Xem mẫu

  1. * Kỹ thuật phải có một thị trường hợp lý cho sản phẩm của nó. - Có đầu ra ổn định và khối lượng lớn khi kỹ thuật được áp dụng rộng rãi. Có giá cả hợp lý. * Kỹ thuật đó an toàn đối với hệ sinh thái của địa phương. Ví dụ: Sử dụng quá mức thuốc trừ sâu sẽ ảnh hưởng đến con người và sinh vật trong vùng. Trồng bạch đàn sẽ làm đất nghèo kiệt, khô cằn và ảnh hưởng đến vi sinh vật đất. * Kỹ thuật phải dễ được phổ triển rộng rãi. Muốn kỹ thuật dễ được phổ triển rộng rãi thì nó phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Cần ít sự giám sát trên đồng ruộng. - Quy trình kỹ thuật đơn giản (hướng dẫn một lần nông dân hiểu và áp dụng được ngay). Cuốn hút được nông dân. Nông dân thích thú áp dụng bởi tính mới mẻ, dễ làm và hiệu quả kinh tế cao của kỹ thuật. - Kỹ thuật ít bị ảnh hưởng bởi địa hình, khí hậu, phong tục tập quán, có thể đem kỹ thuật ở vùng dự án áp dụng cho các vùng khác. * Để lựa chọn được kỹ thuật thích hợp còn cần phải tham khảo ý kiến của các trường, viện, trạm, trại, kỹ sư, nông dân có sự hiểu biết sâu sắc về địa bàn, con người và sản xuất nông lâm nghiệp của vùng dự án. 4.2. Một số kỹ thuật thường được áp dụng trong các dự án - Các giống mới của các cây trồng truyền thống. Ví dụ: Giống lúa mới, ngô mới... - Sử dụng phân bón thích hợp - Trồng cây họ đậu làm phân xanh - Phòng trừ sâu bệnh - Trồng các loại cây trồng mới nhằm phá thế độc canh và tăng thêm thu nhập. Nhưng không nên đưa vào cây trồng mới khi có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác để tăng thu nhập trên cây trồng cũ lên 50 - 100%. - Tăng vụ : Kỹ thuật này có ưu điểm là tăng nhu cầu lao động trong khi nông thôn đang dư thừa lao động, nâng cao đáng kể thu nhập với đầu tư thấp, nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu bệnh. - Trồng cây ăn quả, cây đặc sản. Các loại cây này có ưu điểm là trồng được ở nhiều nơi, có thể trồng xem với cây nông nghiệp nên tận dụng được đất tối đa, có thể hút chất dinh dưỡng từ lớp đất sâu mà các loại cây khác không hút được, bảo vệ đất khỏi bị xói mòn, ổn định kinh tế ở những vùng khô hạn và có thể làm giầu. Tuy nhiên chúng lâu cho thu hoạch (sau 3 - 5 năm) và đòi hỏi đầu tư ban đầu nhiều hơn so với các cây trồng khác. 43
  2. - Các kỹ thuật bảo vệ đất: Trồng hàng rào xanh theo đường đồng mức. Trồng xen canh, gối vụ các loại cây trồng... Chăn nuôi một số loại vật nuôi như: dê, lợn, gà, vịt, thỏ, cá, ong. Sử dụng gia súc đực giống mới để lai tạo với đàn gia súc địa phương. Chăn nuôi trâu, bò (kỹ thuật này không được áp dụng phổ biến). Thụ tinh nhân tạo gia súc (kỹ thuật này ít khả năng thành công). 5. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ, Xã Hội Và Môi TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN Cần phân tích rõ về khía cạnh kinh tế của các kỹ thuật dự kiến đưa vào áp dụng trong vùng dự án. Phải nhìn nhận một cách tổng thể các yếu tố tác động đến sự thành công hay thất bại của kỹ thuật. Ví dụ: Một dự án chăn nuôi bò sữa cần phải xem xét các khía cạnh sau: Con giống mua ở đâu? Giá cả thế nào? Thức ăn cho bò đặc biệt là cỏ chuẩn bị ra sao? Trình độ chăn nuôi của người dân; Các loại bệnh tật của bò sữa; Khí hậu thời tiết tác động đến bò. Tiêu thụ sản phẩm (sữa) ở đâu? Giá sản phẩm có phù hợp hay không? Có dự đoán được tất cả các tác động và những mất mát hao hụt. những chi phí thêm cho các tác