Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH Lý thuyết tài chính tiền tệ NGHỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP- CAO ĐẲNG (Ban hành theo quyết định số :……/QĐ-CĐN ngày …… tháng …… năm 20… của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) Nguyễn Minh Trí Năm 2018 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình này cung cấp những kiến thức cơ bản và khái quát về lĩnh vực tài chính và tiền tệ, làm nền tảng cho việc nghiên cứu các môn học chuyên môn của nghề Kế toán doanh nghiệp. Ngoài ra, Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệgiúp sinh viên tham gia công việc ở các doanh nghiệp và nhất là đối với những doanh nghiệp liên quan đến hoạt động tài chính và ngân hàng. An Giang, ngày 2 tháng 3 năm 2018 Tham gia biên soạn: 1. Nguyễn Minh Trí 2. Nguyễn Thị Khanh 2
  3. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG 1. Lời giới thiệu 1 2. Mục lục 2 3. Chƣơng trình môn học 4 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ 6 I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ 6 1. Nguồn gốc bản chất và chức năng của tiền tệ 6 2. Các hình thái của tiền tệ 7 3. Khối tiền tệ 8 4. Cung- cầu tiền tệ 11 5. Tác động của tiền tệ đối với hoạt động kinh tế 11 6. Lạm phát và chính sách tiền tệ 11 II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH 1. Sự ra đời và phát triển của tài chính 13 2. Bản chất, chức năng và vai trò của tài chính 14 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG – BẢO HIỂM 17 I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG 17 1. Sự ra đời và phát triển của tín dụng 17 2. Bản chất và chức năng của tín dụng 18 3. Các hình thức tín dụng 19 4. Lãi suất tín dụng 20 II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM 21 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm 21 2. Các hình thức bảo hiểm 22 Chƣơng 3: NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 23 I. Bản chất và vai trò của ngân sách nhà nƣớc 23 1. Bản chất của ngân sách nhà nƣớc 23 2. Vai trò của ngân sách nhà nƣớc 23 II. Thu- Chi ngân sách nhà nƣớc 24 1. Thu ngân sách 24 2. Chi ngân sách 26 III. Hệ thống ngân sách nhà nƣớc 28 1. Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nƣớc 28 2. Phân cấp quản lí ngân sách 29 3. Chu trình ngân sách 30 Chƣơng 4: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 34 I. Những vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp 34 1. Khái niệm 34 2. Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp 34 3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp 35 II. Tổ chức và hoạt động tài chính doanh nghiệp 36 1. Tổ chức tài chính doanh nghiệp 36 2. Nội dung của hoạt động tài chính doanh nghiệp 40 3
  4. Chƣơng 5: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 45 TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG I. Lịch sử ra đời và phát triển của Ngân hàng 45 1. Nguồn gốc ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng 45 2. Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam 45 II. Ngân hàng trung ƣơng 46 1. Bản chất và chức năng của ngân hàng Trung Ƣơng 46 2. Vai trò của ngân hàng Trung Ƣơng 47 III. Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) 48 1. Định nghĩa NHTM 48 2. Các chức năng của NHTM 49 3. Các nghiệp vụ của NHTM 51 Chƣơng 6: THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH VÀ 55 CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN I. Thị trƣờng tài chính 55 1. Khái niệm 55 2. Thị trƣờng tài chính 55 3. Vai trò của thị trƣờng tài chính 61 II. Các tổ chức tài chính trung gian 63 1. Khái niệm 63 2. Các loại hình định chế tài chính trung giang 63 3. Chức năng của các tổ chức tài chính trung gian 64 Chƣơng 7: QUAN HỆ THANH TOÁN VÀ TÍN DỤNG QUỐC TẾ 65 I. Tỷ giá hối đoái 65 1. Khái niệm 65 2. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái 66 3. Các loại tỷ giá hối đoái 66 4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ giá hối đoái 67 5. Ý nghĩa của tỷ giá hối đoái 68 II. THANH TOÁN QUỐC TẾ 69 1. Các phƣơng tiện thanh toán quốc tế 69 2. Hình thức thanh toán quốc tế 72 3. Tín dụng quốc tế 73 4. Điều kiện thực hiện môn học 74 5. Nội dung phƣơng pháp đánh giá 75 6. Hƣớng dẫn thực hiện môn học 75 4
  5. CHƢƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Mã môn học: MH12 Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ (Lý thuyết: 30 giờ, thực hành, thí nghiệm, thảo luận: 0 giờ, bài tập: 27 giờ, kiểm tra: 3 giờ). I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC 1. Vị trí: Tài chính tiền tệ là một bộ phận cấu thành của hệ thống môn học chuyên môn nghề, được học sau các môn học cơ sở của ngành. 2. Tính chất: Môn Tài chính tiền tệ cung cấp những kiến thức cơ bản và khái quát về Tài chính Tiền tệ làm nền tảng cho việc nghiên cứu các môn học chuyên môn của nghề. II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC 1. Về kiến thức: - Hiểu được những kiến thức cơ bản về tài chính, tiền tệ, tín dụng trong nền kinh tế thị trường để làm nền tảng ứng dụng và nghiên cứu các môn nghiệp vụ ứng dụng và nghiên cứu các môn nghiệp vụ thuộc chuyên ngành quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính ... - Biết được những kiến thức cơ bản nhất về mối quan hệ kinh tế giữa các thực thể tài chính phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính. - Nhận biết khái quát về tài chính nhà nước (ngân sách nhà nước), tài chính doanh nghiệp, về bảo hiểm, nguồn gốc, chức năng và vai trò tín dụng, thị trường tài chính, tài chính quốc tế. - Hiểu được hệ thống ngân hàng và sự hoạt động của ngân hàng. - Hiểu được thị trường tiền tệ và các phương thức thanh toán trong nền kinh tế thị trường. 2. Về kỹ năng: - Kiểm tra đánh giá được công tác tài chính trong doanh nghiệp. - Nghiên cứu những mô hình lý thuyết, lý giải các sự kiện tiền tệ - tài chính trong mối tương tác với các vấn đề kinh tế của thế giới hiện thực. - Thực hành được các chức năng tài chính. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Có ý thức tích cực, chủ động sáng tạo và tác phong công nghiệp. - Tuân thủ các chế độ tài chính do Nhà nước ban hành. 5
