Xem mẫu

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỘ MÔN KINH TẾ TS. NGUYỄN TẤT THẮNG (Chủ biên) THS. NGUYỄN THỊ THU QUỲNH – THS. ĐOÀN BÍCH HẠNH GIÁO TRÌNH KINH TẾ VĨ MÔ 2 HÀ NỘI, 2018 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................................... i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................................. iv MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................ 1 Chương 1 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .....................................................................................................................................2 1.1 Khái niệm, bản chất và đo lường tăng trưởng kinh tế.................................................................................................. 2 1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế ......................................................................................................... 2 1.1.2 Bản chất của tăng trưởng kinh tế ..................................................................................................... 2 1.1.3 Đo lường sự tăng trưởng ................................................................................................................. 5 1.2 Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế .................................................................................................................................... 5 1.2.1.Tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện mức sống của người dân ............................................................ 6 1.2.2 Tăng trưởng kinh tế góp phần giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp ................................... 9 1.2.3 Tăng trưởng kinh tế góp phần củng cố an ninh, quốc phòng, cải thiện vị thế của quốc gia.............. 10 1.3 Nguồn gốc của sự tăng trưởng kinh tế ........................................................................................................................ 10 1.4 Các yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia............................................................................. 12 1.5 Hạch toán tăng trưởng...................................................................................................................... 15 1.6 Cơ chế của sự tăng trưởng ........................................................................................................................................... 15 1.6.1 Cung và cầu về hàng hóa .............................................................................................................. 16 1.6.2 Trạng thái ổn định dài hạn............................................................................................................. 17 1.6.3 Ứng dụng phân tích chính sách tiết kiệm và hiệu ứng đuổi kíp ...................................................... 19 1.6.4 Tiến bộ công nghệ và tăng trưởng liên tục ..................................................................................... 20 1.6.5 Tăng dân số và tăng trưởng kinh tế................................................................................................ 21 1.7 Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Nhà nước ..................................................................................... 21 1.7.1 Chính sách khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong nước ............................................................... 22 1.7.2. Chính sách thu hút đầu tư từ nước ngoài....................................................................................... 22 1.7.3 Chính sách đầu tư nâng cao chất lượngnguồn nhân lực .................................................................. 22 1.7.4 Chính sách về đảm bảo sự ổn định chính trị và bảo hộ quyền sở hữu tài sản .................................. 23 1.7.5. Chính sách thương mại quốc tế .................................................................................................... 23 1.7.6 Chính sách kiểm soát tăng dân số .................................................................................................. 23 1.7.7 Chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ mới ............................................................ 23 1.8. Cái giá của tăng trưởng kinh tế................................................................................................................................... 24 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................................................................. 24 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 ................................................................................................. 25 BÀI TẬP ÁP DỤNG CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 25 Chương 2 TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH............................................................................... 26 2.1. Tiết kiệm và đầu tư...................................................................................................................................................... 26 2.1.1. Tiết kiệm ..................................................................................................................................... 26 2.1.2 Đầu tư........................................................................................................................................... 29 2.1.2 Mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư ...................................................................................................................... 30 2.2 Hệ thống tài chính ........................................................................................................................................................ 31 2.2.1. Trung gian tài chính ..................................................................................................................... 31 2.2.2 Thị trường tài chính ...................................................................................................................... 33 2.3. Mô hình thị trường vốn ............................................................................................................................................... 34 2.3.1 Đường cung về vốn ....................................................................................................................... 34 2.3.2 Đường cầu về vốn ......................................................................................................................... 35 2.3.3 Trạng thái cân bằng trên thị trường vốn ......................................................................................... 35 2.3.4. Chính sách khuyến khích tiết kiệm và đầu tư ................................................................................ 36 2.4 Mô hình IS – LM.......................................................................................................................................................... 39 2.4.1 Thị trường hàng hóa và đường IS .................................................................................................. 39 2.4.2 Thị trường tiền tệ và đường LM .................................................................................................... 41 2.4.3 Cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hóa và tiền tệ .................................................................. 42 2.4.4 Giải thích biến động kinh tế bằng mô hình IS-LM ......................................................................... 42 i Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
