Xem mẫu

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: LÝ THUYẾT KẾ TOÁN NGÀNH, NGHỀ: KẾ TOÁN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định Số: /QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày…… tháng…… năm……… của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Quá trình biên soạn: Trên cơ sở tham khảo các giáo trình, tài liệu về lý thuyết kế toán, các văn bản luật dƣới luật về kế toán về thuế, các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hiện hành kết hợp với kinh nghiệm thực tế nghề nghiệp của nghề Kế toán Doanh nghiệp, giáo trình này đƣợc biên soạn có sự góp ý tích cực của các thành viên trong câu lạc bộ kế toán trƣởng có nhiều năm kinh nghiệm, cùng với những ý kiến đóng góp quý báu của các giảng viên có thể gọi là chuyên gia về lĩnh vực kế toán. Mối quan hệ của tài liệu với chƣơng trình mô đun: Căn cứ vào chƣơng trình đào tạo nghề kế toán cung cấp cho ngƣời học những Kiến thức về hệ thống văn bản pháp luật về công tác kế toán đối tƣợng, nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán, kết cấu tài khoản và hệ thống tài khoản, hệ thống báo cáo đƣợc sử dụng trong doanh nghiệp, giúp học sinh sinh viên hình thành các kỹ năng nhƣ lập đƣợc các chứng từ, mở sổ, ghi chép vào sổ, khóa sổ và chỉnh sửa sổ kế toán cũng nhƣ hạch toán đúng các số nghiệp vụ kinh kế phát sinh trong doanh nghiệp thƣơng mại, dịch vụ và sản xuất theo chế độ kế toán hiện hành. Cấu trúc chung của giáo trình lý thuyết kế toán bao gồm 6 chƣơng: Chƣơng 1: Một số vấn đề chung về công tác kế toán. Chƣơng 2: Hệ thống tài khoản và ghi sổ kép. Chƣơng 3: Chứng từ, sổ sách kế toán và các hình thức kế toán. Chƣơng 4: Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp. Chƣơng 5: Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp thƣơng mại, dịch vụ và sản xuất. Chƣơng 6: Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp. Sau mỗi bài đều có các bài tập để củng cố kỹ năng cho ngƣời học. Giáo trình đƣợc biên soạn trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nƣớc và tham khảo nhiều tài liệu liên quan có giá trị. Song chắc hẳn quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong muốn và thực sự cảm ơn những ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia, ngƣời sử dụng lao động, kế toán các doanh nghiệp, các thầy cô đóng góp cho việc chỉnh sửa để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn. Đồng Tháp, ngày tháng năm 2017
  4. Chủ biên TS. La Ngọc Giàu
  5. MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................................................ 1 LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................ ii MỤC LỤC ............................................................................................................ i CHƢƠNG TRÌNH MÔN HỌC .......................................................................... v CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN.......... 1 1. Một số văn bản phát luật về công tác kế toán ................................................. 2 1.1. Luật kế toán .................................................................................................. 2 1.2. Chuẩn mực kế toán....................................................................................... 2 1.3. Chế độ kế toán doanh nghiệp. ...................................................................... 3 1.4. Chi phí, tài chính. ......................................................................................... 4 1.5. Giao dịch liên kết. ........................................................................................ 5 2. Đối tƣợng kế toán. ........................................................................................... 5 2.1. Tài sản .......................................................................................................... 6 2.1.1. Khái niệm tài sản ....................................................................................... 6 2.1.2. Phân loại tài sản trong doanh nghiệp ........................................................ 6 2.1.2.1. Tài sản ngắn hạn..................................................................................... 7 2.1.2.2.Tài sản dài hạn......................................................................................... 7 2.2. Nguồn vốn .................................................................................................... 8 2.2.1. Khái niệm .................................................................................................. 8 2.2.2. Phân loại nguồn vốn trong doanh nghiệp ................................................. 