  6. Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Mục tiêu: - Trình bày được những vấn đề cơ bản của tài chính- tiền tệ. - Mô tả được hệ thống tài chính của Việt Nam. - Phân tích được chức năng và bản chất của tài chính. - Phân tích được mối quan hệ giữa các khâu trong hệ thống tài chính. - Vận dụng kiến thức vào học các môn chuyên môn nghề. - Nghiêm túc khi nghiên cứu. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ 1. Nguồn gốc bản chất và chức năng của tiền tệ: 1.1. Nguồn gốc ra đời của tiền tệ Sự ra đời của tiền tệ gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Trong giai đoạn xã hội công xã nguyên thủy thì trao đổi mang tính ngẫu nhiên và được thực hiện bằng các trao đổi sản phẩm trực tiếp H - H'. Ví dụ: 1 mét vải = 10 kg thóc Cùng với việc cải tiến công cụ lao động và quá trình phân công lao động xã hội ngày một sâu hơn, nền quá trình sản xuất hàng hoá phát triển mạnh do đó quan hệ trao đổi không còn ngẫu nhiên, không chỉ dựa trên sự định giá giản đơn. Mặt khác hàng hóa trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng hơn do đó phạm vi trao đổi cần được mở rộng. Để giải quyết vấn đề trên người ta đặt ra vật trung gian làm phương tiện trao đổi nghĩa là hai giai đọan mua - bán sẽ được tách ra thành hai qúa trình độc lập. H - Vật trung gian - H' (giai đọan bán) (giai đọan mua) Sự ra đời của vật trung gian trao đổi đánh dấu giai đọan mở đầu cho sự xuất hiện của tiền tệ đồng thời là bước chuyển hóa từ nền kinh tế đổi chác sang nền kinh tế tiền tệ. 1.2. Bản chất của tiền tệ - Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt được tách ra khỏi thế giới hàng hóa đóng vai trò vật giá chung để đo giá trị của tất cả các hàng hóa khác. - Nó trực tiếp thể hiện hao phí lao động xã hội và quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa. - Tiền có thể thỏa mãn được một số nhu cầu của người sở hữu nó, tương ứng với lượng giá trị mà người đó tích lũy được 1.3. Chức năng của tiền tệ 1.3.1. Chức năng thước đo giá trị Thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền tệ thể hiện và đo lường giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác. Để thực hiện chức năng này tiền tệ phải có những điều kiện sau: - Tiền phải có đầy đủ giá trị: tất cả hàng hóa đều có giá trị nội tại. - Tiền tệ phải có tiêu chuẩn giá cả: Tiêu chuẩn giá cả là đơn vị đo lường tiền tệ của một quốc gia, được pháp luật quy định. 1.3.2. Chức năng phương tiện lưu thông Thực hiện chức năng này khi tiền tệ làm môi giới trung gian trong trao đổi hàng hóa, nó vận động đồng thời và ngược chiều với sự vận động của hàng hóa, có thể diễn đạt bằng công thức sau: H – T – H’ 6
  7. Hình thức trao đổi mới này trở thành phương tiện và động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng, buôn bán được dễ dàng, sản xuất cũng thuận lợi, tránh được sự ách tắc. Muốn tiền tệ thực hiện tốt chức năng phương tiện trao đổi đòi hỏi: - Phải sử dụng bằng tiền mặt (tiền thực hoặc tiền dấu hiệu), hoặc có thể sử dụng dấu hiệu giá trị như: Séc, Ủy Nhiệm Chi, Ủy Nhiệm Thu, … - Hệ thống tiền tệ của mỗi quốc gia phải có sức mua ổn định. - Số lượng tiền tệ phải đủ điều lượng để đáp ứng nhu cầu trao đổi trong mọi hoạt động kinh tế. - Đồng thời hệ thống tiền tệ phải bao gồm nhiều loại tiền, đủ cỡ để đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu giao dịch của dân chúng. 1.3.3. Chức năng phương tiện cất trữ giá trị Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện cất trữ giá trị khi tiền tệ tạm thời rút khỏi lưu thông và trở về trạng thái tĩnh, chuẩn bị cho nhu cầu tiêu dùng trong tương lai. Không phải chỉ có tích luỹ bằng tiền mà còn các dạng bất động sản, vật trang sức, chứng khoán,… Điều kiện để tiền thực hiện chức năng này: - Hệ thống tiền tệ quốc gia phải được ổn định sức mua. - Giá trị cất trữ phải có thời hạn. 1.3.4. Chức năng phương tiện thanh toán Quá trình lưu thông hàng hoá phát triển, ngoài quan hệ hàng hoá – tiền tệ, còn phát sinh những nhu cầu vay mượn, thuế khoá, nộp địa tô, … bằng tiền. Trong những trường hợp trên, tiền tệ chấp hành chức năng phương tiện thanh toán. Như vậy, khi làm chức năng phương tiện thanh toán, tiền tệ không còn là môi giới của trao đổi hàng hoá, mà là khâu bổ sung cho quá trình trao đổi, tức là, tiền tệ vận động tách rời sự vận động của hàng hoá, hoặc tiền tệ vận động độc lập với tư cách là sự vận động độc lập của giá trị. Tiền tệ khi thực hiện chức năng làm phương tiện chi trả đã tạo ra khả năng làm cho số lượng tiền mặt cần thiết cho lưu thông giảm đi tương đối, vì sự mua bán chịu, thực hiện thanh toán bù trừ lẫn nhau. Muốn được chấp nhận làm phương tiện thanh toán, thì: - Tiền tệ phải có sức mua ổn định tương đối bền vững theo thời gian. - Thanh toán bằng tiền dấu hiệu hoặc chuyển khoản. 