  3. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................................. 44 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 45 BÀI TẬP ÁP DỤNG CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 45 Chương 3 KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ ........................................................................................... 46 3.1 Luồng chu chuyển hàng hóa và vốn quốc tế .............................................................................................................. 46 3.1.1 Luồng chu chuyển hàng hóa quốc tế.............................................................................................. 46 3.1.2 Luồng chu chuyển vốn quốc tế ...................................................................................................... 48 3.2 Cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái ............................................................................................................ 50 3.2.1 Cán cân thanh toán quốc tế ........................................................................................................... 50 3.2.2 Tỷ giá hối đoái .............................................................................................................................. 54 3.3 Mô hình thị trường ngoại tệ và thị trường vốn trong nền kinh tế mở ....................................................................... 63 3.3.1 Mô hình thị trường ngoại tệ........................................................................................................... 63 3.3.2 Mô hình thị trường vốn trong nền kinh tế mở ................................................................................ 65 3.3.3 Trạng thái cân bằng đồng thời trên thị trường vốn và thị trường ngoại tệ ....................................... 68 3.4 Một số chính sách, yếu tố chủ yếu tác động đến thị trường vốn và ngoại tệ............................................................ 69 3.4.1 Chính sách tài khóa của chính phủ ................................................................................................ 69 3.4.2 Chính sách thu hút vốn đầu tư ....................................................................................................... 70 3.4.3 Chính sách ngoại thương............................................................................................................... 71 3.4.4 Bất ổn chính trị và tình trạng thất thoát vốn ................................................................................... 72 3.4.5 Ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng, giá hàng hoá nội địa và tỉ giá hối đoái tới cân bằng cán cân thanh toán (Balance of Payment - BOP) ............................................................................................. 73 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................................. 75 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 76 BÀI TẬP ÁP DỤNG CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 76 Chương 4 THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, THẤT NGHIỆP VÀ TIỀN LƯƠNG .................................................... 77 4.1 Thị trường lao động...................................................................................................................................................... 77 4.1.1 Khái niệm thị trường lao động....................................................................................................... 77 4.1.2 Đặc điểm của thị trường lao động.................................................................................................. 77 4.1.3 Cân bằng trên thị trường lao động ................................................................................................. 80 4.2 Rào cản trong giải quyết vấn đề thất nghiệp............................................................................................................... 82 4.2.1 Quy đinh về tiền lương tối thiểu .................................................................................................... 82 4.2.2 Hoạt động của tổ chức công đoàn .................................................................................................. 82 4.2.3 Bảo hiểm thất nghiệp .................................................................................................................... 83 4.3 Thực trạng thất nghiệp trên thế giới và ở việt nam .................................................................................................... 83 4.3.1 Thất nghiệp ở Mỹ ......................................................................................................................... 83 4.3.2 Thất nghiệp ở các nước Châu Âu .................................................................................................. 85 4.3.3 Thất nghiệp ở Việt Nam ................................................................................................................ 86 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 ................................................................................................. 89 BÀI TẬP ÁP DỤNG CHƯƠNG 4 ............................................................................................... 89 Chương 5 CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ.................................................................................................. 90 5.1 Khái niệm, mục tiêu và nội dung chính sách ổn định kinh tế vĩ mô......................................................................... 90 5.1.1 Khái niệm chính sách ổn định kinh tế vĩ mô .................................................................................. 90 5.1.2 Mục tiêu của các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô ........................................................................ 90 5.1.3 Nội dung của chính sách ổn định kinh tế vĩ mô ............................................................................. 91 5.2 Tranh luận về cơ chế xây dựng chính sách ổn định kinh tế vĩ mô ............................................................................ 94 5.2.1 Chính sách nên chủ động hay bị động ........................................................................................... 94 5.2.2 Chính sách tùy nghi hay theo quy tắc ............................................................................................ 95 5.3 Chính sách ổn định kinh tế vĩ mô trong thực tế.......................................................................................................... 96 5.3.1 Chính sách tiền tệ trong thực tế ..................................................................................................... 96 5.3.2 Chính sách tài khóa trong thực tế .................................................................................................. 97 ii Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
  4. 5.3.3 Tác động của các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô trong thực tế ................................................... 97 Câu hỏi ôn tập chương 5 .............................................................................................................. 99 Bài tập chương 5 ......................................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................................................................................100 iii Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc dân IMF Quỹ tiền tệ quốc tế MPK Sản phẩm biên của vốn MPL Sản phẩm biên của lao động NI hay Y Thu nhập quốc dân NHTƯ Ngân hàng trung ương PPF Đường giới hạn năng lực sản xuất USD Đồng đô la Mỹ VND Việt Nam đồng iv Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
