Xem mẫu

  1. 300 Chương 7: N ghiệp vụ cho vay tiê u dùng CHƯONG 7 NGHIỆP vụ CHO VAY TIÊU DÙNG Muc đích chương; Cho vay là hoạt động căn bản của bất kỳ ngân hàng nào, tuy nhiên, theo truyền thống, các ngân hàng thường chú trọng cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà chưa thực sự chú trọng đẽh cho vay lĩnh vực tiêu dùng. Ngày nay, cuộc sống của người dân đà phát triển theo hướng hiện đại, giá trị cuộc sống được nâng cao không những về tinh thần mà cả vật chất, nhu cầu cá nhân của con người trở nên phong phú và đa dạng, trong kh i dòng tiền không phải lúc nào cũng cân đối, khiến cho nhiều cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu đi vay để tiêu dùng khi thiếu hụt dòng tiền để mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Để đáp ứng nhu cầu của m ình, cá nhân hay hộ gia đình có ba sự lựa chọn: Thứ nhất, đi vay các cá nhân và hộ gia đình khác. Phưcmg án này nghe ra thì đơn giản nhưng trong thực tế tính khả thi rất thấp, bởi vì những người có tiền không sẵn sàng cho bạn vay, nhất là vay với số tiền lớn và thời hạn dài, vì họ lo lắng về khả năng thu hồi nợ vay. Thứ hai, mua chịu hàng hóa từ các nhà sản xuất, nhà kinh doanh. Cách này nghe ra cũng dễ dàng, nhưng thực tế lại không khả thi với người bán. Bởi vì, thứ nhất, người bán chịu sẽ thiếu vốn kinh doanh, nhất là khi người mua chịu không trả nợ đúng hạn, không trả được nợ hoặc cố tình không trả nợ; thứ hai, chi phí kiểm soát tín dụng và rủi ro tín dụng đối với người bán chịu là rất ĩớn, khiến cho họ sẽ từ chối bán chịu hàng hóa cho bạn. © 6S. TS. Nguyễn Văn Tiến - G iáo trình N guyên lý & N ghiệp vụ NHTM
  2. Chương 7: Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng 301 Thứ ba, người tiêu dùng sẽ đến ngân hàng xin vay tiền để mua häng hóa. Do ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ chuyên nghiệp, có phương pháp kiểm soát rủi ro tín dụng và giảm được chi phí, chính vì vậy, nhu cầu xin vay của bạn sẽ được xem xét và được đáp ứng một cách chuyên nghiệp. Thực tế là, nếu chỉ. tập trung cho vay sản xuất kinh doanh mà hàng hóa không tiêu thụ được hay tiêu thụ chậm do người tiêu dùng không có khả năng thanh toán thì tất yếu sẽ dẫn đến cung vượt quá cầu, hàng hóa bị tồn kho và nền kinh tế sẽ bị ứ đọng vốn. K hi xã hội ngày càng phát triển thì không chỉ có doanh nghiệp cần vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh mà các cá nhân và hộ gia đình cũng là những người có nhu cầu vay tiền thực sự để mua sắm hàng hóa tiêu dùng. Ngày nay, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu chi tiêu của họ ngày m ột tăng, nhưng nhiều người tiêu dùng không thể chi trả cho tất cả nhu cầu mua sắm cùng một lúc, nhất là các vật dụng lâu bền có giá trị lclíi. Thực tế này làm phát sinh nhu cầu vay tiêu dùng và các ngân hàng thương mại là một trong những người chủ yếu đáp ứng dịch vụ chb vay tiêu dùng. Thông qua cho vay tiêu dùng cả người tiêu dùng, nhà sản xuất và ngân hàhg đều tìm thấy lợ i ích thích đáng. Người tiêu dùng thỏa mãn được nhu cầu hàng hóa ngay cả khi chưa có đủ tiền; nhà sản xuất thì bán được hàng hóa, tạo được doanh thu, có lãi, và có tiền để trả nợ vay ngân hàng và mở rộng sản xuất kinh doanh; thông qua cấp tín dụng ngân hàng thu được tiền lãi và mở rộng được hoạt động kinh doanh. Ngày nay, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng và hiện đại của con người, thì dịch vụ ngân hàng cũng phải phong phú và đa dạng theo, chính vì vậy sản phẩm cho vay tiêu dùng cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Nội dung chương này sẽ khám phá những đặc thù trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. © GS. TS. Nguyễn Văn Tiến - G iáo trìn h Nguyên lý & N ghiệp vụ NHTM
  3. 302 Chương 7: N ghiệp vụ cho vay tiê u dùng 1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIẾM 1.1. KHÁI NIỆM Cho vay tiêu dùng là một hình thức tín dụng, qua đó ngàn hàng cho khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình vay một lượng tiền nhất định để mua hàng hóa hay dịch vụ sử dụng vào mục đích tiêu dùng. Vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp cá nhân và hộ gia đình trang trải nhu cầu về nhà ở, mua sắm phương tiện đi lại,*đồ dùng gia đình hay những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế, du dịch...m à không phục vụ trực tiếp cho mục đích sản xuất kinh doanh. M ột thực tế là, thời điểm phát sinh nhu cầu tiêu dùng và thời điểm có khả năng thanh toán không phải lúc nào cũng khóp nhau, hơn nữa người tiêu dùng không phải lúc nào cũng có khả năng