Xem mẫu

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP KHOA CƠ KHÍ XÂY DỰNG _______ TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG  _______ THÁP KHOA CƠ KHÍ - XÂY DỰNG _______  _______ SỔ GIÁO ÁN THỰC HÀNH GIÁO TRÌNH Môn học/Mô-đun: LẮP ĐẶT CẤU KIỆN LOẠI NHỎLẮP ĐẶT CẤU KIỆN LOẠI NHỎ Lớp: TKX - 15; CKX - 15 Họ và tên giáo viên: LÊ MINH GIANG Năm học: 2015 - 2016. LƯU HÀNH NỘI BỘ Bài 1: Lắp đặt lanh tô cửa đi, cửa sổ Thiết kế và bố trí đà lanh tô (lí thuyết và thực hành 4 giờ)
  2. Trường CĐN Đồng Tháp – Khoa CK-XD 1. Khái niệm vị trí đặt lanh tô: 1.1. Khái niệm - Lanh tô thường nằm phía trên cửa sổ, cửa đi ở những khoảng trống của tường (lỗ trang trí) để đở phần tường ngay trên đó. Lanh tô là cấu kiện chịu uốn. Việc tính toán và xác định kích thước cốt thép cho lanh tô như tính toán đà 1 nhịp. 1.2. Cấu tạo: - Lanh tố có thể làm bằng gạch cốt thép, gỗ chịu lực, bê tông và bê tông cố thép. + Lanh tô gỗ: gỗ nhóm II, III. Những mặt tiếp xúc với tường phải quét 1 lớp bảo vệ phòng mục (vec ni hay hắc ín). Lanh tô làm rộng bằng tường cả vửa hồ dày từ 60 ~ 80mm. Các loại cƣờng độ (kg/cm2) Nhóm gỗ Nén dọc Nén dọc Nén ngang Trƣợt dọc Uốn Ru thớ Rn thớ Rk thớ Rn90 thớ Rtr IV 135  155 120  125 165  185 25  28 25  90 V 130  150 110  115 150  170 24  25 25  30 VI 115  130 95  100 120  135 18  20 21  24 VII 100  115 80  85 100  120 13  15 19  21 + Lanh tô BT, BTCT: dùng cho các loại cửa với các độ rộng lớn có thể đúc sẳn hoặc đổ tại chổ có chiều dày từ 60~80mm rộng bằng tường (chưa tính vửa trát). + Lanh tô gạch cốt thép: là lanh tô xây gạch thông thường nhưng trên cốp pha phủ 1 lớp vữa XM mác  50 dày 2~3 cm ở giửa đặt thép  6 hoặc thép bản 20x1 hay còn gọi là thép la (thép lá). 1.3. Tác dụng đà lanh tô: - Về vị trí đặt dùng để đở tường xây tại các vị trí chừa cửa đi và cửa sổ. - Về khả năng chịu lực chịu tác dụng tải trọng của bản thân, tải trọng tường xây tác dụng lên đà lanh tô. 1.4. Phân loại lanh tô: theo cách thức thi công đƣợc chia làm 2 loại a. Lanh tô đúc sẳn bằng BTCT tiết diện (100x100) chiều dài phổ biến  1,5m. Áp dụng với các trường hợp yêu cầu của khoảng nhịp chừa cửa đi, cửa sổ nhỏ. Tường cần xây trên đà lanh tô là tường 100. Sức chịu tải nhỏ. - Lanh tô đúc sẳn gác lên tường được ngàm vào tường xây 1 khoản là  200. Nhằm đảm bảo khả năng chịu lực và độ ổn định cho khối tường cần xây bên trên. - Lanh tô gác lên tường trong quá trình thi công không cần chờ sắt râu. __________________________________________________________________ 1 Giáo án: lắp đặt cấu kiện loại nhỏ - GV: Lê Minh Giang
  3. Trường CĐN Đồng Tháp – Khoa CK-XD Xem hình vẽ minh hoạ. b. Lanh tô lền khối với cột có tiết diện từ (200x200). Áp dụng đối với các bước nhịp chừa cửa lớn thường là cửa đi chính. Tường cần xây trên đà liền khối là tường 200. sức chịu tải lớn. - Lanh tô được đổ BTCT toàn khối với cột. Đối với lanh tô toàn khối việc xác định tiết diện và tính toán cốt thép giống như đà 1 nhịp. - Trong quá trình thi công cần chờ sắt để thực hiện công đoạn đổ BT đà lanh tô sau. Xem hình vẽ minh hoạ. 2. Các yêu cầu kỹ thuât khi lắp dựng lanh tô: - Vị trí lắp đặt. - Chiều của cốt thép chịu lực. 3. Trình tự thi công lắp đặt đà lanh tô cửa đi, cửa sổ. a. Đối với đà lanh tô đúc sẳn gác lên tƣờng: - Xác định khoảng cách chừa cửa, tường cần xây trên đà lanh tô. Để lựa chọn đà lanh tô cho hợp lí về chiều dài và tiết diện. Chú ý khi lực chọn chiều dài cần tính khoảng cách đà lanh tô ngàm vào tường. - Tính toán lực tác dụng lên đà lanh tô để đảm bảo khả năng chịu lực và ổn định khối