  6. MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc trang bị cho sinh viên các ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán và các chuyên ngành đào tạo khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam những kiến thức cơ bản về kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở như tăng trưởng; tiết kiệm; đầu tư; vai trò, cách thức can thiệp cũng như tác động của những chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ là cần thiết. Nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên, nhóm giảng viên của Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn tiến hành biên soạn giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 với thời lượng giảng dạy 2 tín chỉ (tương đương với 30 tiết quy chuẩn). Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu vận dụng các vấn đề kinh tế vĩ mô cơ bản đã được giảng dạy trong học phần Kinh tế vĩ mô 1 trong thực tế, giúp sinh viên hình thành kỹ năng liên hệ giữa lý thuyết và thực tế, hiểu được tầm quan trọng của các biến số vĩ mô quan trọng để phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế trong cuộc sống. Để đảm bảo thuận lợi cho việc học tập, yêu cầu các giảng viên và sinh viên sử dụng kết hợp giữa giáo trình này với giáo trình Kinh tế vĩ mô 1. Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 được chủ biên bởi TS. Nguyễn Tất Thắng, được thiết kế gồm 5 chương, với nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Tăng trưởng kinh tế. Chương này đề cập đến các vấn đề liên quan đến tăng trưởng như: khái niệm, bản chất, ý nghĩa, nguồn gốc, các yếu tố quyết định, cơ chế và các chính sách thúc đẩy tăng trưởng của một nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay Chương 2: Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính. Nội dung của chương 2 đi sâu vào phân tích bản chất, hình thức cũng như các yếu tố tác động đến tiết kiệm, đầu tư và mối quan hệ của chúng trong hệ thống tài chính. Chương 3: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở. Chương 3 nghiên cứu, phân tích các cơ chế và cách thức đo lường, đánh giá sự tác động của các tác nhân người nước ngoài đến các vấn đề kinh tế vĩ mô trong nước. Chương 4: Thị trường lao động: thất nghiệp, tiền lương. Chương 4 đề cập đến bản chất, các khuyết tật, rào cản cũng như giải pháp khắc phục các rào cản trong việc giải quyết vấn đề thất nghiệp cũng nhằm nâng cao mức tiền lương cho người lao động. Chương 5: Chính sách ổn định kinh tế vĩ mô. Chương này sẽ khái quát lại nội dung, cơ chế của các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu đồng thời bàn luận về các cách thức xây dựng chính sách cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Trong đó, phân công biên soạn các chương cụ thể như sau: - ThS. Nguyễn Thị Thu Quỳnh: biên soạn chương 1 - ThS. Đoàn Bích Hạnh: biên soạn chương 2,3 - TS. Nguyễn Tất Thắng: chủ biên, biên soạn chương 4,5 Kết cấu của giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 được trình bày thống nhất ở các chương với các nội dung cụ thể như sau: (1) Phần giới thiệu chương đề cập đến ý nghĩa và giới thiệu sơ lược các nội dung chính được trình bày trong chương. (2) Phần nội dung chính của chương được chia thành các nội dung, bài học, được sắp xếp theo trình tự các vấn đề từ khái quát đến mở rộng trên cơ sở tham khảo các giáo trình Kinh tế vĩ mô đang được sử dụng để giảng dạy ở các trường đại học tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt ở trong phần này, các nội dung lý thuyết được minh họa bằng các đồ thị, hình, bảng số liệu cập nhật các thông tin thực tế về nền kinh tế vĩ mô của các nước trên thế giới và ở Việt Nam. (3) Phần tóm tắt cuối chương giúp sinh viên có thể dễ dàng tổng hợp lại nội dung các bài học. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng gợi ý một số câu hỏi ôn tập và giới thiệu một số dạng bài tập vận dụng lý thuyết được trình bày trong chương. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình biên soạn. Do vậy, tập thể nhóm giảng viên biên soạn mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các đồng nghiệp, sinh viên và người đọc. 1 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
  7. Mọi ý kiến góp ý xin gửi về: Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Điện thoại: 024. 6261 7518 Email: bmkt.hua@gmail.com 2 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
  8. Chương 1 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Trong đời sống hàng ngày, con người luôn hướng tới một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Điều này chỉ được đáp ứng khi nền kinh tế sản xuất ra ngày một nhiều hơn các loại hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Chính bởi lẽ đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi mục tiêu sản lượng và tăng trưởng kinh tế là một mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng, quyết định đến khả năng thực hiện và đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác như tạo việc làm, ổn định giá cả, cân bằng cán cân thanh toán,... Do đó, cần thiết phải nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế để đánh giá khả năng sản xuất của các nền kinh tế, từ đó giúp đánh giá được mức sống của người dân của các quốc gia này. Mục tiêu nghiên cứu của chương 1 là tập trung phân tích khái niệm và bản chất của tăng trưởng kinh tế; đánh giá ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống của người dân từng quốc gia; giải thích được nguồn gốc của sự tăng trưởng kinh tế; phân tích được các yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế và nghiên cứu cơ chế, mô hình của sự tăng trưởng; đề xuất các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phân tích các xu hướng mới của sự tăng trưởng của các nền kinh tế trên thế giới. 1.1 Khái niệm, bản chất và đo lường tăng trưởng kinh tế 1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế Kinh tế là hoạt động phân bổ nguồn lực đầu vào (có hạn) để sản xuất ra các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ khác nhau để thỏa mãn nhu cầu đa dạng (vô hạn) của con người. Do vậy, thành tựu của nền kinh tế cuối cùng là hướng tới tạo ra càng nhiều sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu sống ngày một gia tăng của con người. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian. Hay cụ thể hơn tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng quy mô, số lượng sản phẩm (sản lượng) hay thu nhập của toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Đứng trên góc độ một nền kinh tế mức sản lượng hay thu nhập của nền kinh tế thường được đo lường thông qua các chỉ tiêu đo lường cơ bản như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), hay thu nhập quốc dân (NI). Mặc dù đa số các chỉ tiêu này đều phản ánh mặt sản lượng của nền kinh tế, tuy nhiên do yêu cầu hạch toán về cùng một đơn vị tính nên các chỉ tiêu này đều lấy sản lượng nhân với giá của hàng hóa để quy ra đơn vị giá trị (tính bằng đơn vị tiền tệ). Điểm lưu ý ở đây đó là các chỉ tiêu này phải được đo lường theo mức giá cố định (giá của một năm gốc nào đó) để phản ánh thực tế mức độ gia tăng hoàn toàn về mặt sản lượng, loại bỏ tác động của yếu tố giá hàng hóa, dịch vụ theo thời gian. Mức giá của năm gốc được xác định khác nhau ở mỗi quốc gia và ở từng giai đoạn khác nhau (thường được duy trì trong giai đoạn 5-7 năm). Hiện nay ở Việt Nam, Tổng cục thống kê đang sử dụng giá của năm 2010 là giá gốc để tính toán các chỉ tiêu GDP và các chỉ tiêu kinh tế khác. 1.1.2 Bản chất của tăng trưởng kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về mặt sản lượng của nền kinh tế Khi nói đến tăng trưởng kinh tế, người ta không chỉ đơn thuần nói đến mức độ gia tăng sản lượng hàng hóa được tạo ra mà quan trọng hơn cả đó là khả năng sử dụng những hàng hóa đó để thỏa mãn nhu cầu của người dân, đem lại mức sống tốt hơn cho đại đa số người dân trong xã hội (Benjamin M. Friedman, 2006). Thực tế cho thấy sự gia tăng sản lượng có thể sẽ không có ý nghĩa khi mà dân số tăng rất nhanh trong khi GDP thực tế lại tăng trưởng chậm, dẫn đến số sản phẩm mà mỗi người dân có thể tiếp cận và tiêu dùng giảm, mức sống bị ảnh hưởng. Điều này dẫn đến phải có một định nghĩa khác thích hợp hơn về tăng trưởng kinh tế nhằm phản ánh được sự cải thiện mức sống của người dân. Do vậy, tăng trưởng kinh tế cần phản ánh được sự gia tăng của sản lượng bình quân trên đầu người (bằng tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong năm chia cho tổng dân số). Số liệu từ bảng 1-1 dưới đây cho thấy mặc dù Mỹ luôn được biết là quốc gia có nền kinh tế 2 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
  9. lớn nhất trên thế giới nhưng GDP thực tế bình quân trên đầu người của Mỹ lại chỉ đứng thứ 13 trên toàn thế giới. Tương tự, Trung Quốc là nền kinh tế đứng thứ hai nhưng GDP thực tế bình quân trên đầu người của nước này chỉ đứng thứ 81 trên thế giới. Trong khi đó, Quatar có GDP đạt 152,469 tỷ USD, đứng thứ 52 trên toàn thế giới nhưng lại là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất (IMF, 2017; GREGSON, 2017). Bảng 1-1. Thứ hạng các quốc gia, vùng lãnh thổ theo GDP thực tế/người năm 2016 Thứ hạng Quốc gia GDP/người tính theo PPP*(USD) 1 Qatar 129.726 2 Luxembourg 101.936 3 Macao 96.147 4 Singapore 87.082 13 Mỹ 57.293 30 Nhật Bản 38.893 81 Trung Quốc 15.423 128 Việt Nam 6.421 183 Mozambique 1.228 184 Malawi 1.139 185 Niger 1.113 186 Liberia 882 PPP*: giá ngang bằng sức mua, háng hóa được bán với cùng một giá ở các quốc gia khác nhau (ICP 2011) Nguồn: Gregson(2017) Ngày nay, các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế không chỉ quan tâm đến mức độ gia tăng sản lượng hàng hóa, dịch vụ mà còn chú trọng nhiều hơn đến chất lượng của sự tăng trưởng. Chất lượng của sự tăng trưởng được quyết định bởi nhiều yếu tố, tuy nhiên tựu chung lại theo quan điểm của các nhà kinh tế học thì chất lượng của sự tăng trưởng được xem xét ở một số tiêu chí chủ yếu như sau:  Sự gia tăng của sản lượng tiềm năng Trên giác độ lý thuyết, có quan điểm cho rằng tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở sự gia tăng của sản lượng tiềm năng. Nói cách khác, là sự dịch chuyển ra phía bên ngoài của đường giới hạn khả năng sản xuất (đường PPF). Điều này đã được chỉ rõ tính ổn định của sự tăng trưởng đó là luôn làm cho sản lượng duy trì được ở mức sản lượng tiềm năng. Còn tăng trưởng là đẩy nhanh sự gia tăng của sản lượng tiềm năng, nâng cao mức giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế phải ổn định trong dài hạn và tránh được những biến động từ bên ngoài. Điều này là cần thiết bởi lẽ nếu tốc độ tăng trưởng không ổn định thì thể hiện mức sống của người dân cũng không ổn định và chịu nhiều tác động từ điều kiện bên ngoài.  Sự gia tăng về nguồn lực đầu vào và kết quả đầu ra của nền kinh tế theo thời gian Tăng trưởng kinh tế theo quan điểm của Paul A. Samuelson (1947) đã chỉ ra đây là một xu hướng thay đổi nhanh chóng trên cả góc độ về mặt phương tiện (nguồn lực) và cả kết quả (khả năng đáp ứng nhu cầu) theo thời gian. Như vậy, theo quan điểm của Samuelson thì “kinh tế học là một môn hoa học xã hội, nó nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi xã hội trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực của nó cho các mục đích sử dụng cạnh tranh, để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ cho tiêu dùng hiện tại và tương lai”. Do vậy bản chất của tăng trưởng kinh tế theo Samuelson sẽ tập trung vào những tiêu chí chính như sau: ◦ Nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực ◦ Tạo ra sự linh động (nhạy bén về mặt thời gian) ◦ Là một sự lựa chọn ◦ Không thể áp dụng một cách đại trà 3 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
  10. ◦ Giúp giải quyết các vấn đề hiện tại của cuộc sống Tóm lại, theo quan điểm của Samuelson, thì tăng trưởng kinh tế là một khái niệm hoàn thiện và cải tiến vì nó đã lồng ghép được 2 khái niệm về phúc lợi xã hội với sự khan hiếm về nguồn lực. Điều này giải thích tại sao quan niệm của ông nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà khoa học và vận dụng rộng rãi trong các nghiên cứu sau này. Bên cạnh đó, Benjamin M. Friedman (2006) thì lại cho rằng tăng trưởng kinh tế phải tạo ra sự cải thiện đáng kể về cơ hội, sự đa dạng, sự linh động trong xã hội, sự cam kết về công bằng và ủng hộ sự dân chủ trong sản xuất và tiêu dùng. b. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng theo thời gian Khi các nhà kinh tế nghiên cứu tăng trường kinh tế, họ quan tâm đến tăng trưởng của sản lượng thực tế (hay sản lượng trên mỗi đầu người) qua một thời kỳ dài để có thể xác định được các yếu tố làm tăng GDP thực tế tại mức tự nhiên trong dài hạn. Bảng 1-2 trình bày số liệu về GDP thực tế bình quân đầu ngườicủa 13 nền kinh tế trên thế giới. Với mỗi nước, số liệu bao quát thời gian khoảng 100 năm. Cột thứ nhất và thứ hai của bảng ghi tên nước và khoảng thời gian (khoảng thời gian giữa các nước có khác nhau đôi chút vì lý do số liệu). Cột thứ ba và thứ tư ghi thu nhập thực tế bình quân đầu người cách đây một thế kỷ hoặc năm gần nhất. Cột cuối cùng của bảng trên ghi tỷ lệ tăng trưởng của mỗi nước. Tỷ lệ tăng trường phản ánh mức độ tăng nhanh hay chậm của GDP thực tế bình quân đầu người trong một năm. Phân tích cụ thể các số liệu về thu nhập thực tế bình quân đầu người và tỷ lệ tăng trưởng của các nước cho thấy mức sống của người dân ở các nước khác nhau trong cùng khoảng thời gian xem xét rất khác nhau. Thu nhập bình quân ờ Mỹ gấp 8 lần ở Trung Quốc, và khoảng 15 lần ở Án Độ. Những nước nghèo nhất có thu nhập bình quân đầu người rất thấp, chi bằng mức của nước Mỹ vài chục năm về trước. Bảng 1-2. Tăng trưởng kinh tế của một số nước trên thế giới Thu nhập thực tế Thu nhập thực tế Tỷ lệ tăng Nước Thời kỳ bình quân đầu người bình quân đầu người trưởng hàng đầu kỳ (USD) cuối kỳ (USD) năm (%) Nhật 1890-1997 1196 23400 2,82 Braxin 1900- 1997 619 23400 2,41 Mêhicô 1900-1997 922 8120 2,27 Đức 1890-1997 1738 21300 1,99 Canada 1870-1997 1890 21860 1,95 Trung Quốc 1900-1997 570 3570 1,91 Áchentina 1900-1997 1824 9950 1,76 Mỹ 1870-1997 3188 28740 1,75 Inđônêxia 1900-1997 708 3450 1,65 Ấn Độ 1900-1997 537 1950 1,34 Anh 1870-1997 3826 20520 1,33 Pakitxtan 1900-1997 587 1950 1,03 Bănglađét 1900-1997 495 1050 0,78 * Thu nhập thực tế được tính theo PPP (ICP 2005) Nguồn:Mankiw (2008) Tại Mỹ, GDP thực tế bình quân đầu người là 3188 USD vào năm 1870 và là 28740 USD vào năm 1997, còn tỷ lệ tăng trưởng là 1,75% một năm. Điều này có nghĩa là, nếu GDP thực tế bình quân đầu người bắt đầu bàng 3188 đô là và tăng với tốc độ 1,75% mỗi năm, thì sau 127 năm thì GDP thực tế bình quân đầu người sẽ đạt mức 28740 USD. Tất nhiên GDP thực tế bình quân đầu người không tăng trưởng đều đặn đúng 1,75% mỗi năm. Một số năm tăng nhanh hơn vả một số năm tăng chậm hơn. Tỷ lệ tăng trường 1,75% là con số đã bỏ qua biến 4 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