thanh toán một hàng hóa nào đó ngay lập tức, họ cần phải tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi doanh nghiệp sản xuất lại không thể bán chịu hàng hóa cho người tiêu dùng, bởi vì nếu bán chịu thì doanh nghiệp sẽ thiếu vốn và gặp rủi ro tm dụng. Đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp, hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng ra đời và phát triển như ngày nay. 1.2. Đ Ặ C Đ IỂ M Là một khoản cho vay, nên cho vay tiêu dùng cũng có nội dung và đặc điểm của một khoản cho vay nói chung, đó là thời hạn, tính hoàn trả và lãi suất. Ngoài ra, cho vay tiêu dùng có các điểm đặc thù: 1. Đ ối tượng được cấp tín dụng: Là người tiêu dùng bao gồm các cá nhân và hộ gia đình. 2. Mục đích tín dụng: Để mua hàng hóa và dịch vụ sử dụng vào mục đích tiêu dùng, chứ không phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh. Các hàng hóa và dịch vụ chủ yếu gồm: nhà ở, đồ dùng gia đình, phương tiện đi lại, giáo dục, y tế, du lịc h ,... © GS. TS. Nguyễn Văn Tiến - G iáo trình N guyện lý & N ghiệp vụ NHTM
  4. Chương 7: Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng 303 3. Quy mô các món vay thường nhỏ, nliưng sô lượng các món vay lạ i lớn. Xuất phát từ đối tượng vay là cá nhân và hộ gia đình với mục đích vay là để tiêu dùng nên nhu cầu vay của. họ thường nhỏ lẻ để trang trải cho nhu cầu cá nhân hay hộ gia đình, do đó, quy mô các khoản vay không lớn. Do các món vay có giá trị nhỏ, nên chi phí tổ chức cho vay cao, đây là một trong những nguyên nhân khiến cho lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất cho vay thương mại hay công nghiệp. 4. Cho vay tiêu dùng có rủi ro cao hơn so với cho vay thương mại hay công nghiệp, bởi vì các khoản vay tiêu dùng không những chịu rủi ro của các nhân tố khách quan mà còn chịu rủi ro xuất phát từ bản thân khách hàng như điều kiện tài chính của cá nhân hay hộ gia đình có thể thay đổi bất lợ i rất nhanh do bệnh tật, tai nạn, thất nghiệp, hay các bi kịch gia đình. Đây là lý do tiếp theo tại sao lãi suất cho vay tiêu dùng thường là cao hơn so với các loại cho vay khác. 5. Thời hạn cho vay thưòfng ngắn, nên lãi suất cho vay tiêu dùng thưcmg là cố định, do đó không phản ánh được những thay đổi của thị trường, điều này khiến cho các hợp đồng cho vay tiêu dùng bộc lộ rủi ro lãi suất là rất lớn. 6. Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng hầu như ít co giãn với lẵi suất. Xuất phát từ giá trị khoản vay thường nhỏ, nên thông thường, người đi vay quan tâm đến số tiền phải thanh toán định kỳ (hàng tháng) hơn là lãi suất mà họ phải chịu. 7. Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Khi kinh tế tăng trưởngì người dân lạc quan về thu nhập trong tương lai nên có xu hướng tăng chi tiêu cho tiêu dùng, kích thích tín dụng tiêu dùng tâng trưcmg;'ngược lại, khi kinh tế suy thoái, thu nhập của người dân giảm, họ bi quan lo lắng về nguy cơ thất nghiệp nên có xu hưóíng tiết kiệm, chi tiêu ít hơn,... khiến cho tín dụng tiêu dùng giảm xuống. © GS. rs. Nguyễn Văn Tiến - Giáo trình Nguyên lý & Nghiệp vụ NHTM
  5. 304 Chương 1: N ghiệp vụ cho vay tiêu dùng 8. Mức thu nhập và trình độ học vấn là hai biến số có m ối quan hệ mật thiết tới nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng. Thu nhập càng cao thì chi tiêu cũng càng lớn, nên việc vay mượn được xem như công cụ để đạt được mức sống cao hcfn, tiện nghi hơn, chứ không đơn thuần chỉ là ăn no mặc ấm. V ớ i trình độ học vấn cao hơn, thì thu nhập cũng cao hơn, làm cho các khoản vay của họ trở nên an toàn hơn không chỉ vì có nguồn trả nợ tốt mà còn an toàn về nhận thức, tư cách đạo đức của người vay. Học vấn cao thường nhận được sự tin tưởng của ngân hàng nên họ dễ dàng được vay và có xu hướng vay được nhiều hơn. Ngược lại, những người có học vấn thấp thì có xu hướng vay khó hơn, số tiền vay được ít hơn, chịu sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng, thậm trí không được ngân hàng cấp tú i dụng. 9. Chất lượng thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao. Điều này là vì, các công ty muốn vay vốn ngân hàng phải xuất trình các báo cáo tài chính và thường phải có xác nhận của công ty kiểm toán, trong khi đó, những thông tin tài chính cá nhân rất khó kiểm chứng được. Hiện nay, ở V iệt Nam, Trung tâm thông tin tín dụng của NHN N (CIC) m ới chỉ cung cấp thông tin tm dụng về các doanh nghiệp, mà chưa cung cấp thông tin tín dụng cá nhân và hộ gia đình. Các thông tin về khách hàng cá nhân chủ yếu là do khách hàng tự cung cấp nên độ chính xác không cao. Chính vì vậy, các ngân hàng thường tập trung cho vay cá nhân chủ yếu đối với cán bộ, công nhân viên chức trong hệ thống cơ quan hành chính và cán bộ, nhân viên một số doanh nghiệp lớn do thu nhập của họ tương đối ổn định và phần lớn họ đều mở tài khoản tại ngân hàng cho vay nên việc kiểm tra thông tin, giám sát khoản vay, thu nợ trở nên dễ dàng và an toàn cho ngân hàng. 10. Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định, song lại rất quan trọng, quyết định sự hoàn trả của khoản vay. Cũng như bất kỳ khoản cho vay nào, đây là chỉ tiêu quan trọng để ngân hàng thẩm định © 6S. TS. N guyễn Văn Tiến - G iáo trình N guyên lý & N ghiệp vụ NHTM
