Xem mẫu

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 979/QĐ-CĐVX-ĐT ngày 12 tháng 12 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường cao đẳng cơ điện xây dựng Việt Xô Ninh Bình, năm 2019 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Trong điều kiện hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có lãi. Muốn vậy, yêu cầu doanh nghiệp phải được thường xuyên tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh, nhằm đánh giá đúng đắn mọi hoạt động kinh doanh trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó có những biện pháp hữu hiệu và lựa chọn đưa ra quyết định tối ưu phương án hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh là một môn học không thể thiếu được trong chương trình đào tạo nghề Kế toán và Quản trị kinh doanh. Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của học sinh sinh viên, chúng tôi tổ chức biên soạn giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường. Với kinh nghiệm giảng dạy cộng với sự nỗ lực nghiên cứu từ nhiều nhuồn khác nhau, cuốn giáo trình đã cập nhật và đưa vào nhiều kiến thức mới để đáp ứng yêu cầu do thực tiễn đặt ra. Giáo trình “Phân tích hoạt động kinh doanh” là tài liệu chính thức sử dụng giảng dạy và học tập cho học sinh sinh viên đào tạo Trung cấp, Cao đẳng nghề Kế toán, quản trị kinh doanh; đồng thời cũng là tài liệu than khảo cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Giáo trình được biên soạn theo chương trình môn học đã được Hội đồng thẩm định Nhà trường thông qua với phương châm chú trọng thực hành, gắn kết thực tế. Giáo trình bao gồm các chương: Chương 1: Khái quát chung của phân tích hoạt động kinh doanh Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh, thị trường và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Chương 3: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp Chương 4: Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm Chương 5: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Chương 6: Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 2
  3. Tham gia biên soạn cuốn giáo trình “Phân tích hoạt động kinh doanh” gồm: - Ths. Đỗ Văn Mạnh (chủ biên) - Các giảng viên trong khoa kinh tế Chúng tôi hy vọng cuốn giáo trình “Phân tích hoạt độn kinh doanh” sẽ phục vụ được đông đảo bạn đọc, các giảng viên, các doanh nghiệp và sinh viên các ngành kinh tế, kế toán, quản trị kinh doanh của các trường trung cấp, cao đẳng có các nghề đào tạo này. Mặc dù các tác giả đã rất cố gắng, song do khả năng có hạn và cùng với những điểm mới bổ sung, nên nội dung giáo trình biên soạn khó tránh khỏi thiếu sót và những hạn chế nhất định. Chúng tôi mong nuốn nhận được các ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. CÁC TÁC GIẢ 3
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 2 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH................................................................................................................. 9 1. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh .............. 9 1. 1. Khái niệm ...................................................................................................... 9 1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh ............................................ 9 1.3. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh ............................................... 10 1.4. Nhiện vụ của phân tích hoạt động kinh doanh ............................................. 10 1.5. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh ............................................ 10 2. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh ......................................... 11 2.1. Phương pháp so sánh .................................................................................... 11 2.2. Phương pháp liên hệ cân đối ....................................................................... 13 2.3. Phương pháp phân tích chi tiết ..................................................................... 14 2.4. Phương pháp thay thế liên hoàn .................................................................. 15 2.5. Phương pháp số chênh lệch .......................................................................... 17 3. Tổ chức và phân loại phân tích hoạt động kinh doanh ................................... 18 3.1. Các loại hình phân tích kinh doanh .............................................................. 18 3.2. Tổ chức công tác phân tích kinh doanh ........................................................ 18 BÀI TẬP THỰC HÀNH ..................................................................................... 