơng đối động thái: Biểu hiện sự biến động về tỉ lệ của chỉ tiêu kinh tế qua một khoản thời gian nào đó. Nó được tính bằng cách so sánh chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ gốc. Chỉ tiêu kỳ gốc có thể cố định hoặc liên hoàn, tuỳ theo mục đích phân tích. Nếu kỳ gốc cố định sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế trong khoản thời gian dài. Nếu kỳ gốc liên hoàn sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế qua hai thời kỳ kế tiếp nhau. Ví dụ: Có tài liệu về tình hình doanh thu qua các năm ở một doanh nghiệp như sau: năm năm năm năm năm 2009 2010 2011 2012 2013 Doanh thu 1000 1200 1380 1518 1593,9 Số tương đối động thái 100% 120% 138% 151,8% 159,39% kỳ gốc cố định Số tương đối động thái 120% 115% 110% 105% kỳ gốc liên hoàn Như vậy doanh thu qua các năm của doanh nghiệp đều tăng so với năm 2009, điều này cho thấy quy mô kinh doanh của doanh nghiệp có mở rộng, tuy nhiên tốc độ phát triển kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng chậm dần qua các năm. c. So sánh số bình quân: Số bình quân là số biểu hiện mức độ chung nhất về mặt lượng của một tổng thể bằng cách san bằng mọi chênh lệch trị số giữa các bộ phận trong tổng thể nhằm khái quát chung đặc điểm chung của tổng thể. Số bình quân có nhiều loại : số bình quân giản đơn (số trung bình cộng), số bình quân gia quyền. So sánh số bình quân cho phép ta đánh giá sự biến động cung về số lượng, chất lượng của các mặt hoạt động nào đó của quá trình kinh doanh ở doanh nghiệp. 3. Phƣơng pháp thay thế liên hoàn: - Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp 10
  12. các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. - Nguyên tắc sử dụng phƣơng pháp thay thế liên hoàn: + Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích, theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng. + Để xác định ảnh hưởng của nhân tố nào, ta thay thế nhân tố ở kỳ phân tích đó vào nhân tố kỳ gốc, cố định các nhân tố khác rồi tính lại kết quả của chỉ tiêu phân tích. Sau đó đem kết quả này so sánh với kết quả của chỉ tiêu ở bước liền trước, chênh lệch này là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế. + Lần lượt thay thế các nhân tố theo trình tự đã sắp xếp để xác định ảnh hưởng của chúng. Khi thay thế nhân tố số lượng thì phải cố định nhân tố chất lượng ở kỳ gốc. Ngược lại khi thay thế nhân tố chất lượng thì phải cố định nhân tố chất lượng ở kỳ phân tích. + Tổng đại số các nhân tố ảnh hưởng phải bằng chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ gốc (đối tượng phân tích) + Có thể cụ thể các nguyên tắc trên thành các bước sau: Bƣớc 1: Giả sử có 4 nhân tố a,b,c,d đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc. Mối quan hệ các nhân tố với chỉ tiêu Q được thiết lập như sau: Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 x d1 Kỳ gốc : Q0 = a0 x b0 x c0 x d0 Do vậy ta có đối tượng phân tích: Q1 - Q0 = Q Bƣớc 2: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố - Xác định ảnh hưởng của nhân tố a: Thay thế lần 1: Qa = a1 x b0 x c0 x d0 Mức ảnh hưởng của nhân tố a: Qa = Qa – Q0 - Xác định ảnh hưởng của nhân tố b: Thay thế lần 2: Qb = a1 x b1 x c0 x d0 Mức ảnh hưởng của nhân tố b: Qb = Qb – Qa - Xác định ảnh hưởng của nhân tố c: Thay thế lần 3: Qc = a1 x b1 x c1 x d0 Mức ảnh hưởng của nhân tố c: Qc = Qc – Qb - Xác định ảnh hưởng của nhân tố d: Thay thế lần 4: Qd = a1 x b1 x c1 x d1 Mức ảnh hưởng của nhân tố d: Qd = Qd – Qc Bƣớc 3: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Qa + Qb + Qc + Qd = Q Ví dụ: Có tài liệu về chi phí vật liệu để sản xuất sản phẩm tại doanh nghiệp trong kỳ như sau: 11