  11. động ngắn hạn xung quanh xu thế dài hạn và biểu hiện tỷ lệ tăng trường bình quân của GDP thực tế đầu người trong nhiều năm. Các nước trong Bảng 1-2 được sắp xếp theo thứ tự tốc độ tăng trưởng từ cao (tăng nhanh) đến thấp (tăng chậm). Nhật đứng đầu bảng với tốc độ 2,82% mỗi năm. Cách đây khoảng một trăm năm, Nhật không phải là nước giàu. Khi đó, thu nhập bình quần của người Nhật chi cao hơn người Mexico một chút và thấp hơn hẳn người Áchentina. Nhìn từ góc độ khác, thu nhập của người Nhật vào năm 1890 thấp hơn thu nhập của người Ẩn Độ vào năm 1997. Nhưng với tốc độ tăng trường thần kỳ của nó, Nhật giờ đây đã trở thành siêu cường kinh tế với thu nhập bình quân đầu người chỉ thua Mỹ. Đứng cuối bảng là Bănglađét với tốc độ tăng trưởng bình quân là 0.78%/năm trong một thế kỳ qua. Kết quả là, người dân Bănglađét vẫn tiếp tục sống trong cảnh nghèo khó. Vì sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng, vị trí xếp hạng của các nước theo thu nhập thay đổi mạnh mẽ theo thời gian. Như chúng ta đã thấy, Nhật là nước đã vươn lên trên nhiều nước khác. Một nước tụt lại phía sau là Anh. Vào năm 1870, Anh là nước giàu nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người cao hơn Mỹ khoảng 20% và xấp xỉ gấp đôi Canada. Ngày nay, thu nhập bình quân đầu người của Anh đã thấp hơn hai nước này. Số liệu trên cho thấy những nước giàu nhất không hề được bảo đảm sẽ giữ nguyên vị trí ấy và các nước nghèo nhất cũng không mãi mãi trong cảnh nghèo Nhưng điều gì lý giải cho sự thay đổi ấy? Vì sao một số nước tăng trường rất nhanh, trong khi một số khác lại tụt hậu? Đó chính là vấn đề mà chúng ta phải giải quyết trong các phần tiếp theo. 1.1.3 Đo lường sự tăng trưởng Tăng trưởng kinh tế có thể được biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số tương đối (tốc độ tăng trưởng). Tuy nhiên chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế thường được sử dụng phổ biến hơn. Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian. Do đó, tốc độ tăng trường kinh tế thường được tính bằng phần trăm thay đổi của tổng sản lượng quốc nội GDP thực tế. Y t  Y t 1 g *100% Y t 1 Trong đó: g - là tốc độ tăng trưởng của thời kỳ t. Yt - là GDP thực tế của thời kỳ t Yt-1 - là GDP thực tế của thời kỳ trước đó t-1 Quan tâm đến mục đích của sự tăng trưởng là đem lại mức sống tốt hơn cho đa số người dân nên chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế thường được tính bằng phần trăm thay đổi của GDP thực tế (hoặc thu nhập thực tế) bình quân trên đầu người. y t  y t 1 g pc  *100% y t 1 Trong đó: gpc - là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người của thời kỳ t. yt - là GDP thực tế bình quân đầu người, bằng GDP thực tế chia cho tổng dân số của một nước (hay tính bằng Yt/POP). yt – 1 - là GDP thực tế của thời kỳ t POP – là tổng dân số của một nước Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia theo các thời kỳ có thể được chia ra thành các mức độ khác nhau: - Tăng trưởng chậm: g ≈1 - 2%/năm: các nước kinh tế phát triển (G7, OECD) - Tăng trưởng trung bình: g ≈3 - 6%/năm: các nước đang phát triển - Tăng trưởng nóng: g >7%/năm: Trung Quốc, Việt Nam (2006 - 8,17%; 2007 - 8,3%) 1.2 Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế 5 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
  12. Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo những dấu hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, và công bằng xã hội. Trong đó, tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng. Những câu hỏi thường được đặt ra như: Tại sao có sự phân hóa thu nhập bình quân người dân các quốc gia trên thế giới như Hình 1-1 dưới đây? Vì sao một số nền kinh tế lại nhanh chóng giàu lên theo thời gian còn một số nền kinh tế khác vẫn cứ nghèo. Chẳng hạn những người dân Quatar lại có có mức thu nhập cao hơn gấp 100 lần người dân ở những nước nghèo như Mozambique như bảng 1-1 dưới đây (Gregson, 2017). Mức chênh lệch lớn về thu nhập cũng gây ra chênh lệch đáng kể về chất lượng cuộc sống khi người dân ở những nước giàu có nhiều tiện nghi cho cuộc sống của họ hơn, được chăm sóc y tế tốt hơn và có tuổi thọ cao hơn so với người dân ở các nước nghèo. Hình 1-1. Bản đồ thu nhập bình quân trên đầu người của các quốc gia trên thế giới năm 2017 Nguồn: IMF (2017) Một câu hỏi nữa được đặt ra đó là tại sao mức sống người dân của một quốc gia lại thay đổi theo thời gian? Xét theo thời gian trong suốt thế kỷ qua, thu nhập bình quân đầu người của Mỹ tăng khoảng 3.2% mỗi năm trong giai đoạn từ 1947 đến 2017 (Tradingeconomics, 2017). Với tỷ lệ tăng trưởng như thế thì cứ sau khoảng 22 năm, thu nhập bình quân đầu người lại tăng lên gấp đôi. Với mức tăng trường đó, thu nhập bình quân đầu người hiện nay của Mỹ đã tăng lên gấp 8 lần so với 100 năm trước. Những phân tích dưới đây sẽ đem lại cho chúng ta những câu trả lời rõ ràng hơn: 1.2.1 Tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện mức sống của người dân Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá... phát triển. Hình 1-2 dưới đây đã 6 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
  13. cho thấy có mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa thu nhập bình quân đầu người với tỷ lệ % dân số sống nghèo khổ (mức chi tiêu dưới 2USD/ngày). Hàn Quốc (S.Korea) có mức thu nhập thực tế bình quân đầu người là rất cao (gần 15.000USD) nên tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ của họ gần như không có. Trong khi đó, các nước như Ấn Độ (India), Nepal, Bangladesh thì thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng xấp xỉ 1000USD, nhưng tỷ lệ dân số sống nghèo khổ rất cao (trên 75%). Hình 1-2. Mối quan hệ giữa mức thu nhập và mức sống của người dân các nước Nguồn: WB(2007) Tuy nhiên, vấn đề đói nghèo trên của các nước đang phát triển sẽ được giải quyết theo khuyến nghị của các chuyên gia kinh tế. Các nghiên cứu được thực hiện với các số liệu thống kê thực tế trong một khoảng thời gian dài cho thấy, một sự gia tăng nhỏ trong tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến một sự cải thiện đáng kể trong mức sống của người dân ở các nước. Bảng 1-3. GDP thực tế bình quân/đầu người giai đoạn 1870 – 2003 Đơn vị: tính theo PPP international dollars Nước 1870 1913 1950 1979 2003 Mỹ 2,936 6,366 11,484 22,567 34,875 Anh 3,899 6,014 8,481 16,093 26,046 Đức 2,420 2,800 5,106 18,411 25,188 Nhật 835 1,571 2,176 14,912 24,037 Brazil 923 1000 2,165 6,336 7,205 Trung Quốc 548 571 464 1,076 4,970 Ghana 464 826 1,187 1,281 1,440 Nguồn:Frank & Bernanke (2009) Nhìn vào bảng 1-3 có thể thấy tại thời điểm năm 1870 GDP của Nhật chỉ bằng 1/3 so với Đức nhưng đến năm 2003, Nhật đã đuổi sát Đức. Điều này có thể được giải thích dựa vào số liệu về tốc độ tăng GDP thực tế bình quân/đầu người của 2 nước theo số liệu bảng 1-4 dưới đây 7 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