20 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .......................... 22 1. Chức năng và vai trò của doanh nghiệp .......................................................... 22 1.1. Khái niệm về DN.......................................................................................... 22 1.2. Chức năng của DN ....................................................................................... 22 1.3. Vai trò của DN ............................................................................................. 23 2. Phân tích môi trường kinh doanh của DN....................................................... 23 2.1. Phân tích môi trường vi mô .......................................................................... 24 2.2. Phân tích môi trường vĩ mô.......................................................................... 26 3. Phân tích thị trường ......................................................................................... 28 3.1. Ý nghĩa của phân tích thị trường.................................................................. 28 3.2. Nội dung của phân tích thị trường ............................................................... 28 4. Chiến lược kinh doanh của DN ....................................................................... 31 4.1. Yêu cầu và căn cứ khi xây dựng chiến lược kinh doanh ............................. 31 4.2. Nội dung cơ bản của chiến lược kinh doanh ................................................ 32 5. Lựa chọn và quyết định chiến lượng kinh doanh ............................................ 35 5.1. Những nguyên tắc thẩm định và đánh giá chiến lược kinh doanh ............... 35 5.2. Tiêu chuẩn thẩm định và đánh giá chiến lược kinh doanh .......................... 36 5.3. Phương pháp lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh ...................... 36 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP ......................................................................... 38 1. Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích các yếu tố của quá trình sản xuất...................... 38 1.1. Ý nghĩa ......................................................................................................... 38 1.2. Nhiệm vụ ...................................................................................................... 39 4
  5. 2. Phân tích tình hình sử dụng lao động .............................................................. 39 2.1. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động ............................................ 39 2.2. Phân tích tình hình tăng (giảm) năng suất lao động..................................... 43 2.3. Phương hướng nâng cao năng suất lao động ............................................... 46 3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định .................................................... 47 3.1 Phân tích tình hình trang bị kỹ thuật ............................................................. 47 3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định ................................................. 49 4. Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu .................................................. 51 4.1. Phân tích hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu ................................................ 51 4.2. Phân tích thường xuyên tình hình cung cấp NVL........................................ 52 4.3. Phân tích định kỳ tình hình cung cấp nguyên vật liệu ................................. 52 BÀI TẬP THỰC HÀNH ..................................................................................... 53 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM . 56 1. Ý nghĩa, nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ............. 56 1.1. Ý nghĩa ......................................................................................................... 56 1.2. Nội dung phân tích ....................................................................................... 56 1.3. Nhiệm vụ phân tích ...................................................................................... 57 2. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá .............................................................................................................. 57 2.1. Đánh giá tình hình biến động giá thành đơn vị ............................................ 57 2.2. Đánh giá tình hình biến động tổng giá thành ............................................... 