2. Các hình thái của tiền tệ: 2.1. Hóa tệ Trong thời kỳ đầu của chế độ cộng sản nguyên thủy với công cụ thô sơ người ta tự cung cấp cho nhau số sản phẩm ít ỏi thu về sau một ngày săn bắn, hái lượm. Khi đời sống cộng đồng phát triển ý thức phân công lao động được hình thành và với sản phẩm dư thừa đã làm nảy sinh quan hệ trao đổi giữa các thị tộc. Trong giai đoạn nầy trao đổi mang tính ngẫu nhiên và được thực hiện bằng các trao đổi sản phẩm trực tiếp H - H'. Ở hình thức trao đổi này vì hai giai đoạn mua và bán phải có nhu cầu phù hợp về hàng hóa như: người có thóc muốn đổi lấy vải song ngược lại giữa người có vải cũng đang cần thóc. Ngoài ra, trong hình thức trao đổi nầy người ta còn phải thoả 7
  8. thuận về tỉ lệ giá trị của hàng hóa, về số lượng hàng hóa,…với những bất tiện của trao đổi hiện vật như nêu trên, chỉ phù hợp trong giai đoạn nền SX còn sơ khai và quan hệ trao đổi chưa mở rộng. Vì vậy, tiền tệ bằng hàng hóa có những bất tiện nhất định của nó trong quá trình phục vụ trao đổi như không được mọi người, mọi nơi chấp nhận, dễ hư hỏng, không đồng nhất… do đó dẫn đến việc sử dụng hóa tệ bằng kim loại. 2.2. Tín tệ Tín tệ được hiểu như tiền tự nó không có giá trị nhưng do sự tín nhiệm của mọi người mà nó được lưu dụng. Tín tệ có thể baoo gồm bằng kim loại và tiền giấy. - Tiền bằng kim loại thuộc hình thái tín tệ, khác với kim loại tiền tệ thuộc hình thái hóa tệ. Ở hình thái này giá trị nội tại của kim loại thường không phù hợp với giá trị danh nghĩa. - Tiền giấy bao gồm tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán. - Tiền giấy khả hoán là thứ tiền được lưu hành thay cho tiền vàng hay tiền bạc kí thác ở ngân hàng. Bất cứ lúc nào mọi người cũng có thể đem tiền giấy khả hoán đó đổi lấy vàng hay bạc có giá trị tương đương với giá trị được ghi trên tiền giấy khả hoán đó. - Tiền giấy bất khả hoán là thứ tiền giấy bắt buộc lưu hành, mọi người không thể đem tiền tiền giấy này đến ngân hàng để lấy vàng hay bạc. 2.3.Bút tệ Bút tệ là một hình thái tiền tệ được sử dụng bằng cách ghi chép trong sổ sách kế toán của Ngân hàng. Bút tệ xất hiện lần đầu tại nước Anh vào giữa thế kỉ XIX. Để tránh những quy định chặt chẽ trong việc phát hành giấy bạc, các nhà ngân hàng Anh đã sáng chế ra hệ thống thanh toán qua sổ sách ngân hàng. Bút tệ ngày càng có vai trò quan trọng, ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển và hệ thống ngân hàng phát triển, người dân có thói quen sử dụng bút tệ. 2.4. Tiền điện tử Có nhiều tên gọi cho tiền điện tử: tiền nhựa, tiền thông minh, … Đây có phải là một hình thái tiền tệ hay không là vấn đề chưa được thống nhất. Một số quan điểm cho rằng đây chỉ là “phương tiện chi trả mới”, hay “sự chuyển dịch vốn bằng tiền điện tử”. 3. Khối tiền tệ Khối lượng tiền trong lưu thông là tất cả các phương tiện được chấp nhận làm trung gian trao đổi với mọi hàng hóa và dịch vụ tại một thi trường nhất định và trong một thời gian nhất định. - Khối tiền giao dịch M1 là những phương tiện có tính lỏng cao nhất bao gồm: + Tiền mặt (tiền giấy) + Các loại séc + Tiền gởi không kỳ hạn - Khối tiền mở rộng M2 bao gồm: Khối M1 và khối tiền có tính lỏng tương đối cao như: + Tài khoản tiết kiệm. + Tiền gởi có kỳ hạn ngắn. 8
  9. - Khối tiền tài sản M3, bao gồm khối tiền M2 và những tài sản có tính lỏng thấp như: + Thương phiếu. + Tín phiếu kho bạc. + Cổ phiếu và các loại trái khoán khác. - Nếu tổng khối lượng tiền trong lưu thông được ký hiệu là MS thì: MS = M3 + các phương tiện trao đổi khác 4. Cung – Cầu tiền tệ: 4.1. Một số học thuyết về Cầu tiền tệ a. Lý thuyết của K.Marx: Số lượng tiền cần thiết cho lưu thông nhiều hay ít là do số lượng hàng hoá đang lưu thông (Q) nhiều hay ít, mức giá cả hàng hóa (P) cao hay thấp và tốc độ lưu thông tiền tệ (V ) nhanh hay chậm. Hai nhân tố số lượng hàng hóa và mức giá cả gộp lại thành khái niệm tổng giá cả hàng hóa (H), nhân tố này có quan hệ tỷ lệ thuận với số lượng tiền cần thiết cho lưu thông (Mn), nhân tố tốc độ lưu thông tiền tệ có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Từ phân tích trên K.Marx đưa ra: số lượng các phương tiện lưu thông là do tổng số giá trị của hàng hóa lưu thông và do tốc độ trung bình của lưu thông tiền tệ quyết định: Mn = H/ V Với : Mn: Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông. H: Tổng giá cả hàng hóa. V: Tốc độ lưu thông tiền tệ. Nếu gọi Mr là lượng tiền thực có trong lưu thông là lượng tiền mà ta chủ động cung ứng vào lưu thông thì yêu cầu của quy luật là phải đảm bảo quan hệ cân đối giữa Kt và Kc, những trường hợp vi phạm yêu cầu của quy luật như: + Mr> Mn dẫn tới thừa tiền. + Mr< MD dẫn tới thiếu tiền, đều có ảnh hưởng không tốt đến đời sống kinh tế xã hội. Số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định dựa vào 2 nhân tố: - Tổng giá cả hàng hóa đưa ra lưu thông - Tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ. Số lần thực hiện trao đổi giữa tiền tệ và hàng hóa trong một đơn vị thời gian gọi là tốc độ lưu thông tiền tệ. Tốc độ lưu thông tiền tệ là một đại lượng chỉ rõ trong một thời gian nhất định một đơn vị tiền tệ thực hiện được bao nhiêu lần chức năng phương tiện lưu thông. Nội dung quy luật lưu thông tiền tệ đựoc trình bày như sau: Số lượng tiền cần thiết thực hiện chức năng phương tiện lưu thông tỷ lệ thuận với tổng số giá cả hàng hóa trong lưu thông và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ trong thời kỳ đó. Đựoc biểu diễn bằng công thức sau: Q x H Mn = = P V V 9
