Xem mẫu

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC THÖÔNG MAÏI THUONGMAI UNIVERSITY PGS.TS. Hµ V¡N Sù GI¸O TR×NH (Chñ biªn) NGUYEÂN LYÙ GI¸O TR×NH NGUYEÂN LYÙ QUAÛN LYÙ KINH TEÁ QUAÛN LYÙ KINH TEÁ GI¸O TR×NH NGUYEÂN LYÙ QUAÛN LYÙ KINH TEÁ isbn: 978-604-33-9114-5 9 786043 391145 Gi¸: 160.000® nhµ xuÊt b¶n hµ néi
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI PGS.TS. HÀ VĂN SỰ (Chủ biên) GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI
  3. MỤC LỤC Lời nói đầu.................................................................................................................................................. 7 Chương mở đầu ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC................................................ 9 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học............................................................................. 9 1.2. Nội dung nghiên cứu của môn học.............................................................................11 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC....................................................................12 3. VỊ TRÍ CỦA MÔN HỌC.....................................................................................................................14 Chương 1 BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ KINH TẾ 1.1. LƯỢC SỬ CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ....................................................................................17 1.1.1. Tư tưởng quản lý thời kỳ cổ đại..............................................................................19 1.1.2. Tư tưởng quản lý của chủ nghĩa tư bản...............................................................21 1.1.3. Tư tưởng quản lý của chủ nghĩa Mác - Lênin.....................................................27 1.2. BẢN CHẤT CỦA QUẢN LÝ KINH TẾ.......................................................................................29 1.2.1. Khái niệm, mục tiêu và động lực của quản lý kinh tế.....................................29 1.2.2. Đặc điểm của quản lý kinh tế...................................................................................36 1.3. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ KINH TẾ...........................................................................................40 1.3.1. Vai trò quản lý kinh tế của nhà nước.....................................................................40 1.3.2. Vai trò quản lý kinh tế của các đơn vị kinh tế cơ sở........................................44 Chương 2 CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ KINH TẾ 2.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHỨC NĂNG CỦA QUẢN LÝ KINH TẾ...........................47 2.1.1. Khái niệm chức năng của quản lý kinh tế............................................................47 2.1.2. Phân loại chức năng của quản lý kinh tế..............................................................38 3
  4. 2.2. CHỨC NĂNG HOẠCH ĐỊNH.......................................................................................................53 2.2.1. Bản chất của chức năng hoạch định......................................................................53 2.2.2. Nội dung của chức năng hoạch định......................................................................54 2.3. CHỨC NĂNG TỔ CHỨC...............................................................................................................57 2.3.1. Bản chất của chức năng tổ chức..............................................................................57 2.3.2. Nội dung của chức năng tổ chức.............................................................................58 2.4. CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO............................................................................................................62 2.4.1. Bản chất của chức năng lãnh đạo............................................................................62 2.4.2. Nội dung của chức năng lãnh đạo...........................................................................63 2.5. CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT...........................................................................................................67 2.5.1. Bản chất của chức năng kiểm soát.........................................................................67 2.5.2. Nội dung của chức năng kiểm soát.........................................................................68 Chương 3 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ KINH TẾ 3.