Xem mẫu

  1. BÀI 7: THÁO LẮP MÁY NÉN CÔNG NGHIỆP Mục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ của các thiết bị trong hệ thống lạnh; - Phân loại được các loại thiết bị trong hệ thống lạnh; - Trình bày được đặc điểm cấu tạo và ưu nhược điểm của các loại thiết bị trong hệ thống lạnh; - Chú ý cẩn thận tỉ mỉ trong quá trình so sánh và phân loại. I. MÁY NÉN LẠNH 1. Nhiệm vụ Nhiệm vụ của máy nén là hút hơi môi chất có nhiệt độ thấp, áp suất thấp từ thiết bị bay hơi để nén lên nhiệt độ cao, áp suất cao đẩy sang thiết bị nhưng tụ và giúp môi chất lưu thông trong hệ thống. Nó là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống lạnh và được xem như con tim của hệ thống. Trong hệ thống lạnh máy nén được lắp trước thiết bị ngưng tụ và sau thiết bị bay hơi theo hướng lưu thông môi chất. 2. Phân loại a. Máy nén hở Đây là loại máy nén có bộ phận nén và động cơ nằm riêng biệt. Bộ phận nén có đầu trục khuỷu nhô ra ngoài để nhận truyền động từ động cơ. Máy cần có cụm bịt kín cổ trục để tránh rò rỉ hơi môi chất. Loại này thường dùng cho hệ thống lạnh có năng suất từ trung bình trở lên. * Ưu điểm - Có thể điều chỉnh năng suất lạnh nhờ điều chỉnh vô cấp tỷ số đai truyền. - Bão dưỡng, sửa chữa dễ dàng, tuổi thọ cao. - Có thể xử dụng động cơ điện, xăng, dầu để truyền động máy nén. * Nhược điểm - Có tổn thất truyền động qua puly và dây đai. - Tốc độ thấp, số vòng quay nhỏ, máy cồng kềnh, chi phí vận hành cao. - Dễ rò rỉ môi chất qua cụm bịt kín ở cổ trục. 77
  2. Hình 7.1 Máy nén hở b. Máy nén nửa kín (bán kín) Đây là loại máy nén có động cơ lắp chung trong vỏ máy bằng thép. Đệm kín vỏ máy là đệm kín tĩnh điện đặt ở nắp sau động cơ, siết chặt bằng bulong. Máy nén nửa kín trước đây thường có công suất nhỏ, nhưng hiện nay người ta đã chế tạo được các máy nén kiểu này với công suất lên đến hàng trăm kW. * Ưu điểm - Gọn, nhẹ, diện tích lắp đặt nhỏ. - Tốc độ quay cao, có thể đạt 3600vòng/phút nên nâng cao năng suất lạnh. * Nhược điểm - Chỉ dùng được cho các loại môi chất không dẫn điện như Freon. - Khó bão dưỡng, sửa chữa động cơ. - Độ quá nhiệt hơi hút cao vì thường sử dụng hơi hút làm mát động cơ và máy nén. 78
  3. Hình 7.2 Nguyên tắc cấu tạo máy nén bán kín Hình 7.3: Nguyên lý làm việc của máy nén pittông 1: Xy lanh; 2: Pittong; 3: Séc măng; 4: Clappe hút; 5: Khoang hút; 6: Khoang đẩy; 7: Clappe đẩy; 8: Chốt pittong; 9: Tay biên; 10: Khuỷu; 11: Trục khuỷu b. Nguyên lý làm việc 79
  4. Pittong chuyển động lên xuống trong xy lanh nhờ cơ cấu truyền động (trục khuỷu, tay biên) biến chuyển động quay của động cơ thành chuyển động tịnh tiến của pittong. Quá trình hút và nén diễn ra như sau: - Khi khuỷu 10 ở vị trí A: Pittong nằm ở điểm chết trên, hai clappe hút 4 và đẩy 7 đều đóng. - Khi khuỷu 10 chuyển động đến vị trí B: Pittong chuyển động xuống, thực hiện quá trình hút, clappe hút mở, hơi từ khoang hút 5 đi vào buồng xy lanh, clappe 7 vẫn đóng do áp suất ở buồng đẩy 6 cao hơn. Quá trình kết thúc khi trục khuỷu 10 tiến đến vị trí C, pittong tiến đến điểm chết dưới. - Trục khủy bắt đầu chuyển động hướng