Xem mẫu

  1. Chương 3 PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH Mục tiêu: Về kiến thức - Phân tích được mục đích, tính chất, nhiệm vụ của Đội TNTP Hồ Chí Minh. - Xác định được những nội dung cơ bản trong công tác Đội như: hệ thống tổ chức của Đội, hệ thống tổ chức của Sao Nhi đồng, nghi thức Đội, các yêu cầu cơ bản của đội viên... Về kĩ năng - Có được các kĩ năng cơ bản trong hoạt động Đội như: Tổ chức đội hình, đội ngũ, nghi lễ thủ tục, soạn giáo án tiết dạy Nghi thức Đội, thực hành dạy Nghi thức Đội. - Vận dụng 1 cách sáng tạo trong huấn luyện nghi thức Đội cho các em đội viên. Về thái độ - Tự hào về truyền thống của Đội TNTP Hồ Chí Minh. - Có những phẩm chất cơ bản của cán bộ chỉ huy Đội. CHỦ ĐỀ 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH Mục tiêu - Phân tích được mục đích, tính chất, nhiệm vụ của Đội TNTP Hồ Chí Minh. - Xác định được hệ thống tổ chức Đội, Sao Nhi đồng. - Vận dụng được những hiểu biết về nhi đồng, Sao nhi đồng vào thực tiễn hoạt động Đội tại liên đội.
  2. Chương 3. Phương pháp công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 141 - Lồng ghép các hoạt động Đội với hoạt động chung của nhà trường. - Tự hào về truyền thống của Đội TNTP Hồ Chí Minh. 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH 1.1. Mục đích, tính chất, nhiệm vụ của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 1.1.1. Mục đích của Đội TNTP Hồ Chí Minh - Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu niên Việt Nam thống nhất trong cả nước, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ chủ tịch sáng lập, lãnh đạo, do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trực tiếp phụ trách. - Đội TNTP Hồ Chí Minh giáo dục thiếu niên, nhi đồng theo Năm điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, công dân tốt, cháu ngoan Bác Hồ và phấn đấu trở thành đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. - Mục đích của Đội thể hiện cô đọng trong khẩu hiệu Đội “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Sẵn sàng”. - Mục đích của Đội phù hợp với: + Thực tiễn chính trị của đất nước, phù hợp với yêu cầu của xã hội. + Phù hợp với tâm lý lứa tuổi thiếu niên. + Phù hợp với vị trí, chức năng của Đội TNTP Hồ Chí Minh. + Phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông. - Mục đích của Đội dành cho tất cả đội viên, thiếu niên. - Để đạt được mục đích đề ra, tổ chức Đội phải kết hợp với các lực lượng khác để giáo dục các em ở mọi nơi, mọi lúc và liên tục. - Điều quan trọng là sự tự phấn đấu, tự rèn luyện của mỗi đội viên. 1.1.2. Tính chất của tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh a) Tính chất quần chúng của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh - Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của lớp người nhỏ tuổi (từ 9 đến 14 tuổi) do các em làm chủ, tự quản trong mọi công việc, mọi hoạt động
  3. 142 GIÁO TRÌNH NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM 3 dưới sự hướng dẫn của phụ trách. Đội thu hút tất cả thiếu nhi trong độ tuổi tham gia vào Đội, không phân biệt thành phần xuất thân, vùng lãnh thổ, khuyết tật, giới tính… miễn là các em có nguyện vọng vào đội và tự nguyện viết đơn xin gia nhập đội, được quá nửa số đội viên trong chi đội biểu quyết đồng ý kết nạp. - Nhi đồng là lực lượng dự bị của Đội. Đội thu hút nhi đồng tham gia vào các hoạt động do Đội tổ chức. - Như vậy, Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức quần chúng của thiếu nhi Việt Nam. - Phụ trách Đội cần tránh những khuynh hướng sai lầm sau: + Thu hẹp tổ chức Đội coi đội là tổ chức của những em chăm ngoan, học giỏi, hạn chế kết nạp Đội viên, cho việc kết nạp nhiều em vào Đội sẽ làm giảm uy tín, vinh dự tổ chức đội của đội viên. + Buông lỏng giáo dục, buông lỏng quản lí, kết nạp ồ ạt vào Đội làm suy yếu tổ chức Đội. + Không phát huy được quyền làm chủ, tự quản của đội viên, thiếu niên, “hành chính hóa Đội” coi đội là lớp học thứ hai gồm nhiều học sinh quàng khăn đỏ. b) Tính chất chính trị của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh Đội TNTP Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, lấy 5 điều Bác Hồ dạy làm mục tiêu phấn đấu, rèn luyện cho đội