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ KINH TẾ........................................................................................................................73 3.1.1. Khái niệm của nguyên tắc quản lý kinh tế...........................................................73 3.1.2. Phân loại nguyên tắc quản lý kinh tế.....................................................................75 3.1.3. Cơ sở hình thành các nguyên tắc quản lý kinh tế.............................................76 3.2. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ KINH TẾ CƠ BẢN................................................................79 3.2.1. Nguyên tắc tập trung dân chủ..................................................................................79 3.2.2. Nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế..................................................84 3.2.3. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả............................................................................88 3.2.4. Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế......................................92 3.3. YÊU CẦU VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ KINH TẾ.......................................96 3.3.1. Nhận thức và coi trọng việc hoàn thiện hệ thống nguyên tắc quản lý kinh tế.............................................................................................................................96 3.3.2. Vận dụng tổng thể các nguyên tắc quản lý kinh tế...........................................96 3.3.3. Lựa chọn hình thức và phương pháp vận dụng nguyên tắc quản lý kinh tế phù hợp..........................................................................................................97 4
  5. 3.3.4. Cần có quan điểm toàn diện và hệ thống trong việc vận dụng các nguyên tắc quản lý kinh tế.............................................................................................97 Chương 4 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH TẾ 4.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH TẾ........................ 101 4.1.1. Khái niệm về phương pháp quản lý kinh tế..................................................... 101 4.1.2. Vai trò của các phương pháp quản lý kinh tế.................................................. 102 4.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH TẾ CHỦ YẾU...................................................... 104 4.2.1. Phương pháp hành chính........................................................................................ 104 4.2.2. Phương pháp kinh tế................................................................................................. 108 4.2.3. Phương pháp giáo dục vận động.......................................................................... 112 4.2.4. Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý kinh tế................................ 115 Chương 5 CÔNG CỤ QUẢN LÝ KINH TẾ 5.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÔNG CỤ QUẢN LÝ KINH TẾ......................................... 119 5.1.1. Khái niệm công cụ quản lý kinh tế....................................................................... 119 5.1.2. Phân loại công cụ quản lý kinh tế........................................................................ 120 5.2. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ KINH TẾ CHỦ YẾU................................................................... 122 5.2.1. Công cụ pháp luật....................................................................................................... 122 5.2.2. Công cụ kế hoạch........................................................................................................ 