  6. Chương 7: N ghiệp vụ cho vay tiêu dùng 305 trước khi quyết định cho vay. Đ ối với cho vay tiêu dùng, thì tư cách người vay lại càng có vai trò quan trọng, nhưng do tư cách người vay là nhân tố định tính nên rất khó xác định chính xác. Tư cách người vay quyết định tớ i việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và là yếu tố quyết định thiện chí hoàn trả khoản vay. Do đó, tư cách của người vay càng được đánh giá cao, thì khả năng trả nợ của khách hàng càng cao, giảm được rủi ro tín dụng cho ngân hàng. 2. LỢlìbH CỦA CHO VAY TIÊU DÙNG Cho vay tiêu dùng mang lại rất nhiều lợ i ích cho nền kinh tế, ngân hàng và người tiêu dùng. a! Đ ố i với nền kinh tế: Thông qua tài trợ cho tiêu dùng, thực chất ngân hàng đã gián tiếp tài trợ cho sản xuất của các doanh nghiệp. K h i tiêu dủng được thúc đẩy (kích cầu), theo đó sản xuất của các doanh nghiệp cũng phát triển theo, kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. b! Đ ố i với người tiêu dùng: Thông qua cho vay tiêu dùng, họ được hưởng các tiện ích trưức khi tích lũy đủ tiền, nâng cao chất lượng cuộc sống, cho phép họ chi tiêu ở hiện tại và thanh toán trong tương lai, nó đặc biệt quan trọng đối với g iớ i trẻ. Nhờ cho vay tiêu dùng mà cá nhân hay hộ gia đình có thể đưa ra những quyết định lớn như xây đựng nhà cửa, mua phương tiện đ i lại, học hành, chữa bệnh...điều này đã giải quyết được vấn đề giữa việc thỏa mãn yêu cầu với yếu tố thời gian vì nếu đợi đến khi có đủ tiền mới thưc hiên thì lơ i ích cảm nhận từ sư thu hưởng có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng đi vay để tiêu dùng thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiết kiệm và gặp khó khăn trọng tương lai. c/ Đ ố i với ngân hàng: Cũng như bất kỳ một khoản cho vay nào, cho vay tiêu dùng mang lại thu nhập cho ngân hàng. Hơn nữa, do khách hàng vay tiêu dùng là © 6S. TS. N guyễn Văn Tiến - G iáo trình Nguyên lý & Nghiệp vụ NHTM
  7. 306 Chương 7: N ghiệp vụ cho vay tiê u dùng số đông với khoản vay nhỏ nên thông qua cho vay tiêu dùng ngtln hàng có thể phân tán được rủi ro và đa dạng hóa sản phẩm. Cho V íiy tiêu dùng giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó tăng khả năng huy động các loại tiền gửi vào ngân hàng và cung cấp các loại hình dịch vụ khác. M ột thực tế là nguồn vốn chủ yếu và ổn địrih của ngân hàng là huy động từ các cá nhân và hộ gia đình. 3. PHÂN LOẠI CHO VAY TIÊU DÙNG Cho vay tiêu dùng cũng thuộc loại hình cho vay nói chung, nên về nguyên tắc, các tiêu chí phân loại cho vay nói chung cũng có thể âp dụng để phân loại cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, do cho vay tiêu dùng là loại cho vay đặc thù, nên phải đưa ra tiêu chí phân loại đặc thù để làm nổi bật được đặc trưng cơ bản của cho vay tiêu dùng. 3.1. CĂN CỨ MỤC ĐÍCH VAY VỐN Căn cứ vào mục đích vay vốn, cho vay tiêu dùng được phần thành cho vay cư trú và cho vay phi cư trú. 1. Cho vay cư trú (Residential Loans): Gồm các khoản cho vay để tài trợ cho việc mua căn hộ chung cư, nhà liền kề hay biệt thự, xây dựng, hay sửa chữa nâng cấp nhà ở,... nhằm mục đích cư trú. Như vậy, cho vay cư trú thực chất là cho vay bất động sản dùng cho mục đích tiêu dùng. Những khoản cho vay này thường là trung và dài hạn từ 5 đến 10, 20 hay 30 năm và được bảo đảm bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay, nên được gọi là cho vay thế chấp bất động sản (Residential Mortgage Loans). L ã i sưất cho vay cư trú có thể là cố định và cũng có thể là thả nổi. M ộ t khoăn phí cam kết, khoảng từ 1% đến 2% trên tổng giá trị cam kết cho vay phải trả ngay khi ký kết hợp đồng, nhằm bảo đảm cho người vay có thể rút tiền tại các thời điểm theo thỏa thuận. Cho vay cư trú thường có ;giá trị lớn, thời hạn dài nên thường áp dụng phương thức trả góp. © GS. ĨS. Nguyễn Văn Tiến • G iáo trình Nguyên lý & Nghiệp vụ N HTM