viên. Đội TNTP Hồ Chí Minh do Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trực tiếp phụ trách. Đội cùng nhà trường xã hội chủ nghĩa giáo dục thế hệ trẻ theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng. Đội TNTP Hồ Chí Minh còn là nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, đoàn kết, hợp tác với các tổ chức thiếu nhi trong khu vực và trên thế giới đấu tranh vì quyền lợi của trẻ em, vì hoà bình hạnh phúc dân tộc. c) Tính chất giáo dục của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh Đội TNTP Hồ Chí Minh giáo dục đội viên theo chương trình rèn luyện đội viên TNTP (đối với đội viên và chương trình dự bị rèn luyện
  4. Chương 3. Phương pháp công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 143 đội viên, đối với nhi đồng). Điều lệ, nghi thức Đội và chương trình rèn luyện đội viên là những yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục cụ thể, được thể chế hoá để tổ chức đội và mỗi đội viên phải thực hiện. Mọi hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh đều đặt dưới sự phụ trách của Đội TNTP Hồ Chí Minh và sự hướng dẫn sư phạm của các giáo viên và các anh, chị phụ trách. 1.1.3. Nhiệm vụ của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh a) Tập hợp thiếu niên, nhi đồng tạo điều kiện cho thiếu nhi phát triển mọi khả năng sáng kiến trong các hoạt động xã hội, học tập, lao động và vui chơi bổ ích - Tập hợp, thu hút, đoàn kết tất cả các em thiếu nhi tham gia vào các hoạt động do Đội tổ chức. Đối tượng là tất cả các em thiếu niên ở trong trường học và trên địa bàn dân cư. - Để thực hiện được nhiệm vụ này, Đội phải tổ chức cho các em tham gia vào các hoạt động xã hội, học tập, lao động và vui chơi bổ ích. Các hoạt động với nhiều nội dung phong phú, các hình thức đa dạng, mang màu sắc vui chơi, hấp dẫn mọi lứa tuổi thiếu nhi, thu hút các em tham gia đông đảo. - Phổ biến tuyên truyền Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh và nghi thức Đội để tăng thêm hiểu biết của thiếu nhi về tổ chức Đội và các em thấy được quyền lợi khi được đứng trong hàng ngũ của Đội TNTP Hồ Chí Minh. - Rèn luyện thiếu nhi theo chương trình dự bị đội viên. - Đại diện cho các em, đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của người đội viên. - Tạo điều kiện cho thiếu nhi phát triển mọi khả năng, sáng kiến trong các hoạt động do Đội tổ chức. b) Xây dựng Đội vững mạnh; giúp đỡ đội viên phấn đấu trở thành đoàn viên Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Phụ trách Sao nhi đồng; giúp đỡ nhi đồng phấn đấu trở thành đội viên Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh - Muốn xây dựng tổ chức Đội vững mạnh, trước hết phải chăm lo xây dựng phân đội, chi đội, liên đội thành những tập thể đoàn kết tự quản, sẵn sàng thực hiện mọi nghị quyết của Đội, của Đoàn.
  5. 144 GIÁO TRÌNH NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM 3 - Phong trào “Xây dựng chi đội mạnh” nhằm củng cố và xây dựng tổ chức đội vững mạnh. - Muốn xây dựng tổ chức Đội vững mạnh thì phải chăm lo tới công tác lựa chọn và bồi dưỡng ban chỉ huy các cấp của Đội. - Giao nhiệm vụ cho mỗi đội viên để các em tự rèn luyện, tự phấn đấu trở thành những phụ trách sao giỏi, đội viên tốt, phấn đấu vươn lên Đoàn. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao các em có điều kiện phấn đấu, rèn luyện, khẳng định mình trước tập thể và đóng góp thành tích vào xây dựng tổ chức Đội. - Làm tốt công tác phụ trách Sao nhi đồng là Đội đã chuẩn bị cho mình một lực lượng đội viên mới trong tương lai. - Để làm tốt công tác phụ trách Sao nhi đồng, phụ trách Đội cần có kế hoạch bồi dưỡng, cung cấp những thông tin phục vụ công tác nhi đồng cho đội ngũ phụ trách Sao. c) Đoàn kết hữu nghị, tích cực tham gia vào các hoạt động tiến bộ của phong trào thiếu nhi quốc tế - Không ngừng củng cố và mở rộng đoàn kết hữu nghị quốc tế để làm tốt nhiệm vụ này tổ chức đội cần nâng cao hiểu biết cho đội viên, thiếu niên về thiếu nhi quốc tế. - Tổ chức cho các em tham gia vào các phong trào tiến bộ của thiếu nhi quốc tế như: chống chiến tranh, đòi hòa bình, đòi thủ tiêu vũ khí hạt nhân: “Triệu lá thư, triệu việc làm vì hòa bình, bảo vệ môi trường”. - Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về đất nước, con người của các nước. Giao lưu học tập, ca múa, thể thao, tổ chức trại hè… 1.2. Hệ thống tổ chức của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 1.2.1. Khái quát chung về hệ thống tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh - Cấp cơ sở của Đội bao gồm: phân đội, chi đội và liên đội TNTP. - Liên đội TNTP thành lập trong trường học và trên địa bàn dân cư. Ngoài ra, còn có các liên đội, chi đội tạm thời được thành lập ở các nhà văn hóa thiếu nhi, cung thiếu nhi, trường đội…