8 2.3. Mối quan hệ giữa tài sản – nguồn vốn ......................................................... 9 3. Các khái niệm và các nguyên tắc kế toán. ................................................... 13 3.1. Khái niệm kế toán. ..................................................................................... 13 3.2. Một số khái niệm khác liên quan đến công tác kế toán. ............................ 13 3.3. Phân loại kế toán ........................................................................................ 14 4. Các phƣơng pháp kế toán .............................................................................. 15 5. Nhiệm vụ và các yêu cầu của kế toán ........................................................... 16 5.1. Nhiệm vụ của kế toán ................................................................................. 16 5.2. Yêu cầu kế toán .......................................................................................... 17 6. Những hành vi bị cấm ................................................................................... 17 7. Chuẩn mực đạo đức nghề kế toán ................................................................. 18 8. Nguyên tắc kế toán ........................................................................................ 19 8.1. Nguyên tắc giá gốc ..................................................................................... 19 8.2. Nguyên tắc phù hợp ................................................................................... 20 8.3. Nguyên tắc nhất quán: ................................................................................ 21 8.4. Nguyên tắc thận trọng ................................................................................ 21 8.5. Nguyên tắc trọng yếu ................................................................................. 23 i
  6. 8.6. Nguyên tắc cơ sở dồn tích: ......................................................................... 23 8.7. Nguyên tắc hoạt động liên tục.................................................................... 23 CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ KÉP .......................... 31 1. Giới thiệu về hệ thống tài khoản kế toán ................................................ 31 2. Nội dung và kết cấu của tài khoản ................................................................ 42 2.1. Tài khoản .................................................................................................... 42 2.2. Kết cấu chung của tài khoản kế toán.......................................................... 43 3.Nguyên tắc ghi chép vào các tài khoản .......................................................... 44 3.1. Nguyên tắc ghi chép nhóm tài khoản tài sản ( nhóm 1,2) ......................... 45 3.2. Nguyên tắc ghi chép nhóm tài khoản nguồn vốn ( nhóm 3,4) ................... 47 3.3. Nguyên tắc ghi chép nhóm tài khoản chi phí ( nhóm 6,8) ......................... 48 3.4. Nguyên tắc ghi chép nhóm tài khoản doanh thu( nhóm 5,7) ..................... 48 3.5. Nguyên tắc ghi chép nhóm tài xác định kết quả KD( nhóm 9) ................. 49 4. Các loại định khoản ....................................................................................... 49 5. Kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết ................................................................. 52 5.1. Kế toán tổng hợp ........................................................................................ 52 5.2. Kế toán chi tiết ........................................................................................... 53 CHƢƠNG 3: CHỨNG TỪ SỔ SÁCH KẾ TOÁN VÀ CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN ................................................................................................................ 59 1.Chứng từ kế toán ............................................................................................ 59 1.1. Khái niệm chứng từ kế toán ....................................................................... 59 1.2. Phân loại chứng từ kế toán ......................................................................... 60 1.2.1. Chứng từ gốc: .......................................................................................... 61 1.2.2. Chứng từ ghi sổ ....................................................................................... 61 1.2.3. Sử dụng quản lý và ký chứng từ kế........................................................ 64 2. Sổ kế toán ...................................................................................................... 