  14. không chênh nhau đáng kể. Nếu như Đức có tốc độ tăng trưởng chậm dần lại thì tốc độ tăng trưởng của Nhật lại tương đối nhanh. Thậm chí tốc độ tăng trưởng của Nhật cao hơn của Đức. Tuy nhiên mức chênh lệch không đáng kể, chỉ dao động ở 0,8% giai đoạn 1870 – 2003, và 0.7% ở giai đoạn 1979 – 2003. Do vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao một sự khác biệt nhỏ về tốc độ tăng trưởng lại có thể giúp Nhật đuổi kịp Đức như vậy. Câu trả lời được giải thích thông qua cơ chế lãi gộp dưới đây. Bảng 1-4. Tốc độ tăng GDP thực tế bình quân/đầu người, giai đoạn 1870 – 2003 % thay đổi hàng năm % thay đổi hàng năm % thay đổi hàng năm Nước 1870 – 2003 1950 – 2003 1979 - 2003 Mỹ 1.9 2.1 1.8 Anh 1.4 2.1 2.0 Đức 1.8 3.1 1.3 Nhật 2.6 4.6 2.0 Brazil 1.6 2.3 0.5 Trung Quốc 1.7 4.6 6.6 Ghana 0.9 0.4 0.5 Nguồn: Frank & Bernanke (2009)  Cơ chế lãi gộp Cơ chế lãi gộp (lãi kép) theo công thức dưới đây: Xt+n =Xt(1+r)n Với giả định: ◦ Mức lãi suất là r%/năm ◦ Khoản tiền gửi ban đầu là Xt ◦ n là số năm ◦ Khoản tiền nhận được sau n năm là Xt+n Theo cơ chế này thì nếu bạn gửi một khoản tiền gửi ban đầu Xt vào ngân hàng, mỗi năm bạn sẽ nhận được phần lãi tăng thêm. Nếu bạn tiếp tục gửi cả khoảng tiền ban đầu Xt và số tiền lãi đó sang năm thứ hai thì đến cuối năm thứ hai bạn lại được trả lãi trên tổng số tiền cả gốc và lãi của năm thứ nhất. Quá trình này lặp đi lặp lại sau n năm bạn sẽ nhận được khoản tiền gộp (kép) cả gốc và lãi vào năm thứ n là Xt+n. Cơ chế lãi gộp này có thể được vận dụng đối với sự tăng trưởng của một nền kinh tế. Bạn coi Xt chính là GDP của một nền kinh tế tại thời điểm t, nếu toàn bộ GDP này được tái đầu tư, với mức tăng trưởng r% thì sau n năm, GDP của nền kinh tế cũng biến thành Xt+n . Ví dụ 1-1 Giả sử có hai sinh viên tốt nghiệp đại học - Jerry và Elain - cùng khởi nghiệp ở tuổi 22 và kiếm được 30.000 USD mỗi năm. Jerry sống trong nền kinh tế có tốc độ tăng trường 1%/ năm, còn Elain sống trong một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng 3%/ năm. Sau đây, các phép tính cho biết điều gì sẽ xảy ra 40 năm sau, khi cả hai đều 62 tuổi, Jerry sẽ kiếm được số tiền = Xt+n =Xt(1+r)n= 30.000(1+1%)40 ≈ 44.666 USD Elain sẽ kiếm được số tiền = Xt+n =Xt(1+r)n= 30.000(1+3%)40 ≈ 97.861USD Như vậy, chỉ với 2% khác nhau trong tốc độ tăng trưởng kinh tế, mà lương của Elain cao gấp hai lần lương của Jerry. Vấn đề đáng quan tâm ở đây đó là độ lớn của r% có ý nghĩa như thế nào? Giả sử bạn quan sát 8 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
  15. thấy một quốc gia có tốc độ tâng trưởng trung bình là 1% mỗi năm trong khi một quốc gia khác là 3% mỗi năm. Thoạt nhìn, điểu này dường như không phải là sự khác biệt lớn. Vậy thì mức chênh lệch 2% này tạo nên sự khác biệt gì? Câu trả lời là: có sự khác biệt lớn. Ngay cả những tỷ lệ tăng trưởng tưởng như nhỏ khi viết dưới dạng phần trăm vẫn trở thành rất lớn sau nhiều năm liên tiếp. Vận dụng lý thuyết về cơ chế lãi gộp, các nhà nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế phát triển nó thành một quy tắc như sau:  Quy tắc 70 Trên cơ sở lý thuyết về cơ chế lãi gộp, các nhà kinh tế đã tìm ra một quy tắc mang tính kinh nghiệm, gọi là quy tắc 70, rất hữu ích trong việc tìm hiểu cũng như dự đoán và lên kế hoạch cho vấn đề tăng trưởng của nền kinh tế các nước. Theo quy tắc 70, nếu một biến số nào đó tăng với tỷ lệ r%/năm, thì nó sẽ tăng gấp đôi trong vòng (70/x) năm. • Công thức: ◦ r: tốc độ tăng trưởng ◦ n: số năm Từ công thức trên suy ra: r.n = ln(2) = 0.6931 ≈ 70(%) • Kết luận: Nếu một đại lượng nào đó (GDP, thu nhập quốc dân) tăng với tỷ lệ r% mỗi năm, thì nó sẽ tăng gấp đôi trong vòng n=70/r năm. Trong nền kinh tế mà Jerry sống, thu nhập tăng 1% một năm, vì vậy mất tới 70 năm để thu nhập tăng gấp đôi. Trong nền kinh tế Elain sống, thu nhập tăng 3% một năm, nên chỉ mất 70/3 hay là 23 năm để thu nhập tăng gấp đôi. Quy tắc 70 không chỉ áp dụng cho nền kinh tế đang tăng trưởng, mà còn có thể áp dụng cho tài khoản tiết kiệm tăng trưởng. Ví dụ 1-2 Năm 1791, Ben Franklin mất và để lại 5.000 USD được đầu tư trong thời gian 200 năm để thưởng cho sinh viên và các nghiên cứu khoa học trong ngành y. Nếu số tiền này tăng 1% mỗi năm (mà điểu này rất thực tế), thì cứ sau mười năm, khoản giá trị đầu tư này lại tăng gấp đôi. Trong 200 năm, nó có hai mươi lần tăng gấp đôi liên tiếp. Tại thời điểm cuối của 200 năm, giá trị của nó bằng 220 * 5000 USD, tức khoảng 5 tỷ USD. Trên thực tế, số tiền 5000 USD của Franklin chỉ tăng lên đến 2 triệu sau 200 năm vì một phần tiền đã được sử dụng trong thời gian này. 1.2.2 Tăng trưởng kinh tế góp phần giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng được cho là nền kinh tế đó đã sử dụng tốt lực lượng lao động của nó. Vì vậy, có thể đi đến kết luận rằng tăng trưởng kinh tế nhanh thì việc làm tăng, thất nghiệp có xu hướng giảm. Rõ ràng, giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp thực tế có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Nhà kinh tế học Okun (1962) đã nghiên cứu và đưa ra một giả thuyết về mối quan hệ tương ứng giữa 2 đại lượng này như sau:  Quy luật Okun Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tăng trưởng thực tế và tỷ lệ thất nghiệp ở các nước đã được lượng hoá dưới tên gọi quy luật Okun được đặt tên theo tên của nhà kinh tế học Aurthor Okun (N. Gregory Mankiw, 2016). Trong đó: Y là GDP thực tế u là tỷ lệ thất nghiệp 9 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
  16. ∆ là sự thay đổi Quy luật này xác định, nếu nền kinh tế của một quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 3%/năm thì tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế nước này ổn định (giữ nguyên). Và ngược lại nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng 2% thì GDP thực tế giảm đi 1%. Cũng chính từ sự phát hiện ra quy tắc này nên đôi khi người ta còn gọi quy luật Okun là quy luật 2–1. 1.2.3 Tăng trưởng kinh tế góp phần củng cố an ninh, quốc phòng, cải thiện vị thế của quốc gia Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội. Điều này đã được minh chứng với thực tế của các nước lớn trên thế giới như Mỹ và Nga. Đây là hai quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh trên thế giới, đồng thời cũng là 2 quốc gia có sức mạnh quân sự, vị thế lớn trên trường quốc tế với ngân sách dành cho quốc phòng hàng năm lên tới hàng trăm tỷ USD. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đang phát triển. Ví dụ 1-3 Hãng thông tấn Reuters đưa tin: Thượng viện Mỹ ngày 18/9/2017 đã thông qua dự luật về ngân sách quốc phòng cho tài khóa 2018 trị giá 700 tỷ USD, nhằm ủng hộ lời kêu gọi của Tổng thống Donald Trump về việc xây dựng một quân đội lớn và mạnh mẽ hơn. Con số này cho thấy, ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2018 cao hơn 81 tỷ so với năm 2017, trong đó 8,5 tỷ USD được dành riêng cho hệ thống phòng thủ tên lửa. Nguồn: Nguyễn Hoàng (2017) 1.3 Nguồn gốc của sự tăng trưởng kinh tế Như đã đề cập ở trên tăng trưởng kinh tế được thể hiện bởi sự gia tăng của tổng sản phẩm hay tổng thu nhập thực tế bình quân trên đầu người. GDP thực tế bình quân trên đầu người là một thước đo quan trọng để đánh giá về khả năng sản xuất hàng hóa của mỗi quốc gia. Thông qua chỉ tiêu này, chúng ta có thể đánh giá được mức thu nhập, mức tiêu dùng nhằm góp phần cải thiện mức sống của người dân mỗi quốc gia. Công thức: ◦ Y - GDP thực tế ◦ N - số người có việc làm ◦ POP - tổng dân số Dựa vào công thức ta có thể thấy: GDP bình quân trên đầu người đo lường số sản phẩm mà mỗi người lao động làm ra trong một đơn vị thời gian nhân với tỷ lệ số người có việc làm trong tổng dân số. Theo phân tích trên đây thì sự gia tăng của GDP bình quân trên đầu người hay tăng trưởng đạt được khi một trong 4 trường hợp sau xảy ra: 1. (Y/N) tăng: tức là số sản phẩm mà 1 lao động tạo ra tăng. Hay nói cách khác là năng suất lao động trung bình (hay năng suất lao động bình quân) của quốc gia này tăng. 2. (N/POP) tăng: tức là tỷ lệ dân số có việc làm trong tổng dân số tăng 3. Cả 2 điều trên 4. Thậm chí 1 trong 2 yếu tố tăng, yếu tố kia giảm nhưng tốc độ tăng lớn hơn tốc độ giảm Tuy nhiên trong 4 trường hợp trên, thì về dài hạn, sự gia tăng sản phẩm bình quân trên đầu người hay tăng trưởng kinh tế chỉ có thể đạt được do sự nâng cao năng suất lao động bình quân. Vì nếu tỷ lệ dân số có việc làm trong tổng dân số tăng thì chưa chắc đã tạo ra thêm sản lượng cho nền kinh tế do vấp phải nguyên lý ‘năng suất cận biên giảm dần’. Nguyên nhân đó 10 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