xây trên đà. - Xem lại thời gian đúc đà để đảm bảo đúng cường độ mác bê tông đã chọn. - Vận chuyển đà lanh tô lên vị trí cần gác đà. Không làm gảy đổ cũng như nức và biến dạng đà. - Kiểm tra cao độ, độ bằng phẳng bằng phương pháp xác định đường nằm ngang (thước ni vô) khi gác đà vào đúng vị trí. - Đặt cây chống, chổi để ổn định đà. Sau đó tiến hành thực hiện khối xây tường bên trên. b. Đối với đà lanh tô đổ toàn khối với cột. - Khi đổ cột cần chừa sắt râu đà nếu xác định đà làm ở giai đoạn xây tường. Sắt chờ là  bao nhiêu cần xem chi tiết đà lanh tô. Khoảng chờ cốt thép từ 30  35  . Nếu không đảm bảo khoảng chờ cốt thép này thì cần thực hiện nối thép bằng phương pháp hàn. - Xác dịnh khoảng nhịp đà lanh tô, tính toán trọng lượng khối tường xây bên trên để xác định tiết diện và tính toán cốt thép cho hợp lí. 4. Những sai phạm trong quá trình thi công đà lanh tô gác lên tƣờng: __________________________________________________________________ 2 Giáo án: lắp đặt cấu kiện loại nhỏ - GV: Lê Minh Giang
  4. Trường CĐN Đồng Tháp – Khoa CK-XD a. Những sai phạm trong quá trình thi công đà lanh tô gác lên tƣờng: - Đà gác vào không đúng vị trí. - Đà lanh tô không nằm ngang và bằng phẳng. - Đà bị biến dạng trước khi gác vào vị trí. - Khoảng cách đà ngàm vào tường không đảm bảo khoảng cách  200. dẫn đến khối tường xây bên trên không ổn định và xảy ra biến dạng trong quá trình sử dụng. - Chọn tiết diện đà không trùng khớp với tiết diện tường xây. Dẫn đến tạo nên độ không bằng phẳng giửa tường và đà lanh tô ( gờ chỉ giửa tường và đà). b. Những sai phạm trong quá trình thi công đà lanh tô đúc toàn khối với cột: - Xác định kích thước và tính toán cốt thép không đúng gây nên hiện tượng đà bị nức, gãy dẫn đấn không ổn định khối xây bên trên. - Mác bê tông không đảm bảo trong quá trình thi công. - Đà không bằng phẳng dẫn đến khó khăn trong quá trình lắp dựng cửa. 5. Thiết kế và bố trí đà lanh tô: Cho mặt bằng kiến trúc như hình vẽ hãy tiến hành bố trí và thiết kế đà lanh tô cửa đi và cửa sổ, thống kê cửa đi và cửa sổ. Sinh viên nhận đề bài mặt bằng kiến trúc công trình. * Trình tự thực hiện: - Từ MB kiến trúc vẽ MB đà lanh tô, ô văng thực hiện trên khổ giấy A3. - Tính toán và thiết kế đà lanh tô: giống như tính toán và thiết kế đà kiềng 1 nhịp. __________________________________________________________________ 3 Giáo án: lắp đặt cấu kiện loại nhỏ - GV: Lê Minh Giang
  5. Trường CĐN Đồng Tháp – Khoa CK-XD - Thiết kế kết cấu đà lanh tô cửa ĐLT1 (200X200) = (bxh), chiều dài đà L=4m: + Chọn tiết diện đà lanh tô: qui đinh tiết diện đà lanh tô từ (100x100), (100x200), (200x200). Để đảm bảo độ bằng phẳng tường xây về tình thẩm mỹ chọn tiết diện đà lanh tô bằng với chiều dày của tường xây. + Xác định tải trọng tác dụng lên đà: Xác định trong lượng bản thân đà lanh tô: g1  nxxbxh = 1,3x 2500x0,2x0.2=130(kg/m) + Xác định trọng lƣợng của tƣờng xây trên đà lanh tô: g 2  nxxbt xht = 1,3x1800x0.1x2=468(kg/m) (Ghi chú: bt là chiều dày tường xây; ht là chiều cao tường xây) + Tổng tải trọng tác dụng lên đà lanh tô. g= g1 + g 2 = 130+468 = 598(kg/m). + Xác định sơ đồ tính: + Xác định moment uốn: qxl 2 598 x 42 M   1196 (kg.m) 8 8 Tính toán cố thép chịu lực cho đà: h 0  hb  abv = 200-20=180(mm)=18(cm) M 1196 Fa1   = 1.11 (cm2) tra bảng STKCCT trang 62 chọn thép γ  R a  h 0 0.9 x2800 x18 4Ø10 có Fa= 3.14(cm2). *Tính toán cốt thép đai cho đà: Trường hợp h  200mm. __________________________________________________________________ 4 Giáo án: lắp đặt cấu kiện loại nhỏ - GV: Lê Minh Giang