70 2.1. Khái niệm và ý nghĩa sổ kế toán ................................................................ 70 2.2. Các loại sổ kế toán ..................................................................................... 70 2.3. Nguyên tắc sổ kế toán ................................................................................ 74 2.4. Ghi sổ kế toán ............................................................................................. 75 2.4.1. Mở sổ kế toán .......................................................................................... 75 2.4.2. Ghi sổ kế toán.......................................................................................... 76 2.4.3. Khóa sổ .................................................................................................... 76 2.5. Sửa chữa sai sót trong sổ kế toán ............................................................... 76 3. Hình thức kế toán .......................................................................................... 78 3.1. Khái niệm hình thức kế toán ...................................................................... 78 3.2. Các hình thức kế toán ................................................................................. 78 3.2.1. Hình thức nhật ký chung ......................................................................... 79 ii
  7. 3.2.2. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái ........................................................ 80 3.3.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ ......................................................... 82 3.3.4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ ............................................... 84 3.3.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính.......................................................... 86 3.3. Bài tập ứng dụng ...................................................................................... 123 CHƢƠNG 4: BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP ............. 133 1. Tổng quan về báo cáo tài chính................................................................... 133 1.1. Mục đích của Báo cáo tài chính ............................................................... 134 1.2. Kỳ lập Báo cáo tài chính ........................................................................ 134 1.3 Đối tƣợng áp dụng, trách nhiệm lập và chữ ký trên Báo cáo tài chính .... 134 1.4. Hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp ......................................... 135 2. Bảng cân đối kế toán ................................................................................... 136 2.1. Khái niệm ................................................................................................. 136 2.2. Kết cấu của bảng cân đối kế toán ............................................................. 136 3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ....................................................... 143 3.1. Khái niệm ................................................................................................. 143 3.2. Kết cấu của bảng báo cáo kế quả hoạt động kinh doanh ......................... 143 4. Giới thiệu một số báo cáo tài chính khác .................................................... 145 4.1. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ ....................................................................... 145 4.2 Thuyết minh báo cáo tài chính .................................................................. 149 CHƢƠNG 5 HẠCH TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH TẠI DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI, DỊCH VỤ VÀ SẢN XUẤT ......... 180 1. Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp thƣơng mại, dịch vụ và sản xuất .... 180 1.1. Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp thƣơng mại .................................. 180 1.2. Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp dịch vụ và sản xuất ..................... 181 2.Nghiệp vụ mua bán hàng hóa ....................................................................... 182 2.1. Chứng từ, sổ sách sử dụng ....................................................................... 182 2.1.1.Chứng từ ................................................................................................. 182 2.1.2. Sổ sách sử dụng ..................................................................................... 