58 3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm so sánh được............................................................................................................. 60 3.1. Xác định nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được...................... 61 3.2. Xác định tình hình thực tế hạ giá thành của sản phẩm so sánh được .......... 61 3.3. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của SP so sánh được .. 62 3.4. Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được ................................... 62 3.5. Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố .......................................................... 65 4. Phân tích chi phí cho 1000đ sản phẩm hàng hoá ............................................ 65 4.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chi phí cho 1000đ giá trị sản lượng hàng hoá ......................................................................................... 65 4.2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích .............................. 66 4.3. Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra nhận xét và kiến nghị ............ 67 BÀI TẬP THỰC HÀNH ..................................................................................... 68 1. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh ............................................................ 71 1.1. Phân tích quy mô kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN ............. 71 1.2. Phân tích tình hình đảm bảo chất lượng sản phẩm ...................................... 73 2. Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hoá ................................................ 79 2.1.Ý nghĩa và nhiệm vụ của tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.................................. 79 2.2. Các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của DN .......................................................................................................... 79 3. Phân tích điểm hoà vốn ................................................................................... 80 3.1. Khái niệm về điểm hoà vốn ......................................................................... 80 3.2. Phương pháp xác định điểm hoà vốn ........................................................... 80 5
  6. 3.3. Đồ thị điểm hoà vốn ..................................................................................... 81 BÀI TẬP THỰC HÀNH ..................................................................................... 82 CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP.... 85 1. Ý nghĩa, mục tiêu và công cụ phân tích tình hình tài chính ............................ 85 1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 85 1.2. Ý nghĩa ......................................................................................................... 85 1.3. Mục tiêu phân tích báo cáo tài chính ........................................................... 86 1.4. Nhiệm vụ, nội dung và công cụ phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp .................................................................................................................. 86 2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp ............................... 87 2.1. Đánh giá chung............................................................................................. 87 2.2. Phân tích cơ cấu tài sản ................................................................................ 88 2.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp ............................................ 88 3. Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu............................................................... 90 3.1. Các tỷ số kết cấu........................................................................................... 90 3.2. Các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán ...................................................... 92 3.3. Các tỷ số phản ánh khả năng thánh toán các khoản phải thu, nợ phải trả của doanh nghiệp ....................................................................................................... 92 3.4. Các tỷ số phản ánh tốc độ chu chuyển vốn lưu động của của doanh nghiệp ............................................................................................................................. 94 3.5. Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh ................ 95 3.6. Phân tích khả năng độc lập (tự chủ) tài chính của doanh nghiệp ................ 96 BÀI TẬP THỰC HÀNH ..................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 99 6