  6. Trường CĐN Đồng Tháp – Khoa CK-XD h Nhịp L/4: a1  ; a  150 chọn thép đai Øđai = Ødọc/4. Chọn Ø6a150. 2 1 3 Gối L/2: a2  h ; a2  500 chọn thép đai Øđai = Ødọc/4. Chọn Ø6a200. 4 Đà lanh tô D9LT1 (200X200) L=5m, SL: 01 CK, bố trí thép chủ 4Ø10 , thép đai nhịp Ø6a150, thép đai gối Ø6a200. Bài 2: Lắp đặt ô văng BTCT (mái hắc) (lí thuyết và thực hành 4giờ) 1. Khái niệm và tác dụng ô văng. a. Khái niệm: - Ô văng còn gọi là mái hắc. - Vị trí đặt nằm trên cửa sổ đưa ra khỏi tường có tác dụng che mưa, che nắng làm dịu ánh sáng chiếu vào cửa. Là cấu kiện có thể dùng làm trang trí. b. Cấu tạo: - Là cấu kiện chịu uốn dạng bản consol chịu lực. Thường được đúc toàn khối với lanh tô cửa. xem hình vẽ minh hoạ. c. Phân loại theo cách thi công chia làm 2 loại: - Ô văng đúc tại chổ đủ cường độ mác bê tông sau đó đưa vào vị trí. Áp dụng với trường hơp tường xây 200 và khoản nhô consol là  300. - Ô văng và lanh tô đúc toàn khối. Áp dụng với trường hợp khối xây bên trên là tường 200 và tường 100. 2. Yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế, thi công và chọn thép cho ô văng. - Khi thiết kế ô văng phải đảm bảo về hoạt tải sử dụng trong trường hợp người đi lại trên ô văng. - Chiều dày của ô văng từ 50  80mm. Độ vương xa consol ô văng từ 400  800. - Thép được đặt theo cấu tạo từ  6   8 a 150 liên kết với thép đà lanh tô. Cách đặt thép ô văng như consol. - Ô văng là cấu kiện dạng bản chịu lực nên việc tính toán chọn tiết diện nhừ sàn nhưng việc bố trí cốt thép thì tuân thủ theo qui tắc đặt cốt thép của ô văng. 3. Trình tự thi công lắp đặt ô văng. __________________________________________________________________ 5 Giáo án: lắp đặt cấu kiện loại nhỏ - GV: Lê Minh Giang
  7. Trường CĐN Đồng Tháp – Khoa CK-XD - Đọc bản vẽ xác định vị trí cửa cần bố trí ô văng. Kích thước, cốt thép và độ vương xa của ô văng. Là loại ô văng lắp ghép hay là ô văng toàn khối với đà lanh tô (tuỳ vào thiết kế). - Lắp đặt ô văng kiểm tra độ bằng phẳng bằng phương pháp đường nằm ngang. - Kiểm tra thời gian đúc BT để Xác định cường độ BT. - Trong quá trình vận chuyển ô văng vào vị trí không làm biến dạng và phát sinh vết nức của ô văng. - Trong quá trình đổ BT ô văng cần chú ý đến chiều và vị trí cốt thép chịu lực đúng như thép consol. - Xem hình vẽ minh hoạ. 4. Những sai phạm trong quá trình lắp đặt ô văng - Đặt trái chiều thép vì ô văng (mái hắc) là bản colson nên qui tắc đặt thép hoạt động chịu lực của nó hướng về phía trên 1/3 tiết diện cấu kiện (chiều dày của cấu kiện). Nếu đặt sai vị trí thép thì ô văng không phát huy tác dụng và không đảm bảo khả năng chịu lực. - Đặt ô văng không đúng vị trí, không đúng cao độ cửa, không ngang bằng phẳng. Dẫn đến gặp khó khăn trong quá trính lắp gáp cửa. 5. Bài tập thiết kế và bố trí ô văng cửa. * Bài thực hành đọc bản vẽ chi tiết cửa đi, cửa sổ. - Cho bản vẽ chi tiết kiến trúc công trình nhà ở gia đình hãy tiến hành thống kê số lượng cửa đi, cửa sổ. Thiết kế qui cách cửa đi, cửa sổ. - Thực hiện: sinh viên tự đọc bản vẽ kiến trúc và thống kê cửa, thiết kế qui cách và chi tiết cửa hợp lí. + Giáo viên sửa bài trên lớp. __________________________________________________________________ 6 Giáo án: lắp đặt cấu kiện loại nhỏ - GV: Lê Minh Giang