183 2.1.3. Tài khoản sử dụng ................................................................................. 183 2.1.4. Phƣơng pháp hạch toán ......................................................................... 190 2.1.4. 1. Mô tả nghiệp vụ ................................................................................ 190 2.1.4.2. Phƣơng pháp kế toán mua bán hàng hóa trong nƣớc nhập kho ......... 190 2.1.4.3. Nghiệp vụ chi phí hoạt động kinh doanh ........................................... 192 2.1.5.4.Cuối kỳ kết chuyển chi phí xác định kết quả kinh doanh ................... 194 2.2. Bài tập ứng dụng ...................................................................................... 195 3. Nghiệp vụ tính giá thành sản phẩm............................................................. 198 3.1. Hạch toán chi phí sản xuất ....................................................................... 199 iii
  8. 3.2. Hạch toán thành phẩm .............................................................................. 200 3.3. Bài tập ứng dụng ...................................................................................... 202 4. Tính giá hàng tồn kho ................................................................................. 205 4.1. Các phƣơng pháp tính giá hàng tồn kho .................................................. 205 4.2. Bài tập ứng dụng ...................................................................................... 208 5. Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh. ....................................................... 209 5.1. Chi phí bán hàng ...................................................................................... 209 5.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp .................................................................. 211 5.3. Bài tập ứng dụng ...................................................................................... 212 1. Khái niệm, vài trò tổ chức công tác kế toán................................................ 217 1.1. Khái niệm tổ chức công tác kế toán ......................................................... 217 1.2. Vài trò tổ chức công tác kế toán............................................................... 218 2. Nguyên tắc và nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán...................................... 219 2.1. Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán ....................................................... 219 2.2.Nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán ........................................................... 219 3. Nội dung của tổ chức công tác kế toán ....................................................... 220 3.1. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán .......................................................... 220 3.1.1.Tổ chức lập chứng từ kế toán ................................................................. 220 3.1.2.Tổ chức kiểm tra, phân loại chứng từ kế toán........................................ 221 3.1.3.Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán .................................................. 221 3.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán ......................................................... 222 3.3.Tổ chức hệ thống sổ kế toán ..................................................................... 223 4.Tổ chức các quy trình quản lý các phần hành kế toán ................................. 224 5. Tổ chức bảo quản, lƣu trữ và hủy bỏ chứng từ kế toán .............................. 224 6.Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán ................................................................ 225 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 226 1.Luật kế toán và các văn bản hiện hành. ....................................................... 226 2.Thông tƣ 200/20145/TT-BTC : Hƣớng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. 226 iv