  13. Chênh lệch Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế TT/KH Mức % Số lượng sản phẩm sx (cái) 1000 1200 200 20 Mức tiêu hao vật liệu 1 sp (kg) 10 9,5 -0,5 -5 Đơn giá 1 kg vật liệu (đồng) 50 55 5 10 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động tổng chi phí vật liệu giữa thực tế so với kế hoạch, theo phương pháp thay thế liên hoàn. Xây dựng phương trình kinh tế, các nhân tố ảnh hưởng đến tổng chi phí vật liệu. Tổng chi phí = Số lƣợng X Mức tiêu hao X Đơn gía vật liệu sản phẩm vật liệu/sp vật liệu Tổng chi phí vật liệu KH : 1000 x 10 x 50 = 500000 Tổng chi phí vật liệu TT : 1200 x 9,5 x 55 = 627000 - Xác định đối tƣợng phân tích 627000 – 500000 = 127000 Tổng chi phí NVL thực tế so với kế hoạch tăng 127000 - Xác định nhân tố ảnh hƣởng + Ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm Chi phí NVL : 1200 x 10 x 50 = 600000 Mức độ ảnh hưởng: 600000 – 500000 = 100000 + Ảnh hưởng của nhân tố mức tiêu hao vật liệu 1 sản phẩm Mức độ ảnh hưởng: 1200 x 9,5 x 50 = 570000 Chi phí NVL : 570000 – 600000 = -30000 + Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá vật liệu Mức độ ảnh hưởng: 1200 x 9,5 x 55 = 627000 Chi phí NVL : 627000 – 570000 = 57000 - Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng 100000 + 57000 – 30000 = 127000 Như vậy tổng chi phí nguyên vật liệu tăng chủ yếu do tăng số lượng sản phẩm và đơn giá NVL. Còn mức tiêu hao NVL/sản phẩm giảm làm chi phí NVL giảm. III. Tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh được tiến hành như sau: 1. Chuẩn bị: - Lập kế hoạch phân tích: + Xác định nội dung phân tích: Phân tích toàn bộ hoạt động hay một số vấn đề cần quan tâm. + Xác định phạm vi phân tích: Tùy theo mục đích để xác định phạm vi phân tích toàn doanh nghiệp hay bộ phận của doanh nghiệp. + Xác định thời gian thực hiện. - Phân công người thực hiện 12
  14. - Sưu tầm và kiểm tra tài liệu: - Tài liệu phân tích gồm có: Kế hoạch, định mức, dự toán, báo cáo thống kê, báo cáo kế toán tài chính, kế toán quản trị, hạch toán nghiệp vụ, biên bản xử lý, các qui định của doanh nghiệp, nhà nước… - Tài liệu trước khi sử dụng để phân tích phải được kiểm tra về tính hợp pháp, tính chính xác… 2. Tiến hành phân tích: - Xử lý tài liệu sưu tầm được, lập các bảng số liệu phân tích (tính các chỉ tiêu, kết quả so sánh, xác định ảnh hưởng của các nhân tố…) - Viết báo cáo phân tích: Bản tổng hợp đánh giá chung, đánh giá chi tiết, luận giải biết được kết quả tốt, xấu, nguyên nhân, suy đoán rút ra kết luận và đưa biện pháp thực hiện cho kỳ sau. 3. Báo cáo kết quả phân tích: Báo cáo phân tích được trình bày cho những đối tượng cần thiết, cùng trao đổi thống nhất về biện pháp thực hiện. 13
  15. BÀI TẬP Bài 1: Công ty C sản xuất hai sản phẩm K và L, tài liệu doanh thu thực hiện như sau: (đơn vị tính: triệu đồng). Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu 900 1.080 1.134 Trong đó Doanh thu sản phẩm K 600 750 825 Doanh thu sản phẩm L 300 330 309 Yêu cầu: 1. Xác định mức độ thực hiện doanh thu từng năm của công ty và từng loại sản phẩm so với năm 2008 – chọn một gốc cố định để so sánh. 2. Xác định tỷ lệ thực hiện doanh thu từng năm của công ty và từng loại sản phẩm so với năm trước – chọn gốc thay đổi liên hoàn. Bài 2. Công ty B sản xuất sản phẩm J, tài liệu năm 2010 như sau: (đơn vị tính 1.000đ) a. Kế hoạch: - Số lượng sản phẩm sản xuất: 50.000 sản phẩm - Chi phí nhân công trực tiếp: 100.000 b. Thực tế: - Số lượng sản phẩm sản xuất: 60.000 sản phẩm - Chi phí nhân công trực tiếp: 130.000 Yêu cầu: 1. Xác định mức biến động tuyệt đối và tương đối của chi phí nhân công trực tiếp. Ý nghĩa của biến động. 2. Giả sử chi phí nhân công trực tiếp tính khoán sản phẩm, xác định tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp theo hệ số điều chỉnh. Ý nghĩa. 14