  8. Chương 7; Nghiệp vụ cho vay tiê u dùng 307 2. Cho vay phi cư trú (Nonresidential Loans): Đây là các khoản cho vay tài trợ cho các hoạt động phi cư trú, như trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng sinh hoạt, y tế, học hành, du lịc h ... Như vậy, cho vay cư trú thực chất là cho vay động sản dùng cho mục đích tiêu dùng. Đặc trưng của các khoản vay này thường không lớn, thời hạn ngắn đến trung hạn, lãi suất áp dụng thường là cố định và áp dụng phương thức hoàn trả cả gốc và lãi một lần khi đến hạn (lum p sum payment), tuy nhiên, phương thức trả góp cũng thường được áp dụng trong các trường hợp như cho vay mua xe cộ, du thuyền hay các tài sản có giá trị lâu bền. 3.2. CĂN Cứ VÀO PHƯƠNG THỨC HOÀN TRẢ Căn cứ phương thức hoàn trả, cho vay tiêu dùng được phân thành ba loại: ỉ. Cho vay trả góp (Installment Loans): Là hình thức cho vay mà người đi vay trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng thành nhiều lần, theo định kỳ nhất định (thường là tháng hay quý), trong thời hạn cho vay. Cho vay trả góp thường áp dụng cho món vay có giá trị lớn, thời hạn vay dài hay khi thu nhập định kỳ của người vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần nợ vay. Trả góp đưa lại sự ổn định tài chính cho khách hàng, bởi vì ngay tại thời điểm ký hợp đồng, khách hàng đã biết chắc chắn sẽ phải thanh toán định kỳ (ví dụ hàng tháng) là bao nhiêu tiền và việc thanh toán này sẽ diễn ra tròng bao lầu. Đ ối với cho vay trả góp, tài sản hình thành từ vốn vay thường được dùng làm tà i sản bảo đảm liề n vay, nên ngân hàng thường chú ý tới một số vấn để cơ bản sau đây: a! Loại tài sản được tài trợ: Ngân hàng chỉ muốn tài trợ cho nhu cầu mua sắm những tài sản có thời hạn sử dụng lầu bền, có giá trị lớn, có th ị trường ổn định và chậm bị lạc hậu với thời gian. Hàng ngày sử © GS. TS. Nguyễn Văn Tiến ■ G iáo trin h Nguyên lý & N ghiệp vụ NHTM
  9. 308 Chương 7: N ghiệp vụ cho vay tiêu dùng dụng tài sản, nếu tài sản đó thực sự hữu ích trong thời gian dài sẽ khiến cho thiện chí trả nợ của người vay tốt hơn. Hơn nữa. nếu ngtrời vay không trả nợ, thì ngân hàng có thể thanh lý tài sản để thu hồi nợ là khả thi. Cho vay bất động sản và cho vay mua ô tô là hai loại cho vay trả góp tiêu biểu. b! Sô' tiền trả trước (Down payment): Thông thường, ngân hàng yêu cầu người đi vay phải tham gia thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm, tối thiểu thường là 20% giá trị, phần còn lại ngân hàng sẽ cho vay. Đây được xem là nguyên tắc tín dụng cơ bản của ngân hàng, tương tự như trong tài trợ dự án, ngân hàng thường yêu cầu chủ đầu tư phải có một tỷ lệ vốn tự có nhất định tham gia dự án (ví dụ tối thiểu là 30%), phần còn lại ngân hàng sẽ tài trợ; hay k ill cho vay kinh doanh chứng khoán, ngân hàng thường chỉ cho vay tối đa 70% giá trị chứng khoán cầm cố. Như vậy, số tiền trả trước của kliách hàng để mua hàng trả góp là cần thiết, điều này là vì: Thứ nhất, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. K h i khách hàng không trả nợ, ngân hàng được quyền phát mại tài sản để thu hồi nợ. Hầu hết các tài sản đã qua sử dụng đều bị giảm giá trị, tức là giá trị thị trường nhỏ hơn giá trị ghi sổ của tài sản, nên số tiền trả trước có một vai trò rất quan trọng giúp ngân hàng hạn chế rủi ro. 'Thứ hai, làm cho người đ i vay có cảm nhận rằng họ chính là chủ sở hữu của tài sản nên họ có xu hướng muốn bảo vệ và duy trì nó, điều này củng cố động cơ và thái độ trong việc hoàn trả nợ vay. Số tiền trả trước là bao nhiêu phụ thuộc vào các yếu tố: - Loại tài sản: Đ ối với các tài sản tốt, có th ị trường và giá cả ổn định thì số tiền trả trước ít; đối với những tài sản có th ị trường hẹp, giá cả không ổn định thì số tiền trả trước nhiều. - Thị trường sau khi đã sử dụng (Second hand market): Nếu tài sản sau khi sử dụng có th ị trưòng mua bán dễ dàng thì số tiền trả trước © 6S. TS. Nguyễn Văn Tiến - G iấò trình Nguyên lý & N ghiệp vụ NHTM