  9. CHƢƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: LÝ THUYẾT KẾ TOÁN Mã môn học: MH12KX6340301 Thời gian thực hiện môn học: 60giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 25 giờ; Kiểm tra định kỳ 2 giờ; ôn thi: 1 giờ; Thi kết thúc môn học: 2 giờ, hình thức: viết) I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Môn học Lý thuyết kế toán bắt buộc, thuộc nhóm các môn học cơ sở đƣợc bố trí giảng dạy vào năm học đầu tiên. - Tính chất: Môn học Lý thuyết kế toán là môn cơ sở nền tảng cho việc học các môn học chuyên ngành kế toán. II. Mục tiêu môn học: - Kiến thức: + Liệt kê chính xác một số văn bản pháp luật về công tác kế toán và trình bày đƣợc các chuẩn mực đạo đức nghề làm kế toán theo quy định của pháp luật. + Trình bày đúng những nội dung nhƣ: Khái niệm, đối tƣợng, nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán, kết cấu tài khoản và hệ thống tài khoản đƣợc sử dụng trong doanh nghiệp. + Mô tả đƣợc cấu trúc của tài khoản kế toán. + Mô tả các hình thức kế toán, các loại chứng từ và các loại sổ sách kế toán đƣợc áp dụng trong doanh nghiệp theo quy định hiện hành. + Mô tả đƣợc các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp. + Thống kê đƣợc các công tác tổ chức kế toán trong doanh nghiệp. - Kỹ năng: + Phân biệt đƣợc tài sản và nguồn vốn. + Sử dụng đƣợc hệ thống tài khoản trong việc hạch toán đƣợc một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đế tăng giảm tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp. + Vận dụng đƣợc cách ghi chép vào tài khoản kế toán trên các tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản kế toán. + Ghi chép đƣợc các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán đúng biểu mẫu qui định. v
  10. + Lập đƣợc các chứng từ, mở sổ, ghi chép vào sổ, khóa sổ và chỉnh sửa sổ kế toán + Vẽ đƣợc sơ đồ tổ chức của phòng kế toán và mô tả đƣợc các công việc trong phòng kế toán của doanh nghiệp. + Hạch toán đúng các số nghiệp vụ kinh kế phát sinh trong doanh nghiệp thƣơng mại, dịch vụ và sản xuất theo chế độ kế toán hiện hành. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập. + Tuân thủ những yêu cầu về phẩm chất của nghề kế toán là trung thực, chính xác, khoa học. + Chủ động hơn trong việc cập nhật văn bản pháp luật hiện hành. + Có thể làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm trong việc áp dụng các chuẩn mực kế toán, hệ thống tài khoản trong công tác kế toán tại doanh nghiệp. III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Thời gian (giờ) Thực hành, Kiểm Số Tên chƣơng, mục Tổng Lý thí nghiệm, tra TT số thuyết thảo luận, /Ôn/T bài tập hi Chƣơng 1: Một số vấn đề chung về công tác kế toán 1. Một số văn bản phát luật về công tác kế toán 2. Đối tƣợng kế toán 3. Các khái niệm và các nguyên 1 tắc kế toán 8 4 4 4. Các phƣơng pháp kế toán 5. Nhiệm vụ và các yêu cầu của kế toán 6. Những hành vi bị cấm 7. Chuẩn mực đạo đức nghề kế toán vi
  11. Thời gian (giờ) Thực hành, Kiểm Số Tên chƣơng, mục Tổng Lý thí nghiệm, tra TT số thuyết thảo luận, /Ôn/T bài tập hi Chƣơng 2: Hệ thống tài khoản và ghi sổ kép 1. Giới thiệu về hệ thống tài khoản kế toán 2.Nội dung và kết cấu của tài 2 khoản 14 7 7 3.Nguyên tắc ghi chép vào các tài khoản 4. Các loại định khoản 5. Kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết Chƣơng 3: Chứng từ, sổ sách kế toán và các hình thức kế toán 1. Chứng từ kế toán 3 6 4 2 2. Sổ kế toán 3. Hình thức kế toán Chƣơng 4 Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp 1. Tổng quan về báo cáo tài chính 4 2. Bảng cân đối kế toán 5 3 2 3. Báo cáo kết quả kinh doanh 4. Giới thiệu một số báo cáo tài chính khác Kiểm tra 1 1 5 Chƣơng 5 Hạch toán một số 16 10 6 nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại vii
  12. Thời gian (giờ) Thực hành, Kiểm Số Tên chƣơng, mục Tổng Lý thí nghiệm, tra TT số thuyết thảo luận, /Ôn/T bài tập hi doanh nghiệp thƣơng mại, dịch vụ và sản xuất 1.Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp thƣơng mại, dịch vụ và sản xuất 2.Nghiệp vụ mua bán hàng hóa 3. Nghiệp vụ tính giá thành sản phẩm 4.Đánh giá hàng tồn kho và giá vốn hàng bán 5.Ghi nhận doanh thu và đánh giá nợ phải thu 6. Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh. Kiểm tra 1 1 Chƣơng 6 Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp. 1.Ý nghĩa và vai trò của tổ chức công tác kế toán 2.Căn cứ và nhiệm vụ tổ chức 6 6 4 2 công tác kế toán 3.Nội dung của tổ chức công tác kế toán 4. Tổ chức bảo quản, lƣu trữ và hủy bỏ chứng từ kế toán Ôn thi 1 1 Thi kết thúc môn học 2 2 Cộng 60 30 25 5 viii