  10. Trong đó: Mn: Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông H: Tổng giá cả hàng hóa trong lưu thông Q: Khối lượng hàng hóa trong lưu thông P: Giá cả bình quân hàng hóa trong lưu thông V: Tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ b. Lý thuyết của Keynes về sự ưa thích tiền mặt:Trong khi I. Fisher phát triển quan điểm học thuyết số lượng của mình về Md thì một nhóm các nhà kinh tế ở Cambridge cũng đang nghiên cứu về những vấn đề đó và cũng đưa ra kết luận Md = k x PY. Nhưng khác với Fisher, họ nhấn mạnh sự lựa chọn của cá nhân trong việc giữ tiền và không bác bỏ sự ảnh hưởng của lãi suất đến Md. Trên cơ sở quan điểm này, Keynes xây dựng lí thuyết về cầu tiền tệ được gọi là lí thuyết về sự ưa thích tiền mặt. Lí thuyết này được trình bày trong tác phẩm nổi tiếng “Học thuyết chung về công ăn việc làm, lãi suất và tiền tệ”. Trong học thuyết của mình, Keynes đã nêu ra 3 động cơ chính của việc giữ tiền mặt: - Giao dịch - Dự phòng - Đầu cơ c. Học thuyết của Friedman: Friedman cho rằng cầu tiền tệ phải bị ảnh hưởng bởi các nhân tố ảnh hưởng đến cầu của bất kỳ tài sản nào. Vì vậy cầu tiền tệ phải là một hàm số của những tài nguyên được sẵn sàng sử dụng cho các cá nhân Phương trình cầu tiền của Friedman: MD =f (Yp, rb – rm, re – rm , Пe – rm) P Trong đó: MD / P: Cầu về số dư tiền mặt Yp : thu nhập thường xuyên rm : thu nhập dự tính rb : lợi tức dự tính về trái khoán re : lợi tức dự tính về cổ phần Пe : tỷ lệ lạm phát dự tính 4.2. Cung tiền tệ Cung tiền tệ là việc tạo ra và đưa vào lưu thông tổng phương tiện đóng vai trò tiền để đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền trong nền kinh tế. - Khối lượng tiền trong nền kinh tế được cung ứng từ các tác nhân sau đây: Ngân hàng Trung ương: Phát hành tiền thông qua các nghiệp vụ như: - Tái chiết khấu, tái cầm cố các thương phiếu, các chứng chỉ tiền gởi và các chứng từ có giá khác của các tổ chức tín dụng. - Mua chứng khoán chính phủ trong nghiệp vụ thị trường mở. - Mua vàng, ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. 10
  11. Các tổ chức tín dụng: Những tổ chức này không được cung ứng trực tiếp tiền mặt mà chỉ tạo tiền bút tệ, thông qua các nghiệp vụ: - Cho khách hàng vay quá nguồn vốn của mình. - Cho khách hàng thấu chi, là sự dàn xếp của ngân hàng để khách hàng được phép chi vượt quá số dư tiền gởi của khách hàng theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng Các tổ chức phi ngân hàng: cung ứng tiền cho nền kinh tế thông qua những phương tiện chuyển tải giá trị như: thương phiếu, trái phiếu công ty,… * Các nhân tố ảnh hưởng đến cung tiền tệ Cung tiền tệ trong nền kinh tế do ngân hàng Trung ương quyết định thông qua chính sách tiền tệ. Khi ngân hàng Trung ương thực thi chình sách tiền tệ thắt chặt thì mức cung tiền tệ sẽ giảm, ngược lại, khi ngân hàng Trung ương thực thi chính sách tiền tệ mở rộng thì mức cung tiền tệ sẽ tăng. Các nhân tố làm cơ sở để ngân hàng TW quyết định đến chính sách tiền tệ của mình là: Chỉ số trượt giá và tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ. Mức độ thâm hụt ngân sách Nhà nước, thu không đủ chi. Thâm hụt cán cân thanh toán. 5.Tác động của tiền tệ đối với nền kinh tế Theo mô hình tổng cung- cầu thì sự thay đổi của tổng cầu dẫn đến sự thay đổi cảu sản lượng và giá cả. Theo Keynes: AD = C + I + G + NX Trong đó: AD: tổng cầu C: chi tiêu tiêu dùng I: chi tiêu đầu tư có kế hoạch G: chi tiêu của chính phủ NX: xuất nhập khẩu ròng Như vậy, sự thay đổi của mức cung tiền có tác động tới các hoạt động kinh tế thong qua các tác động tới những bộ phận tổng cầu như chi tiêu đầu tư, chi tiêu tiêu dung, xuất khẩu ròng. Tuy nhiên, sự tác động này mạnh hay yếu còn tùy thuộc vào sự phản ứng của nền kinh tế. 6. Lạm phát và chính sách tiền tệ: 6.1. Lạm phát a. Định nghĩa Lạm phát là một hiện tượng kinh tế, trong đó khối lượng tiền thực tế đưa vào lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông làm cho giá cả hàng hóa tăng lên một cách liên tục và kéo dài dẫn đến đồng tiền quốc gia bị mất giá so với vàng và ngoại tệ. b. Phân loại lạm phát - Lạm phát vừa phải ở mức độ thấp còn gọi là lạm phát 1 con số: biểu hiện ở giá cảhàng hoá tăng chậm trong khoảng