  10. Chương 7: Nghiệp vụ cho vay tiều dùng 309 sẽ ít; ngược lại, nếu tài sản đã qua sử dụng mà không có thị trường hoặc khó khãn trong việc tiêu thụ thì số tiền trả trước sẽ cao. - M ô i trường kinh tế: K hi kinh tế tăng trưcfng, thu nhập tăng, giúp cho người đi vay trả nợ vay dễ dàng hơn, nên số tiền trả trước sẽ nhỏ; ngược lại, khi kinh tế suy thoái, thu nhập giảm, khiến cho cho người đi vay khó khăn trong việc trả nợ vay, nên số tiền trả trước sẽ lớn. d Điểu khoản thanh toán: Do trả góp được thanh toán định kỳ, nên điều khoản thanh toán phải phù hợp với đặc thù thu nhập và khả năng trả nợ của người đi vay. Cụ thể, cần chú ý một số nội dung sau: - Số tiền thanh toán trả góp mỗi kỳ phải hài hòa với khả năng thu nhập và nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng. - Thị giá của tài sản tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa thu hồi tại bất cứ thời điểm nào của hợp đồng. - Định kỳ trả nợ phải phù hợp với định kỳ thu nhập của khách hàng. Định kỳ trả nợ phù hợp thường là theo tháng, bởi vì, nguồn trả nỢ chính của người vay tiêu dùng là thu nhập được nhận hàng tháng. - Thời hạn tài trợ được g iớ i hạn bởi: thời hạn hoạt động của tài sản được tài trợ và tình hình thu nhập thực tế của khách hàng. Tuy nhiên, thời hạn tài trợ không nên quá dài. Thời hạn tài trợ quá dài làm cho th ị giá tài sản tài trợ có thể giảm mạnh, thiện chí trả nợ của người vay cũng giảm xuống và việc thu hồi nợ thường gặp khó khăn hơn. ả! Vấn đề trả nợ trước hạn: Thông thường vấn đề trả trước hạn trong các hợp đồng tín dụng là không bị cấm, tuy nhiên, ngân hàng được quyền áp dụng một số chế tài như: - Ngân hàng có thể áp dụng một mức phạt nào đó đối với khoản tiền trả trước hạn. - Tùy thuộc vào lãi suất thị trưòưg tại thời điểm trả nợ trước hạn, nếu lãi suất thị trường giảm, thì ngân hàng sẽ thu một khoản tiền để bù đắp rủi ro lãi suất và chi phí tái đầu tư. © GS. TS. Nguyễn Văn Tiến - G iáo trình Nguyên lý & Nghiệp vụ NHTM
  11. 310 Chương 7; N ghiệp vụ cho vay tiê u dùng 2. Cho vay phi trả góp (Nonlnstallment Loans): Là phưcmg thức cho vay mà việc trả nợ gốc và lãi tiền vay cho ngân hàng chỉ xảy ra một lần khi đến hạn, thường áp dụng cho món vay nhỏ, thời hạn vay ngắn. Cho vay phi trả góp thường tài trơ.^ho nhu cầu ngắn hạn như đi du lịch, kỳ nghỉ, chăm sóc y tế, mua sắm nội thất, hay sửa chữa nhà. 3. Cho vay tuần hoàn (Revolving Credit): Là hình thức cho vay mà ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên là i khoản vâng lai. V ớ i phương thức này, thời hạn tín dụng phải được thỏa thuận trước căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng thời kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo m ột hạn mức tín dụng nhất định. Tín dụng tuần hoàn có các đặc điểm; - Người tiêu dùng được ngân hàng cấp cho một hạn mức tín dụng trong một thời hạn nhất định (thường là hàng năm), trong hạn mức được cấp, khách hàng được rút tiền và hoàn trả tùy ý (bao nhiêu lần cũng được), điều này là ngược với cho vay trả góp. Thẻ tín dụng là một ví dụ điển hình vể tm dụng tuần hoàn người tiêu dùng sử dụng, - Trong một số trường hợp, khách hàng phải trả một khoản phí trên số tiền hạn mức được cấp mà không sử dụng. 3.3. CĂN C ứ VÀO NGUỒN Gốc C Ủ A K H O Ả N NỢ Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ, cho vay tiêu dùng gồm hai loại: Cho vay tiêu dùng trực tiếp và cho vay tiêu dùng gián tiếp. 3.3.1. Cho vay tiêu dùng trực tiếp (Direct Consumer Loans): Cho vay tiêu dùng trực tiếp là các khoản cho vay trong đó việc ký kết hợp đồng, giải ngân và thu nợ được thực hiện trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng tiêu dùng. Tương tự như các hình thức cho vay trực tiếp khác, cho vay tiêu dùng trực tiếp được thể bằng sơ đồ sau: © 6S. TS. Nguyễn Văn Tiến - Giáo trin h Nguyên lý & N ghiệp vụ NHTM
  12. Chương 7; Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng 311 (1) Ngân hàng và người tiêu dùng trực tiếp ký kết hợp đồng tín dụng. (2) Người tiêu dùng thanh toán ngay một phần tiền mua hàng cho công ty bán lẻ (down payment). (3) Theo hợp đồng tín dụng, ngân hàng thanh toán số tiền còn lại cho công ty bán lẻ và ghi nợ khách hàng tiêu dùng. (4) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng. (5) Người tiêu dùng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng (thông thưòíng bằng phương pháp trả góp). 3.3,2. Cho vay tiêu dùng gián tiếp (Indirect Consumer Loans): Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay, trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do các công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa cho người tiêu dùng. Tương tự như các hình thức cho vay gián tiếp khác, cho vay tiêu dùng gián tiếp được thể hiện bằng sơ đồ: © GS. TS. Nguyễn Văn Tiến - G iáo trinh Nguyên lý & Nghiệp vụ NHTM