  8. Trường CĐN Đồng Tháp – Khoa CK-XD Bài 3: Cấu tạo cửa và lắp đặt khuôn cửa (lí thuyết và thực hành 4 giờ) 1. Khái niệm chung: - Cửa là bộ phận dùng để giao thông (cửa đi), thông thoáng, lấy ánh sang, gió làm mát (cửa sổ) là cấu kiện trang trí tăng vẽ đẹp cho công trình. 2. Phân loại: - Theo tính chất sử dụng: gốm có cửa đi và cửa sổ. - Theo cách đóng, mở cửa: + Cửa cố định. + Cửa đóng mở được: trục đứng, trục ngang, xếp, trượt, quay, tự động …. - Theo cấu tạo: + Có khuôn. + Không khuôn. + Đơn , kép. - Theo vật liệu bao che: kính, gỗ, nhôm, nhựa. - Theo kiểu (loại): chớp, pa nô, kết hợp. - Theo vị trí: cửa ngoài, cửa trong, cửa thấp, cao, cửa chính, cửa phụ…. 3. Ký hiệu: __________________________________________________________________ 7 Giáo án: lắp đặt cấu kiện loại nhỏ - GV: Lê Minh Giang
  9. Trường CĐN Đồng Tháp – Khoa CK-XD - Cửa sổ có khuôn bao (đố cửa): S - Cửa sổ không khuôn bao (không đố cửa): S 0 - Cửa đi có khuôn bao (đố cửa): D - Cửa đi không khuôn bao (không đố cửa): D 0 - Chiều mở của cửa đi và cửa sổ: xem hình vẽ minh họa. + Chiều mở cửa đi trong kí hiệu bản vẽ. + Chiều mở cửa sổ trong kí hiệu bản vẽ. __________________________________________________________________ 8 Giáo án: lắp đặt cấu kiện loại nhỏ - GV: Lê Minh Giang
  10. Trường CĐN Đồng Tháp – Khoa CK-XD 4. Cấu tạo cụ thể: a. Cửa không khuôn (không đố cửa): dùng vữa mác  50 trát hèm cửa. Liên kết cánh cửa lên tường bằng lề gông hay còn gọi là bát cửa có thể chôn sẳn trong vửa hoặc BTCT. - Cửa kép: có 2 lớp cánh trong cánh ngoài chớp. - Cửa đơn: chỉ có 1 lớp cánh. b. Cửa có khuôn: * Cửa sổ: gồm có cửa đơn và cửa kép. * Cửa đi có khuôn tương tự như cửa sổ. - Dùng bật thép  10 hoặc thép dẹt 3x40 làm bát cửa neo vào trong tường giử cho ổn định cửa rồi sau đó tiến hành xây chèn. c. Cấu tạo cành cửa: thường làm bằng kính, chớp (chớp gỗ hoặc kính), pa nô,… * Cửa sổ: căn cứ vào nhu cầu lấy sáng và gió vào công trình mà chọn kích thước cửa hợp lí. Chiều rộng cánh cửa b  400 , chiều cao cánh cửa h  1000 đối với cửa sổ, h  1800 đối với cửa đi. 5. Trình tự thi công lắp đặt cửa đi, cửa sổ. __________________________________________________________________ 9 Giáo án: lắp đặt cấu kiện loại nhỏ - GV: Lê Minh Giang
  11. Trường CĐN Đồng Tháp – Khoa CK-XD - Có 2 cách thi công cửa đi và cửa sổ. thực hiện công tác lắp dựng khuôn bao trước trong quá trình xây tường. Hoặc cửa được lắp dựng ở giai đoạn hoàn thiện khi hoàn thành công tác tô tường. - Xem bản vẽ xác định chiều rộng, chiều cao cửa, ký hiệu cửa và khoảng thịt cửa trong quá trình xây tường. - Việc xác định kích thước cửa này rất quan trọng cần tính toán và cộng trừ chiều dày lớp hồ tô hoàn thiện. - Đặt cửa vào vị trí cần lắp dựng. Đưa bát cửa ngàm cố định vào tường xây sử dụng cây chống chỏi ổn định cửa kiểm tra cửa đã thắng đứng và ngang bằng. Sau đó tiến hành xây chèn. - Trong quá trình lắp dựng cửa cần kiểm tra cánh cửa mở ra hay mở vào trong để đặt chiều cánh cửa cho chính xác. Chú ý chiều của bản lề (goong) cửa chính là chiều cửa mở ra hay mở vào. 6. Bài tập thiết kế cửa đi cửa sổ, qui định chiều mở cửa. - Cho mặt bằng kiến trúc cửa như hình vẽ. a. Hãy tiến hành thiết kế chi tiết cấu tạo cửa, chiều cao cửa và chiều cao xây chừa cửa. b. Thiết kế chiều mở cửa. c. Thống kế cửa. __________________________________________________________________ 10 Giáo án: lắp đặt cấu kiện loại nhỏ - GV: Lê Minh Giang
