Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ TS. NGUYỄN KIM CHUNG (Chủ biên) ThS. LÊ ĐOÀN MINH ĐỨC ThS. NGUYỄN THỊ DIỆN GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
  2. LỜI MỞ ĐẦU Kế toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính xảy ra tại đơn vị, đồng thời xử lý, phân tích, cung cấp thông tin cho những người có liên quan bên trong và bên ngoài đơn vị. Thông tin kế toán thể hiện tình hình hoạt động, tài chính của đơn vị và cũng được sử dụng để lập các mục tiêu cho doanh nghiệp, đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu đó và điều chỉnh các hoạt động sao cho có hiệu quả nhất. Tập thể tác giả thực hiện biên soạn một cách cô đọng giáo trình Nguyên lý kế toán nhằm cung cấp cho người đọc những vấn đề cơ bản về nguyên tắc kế toán, phương pháp ghi chép kế toán và cung cấp thông tin tài chính. Nội dung giáo trình được bố cục và biên soạn như sau: Chương 1. Giới thiệu chung về kế toán Chương 2. Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chương 3. Tài khoản và ghi sổ kép Chương 4. Tính giá các đối tượng kế toán Chương 5. Chứng từ và kiểm kê Chương 6. Kế toán các quá trình chủ yếu trong doanh nghiệp sản xuất Chương 7. Sổ kế toán và hình thức sổ kế toán Giáo trình được biên soạn lần đầu nên chắc chắn sẽ có nhiều sai sót. Tập thể tác giả mong được đọc giả góp ý để hoàn thiện giáo trình.
  3. TỪ VIẾT TẮT TS: Tài sản NV: Nguồn vốn NPT: Nợ phải trả KQKD: Kết quả kinh doanh TSCĐ: Tài sản cố định GTGT: Giá trị gia tăng BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế KPCĐ: Kinh phí công đoàn BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
  4. Chương 1. Giới thiệu chung về kế toán 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KẾ TOÁN Mục tiêu chương 1: Chương này nhằm cung cấp những nội dung cơ bản về kế toán, phân loại kế toán, đối tượng kế toán, qua đó xác định được nhiệm vụ kế toán, yêu cầu cơ bản của kế toán, đồng thời giới thiệu khái quát các phương pháp kế toán được sử dụng trong công tác kế toán. Nhằm tạo nền tảng cơ sở để đi vào các chương tiếp theo. 1.1. Định nghĩa về kế toán Theo Luật kế toán Việt Nam thì:”kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”. 1.2. Sự phân loại kế toán 1.2.1. Căn cứ theo yêu cầu cung cấp thông tin và đặc điểm của thông tin được cung cấp, kế toán được phân loại thành kế toán tài chính và kế toán quản trị. Kế toán tài chính là việc thu thập xử lý, kiểm tra phân tích và cung cấp thông tin kinh tế - tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán. Kế toán tài chính có tính pháp lệnh, thực hiện theo quy định của nhà nước. Các đối tượng sử dụng thông tin thông qua báo cáo tài chính gồm có: - Cơ quan nhà nước: cơ quan thuế, cơ quan thống kê, sở ban ngành. Thông tin kế toán là cơ sở để đánh giá việc tuân thủ pháp luật của đơn vị và phục vụ cho thống kê dự báo số liệu kinh tế. - Nhà cho vay: tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, người cho vay. Những đối tượng này đánh giá tình hình tài chính của đơn vị để xem xét đánh giá các khoản đã cho vay hoặc sẽ cho vay. - Cổ đông hiện tại và cổ đông đầu tư trong tương lai. Họ thường quan tâm đến việc xem xét kết quả kinh doanh của đơn vị và tình hình tài chính của đơn vị để đánh giá các khoản đầu tư vào đơn vị. - Những nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ, chủ đầu tư mời thầu. Họ xem xét các khả năng thanh toán, sức khỏe tài chính của đơn vị nhằm đưa ra quyết định cung cấp hàng hóa dịch vụ. - Lãnh đạo đơn vị: thông tin kế toán tài chính sẽ cung cấp cơ sở cho việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và phân tích tình hình tài chính của đơn vị. Từ đó có những quyết định trong việc điều hành, phát triển đơn vị.