  13. 312 Chương 7: N ghiệp vụ cho vay tiêu dùng (1) Ngân hàng và công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ, trong hợp đồng, thường bao gồm các điều kiện về đối tượng khách hàng được mua chịu, số tiền mua chịu tối đa và loại tài sản mua chịu. (2) Công ty bán lẻ người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hóa, trong hợp đồng thường quy định người tiêu dùng phải thanh toán ngay một phần giá trị tài sản (down payment). (3) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng. (4) Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho ngân hàng. (5) Ngân hàng thanh toán phần còn lại cho công ty bán lẻ. (6) Người tiêu dùng thanh toán số tiền còn lại cho ngân hàng. Hình thức mua bán nợ giữa ngân hàng và công ty bán lẻ có thể là tài trợ truy đòi toàn bộ, truy đòi hạn chế, miễn truy đòi và tài trợ có mua lại. - T ài trợ truy đòi toàn bộ (fu ll recourse fin a n cin g ): Tlieo hình thức này, khi bán các khoản nợ cho ngân hàng, công ty bán lẻ cam kết sẽ thanh toán cho ngân hàng toàn bộ khoản nợ nếu đến hạn mà người tiêu dùng không thanh toán cho ngân hàng. - T ài trợ tru y đòi hạn chế (lim ite d recourse fin a n cin g ): Theo hình thức này, trách nhiệm của công ty bán lẻ đối với khoản nợ mà người tiêu dùng thanh toán chỉ giới hạn trong một tỷ lệ nhất định, phụ thuộc vào thỏa thuận giữa ngân hàng với công ty bán lẻ. - T ài trợ miễn tru y đòi (w ithout recourse fin a n cin g ): Theo hình thức này, sau khi bán các khoản nợ cho ngân hàng, công ty bán lẻ không còn bất kỳ trách nhiệm nào về khoản nợ có được hoàn trả hay không. Theo hình thức này, ngân hàng chịu rủi ro rất cao nên chi phí tài trợ cũng được ngân hàng tính rất cao và các khoản nợ mà ngân hàng mua cũng được thẩm định rất kỹ càng. Ngoài ra, tài trợ miễn truy đòi chỉ áp dụng đối với những công ty bán lẻ tin cậy, có quan hệ truyền thống. © GS. ĨS. Nguyễn Văn Tién • G iảo trìn h Nguyên lý & N ghiệp vụ NHTM
  14. Chương 7; Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng 313 - T à i trự có mua lạ i (repurchase fin a n cin g ): Theo hình thức này ngân hàng và công ty bán lẻ thỏa thuận theo đó ngân hàng sẽ bán lại klioản nỢ cho công ty bán lẻ sau một thời hạn nhất định. Hay nói cách kliác ngân hàng mua khoản nợ trong một thời hạn nhất định và có quyền bán lại cho công ty bán lẻ trước khi nó đến hạn. Như vậy, công ty bán lẻ là người có trách nhiệm đòi tiền từ người mua chịu. 3.3.3. ưu nhược điểm của cho vay tiêu dùng trực tiếp và gián tiếp: - Trong cho vay tiêu dùng, các quyết định tín dụng trực tiếp của ngân hàng thường có chất lượng cao hơn các quyết định tín dụng của cồng ty bán lẻ. Hơn nữa, sự khác biệt giữa cho vay tiêu dùng trực tiếp và gián tiếp còn thể hiện ở chỗ, trong hoạt động của mình, cán bộ tín dụng có xu hướng chú trọng để tạo ra các khoản cho vay có chất lượng, trong khi đó, các nhân viên của công ty bán lẻ thưòng chú trọng sao cho bán được nhiều hàng. Ngoài ra, do không chuyên nghiệp trong nghiệp vụ tín dụng, khiến cho còng ty bán lẻ dễ mắc phải sự lựa chọn đối nghịch trong khâu quyết định tín dụng, trong khi đó, nếu người cấp tín dụng.là ngân hàng, thì rủi ro lựa chọn đối nghịch sẽ được hạn chế. - Cho vay tiêu dùng gián tiếp cho phép ngân hàng tăng doanh sô' cho vay, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, do không tiếp xúc trực tiếp, nên ngân hàng thiếu sự kiểm soát đối với người tiêu dùng. Ngoài ra, nghiệp vụ cho vay gián tiếp khá phức tạp là nguyên nhân khiến cho nhiều ngân hàng không muốn mở rộng cho vay theo hình thức này. - Cho vay tiêu dùng trực tiếp có ưu điểm hơn so với cho vay gián tiếp bởi vì nó linh hoat hơn và do ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nên các khoản cho vay được thẩm định kỹ càng, đồng thời, do được thỏa thuận các điều kiện tín dụng trực tiếp với ngân hàng nến khách hàng thỏa mãn tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của mình. .1 © GS. rs. Hguyễn Văn Tiến - G iáo trin h Nguyên lý & N ghiệp vụ NHTM
  15. 314 Chương 7; N ghiệp vụ cho vay tiê u dùng 4. T H Ẩ M Đ ỊN H C H O V A Y T I Ê U D Ù N G 4.1. T H Ẩ M Đ ỊN H Đ Ơ N X IN V A Y 1. Tư cách và mục đích Yếu tố chủ yếu quyết định trong phân tích bất kỳ một đơn xin Vay tiêu dùng nào cũng là tư cách (uy tín ) và năng lực trả nợ (tính khả th i) của người vay. Cán bộ tín dụng phải chắc chấn rằng khách hàng Vay tiêu dùng là người có đạo đức và nhận thức sâu sắc được trách nhiệm trong việc hoàn trả nợ vay đúng hạn. Ngoài ra, thu nhập và tài sản giá trị của người vay, như chứng khoán hay tiền gửi tiế t kiệm , phải đủ để bảo đảm tiền vay. Thông thường, tư cách người vay có thể đánh giá được qua mục đích xin vay của họ. Cán bộ tín dụng thường đặt các câu hỏi như: Anh (chị) sẽ làm gì với số tiền vay được? M ục đích vay vốn có phù hợp với mục đích chính sách tín dụng của ngân hàng? Có bằng chứng nào cho thấy người vay chân thành mong muốn hoàn