  12. Trường CĐN Đồng Tháp – Khoa CK-XD Bài 4: lắp chấn song, sen hoa cửa, lam gió (bông cửa đi, cửa sổ, lam gió và lam sáng) (lí thuyết và thực hành 4giờ) 1. Khái niệm chung: a. Khái niệm: Bông cửa đi cửa sổ nằm trên cửa có kích h= 400  500, h bằng với chiều rộng cửa cần đặt bông cửa. b. Phân loại: - Sen hoa cửa, lam gió, lam sáng có tác dụng lấy sáng thông thoáng cho công trình và là cấu kiện trang trí. Lam gió lam sáng có thể là cấu kiện được gia công sẳn với kích thước chuẩn của khuôn đổ ngoài thị trường làm bằng vật liệu vữa mác 50 được đưa vào khuôn đúc thành hình dáng hoa văn trang trí. Sau đó lắp đặt vào vị trí. - Lam trang trí mặt tiền có tác dụng tạo bóng mát hạn chế ánh sáng trực tiếp vào công trình. là cấu kiện trang trí tạo vẽ mỹ quang cho công trình. Áp dụng với các công trình hướng tây chính diện. * Xác định hƣớng của công trình: - Việc bố trí lam trang trí để tạo bóng mát hạn chế ành sáng trực tiếp vào công trình phụ thuộc vào hướng công trình. Việc xác định hướng công trình áp dụng theo phương pháp cổ điển như sau: + Mặt trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây. Vậy hướng chính tây là hướng chịu tác dụng của nằng gió nhiều nhất nên cần bố trí lam ở hướng này. Việc xác định hướng công trình giúp cho người thiết kế lựa chọn phương án lam hợp lí. + Phương pháp cắm gậy xác định hướng. Cắm gậy tại 1 điểm bất kỳ trên thực địa. Đỉnh bóng ban đầu của gậy đặt là điểm T chính là hướng Tây. Quan sát gậy sau thời gian khoảng 15 đến 20 phút thấy điểm T di chuyển 1 đoạn đặt là điểm Đ chính là hướng Đông. Nối đường thẳng vuông góc với đường TĐ ta được hướng Bắc Nam. c. Cấu tạo: có 2 loại cơ bản. - Loại chế tạo bằng vửa: Lam lấy sáng gió đúc sẳn làm bằng vữa mác 50 đúc thành hình hoa văn trang trí. __________________________________________________________________ 11 Giáo án: lắp đặt cấu kiện loại nhỏ - GV: Lê Minh Giang
  13. Trường CĐN Đồng Tháp – Khoa CK-XD - Loại gia công theo hình dáng yêu cầu: Lam bông cửa đi, cửa sổ được gia công theo hình dáng yêu cầu của bản vẽ thiết kế thường làm bằng gỗ và sắt hình. 2. Trình tự và phƣơng pháp lắp của chèn goong: - Kiểm tra chất lượng cửa. - Kiểm tra kích thước ô trống, số lượng và vị trí lỗ goong. - Xác định cao độ chuẩn (Cao độ mép trên cửa) và tim cửa. - Đóng nẹp giữ tạm 2 cánh với nhau. - Buộc goong vào bản lề ở 2 cánh cửa. - Đưa bộ cửa vào vị trí. - Điều chỉnh, cố định cửa bằng nêm gỗ và cây chống. - Tưới nước làm sạch các lỗ goong. - Xoay cho goong nằm đúng vị trí. - Chèn chặt goong bằng bê tông sỏi nhỏ (Hoặc vữa xi măng và gạch nhỏ). - Vệ sinh cửa. 3. Trình tự thi công: - Xem bản vẽ chi tiết lam, chi tiết bông cửa đi, cửa sổ để chọn lựa cho chính xác. Chú ý đến hình dáng kích thước vật liệu của từng cấu kiện cần lắp đặt. - Đưa cấu kiện vào đúng vị trí cần lắp đặt. - Dùng cây chỏi chống đở cho ổn định rồi tiến hành xây chèn hoặc vửa vào để cố định cấu kiện. - Khi lắp dựng cần kiểm tra độ ngang bằng phẳng của cấu kiện. Lam đúc sẳn làm từ hồ vữa mác thấp nên rất dễ bị rạng nức và sức mẻ trong quá trình thi công nên khi lắp dựng các loại cấu kiện này cần chú ý đến đặc điểm này. 4. Đọc bản vẽ về chấn xong, bông gió và hoa sắt trang trí cửa sổ. __________________________________________________________________ 12 Giáo án: lắp đặt cấu kiện loại nhỏ - GV: Lê Minh Giang
  14. Trường CĐN Đồng Tháp – Khoa CK-XD Bài 5: Lắp đặt, bố trí, thiết kế tấm đan BTCT (lí thuyết và thực hành 4 giờ) 1. Khái niệm chung: - Đan BTCT là cấu kiện chịu uốn dạng bản chịu lực có chiều dày nhỏ từ 50  100mm. Vật liệu cấu tạo chính là BT và cốt thép có khả năng chịu lực cao. - Qui tắc tính toán và thiết kế bố trí thép như cấu kiện chịu uốn khác. 1.2. Phân loại: có 2 loại chính. - Loại đan BTCT đúc sẳn tại hiện trường đến khi đủ cường độ thí lắp vào ví trí cần lắp dựng. - Loại đan BTCT gia công và lắp dựng đổ BT trực tiếp tại vị trí yêu cầu. 2. Phạm vi áp dụng. - Thường được áp dụng làm tấm đậy cống rành, hố ga thoát nước, đậy nắp hầm phân, dùng làm ô văng lắp ghép, dung