  12. - Siêu lạm phát:Xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa lạm phát phi mã. Lúc này tiền không còn thực hiện được chức năng thước đo giá trị. c. Nguyên nhân và hậu quả của lạm phát Những nguyên nhân liên quan đến chính sách của Nhà nước như: Nhà nước phát hành tiền để bù đắp thiếu hut NSNN. Chính sách thuế không hợp lý chưa khai thác hết các nguồn thu, nội dung còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng trốn lậu thuế gây thất thu cho ngân sách. Chính sách cơ cấu kinh tế không hợp lý nên khuyến khích các ngành kinh tế có chi phí cao, kém hiệu quả. Những nguyên nhân liên quan đến nền kinh tế:Nền kinh tế trong nước kém phát triển; sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, chi phí cao. Những nguyên nhân liên quan đến các điều kiện quốc gia như: khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và thế giới, chiến tranh xảy ra… Những nguyên nhân liên quan đến điều kiện tự nhiên như: thiên tai, động đất,… Những nguyên nhân liên quan đến tình hình kinh tế chính trị: do khủng hoảng hệ thống chính trị làm cho việc điều hành sản xuất không được quan tâm và điều cốt lõi là dân chúng không tín nhiệm đồng tiền pháp định của nhà nước. Tùy theo các điều kiện cụ thể mà lạm phát nảy sinh bắt nguồn từ một hoặc nhiều nguyên nhân và do đó tỷ lê lạm phát cũng ở những mức độ khác nhau Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế: Tiền tệ-ngân hàng: Lạm phát làm cho tiền tệ không còn giữ được chức năng thước đo giá trị, không tình toán được các chỉ tiêu hiệu quả của nền kinh tế. Tín dụng bị thu hẹp, hoạt động bình thường của ngân hàng bị phá vỡ, làm cho hệ thống tiền tệ bị rối loạn và không kiểm soát được. Người ta chuyển sang tích luỹ vàng, tích trữ hàng hoá điều này làm cho lưu thông tiền tệ bị rối loạn. Tài chính-kinh tế: Lạm phát làm sản xuất bị thu hẹp. Hơn nữa lạm phát làm sản xuất phát triển không đồng đều, mất cân đồi giữa các ngành. Nền kinh tế bị khủng hoảng, ngân sách bị thất thu do các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn. Xã hội: Lạm phát làm giảm khối lượng hàng hóa tiêu dùng của dân cư, đặc biệt đời sồng của người làm công ăn lương ngày càng khó khăn. Lạm phát làm giàu người đầu cơ tích trữ và làm nghèo nhanh chóng những người giữ tiền. Thất nghiệp sẽ tăng cao và dẫn đến các vấn đề xã hội càng phức tạp. Lạm phát xảy ra còn là môi trường tốt để những hiện tượng tiêu cực trong đời sống phát sinh như đầu cơ, tích trữ gây cung - cầu hàng hoá giả tạo. Đại bộ phận tầng lớp dân cư sẽ rất khó khăn và vật chất do phải chịu áp lực từ sự gia tăng của giá cả. d. Biện pháp ổn định tiền tệ chống lạm phát 12
  13. . Biện pháp cấp bách: Biện pháp này được áp dụng với mục đích giảm tức thời cơn sốt lạm phát. Khi xảy ra lạm phát phi mã hoặc siêu lạm phát thì biện pháp tình thế được áp dụng là: - Chính sách tiền tệ quốc gia: + Ngừng phát hành tiền vào lưu thông. + Tăng lãi suất tiền gởi. + Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm hạn chế vốn tín dụng của ngân hàng thương mại. + Ấn định hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại. + Ngân hàng trung ương bán các loại trái phiếu ngân hàng ra thị trường tiền tệ. - Chính sách tài chính quốc gia: + Cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết, nhằm làm giảm bớt tình trạng lạm phát. + Khuyến khích nhập khẩu hàng hóa để đưa vào thị trường trong nước các mặt hàng đang thiếu hoặc lên giá. + Bán ngoại tệ, vàng ra thị trường. + Phát hành trái phiếu chính phủ. . Biện pháp ổn định tiền tệ cơ bản lâu dài Thứ nhất, xây dựng kế hoạch tổng thể để phát triển sản xuất hàng hóa trong nước một cách hợp lý. Đây chính là biện pháp cơ bản mang tính chiến lược tạo cơ sở vững chắc để ổn định tiền tệ Thứ hai, tạo ngành sản xuất mũi nhọn cho xuất khẩu. Thứ ba, cắt giảm biên chế, áp dụng cơ chế mới hợp lý. Thứ tư, nghiên cứu sửa đổi bổ sung chính sách thuế hợp lý. Thứ năm, dùng lạm phát để chóng lạm phát. II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH 1. Sự ra đời và phát triển của tài chính: 1.1. Tiền đề nền sản xuất hàng hoá - tiền tệ Lịch sử xã hội loài người cho thấy rằng, khi phân công lao động xã hội phát triển gắn liền với chế độ tư hữu đã thúc đẩy nền kinh tế - xã hội chuyển hóa từ nền sản xuất tự cấp tự túc sang nền sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, tiền tệ không xuất hiện ngay khi sản xuất hàng hóa mới ra đời và giá trị sản phẩm hàng hóa đã biểu hiện trải qua dưới nhiều hình thái quá độ như: - Hình thái giá trị giản đơn: H – H1 - Hình thái giá trị chung: H – Vật trung gian – H1 Khối lượng sản phẩm hàng hóa sản xuất và lưu thông ngày càng phát triển, phong phú đòi hỏi quá trình trao đổi phải chi ly, chính xác và thuận tiện hơn đã thúc đẩy hình thái tiền tệ ra đời. Từ đó, vàng đã trở thành hàng hóa - tiền tệ (vật ngang giá chung cho tất cả sản phẩm hàng hóa khác). Trong nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ, cung cầu luôn tác động đến giá cả hàng hóa trao đổi trên thị trường, giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm hàng hóa. Vì vậy, khi thực hiện giá trị sản phẩm hàng hóa thì tiền tệ sẽ vận động từ 13
  14. người tiêu dùng đến người bán hàng hóa, đồng thời phát sinh 1 khoản thu nhập cho người sản xuất hàng hóa. Các khoản thu nhập này là nguồn hình thành những quỹ tiền tệ của các chủ thể kinh tế. Sự liên tục của quá trình sản xuất hành hóa luôn luôn đòi hỏi các quỹ tiền tệ phải được tạo lập, phân phối và sử dụng. Đây chính là điểm xuất phát làm nẩy sinh các quan hệ tài chính. 