  13. CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN Mã chƣơng 1: MH12KX6340301.01 * Giới thiệu: Trong chƣơng này bên cạnh các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác kế toán, ngƣời học sẽ đƣợc cung cấp một số kiến thức cơ bản về đối tƣợng kế toán, một số khái niệm thƣờng gặp trong kế toán, các nguyên tắc kế toán cần tuân thủ cũng nhƣ hành vi bị cấm trong công tác kế toán kể cả đạo đức của ngƣời làm kế toán cũng đƣợc đề cập trong chƣơng này. Một phần quan trọng phải kể đến trong chƣơng này là giới thiệu chi tiết đối tƣợng của kế toán đó là tài sản và sự vận động của tài sản. * Mục tiêu: - Kiến thức: + Liệt kê chính xác một số văn bản pháp luật về công tác kế toán và trình bày đƣợc các chuẩn mực đạo đức nghề làm kế toán theo quy định của pháp luật. + Trình bày đúng những nội dung nhƣ: Khái niệm, đối tƣợng, nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán. + Trình bày đƣợc khái niệm tài sản, nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. - Kỹ năng: + Hệ thống hóa đƣợc các văn bản pháp luật phục vụ cho công tác kế toán. + Phân biệt đƣợc tài sản và nguồn vốn + Sử dụng phƣơng trình cân bằng trong công tác kế toán để xác định đƣợc tổng nguồn vốn và tài sản trong doanh nghiệp. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tuân thủ những yêu cầu về phẩm chất của nghề kế toán là trung thực, chính xác, khoa học. + Chủ động hơn trong việc cập nhật văn bản pháp luật hiện hành. 1
  14. 1. Một số văn bản phát luật về công tác kế toán 1.1. Luật kế toán Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015 quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, ngƣời làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nƣớc về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán. Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập Nghị định 25/2017/NĐ-CP về Báo cáo tài chính Nhà nƣớc Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật kế toán Nghị định 105/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập Thông tƣ 297/2016/TT-BTC về cấp, quản lý và sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán Thông tƣ 296/2016/TT-BTC hƣớng dẫn về cấp, thu hồi và quản lý giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán Thông tƣ 292/2016/TT-BTC hƣớng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kế toán viên hành nghề và ngƣời đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán Thông tƣ 271/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán 1.2. Chuẩn mực kế toán. VAS 01 - Chuẩn mực chung. VAS 02 - Hàng tồn kho. VAS 03 - Tài sản cố định hữu hình. VAS 04 - Tài sản cố định vô hình. VAS 05 - Bất động sản đầu tƣ. VAS 06 - Thuê tài sản. VAS 07 - Kế toán khoản đầu tƣ vào công ty liên kết. VAS 08 - Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh. VAS 10 - Ảnh hƣởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái. 2
  15. VAS 11 - Hợp nhất kinh doanh. VAS 14 - Doanh thu và thu nhập khác.. VAS 15 - Hợp đồng xây dựng. VAS 16 - Chi phí đi vay. VAS 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp VAS 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng. VAS 19 - Hợp đồng bảo hiểm. VAS 21 - Trình bày Báo cáo tài chính. VAS 22 - Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tƣơng tự. VAS 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm. VAS 24 - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. VAS 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tƣ vào công ty con. VAS 26 - Thông tin về các bên liên quan. VAS 27 - Báo cáo tài chính giữa niên độ. VAS 28 - Báo cáo bộ phận. VAS 29 - Thay đổi chính sách kế toán, ƣớc tính kế toán và các sai sót. VAS 30 - Lãi trên cổ phiếu. Thông tƣ 210/2009/TT-BTC - Hƣớng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính. 1.3. Chế độ kế toán doanh nghiệp. Thông tƣ 200/2014/TT-BTC - hƣớng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Thông tƣ 75/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung điều 128 thông tƣ 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hƣớng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Thông tƣ 53/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của bộ tài chính hƣớng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Thông tƣ 202/2014/TT-BTC hƣớng dẫn phƣơng pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất. 3
  16. Thông tƣ 133/2016/TT-BTC hƣớng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.4. Chi phí, tài chính. Thông tƣ 45/2018/TT-BTC hƣớng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nƣớc giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp. Thông tƣ 28/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 45/2013/TT-BTC và Thông tƣ số 147/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hƣớng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Thông tƣ 147/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hƣớng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Thông tƣ 162/2014/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan Nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách Nhà nƣớc. Thông tƣ 45/2013/TT-BTC hƣớng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Thông tƣ 48/2019/TT-BTC hƣớng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tƣ, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp. Thông tƣ 89/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 228/2009/TT- BTC của Bộ Tài chính hƣớng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tƣ tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá. Thông tƣ 34/2011/TT-BTC sửa đổi Thông tƣ số 228/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính hƣớng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tƣ tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản. Thông tƣ 228/2009/TT-BTC hƣớng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tƣ tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp. 4