làm sân đướng đi,… 3. Trình tự và phƣơng pháp lắp tấm đan bê tông cốt thép: - Bố trí hiện trường lắp đặt : + Chọn vị trí bắc giáo, chọn cần trục thiếu nhi. + Chọn vị trí tập kết tấm đan. - Chuẩn bị vật liệu, phương tiện dụng cụ. - Kiểm tra hiện trường lắp đặt. - Kiểm tra chất lượng tấm đan. - Vệ sinh mặt dưới tấm đan. - Vận chuyển tấm đan về nơi tập kết. - Lắp các tấm đan trong tầm với cần trục. - Lắp các tấm đan ngoài tầm với cần trục. - Giằng các đầu tấm đan. - Chèn kẽ tấm đan. 4. Chi tiết cấu tạo hầm phân (hầm tự hoại). a. Dạng hâm tự hoại đơn giản phổ biến hố ga tách rời. __________________________________________________________________ 13 Giáo án: lắp đặt cấu kiện loại nhỏ - GV: Lê Minh Giang
  15. Trường CĐN Đồng Tháp – Khoa CK-XD b. Dạng hầm tự hoại có than sĩ hố ga liền kề hầm phân. - Sinh viên cần đọc và tìm hiểu bản vẽ kỹ lưỡng. Đây là phân quan trong ngoài thực tế. __________________________________________________________________ 14 Giáo án: lắp đặt cấu kiện loại nhỏ - GV: Lê Minh Giang
  16. Trường CĐN Đồng Tháp – Khoa CK-XD - Cách bố trí và hình dạng hầm tự hoại có thể khác nhau nhung vẫn phải tuân thủ theo qui tắc chung khi thiết kế và thi công. - Sinh viên cần tự mình vẽ lại bản vẽ hầm tự hoại 1 lần để nắm vững các cấu tạo và qui cách theo qui định. - Học thuộc các chi tiết cấu tạo hầm tự hoại như: + Chi tiết cấu tạo nắp thăm hầm tự hoại. + Chi tiết cấu tạo đáy bể tự hoại. + Chi tiết cấu tạo lớp lọc bể tự hoại * Hãy tiến hành phân tích đưa ra nhận xét sự giống nhau và khác nhau của 2 dạng hầm phân trên. Ưu nhược điểm từng loại. - Qui tắc chung thoát nước, thoát phân của hầm tự hoại cũng như qui trình hoạt động. - Qui cách tường bao và tường chắn của hầm tự hoại. 5. Bái tập vẽ và thiết kế hầm phân ( hầm tự hoại) - Cho mặt bằng thoát nước của một công trình nhà ở gia đình như hình vẽ đã bố trí mặt bằng hầm tự hoại. Hãy tiến hành thiết kế chi tiết hầm tự hoại gồm: + Mặt bằng hầm tự hoại. + Chi tiết hệ thống thoát nước hầm tự hoại. __________________________________________________________________ 15 Giáo án: lắp đặt cấu kiện loại nhỏ - GV: Lê Minh Giang
  17. Trường CĐN Đồng Tháp – Khoa CK-XD + Chi tiết thép hầm tự hoại. + Chi tiết và kích thước đan hầm tự hoại. + Mặt cắt ngang va mặt cắt dọc hầm tự hoại. Sinh viên nhận bản vẽ hệ thống thoát nước và tự thực hiện theo các yêu cầu nêu trên. Giáo viên sửa bài trên lớp. Bài 6: Ứng dụng bố trí các cấu kiện loại nhỏ vào công trình. Bố trí mặt bằng công trình(lí thuyết và thực hành 20 giờ) 1. Khái niệm công trình: 1.1. Khái niệm công trình biệt thự ( tiếng anh là Villa): - Biệt thự là không gian sống đằng cấp và sang trọng hơn các không gian sống khác như chung cư, nhà liền kề, nhà phố. Có số tầng tù 1 đến 3 tầng được xây dựng trên khú đất rộng tối thiểu 200m2 có sân vườn và hồ bơi. Có bề rộng mặt tiền tối thiểu 10m trở lên. Có mật độ xây dựng là 50% diện tích khu đất. - Biệt thự ngoài không gian sống chính với nội tất hiện đại ra còn kết hợp các không gian giải trí khác như khu thư giản, hồ bơi, khu tiệc ngoài trời và sân vườn. những giá trị cộng thêm này nhầm mục đích thể hiện đẳng cấp của gia chủ. - Biệt thự là 1 tài sản lớn có giá trị với mức đầu tư lớn. 1.1.2. Phân loại theo đặc điểm khu đất xây dựng: gồm biệt thự vườn và biệt thự phố: - Biệt thự vườn: được xây dựng trên khú đất rộng có 4 mặt giáp với thiên nhiên, không gian xung quanh là những vườn cây, tiểu cảnh, đài phun nước và hồ bơi. Thường thì chỉ 1 tầng xây dựng ở vùng nông thôn hay ngoại thành. - Biệt thự phố: đặc trưng là diện tích sân vườn nhỏ hoặc không có sân vườn. xây dựng ở thành phố hoặc trung tâm nội thành. 