đến điểm D: pittong chuyển động lên phía trên, bắt đầu quá trình nén, clappe hút đóng, clappe đẩy mở do có chênh lệch áp suất giữa khoang trong xy lanh và khoang đẩy. Quá trình nén kết thúc khi khuỷu vừa đến điểm A, pittong đạt điểm chết trên. Máy nén pittong là loại rất phổ biến hiện nay, nó được dùng với môi chất NH3 và Freôn. Số lượng Pittong – Xy lanh: 1, 2, 3, 4, 6, 8, 12, 18, ... và được bố trí thẳng đứng, nằm ngang, chữ V hay W. - Độ an toàn giảm do áp suất phía cao áp tăng, rơle HP có thể tác động ngừng máy nén, van an toàn có thể hoạt động. - Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến dầu bôi trơn như cháy dầu. * Quy trình tháo lắp máy nén Pittong bán kín (nửa kín). Những điểm cần chú ý khi tháo máy Trước khi tiến hành công việc tháo máy, cần nắm rõ và thực hiện những lưu ý sau để đảm bảo an toàn cho người tiến hành tháo lắp, bảo đảm thiết bị được tháo rời đúng cách và đảm bảo hiệu quả hoạt động của thiết bị sau khi được lắp lại. Lưu ý trước khi tháo máy: Cần rút hết môi chất lạnh trong máy nén trước khi tiến hành tháo lắp. Để kiểm tra xem liệu toàn bộ môi chất lạnh đã được rút hết ra hay chưa, ngoài việc kiểm tra độ cân bằng áp suất bên trong và bên ngoài máy phải tiến hành nhiều lần chạy rút gas. Đồng thời, trong quá trình rút gas cần mở van xả khí dưới van chặn nén để đảm bảo an toàn với máy nén amoniac. Bề mặt ma sát sau khi tháo ra cần để ngửa, tránh tiếp xúc với mặt đất, nền hoặc bề mặt của các thiết bị khác có thể gây trầy xước cho sản phẩm. Jacket đệm kín bôi dầu hay mỡ hoặc bút sáp trước khi ráp để hạn chế bị hỏng trong lần tháo mở sau. Ngắt toàn bộ hệ thống điện liên quan đến thiết bị sau khi rút sạch gas và trước khi tháo máy để đảm bảo an toàn cho người tháo lắp và tránh tình trạnh chập cháy trong quá trình vận hành. Lưu ý trong quá trình tháo máy: Trong quá trình tháo lắp, tiến hành hoàn chỉnh từng giai đoạn, có thế kéo dài thời gian trong các giai đoạn nhưng không được gá tạm, lắp tạm các thiết bị. Khi tháo các chi tiết có nhiều bu lông, tiến hành tháo đồng đều để đảm bảo bung đều. Với những chi tiết máy có khối lượng lớn như nắp máy, mặt lỗ nhòm thì 80
  5. cần gắn bulông giữ và bulông cảo để tránh hư hỏng thiết bị và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Bulông xiết chéo, đều tạo phân phối đều lực tác dụng và đảm bảo độ kín cho thiết bị. Tiến hành tháo các thiết bị từ ngoài vào trong. Nên đánh số thứ tự trên các dây curoa để lắp về vị trí cũ sau khi tháo. Không nên tháo rời những bộ phận không cần thiết ra khỏi cụm, chỉ tháo lắp những bộ phận cần tiến hành sửa chữa hoặc bảo trì bảo dưỡng để tiết kiệm thời gian và hạn chế các vấn đề phát sinh. Các chi tiết máy sau khi tháo rời để riêng thành từng cụm để dễ dàng kiểm tra và lắp ráp lại sau đó. Nên lau chùi và xếp thứ tự ngay ngắn để tránh bị trầy xước. Có thể dùng dầu, xăng hoặc dầu nhẹ để rửa sạch chi tiết máy. Sau đó, bôi thêm một lớp dầu máy lạnh để bảo quản chi tiết không bị rỉ sét bề mặt. Lò xo phải có dây sâu lại từng loại, bạc hơi, bạc dầu để riêng theo đơn vị xylanh Các bộ phận xylanh