  6. Chương 3. Phương pháp công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 145 - Trên liên đội có Hội đồng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh (gọi tắt là Hội đồng thi) được thành lập từ cấp Trung ương đến địa phương. Hội đồng đội tỉnh (thành phố), Hội đồng đội quận (huyện), Hội đồng đội phường (xã). 1.2.2. Hệ thống tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong trường học a) Liên đội Thiếu niên tiền phong - Liên đội TNTP trong trường phổ thông là một lực lượng giáo dục quan trọng, cùng nhà trường giáo dục, rèn luyện thiếu niện, nhi đồng theo mục tiêu giáo dục của Đảng. - Điều lệ đội qui định, mỗi trường tiểu học hoặc THCS có từ 2 chi đội trở lên được thành lập một liên đội TNTP. - Liên đội tập hợp, đoàn kết toàn thể đội viên, thiếu niên, nhi đồng trong nhà trường thực hiện các hoạt động do Đội tổ chức. - Liên đội được thành lập theo quyết định của Hội đồng Đội cùng cấp, hoặc Ban chấp hành Đoàn cùng cấp. - Đại hội liên đội tiến hành một năm một lần. - Ban chỉ huy liên đội do đại hội liên đội bầu ra, chịu trách nhiệm hướng dẫn, lãnh đạo, điều khiển hoạt động của liên đội và của các chi đội. - Mỗi liên đội có một tổng phụ trách và các phụ trách chi đội để giúp BCH liên đội hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. - Liên đội có các nhiệm vụ chủ yếu sau: + Đề ra chương trình hành động cho toàn liên đội. Thi hành chủ trương, nghị quyết của cấp bộ Đoàn và Hội đồng đội. + Chủ trì phát động, sơ kết, tổng kết thi đua. Trực tiếp tổ chức các hoạt động lớn của toàn liên đội như: phát động chủ đề, hội trại, hội thi, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ.... + Động viên theo dõi, chỉ đạo công tác của các chi đội. Đánh giá xếp loại chi đội. Xét khen thưởng chi đội và đội viên. + Thành lập chi đội mới. tổ chức lễ trưởng thành cho các chi đội và đội viên lớn tuổi.
  7. 146 GIÁO TRÌNH NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM 3 + Chỉ đạo các chi đội về công tác nhi đồng. + Phối hợp công tác với các liên đội bạn và các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục đội viên, thiếu nhi và trong công tác xây dựng Đội. b) Chi đội Thiếu niên tiền phong Chi đội là đơn vị trực tiếp tổ chức mọi hoạt động cụ thể của tổ chức đội đến từng đội viên, thiếu niên. Chi đội là tế bào của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh. - Chi đội hoạt động theo kế hoạch, nghị quyết của liên đội, ngoài ra chi đội còn tự xây dựng kế hoạch riêng biệt dựa trên đặc thù riêng của chi đội mà chọn các loại hình hoạt động và tổ chức các hình thức giáo dục sát với mục tiêu giáo dục của Đội. - Chi đội có các nhiệm vụ chủ yếu sau: + Xây dựng chương trình hành động và tổ chức các hoạt động của Đội trong năm học, trong từng học kì, từng tháng, từng tuần và một số hoạt động đột xuất dưới sự hướng dẫn của phụ trách Đội. + Đi sát đội viên, giúp đỡ đội viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Động viên và uốn nắn kịp thời các tập thể và cá nhân của chi đội có thành tích hoặc khuyết điểm. Bình xét Cháu ngoan Bác Hồ cấp chi đội. + Kết nạp đội viên, bồi dưỡng đội viên lớn tuổi, nhận xét và giới thiệu đội viên lớn đủ tiêu chuẩn để kết nạp Đoàn. + Làm tốt với công tác nhi đồng, lựa chọn, cử và bồi dưỡng đội ngũ phụ trách sao nhi đồng. Trực tiếp phụ trách nhi đồng theo sự phân công của liên đội. + Tổ chức đại hội chi đội, bầu ban chỉ huy đội, cử đại biểu đi dự đại hội liên đội. + Giám sát hoạt động của các phân đội trong chi đội. c) Phân đội Thiếu niên tiền phong - Phân đội TNTP là một tập thể hạt nhân của tổ chức đội. Trong trường học, phân đội thường gắn với một tổ học sinh.