  16. CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT  Mục tiêu: - Trình bày được ý nghĩa và các chỉ tiêu phân tích của kết quả sản xuất về mặt số lượng và chất lượng sản phẩm - Tính được các chỉ tiêu phân tích sản phẩm sản xuất về mặt số lượng và chất lượng - Nghiêm túc, trung thực khi làm bài Nội dung chính: I. Ý nghĩa của phân tích kết quả sản xuất: - Nhiệm vụ chủ yếu của các doanh nghiệp sản xuất là sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để thu được lợi nhuận. Kết quả sản xuất thể hiện ở khối lượng sản phẩm sản xuất, chất lượng sản phẩm, mặt hàng sản xuất, kết cấu mặt hàng….. - Kết quả sản xuất phụ thuộc vào công tác tổ chức quản lý sản xuất, chịu ảnh hưởng bởi tình hình sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, nguyên vật liệu, tài sản cố định. - Kết quản sx có ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ lợi nhuận. Việc sản xuất ra sản phẩm đảm bảo đủ số lượng, đúng chất lượng là yếu tố quan trọng để đạt được doanh thu cao. - Qua phân tích kết quả sản xuất sẽ đánh giá được ưu nhược điểm của quá trình tổ chức quản lý sản xuất, đánh giá được những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp, từ đó đề ra biện pháp khai thác tiềm năng nâng cao kết quả sản xuất cả về mặt số lượng và chất lượng. - Tài liệu phân tích kết quả sản xuất là cơ sở để phân tích tình hình sử dụng các yếu tố cơ bản của sx, tình hình giá thành, tiêu thụ…… II. Phân tích kết quả sản xuất về mặt số lƣợng. 1. Phân tích qui mô của kết quả sản xuất. a. Chỉ tiêu phân tích : - Phân tích qui mô của kết quả sản xuất sử dụng chỉ tiêu giá trị sản xuất. Giá trị sản xuất của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tạo ra trong kỳ phân tích. - Chỉ tiêu giá trị sản xuất bao gồm những yếu tố sau: + Yếu tố 1: Giá trị thành phẩm + Yếu tố 2: Giá trị công việc có tính chất công nghiệp. + Yếu tố 3: Giá trị sản phẩm phụ, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi. + Yếu tố 4: Giá trị hoạt động cho thuê máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất. + Yếu tố 5: Giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của bán thành phẩm, sản phẩm dở dang - Số liệu của các yếu tố thuộc chỉ tiêu giá trị sản xuất được thu nhập từ số liệu thống kê của doanh nghiệp. 15
  17. Ngoài ra, có thể tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo số liệu của kế toán tài chính như Giá trị TP, BTP Giá trị TP, BTP Doanh + tồn cuối kỳ - tồn đầu kỳ Giá thu Giá trị TP gửi đi Giá trị TP, gửi đi = thực + - trị bán chưa xác định bán chưa xác định sản hiện tiêu thụ cuối kỳ tiêu thụ đầu kỳ xuất trong Giá trị SPDD + - Giá trị SPDD kỳ cuối kỳ đầu kỳ + Giá trị NVL của khách hàng giao gia công Ghi chú: Các yếu tố phải tính cùng giá. b. Phƣơng pháp phân tích. - So sánh: + So sánh giữa giá trị sản xuất thực tế và kế hoạch để đánh giá chung về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất. + So sánh từng yếu tố của chỉ tiêu giá trị sản xuất giữa thực tế và kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch từng yếu tố. + So sánh giá trị sản xuất năm nay và năm trước để đánh giá xu hướng biến động của kết quả sản xuất là tăng trưởng hay giảm sút. - Tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất. - Đề xuất những biện pháp để thực hiện tốt kế hoạch kỳ sau. c. Nội dung phân tích: - Phân tích chung chỉ tiêu giá trị sản xuất: + Giá trị sản xuất thực tế năm nay bằng hoặc lớn hơn kế hoạch là tốt, hoặc ngược lại + Giá trị sản xuất thực tế năm nay lớn hơn giá trị sản xuất thực tế năm trước là quy mô sản xuất có tăng trưởng, hoặc ngược lại. - Phân tích các yếu tố của chỉ tiêu giá trị sản xuất: + Yếu tố 1: Giá trị thành phẩm. Sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu của doanh nghiệp là hoạt