1.2. Tiền đề Nhà nước Khi nhà nước đầu tiên của xã hội loài người xuất hiện (Nhà nước chiếm hữu nô lệ). Để duy trì sự tồn tại của mình, nhà nước đã dùng quyền lực chính trị buộc các tổ chức và các cá nhântrong xã hội phải đóng góp 1 phần thu nhập, của cải cho nhà nước nhằm tạo lập quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu chi tiêu quốc gia. Như vậy, sự ra đời của nhà nước đã làm nẩy sinh các quan hệ kinh tế trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ riêng có của mình phục vụ cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước, hình thành lĩnh vực hoạt động tài chính nhà nước. 2. Bản chất và chức năng và vai trò của tài chính: 2.1. Bản chất của tài chính Tài chính là sự vận động của các nguồn lực tài chính (Dạng tiền tệ hoặc của cải vật chất) theo một quá trình phân phối, tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể kinh tế, xã hội trong quá trình tái sản xuất. Các quỹ tiền tệ của các chủ thể kinh tế: - Quỹ tiền tệ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. - Quỹ tiền tệ của các tổ chức tài chính trung gian. - Quỹ tiền tệ của các hộ gia đình và dân cư. - Quỹ tiền tệ của nhà nước – NSNN. Trong quá trình phân phối các nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ cho tích lũy và tiêu dùng làm phát sinh hàng loạt các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị như: - Quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các doanh nghiệp: + Doanh nghiệp nộp các loại thuế vào NSNN. + Nhà nước cấp phát, tài trợ vốn, chợ giá cho các doanh nghiệp. - Quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội: + Cấp phát lương, kinh phí,... cho các cơ quan. + Quyết toán kinh phí, thu thuế,... - Quan hệ kinh tế giữa nhà nước và dân cư: + Chi ngân sách xây dựng các công trình phúc lợi công cộng. + Dân cư nộp các loại thuế vào NSNN. - Quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp với thị trường. + Cung cấp sản phẩm hàng hóa cho thị trường. + Thị trường cung cấp các yếu tố sản xuất cho các doanh nghiệp. - Quan hệ kinh tế trong nội bộ các doanh nghiệp: + Doanh nghiệp cấp phát lương, thưởng,... cho người lao động. + Người lao động nộp phạt, bồi thường,... cho doanh nghiệp. 14
  15. + Quan hệ điều hòa, cân đối vốn giữa các đơn vị thực hiện hạch toán độc lập cho doanh nghiệp. Tổng thể các quan hệ kinh tế nêu trên đã tạo nên bản chất kinh tế của tài chính và có thể được khái quát như sau: “Tài chính phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính bằng việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu tích lũy hoặc tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội”. 2.2. Chức năng của tài chính a. Chức năng phân phối Phân phối của tài chính là sự phân chia các nguồn tài chính mà chủ yếu là tổng sản phẩm quốc dân theo những tỷ lệ và xu hướng nhất định cho tích luỹ và tiêu dùng trong quản lý nhà nước, khu vực kinh doanh và dân cư. Phân phối của tài chính bao gồm quá trình phân phối lần đầu và quá trình phân phối lạitrong đó phân phối lại là chủ yếu; phân phối lần đầu nguồn tài chính được tạo ra trong khu vực sản xuất kinh doanh và hình thành những bộ phận các quỹ tiền tệ sau đây: + Quỹ bù đắpvốn lưu động đã ứng ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. + Quỹ khấu hao tài sản cố định. + Quỹ tiền lương. + Góp phần hình thành các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thương mại. + Thu nhập (thuần tuý) của các chủ sở hữu về vốn hay nguồn tài nguyên. Như vậy, phân phối lần đầu các nguồn tài chính xã hội chỉ mới hình thành. Các quỹ tiền tệ và khoản thu nhập cơ bản của các chủ thể. Nếu dừng ở đây thì các quỹ này trở thành vô nghĩa vì nó không đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt của toàn xã hội. Do đó, cần thiết phải tiến hành tái phân phối. Phân phối lại là tiếp tục phân phối các quỹ tiền tệ và những phần thu nhập cơ bản được hình thành trong phân phối lần đầu vừa nêu trên ra phạm vi toàn xã hội để đáp ứng nhu cầu tích luỹ và tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội. Phân phối lại được thực hiện bằng các phương pháp sau: + Sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong xã hội. + Huy động một bộ phận thu nhập của các tổ chức và dân cư bằng các hình thức như: thuế, tín dụng ngân hàng, cổ phiếu, trái phiếu, các loại giấy tờ có giá,... b. Chức năng giám đốc Chức năng giám đốc của tài chính bắt nguồn từ sự cần thiết khách quan phải theo dõi, kiểm soát tiến trình thực hiện các quan hệ tài chính trong phân phối các nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân. Giám đốc của tài chính là một loại giám đốc bằng đồng tiền thông qua các chỉ tiêu tài chính, các chỉ tiêu về tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ. Mục đích của giám đốc tài chính là nhằm thúc đẩy phân phối các nguồn tài chính xã hội cân đối và hợp lý, phù hợp với các quy luật kinh tế và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Chức năng giám đốc của tài chính được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực hoạt động khác nhau của tài chính và thể hiện 2 khía cạnh: + Khía cạnh 1: Tiến hành phân tích và thẩm tra các hoạt động tài chính: Nắm được. 15