  8. Chương 3. Phương pháp công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 147 - Mỗi phân đội có một phân đội trưởng và một phân đội phó do tập thể phân đội bầu ra, được sự đồng ý của ban chỉ huy chi đội. - Sự lớn mạnh của phân đội là điều kiện cần và đủ để chi đội lớn mạnh. 1.2.3. Họp đội và ban chỉ huy đội a) Họp Đội * Ý nghĩa của họp Đội: Họp Đội là một hình thức sinh hoạt đội, nhằm thông báo hoặc thảo luận những vấn đề có liên quan đến tập thể đội viên, là nơi phát huy mạnh mẽ trí tuệ tập thể của đội viên đối với công việc của đội. Tổ chức họp Đội nghiêm túc có ý nghĩa: - Nâng cao nhận thức của đội viên về chính trị - xã hội. - Xây dựng quan điểm tập thể và phát huy sáng kiến của đội viên, thiếu niên. - Phát triển trong trẻ em tình bạn, tình đồng đội, tình cảm thắm thiết giữa con người với con người. - Nâng cao ý thức đội viên, thúc đẩy hoạt động công tác đội, góp phần xây dựng đội vững mạnh. - Hình thành cho các em thói quen xử lí các mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa tập trung và dân chủ, giữa tổ chức và kỉ luật. Họp đội là một quá trình sư phạm, có tính mục đích, tính giáo dục rõ rệt. Đòi hỏi người phát triển đội phải suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo để tổ chức buổi họp Đội đạt hiệu quả. * Các hình thức sinh hoạt đội: - Sinh hoạt thường kì của Đội: Là các cuộc họp theo lịch định kì, nhằm bàn bạc, triển khai các hoạt động Đội và giáo dục đội viên theo nghị quyết của liên đội, chi đội đề ra. - Đại hội Đội: Đại hội các cấp của Đội tiến hành vào đầu năm học, để tổng kết công tác đội năm học trước, rút kinh nghiệm, xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động năm học mới và bầu ra Ban chỉ huy Đội.
  9. 148 GIÁO TRÌNH NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM 3 - Họp các ban chuyên môn của Đội: Là cuộc họp một số các đội viên có khả năng, năng khiếu để bàn về một lĩnh vực chuyên môn cụ thể và xây dựng kế hoạch tổ chức một mặt hoạt động nào đó như: hoạc tập, lao động, văn hoá văn nghệ, khoa học kĩ thuật, thể thao, du lịch, cắm trại... - Họp chỉ huy Đội: Ban chỉ huy liên đội, chi đội là bộ máy tự quản của đội, là cơ quan điều hành các hoạt động Đội ở đơn vị. Ban Chấp hành Đội họp thường xuyên định kì hàng tháng và họp các cuộc họp bất thường khi cần triển khai một hoạt động Đội đột xuất. Trong cuộc họp, Ban Chấp hành Đội thảo luận, quyết định các chủ trương, biện pháp thực hiện nghị quyết của Đội. - Họp bất thường của Đội: Là cuộc họp không dự kiến trước theo lịch sinh hoạt. Các cuộc họp này nhằm triển khai các công việc đột xuất. b) Ban chỉ huy đội * Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Ban chỉ huy Đội: - Vị trí: Ban chỉ huy đội là cơ quan điều hành công việc của đơn vị đến từng đội viên. Đây là cơ quan tự quản của Đội. - Vai trò: Là người cộng tác đắc lực của giáo viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu trong việc giảng dạy, giáo dục và quản lí học sinh. - Nhiệm vụ của Ban chỉ huy Đội: + Thay mặt tập thể Đội điều hành, quản lí công việc của đơn vị theo nghị quyết của đại hội Đội, dưới sự hướng dẫn của phụ trách Đội. + Tổ chức, lãnh đạo toàn bộ công tácgiáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức của đơn vị. + Đại diện và tôn trọng lợi ích, quyền làm chủ của đội viên về các mặt: học tập, lao động, vui chơi, rèn luyện sức khỏe.
  10. Chương 3. Phương pháp công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 149 + Lập kế hoạch hoạt động Đội theo tháng, học kì và cả năm học. + Tổ chức các hoạt động Đội theo kế hoạch. + Báo cáo định kì về toàn bộ công tác của đơn vị theo qui định lên cấp trên và Đoàn thanh niên. - Tiêu chuẩn lựa chọn ban chỉ huy Đội: + Ban chỉ huy liên đội (chi đội) do đại hội liên hội (chi đội) bầu ra bằng cách bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết công khai. Khi tiến hành đại hội, các đơn vị phải công khai tiêu chuẩn lựa chọn để bàn bạc, phân tích, bầu những người có đủ phẩm chất, năng lực vào ban chỉ huy Đội. Các tiêu chuẩn chủ yếu là: + Nhận thức sâu sắc nhiệm vụ của tổ chức Đội. Nắm vững điều lệ Đội, thực hành thành thạo nghi thức Đội. Nhiệt tình với công tác Đội. + Là tấm gương điển hình về các mặt: học tập, lao động, hoạt động Đội và công việc chung của tập thể. + Có tín nhiệm, có khả năng lôi cuốn các đội viên tham gia hoạt động. + Biết tôn trọng ý kiến của đội viên, trên cơ sở có sự phân tích, giải thích theo quan điểm của mình. + Tuân thủ nghiêm túc mọi qui định của tổ chức Đội với ý thức tổ chức, kỉ luật cao. - Công tác bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội: Trong thực tế khó có đội viên hoàn hảo, đạt được toàn bộ các tiêu chuẩn cần có của người cán bộ chỉ huy Đội. Để điều hành, quản lí công việc của đơn vị theo Nghị quyết của đại hội Đội, đây là công việc khó đối với các em. Do đó, công tác bồi dưỡng Ban chỉ huy đội là công tác trọng yếu của Đội, đòi hỏi phụ trách Đội phải quan tâm đúng mức trong việc bồi dưỡng những kĩ năng, nghiệp vụ và phương pháp công tác Đội cho các bạn trong Ban chỉ huy Đội. * Nội dung bồi dưỡng - Nắm vững cách thức tiến hành họp Đội và Đại hội Đội.