  5. Chương 1. Giới thiệu chung về kế toán 2 - Ngoài ra còn có các đối tượng khác cũng quan tâm thông tin kế toán tài chính như đối thủ cạnh tranh, hiệp hội, công chúng … Kế toán quản trị là việc thu thập xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. Các đối tượng sử dụng thông tin kế toán quản trị là các nhà quản lý ở các cấp, các bộ phận bên trong đơn vị. 1.2.2. Căn cứ theo mức độ khái quát của thông tin, kế toán phân thành kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Kế toán tổng hợp: Quá trình thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. Kế toán chi tiết: Quá trình thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị kế toán. 1.3. Đối tượng của kế toán Đối tượng của kế toán là từng loại tài sản và sự vận động thay đổi của tài sản trong quá trình hoạt động tại đơn vị kế toán. Các đối tượng cụ thể của kế toán như sau: - Đối tượng kế toán hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm: + Tiền, vật tư và tài sản cố định; + Nguồn kinh phí, quỹ; + Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán; + Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động; + Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước; + Nợ và xử lý nợ của Nhà nước; + Tài sản quốc gia; + Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán. - Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm: + Tiền, vật tư và tài sản cố định; + Nguồn kinh phí, quỹ; + Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán; + Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động; + Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán. - Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:
  6. Chương 1. Giới thiệu chung về kế toán 3 + Tài sản cố định, tài sản lưu động; + Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; + Các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh, chi phí khác và thu nhập; + Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước; + Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh; + Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán. - Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính, ngoài đối tượng nêu trên còn có: + Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng; + Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán; + Các khoản cam kết, bảo lãnh, các giấy tờ có giá. 1.4. Nhiệm vụ của kế toán Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. Kiểm tra giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của đơn vị kế toán. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. 1.5. Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán Để đảm bảo thực hiện các nguyên tắc kế toán nêu trên, kế toán cần thực hiện các yêu cầu sau: - Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính - Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán. - Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán. - Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. - Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước. - Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được.
  7. Chương 1. Giới thiệu chung về kế toán 4 1.6. Nguyên tắc cơ bản của kế toán 1.6.1. Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Ví dụ: tiền lương của công nhân sản xuất trong tháng 12/2012 được chi trả trong tháng 01/2013. Chi phí lương phải được ghi nhận trong tháng 12/2012 do hao phí lao động đã phát sinh, đã chuyển vào giá thành sản phẩm. Sang tháng 01/2013 thì ghi nhận việc chi trả tiền lương, không ghi nhận chi phí nữa. Tiền điện sản xuất của tháng 01/2013 được chi trả trong tháng 02/2013. Chi phí tiền điện được ghi nhận trong tháng 01/2013. Sang tháng 02/2013 ghi nhận việc thanh toán, không ghi nhận chi phí. 1.6.2. Hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính. Ví dụ: doanh nghiệp có khoản lỗ qua các năm (lỗ lũy kế) vượt quá vốn góp ban đầu. Khoản lỗ này đe dọa doanh nghiệp không còn đủ vốn để tiếp tục hoạt động. Ban lãnh đạo doanh nghiệp phải công bố trong báo cáo tài chính về các giải pháp để đảm bảo doanh nghiệp tiếp tục hoạt động. 1.6.3. Giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể. Ví dụ: Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu và phải tự vận chuyển hàng về nhập kho. Giá trị nguyên liệu nhập kho bao gồm giá mua và chi phí vận chuyển. 1.6.4. Phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó. Ví dụ: Khi doanh nghiệp bán hàng, xuất hóa đơn và ghi nhận doanh thu bán hàng. Đồng thời giá vốn của hàng đã bán cũng phải được ghi nhận tương ứng.