động đó thì mới tính được đủ cho dầu vào. Trên cơ sở đó mới biết được kỹ thuật có hiệu quả kinh tế thực sự hay không. Cũng cần phân tích về lợi ích kinh tế trước mắt và lâu dài của kỹ thuật. Có những kỹ thuật có lợi ích kinh tế trước mắt nhưng về lâu dài lại không và ngược lại. Ví dụ: Bón phân hoá học làm tăng năng suất lúa, nhưng chỉ dùng phân hoá học lâu dài, không bón phân hữu cơ, đất sẽ bị chai cứng, năng suất lúa giảm. Kỹ thuật hàng rào xanh không mang lại lợi ích trước mắt và trực tiếp về kinh tế nhưng nó lại có tác dụng ngăn đất bị rửa trôi, duy trì độ màu mỡ của đất, giữ ổn định năng suất cây trồng. Bên cạnh lợi ích kinh tế cũng cần phân tích tác động của kỹ thuật áp dụng tới khía cạnh xã hội như tạo công ăn việc làm, giảm công sức lao động, giải phóng phụ nữ khỏi các công việc nặng nhọc, tạo điều kiện cho trẻ em đến trường và tăng thời gian tự học ở nhà, ngăn ngừa bệnh dịch... Ví dụ: Trồng cỏ nuôi trâu bò không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn tạo điều kiện cho trẻ em tăng được giờ tự học ở nhà do không phải đi chăn trâu. Cũng cần phải phân tích tác động đến môi trường của kỹ thuật áp dụng. Một kỹ thuật dù mang lãi hiệu quả kinh tế cao nhưng nó tác động xấu đến môi trường nếu không có biện pháp phòng ngừa thì cũng không nên áp dụng. Ngược lại, có những kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế thấp nhưng lại tác động tất đến môi trường, cải thiện, tái tạo môi trường lâu dài thì lại nên khuyến khích áp dụng. Ví dụ: Xây dựng một trại chăn nuôi gà công nghiệp ở trong khu dân cư sẽ tạo được công ăn việc làm cho người dân và thu được lợi nhuận nhanh chóng, nhưng về lâu dài trại gà sẽ gây ô nhiễm không khí và lây lan bệnh tật cho cả khu vực đó. 44
  3. Trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tuy không mang lại hiệu quả kinh tế ngay trước mắt, nhưng lại cải thiện môi trường lâu dài. 6. XÂY DỤNG KHUNG LOGIC Khái niệm khung logic Xây dựng, triển khai, giám sát và đánh giả dự án là một quá trình phức tạp. Để đạt được mục tiêu dự án, các chiến lược được đề ra và được cụ thể hoá bằng nhiều hoạt động khác nhau. Để hiểu cặn kẽ mối quan hệ giữa các yếu tố này luôn là thách thức dối với kể cả người xây dựng, thực thi, giám sát và đánh giá dự án. Để khắc phục khó khăn này, cần phải xây dùng một khung logic (Logic Frame) ngay từ khi thiết kế dự án. Khung Logic là bảng ma trận mô tả sự ràng buộc giữa "cái này dẫn đến cái kia", nghĩa là đấu vào dẫn tới đầu ra, đầu ra dẫn tới mục đích đạt được... Đây là phương pháp tuyệt vời để làm sáng tỏ và sắp xếp một cách logic các mục tiêu, kết quả mong đợi và các hoạt động can thiệp nhằm cố gắng đạt được mục tiêu của dự án và được sử dụng để xem xét quá trình thực hiện dự án (Hàng dọc). Khung logic cũng trình bày cụ thể các chỉ số đo lường cho mỗi mục tiêu, kết quả, cũng như nội dung hoạt động của dự án. Khung lôgic còn trình bày cả phương tiện, địa chỉ, nguồn dữ liệu của các chỉ số này để người thực thi, giám sát và đánh giá dự án có thể tham khảo (Hàng ngang). Đồng thời khung logic còn chỉ ra những giả thiết, rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện để ta lường trước và có biện pháp đối phó kịp thời. Cách xây dựng khung logic Hàng dọc: - Trước hết chúng ta xác định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của dự án. - Tiếp đến chúng ta phải ước lượng được các