  7. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Mã môn học: MH34 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học Phân tích hoạt động kinh doanh thuộc nhóm các môn chuyên môn của nghề kế toán doanh nghiệp, được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn chuyên môn của nghề. - Tính chất: Môn học Phân tích hoạt động kinh doanh là môn học chuyên môn bắt buộc có tính chất tổng hợp, vận dụng các công cụ phân tích kinh tế để phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm cung cấp cho nhà quản lý các thông tin cần thiết trong việc ra các quyết định tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: + Là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, và là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. - Là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. - Là biện pháp quan trọng để dự báo, đề phòng và hạn chế rủi ro, bất định trong kinh doanh. - Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng ở bên ngoài khác. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được các đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. + Trình bày được những nội dung cần phân tích, các phương pháp phân tích và tiến trình tổ chức phân tích. + Vận dụng được các kiến thức cơ sở và chuyên môn của kinh tế, kế toán, tài chính thống kê để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng cần phân tích. - Về kỹ năng: + Xây dựng được các phương trình kinh tế khoa học phù hợp với từng đối tượng cần phân tích. 7
  8. + Lựa chọn đúng các phương pháp để phân tích, đánh giá và xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích. + Tổ chức được việc phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ở từng khâu, từng giai đoạn. Từ đó, tìm các nguyên nhân và đề xuất giải pháp phù hợp. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có tinh thần làm việc hợp tác, có thái độ làm việc tích cực, chủ động sáng tạo, có kỷ luật và tác phong công nghiệp. + Có khả năng tìm kiếm việc làm và học lên trình độ cao hơn hoặc tự tổ chức kinh doanh Nội dung môn học: Chương 1: Khái quát chung của phân tích hoạt động kinh doanh Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh, thị trường và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Chương 3: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp Chương 4: Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm Chương 5: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Chương 6: Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 8
  9. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Mã chương: MH34.01 Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh trong hệ thống quản lý doanh nghiệp - Nhận biết được đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh - Vận dụng được 4 phương pháp phân tích chủ yếu nhất của phân tích hoạt động kinh doanh vào phân tích hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp - Phân loại được các hình thức phân tích hoạt động kinh doanh để vận dụng vào tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp - Trung thực, nhanh nhẹn nắm bắt hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung chính: 1. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh 1. 1. Khái niệm - Phân tích, theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó. Ví dụ: Trong lĩnh vực tự nhiên, sự chia nhỏ này được tiến hành với các phương tiện cụ thể như: Phân tích các loại sinh vật bằng kính hiển vi, phân tích các chất hoá học bằng các phản ứng…Trái lại. trong lĩnh vực kinh tế xã hội, các hiện tượng cần phân tích chỉ tồn tại bằng các khái niệm trừu tượng, do đó việc phân tích phải được tiến hành bằng những phương pháp trừu tượng. - Phân tích hoạt động kinh doanh (Operating activities analysis) là quá trình nghiên cứu, để đáng giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở DN, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở DN. 1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh (tức sự việc xảy ra ở quá khứ). Quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh không phải là các số liệu chung chung mà phải được lượng hoá cụ thể thành các chỉ tiêu kinh tế và phân tích cần hướng đến việc thực hiện các chỉ tiêu đó để đánh giá. 9