  17. 1.5. Giao dịch liên kết. Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết Thông tƣ 41/2017/TT-BTC hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết 2. Đối tƣợng kế toán. Để thực hiện công tác kế toán thì vấn đề đầu tiên, quan trọng là phải đƣợc xác định đúng đắn những nội dung mà kế toán cần phải phản ánh và giám đốc, hay nói cách khác hai chức năng: phản ánh và giám đốc đƣợc thực hiện với cái gì? ở đâu? Lúc nào? Trong trạng thái nào? Xác định những điều đó còn đƣợc gọi là xác định đối tƣợng kế toán. Ta biết rằng bất cứ đơn vị nào, dù thuộc lĩnh vực sản xuất hoặc thuộc lĩnh vực phi sản xuất muôn duy trì hoạt động của mình thì nhất thiết phải có các loại tài sản nhất định, bao gồm nhiều loại khác nhau. Các loại tài sản trên thuộc quyền quản lý và sử dụng của đơn vị nhằm thực hiện những nhiệm vụ sản xuât kinh doanh cũng nhƣ các nhiệm vụ khác theo những mục tiêu đƣợc xác định và đƣợc qui định (sau đây gọi tắt là tài sản thuộc quyền quản lý và sƣ dụng của đơn vị gọi là tài sản sở hữu). Trong quá trình hoạt động của đơn vị, các loại tài sản thƣờng xuyên biến động (tăng, giảm). Sự biến động này phát sinh không ngừng và tác động đến hầu hết các loại tài sản trong đơn vị. Nhƣ vậy rõ ràng các loại tài sản sở hữu và sự biến động của nó là cơ sở của mọi hoạt động trong đơn vị. Cho nên để theo dõi, kiểm tra và đánh giá đƣợc tình hình và kết quả hoạt động, tình hình sử dụng vốn của một loại đơn vị nào đó thì nhất thiết phải nắm đƣợc tình hình tài sản và sự biến động của tài sản trong quá trình hoạt động của đơn vị. Công việc theo dõi này đƣợc thực hiện bởi công tác kế toán và nhƣ vậy, có thể hiểu đối tƣợng của kế toán nhƣ sau: Đối tƣợng của kế toán là tài sản sở hữu và sự biến động của tài sản đó trong qua trình hoạt động của đơn vị. 5
  18. 2.1. Tài sản 2.1.1. Khái niệm tài sản Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 xác định nhƣ sau: "Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Vật chính là đối tƣợng của thế giới vật chất theo nghĩa rộng bao gồm cả động vật, thực vật và mọi vật khác vói ý nghĩa vật lí ở mọi trạng thái (rắn, lỏng, khí). Với ý nghĩa là một phạm trù pháp lí, vật là bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng đƣợc một nhu cầu nào đó (vật chất) của con ngƣời. Tuy nhiên, không phải bất cứ bộ phận nào của thế giới vật chất đều đƣợc coi là vật. Vì vậy, có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này thì đƣợc coi là vật nhƣng ở dạng khác lại không đƣợc coi là vật. Quyền tài sản hiểu theo nghĩa rộng là quyền của cá nhân, tổ chức đƣợc pháp luật cho phép thực hiện hành vi xử sự đối với tài sản của mình và yêu cầu ngƣời khác phải thực hiện một nghĩa vụ đem lại lợi ích vật chất cho mình. Xét theo ý nghĩa này thì quyền sở hữu cũng là quyền tài sản (vật quyền). Quyền yêu cầu ngƣời khác thực hiện nghĩa vụ tài sản (trái quyền) cũng là quyền tài sản. Điều 115 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định quyền tài sản là quyền trị giá đƣợc bằng tiền. Vậy, theo quy định này thì quyền tài sản là quyền yêu cầu ngƣời khác thực hiện nghĩa vụ có giá trị bằng một khoản tiền nhất định nhƣ trả nợ, bồi thƣờng thiệt hại hoặc yêu cầu ngƣời khác chuyển giao giá trị của một vật. Ví dụ: quyền yêu cầu thanh toán giá trị tài sản chung. Một ví dụ điển hình là bất động sản và động sản là hai tiêu chí để phân loại tài sản trong quyền sở hữu. Trong doanh nghiệp tài sản là tất cả những nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, nắm giữ và có thể thu đƣợc lợi ích kinh tế trong tƣơng lai từ việc sử dụng tài sản đó. Tài sản của doanh nghiệp đƣợc biểu hiện dƣới hình thái vật chất nhƣ nhà xƣởng, máy móc, thiết bị, vật tƣ hàng hóa hoặc không thể hiện dƣới hình thái vật chất nhƣ bản quyền, bằng sáng chế. 2.1.2. Phân loại tài sản trong doanh nghiệp Doanh nghiệp có nhiều loại tài sản, kế toán cần phải phân loại chúng mới quản lý đƣợc. Có một cách phân loại là căn cứ vào thời gian đầu tƣ, sử dụng và thu hồi, toàn bộ tài sản trong một doanh nghiệp. Tài sản sẽ đƣợc chia thành hai loại là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. 6