động chính, nguyên liệu của khách hàng giao (gia công) là hoạt động phụ. Yếu tố giá trị thành phẩm là yếu tố cơ bản, nó chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất. Yếu tố này giảm đi thường là biểu hiện không tốt. Do đó cần tìm ra những nguyên nhân tác động để đề xuất các biện pháp thực hiện tốt cho kỳ sau. * Thông thƣờng có những nguyên nhân ảnh hƣởng: - Nguyên nhân chủ quan + Tình hình cung ứng nguyên vật liệu về số lượng, chất lượng, tiến độ cung cấp, dự trữ…. + Tình hình biến động về lao động, tuyển dung lao động, chính sách tiền lương……. + Tình trạng máy móc thiết bị, năng lượng, môi trường lao động…. 16
  18. + Hình thức tổ chức. + Biện pháp quản lý sản xuất. - Nguyên nhân khách quan + Thay đổi các chính sách quản lý vĩ mô. + Biến động về kinh tế, tài chính, tiền tệ, chính trị, xã hội. + Tình hình giao nguyên liệu của khách hàng. - Đề xuất biện pháp thực hiện. Trên cơ sở nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất đã biết, đề xuất biện pháp thực hiện cho kỳ sau tốt hơn. Nguyên nhân Biện pháp Nhà cung cấp NVL chất lượng không Tìm thêm nhiều nhà cung cấp và lựa ổn định chọn nhà cung cấp có khả năng. Chưa có tiêu chuẩn kiểm định chất Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, chế độ lượng thưởng phạt. Nhân viên không kiểm tra tốt Xử lý để tăng ý thức trách nhiệm. Bảo quản không tốt chưa có tiêu Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật bảo quản, chuẩn bảo quản chế độ thưởng phạt. Bảo quản không tốt do thủ kho thiếu Xử lý để tăng ý thức trách nhiệm. trách nhiệm Trình độ công nhân không đồng đều Kiểm tra trình độ để bố trí với công việc thích hợp. Biện pháp quản lý ảnh hưởng tâm lý Thay đổi biện pháp để giải tỏa ức chế công nhân tâm lý. Máy móc hư Kiểm tra và sửa chữa. Tổ chức qui trình sản xuất chưa hợp lý Nghiên cứu cải tiến. + Yếu tố 2: Giá trị công việc có tính chất công nghiệp. Khi phân tích yếu tố này có thể xem xét một số tình huống sau: YT2 TT > KH với YT1 TT > KH : Tốt YT2 TT > KH với YT1 TT < KH : chưa tốt + Yếu tố 3: giá trị sản phẩm phụ, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi. Trước khi đánh giá tình hình thực hiện yếu tố này, cần phải xem xét tỉ lệ giữa sản phẩm phụ, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu so với giá trị thành phẩm: TL giaù trò SP phuï, Giaù trò SP phuï, thöù phaåm, pheá phaåm, pheá lieäu thöù phaåm, pheá phaåm,  100% Giaù trò saûn phaåm chính pheá lieäutreân SP chính Tỉ lệ trên TT < KH : Tốt YT3 TT > KH với Tỉ lệ trên TT < KH : Tốt YT3 TT < KH với Tỉ lệ trên TT > KH : không tốt 17
  19. + Yếu tố 4: giá trị hoạt động cho thuê máy móc thiết bị. Hoạt động cho thuê máy móc thiết bị là tận dụng năng lực máy móc thiết bị còn thừa để cho thuê, nhằm tăng giá trị sx, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khi phân tích yếu tố này có thể xem xét một số tình huống sau: YT4 > KH với YT1 > KH : Tốt YT4 > KH với YT1 < KH : Chưa tốt + Yếu tố 5: giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của bán thành phẩm, sản phẩm dở dang. Chênh lệch ĐK và CK không lớn : Tốt Ví dụ: Căn cứ tài liệu của công ty X lập bảng phân tích sau (đvt: triệu đồng) Kế Thực So sánh TT_KH Chỉ tiêu hoạch tế Số tiền % GT thành phẩm 28000 25600 -2400 -8,57 GT công việc có tính chất CN 12000 14000 2000 16,67 Giá trị phế phẩm, phế liệu 5950 3852 -2098 -35,26 GT hoạt động cho thuê TSCĐ 10000 11250 1250 12,50 Giá trị sản xuất công nghiệp 55950 54702 -1248 -2,20 Giá trị sản xuất công nghiệp của công ty X không hoàn thành kế hoạch, cụ thể giảm 1248, tỉ lệ giảm 2,2%. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này là: - Do giá trị thành phẩm giảm 2400, tỉ lệ giảm 8,57%, đây là biểu hiện không tốt ở khâu lập kế hoạch hoặc công ty không khai thác hết tiềm năng. - Do giá trị công việc có tính chất công nghiệp tăng 2000, tỉ lệ tăng 16,67%. Nếu sự gia tăng này do công ty thay đổi nhiệm vụ sản xuất linh hoạt theo sự thay đổi của thị trường thì đánh giá tích cực, nếu sự gia tăng này do công ty không hoàn thành nhiệm vụ sản xuất Nhà nước giao mà chạy theo gia công cho bên ngoài thì đánh giá không tốt. - Giá trị phế liệu, phế phẩm giảm 2098, tỉ lệ giảm 35.26%, mặt khác tỉ lệ giữa giá trị phế phẩm, phế liệu trên giá trị thành phẩm thực tế cũng giảm so với kế hoạch. Đây là biểu hiện tốt chứng tỏ chất lượng sản phẩm, mức phế liệu trong sản xuất biến động theo chiều hướng tích cực. - Giá trị của hoạt động cho thuê TSCĐ tăng 1250, tỉ lệ tăng 12.5%, nếu sự gia tăng này do năng lực sản xuất còn thừa thì đánh giá là hợp lý. 2. Phân tích sự thích ứng với thị trƣờng. Kết quả sản xuất chỉ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp khi nó đã được thị trường chấp nhận, có nghĩa là sản phẩm sản xuất ra đã tiêu thụ tốt vì thế việc đánh giá kết quả sản xuất phải được xem xét trong mối quan hệ với thị trường để xem qui mô sản xuất có phù hợp với thị trường hay không. a. Chỉ tiêu phân tích. - Để đánh giá kết quả sản xuất và sự thích ứng với thị trường ta sử dụng chỉ tiêu hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất (H). 18
  20. - Chỉ tiêu hệ số tiêu thụ phản ánh sản phẩm sản xuất trong kỳ được tiêu thụ với tỷ lệ cao hay thấp. H = + Nếu H càng gần bằng 1 với điều kiện giá trị sản xuất thực hiện cũng bằng hoặc lớn hơn kế hoạch thì chứng tỏ sản phẩm sản xuất thích ứng với thị trường có nghĩa là sản phẩm sản xuất phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Điều đó chứng tỏ chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp tối ưu, kế hoạch sản xuất hợp lý. + Nếu H càng bé hơn 1 thì chứng tỏ sản phẩm sản xuất chưa thích ứng với thị trường có nghĩa là sản phẩm sản xuất không phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng….Điều đó chứng tỏ hoặc chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp chưa thích hợp hoặc kế hoạch sản xuất chưa hợp lý…….Cần tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục trong kế hoạch kỳ sau. b. Phƣơng pháp phân tích: phƣơng pháp so sánh So sánh hệ số tiêu thụ thực tế với kế hoạch hoặc năm trước để đánh giá chung về tình hình thích ứng với thị trường của sản phẩm sản xuất. 3. Phân tích kết quả sản xuất theo mặt hàng chủ yếu: - Trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay vẫn có những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm ổn định do đặc thù của doanh nghiệp, nhằm phục vụ những nhiệm vụ chiến lược của Nhà Nước hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng của Nhà Nước với số lượng cụ thể của từng loại sản phẩm sản xuất. - Trong trường hợp này cần phải được hoàn thành theo đúng kế hoạch sản xuất về số lượng sản phẩm của từng loại. Vì nếu không thực hiện đúng kế hoạch sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược của Nhà Nước, ảnh hưởng đến cung cầu trên thị trường, thực hiện các chính sách vĩ mô của Nhà Nước…….Nên việc phân tích kết quả sản xuất theo mặt hàng rất cần thiết. - Nguyên tắc phân tích kết quả sản xuất theo mặt hàng là không lấy số lượng loại sản phẩm hoàn thành vượt mức kế hoạch để bù cho số lượng loại sản phẩm sản xuất không hoàn thành kế hoạch a. Chỉ tiêu phân tích: Chỉ tiêu tỉ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng (S): n Qli (Q0i).Zoi i=1 SH = n Q0i.Zoi 100% i=l S: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng. Qli: Sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i. Q0i: Sản lượng sản xuất kế hoạch của sản phẩm i. Z0i: Giá thành ( giá bán ) kế hoạch của sản phẩm i. 19
nguon tai.lieu . vn