khi được tháo nên để riêng, tránh lẫn vào thanh truyền. Trục khuỷu phải đặt trên giá đỡ, bọc vải tẩm dầu, bịt lỗ dầu Quy trình tháo rời máy nén piston Bước 1: Chạy rút gas Bước 2: Tạo chân không máy Bước 3: Tắt điện động lực và điều khiển máy nén Bước 4: Tháo dây curoa hay khớp nối Bước 5: Tháo đường nước Bước 6: Tháo làm mát dầu Bước 7: Tháo nắp máy/ nắp lỗ nhòm Bước 8: Tháo lọc dầu, lọc gas Bước 9: Tháo lò xo giảm xung và cụm van nén Bước 10: Tháo cụm van hút Bước 11: Tháo cụm xylanh, piston Bước 12: Tháo bơm dầu Bước 13: Tháo đệm kín đầu trục Bước 14: Tháo cơ cấu giảm tải Bước 15: Tháo trục khuỷu Quy trình lắp thì ngược lại quy trình tháo. Câu hòi ôn tập: 1. Trình bày nguyên lý hoạt động máy nén pittong? 2. Thực hiện tháo, lắp máy nén pittong 1 cấp? 81
  6. BÀI 8: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG KHO LẠNH BẢO QUẢN ĐÔNG Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng: - Vẽ và trình bày được sơ đồ hệ thống kho bảo quản đông; - Lắp được mạch điện kho bảo quản đông; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi lắp đặt. Nội dung: 1. Sơ đồ hệ thống kho bảo quản Hình 8.1: Sơ đồ hệ thống lạnh kho bảo quản đông 2. Nguyên lý làm việc: Hơi môi chất sau khi ra khỏi bình tách lỏng được máy nén hút về và nén bình ngưng tụ, bình ngưng được làm mát bằng nước (tháp giải nhiệt) và ngưng tụ từ hơi sang lỏng. Môi chất lạnh sau khi ra khỏi dàn ngưng được đưa đến phin lọc (lọc lại các cặn, bẩn, axit, nước...) kính xem gas rồi đến cụm van tiết lưu (van chặn, lượt chữ Y, van điện từ, van tiết lưu nhiệt cân bằng trong, van chặn). Tại van tiết lưu 82
  7. môi chất giảm áp suất, từ áp suất cao nhiệt độ cao xuống áp suất thấp nhiệt độ thấp đưa vào dàn lạnh. Tại dàn lạnh môi chất thực hiện quá trình bay hơi từ lỏng thành hơi, đồng thời thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh, hơi môi chất sau khi ra khỏi dàn lạnh được đưa vào bình tách lỏng (tách môi chất chưa bay hơi hết), phần hơi môi chất sẽ được máy nén hút về và tiếp tục chu trình. 3. Mạch điện bơm nước dàn ngưng 4. Nguyên lý hoạt động: Động cơ bơm nước chạy chế độ sao – tam giác. Khi rơle áp suất WPS đủ tín hiệu áp suất thì tiếp điểm 8-5 của timer TM1 sẽ đóng lại, cuộn dây K, KY có điện timer TM có điện động cơ chạy ở chế độ sao, sau khoảng thời gian 2s thì KY mất điện chuyển sang KA có điện, động cơ chạy ổn định ở chế độ tam giác. 5. Quy trình lắp mạch điện: B1: Chuẩn bị bảng điện và vật tư. B2: Đo kiểm tra các thiết bị. B3: Tiến hành lắp mạch điện. - Đấu dây lửa trước và theo trình tự từ trên xuống dưới và từ trái qua phải. - Đấu dây nguội sau. B4: Đo kiểm tra nguội. 83
  8. - Thang đo RX10. - Nếu đồng hồ về 0 thì mạch bị chập mạch (không được cấp nguồn) - Nếu đồng hồ có giá trị điện trở khoảng 400-700Ω. B5: Vận hành mạch điện. Câu hỏi ôn tập: 1. Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý hoạt động kho lạnh bảo quàn đông? 2. Lắp mạch điện điều khiển bơm nước kho bào quản đông? 84