kết quả mong đợi của dự án. Những kết quả này chính là thể hiện mục tiêu có đạt được hay không. - Từ mong muốn đạt được kết quả mong đợi ta sẽ phải đề ra các hoạt động can thiệp cụ thể theo từng mục tiêu đã định. Hàng ngang: - Để đo lường, lượng hoá được mục tiêu, kết quả, hay nội dung hoạt động, chúng ta phải xác định các chỉ số đo lường để chứng minh. - Sau khi xác định được các chỉ số đo lường này thì chúng ta phải chỉ ra được phương tiện, nguồn dữ liệu để người quan tâm có thể tìm được các dữ liệu chỉ số này. Các mục tiêu, kỳ vọng và các hoạt động can thiệp luôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố của môi trường xung quanh dự án, và trong thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng xấu đến dự án mà ta có thể kiểm soát hoặc điều chỉnh dự án nếu ta dự đoán biết trước để chuẩn bị đối phó. Do đó trong khung logic chúng ta phải đặt ra các giả thiết rủi ro của mỗi mục tiêu cũng như mỗi hoạt động của dự án (Bảng 3.13). Bảng 3.13. Khung logic 45
  4. Mô tả tóm tắt Những chỉ số xác định Các phương tiện để xác Các giả thiết chính mục đích/mục tiêu dạt định các chỉ số (nguồn dữ được (các chỉ số chứng liệu, phương tiện chứng minh) minh) Mục đích/mục tiêu Những chỉ số xác định các dữ liệu. tài liệu chứng Những giả thiết để chung mục tiêu đạt được hay các minh cho việc đạt mục tiêu đạt được mục tiêu (ở cấp quốc gia mục tiêu ở mức độ cấp sẽ được thu thập như thể (Vi dụ: người nhập hoặc địa phương) quốc gialđa phương (số nào và ở đâu Ví dụ: từ tài cư/di cư sẽ tăng lượng. thời gian..). Ví dụ: liệu thống kê quốc gia hay trong khoảng cho tỉ lệ giảm nghèo) báo cáo tổng kết...) phép) Các đích/mục tiêu các chỉ số nói lên các mục Những giả thiết để các dữ liệu, tài liệu chứng cụ thể (mục đích ở đích ở mức độ dự án đạt đạt được mục tiêu minh cho việc đạt mục tiêu mức độ của dự án) được (số lượng. thời (Vi dụ: giá vật tư ở mức dự án sẽ được thu không tăng quá gian...) Vi dụ: thu nhập thập như thế nào và ở đâu. Ví du: từ báo cáo tổng tăng x % . mức) ế Các kết quả mong Đầu ra có thể lượng hoá các dữ liệu. tài liệu chứng Những giả thiết để đợi/đầu ra của dự được của các hoạt động minh cho việc đạt kết quả đạt được đầu ra (Vi án hay các nhiệm vụ. Ví dụ của dự án sẽ được thu thập dụ: không có thiên năng suất lúa tăng x tấn/vụ như thế nào và ở đâu. Ví tai quá mức) dụ: từ báo cáo tổng kết...) các hoạt động dự Các chỉ số có thể đo được Những giả thiết để Các dữ liệu. tài liệu chứng án hoàn thành hoạt sau khi c#c hoàn thành các minh cho việc hoàn thành động ví dụ: có đủ (Các hoạt động hoạt động. Vi dụ: Diện hoạt động sẽ được thu thập giống mới khi có can thiệp _ở mức tích được cấy giếng mới. như thế nào và ở đâu. Ví dụ: từ các sổ thống kê, báo yêu cầu) độ vi mô để tạo ra cáo định kỳ...) đầu ra của đự án) Hoạt động 1.1.1 ….. Sử dụng Khung logic: Khung logic có thể sử dụng ở mọi giai đoạn trong một chu kỳ dự án, từ thiết kế đến triển khai, quản lý điều hành, giám sát và đánh giá dự án. - Trong quá trình xây dựng dự án: Khung lógic giúp cho ta hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa mục tiêu, kết quả mong đợi, và các biện pháp can thiệp. - Trong quản lý điều hành và thực hiện dự án: Bằng việc xem xét các chỉ số chứng minh và thời gian hoàn thành được ấn định trong khung dự án, người quản lý có thể giám sát được quá trình thực thi và chỉ đạo thực hiện