127 5.2.3. Công cụ chính sách kinh tế..................................................................................... 131 Chương 6 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ 6.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ KINH TẾ........ 141 6.1.1. Khái niệm và phân loại cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế.............. 141 6.1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế.......................................... 145 6.2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ KINH TẾ....................... 147 6.2.1. Đảm bảo tính hệ thống, thống nhất.................................................................... 147 5
  6. 6.2.2. Đảm bảo tính tối ưu và kinh tế.............................................................................. 148 6.2.3. Đảm bảo tính ổn định tương đối.......................................................................... 148 6.2.4. Đảm bảo tính tin cậy.................................................................................................. 149 6.2.5. Tính linh hoạt............................................................................................................... 149 6.3. CÁC LOẠI HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ KINH TẾ............................ 149 6.3.1. Cơ cấu tổ chức trực tuyến....................................................................................... 150 6.3.2. Cơ cấu tổ chức theo chức năng............................................................................. 153 6.3.3. Cơ cấu tổ chức kết hợp trực tuyến - chức năng............................................. 157 6.4. CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ.................................................................................................... 160 6.4.1. Khái niệm, phân loại cán bộ quản lý kinh tế................................................... 160 6.4.2. Vai trò của cán bộ quản lý kinh tế........................................................................ 164 6.4.3. Yêu cầu đối với cán bộ quản lý kinh tế.............................................................. 166 Chương 7 THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ KINH TẾ 7.1. THÔNG TIN QUẢN LÝ KINH TẾ............................................................................................ 171 7.1.1. Khái niệm, phân loại thông tin quản lý kinh tế.............................................. 171 7.1.2. Sự cần thiết và vai trò của thông tin quản lý kinh tế................................... 176 7.1.3. Hệ thống thông tin trong quản lý kinh tế......................................................... 180 7.1.4. Yêu cầu đối với thông tin quản lý kinh tế......................................................... 185 7.2. QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ KINH TẾ......................................................................................... 188 7.2.1. Khái niệm, phân loại quyết định quản lý kinh tế........................................... 188 7.2.2. Chức năng và vai trò của quyết định quản lý kinh tế................................... 193 7.2.3. Yêu cầu và nguyên tắc đối với quyết định quản lý kinh tế........................ 194 7.2.4. Quá trình và phương pháp ra quyết định quản lý kinh tế......................... 199 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................... 213 6
  7. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế được biên soạn nhằm trang bị những kiến thức cơ bản và cốt lõi, mang tính tổng quan về lý thuyết quản lý kinh tế cho sinh viên chuyên ngành Quản lý kinh tế, cũng như các chuyên ngành đào tạo khác của Trường Đại học Thương mại. Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế do PGS.TS. Hà Văn Sự làm chủ biên và tập thể các giảng viên trong Bộ môn Quản lý kinh tế thuộc Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương mại thực hiện, đặc biệt là sự tham gia trực tiếp biên soạn của các giảng viên: 1. PGS.TS. Hà Văn Sự (Chủ biên và biên soạn Chương mở đầu, Chương 4 và Chương 5); 2. TS. Dương Hoàng Anh (Chương 1, mục 1.1, 1.2) và ThS. Ngô Ngân Hà (Chương 1, mục 1.3); 3. ThS. Vũ Thị Hồng Phượng (Chương 2); 4. ThS. Lê Như Quỳnh (Chương 3); 5. ThS. Nguyễn Minh Phương (Chương 6, mục 6.1, 6.2), và TS. Vũ Tam Hòa (Chương 6, mục 6.3, 6.4); 6. ThS. Đặng Hoàng Anh (Chương 7). Trong quá trình biên soạn, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý khoa học, Khoa Kinh tế - Luật, Bộ môn Quản lý kinh tế của Trường Đại học Thương mại đã động viên và tạo điều kiện về mọi mặt để nhóm tác giả hoàn thành giáo trình này. Chúng tôi cũng xin cảm ơn những góp ý để bổ sung và hoàn thiện nội dung giáo trình của các nhà khoa học trong và ngoài trường. 7