  9. BÀI 9: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỦ CẤP ĐÔNG Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng: - Vẽ và trình bày được sơ đồ hệ thống tủ cấp đông; - Lắp được mạch điện tủ cấp đông đúng yêu cầu kỹ thuật; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi lắp đặt. Nội dung: Thiết bị cấp đông có rất nhiều dạng, hiện nay ở nước ta sử dụng phổ biến các hệ thống như sau: - Kho cấp đông gió (Air Blast Freezer); - Tủ cấp đông tiếp xúc (Contact Freezer); - Tủ cấp đông gió; - Hệ thống cấp đông dạng rời, có băng chuyền IQF; + Hệ thống cấp đông có băng chuyền cấp đông thẳng; + Hệ thống cấp đông có băng chuyền dạng xoắn; + Hệ thống cấp đông siêu tốc. 1. Sơ đồ hệ thống lạnh Hình 9.1: Hệ thống lạnh kho cấp đông 2. Nguyên lý làm việc: Hơi môi chất lạnh sau khi ra khỏi bình tách lỏng (5) được máy nén hạ áp hút về và nén lên bình trung gian tại đây môi chất được làm mát giảm nhiệt độ, sau đó được máy nén cao áp hút về và nén lên bình ngưng (3), tại đây môi chất sẽ ngưng 85
  10. tụ từ hơi sang lỏng được làm mát do nước giải nhiệt của tháp giải nhiệt. Môi chất sau khi ra khỏi bình ngưng đi xuống bình chứa cao áp (2), sau đó đến phin lọc rồi được chia ra làm 2 đường phần lớn môi chất sẽ đi vào đoạn ống xoắn của bình trung gian, phần nhỏ môi chất sẽ đi qua van tiết lưu 1 giảm nhiệt độ và áp suất, từ áp suất cao nhiệt độ cao xuống áp xuất trung gian và nhiệt độ trung gian vào bình trung gian. Môi chất sau khi ra khỏi bình trung gian đi vào ống xoắn bình tách lỏng (5) để làm quá lạnh, qua tiết lưu 2 tiếp tục giảm áp suất từ áp suất trung gian, nhiệt độ trung gian xuống áp xuất thấp, nhiệt độ thấp sau đó đưa vào dàn bay hơi (6). Tại dàn bay hơi môi chất thực hiện quá trình bay hơi từ lỏng thành hơi đồng thời thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh. Môi chất sau khi ra khỏi dàn bay hơi đi vào bình tách lỏng (5), hơi trong ra khỏi bình tách lỏng được máy nén hạ áp hút về và tiếp tục chu trình mới. Hình 9.2: Sơ đồ hệ thống tủ đông gió 3. Nguyên lý làm việc: Hơi môi chất lạnh sau khi ra khỏi bình tách lỏng (6) được máy nén hạ áp hút về và nén lên bình trung gian (10) tại đây môi chất được làm mát giảm nhiệt độ, sau đó được máy nén cao áp hút về và nén lên bình ngưng (4), tại đây môi chất sẽ ngưng tụ từ hơi sang lỏng được làm mát do nước giải nhiệt của tháp giải nhiệt (2). Môi chất sau khi ra khỏi bình ngưng đi xuống bình chứa cao áp (3), sau đó đến phin lọc rồi được chia ra làm 2 đường phần lớn môi chất sẽ đi vào đoạn ống xoắn của bình trung gian, phần nhỏ môi chất sẽ đi qua van tiết lưu 1 giảm nhiệt độ và áp suất, từ áp suất cao nhiệt độ cao xuống áp xuất trung gian và nhiệt độ trung gian vào bình trung gian. Môi chất sau khi ra khỏi bình trung gian để làm quá lạnh, qua 86
  11. tiết lưu 2 tiếp tục giảm áp suất từ áp suất trung gian, nhiệt độ trung gian xuống áp xuất thấp, nhiệt độ thấp sau đó đưa vào bình chống tràn (7) rồi vào dàn bay hơi (tủ đông gió 6). Tại dàn bay hơi môi chất thực hiện quá trình bay hơi từ lỏng thành hơi đồng thời thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh. Môi chất sau khi ra khỏi dàn bay hơi đi vào bình chống tràn (7) tách lỏng, hơi còn lại tiếp tục đi vào bình tách lỏng (6), phần hơi môi chất được máy nén hạ áp hút về và tiếp tục chu trình mới. Hình 9.3: Sơ đồ tủ đông tiếp xúc 87