  8. Chương 1. Giới thiệu chung về kế toán 5 1.6.5. Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Ví dụ: chính sách kế toán về xuất kho nguyên vật liệu gồm có các phương pháp: nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, bình quân gia quyền, thực tế đích danh. Doanh nghiệp chỉ chọn một trong bốn phương pháp xuất kho và phải sử dụng phương pháp đó trong một năm tài chính. 1.6.6. Thận trọng: là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi : - Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn; - Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập; - Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; - Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. Ví dụ: Doanh nghiệp bán hàng cho đối tác. Trước khi hàng được chuyển giao cho đối tác, doanh nghiệp và đối tác lập hợp đồng mua bán có ghi rõ thời hạn thanh toán tiền. Sau khi bán hàng thì đối tác cần phải thanh toán đúng hạn. Trường hợp đối tác quá hạn thanh toán thỏa thuận trong hợp đồng thì doanh nghiệp bị đe dọa không thể thu đủ tiền đã bán. Điều này đe dọa tài sản doanh nghiệp bị giảm. Trong trường hợp này doanh nghiệp phải lập dự phòng phải thu khó đòi. 1.6.7. Trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính. Ví dụ: giá trị trọng yếu có thể được tính toán theo tỷ lệ trên doanh thu, tỷ lệ trên tổng tài sản hoặc tỷ lệ trên lợi nhuận. 1.7. Phương pháp kế toán 1.7.1. Lập chứng từ kế toán: Lập chứng từ là công việc đầu tiên của kế toán. Lập chứng từ là một phương pháp của kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành vào các tờ chứng từ theo mẫu qui định, theo thời gian và địa điểm phát sinh của các nghiệp vụ đó. Chứng từ là cơ sở để ghi sổ kế toán, với nội dung qui định trong chứng từ, phương pháp lập chứng từ làm cho số liệu kế toán phản ánh kịp thời đầy đủ và chính xác mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  9. Chương 1. Giới thiệu chung về kế toán 6 1.7.2. Kiểm kê: Kiểm kê là một phương pháp của kế toán được thực hiện thông qua việc cân, đong, đo, đếm... để xác định số lượng và chất lượng của các loại vật tư, tiền... từ đó đối chiếu vớ số liệu trong sổ kế toán nhằm phát hiện các khoản chênh lệch giữa số thực tế và số trên sổ kế toán mà có biện pháp xử lý kịp thời xác định trách nhiệm vật chất của người quản lý và sử dụng tài sản đó. 1.7.3. Tính giá các đối tượng kế toán: Tính giá các đối tượng kế toán là phương pháp của kế toán nhằm quy đổi tất cả những tài sản của doanh nghiệp bằng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị. Nhờ việc tính giá này mà mọi đối tượng của kế toán đều được biểu hiện cùng một thước đo tiền tệ, từ đó có thể theo dõi, tổng hợp, phân tích được những chỉ tiêu cần thiết. 1.7.4. Tính giá thành: Tính giá thành là một phương pháp của kế toán được thực hiện trên cơ sở tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp để từ đó ước tính chi phí tính cho loại sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Việc ước tính giá thành giúp cho doanh nghiệp thấy được chi phí trên một đơn vị sản phẩm hoặc lao vụ, từ đó doanh nghiệp có quyết định phù hợp. 1.7.5. Mở tài khoản kế toán: Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế. Mỗi đối tượng kế toán riêng biệt có nội dung kinh tế khác nhau, có sự tồn tại và vận động khác nhau, có yêu cầu quản lý khác nhau nên mỗi đối tượng kế toán riêng biệt được mở một tài khoản tương ứng. 1.7.6. Ghi sổ kép: Ghi sổ kép là một phương pháp của kế toán dùng ghi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ít nhất hai tài khoản theo đúng nội dung kinh tế và mối quan hệ khách quan của các tài khoản. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nội dung kinh tế nhất định được phản ánh vào các tài khoản liên quan đã giúp cho việc giám đốc chặt chẽ các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp. 1.7.7. Lập báo cáo kế toán: Báo cáo kế toán được tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế về tài sản và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Số liệu trên báo cáo kế toán giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời giúp cho việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đó, qua đó đề ra các giải pháp phù hợp. 1.8. Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý là những cơ sở pháp lý mà kế toán căn cứ vào đó để hành nghề, đảm bảo cho hoạt động của kế toán phù hợp với luật pháp đã quy định. 1.8.1. Luật kế toán Việt Nam Để thống nhất quản lý kế toán, bảo đảm kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân,
  10. Chương 1. Giới thiệu chung về kế toán 7 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn Luật Kế toán số 03/2003/QH11, có hiệu lực từ 01/01/2004. Luật quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán. 1.8.2. Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kế toán là những nguyên tắc và phương pháp kế toán để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán phù hợp với chuẩn mực quốc tế về kế toán. Tính đến nay Bộ Tài chính đã ban hành được 26 chuẩn mực sau: + Chuẩn mực số 1- Chuẩn mực chung: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp + Chuẩn mực số 2- Hàng tồn kho: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí; Ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. + Chuẩn mực số 3- Tài sản cố định hữu hình: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với tài sản cố định hữu hình, gồm: Tiêu chuẩn tài sản cố định hữu hình, thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý tài sản cố định hữu hình và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. + Chuẩn mực số 4- Tài sản cố định vô hình: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với tài sản cố định vô hình, gồm: Tiêu chuẩn tài sản cố định vô hình, thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý tài sản cố định vô hình và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. + Chuẩn mực số 5- Bất động sản đầu tư: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với bất động sản đầu tư, gồm: Điều kiện ghi nhận bất động sản đầu tư, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, chuyển đổi mục đích sử dụng, thanh lý bất động sản đầu tư và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. + Chuẩn mực số 6- Thuê tài sản: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với bên thuê và bên cho thuê tài sản, bao gồm thuê tài chính và thuê hoạt động, làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. + Chuẩn mực số 7- Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán các khoản đầu tư của nhà đầu tư vào công ty liên kết, gồm: Kế toán các khoản đầu tư vào công ty