  8. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tập thể tác giả và Bộ môn Quản lý kinh tế mong nhận được những góp ý của các nhà khoa học, đồng nghiệp và bạn đọc. Thư góp ý xin gửi về Bộ môn Quản lý kinh tế, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương mại. Chủ biên PGS.TS. HÀ VĂN SỰ 8
  9. Chương mở đầu ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC Mục tiêu của chương là giới thiệu cho người học nắm được đối tượng và nội dung nghiên cứu của môn học, đồng thời hướng dẫn người học phương pháp tiếp cận và nghiên cứu các nội dung của môn học một cách phù hợp. 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống động và phức tạp bao gồm nhiều lĩnh vực, vùng kinh tế, thành phần kinh tế và các đơn vị kinh tế cơ sở. Giữa chúng và trong bản thân từng bộ phận hợp thành đó của nền kinh tế luôn có mối quan hệ hữu cơ, chế ước và thúc đẩy lẫn nhau. Các quan hệ này sẽ dẫn đến sự hình thành tất yếu các quan hệ trong quản lý nhằm tổ chức các hoạt động kinh tế đạt được mục tiêu phát triển tối ưu, đó chính là các quan hệ quản lý kinh tế. Trong các quan hệ quản lý kinh tế, chủ thể quản lý và đối tượng quản lý hay còn gọi là khách thể quản lý hình thành nên hệ thống quản lý. Nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như các đơn vị kinh tế cơ sở nói riêng đều được xem là một hệ thống quản lý gồm 2 phân hệ này. Trong đó, chủ thể quản lý là những tổ chức và cá nhân những nhà quản lý cấp trên. Đối tượng quản lý là các tổ chức và cá nhân những nhà quản lý cấp dưới, cũng như tập thể và cá nhân những người lao động. 9
  10. Quản lý nói chung và quản lý kinh tế nói riêng xuất hiện và trở thành hoạt động tất yếu từ khi có nhiều người làm việc với nhau để thực hiện một công việc chung hoặc nhằm một mục tiêu chung. Trong quá trình phát triển của hoạt động quản lý kinh tế, nhiều lĩnh vực khoa học đã hình thành nhằm giúp con người nhận thức, vận dụng hệ thống các quy luật khách quan, đặc biệt là thông qua đó tìm ra các cách thức quản lý, phương pháp tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý phù hợp để đạt tới mục tiêu tối ưu. Môn học Nguyên lý quản lý kinh tế là một môn khoa học kinh tế nghiên cứu và cung cấp những nhận thức ban đầu về bản chất của các mối quan hệ kinh tế và hệ thống những nguyên lý tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý các quá trình hoạt động kinh tế cả tầm vĩ mô, cũng như tại các đơn vị kinh tế cơ sở. Cụ thể, môn học Nguyên lý quản lý kinh tế có đối tượng nghiên cứu tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau đây: Thứ nhất, nghiên cứu những quan hệ quản lý trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế. Đó là quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý - Quan hệ quản lý kinh tế. Quan hệ quản lý kinh tế phát sinh giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý bao gồm các mối quan hệ dọc, quan hệ ngang; quan hệ giữa các khâu chức năng thuộc nhiều cấp quản lý; quan hệ giữa các cấp quản lý trong từng khâu chức năng. Các quan hệ này được thực hiện thông qua các chức năng, nguyên tắc, phương pháp, cơ chế, công cụ, bộ máy quản lý kinh tế và cả hệ thống thông tin đảm bảo cho việc ra các quyết định trong quá trình quản lý kinh tế. Thứ hai, nghiên cứu những nguyên lý tác động giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Các khoa học kinh tế nói chung có nhiệm vụ phát hiện các quy luật khách quan và vận dụng chúng để tối đa hóa những mục tiêu phát triển kinh tế. Nguyên lý quản lý kinh tế thì thông qua việc nghiên cứu và vận dụng các quy luật khách quan đó để tìm ra cách thức, phương pháp tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý một cách phù hợp và tối ưu nhất. Bởi vậy, đối tượng nghiên cứu quan trọng của môn học Nguyên lý quản lý kinh tế là nghiên cứu những chức năng, nguyên tắc, phương pháp và công cụ quản lý kinh tế với 10