  10. 1.3. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh, mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà DN nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong DN của mình. - Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở DN - Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro Phân tích kinh doanh, ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong DN về tài chính, lao động, vật tư…DN còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…trên cơ sở phân tích trên, DN dự kiến các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra. - Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong DN mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với DN, vì thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay…với DN nữa hay không. 1.4. Nhiện vụ của phân tích hoạt động kinh doanh - Đánh giá mức độ đạt được về kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN và những nguyên nhân tác động tới chúng. - Phát hiện ra những tiềm năng của DN chưa được khai thác, bao gồm tiềm năng về nguồn lực (vốn, đất đai, lao động…), tiềm năng về thị trường và các điều kiện khác. - Trên cơ sở phân tích và đánh giá phải đề ra được các giải pháp, chiến lược kinh doanh và lựa chọn phương án tối ưu nhằm khai thác triệt để những tiềm năng sẵn có và khắc phục những nhược điểm, thiếu sót để đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh cao nhất. 1.5. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh Nội dung của Phân tích hoạt động kinh doanh tập trung vào những vấn đề 10
  11. - Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của DN hay của từng đơn vị, từng bộ phận. - Phân tích các yếu tố nguồn lực và các điều kiện liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh - Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của DN - Phân tích hiệu quả kinh doanh của DN, của đơn vị, của từng bộ phận và hiệu quả của các yếu tố nguồn lực sử dụng vào sản xuất. 2. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh Nguyên tắc của phân tích hoạt động kinh doanh - Phải lấy số kế hoạch (hoặc số thực hiện kỳ trước) làm căn cứ tiêu chuẩn, phải dựa vào các chỉ tiêu bình quân nội ngành (nếu có), hoặc là các tài liệu, số liệu hoạch toán thống nhất theo chế độ nhà nước đã ban hành. - Khi phân tích phải bắt đầu từ việc bao quát đánh giá chung, sau đó mới đi sâu cụ thể vào phân tích từng mặt, từng nội dung theo từng nội dung và địa điểm cụ thể. - Khi phân tích phải phân loại các nhân tố một cách có căn cứ khoa học, để tìm ra nhân tố nào ảnh hưởng chủ yếu, thứ yếu, nhân tố nào mang tính tích cực hoặc tiêu cực. - Khi phân tích phải xem xét mối quan hệ ràng buộc giữa chúng với nhau, nhất là mối quan hệ 3 mặt: tổ chức- kinh tế- kỹ thuật. 2.1. Phương pháp so sánh Bước 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn để so sánh: Trước hết chọn chỉ tiêu của 1 kỳ làm căn cứ để so sánh, được gọi là kỳ gốc. Tủy theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp. Nếu: + Kỳ gốc là năm trước: Muốn thấy được xu hướng phát triển của đối tượng phân tích. + Kỳ gốc là năm kế hoạch (hay là định mức): Muốn thấy được việc chấp hành các định mức đã đề ra có đúng theo dự kiến không. + Kỳ gốc là chỉ tiêu trung bình của ngành (hay khu vực hoặc quốc tế): muốn thấy được vị trí của DN và khả năng đáp ứng thị trường của DN. + Kỳ gốc là năm thực hiện: Là chỉ tiêu thực hiện trong kỳ hạch toán hay kỳ báo cáo. Bước 2: Điều kiện so sánh được 11
  12. Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được đem so sánh phải đảm bảo tính chất so sánh được về không gian và thời gian: - Về thời gian: Các chỉ tiêu phải được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán như nhau (Cụ thể như cùng tháng, quý, năm…) và phải đồng nhất trên cả 3 mặt: + Cùng phản ánh nội dung kinh tế + Cùng một phương pháp tính toán + Cùng một đơn vị đo lường - Về không gian: Các chỉ tiêu kinh tế cùng phải được quy đổi về cùng qui mô tương tự nhau ( Cụ thể là cùn một bộ phận, phân xưởng, một ngành…) Bước 3: Kỹ thuật so sánh Để đáp ứng cho các mục tiêu so sánh người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau: - So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện khối lượng, qui mô của các hiện tượng kinh tế. - So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh này biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. - So sánh bằng số bình quân: Là dạng đặc biệt của so sánh tuyệt đối, biểu hiện tính đặc trưng về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị kinh tế, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tích chất. - So sánh mức độ tương đối có điều chỉnh theo quy mô chung… Ví dụ: Có số liệu tại một doanh nghiệp như sau: (1000đ) TT Khoản mục KH TH 1 Doanh thu 100.000 130.000 2 Giá vốn hàng bán 80.000 106.000 3 Chi phí BH và CPQL 12.000 15.720 4 Lợi nhuận 38.000 8.280 Yêu cầu: Hãy phân tích sự biến động của các khoản mục bằng phương pháp thích hợp và cho nhận xét cần thiết. Hướng dẫn 12