  19. 2.1.2.1. Tài sản ngắn hạn Là những tài sản có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn trong vòng 12 tháng hoặc 1 chu kỳ kinh doanh bình thƣờng của doanh nghiệp và thƣờng xuyên thay đổi hình thái giá trị trong quá trình sử dụng. Trong DN tài sản ngắn hạn bao gồm: Tiền và những khoản tương đương tiền: gồm Tiền mặt (tiền Việt Nam, ngoại tệ), tiền gửi ngân hàng, kho bạc, tiền đang chuyển và các khoản tƣơng đƣơng tiền(giá trị các loại chứng khoáncó thời gian đáo hạn trong vòng 3 tháng, vàng, bạc, đá quy, kim khí) Đầu tư tài chính ngắn hạn: Là những khoản đầu tƣ ra bên ngoài với mục đích kiếm lời có thời gian thu hồi trong vòng 1 nhƣ: góp vốn liên doanh ngắn hạn, cho vay ngắn hạn, đầu tƣ chứng khoán ngắn hạn… Các khoản phải thu ngắn hạn: là bộ phận tài sản của DN nhƣng đang bị các cá nhân hoặc đơn vị khác chiếm dụng một cách hợp pháp hoặc bất hợp pháp và DN phải có trách nhiệm thu hồi về trong vòng 12 tháng bao gồm : các khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, trả trƣớc cho ngƣời bán, phải thu về thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ… Hàng tồn kho: là bộ phận tài sản của DN đang trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc đƣợc chờ để bán, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của DN, gồm: hàng mua đang đi đƣờng, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hoá và hàng gửi đi bán. Tài sản ngắn hạn khác: là toàn bộ những tài sản còn lại ngoài những tài sản kể trên bao gồm: các khoản kí quỹ, kí cƣợc ngắn hạn, các khỏan ứng trƣớc, các khoản chi phí trả trƣớc ngắn hạn. 2.1.2.2.Tài sản dài hạn Là những tài sản của đơn vị có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi dài (hơn 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh) và ít khi thay đổi hình thái giá trị trong quá trình kinh doanh. Tài sản dài hạn bao gồm: Tài sản cố định: Là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài (>1năm), tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong quá trình sử dụng bị hao mòn dần. Tài sản cố định phải đảm bảo đủ các điều kiện theo luật định mới đƣợc công nhận là TSCĐ. Tài sản cố định gồm có 02 loại : + TSCĐ hữu hình: Là những tài sản của đơn vị thoả mãn điều kiện là TSCĐ và có hình thái vật chất cụ thể, bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc 7
  20. thiết bị; phƣơng tiện vận tải truyền dẫn; thiết bị chuyên dùng cho quản lý; cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm. + TSCĐ vô hình : Là những tài sản của đơn vị thoả mãn điều kiện là TSCĐ nhƣng không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lƣợng giá trị đã đƣợc đầu tƣ, chi trả nhằm có đƣợc quyền sử dụng hợp pháp từ số tiền đã đầu tƣ, chi trả đó, gồm: quyền sử dụng đất, bản quyền, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, phần mềm máy tính, giấy phép khai thác và chuyển nhƣợng, thƣơng hiệu DN… Đầu tư tài chính dài hạn: Là những khoản đầu tƣ ra bên ngoài với mục đích kiếm lời có thời gian thu hồi trong vòng 1 trở lên, nhƣ: đầu tƣ vào công ty con, đầu tƣ vào công ty liên kết, góp vốn liên doanh dài hạn, cho vay dài hạn. Các khoản phải thu dài hạn: Là lợi ích của đơn vị hiện đang bị các đối tƣợng khác tạm thời chiếm dụng, có thời hạn thu hồi trên 1 năm, nhƣ: phải thu khách hàng dài hạn, trả trƣớc dài hạn cho ngƣời bán… Bất động sản đầu tư: bao gồm nhà, đất đầu tƣ vì mục đích kiếm lời. Là giá trị của toàn bộ quyền sử dụng đất, nhà hoặc 1 phần của đất, nhà do DN nắm giữ với mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong sản xuất kinh doanh hoặc để bán trong chu kì kinh donah bình thƣờng của DN. Tài sản dài hạn khác: là giá trị các tài sản ngoài các tài sản kể trên và có thời gian thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm nhƣ: chi phí trả trƣớc dài hạn, chi phí đầu tƣ xây dựng cơ bản dở dang và ký cƣợc, ký quỹ dài hạn. 2.2. Nguồn vốn 2.2.1. Khái niệm Nguồn vốn là những quan hệ tài chính mà thông qua đó đơn vị có thể khai thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tƣ tài sản cho đơn vị. Nguồn vốn cho biết tài sản của đơn vị do đâu mà có và đơn vị phải có những trách nhiệm kinh tế, pháp lý gì đối với tài sản đó, từ đó cho thấy rằng nguồn vốn là nguồn hình thành nên Tài sản 2.2.2. Phân loại nguồn vốn trong doanh nghiệp Dựa theo nguồn gốc hình thành, Nguồn vốn đƣợc phân thành hai loại: Nguồn vốn chủ sở hữu (là nguồn vốn tự có): Là nguồn vốn ban đầu do chủ doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc lợi 8
nguon tai.lieu . vn