  11. những cách thức vận dụng phù hợp với từng đối tượng và điều kiện cụ thể. Những nguyên lý này được xem xét trong một thể thống nhất từ mục tiêu quản lý đến điều kiện, hành vi quản lý cụ thể để vận dụng vào xây dựng cơ chế, chính sách quản lý kinh tế phù hợp cho từng phạm vi ở tầm vĩ mô nền kinh tế quốc dân, ở các lĩnh vực, ngành, địa phương đến phạm vi vi mô là ở tại các đơn vị kinh tế cơ sở trong nền kinh tế. Thứ ba, do lực lượng sản xuất của xã hội loài người ngày càng phát triển, điều đó đã đưa đến nhiều thay đổi về sự hoàn thiện của quan hệ sản xuất, về những tác động của quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp... Bởi vậy, các mối quan hệ quản lý kinh tế và các nguyên lý quản lý kinh tế nghiên cứu trong môn học này được nghiên cứu đặt trong bối cảnh của thời đại kinh tế thị trường, thời đại toàn cầu hóa và công nghiệp 4.0. 1.2. Nội dung nghiên cứu của môn học Với đối tượng nghiên cứu đã nêu, môn học sẽ tập trung vào nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau đây: Một là, môn học nghiên cứu cơ sở, quá trình hình thành và phát triển của hoạt động quản lý kinh tế, bản chất và đặc điểm đặc thù của hoạt động quản lý kinh tế trong nền kinh tế ở phạm vi vĩ mô và vi mô. Thứ hai, nghiên cứu mục tiêu, các chức năng và vai trò của quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Thứ ba, nghiên cứu nội dung và yêu cầu vận dụng hệ thống các nguyên tắc quản lý kinh tế. Thứ tư, nghiên cứu nội dung và cơ chế vận dụng các phương pháp và công cụ quản lý kinh tế. Thứ năm, nghiên cứu cơ cấu tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý và hệ thống thông tin trong quản lý kinh tế. Đây là điều kiện về nguồn lực cơ bản cho việc vận dụng các nguyên tắc, các phương pháp và công cụ quản lý kinh tế để đưa ra các quyết định quản lý phù hợp và tối ưu của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý. 11
  12. Thứ sáu, nghiên cứu bản chất của quyết định quản lý, quy trình và những yêu cầu đặt ra đối với một quyết định trong quản lý kinh tế. Trong khuôn khổ chương trình và thời gian đào tạo, ngoài Chương mở đầu giới thiệu về đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của môn học, chúng tôi giới thiệu các vấn đề trên thông qua 7 chương nội dung (từ chương 1 đến chương 7), đó là: Chương 1. Bản chất và vai trò của quản lý kinh tế Chương 2. Chức năng cơ bản của quản lý kinh tế Chương 3. Nguyên tắc quản lý kinh tế Chương 4. Phương pháp quản lý kinh tế Chương 5. Công cụ quản lý kinh tế Chương 6. Cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý kinh tế Chương 7. Thông tin và quyết định quản lý kinh tế 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC Là một môn khoa học kinh tế về sự lựa chọn cách thức, phương pháp tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý phù hợp với các quy luật khách quan nhằm đạt được mục tiêu tối ưu. Bởi vậy, phương pháp biện chứng duy vật được xem là phương pháp luận quan trọng được sử dụng trong nghiên cứu của môn học Nguyên lý quản lý kinh tế. Cụ thể: Một là, nhận thức khoa học phải bắt đầu bằng sự quan sát các hiện tượng cụ thể biểu hiện các quá trình kinh tế rồi dùng phương pháp trừu tượng hóa để tìm ra bản chất và tính quy luật của sự phát triển, sau đó là từ các mặt bản chất đến mối quan hệ nội tại, cơ chế tác động cụ thể của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong quá trình quản lý kinh tế. Hai là, quản lý kinh tế là một khoa học có tính liên ngành, bị chi phối bởi cả các quy luật kinh tế và các quy luật xã hội, tâm lý và tình cảm. Do vậy, nghiên cứu Nguyên lý quản lý kinh tế phải có quan điểm hệ thống và toàn diện, đặt trong quan hệ mở giữa hệ thống quản lý với 12