  17. là nền kinh tế tạo ra nhiều việc làm, các doanh nghiệp thuê thêm lao động nhưng các yếu tố sản xuất khác như vốn, đất đai, máy móc,... không gia tăng tương ứng thì số sản phẩm tạo ra không những không tăng lên mà còn có xu hướng giảm đi. Mặt khác, vấn đề việc làm còn đi kèm với nó là những hệ quả về mặt xã hội, điển hình như chất lượng các mối quan hệ xã hội khác bị suy giảm do quỹ thời gian của người lao động bị giới hạn trong 24 giờ (con cái không được bố mẹ quan tâm, chăm sóc, tập quán sinh hoạt truyền thống bị phá vỡ, thời gian nghỉ ngơi bị rút ngắn,...). Trường hợp thứ 3, và thứ 4 thì cơ hội xảy ra khó hơn do bản thân mỗi nền kinh tế không thể chủ động quyết định mọi vấn đề, đôi khi gặp phải những tác động từ bên ngoài dẫn đến không đạt được mục tiêu đề ra. Do vậy, có thể thấy, hầu hết các quốc gia có được sự tăng trưởng cao là do sự gia tăng của năng suất lao động bình quân. Tăng trưởng kinh tế luôn được khẳng định là mục tiêu của các chính phủ, nhưng một câu hỏi đặt ra là vậy thì điều gì quyết định tăng trưởng; vì sao lại có sự khác biệt to lớn về mức sống trên thế giới như đã chỉ ra trong ví dụ đã nêu ở trên. Như chúng ta đã thấy, lời giải thích có thể gói gọn trong một từ duy nhất: năng suất. Nhưng nhìn từ một góc độ khác, sự khác biệt giữa các nước lại thật khó hiểu. Để lý giải vì sao thu nhập ở một số nước cao hơn các nước khác nhiều đến thế, chúng ta cần phải xem xét các yếu tố quyết định năng suất của một nước. Chúng ta bắt đầu nghiên cứu về năng suất và tăng trưởng bằng cách phát triển mô hình giản đơn được gọi là nền kinh tế Robinson Crusô. Robinson Crusô là một thuỷ thủ thoát nạn đắm tàu và trôi dạt vào một hoang đảo. Vì Crusô sống một mình, anh ta phải tự bắt cá, trồng rau và may quần áo. Chúng ta có thể coi hoạt động của Crusô - quá trình sản xuất và tiêu dùng cá, rau và quần áo - như một nền kinh tế giản đơn. Qua việc nghiên cứu nền kinh tế của Crusô, chúng ta sẽ rút ra một số bài học thực tiễn có thể áp dụng cho các nền kinh tế hiện thực và phức tạp hơn. Cái gì quyết định mức sống của Crusô? Câu trả lời rất rõ ràng: Nếu Crusô giỏi bắt cá, trồng rau và may quần áo, anh ta sẽ sống sung túc. Vì Crusô chỉ có thể tiêu dùng những gì mình sản xuất ra, nên mức sống của anh ta phụ thuộc vào năng lực sản xuất của anh ta. Thuật ngữ năng suất phản ánh lượng hàng hoá và dịch vụ mà một công nhân sản xuất ra trong mỗi giờ lao động. Trong trường hợp nền kinh tế của Crusô, chúng ta dễ dàng nhận thấy năng suất là yếu tố then chốt quyết định mức sống, và sự gia tăng năng suất là yếu tố then chốt quyết định tốc độ gia tăng mức sống. Càng bắt được nhiều cá trong một giờ, Crusô càng có nhiều cá để ăn. Nếu Crusô tìm ra một khu vực có nhiều cá, năng suất bắt cá của anh ta sẽ tăng. Sự gia tăng năng suất như thế làm Crusô sống sung túc hơn. Anh ta được ăn nhiều cá hơn mà thời gian bắt cá lại giảm, vì thế có thể dành thời gian để tạo ra các hàng hoá khác phục vụ cho cuộc sống. Cũng giống như mô hình đơn giản này, năng suất cũng đóng vai trò quyết định mức sống của một nước. Hãy nhớ lại rằng tổng sản phẩm trong một nước phản ánh đồng thời: tổng thu nhập của tất cả các thành viên trong nền kinh tế và tổng chi tiêu cho sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế. Giống như Crusô, đất nước chỉ có thể hưởng thụ cuộc sống tốt đẹp hơn khi nó sản xuất được lượng hàng hoá và dịch vụ lớn hơn. Người Mỹ sống sung túc hơn người Nigiêria vì công nhân Mỹ có năng suất cao hơn công nhân Nigiêria. Nghĩa là mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hoá và dịch vụ của nước đó. Do vậy, để hiểu được sự khác biệt to lớn trong mức sống của người dân giữa các nước hay giữa những thời kỳ khác nhau, chúng ta buộc phải nhìn vào quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Nhưng xem xét mối liên hệ giữa mức sống và năng suất mới chỉ là bước khởi đầu. Điều này tất yếu dẫn chúng ta đến câu hỏi: Vì sao một số nền kinh tế lại có khả năng sản xuất ra nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn các nền kinh tế khác? Những nhân tố nào quyết định đến cải thiện năng suất và từ đó góp phần tạo ra tăng trưởng kinh tế? 11 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
  18. 1.4 Các yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia Như đã phân tích ở trên, yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự tăng trưởng của một quốc gia đó là sự nâng cao năng suất lao động (Y/N). Phân tích về toán học cho thấy, để năng suất tăng thì sản lượng đầu ra (Y) phải tăng hoặc số lao động (N) giảm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc giảm số lao động không phải là giải pháp lý tưởng. Do đó, có thể nói bản chất sự gia tăng năng suất chính là sự gia tăng sản phẩm đầu ra của nền kinh tế trong điều kiện các nguồn lực có hạn. Điều này cho thấy, do quy mô, số lượng nguồn lực đầu vào có hạn, vậy để gia tăng số lượng sản phẩm đầu ra không còn cách nào khác là phải nâng cao được chất lượng các nguồn lực đầu vào. Đề cập đến các nguồn lực đầu vào của nền kinh tế, chúng ta có thể khái quát rằng các nhân tố quyết định tăng trưởng chính là những yếu tố liên quan đến nguồn lực dành cho sản xuất của nền kinh tế, bao gồm: - Lao động (L- Labour): là khoảng thời gian con người sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ (bao gồm thể lực và trí lực của con người được sử dụng vào quá trình sản xuất). - Tư bản hay là vốn (K- Capital): là máy móc, thiết bị, nhà xưởng, đường xá, nguyên vật liệu để sản xuất ra các loại hàng hóa khác. - Đất đai và tài nguyên thiên nhiên (R- Resources): là một khoảng không gian nơi diễn ra các hoạt động sản xuất và cũng là nơi chứa đựng các tài nguyên thiên nhiên như than đá, dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản,... - Khoa học công nghệ (T- Technology): là các kỹ thuật, cách thức, dây chuyền để sản xuất ra các loại hàng hóa, dịch vụ. - Ngoài ra còn có trình độ quản lý (M- Managerment): các nhà lãnh đạo, nhà quản lý có kỹ năng điều hành, phối hợp, chỉ đạo, tổ chức quá trình sản xuất. 1.4.1 Lao động Nhiều nhà kinh tế cho rằng chất lượng đầu vào của lao động là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của lực lượng lao động. Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác của sản xuất như tư bản hiện vật, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc thuê được trong nền kinh tế thế giới nhưng khó có thể mua được kỹ năng, kiến thức, kỷ luật của người lao động. Một nước có thể nhập khẩu các thiết bị thông tin viễn thông, máy tính, máy phát điện, các loại máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại nhất. Nhưng những hàng tư bản này chỉ có thể được sử dụng một cách có hiệu quả nhất nếu như người công nhân có kỹ năng và được đào tạo, có trình độ chuyên môn và có kỷ luật lao động cao đóng góp làm tăng năng suất lao động trung bình, từ đó tạo ra tăng trưởng kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù năng suất lao động đã được cải thiện, tuy nhiên so với các nước khác trong khu vực, năng suất lao động của người lao động Việt Nam còn thấp hơn nhiều lần so với năng suất của lao động các nước khác (hộp 1-1). Do vậy, mức sống của người dân Việt Nam, đo lường thông qua chỉ số phát triển con người (HDI) cũng thấp hơn so với các nước khác trong khu vực (Hình 1-3). Hộp 1 – 1. Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 4,4% của Singapore Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá, “mặc dù năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm nhưng còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Chẳng hạn, năm 2015, năng suất lao động của Việt Nam theo giá hiện hành đạt 3.660 USD, chỉ bằng 4,4% của Singapore; 17,4% của Malaysia; 35,2% của Thái Lan; 48,5% của Philippines và 48,8% của Indonesia. Nguồn: vov.vn, 2016 12 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