  11. 150 GIÁO TRÌNH NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM 3 - Cách triển khai các hoạt động giáo dục theo chủ đề, chủ điểm. - Phương pháp luyện tập và thực hành nghi thức Đội. - Các biện pháp phát động, động viên và theo dõi thi đua. - Cách thức điều khiển đơn vị bàn kế hoạch, triển khai kế hoạch và cách đánh giá kết quả hoạt động. - Cách ghi sổ sách, viết báo cáo… - Cắm trại, trò chơi… * Hình thức bồi dưỡng: - Bồi dưỡng thường xuyên: Tiến hành hàng tháng khi họp triển khai kế hoạch hoạt động tháng tới. Phụ trách hướng dẫn tỉ mỉ các công việc phải làm và cách thức điều hành hoạt động tập thể. Bồi dưỡng giáo dục Ban chỉ huy Đội thông qua các công việc cụ thể của Đội. Tùy theo từng mảng hoạt động mà bồi dưỡng cho các thành viên phụ trách mảng hoạt động đó. Giúp các em biết xây dựng kế hoạch hoạt động cho cá nhân… - Bồi dưỡng chuyên đề: Nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước, địa phương, tập trung vào các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm. - Bồi dưỡng tập trung: Tại các trường cán bộ của Đội, hoặc vào tháng hè. * Phương pháp bồi dưỡng: - Phương pháp quan sát mẫu: Tổng phụ trách chuẩn bị, tập luyện cho các đơn vị mẫu thật chu đáo cẩn thận. Cho các ban chỉ huy chi đội quan sát, sau đó trao đổi, góp ý và về tiến hành triển khai tại đơn vị mình. - Phương pháp luyện tập các kĩ năng và nghiệp vụ công tác đội: tập luyện, thực hành, chỉ huy…
  12. Chương 3. Phương pháp công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 151 * Lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ huy đội là công tác trọng yếu của tổ chức Đội: Ban chỉ huy đội hoàn thành tốt nhiệm vụ và trách nhiệm được giao là một trong những yếu tố đảm bảo tự quản của Đội và xây dựng Đội vững mạnh. 1.3. Hệ thống nhi đồng và Sao nhi đồng trong trường Tiểu học 1.3.1. Qui định chung về tổ chức nhi đồng trong trường Tiểu học a) Khái niệm “nhi đồng” - Nhi đồng là lớp trẻ em từ 6 đến 8 tuổi, đang học lớp 1, 2, 3 ở trường Tiểu học hoặc cư trú trên địa bàn dân cư. - Nhi đồng là lực lượng dự bị của Đội TNTP Hồ Chí Minh, là lực lượng đông đảo trong xã hội. - Tất cả những em nhi đồng dù đi học hay chưa đến trường đều có quyền tham gia vào các hoạt động nhi đồng do Đội TNTP tổ chức, không phân biệt nam, nữ, thành phần xuất thân, tôn giáo, khuyết tật... - Nhi đồng sinh hoạt Sao nhi đồng và các hoạt động dành cho nhi đồng để phấn đấu trở thành đội viên TNTP Hồ Chí Minh. - Tập thể nhi đồng theo lớp học (nhi đồng lớp 1A, nhi đồng lớp 2C...). - Phụ trách nhi đồng là giáo viên chủ nhiệm lớp. Phụ trách nhi đồng có nhiệm vụ hướng dẫn, giúp đỡ các phụ trách Sao (đội viên TNTP của chi đội đỡ đầu) tổ chức cho các sao nhi đồng lớp mình hoạt động. - Mỗi lớp nhi đồng được một chi đội TNTP lớp trên đỡ đầu, giúp tổ chức các hoạt động của các sao nhi đồng trong lớp. b) Cách tổ chức Sao nhi đồng Sao nhi đồng là hình thức tập hợp các em nhi đồng do Đội TNTP tổ chức để hướng dẫn các em rèn luyện theo chương trình dự bị đội viên. Giáo dục các em theo 5 điều Bác Hồ dạy. Hướng dẫn nhi đồng làm quen với sinh hoạt tập thể, giúp đỡ các em phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, cháu ngoan Bác Hồ, mong muốn trở thành đội viên TNTP Hồ Chí Minh.