trả nợ vay? Cán bộ tín dụng nên đến và phỏng vấn trực tiếp khách hàng tại nơi cư trú của họ, qua đó thái độ, tư cách và sự chân thành của kháx:h hàng được bộc lộ một cách trực quan và trung thực hơn. Ngày nay, quá trình đánh giá đơn xin vay của khách hàng đã từng bước được tự động hóa và các thông tin về khách hàng được lấy chủ yếu từ các “ văn phòng tín dụng - nơi lưu giữ files dữ liệu tín dụng của khách hàng” nên việc gặp và phỏng vấn trực tiếp khách hàng không còn tiêu tốn nhiều thời gian. Do các thông tin giữa cán bộ tín dụng và khách hàng được truyền bằng máy fax hay qua hệ thống máy tính, khiến cho việc gặp gỡ trực tiếp khách hàng trở nên thưa thớt. Đây là lý do tại sao cán bộ tín dụng có thể không biết được tư cách khách hàng có trung thực hay không. 2. Mức thu nhập Mức thu nhập của khách hàng và sự ổn định của thu nhập được xem là yếu tố quan trọng trong quyết định cho vay tiêu dùng. Ngân © 6S. TS. Nguyễn Văn Tiến - Giáo trình Nguyên lý & Nghiệp vụ NHTM
  16. Chương 7; Nghiệp vụ cho vay tiê u dùng 315 hàng thường quan tâm chủ yếu đến mức thu nhập ròng hay thu nhập sau thuếìỉơũ. là tổng thu nhập của người vay. Đ ối với khoản vay giá trị lớn, ngân hàng có thể tiến hành kiểm tra thông tin ở người sử dụng lao động để xác định tính chính xác của các thông tin mà người vay xuất trình như nơi làm việc, thời gian làm việc, mức thu nhập hàng tháng. 3. Sô dư tiền gửi M ột chỉ tiêu gián tiếp đo mức thu nhập và sự ổn định của nó đó là số dư tiền gửi trung bình hàng ngày của khách hàng mà cán bộ tín dụng có thể xác m inh tại các tổ chức nhận tiền gửi liên quan. Trong hầu hết các hợp đồng tín dụng, thì số dư trên tài khoản tiền gửi được xem là nguồn trả nợ bổ sung khi cần thiết. 4. Sự ổn định trong công việc và nơi cư trú Trong rất nhiều các nhân tố cần đánh giá đó là thời gian làm việc của khách hàng. Rất nhiều ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho một ai đó mà người này mới đi làm Cổng việc hiện tại được vài tuần hay vài tháng. Thời gian cư trú cũng là yếu tố để đánh giá, bởi vì một người ở càng lâu tại một địa chỉ được xem là có tính ổn định cao hơn. Việc thay đổi thường xuyên địa chỉ nơi cư trú trở thành yếu tố cản trở trong việc ra quyết định cho vay. 5. Có nợ chồng chéo Nhìn chung, bất kỳ ngân hàng nào cũng không mặn mà với khách hàng có biểu hiện nợ chồng chéo so với thu nhập của họ. Biểu hiện nợ chổng chéo như khách hàng đi vay ngân hàng này để trả nợ cho ngân hàng khấc, dư nợ thẻ tín dụng tăng thưcfng xuyên ở mức cao, tài khoản phát hành séc cạn k iệ t... Các biểu hiện này nói lên rằng kỹ năng quản lý tiền mặt của anh ta rất tồi, anh ta có thể rơi vào trạng thái nợ quá hạn, túng quẫn và dễ chấp nhận mạo hiểm với tiền đi vay, trong trường hợp này việc quyết định từ chối cho vay là sáng suốt. © 6S. TS. Nguyễn Văn Tiến - G iảo trình Nguyên lý & Nghiệp vụ NHTM
  17. 316 Chương 7; N ghiệp vụ cho vay tiêu dùng 6 . Nhân tô' trợ giúp khoản vay được cấp M ột nhân tố tích cực hỗ trợ cho khoản vay tiêu dùng được cấp đó là quyền sở hữu nhà hoặc quyền sở hữu bất kỳ tài sản thực có giá trị nào khác như đất đai, căn hộ, xe h ơ i.... Ngay cả khi những tài sản này không được dùhg làm vật bảo đảm tiền vay, thì chúng cũng phát tín hiệu tích cực rằng khách hàng là người có kỹ năng quản lý tiền rất tốt. M ột yếu tố tích cực nữa đó là số dư tiền gửi được duy trì thưòtig xuyên ổn định ở mức cao, một mặt đáp ứng yêu cầu được cấp tín dụng, mặt khác tạo cơ hội cho ngân hàng có thể sử dụng số dư tiền gửi này để cho vay lấy lãi. Vấn đề quan trọng đó là phải đánh giá xem tất cả các câu hỏi của cán bộ tín dụng có được trả lờ i một cách trung thực. Cán bộ tín dụng sẽ tìm ra sự không nhất quán trong đơn xin vay là bằng chứng về sự không trung thực hay sự cẩu thả của khách hàng. V í dụ, ghi sai hay để chống ô chứng minh thư nhân dân, kê khai thu nhập không đúng với người sử dụng lao động cung cấp, không kê hết các khoản nợ đang có. 7. Thách thức trong cho vay tiêu dùng Việc đánh giá các khoản vay tiêu dùng không hề dễ dàng. Điều này là vì: - Khách hàng cá nhân dễ dàng, che dấu thông tin về năng lực thực sự trong việc hoàn trả nợ vay, ví dụ như tình trạng sức khỏe cá nhân, hay triển vọng công việc, trong khi cầc doanh nghiệp xin vay thường phải xuất trình các báo cáo tài chính đã được kiểm toán. - Tỷ lệ vỡ nợ cho vay tiêu dùng thường lớn hơn rất nhiều so với cho vay doanh nghiệp. - Nhân tố giúp ngân hàng giảm được tổn thất trong cho vay tiêu dùng đó là áp dụng chính sách cho vay nhỏ lẻ, có bảo đảm tín dụng bằng tài sản giá trị dễ chuyển nhượng như chứng khoán, xe h ơ i... © 6S. TS. N guyễn Văn Tiến ■ G iào trình Nguyên lý & N ghiệp vụ NHTM