  11. Chương 1. Giới thiệu chung về kế toán 8 liên kết trong báo cáo tài chính của riêng nhà đầu tư và trong báo cáo tài chính hợp nhất làm cơ sở ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính. + Chuẩn mực số 8- Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán về các khoản vốn góp liên doanh, gồm: Các hình thức liên doanh, báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất của các bên góp vốn liên doanh làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính của các bên góp vốn liên doanh. + Chuẩn mực số 10- Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán những ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá hối đoái trong trường hợp doanh nghiệp có các giao dịch bằng ngoại tệ hoặc có các hoạt động ở nước ngoài. Các giao dịch bằng ngoại tệ và các báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài phải được chuyển sang đơn vị tiền tệ kế toán của doanh nghiệp, bao gồm: Ghi nhận ban đầu và báo cáo tại ngày lập Bảng cân đối kế toán; Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái; Chuyển đổi báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài làm cơ sở ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính. + Chuẩn mực số 11- Hợp nhất kinh doanh: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán việc hợp nhất kinh doanh theo phương pháp mua. Bên mua ghi nhận tài sản, nợ phải trả có thể xác định được, các khoản nợ tiềm tàng theo giá trị hợp lý tại ngày mua và ghi nhận lợi thế thương mại. + Chuẩn mực số 14- Doanh thu và thu nhập khác: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. + Chuẩn mực số 15- Hợp đồng xây dựng: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng xây dựng, gồm: Nội dung doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng; ghi nhận doanh thu, chi phí của hợp đồng xây dựng làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. + Chuẩn mực số 16- Chi phí đi vay: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với chi phí đi vay, gồm: ghi nhận chi phí đi vay vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; vốn hóa chi phí đi vay khi các chi phí này liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. + Chuẩn mực số 17- Thuế thu nhập doanh nghiệp: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. + Chuẩn mực số 18- Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng, gồm: Nguyên tắc ghi nhận; xác định giá trị; các khoản bồi hoàn; thay đổi các khoản dự phòng; sử dụng các khoản dự phòng; áp
  12. Chương 1. Giới thiệu chung về kế toán 9 dụng nguyên tắc ghi nhận và xác định giá trị các khoản dự phòng làm cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính. + Chuẩn mực số 19- Hợp đồng bảo hiểm: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp đánh giá và ghi nhận các yếu tố của hợp đồng bảo hiểm trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. + Chuẩn mực số 21- Trình bày báo cáo tài chính: quy định và hướng dẫn các yêu cầu và nguyên tắc chung về việc lập và trình bày báo cáo tài chính gồm: Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc lập báo cáo tài chính; kết cấu và nội dung chủ yếu của các báo cáo tài chính. + Chuẩn mực số 22- Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự: quy định và hướng dẫn việc trình bày bổ sung các thông tin cần thiết trong báo cáo tài chính của các Ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự. + Chuẩn mực số 23- Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm: quy định và hướng dẫn các trường hợp doanh nghiệp phải điều chỉnh báo cáo tài chính, các nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh báo cáo tài chính khi có những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm; giải trình về ngày phát hành báo cáo tài chính và các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm. + Chuẩn mực số 24- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. + Chuẩn mực số 25- Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của một tập đoàn gồm nhiều công ty chịu sự kiểm soát của một công ty mẹ và kế toán khoản đầu tư vào công ty con trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ. + Chuẩn mực số 26- Thông tin về các bên liên quan: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp trình bày thông tin trong báo cáo tài chính về các bên liên quan và các giao dịch giữa doanh nghiệp báo cáo với các bên liên quan. + Chuẩn mực số 27- Báo cáo tài chính giữa niên độ: định nội dung tối thiểu của một báo cáo tài chính tóm lược giữa niên độ, các nguyên tắc ghi nhận và đánh giá cần phải được áp dụng khi lập và trình bày báo cáo tài chính giữa niên độ. Báo cáo tài chính giữa niên độ được lập kịp thời và đáng tin cậy sẽ cho phép các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác hiểu rõ hơn về khả năng tạo ra các nguồn thu, các luồng tiền, về tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. + Chuẩn mực số 28- Báo cáo bộ phận: quy định nguyên tắc và phương pháp lập báo cáo các thông tin tài chính theo bộ phận, lĩnh vực kinh doanh và các khu vực địa lý khác nhau của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ người sử dụng báo cáo tài chính.