  13. 152 GIÁO TRÌNH NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM 3 - Từ 5 đến 10 em nhi đồng thành một Sao. - Mỗi sao cử một trưởng sao (nhi đồng trong Sao luân phiên nhau) để tập hợp và điều khiển công việc của Sao. - Sao nhi đồng lấy tên theo đức tính mà các em ưa thích. - Sao nhi đồng sinh hoạt 2 tuần một lần. Các sao nhi đồng trong lớp sinh hoạt chung một tháng một lần. c) Phụ trách Sao nhi đồng - Mỗi sao nhi đồng có một phụ trách Sao (là đội viên thiếu niên được phân công) ngoài ra có thể có thêm một số đội viên khác hỗ trợ phụ trách sao tổ chức, giúp đỡ nhi đồng vui chơi, sinh hoạt. d) Bài hát Nhanh bước nhanh nhi đồng - nhạc và lời của Phong Nhã. e) Lời ghi nhớ của nhi đồng “Vâng lời Bác Hồ dạy Em xin hứa sẵn sàng Là con ngoan, trò giỏi Cháu Bác Hồ kính yêu.” f) Phấn đấu trở thành đội viên Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh Khi 8 tuổi nhi đồng có nguyện vọng được vào Đội TNTP Hồ Chí Minh, nhi đồng được đội viên TNTP phụ trách Sao hướng dẫn viết đơn xin vào Đội và giới thiệu với tổ chức Đội theo Điều lệ Đội. g) Sinh hoạt Sao nhi đồng Sao nhi đồng sinh hoạt theo chương trình dự bị đội viên do Hội đồng đội Trung ương Đội TNTP Hồ Chí Minh soạn thảo. 1.3.2. Hướng dẫn tổ chức sinh hoạt nhi đồng ở trường Tiểu học a) Lễ công nhận Sao nhi đồng Lễ công nhận Sao nhi đồng là hoạt động tập thể mang tính chất quần chúng đầu tiên của nhi đồng. Vì vậy, buổi lễ phải được tổ chức trang trọng gây ấn tượng sâu sắc cho các em.
  14. Chương 3. Phương pháp công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 153 * Công tác chuẩn bị: - Chi đội TNTP đỡ đầu lớp nhi đồng cho các em tập: + Nghi thức đội với các động tác đơn giản như: nghỉ, nghiêm, xếp hàng, điểm số, báo cáo, chào kiểu đội viên TNTP... + Tập hát một số bài hát nhi đồng: “Nhanh bước nhanh nhi đồng”, “Sao của em”, “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”... + Tập cho nhi đồng một số điệu múa, kể chuyện, trò chơi. + Nhi đồng học thuộc bài ghi nhớ của nhi đồng. + Trang trí phòng học. + Chọn cử đội viên làm phụ trách Sao. + Lập danh sách các sao. + Làm biểu trưng cho từng Sao. + Căn dặn nhi đồng mặc đẹp trong ngày lễ. + Mời đại biểu. * Diễn biến: + Ổn định tổ chức. + Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. + Tập thể hát bài hát truyền thống “Nhanh bước nhanh nhi đồng”. + Phụ trách Sao đọc tên các em được kết nạp vào Sao nhi đồng (các em nhi đồng lần lượt đứng lên phía trước). + Chi đội trưởng đọc quyết định công nhận Sao nhi đồng. + Đại biểu và phụ trách nhi đồng lên gắn hoa và phù hiệu. Phụ trách chúc mừng và căn dặn các em. + Nhi đồng đồng thanh đọc lời ghi nhớ của nhi đồng: Vâng lời Bác Hồ dạy Em xin hứa sẵn sàng Là con ngoan, trò giỏi Cháu Bác Hồ kính yêu. + Văn nghệ chào mừng.