  18. Chương 7; Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng 317 4.2. P H Ư Ơ N G P H Á P H Ệ T H Ố N G Đ lỂ M s ố Trong cho vay tiêu dùng, mỗi khách hàng thường chỉ có nhu cầu vay một lượng tiền nhỏ hcfn rất nhiều so với vay để sản xuất kinh doanh, nhưng số lượng khách hàng lại rất đông. Để đạt được mức dư nợ nhất định, cán bộ tín dụng phải thực hiện số lượng các hợp đồng vay tiêu dùng lớn hơn rất nhiều so với các loại cho vay khác, trong khi thời gian lại có hạn. Để bảo đảm thời gian, khách quan, an toàn và hiệu quả trong việc ra các quyết định cho vay tiêu dùng, các ngân hàng đã xây dựng hệ thống điểm số tín dụng tiêu dùng. Hệ thống điểm số tín dụng (credit scoring system) bao gồm các tiêu chí khác nhau để xếp hạng tín dụng khách hàng. Cần cứ vào ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc hoàn trả nợ vay, mỗi tiêu chí được phân bổ một điểm số nhất định. Điểm số tín dụng của m ỗi cá nhân sẽ là tổng số điểm của tất cả các tiêu thức cộng lại. Như vậy, điểm số tín dụng của m ỗi khách hàng được xem là thước đo toàn diện phản ánh kliả năng tiếp cận tín dụng là cao hay thấp của khách hàng. Ngày nay, nhiều ngân hàng sử dụng phương pháp tính điểm tín dụng để xử lý các đơn xin vay của người tiêu dùng. Nhiều khách hàng ưa thích sự thuận tiện và nhanh chóng khi những yêu cầu tm dụng của họ được xử lý bằng hệ thống tính điểm tự động. Thông thường, khách hàng có thể gọi điện thoại đến ngân hàng để liên hệ việc xin vay, thông qua hệ thống máy tính nối mạng, trên cơ sở dữ liệu của khách hàng, trong vòng vài phút ngân hàng có thể thôiig báo kết quả xét đơn xin vay cho khách hàng. Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu mô hình tính điểm tín dụng cá nhân đang được sử dụng phổ biến ở M ỹ và Việt Nam. a/ Mô hình tính điểm tín dụng cá nhân ở Mỹ: ở M ỹ, các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng được sử dụng trong mô hình tính điểm tín dụng cá nhân bao gồm từ 7 đến 12 © GS. TS. Nguyễn Văn Tiến - G iáo trình Nguyên lý & Nghiệp vụ NHTM
  19. 318 Chương 1: N ghiệp vụ cho vay tiê u dùng tiêu chí, như: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số ngườ. phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số loại tài khoin cá nhân, thời gian công tác...; m ỗi tiêu chí được cho điểm từ 10 đến lOO. V í dụ, bảng dưới đây cho thấy những tiêu chí và điểm của Oiúng thường được sử dụng ở các ngân hàng M ỹ. STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm sc / Nghê nghiệp của người vay Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh 100 Công nhân có kinh nghiệm (tay nghề cao) 80 Nhân viên văn phòng 70 Sinh viên 50 Công nhân không có kinh nghiệm 40 Công nhân bán thất nghiệp 20 2 Trạng thái nhà ở Nhà riêng 60 Nhà thuê hay căn hộ 40 Sống cùng bạn hay người thân 20 3 Xếp hạng tín dụng Tốt 100 Trung bình 50 Không có hồ sơ 20 V. Tồi 00 4 Kinh nghiệm nghề nghiệp Nhiều hơn 1 năm 50 Từ 1 năm trở xuống 20 5 Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành Nhiều hơn 1 năm 20 Từ 1 năm trở xuống 10 6 Điện thoại cố định Có 20 Không 00 © GS. TS. N guyễn Văn Tiến - G iáo trình Nguyên lý & N ghiệp vụ NHTM
  20. Chương 7; Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng 319 7 Số người sông cùng (phụ thuộc) Không 30 Một 30 Hai 40 Ba 40 Nhiều hcm ba 20 8 Các tài khoản tại ngán hàng Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành séc 40 Chỉ tài khoản tiết kiệm 30 Chỉ tài khoản phát hành séc 20 Không có 00 Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 hạng mục nêu trên là 430 điểm, thấp nhất là 90 điểm. Giả sử ngân hàng biết rằng, mức 280 điểm là ranh giới giữa khách hàng sếp hạng tín dụng tốt và khách hàng xếp hạng tín dụng xấu; trên cơ sở đó, ngân hàng hình thành m ột khung chính sách tín dụng cá nhân như sau: Tổng điểm sô' của khách hàng Quyết định tín dụng Từ 280 điểm trở xuống Từ chối tín dụng 290 - 300 điểm Cho vay đến $1.000 310-330 điểm Cho vay đến $2.000 340 - 360 điểm Cho vay đến $3.000 370 - 380 điểm Cho vay đến $4.000 390 - 400 điểm Cho vay đến $6.000 410 - 430 điểm Cho vay đến $10.000 b/ M ô hình tín h điểm tín dụng cá nhân ở V iệ t Nam: Các Ngân hàng V iệ t Nam sử dụng mô hình tính điểm tín dụng là một công cụ quan trọng để tăng cưòng tính khách quan, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tín dụng. © GS. TS. Ạ/guyễn Văn Tiến - G iáo trình Nguyên lý & Nghiệp vụ NHTM
nguon tai.lieu . vn