  13. Chương 1. Giới thiệu chung về kế toán 10 + Chuẩn mực số 29- Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán và trình bày sự thay đổi trong các chính sách kế toán, các ước tính kế toán và sửa chữa các sai sót để doanh nghiệp có thể lập và trình bày báo cáo tài chính một cách nhất quán. Chuẩn mực này cũng nhằm mục đích nâng cao tính phù hợp, độ tin cậy của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp và khả năng so sánh các báo cáo tài chính của doanh nghiệp giữa các kỳ và với báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khác. + Chuẩn mực số 30- Lãi trên cổ phiếu: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán trong việc xác định và trình bày lãi trên cổ phiếu nhằm so sánh hiệu quả hoạt động giữa các doanh nghiệp cổ phần trong cùng một kỳ báo cáo và hiệu quả hoạt động của cùng một doanh nghiệp qua các kỳ báo cáo. 1.8.3. Chế độ kế toán Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành. Hiện nay, kế toán doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006. Chế độ kế toán Việt Nam bao gồm: - Hệ thống tài khoản kế toán - Chế độ chứng từ kế toán - Chế độ sổ sách kế toán - Hệ thống báo cáo tài chính
  14. Chương 1. Giới thiệu chung về kế toán 11 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Kế toán là gì? Đối tượng hạch toán kế toán, nhiệm vụ của kế toán và yêu cầu của kế toán là gì?. 2. Nêu các nguyên tắc kế toán và cho ví dụ minh họa. 3. Nêu các phương pháp kế toán. 4. Nêu môi trường pháp lý của kế toán. 5. Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị. 6. Nêu sự cần thiết của kế toán trong nền sản xuất xã hội.
  15. Chương 2. Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Trang 12 CHƯƠNG 2 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Mục tiêu của chương 2 Chương này nhằm giúp người học hình dung các loại báo cáo kế toán; những yêu cầu và nguyên tắc chung khi thiết kế báo cáo kế toán; cũng như nội dung, kết cấu và phương pháp cơ bản lập các Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp. Nhằm cung cấp thông tin cho người sử dụng thông qua các báo cáo kế toán. 2.1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2.1.1. Khái niệm: Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo hai cách phân loại: kết cấu của tài sản và nguồn hình thành nên tài sản dưới hình thức tiền tệ tại một thời điểm nhất định (cuối quý, cuối năm). BCĐKT là báo cáo tài chính quan trọng đối với doanh nghiệp, đối với các cơ quan chức năng cũng như cho nhiều đối tượng khác có liên quan hoặc quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp.Thông qua BCĐKT có thể tìm hiểu, xem xét, đánh giá tình hình phân bổ tài sản, phân bổ nguồn vốn cũng như các mối quan hệ kinh tế - tài chính khác hiện có trong doanh nghiệp. BCĐKT là một báo cáo bắt buộc, được nhà nước quy định thống nhất về mẫu biểu, phương pháp lập, nơi phải gửi và thời hạn gửi. 2.1.2. Nội dung và nguyên tắc xây dựng bảng cân đối kế toán: Xuất phát từ yêu cầu biểu hiện hai mặt khác nhau của tài sản trong doanh nghiệp: tài sản gồm những gì và tài sản do đâu mà có nên kết cấu của BCĐKT được xây dựng theo kết cấu 2 bên. - Kết cấu 2 bên:  Bên trái gọi là tài sản: được dùng để phản ánh kết cấu của tài sản.  Bên phải gọi là nguồn vốn: được dùng để phản ánh các nguồn vốn khác nhau tạo nên tài sản. Để phản ảnh một cách chi tiết, tỉ mỉ từng loại tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản, ở mỗi bên của bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu được xếp thành từng loại, từng mục, khoản cụ thể theo yêu cầu quản lý chung. Sự sắp xếp các loại, mục, khoản dựa vào một số nguyên tắc chính như sau:
  16. Chương 2. Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Trang 13 - Ở bên tài sản, các loại mục, khoản được sắp xếp theo tính lưu động giảm dần, tính thanh khoản giảm dần. - Ở bên nguồn vốn, các loại mục, khoản, được sắp xếp theo ưu tiên trả nợ. Do bảng cân đối kế toán phản ảnh kết cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản, đó là hai mặt của một vấn đề nên tổng số tiền bên phần tài sản bằng tổng số tiền bên phần nguồn vốn. Kết cấu của bảng cân đối kế toán bao gồm 4 cột chính : Mã số, thuyết minh, số cuối kỳ (quý, năm), số đầu năm. Cơ sở số liệu để lập bảng cân đối kế toán là căn cứ vào các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết và căn cứ vào bảng cân đối kế toán kỳ trước. Kết cấu hai phần: Phần trên phản ánh tài sản; phần dưới phản ánh nguồn vốn. Bên (phần) tài sản được chi làm 2 loại:  Loại A: Tài sản ngắn hạn  Loại B: Tài sản dài hạn Bên (phần) nguồn vốn cũng được chia là 2 loại:  Loại A: Nợ phải trả  Loại B: Vốn chủ sở hữu Để phản ánh giá trị của các chỉ tiêu bên tài sản và bên nguồn vốn thì BCĐKT còn được thiết kế 2 cột này sẽ giúp cho người nhận thông tin có căn cứ để nắm bắt, phân tích, đánh giá quy mô cũng như sự biến động của tài sản và nguồn vốn giữa đầu năm và cuối kỳ. Hai bên của BCĐKT phản ánh 2 mặt khác nhau của tài sản trong doanh nghiệp nên giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Xét về mặt lượng thì bao giờ cũng có: Tổng số tài sản = Tổng số nguồn vốn Hoặc Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu Tính chất bằng nhau biểu hiện tính cân đối. Tính cân đối là tính chất cơ bản của BCĐKT. Mẫu biểu Bảng cân đối kế toán đầy đủ như sau:
  17. Chương 2. Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Trang 14 Đơn vị báo cáo:……………….... Mẫu số B 01 – DN Địa chỉ:…………………………. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày ... tháng ... năm ... Đơn vị tính:............. Số Số Mã Thuyết TÀI SẢN cuối đầu số minh năm năm 1 2 3 4 5 A - Tài sản ngắn hạn 100 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1. Tiền 111 2. Các khoản tương đương tiền 112 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 1. Chứng khoán kinh doanh 121 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (*) 122 (…) (…) 3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 123 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 131 2. Trả trước cho người bán 132 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 5. Phải thu về cho vay ngắn hạn 135 6. Phải thu ngắn hạn khác 136 7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 (…) (…) IV. Hàng tồn kho 140 1. Hàng tồn kho 141 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 (…) (…) V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 153 4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 154 5. Tài sản ngắn hạn khác 155 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 3. Phải thu nội bộ dài hạn 213 4. Phải thu về cho vay dài hạn 214 5. Phải thu dài hạn khác 215 6. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 (...) (...) II. Tài sản cố định 220 1. Tài sản cố định hữu hình 221
  18. Chương 2. Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Trang 15 - Nguyên giá 222 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (…) (…) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 - Nguyên giá 225 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 (…) (…) 3. Tài sản cố định vô hình 227 - Nguyên giá 228 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 (…) (…) III. Bất động sản đầu tư 230 - Nguyên giá 231 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 232 (…) (…) IV. Tài sản dở dang dài hạn 240 1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn 241 2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 242 V. Đầu tư tài chính dài hạn 250 1. Đầu tư vào công ty con 251 2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 252 3. Đầu tư khác vào công cụ vốn 253 4. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (*) 254 5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 255 (…) (…) VI. Tài sản dài hạn khác 260 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 3. Tài sản dài hạn khác 268 Tổng cộng tài sản (270 = 100 + 200) 270 C – Nợ phải trả 300 I. Nợ ngắn hạn 310 1. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 311 2. Phải trả người bán ngắn hạn 312 3. Người mua trả tiền trước 313 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 5. Phải trả người lao động 315 6. Chi phí phải trả ngắn hạn 316 7. Phải trả nội bộ ngắn hạn 317 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 9. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 319 10. Phải trả ngắn hạn khác 320 11. Dự phòng phải trả ngắn hạn 321 12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 322 13. Quỹ bình ổn giá 323 14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 324 II. Nợ dài hạn 330 1. Phải trả người bán dài hạn 331 2. Chi phí phải trả dài hạn 332 3. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 333 4. Phải trả nội bộ dài hạn 334 5. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 335