  15. 154 GIÁO TRÌNH NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM 3 b) Lễ chọn, đặt tên sao và bầu trưởng Sao * Lễ bầu trưởng Sao: - Mỗi Sao nhi đồng tự bầu một trưởng Sao để tập hợp, điều khiển công việc của Sao (các em nhi đồng thay phiên nhau làm trưởng Sao). - Cách làm: Phụ trách nhi đồng gợi ý để các em bầu; Sao… chúng ta cần một trưởng Sao để cùng phụ trách tiến hành hoạt động của Sao. Theo các em trưởng Sao phải là người như thế nào? - Các em nhi đồng đưa ra một số tiêu chuẩn như: ngoan, mạnh dạn, đoàn kết với các bạn, học tập tốt. - Phụ trách nói tiếp: Ai xung phong làm trưởng Sao hoặc các em cử bạn nào làm trưởng Sao. - Các em biểu quyết: bầu bạn… làm trưởng Sao. - Phụ trách Sao căn dặn các công việc mà trưởng Sao phải thực hiện. Trưởng Sao hứa làm tốt nhiệm vụ. - Toàn Sao vỗ tay. * Lễ chọn và đặt tên Sao: - Mỗi sao nhi đồng lấy tên một đức tính mà các em yêu thích để đặt cho Sao của mình. Tên Sao nhằm hướng các hoạt động của Sao theo một thời gian. - Chọn, đặt tên cho Sao là một buổi sinh hoạt giáo dục ý thức tập thể cho nhi đồng trong không khí vui vẻ. - Diễn biến: + Phụ trách Sao nêu đại ý: Mỗi sao có mật tên gọi để khỏi nhầm với các sao khác. Các em hãy chọn một đức tính mà các em yêu thích nhất để đặt tên cho Sao của mình. Ví dụ: Sao đoàn kết, Sao thật thà, Sao sạch sẽ, Sao chăm ngoan… + Từng Sao nhi đồng phát biểu, Sao của mình mang đức tính nào? Tại sao? + Phụ trách Sao thống nhất lại các ý kiến của nhi đồng, cho biểu quyết tên Sao.
  16. Chương 3. Phương pháp công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 155 + Phụ trách sao nhắc hướng phấn đấu của toàn sao nhi đồng, để xứng đáng với tên của Sao. + Hát bài “Năm cánh sao vui”. c) Sinh hoạt Sao nhi đồng * Sinh hoạt Sao nhi đồng thường kỳ: - Hai tuần một lần, nhi đồng sinh hoạt Sao vào tiết sinh hoạt tập thể. - Chương trình sinh hoạt Sao phải được chuẩn bị kỹ các nội dung: - Diễn biến buổi sinh hoạt sao nhi đồng: + Tập hợp Sao, điểm danh. Kiểm tra vệ sinh. + Từng nhi đồng kể những việc làm tốt. Những việc làm còn chưa tốt. + Toàn sao hoan hô những bạn đã làm được nhiều việc tốt. + Tiến hành nội dung sinh hoạt. * Sinh hoạt Sao nhi đồng theo chủ điểm: + Sinh hoạt theo chủ điểm gì? + Những câu chuyện, bài hát, tranh ảnh phù hợp với nội dung. + Thời gian, địa điểm. - Diễn biến buổi sinh hoạt Sao nhi đồng: + Tập hợp Sao, điểm danh. Kiểm tra vệ sinh. + Từng nhi đồng kể những việc làm tốt. Những việc làm còn chưa tốt. + Toàn Sao hoan hô những bạn đã làm được nhiều việc tốt. + Tiến hành nội dung sinh hoạt theo chủ điểm (cần thông báo cho các em chuẩn bị từ buổi sinh hoạt trước). + Phụ trách Sao nhận xét, dặn dò cho buổi sinh hoạt sau. * Gợi ý một số chủ điểm sinh hoạt Sao nhi đồng: - Tháng 9: Em yêu trường em. - Tháng 10: Thủ đô yêu dấu.
  17. 156 GIÁO TRÌNH NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM 3 - Tháng 12: Chú bộ đội của em. - Tháng 1 : Vệ sinh sạch sẽ và bảo vệ môi trường. - Tháng 2: Nói lời hay làm việc tốt. Mừng Đảng quang vinh. Mừng Xuân mới. - Tháng 3: Em yêu chiếc khăn hồng. - Tháng 4: Em yêu Tổ quốc Việt Nam. - Tháng 5: Xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Ngoài ra còn có một số chủ đề bổ trợ khác như: Giao thông, hoa thơm tặng mẹ, văn minh lịch sự, ước mơ của em, tổ ấm gia đình, ai là bạn tốt... HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH, TÍNH CHẤT, NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH Mục tiêu: - Phân tích được mục đích, tính chất, nhiệm vụ của Đội TNTP Hồ Chí Minh. - Tự hào về tổ chức Đội. Thời gian: 10 phút. Phương pháp, kĩ thuật: Phát vấn, thuyết trình; động não, chia nhóm ngẫu nhiên, khăn trải bàn. Cách tiến hành: Bước 1 Giảng viên dùng phương pháp phát vấn, gợi mở để học sinh trả lời câu hỏi: “Mục đích của Đội TNTP Hồ Chí Minh là gì?” Giảng viên tổng hợp ý kiến của sinh viên, phân tích đúng sai, giới thiệu mục đích, tính chất, nhiệm vụ của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Bước 2 Tìm hiểu tính chất, nhiệm vụ của Đội TNTP Hồ Chí Minh theo hình thức trò chơi.