  13. môi trường bên ngoài và sự tác động qua lại giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Ba là, quá trình hình thành và phát triển các quan hệ kinh tế luôn gắn liền với những hoàn cảnh lịch sử nhất định, do đó không thể nghiên cứu các vấn đề quản lý kinh tế mà không có quan điểm lịch sử. Đồng thời, sự vận động của mỗi quá trình đều do đấu tranh để giải quyết những mâu thuẫn nội tại, trong đó cần phải phân biệt rõ ràng tính chất đối kháng và tính chất không đối kháng của mâu thuẫn để có biện pháp xử lý thích hợp. Theo đó, kết hợp logic và lịch sử là một đòi hỏi quan trọng của phương pháp nghiên cứu và phân tích khoa học các vấn đề của quản lý kinh tế. Bốn là, các kết luận khoa học đều được rút ra từ nghiên cứu thực tế, ngược lại, cần phải kiểm nghiệm thường xuyên nhằm hoàn thiện các quan điểm khoa học trong nguyên lý tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý. Đó chính là quá trình gắn lý luận với thực tiễn trong nghiên cứu nguyên lý quản lý kinh tế. Lý luận phải xuất phát từ thực tiễn và trở lại chỉ đạo thực tiễn. Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, Nguyên lý quản lý kinh tế cần sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phi thực nghiệm: Đây là phương pháp dựa trên sự quan sát, thu thập tư liệu đã hoặc đang tồn tại, phân tích xử lý để tìm ra các kết luận về sự vật và hiện tượng nghiên cứu. Trong trường hợp này người nghiên cứu chỉ quan sát những gì đã và đang tồn tại mà không có sự can thiệp, không gây bất cứ tác động nào làm biến đổi trạng thái của đối tượng khảo sát, đồng thời cũng không gây bất cứ tác động nào làm biến đổi môi trường xung quanh đối tượng khảo sát. Phương pháp phi thực nghiệm được thực hiện trong khoa học quản lý kinh tế thông qua các hoạt động quan sát, phỏng vấn, hội nghị, điều tra. Phương pháp thực nghiệm: Đây là phương pháp nghiên cứu trên đối tượng thực hay mô hình. Việc nghiên cứu trên đối tượng đảm bảo tính tin cậy hơn, song trên thực tế thì nhiều trường hợp khó thực hiện, 13
  14. vì vậy thường người ta nghiên cứu trên mô hình. Qua thực nghiệm để quan sát, từ quan sát để phát hiện bản chất của sự vật hoặc hiện tượng, và cuối cùng là để đặt giả thuyết hay kiểm chứng giả thuyết đã đặt ra. Phương pháp này là cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn phương án, đưa ra phương pháp hay quyết định trong quản lý kinh tế. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc chọn mô hình là vô cùng quan trọng vì là yếu tố chi phối kết quả nghiên cứu. Từ hai phương pháp chung trên, khi nghiên cứu Nguyên lý quản lý kinh tế người ta sử dụng một số phương pháp cụ thể sau: Phương pháp so sánh: Khi sử dụng phương pháp này cần phải có ba điều kiện: - Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh; - Lựa chọn điều kiện so sánh; - Lựa chọn kỹ thuật so sánh, như so sánh bằng số tuyệt đối, tương đối, số bình quân... Phương pháp cân đối: Phương pháp này được sử dụng trong xây dựng mục tiêu, kế hoạch, quy hoạch, nghiên cứu mối quan hệ giữa cung và cầu, giữa nguồn thu và nguồn chi... Phương pháp toán kinh tế: Nội dung của phương pháp này là vận dụng toán học làm công cụ để nghiên cứu môn học. Sự vận dụng phương pháp này trong nghiên cứu khoa học kinh tế nói chung và Nguyên lý quản lý kinh tế nói riêng ngày càng phong phú và có hiệu quả nhờ vào phương tiện tính toán ngày càng hiện đại. 3. VỊ TRÍ CỦA MÔN HỌC Nguyên lý quản lý kinh tế là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở ngành của chuyên ngành Quản lý kinh tế của trường Đại học Thương mại. Môn học cung cấp những kiến thức mang tính tổng quan về những nguyên lý của quản lý kinh tế, góp phần cung cấp những kiến thức cơ sở làm nền tảng cho việc tiếp cận những kiến thức chuyên ngành về quản lý kinh tế và thương mại. 14
  15. Ngoài ra, môn học Nguyên lý quản lý kinh tế còn được lựa chọn làm môn học cung cấp kiến thức cơ sở ngành cho các chuyên ngành đào tạo khác của trường Đại học Thương mại thuộc khối ngành Luật kinh tế, Kinh tế và quản trị kinh doanh, như: Chuyên ngành Luật kinh tế, Thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh... Là một môn học nghiên cứu các quan hệ kinh tế, đặc biệt là giúp người học trên cơ sở nhận thức, vận dụng hệ thống các quy luật khách quan để tìm ra các cách thức quản lý, phương pháp tác động phù hợp của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý. Bởi vậy, Nguyên lý quản lý kinh tế là môn học sẽ liên quan trực tiếp đến nhiều môn học khác, trước hết là những môn học cung cấp kiến thức nền tảng để nhận thức các quy luật khách quan và bản chất, sự vận động và phát triển của các hiện tượng kinh tế như: Triết học, Kinh tế chính trị học, Kinh tế học, Logics học, Pháp lý học, Toán học, Tâm lý học và Xã hội học... 15