  13. - Lập bảng phân tích: (1000đ) Bảng 1.1: Bảng phân tích biến động các khoản mục Chênh lệch TT Khoản mục KH TH ± % 1 Doanh thu 100.000 130.000 +30.000 30,0 2 Giá vốn hàng bán 80.000 106.000 +26.000 32,5 3 Chi phí BH và CPQL 12.000 15.720 3.720 31,0 4 Lợi nhuận 8.000 8.280 +280 3,5 - So sánh tình hình thực hiện (TH) so với kế hoạch (KH) - Phân tích về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: - Tỷ trọng của chi phí so với doanh thu qua 2 kỳ: - Kết luận quản trị: 2.2. Phương pháp liên hệ cân đối Là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà giữa chúng có sẵn mối liên hệ cân đối và chúng là nhân tố độc lập. Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng. Những liên hệ cân đối thường gặp trong phân tích như: Tài sản và nguồn vốn; cân đối hàng tồn kho; đẳng thức quá trình kinh doanh; nhu cầu vốn và sử dụng vốn… Ví dụ1: Chỉ tiêu Q cần phân tích. Q chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố a, b, c và các nhân tố này có quan hệ với chỉ tiêu Q như sau: Q = a +b - c - Chỉ tiêu phân tích: Q = a + b - c Q0 = a0 + b0 - c0 Q1 = a1 + b1 - c1 - Đối tượng phân tích( so sánh giữa chỉ tiêu kỳ TT với chỉ tiêu kỳ KH) Q = Q1 - Q0 - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: + Do ảnh hưởng của nhân tố a Q(a) = a1 - a0 + Do ảnh hưởng của nhân tố b 13
  14. Q(b) = b1 - b0 + Do ảnh hưởng của nhân tố c Q(c) = - (c1 - c0) - Tổng hợp ảnh hưởng của 3 nhân tố Q(a) + Q(b) + Q(c) = Q * Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và ngay cả công tác hạch toán. Ví dụ 2: Từ kết quả cân đối giữa tài sản và nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán sẽ giúp nhà quản lý cơ cấu tài chính hiện tại và việc sử dụng nguồn tài chính đó mang lại hiệu quả như thế nào, để từ đó có những dự báo cho thời gian tới. Bảng 1.2. Bảng phân tích các khoản mục bảng cân đối kế toán Số đầu Số cuối Chênh Số đầu Số cuối Chênh Tài sản Nguồn vốn năm kỳ lệch năm kỳ lệch A. TS ngắn hạn 400 440 +40 A. Nợ phải trả 300 340 +40 I. Tiền 50 70 +20 I. Nợ ngắn hạn 100 80 -20 II. Phải thu 100 120 +20 II. Nợ dài hạn 200 260 +60 III. Tồn kho 250 250 - B. Vốn CSH 700 770 +70 B. TS dài hạn 600 670 +70 I. Vốn CSH 700 770 +70 I. TSCĐ 500 610 +110 1. Vốn đầu tư CSH 550 550 - II. Đầu tư dài hạn 100 60 -40 2. LN chưa PP 150 220 +70 Cộng tài sản 1.000 1.110 +110 Cộng nguồn vốn 1.000 1.110 +110 - Nhìn chung tổng tài sản cũng như nguồn vốn cuối kỳ tăng 110 triệu đồng so với đầu năm, như vậy về quy mô hoạt động ở doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể. - Về mặt tài sản: Chủ yếu tăng do TSCĐ tăng 110 triệu đồng, sau đó là các khoản phải thu tăng 20 triệu đồng, còn đầu tư dài hạn giảm 40 triệu đồng. - Về mặt nguồn vốn: Chủ yếu tăng do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 70 triệu đồng và nợ dài hạn tăng 60 triệu đồng, còn nợ ngắn hạn giảm 20 triệu đồng. - Sử dụng phương pháp cân đối để phân tích, với sự cân đối giữa tài sản và nguồn vốn ta thấy, doanh nghiệp đã giảm các khoản đầu tư dài hạn, tăng nợ vay dài hạn để đầu tư cho TSCĐ, kết quả hoạt động trong năm doanh nghiệp đã tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 70 triệu đồng. 2.3. Phương pháp phân tích chi tiết - Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu 14
  15. Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết thành các yếu tố cấu thành. Nghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của các chỉ tiêu phân tích. Ví dụ: Tổng giá thành sản phẩm được chi tiết theo giá thành của từng loại sản phẩm sản xuất. Trong mỗi loại sản phẩm, giá thành được chi tiết theo các yếu tố của chi phí sản xuất. - Chi tiết theo thời gian Các kết quả kinh doanh bao giờ cũng là một quá trình trong từng khoảng thời gian nhất định. Mỗi khoảng thời gian khác nhau có những nguyên nhân tác động không giống nhau. Việc phân tích chi tiết này giúp ta đánh giá chính xác và đúng đắn KQKD, từ đó có các giải pháp hiệu lực trong từng khoảng thời gian. Ví dụ: + Trong sản xuất: Lượng sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ cung cấp được chi tiết theo từng tháng, quý. + Trong DN thương mại: Kết quả doanh thu tiêu thụ hoặc khối lượng hàng mua được chi tiết theo tháng, quý để mua bán nhịp độ mua bán. + Trong sản xuất nông nghiệp, CDCB, dịch vụ chúng được chi tiết theo mùa vụ để nghiên cứu tính thời vụ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. - Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh Kết quả HĐKD do nhiều bộ phận, theo phạm vi và địa điểm phát sinh khác nhau tạo nên. Việc chi tiết này nhằm đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của từng bộ phận, phạm vi và địa điểm khác nhau, nhằm khai thác các mặt mạnh và khắc phục các mặt yếu kém của các bộ phận và phạm vi hoạt động khác nhau. 2.4. Phương pháp thay thế liên hoàn(Phương pháp loại trừ) Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (Đối tượng phân tích) bằng các cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. Bước 1: Xác định công thức/ chỉ tiêu phân tích - Là thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích qua một công thức nhất định. Công thức gồm tích số các nhân tố ảnh đến chỉ tiêu phân tích: - Khi xây dựng công thức cần thực hiện theo một trình tự nhất định, từ nhân tố sản lượng đến nhân tố chất lượng, nếu có nhiều nhân tố lượng hoặc nhiều nhân tố chất thì sắp xếp nhân tố chủ yếu trước và nhân tố thứ yếu sau: 15