1.1.3. Phân loại theo đặc trƣng hình dáng: - Biệt thự cổ điển: dựa trên đặc trưng của phong cách cổ điển Châu Âu trào lưu thế kỷ 17 cụ thể là nước Pháp. Bao gồm những nét kiến trúc đồ sộ, thiết kế vô cùng tinh vi chi tiết sắc xảo. các chi tiết phù điêu, hoa văn trang trí vô cùng bắt mắt và kì công. - Biệt thự tân cổ điển: với nét kiến trúc đơn giản, các chi tiết trang trí và hoa văn được tối giản hóa, cầu . Tuy nhiên vẫn mang những nét phong cách tương tự biệt thự cổ điển. __________________________________________________________________ 16 Giáo án: lắp đặt cấu kiện loại nhỏ - GV: Lê Minh Giang
  18. Trường CĐN Đồng Tháp – Khoa CK-XD - Biệt thự hiện đại: với đặc trưng màu sắc và vật liệu phong cách hiện đại mới mẻ theo xu hướng thời đại. đây là phong cách được nhiều gười lựa chon nhất là các gia đình trẻ hiện nay. 1.2. Khái niệm công trình nhà phố (nhà ở liền kề): - Là loại nhà ở riêng lẻ gồm các căn hộ được xây dựng liền kề nhau, có chiều rộng nhỏ hơn chiều dài. Được xây dựng ở những trục đường phố, trung tâm nội ô thành phố. Nhà phố ngoài chức năng để ở còn sử dụng làm dịch vụ văn phòng, nhà nghỉ, khách sạn. 1.3. Khái niệm nhà ở nông thôn: - Là loại hình nhà ở gia đình dành riêng cho các hộ gia đình ở nông thôn. 2. Các cơ sở để thiết kế công trình: 2.1. Cơ sở điều kiện khí hậu: - Đây là nhân tố quyết định rất lớn đến nội dung và hình thức kiến trúc của nhôi nhà. Nhằm tạo nên những điều kiện sinh hoạt thoải mái thích dụng khắc phục điều kiện sinh hoạt đời sống gia đình thoải mái và thích dụng. khắc phục điều kiện bất lợi do tự nhiên nơi đó gây ra. - Hương công trình: nhà ở hướng tốt là nhà có các phòng ngủ, phòng làm việc và phòng sinh hoạt chính không bị chiếu nắng trực tiếp, đón gió tốt và hưởng thụ được phong cảnh đẹp. trên thực tế không có nhiều công trình mà mọi phòng đều đạt được tất cả các những yêu cầu ấy. trong trường hợp đó phải xác định tầm quan trọng của từng phòng để bố trí theo thứ tự ưu tiên. - Thông gió tự nhiên: gió được tạo ra bởi sự chênh lệch áp lực không khí. Có thể có gió trực tiếp (ngoài trời vào phòng) hay gián tiếp (qua sân vườ, qua hành lanh). Người ta ưu tiên thông gió cho các phòng ngủ. - Chống nóng: vấn đề cơ bản là chắn được nắng gắt từ ngoài trời vào nhà bằng nhiều cách như: dùng các loại tấm chắn, mái hắc (ô văng), mái hiên, lô gia, giàn hoa trên mái, tường phản xạ nhiệt, dùng màu trắng hoặc sáng để giảm mức hấp thụ nhiệt tăng lượng phản xạ hoặc có thể tăng bề dày kết cấu. tuy nhiên các biện pháp này có nhược điểm là khi bị nóng lên là truyền nhiệt rất mạnh và giử nhiệt lâu sau khi nguồn nhiệt tắt. Một biện pháp khác được lựa chọn áp dụng là đệm không khí giửa 2 vật liệu như tường, tuy nhiên biện pháp này sẽ làm tăng tải trọng và tốn kém hơn. __________________________________________________________________ 17 Giáo án: lắp đặt cấu kiện loại nhỏ - GV: Lê Minh Giang
  19. Trường CĐN Đồng Tháp – Khoa CK-XD - Chống mưa tạt, chống ẩm và che gió lạngh vào mùa đông: do điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, về mùa đông có gió lạnh (thường xảy ra trong vòng 4 tháng) bố trí các phòng ngủ có gió mát vào mùa hè và tránh được gió lạnh vào mùa đông. - Chống thấm dột: để khắc phục chống thấm dột người thiết kế cần lựa chọn kết cấu bao che phù hợp và hiệu quả. Để làm tốt điều này cần phải nắm được các chế độ mưa từng vùng, từng mùa được biểu hiện bằng vũ lượng các trận mưa trong năm. Độ dốc mái phù hợp từng loại vật liệu: +Mái BTCT