  16. kết quả tổng quát thực tế của hoạt động tài chính và những nhân tố tác động ảnh hưỡng trong một thời gian nhất định. + Khía cạnh 2: Đề ra những biện pháp cải tiến các hoạt động tài chính nhằm tạo tiền đề cho quá trình phân phối sau diễn ra tốt hơn. 2.3. Vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường a. Tài chính – công cụ phân phối tổng sản phẩm quốc dân Vai trò này của tài chính bắt nguồn từ bản chất chức năng của phạm trù tài chính và được con người vận dụng vào thực hiện các quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân. Tài chính là công cụ phân phối, tài chính thực hiện phân bổ các nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực mà nhà nước khuyến khích, các ngành kinh tế trọng điểm hoặc xây dựng các cơ sở kinh tế hạ tầng nhằm tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi để kích thích và thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế. Công cụ tài chính góp phần xác lập, hình thành và giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ cân đối giữa tích luỹ đầu tư và tiêu dùng, cân đối giữa các ngành trong nền kinh tế (Công nghiệp, Nông nghiệp,…). Đối với khu vực doanh nghiệp, thông qua cơ chế phân phối nguồn tài chính do doanh nghiệp tạo ra, tài chính là công cụ kích thích tiết kiệm, đầu tư, tái đầu tư nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực ổn dịnh đời sống dân cư, thông qua các quan hệ phân phối, tài chính được sử dụng như một công cụ quan trọng để điều tiết thu nhập của các chủ thể kinh tế và các tầng lớp dân cư theo chính sách, pháp luật nhà nước nhằm thực hiện ổn định và cải thiện từng bước đời sống dân cư. b. Tài chính – công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế Thông qua hệ thống pháp luật tài chính, chính sách tài chính và các công cụ tài chính để quản lý, điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Vai trò này, được thể hiện trong việc định hướng, khuyến khích và điều tiết các quan hệ kinh tế phát triển theo đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước theo hướng có lợi cho nền kinh tế quốc dân. - Hệ thống luật tài chính và các luật kinh tế có liên quan: . Luật NSNN. . Các sắc luật về thuế. . Các pháp lệnh về hoạt động của hệ thống ngân hàng. . Luật công ty, luật doanh nghiệp nhà nước. Hệ thống luật nêu trên là cơ sở khoa học có tác dụng quản lý vĩ mô và vi mô nền kinh tế trong lĩnh vực tài chính có hiệu quả. - Chính sách tài chính quốc gia: Trong cơ chế kinh tế thị trường đòi hỏi nhà nước phải có một chính sách tài chính quốc gia phù hợp để định hướng điều chỉnh các hoạt động tài chính như: Sử dụng các công cụ tài chính vào việc khai thác vốn, kích thích sử dụng có hiệu quả,… nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội phát triển, bao gồm: . Chính sách tạo vốn. . Chính sách sử dụng vốn. . Chính sách tiền tệ. . Chính sách điều tiết thu nhập. 16
  17. - Các công cụ tài chính: Vận dụng các công cụ tài chính trong hoạt động NSNN, các khâu tài chính trung gian, công cụ thị trườngmở để quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế như: . Thuế, các khoản chi của NSNN. . Cơ chế tài trợ vốn, trợ giá từ NSNN. . Lãi suất. . Công trái phiếu, tín phiếu,… . Tỷ giá hối đoái,… Tóm lại,sự tác động của tài chính và phát huy vai trò của tài chính trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đòi hỏi phải xác lập một cơ chế quản lý tài chính thích hợp, trong đó vận dụng sự đan xen giữa các yếu tố như: Pháp luật, chính sách và các công cụ tài chính. 17
  18. Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG – BẢO HIỂM Mục tiêu: - Trình bày được những vấn đề cơ bản của tín dụng. - Giải thích được các bản chất của tín dụng. - Phân biệt được các loại hình tín dụng. - Phân tích được ưu điểm và hạn chế của các hình thức tín dụng. - Tính được lãi đơn - lãi kép. - Phân biệt được các hình thức bảo hiểm. - Trình bày được nội dung về bảo hiểm thương mại và bảo hiểm xã hội. - Trình bày được khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc hoạt động chung và vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế thị trường. - Vận dụng kiến thức vào học các môn chuyên môn nghề. - Nghiêm túc khi nghiên cứu. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG 1. Sự ra đời và phát triển của tín dụng: 1.1.Sự ra đời của tín dụng Tín dụng xuất hiện rất sớm, từ khi xã hội loài người có sự phân công lao động xã hội và chế đô tư hữu về tư liệu sản xuất. Nó tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của những quan hệ hàng hóa-tiền tệ 1.2. Khái niệm tín dụng Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tín dụng là một sự vay mượn trong đó hai chủ thể người đi vay và người cho vay sẽ thoả thuận một thời hạn nợ và mức lãi cụ thể. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì tín dụng là sự vận động của các nguồn vốn. 1.3. Đặc điểm của tín dụng Chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu vốn tín dụng. Thời hạn tín dụng được xác định do thoả thuận giữa người cho vay và người đi vay. Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình thức lợi tức. 2. Bản chất và chức năng của tín dụng: 2.1. Bản chất của tín dụng Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong xã hội trên nguyên tắc hoàn trả có thời hạn và có lợi tức. Đây là đặc trưng cơ bản để phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác. 2.2. Chức năng của tín dụng a.Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở có hoàn trả Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai quá trình thống nhất trong sự vận hành của hệ thống tín dụng. Ở đây tín dụng được xem như chiếc cầu nối giữa các nguồn cung và cầu về vốn tiền tệ trong nền kinh tế. Việc phân phối vốn tín dụng được thực hiện dưới hai hình thức: phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp: Phân phối trưc tiếp là việc phân phối từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng số vốn đó. 18