  19. Hình 1-3. Mối quan hệ giữa mức thu nhập và mức sống của người dân các nước ASEAN Nguồn: WB (2016) 1.4.2 Vốn tư bản Công nhân làm việc với năng suất cao hơn nếu họ có nhiều công cụ lao động hơn. Khối lượng trang thiết bị và cơ sở vật chất dùng trong quá trình sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ được gọi ỉà tư bản hiện vật, hay viết gọn là tư bản. Ví dụ, khi người thợ mộc làm việc, anh ta cần có cưa, đục, bào, máy tiện,... Việc có nhiều công cụ hơn cho phép người thợ làm việc nhanh và chính xác hơn. Nghĩa là trong một tuần, một người thợ mộc với một vài dụng cụ thô sơ sẽ làm được ít đồ gỗ hơn so với người thợ mộc được trang bị công cụ tinh vi, chuyên dụng cho nghề mộc. Tư bản hiện vật biểu thị yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất mà trước đó đã từng là đầu ra của quá trình sản xuất. Ví dụ, người thợ mộc sử dụng máy tiện để làm chân bàn. Trước đó, chiếc máy tiện đã là sản phẩm của nhà sản xuất máy tiện. Nhà sản xuất máy tiện lại phải sử dụng các công cụ và trang thiết bị khác để làm ra máy tiện. Như vậy, tư bản hiện vật là nhân tố sản xuất được dùng để sản xuất ra tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ, trong đó có bản thân tư bản. Bản thân tư bản hiện vật của một nước tăng trưởng theo thời gian, nhưng tăng nhanh hay chậm phụ thuộc vào quá trình tích lũy tư bản. Nhưng như chúng ta biết tích lũy tư bản cần có sự hy sinh tiêu dùng hiện tại trong nhiều năm. Những nước tăng trưởng nhanh có xu hướng đầu tư mạnh vào hàng hóa tư bản mới; ở những nước tăng trưởng nhanh nhất, họ thường dành 10% đến 20% thu nhập cho tích lũy tư bản. Khi bàn đến tư bản, chúng ta không chỉ đề cập đến nhà xưởng, máy móc. Nhiều đầu tư do chính phủ tiến hành và đặt nền móng cho sự phát triển của khụ vực tư nhân. Những đầu tư này được gọi là tư bản cố định xã hội và bao gồm dự án lớn như mở đường cho các hoạt động thương mại. Đường xá và các dự án về nước và thủy lợi, các biện pháp y tế cộng đồng là những ví dụ quan trọng. Tất cả những dự án này bao gồm những khoản đầu tư lớn thường không thể chia nhỏ được hay đầu tư trọn gói, và nhiều khi có lợi tức tăng dần theo quy mô. Thường thì các khoản đầu tư này ảnh hường đến tăng trưởng kinh tế một cách ngoại sinh, hay ảnh hường lan tỏa mà các doanh nghiệp tư nhân không thể đảm đương được, do đó chính phủ phải tham gia vào để đảm bảo rằng những đầu tư cơ sở hạ tầng hay tư bản xã hội được thực hiện. 1.4.3 Đất đai và tài nguyên thiên nhiên Một trong các yếu tố sản xuất quan trọng nữa là tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất do thiên nhiên mang lại, như đất đai, sông ngòi và khoáng sản. Có hai loại tài nguyên thiên nhiên: loại tái tạo được và loại không tái tạo được. 13 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
  20. Rừng cây là ví dụ về loại tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được. Dầu mỏ là tài nguyên không tái tạo được vì nó là sản phẩm của thiên nhiên sau hàng ngàn năm biến đổi, nên nguồn cung chỉ có hạn. Khi nguồn cung dầu mỏ cạn kiệt chúng ta không thể tái tạo thêm. Sự khác biệt về nguồn tài nguyên thiên nhiên gây ra một số khác biệt về mức sống trên thế giới. Sự thành công có ý nghĩa lịch sử của Mỹ bắt nguồn từ cung đất đai rộng lớn, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Ngày nay một số nước ở vùng Trung Đông như Cô-oét và Ả rập Xê-út rất giàu chỉ vì họ sống trên những giếng dầu lớn nhất thể giới. Mặc dù nguồn tài nguyên thiên nhiên cỏ ý nghĩa quan trọng, nhưng đó không nhất thiết là nguyên nhân làm cho nền kinh tế có năng suất cao trong việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Ví dụ, Nhật là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới mặc dù không có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Thương mại quốc tế giúp trao đổi tài nguyên khan hiếm chính là nguyên nhân đem lại thành công của nước Nhật. Nhật nhập khẩu rất nhiều tài nguyên thiên nhiên cần thiết, chẳng hạn dầu mỏ, rồi xuất khẩu hàng công nghiệp sang các nước có nhiều tài nguyên khác. 1.4.4 Khoa học công nghệ Cùng với ba nhân tố sản xuất đã thảo luận ở trên, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào nhân tố hết sức quan trọng là công nghệ. Theo dòng lịch sử của các nền kinh tế, tăng trưởng của các nền kinh tế trên thế giới đi theo các mô hình khác nhau, không đơn thuần là quá trình gia tăng thêm nhà máy hoặc công nhân. Thực tế cho thấy, nguyên nhân đem lại mức tăng trưởng nhanh mang tính đột phá ở một số nước châu Âu, Mỹ, Nhật và các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Singapore,... là do một quá trình sáng chế và thay đổi công nghệ không ngừng từ đó đem lại một bước tiến xa về khả năng sản xuất của các nước này so với các nước khác không có sự sáng tạo về mặt công nghệ. Thay đổi công nghệ là những thay đổi trong quá trình sản xuất hoặc đưa ra những sản phẩm mới sao cho có thể tạo ra được sản lượng nhiều hơn và cải tiến hơn với cùng một lượng đầu vào. Những phát minh đã làm năng suất tăng mạnh là động cơ hơi nước, máy phát điện, bóng đèn, động cơ đốt trong, và máy bay phản lực hạng nặng chở khách. Những thay đổi công nghệ cơ bản là những phát minh ra sản phẩm mới như điện thoại, máy thu thanh, máy bay, mảy ảnh, vô tuyến truyền hình và mảy tính. Những phát minh này là những phát minh nổi bật nhất trong kỷ nguyên hiện đại đang diễn ra trong ngành điện tử và tin học, mà một máy tính sách tay nhỏ bé ngày nay có công suất vượt xa máy tính nhanh nhất của những năm 1960. Những phát minh này là những ví dụ đặc sắc nhất về thay đổi công nghệ. Tuy nhiên thay đổi công nghệ trên thực tế là một quá trình liên tục bao gồm những cải tiến lớn, nhỏ. Nhưng cải tiến nhỏ là bộ phận của sự tiến bộ đều đặn của nền kinh tế. Do tầm quan trọng của nó trong việc nâng cao mức sống, các nhà kinh tế từ lâu đã suy nghĩ làm thế nào để khuyến khích tiến bộ công nghệ. Rõ ràng rằng thay đổi công nghệ không phải là quá trình cơ học đơn giản của việc đi tìm những sản phẩm và quá trình sản xuất tốt hơn. Thay vì thế, sáng kiến nhanh đòi hỏi phải nuôi dưỡng bằng một sự đầu tư thích đáng cho quá trình nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ. Với những phân tích trên có thể nói khoa học công nghệ là yếu tố quyết định nhất đến sự gia tăng năng suất lao động. Thay đổi công nghệ có thể dẫn đến thay đổi đáng kể sản phẩm đầu ra. 1.4.5 Trình độ quản lý, quản trị Cần phải nhấn mạnh rằng quá trình sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ là một quá trình sử dụng kết hợp các yếu tố đầu vào khác nhau để tạo ra cùng một sản phẩm đầu ra. Đối với mỗi loại sản phẩm đầu ra lại đòi hỏi một tỷ lệ kết hợp khác nhau giữa các yếu tố đầu vào cơ bản. Do vậy, cần thiết phải có một tác nhân đứng ra tổ chức, điều phối, phân bổ sử dụng hiệu quả, hợp lý các yếu tố đầu vào trên để tạo ra sản lượng hàng hóa như mong muốn với chất lượng đảm bảo đáp ứng nhu cầu của con người. Trước đây, tác nhân này được coi như một loại lao động cấp cao trong doanh nghiệp. Tuy nhiên quan điểm của các nhà quản trị học hiện 14 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
nguon tai.lieu . vn