độ dốc mái: 1÷10% + Mái tole độ dốc mái: 12÷18% + Mái ngối độ dốc mái: 35÷45% +Mái lá, tre nứa độ dốc mái: 45% 2.2. Cơ sở về đặc điểm cấu trúc gia đình: Đối tượng phục vụ nhà ở là gia đìnhchính vì vậy cấu trúc nhà ở cần được thỏa mản tốt nhất các yêu cầu đa dạng , phong phú về các kiểu gia đình khác nhau. Người thiết kế cần nắm bắt các loại gia đình có sự khác nhau về thành phần, nghề nghiệp, nhân khẩu và tính chát đặc thù của các mối quan hệ thành viên trong gia đình. Nắm được những vấn đề này chúng ta mới có thể dự kiến được các diện tích không gian buồng phòng dự kiến được mối quan hệ giửa các hoạt động trong gia đình đó. Qui mô nhân khẩu và dự kiến nhân khẩu trong tương lai để có dự trù diện tích và buồng phòng. 2.3. cơ sở hƣớng đất (đặc điểm khu đất xây dựng) định kiểu nhà - Đất có diện mạo, vị trị đặt xem tướng để xem khu đất đó có lợi hay hại gì trong việc xây dựng nhà ở, cho tương lai hậu vận của gia chủ. + Đất trơ trọi, khô cần, cây cối không mọc được thì con người cũng không sống được lâu dài trên đó. Vì ở đây mạch nước, khí đất đều xấu. người xưa có câu ‘”tốt sinh cây quí”, đất lành chim đậu, địa linh sinh hiền tài. + Nơi giếng nước bị khô cạn đã bị hỏng cũng không ở được. Mạch nước thay đổi giếng cạn có thể chứa khí độc. + Đất ở sát góc ngả đường, ngả 3, ngả 4 đường cái không nên ở vì thiếu an toàn. + Đất ở ngỏ cụt cũng không tốt. vì ở đất khu vực này thường cô độc hẹp hòi. + Đất kề đền thờ miếu không nên ở vì không yên ởn. __________________________________________________________________ 18 Giáo án: lắp đặt cấu kiện loại nhỏ - GV: Lê Minh Giang
  20. Trường CĐN Đồng Tháp – Khoa CK-XD + Đất ẩm lạnh không ở được vì có thể mạch nước ngầm quá cao, thông gió kém, hơi ẩm tích tụ dể đau ốm. + Đất ở nơi có dòng nước chảy quá mạnh, có luồng gió mạnh lùa thổi vào vì không có lợi cho sức khỏe. 2. Các qui định để thiết kế, bố trí công trình: 2.1. Phòng khách: đây là loại phòng lớn và đẹp nhất trong căn hộ và thường thể hiện rỏ tính cách và sở thích riêng của gia chủ. - Làm nhiệm vụ giao tiếp và trò chuyện bạn bè người thân. Vị trí thích hợp là cần thuận lợi ra vào cổng ngỏ với sân vườn bếp và phòng ăn. - Phòng khách rộng 1,2m cao 2,2m cửa 2 cánh hoăc 4 cánh - Diện tích từ 14m2 đến 30m2. - Không gian tiện ích cần Kkết hợp trang trí làm cho phòng khách thêm sinh động và độc đáo. 2.2. Phòng ăn: trên nguyên tắc phòng ăn liên kết với phòng bếp, liên kết với phòng khách, liên kết phòng sum hợp gia đình. - Diện tích phòng ăn tư 12 m2 đến 15 m2. - Không gian tiện ích phòng ăn không nhất thiết làm cửa kín có thể chỉ ngăn cách bằng vách, bình phong di động hoăc rèm che. Phòng ăn cũng cần trang trí bằng cây cảnh tạo không gian tươi mát. 2.3. Phòng sum họp gia đình, phòng sinh hoạt chung: đây là không gian lớn có tính chất sử dụng chung. Không gian này khách phòng khách vì nó có tính chất sủ dụng nội bộ gia đình. - Không gian tiện ích tương tự như phòng khách. Gắn liền và kết hợp với phòng ngủ để tạo cảm giác ấm cúng - Diện tích từ 14m2 đến 24m2. Tùy theo qui mô gia đình. 2.4. phòng ngủ: gồm phòng ngủ vợ chồng, phòng ngủ cá nhân, phòng ngủ tập thể - Phòng ngủ vợ chồng diện tích từ 12 đến 18m2. Phòng ngủ phải kín đáo có ban công hoặc lô gia tiếp cận không gian tự nhiên. Màu sắc thường màu sáng, màu êm dịu để tạo cảm giác mát mẻ. - Phòng ngủ cá nhân: diện tích từ 8 đến 10 m2. - Phòng ngủ tập thể: diện tích từ 12 đến 14m2. __________________________________________________________________ 19 Giáo án: lắp đặt cấu kiện loại nhỏ - GV: Lê Minh Giang
nguon tai.lieu . vn