  18. Chương 3. Phương pháp công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 157 Chia lớp thành 3 nhóm (sử dụng kĩ thuật chia nhóm ngẫu nhiên theo màu sắc xanh-đỏ-vàng: sinh viên chọn thẻ tranh màu sắc để về cùng một nhóm), phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy Ao. Mỗi nhóm chọn một tính chất, một nhiệm vụ của Đội TNTP Hồ Chí Minh để nghiên cứu. Sử dụng kĩ thuật “Khăn trải bàn” để tiến hành cho các nhóm thảo luận: - Mỗi cá nhân hoạt động độc lập trong vòng 2 phút nghiên cứu tính chất, nhiệm vụ của Đội TNTP Hồ Chí Minh được phân công của nhóm và viết vào một phần giấy ý kiến của mình. - Trên cơ sở ý kiến của mỗi cá nhân, sinh viên thảo luận, thống nhất ý kiến và viết vào phần giữa của tờ giấy Ao. Bước 3 Đại diện các nhóm lên trình bày và phân tích. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến. Bước 4 Giảng viên tổng hợp ý kiến, ghép các nội dung của các nhóm lại một cách thống nhất. HOẠT ĐỘNG 2: XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH Mục tiêu: - Khái quát chung được hệ thống tổ chức của Đội TNTP Hồ Chí Minh. - Phân tích hệ thống tổ chức của Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường học. Thời gian: 45 phút. Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp, động não. Cách tiến hành: Bước 1 Giảng viên khái quát chung về hệ thống tổ chức của Đội TTNTP Hồ Chí Minh.
  19. 158 GIÁO TRÌNH NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM 3 Chia sinh viên làm 3 nhóm (sử dụng kĩ thuật chia nhóm ngẫu nhiêu: cho sinh viên chọn thẻ hình tam giác, hình vuông, hình tròn, sinh viên chọn cùng thẻ hình về một nhóm). Phân công nhiệm vụ nghiên cứu cho các nhóm: - Nhóm tam giác: Tìm hiểu về Liên đội TNTP Hồ Chí Minh. - Nhóm hình vuông: Tìm hiểu về Chi đội TNTP Hồ Chí Minh. - Nhóm hình tròn: Tìm hiểu về Phân đội TNTP Hồ Chí Minh. Bước 2 Giảng viên hướng dẫn sinh viên thảo luận theo kĩ thuật phòng tranh: Mỗi nhóm phác họa những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề của nhóm mình trên tờ giấy Ao. Khuyến khích sự sáng tạo khi trình bày như: Kèm tranh ảnh phụ họa, thiết kế độc đáo các ý tưởng… Các nhóm dán phần trình bày của nhóm mình lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh. Bước 3 Sinh viên của các nhóm xem “triển lãm”. Các nhóm sau khi quan sát có thể đưa ra ý kiến bình luận hoặc bổ sung. Bước 4 Giảng viên tổng hợp tất cả các phương án giải quyết. Tiến hành cho các sinh viên thảo luận để tìm ra phương án tối ưu nhất. HOẠT ĐỘNG 3: XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA SAO NHI ĐỒNG Mục tiêu: - Nêu được những qui định chung về nhi đồng và Sao nhi đồng. - Vận dụng được những hiểu biết về nhi đồng, Sao nhi đồng vào thực tiễn hoạt động Đội tại liên đội.
  20. Chương 3. Phương pháp công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 159 Thời gian: 60 phút. Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp, thảo luận, luyện tập, trình diễn; động não, chia nhóm ngẫu nhiên, 3 lần 3, lấy ý kiến bằng điểm. Cách tiến hành: Bước 1 Giảng viên phát vấn gợi mở để sinh viên tìm hiểu những qui định chung về nhi đồng và Sao nhi đồng. Giảng viên nhận xét câu trả lời và đi đến thống nhất nội dung những qui định chung về nhi đồng và Sao nhi đồng. Chia lớp thành 3 nhóm bằng kĩ thuật chia nhóm ngẫu nhiên (cho sinh viên điểm số từ 1 đến 3, những sinh viên có số 1 là nhóm 1, số 2 là nhóm 2, số 3 là nhóm 3). Phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm tìm hiểu một trong ba nội dung sau: - Lễ công nhận Sao. - Lễ chọn, đặt tên Sao và bầu trưởng Sao. - Lễ sinh hoạt Sao. Bước 2 Mỗi nhóm trình bày kế hoạch trước lớp, giảng viên hướng dẫn các nhóm còn lại đánh giá theo kĩ thuật 3 lần 3: Mỗi nhóm viết 3 điều tốt, 3 điều chưa tốt, 3 đề nghị cải tiến về kế hoạch của nhóm bạn. Bước 3 Trên cơ sở các nhóm đánh giá và nhận xét của giảng viên, các nhóm hoàn thiện kế hoạch của nhóm mình gửi lại cho giảng viên duyệt sau đó các nhóm phân công nhiệm vụ và luyện tập tổ chức thực hành tại nhóm. Bước 4 Các nhóm trình bày cách tổ chức của nhóm mình trước lớp, các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá trên phiếu điểm của nhóm. Giảng viên tổng hợp các phiếu điểm và nhận xét, cho điểm từng thành viên trong nhóm.
nguon tai.lieu . vn