  19. Chương 2. Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Trang 16 6. Phải trả dài hạn khác 336 7. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 337 8. Trái phiếu chuyển đổi 338 9. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 339 10. Dự phòng phải trả dài hạn 340 11. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 341 D - VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 I. Vốn chủ sở hữu 410 1. Vốn góp của chủ sở hữu 411 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu 413 4. Vốn khác của chủ sở hữu 414 5. Cổ phiếu quỹ (*) 415 (...) (...) 6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 416 7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 417 8. Quỹ đầu tư phát triển 418 9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 419 10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 420 11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 421 - LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước 421a - LNST chưa phân phối kỳ này 421b 12. Nguồn vốn đầu tư XDCB 422 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 1. Nguồn kinh phí 431 2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 432 Tổng cộng nguồn vốn (440 = 300 + 400) 440 Lập, ngày ... tháng ... năm ... Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Ví dụ về Bảng cân đối kế toán : Ba ông “X” , “Y” “Z” dự định thành lập công ty TNHH kinh doanh vật liệu xây dựng, để kinh doanh họ cần có nhà làm việc. Công ty quản lý nhà có bán nhà, giá bán là 896.000.000đ, họ quyết định mua nhà và trả trước 400.000.000 đ, số lại lại nợ người bán. Họ cần có một xe vận chuyển trị giá 150.000.000đ, lượng tiền mặt 50.000.000đ, tiền gửi ngân hàng 150.000.000đ để thanh toán, một số công cụ trị giá 30.000.000đ. Họ cần có một số hàng để bán trị giá 1.500.000.000đ, người cung cấp hàng cho họ đã đồng ý giao hàng và cho họ nợ 300.000.000đ trong thời gian 9 tháng. Có một ngân hàng đồng ý cho họ vay ngắn hạn 600.000.000đ YÊU CẦU : Xác định vốn ba ông phải bỏ ra và lập BCĐKT
  20. Chương 2. Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Trang 17 Giải : Nhaø : 896.000.000, Trong ñoù nôï 496.000.000, Xe 180.000.000, Coâng cuï 30.000.000, Tieàn maët 50.000.000, Tieàn göûi NH 150.000.000, Haøng 1.500.000.000, Trong ñoù nôï 300.000.000, Vay 600.000.000, Toång taøi saûn 2.806.000.000, Nôï 1.396.000.000, Voán CSH = 2.806.000.000, - 1.396.000.000, Voán CSH : 1.410.000.000, BAÛNG CAÂN ÑOÁI KEÁ TOAÙN (Đơn vị tính: 1.000) Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền A. Tài sản ngắn hạn 1.730.000 A. Nợ phải trả 1.396.000 1.Tiền mặt 50.000 1.Vay ngắn hạn 600.000 2.Tiền gửi ngân hàng 150.000 2.Phải trả cho người bán 796.000 3. Công cụ dụng cụ 30.000 4.Hàng hóa 1.500.000 B. Tài sản dài hạn 896.000 B. Vốn chủ sở hữu 1.410.000 1. Tài sản cố định hữu hình 896.000 1.Nguồn vốn kinh doanh 1.410.000 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 2.806.000 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 2.806.000 2.1.3. Một ví dụ về BCĐKT: Tại một doanh nghiệp vào ngày 31/12/20X3 có các tài liệu sau (đơn vị: 1.000 đồng): I. Tài sản của doanh nghiệp bao gồm: 1. Tiền mặt 50.000 2. Tiền gửi Ngân hàng 150.000 3. Phải thu khách hàng 300.000 4. Hàng hóa 400.000 5. Tài sản cố định hữu hình 450.000 6. Tài sản cố định vô hình 150.000 II. Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: 1. Vay ngắn hạn 200.000 2. Phải trả cho người bán 420.000
nguon tai.lieu . vn