  19. Phân phối gián tiếp là việc phân phối được thực hiện thông qua các trung gian tài chính như: ngân hàng, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính,… b. Kiểm soát các hoạt động kinh tế Thông qua quá trình tập trung và phân phối lại vốn, tín dụng góp phần phản ánh được mức độ phát triển nền kinh tế về các mặt như khối lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội, nhu cầu vốn trong từng thời kỳ… Đặc biệt trong hoạt động cho vay của NH để góp phần bảo đảm an toàn về nguồn vốn, NH luôn tăng cường công tác kiểm tra tài chính của đơn vị nhằm phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm chế độ quản lý kinh tế của nhà nước. Công tác thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho NH tăng cường vai trò kiểm soát bằng đồng tiền các đơn vị kinh tế, từ đó NH có cái nhìn tương đối tổng quát vào cấu trúc của các đơn vị. Với chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế sẽ góp phần giải quyết tình trạng mất cân đối cục bộ của nền kinh tế với những giải pháp khắc phục kịp thời từ đó phát huy vai trò quản lý của nhà nước. 3. Các hình thức tín dụng: 3.1. Tín dụng thương mại. Khái niệm: Đây là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua - bán chịu hàng hoá. Đặc điểm: Tín dụng thương mại mang 3 đặc điểm. - Cho vay dưới dạng hàng hoá. - Các chủ thể trong quan hệ tín dụng đều là các doanh nghiệp trực tiếp hoạt động trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh(các lĩnh vực có liên quan lẫn nhau). - Sự vận động và phát triển của tín dụng thương mại phù hợp với quá trình phát triển SX và lưu thông hàng hoá. 3.2. Tín dụng ngân hàng. Khái niệm:Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng với nhà nước, doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư… trong nền kinh tế Đặc điểm:Tín dụng NH có 3 đặc điểm. - Cho vay dưới dạng tiền tệ - Trong quan hệ tín dụng NH người đi vay là các nhà doanh nghiệp, các cá nhân, người cho vay là các NH (trong khâu cho vay vốn) và ngược lại (trong khâu huy động vốn). - Qúa trình vận động và phát triển của hình thức tín dụng NH không hoàn toàn phù hợp với qui mô phát triển của SX và lưu thông hàng hoá. 3.3. Tín dụng nhà nước Khái niệm:Đây là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư ở trong nước và với chính phủ, các tổ chức và cá nhân nước ngoài được thực hiện dưới hình thức nhà nước phát hành công trái và các hiệp định vay nợ quốc tế để huy động vốn cho ngân sách nhà nước. Đặc điểm: - Chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng này là Nhà nước và các pháp nhân, thể nhân trong nước hoặc nước ngoài 19
  20. - Hình thức huy động vốn tín dụng NN rất đa dạng phong phú có thể huy động bằng tiền, vàng, ngoại tệ dưới hình thức phát hành các chứng khoán: tín phiếu, trái phiếu… - Tín dụng NN chủ yếu là loại hình tín dụng trực tiếp, huy động vốn trên thị trường vốn không thông qua một tổ chức trung gian nào 3.4. Tín dụng tiêu dùng Khái niệm:Tín dụng tiêu dùng là quan hệ tín dụng giữa dân cư với các doanh nghiệp, ngân hàng, các công ty cho thuê tài chính. Đặc điểm: - Tín dụng được thực hiện dưới hình thức hàng hóa hoặc tiền tệ - Trong quan hệ tín dụng này thì tầng lớp dân cư là người đi vay, các doanh nghiệp, ngân hàng, các công ty cho thuê tài chính là người cho vay. - Đây là loại tín dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư trong xã hội như mua sắm phương tiện sinh hoạt, xây dựng nhà ở,… 4. Lãi suất tín dụng: 4.1. Khái niệm: Người đi vay sử dụng vốn vay vào mục đích sản xuất kinh doanh theo các điều kiện của người cho vay. Lợi nhuận tạo ra trong quá trình này tất yếu được phân chia theo một tỷ lệ thỏa đáng giữa người cho vay và người đi vay, tương ứng với nguồn vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh. Nếu vay tiêu dùng, người đi vay cũng phải trích ra một phần thu nhập có được sau khi vay để trả cho người cho vay. Phần lợi nhuận hoặc phần thu nhập trả cho người cho vay gọi là lợi tức. Lợi tức là khoản tiền mà người đi vay phải trả cho người cho vay ngoài phần vốn gốc vay ban đầu, sau một thời gian sử dụng tiền vay. Nếu vốn được coi là một hàng hóa mua bán trên thị trường vốn thì lợi tức chính là “giá cả” được hình thành trong quá trình mua bán vốn. Giá cả này cũng lên xuống theo quan hệ cung cầu của vốn. Nhưng khác với các loại giá cả của hàng hóa thông thường là phản ánh và xoay quanh giá trị của chúng. Còn giá cả của vốn, hoàn toàn không phản ánh được giá trị của vốn. Nó chỉ bằng một phần rất nhỏ so với giá trị của vốn. Chính vì thế, giá cả của vốn được coi là một loại giá đặc biệt, “giá cả không hợp lý”. Trên thực tế, nếu chỉ xem xét về số lượng thì lợi tức chưa phản ánh được hiệu quả của vốn cho vay. Vì vậy, trong kinh doanh tiền tệ, lợi tức luôn luôn được so sánh với vốn cho vay, để xác định khả năng sinh lời của từng loại vốn cho vay trên thị trường. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả này chính là lãi suất tín dụng. Lãi suất tín dụng là tỉ lệ phần trăm giữa lợi tức thu được và tổng số tiền cho vay trong một khoảng thời gian nhất định. Công thức xác định: Lãi suất tín dụng = lợi tức thu được x100% trong kỳ tổng số tiền cho vay Ví dụ: Một NHTM cho một doanh nghiệp vay 100.000.000 đồng. Lãi trả sau, thu hồi vốn gốc và lãi một lần. Hết một năm lợi tức thu được là 9.600.000đ. Vậy lãi suất năm là: 9.600.000đ x 100% 100.000.000đ 20
nguon tai.lieu . vn