  16. Ví dụ: Doanh thu = Giá bán x Sản lượng tiêu thụ Chi phí NVLTT = Số lượng SPSX x Lượng NVL tiêu hao x Đơn giá NVL Bước 2: Xác định các đối tượng phân tích So sánh số thực hiện với số liệu gốc, chênh lệch có được đó chính là đối tượng phân tích. Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Thực hiện theo trình tự các bước thay thế. (Lưu ý: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho bước sau thay thế) Bước 4: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra kết luận, nhận xét. Ví dụ 1: Gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích. Gọi a,b,c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; Bước 1: Xác định công thức/ chỉ tiêu phân tích Q = a.b.c Đặt Q1 : Chỉ tiêu kỳ phân tích, Q1 = a1.b1.c1 Đặt Q0: Chỉ tiêu kỳ gốc, Q0 = a0.b0.c0 Bước 2: Xác định các đối tượng phân tích ∆Q = Q1 – Q0 = a1.b1.c1 - a0.b0.c0 Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: ∆Q(a) = a1.b0.c0 - a0.b0.c0 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: ∆Q(b) = a1.b1.c0 – a1.b0.c0 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: ∆Q(c) = a1.b1.c1 – a1.b1.c0 Bước 4: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, nhận xét. ∆Q(a) + ∆Q(b) + ∆Q(c) = ∆Q * Ưu và nhược điểm của PP thay thế liên hoàn: Ưu điểm: - Là phương pháp đơn giản, dễ tính toán so với các phương pháp xác định nhân tố ảnh hưởng khác. 16
  17. - Phương pháp thay thế liên hoàn có thể xác định được các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích bằng thương, tổng, hiệu, tích số và cả số % Nhược điểm: - Khi xác định nhân tố nào đó, phải giả định các nhân tố khác không đổi, trong thực tế các nhân tố có thể thay đổi - Việc sắp xếp trình tự các nhân tố phải từ nhân tố sản lượng đến nhân tố chất lượng, trong thực tế việc phân biệt rõ ràng giữa nhân tố sản lượng và nhân tố chất lượng là không dễ dàng. Ví dụ 2: Phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu thông qua việc phân tích sự biến động chỉ tiêu tổng chi phí nguyên vật liệu theo tài liệu sau: Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Thực tế 1. Số lượng SPSX Cái 1.000 1.100 2. Mức tiêu hao VL/SP kg/ cái 10 9 3. Đơn giá VL 1000đ/kg 5 6 4. Tổng chi phí VL 1000đ 50.000 59.400 2.5. Phương pháp số chênh lệch - Thực chất của phương pháp này là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp này cũng thực hiện đầy đủ các bước như vậy, tuy chỉ khác ở điểm sau: - Khi xác định nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích, thay vì ta tiến hành thay thế số liệu mà sẽ dùng số chênh lệch của từng nhân tố đển tính ảnh hưởng của từng nhân tố. Ví dụ 1: Gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích. Gọi a,b,c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; Bước 1: Xác định công thức/ chỉ tiêu phân tích Q = a.b.c Đặt Q1 : Chỉ tiêu kỳ phân tích, Q1 = a1.b1.c1 Đặt Q0: Chỉ tiêu kỳ gốc, Q0 = a0.b0.c0 Bước 2: Xác định các đối tượng phân tích ∆Q = Q1 – Q0 = a1 . b1 . c1 – a0 . b0 . c0 Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: 17
  18. ∆Q(a) = (a1 – a0) . b0 . c0 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: ∆Q(b) = a1 . (b1 – b0) . c0 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: ∆Q(c) = a1 . b1 . (c1 – c0) Bước 4: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra kết luận. ∆Q(a) + ∆Q(b) + ∆Q(c) = ∆Q 3. Tổ chức và phân loại phân tích hoạt động kinh doanh 3.1. Các loại hình phân tích kinh doanh 3.1.1. Căn cứ vào thời kỳ tiến hành phân tích - Phân tích thường xuyên: Là căn cứ vào tài liệu hạch toán và các tài liệu khác hàng ngày, hàng tuần, nghiên cứu phát hiện những mặt chênh lệch so với kế toán về mức độ, tiến độ để có biện pháp khắc phục. - Phân tích định kỳ: Được tiến hành vào các thời gian đã định, nhằm đánh giá tất cả hoặc từng mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt thời gian đã định. 2.1.2. Căn cứ vào nội dung phân tích - Phân tích toàn bộ: Việc phân tích sẽ nghiên cứu tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp và các đơn vị trong doanh nghiệp. - Phân tích từng phần: Là việc nghiên cứu từng mặt hoạt động của doanh nghiệp, từng loại chi phí, từng vấn đề về kỹ thuật và tổ chức. 3.1.3. Căn cứ vào thời điểm hoạt động kinh doanh - Phân tích trước khi hoạt động kinh doanh: Nhằm dự báo các mục tiêu có thể đạt được trong tương lai, cung cấp các thông tin phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch. - Phân tích trong khi tiến hành SXKD: Là thực hiện phân tích cùng với quá trình hoạt động kinh doanh. Hình thức này thích hợp cho chức năng kiểm soát thường xuyên nhằm điều chỉnh những sai lệch giữa kết quả thực hiện với mục tiêu đã đề ra. - Phân tích khi kết thúc HĐKD: Nhằm đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch đã đề ra. Xác định rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đó. 3.2. Tổ chức công tác phân tích kinh doanh 3.2.1. Lập kế hoạch phân tích 18
  19. - Lập kế hoạch phân tích là xác định trước về nội dung, phạm vi thời gian và cách tổ chức phân tích - Nội dung phân tích cần xác định rõ các vấn đề được phân tích: có thể toàn bộ hoạt động kinh doanh hoặc chỉ một vấn đề cụ thể. Đầy là cơ sở xây dựng đề cương cụ thể để tiến hành phân tích. - Phạm vi phân tích có thể là toàn bộ đơn vị hoặc một vài đơn vị được chọn làm điểm để phân tích. Tùy yêu cầu và thực tiễn quản lý mà xác định nội dung và phạm vi phân tích thích hợp. - Thời gian ấn định trong kế hoạch phân tích bao gồm cả thời gian chuẩn bị và thời gian tiến hành công tác phân tích. - Trong kế hoạch phân tích, cần phân công trách nhiệm các bộ phận trực tiếp và phục vụ công tác phân tích, cùng các hình thức hội nghị phân tích nhằm thu thập nhiều ý kiến, đánh giá đúng thực trạng và đầy đủ tiền năng cho phấn đấu đạt kết quả cao trong kinh doanh. 3.2.2. Sưu tầm và kiểm tra tài liệu - Tài liệu làm căn cứ phân tích thường bao gồm: + Các văn kiện của các cấp bộ Đảng có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Các nghị quyết, chỉ thị của chính quyền các cấp và các cơ quan quản lý, cấp trên có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Các tài liệu kế hoạch, dự toán, định mức + Các tài liệu kế hoạch, dự toán, định mức + Các tài liệu hạch toán + Các biên bản hội nghị, các biên bản sự kiện có liên quan + Ý kiến của tập thể lao động trong đơn vị. - Kiểm tra tài liệu cần tiến hành trên các mặt: + Tính hợp pháp của tài liệu (trình tự lập, ban hành, người lập, cấp có thẩm quyền ký duyệt…) + Nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu + Tính chính xác của việc tính và ghi các con số + Cách đánh giá đối với các chỉ tiêu giá trị - Phạm vi kiểm tra không chỉ giới hạn ở các tài liệu trực tiếp làm căn cứ phân tích mà cả các tài liệu khác có liên quan, đặc biệt là các tài liệu gốc. 19
  20. 3.2.3. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích - Tùy nội dung phân tích mà nguồn tài liệu sưu tầm và các loại hình phân tích (công tác phân loại) cần xác định hệ thống chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích phù hợp. - Tùy phương tiện phân tích và trình độ sử dụng tài liệu phân tích, hệ thống chỉ tiêu cũng như từng phân hệ được thể hiện khác nhau, có thể bằng sơ đồ khối thường dùng trong chương trình cho máy vi tính hay bảng phân tích hoặc biểu đồ. 3.2.4. Viết báo cáo và tổ chức hội nghị phân tích - Báo cáo phân tích là bảng tổng hợp những đánh giá cơ bản cùng những tài liệu chọn lọc để minh họa rút ra từ quá trình phân tích. Đánh giá cùng minh họa nêu rõ cả thực trạng và tiềm năng cần khai thức. Từ đó, nêu rõ được phương hướng và biện pháp phấn đấu trong kỳ tới. - Báo cáo phân tích cần được trình bày trong hội nghị phân tích để thu thập ý kiến đóng góp và thảo luận cách thực hiện các phương hướng biện pháp đã nêu trong báo cáo phân tích. BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 1: Có số liệu tại một doanh nghiệp sau: Chênh lệch TT Khoản mục KH TH STĐ STĐ (%) 1 Doanh thu 100.000 130.000 +30.000 30,0 2 Giá vốn hàng bán 80.000 106.000 + 26.000 32,5 3 Chi phí hoạt động 12.000 15.720 + 3.720 31,0 4 Lợi nhuận 8.000 8.280 +280 3,5 Yêu cầu: Hãy phân tích sự biến động của các khoản mục và cho nhận xét cần thiết. Bài 2: Phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu thông qua việc phân tích sự biến động chỉ tiêu tổng chi phí nguyên vật liệu theo tài liệu sau: Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Thực hiện 1. Số lượng SPSX cái 1.000 1.100 2. Mức tiêu hao VL/SP kg/ cái 10 9 3. Đơn giá VL 1000đ/kg 5 6 4. Tổng chi phí VL 1000đ 50.000 59.400 Bài 3: Tài liệu về chi phí nguyên vật liệu của một doanh nghiệp như sau: 20
nguon tai.lieu . vn