  12. Hình 9.4: Sơ đồ cấp đông nhanh IQF 4. Mạch điện báo sự cố áp suất có nút nhấn reset 5. Nguyên lý hoạt động: Khi các rơle áp suất ở trạng thái bình thường, thì dòng điện đi qua các rơle đến vị trí nút nhấn On, khi tác động nút nhấn On thì cuộn K1 có điện, tiếp điểm 88
  13. thường mở K1 đóng lại duy trì dòng điện khi buông nút nhấn, lúc này TM có điện, sau khoảng thời gian 1s tiếp điểm thường mở có thời gian 8-6 đóng lại cuộn K2 có điện, động cơ khởi động 1 phần cuộn dây. Khi các rơle bị sự cố thì đèn RL sáng, cuộn dây AX2 có điện, tiếp điểm thường mở AX2 đóng lại duy trì mạch sự cố, khi khắc phục xong sự cố ta nhấn nút reset trên mạch điều khiển và nhấn nút On máy hoạt lại trạng thái ban đầu. Quy trình lắp mạch điện: B1: Chuẩn bị bảng điện và vật tư. B2: Đo kiểm tra các thiết bị. B3: Tiến hành lắp mạch điện. Đấu dây lửa trước và theo trình tự từ trên xuống dưới và từ trái qua phải. Đấu dây nguội sau. B4: Đo kiểm tra nguội. Thang đo RX10. Nếu đồng hồ về 0 thì mạch bị chập mạch (không được cấp nguồn) Nếu đồng hồ có giá trị điện trở khoảng 400-700Ω. B5: Vận hành mạch điện. Câu hỏi ôn tập: 1. Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý hoạt động kho lạnh cấp đông nhanh IQF? 2. Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý hoạt động tủ đông gió? 3. Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý hoạt động tủ đông tiếp xúc? 4. Lắp mạch điện điều khiển máy nén báo sự cố chung, có reset? 89
  14. BÀI 10: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG LẠNH KHO BẢO QUẢN ĐÔNG Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này người học có khả năng: - Trình bày được quy trình lắp đặt kho bảo quản đông; - Lắp được mạch điện kho bảo quản đông theo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Nội dung: 1. Quy trình lắp đặt kho lạnh Bước 1: Chuẩn bị địa điểm, mặt bằng nền Bước 2: Lắp đặt vỏ ngoài cho kho lạnh. - Cắt panen - Lắp các tấm panen - Bắt ri-vê võ panen kết nối. Bước 3: Lắp đặt cửa kho đông lạnh. Bước 4: Lắp đặt hệ thống dàn ngưng cho kho lạnh. Bước 5: Lắp đặt tủ điện điều khiển. Bước 6: Hoàn thiện. Bước 7: Chạy thử cân chỉnh tiết lưu. Bước 8: Kiểm tra nghiệm thu lắp đặt. 2. Mạch điện kho lạnh 90
  15. 3. Nguyên lý hoạt động: Khi các rơle áp suất ở trạng thái bình thường, thì dòng điện đi qua các rơle đến vị trí nút nhấn On, khi tác động nút nhấn On thì cuộn MC có điện, tiếp điểm thường mở MC đóng lại duy trì dòng điện khi buông nút nhấn, Khi các rơle bị sự cố thì các đèn RL sáng, cuộn dây AX2 hoặc AX1 có điện, tiếp điểm thường mở AX2 hoặc AX1 đóng lại duy trì mạch sự cố, đồng thời các tiếp điểm AX2 hoặc AX1 bên mạch chuông sẽ đóng lại chuông báo (BZ)reo lên, ta nhấn ON (stop bell) thì cuộn dây AX3 có điện, chuông báo ngừng kêu, khi khắc phục xong các sự cố ta nhấn nút reset trên mạch điều khiển và nhấn nút On máy hoạt lại trạng thái ban đầu. 4. Quy trình lắp mạch điện: B1: Chuẩn bị bảng điện và vật tư. B2: Đo kiểm tra các thiết bị. B3: Tiến hành lắp mạch điện. Đấu dây lửa trước và theo trình tự từ trên xuống dưới và từ trái qua phải. Đấu dây nguội sau. B4: Đo kiểm tra nguội. Thang đo RX10. - Nếu đồng hồ về 0 thì mạch bị chập mạch (không được cấp nguồn) 91