  16. Chương 1 BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ KINH TẾ Quản lý kinh tế là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế, phát huy tốt nhất mọi tiềm năng và tận dụng cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra trong điều kiện biến động của môi trường. Mục tiêu của chương là cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về bản chất và vai trò của quản lý kinh tế. Các nội dung chính được đề cập trong chương bao gồm: lược sử các tư tưởng quản lý, khái niệm và đặc điểm của quản lý kinh tế, mục tiêu, động lực và vai trò của quản lý kinh tế. Đây là những kiến thức cơ bản và là cơ sở để nghiên cứu các nội dung tiếp theo trong giáo trình. 1.1. LƯỢC SỬ CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ Tư tưởng quản lý là những quan điểm, ý tưởng về quản lý, phản ánh thực tiễn quản lý trong đời sống xã hội và trình độ nhận thức của con người qua các giai đoạn lịch sử. Cùng với sự phát triển của phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa, hoạt động quản lý được ra đời. Trải qua tiến trình phát triển của lịch sử, bắt đầu từ các nhà triết học cổ đại Hy Lạp và Trung Hoa, chúng ta chứng kiến sự hình thành và phát triển của các tư tưởng quản lý. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, tư tưởng quản lý còn ở mức độ sơ khai, chưa phải là tư tưởng thuần túy quản lý mà chủ yếu được hòa trộn trong các tư tưởng triết học, chính trị, pháp lý, đạo đức. Các nhà triết học cổ đại Hy Lạp và Trung Hoa chủ yếu bàn về cách thức tổ chức và hoạt động của nhà nước - vấn đề quản lý nhà nước và phương pháp cai trị đất nước, song cũng bắt đầu xuất hiện tư 17
  17. tưởng quản lý vi mô. Mặc dù còn bị hạn chế dưới giác độ tư tưởng triết học song các tư tưởng quản lý này đã vạch ra được logic của quá trình quản lý xã hội, thể hiện trong “an dân, trị quốc, bình thiên hạ” cũng như đưa ra được trình tự tiến hành các hoạt động quản lý mà trong quản lý kinh tế ngày nay vẫn có thể vận dụng. Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, do nhu cầu phát triển của nền sản xuất đại công nghiệp, cùng với tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật, quản lý từng bước tách khỏi triết học và trở thành một khoa học độc lập. Dưới chủ nghĩa tư bản và cho đến tận ngày nay, tư tưởng quản lý kinh tế tiếp tục phát triển theo nhiều hướng, mang tính chuyên sâu, với nhiều trường phái khác nhau. Sự ra đời và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cuối thế kỷ XIX đã đem lại một cuộc cách mạng trong việc tổ chức sản xuất. Sự xuất hiện và phổ biến của máy móc làm cho quá trình sản xuất xã hội có bước nhảy vọt và thay đổi về chất. Tuy nhiên, bối cảnh mới này cũng đặt ra cho các nước tư bản nhiều thách thức, nhất là những vấn đề liên quan đến quản lý doanh nghiệp, giải quyết mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp với người lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp. Những mâu thuẫn mà vấn đề này đòi hỏi cần phải thiết lập thể chế quản lý và phương pháp quản lý phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất lớn. Chính yêu cầu mang tính lịch sử này đã thúc đẩy sự phát triển của các lý thuyết quản lý doanh nghiệp ở các nước tư bản. Tư tưởng quản lý doanh nghiệp lần lượt ra đời, đó là: Tư tưởng quản lý cổ điển với thuyết quản lý theo khoa học, quản lý hành chính, thuyết tổ chức xã hội và kinh tế; Tư tưởng quản lý thuộc trường phái hành vi với thuyết về mối quan hệ con người, học thuyết về hành vi; Tư tưởng quản lý hiện đại với lý thuyết hệ thống trong quản lý, học thuyết văn hóa trong quản lý, cách tiếp cận định lượng (trường phái khoa học quản lý), thuyết quản lý tổng hợp và thích nghi. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền, không chỉ lực lượng sản xuất xã hội phát triển, cơ cấu kinh tế - xã hội biến đổi nhanh chóng đặt ra yêu cầu quản lý của 18
nguon tai.lieu . vn