dự án một cách chính xác và khoa học. Với những thay đổi hoặc rủi ro không thể tránh được của dự án, khung logic có thể được sử dụng để người quản lý nhìn lại dự án từ giai đoạn hình thành đến khi kết thúc mỗi hoạt động hoặc những rủi ro xảy ra trong mỗi giai đoạn của dự án. - Trong giám sát và đánh giá: Sử dụng Khung logic rất hữu ích cho người giám sát và đánh giá dự án. Các chỉ số đo lường cho mỗi hoạt động, kết quả mong đợi và nội dung hoạt động đều được ghi rõ trong khung logic và coi đó như là chi tiêu kế 46
  5. hoạch. Họ chỉ cần so sánh kết quả thực tế với các chỉ số này để kết luận đánh giá. ưu điểm của việc sử dụng khung logic: - Khuyến khích các nhà lập kế hoạch thay đổi phương án can thiệp của dự án - Cho phép các nhà thiết kế giải quyết các vấn đề phức tạp bằng phương pháp logic - Giúp các nhà thiết kế dự án xác định mục tiêu, kết quả và biện pháp can thiệp - Cho phép ghi chép rủi ro, những điểm không chắc chắn liên quan đến việc can thiệp - Cung cấp thông tin để phát triển thời gian biểu thực hiện dự án, giúp cho việc giám sát và đánh giá dự án. - Khung logic cần cho mọi giai đoạn của dự án, nhưng có thể nói rằng sử dụng nó trong giai đoạn xây dựng dự án là hết sức quan trọng. Nó sẽ giúp cho: - Việc xây dựng mục tiêu dự án trở nên dễ dàng và chính xác hơn - Xác định được các hoạt động một cách có căn cứ và cơ sở khoa học - Xác định được các chỉ tiêu cần đạt được một cách cụ thể - Xác định được các phương tiện sử dụng để đạt được kết quả và lường trước dược những khó khăn trở ngại trong quá trình tiến tới mục tiêu. Những hạn chế của Khung logic Khung logic là một phương pháp tuyệt vời để làm sáng tỏ và sắp xếp một cách logic các yếu tố của dự án, nhằm để cố gắng đạt được các mục tiêu của dự án và xem xét được tiến trình thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp này thường hay bị lạm dụng và mọi người phải nhận thức được ăn chế khi sử dụng khung logic. - Khung kém logic: Nếu khung logic là rất có ý nghĩa đối với việc thiết kế dự án, thì phương pháp cây vấn đề có thể dễ được sử dụng trong việc tạo ra khung logic. Thường có rất nhiều nhà tư vấn và thiết kế dự án coi khung logic như là một phụ lục "phiền toái" nào đó cho báo cáo và thiết kế khung logic như là bước cuối cùng sau khi dự án đã được thiết kế xong từ lâu. Trong những trường hợp đó, khung logic thường được thiết kế thiếu tính nhất quán khi xây dựng dự án. Dự án phải được soạn thảo trên cơ sở các nội dung của khung logic, chứ không phải theo cảm nhận chủ quan, thiếu cơ sở khoa học. Điều quan trọng nhất là không nên sử dụng khung logic chỉ là để vui lòng cơ quan tài trợ, mà nó phải được sử dụng như là một công cụ để thiết kế các dự án logic và thành công. - Các khung logic thiếu khung: Đó là trường hợp xây dựng khung logic quá đơn giản, không đẩy đủ các mục cần thiết. Khung logic cần phải chứa đựng đủ các chi tiết, đặc biệt ở các hoạt động, các đầu vào để có thể triển khai dự án. - Khung logic khoá: Ngay cả khi các chi tiết triển khai dự án được trình bày trong khung logic thì cũng không có nghĩa là tính linh hoạt đều bị mất đi. Các quyết định về thiết kế dự án được đưa ra đều sử dụng những thông tin tốt nhất, sẵn có nhất tại thời 47
  6. điểm nhất định. Nhưng khi thực hiện lại thường có những thay đổi, thì sự thay đổi này cần phải được bổ sung vào Khung logic. 48
nguon tai.lieu . vn