  16. - Nếu đồng hồ có giá trị điện trở khoảng 400-700Ω. - B5: Vận hành mạch điện. Câu hỏi ôn tập: 1. Trình bày quy trình lắp đặt kho lạnh? 2. Lắp mạch điện điều khiển kho lạnh theo sơ đồ? 92
  17. BÀI 11: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG TỦ CẤP ĐÔNG Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này người học có khả năng: - Trình bày được quy trình lắp đặt hệ thống tủ cấp đông; - Lắp được mạch điện tủ cấp đông theo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Nội dung: 1. Quy trình lắp tủ cấp đông Bước 1: Chuẩn bị địa điểm, mặt bằng nền Bước 2: Lắp đặt vỏ ngoài cho kho lạnh. - Cắt panen - Lắp các tấm panen - Bắt ri-vê võ panen kết nối. Bước 3: Lắp đặt cửa kho đông lạnh. Bước 4: Lắp dàn bay hơi. Bước 5: Lắp đặt hệ thống dàn ngưng cho kho lạnh. Bước 6: Lắp đặt tủ điện điều khiển. Bước 7: Hoàn thiện. Bước 8: Chạy thử cân chỉnh tiết lưu. Bước 9: Kiểm tra nghiệm thu lắp đặt. 2. Mạch điện tủ cấp đông 93
  18. 3. Nguyên lý hoạt động: Khi nhấn ON, cuộn dây AX có điện, tiếp điểm thường mở AX đóng lại duy trì dòng điện khi buông nút nhấn, đồng thời lúc này cuộn dây MC1 có điện do các tiếp điểm thường đóng AX1 và MC2, khi MC1 có điện thì các tiếp điểm thường mở của MC1 đóng lại nên cuộn dây AX1 có điện, khi Th giảm độ thì MC1 mất điện AX1 vẫn còn điện để duy trì điện có lần 2 khi Th tăng độ lên thì lúc này MC2 có điện. Vậy 2 máy nén MC1 và MC2 hoạt động luân phiên sau mỗi lần Th đạt độ. 4. Quy trình lắp mạch điện: B1: Chuẩn bị bảng điện và vật tư. B2: Đo kiểm tra các thiết bị. B3: Tiến hành lắp mạch điện. - Đấu dây lửa trước và theo trình tự từ trên xuống dưới và từ trái qua phải. - Đấu dây nguội sau. B4: Đo kiểm tra nguội. - Thang đo RX10. - Nếu đồng hồ về 0 thì mạch bị chập mạch (không được cấp nguồn) - Nếu đồng hồ có giá trị điện trở khoảng 400-700Ω. B5: Vận hành mạch điện. 94
  19. Câu hỏi ôn tập: 1. Trình bày quy trình lắp đặt kho lạnh? 2. Lắp mạch điện điều khiển kho lạnh theo sơ đồ? 95
  20. BÀI 12: LẮP ĐẶT MÁY NÉN KHÍ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Trình bày được quy trình lắp đặt máy nén khí; - Lắp đặt máy nén khí theo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Nội dung: 1. Quy trình lắp đặt Bước 1: Chuẩn bị vật tư, thiết bị cần thiết. Bước 2: Đọc bảng vẽ thứ tự lắp đặt thiết bị. Bước 3: Chọn kích thước đường ống. Lựa chọn ống mạ kẽm. Kích thước ống đúng tiêu chuẩn. Không đi âm dưới đất. Bước 4: Lựa chọn vị trí lắp máy khí nén. Không đặt nơi có nước mưa, bụi, mạc kim loại... Không đặt cùng với xưởng sản xuất. Bước 5: Lắp hệ thống thông gió cho máy. Bước 6: Lắp đặt đường ống nước thải cho hệ thống khí nén. Sai hỏng thường gặp Lắp sai thứ tự thiết bị. Hệ thống bị xì. 2. Sơ đồ hệ thống máy nén khí đơn giản bao gồm: máy nén khí, máy sấy khí, bộ lọc khí và bình tích áp. 96
nguon tai.lieu . vn