Xem mẫu

  1. Bài 2: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Mã bài: MĐ17.02 Giới thiệu: Quản lý vốn bằng tiền trong doanh nghiệp hiệu quả là chìa khóa giúp doanh nghiệp hoạt động tốt. Đầu tư tài chính là hoạt động khai thác, sử dụng nguồn lực, tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, nhằm tăng thu nhập và nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, đầu tư tài chính là hoạt động rất được chú trọng trong doanh nghiệp. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm hoạt động đầu tư tài chính - Trình bày được phương pháp hạch toán kế toán các khoản đầu tư tài chính - Xác định, lập được các chứng từ kế toán kế toán các khoản đầu tư tài chính - Thực hiện được các nghiệp vụ kế toán các khoản đầu tư tài chính - Ghi được sổ chi tiết và tổng hợp theo bài thực hành ứng dụng - Trung thực nghiêm túc, tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp Nội dung chính: 1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán 1.1. Khái niệm Hoạt động đầu tư là quá trình bỏ tài sản, tiền vốn vào hoạt động kinh doanh trong hiện tại với mục đích là thu lợi nhuận trong tương lai. Hoạt động đầu tư trong DN bao gồm đầu tư bên trong và đầu tư ra bên ngoài DN . - Đầu tư bên trong là việc bỏ tài sản, tiền vốn nhằm thực hiện các nhiệm vụ SXKD của DN như đổi mới công nghệ, đổi mới tăng cường cơ sở VC- KT phục vụ SXKD làm tăng giá trị TS của DN. - Đầu tư ra bên ngoài là việc DN đem tài sản, tiền vốn đầu tư vào DN hoặc tổ chức kinh tế khác nhằm thu lợi nhuận và được gọi là hoạt động đầu tư tài chính. 1.2. Nguyên tắc kế toán - Giá trị các khoản đầu tư tài chính phải được ghi sổ theo giá gốc - Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị các khoản đầu tư tài chính bị giảm xuống thấp hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng Khóa n. 53
  2. 2. Kế toán chứng khoán kinh doanh 2.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán 2.1.1. Khái niệm Chứng khoán kinh doanh là các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật nắm giữ vì mục đích kinh doanh (kể cả chứng khoán có thời gian đáo hạn trên 12 tháng mua vào, bán ra để kiếm lời). Chứng khoán kinh doanh bao gồm: - Cổ phiếu, trái phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán; - Các loại chứng khoán và công cụ tài chính khác. Tài khoản này không phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, như: Các khoản cho vay theo khế ước giữa 2 bên, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu, thương phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu,...nắm giữ đến ngày đáo hạn. 2.1.2. Nguyên tắc kế toán - Giá trị các loại chứng khoán phải được ghi sổ theo giá gốc = giá mua + chi phí môi giới + thuế, lệ phí, phí của ngân hàng. - Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị thị trường của chứng khoán kinh doanh bị giảm xuống thấp hơn giá gốc, kế toán được lập dự phòng giảm giá. - DN phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán kinh doanh. Khoản cổ tức được chia cho giai đoạn trước ngày đầu tư được ghi giảm giá trị khoản đầu tư. Khi nhà đầu tư nhận được thêm cổ phiếu mà không phải trả tiền do công ty cổ phần sử dụng thặng dư vốn cổ phần, các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (chia cổ tức bằng cổ phiếu) để phát hành thêm cổ phiếu, nhà đầu tư chỉ theo dõi số lượng cổ phiếu tăng thêm trên thuyết minh Báo cáo tài chính, không ghi nhận giá trị cổ phiếu được nhận, không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính và không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty cổ phần. - Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi chi tiết từng loại chứng khoán kinh doanh mà DN đang nắm giữ (theo từng loại chứng khoán; theo từng đối tượng, mệnh giá, giá mua thực tế, từng loại nguyên tệ sử dụng để đầu tư…). - Khi thanh lý, nhượng bán chứng khoán kinh doanh (tính theo từng loại chứng khoán), giá vốn được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền di động (bình quân gia quyền theo từng lần mua). 2.2. Chứng từ và sổ kế toán - Chứng từ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, các chứng từ khác có liên quan. - Sổ kế toán: Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán 2.3. TK sử dụng: TK 121- “Chứng khoán kinh doanh” Bên Nợ: Giá trị chứng khoán kinh doanh mua vào. Bên Có: Giá trị ghi sổ chứng khoán kinh doanh khi bán. Số dư bên Nợ: Giá trị chứng khoán kinh doanh tại thời điểm báo cáo. 54
  3. Tài khoản 121 có 3 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1211 - Cổ phiếu - Tài khoản 1212 - Trái phiếu - Tài khoản 1218 - Chứng khoán và công cụ tài chính khác 2.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 1. Khi mua chứng khoán kinh doanh Nợ TK 121 Có các TK 111, 112, 331, 141, 244 2. Định kỳ thu lãi trái phiếu và các chứng khoán khác - Nếu nhận tiền lãi và sử dụng tiền lãi tiếp tục mua bổ sung trái phiếu, tín phiếu Nợ TK 121 Có TK 515 - Nếu nhận lãi bằng tiền Nợ các TK 111, 112, 138.... Có TK 515 - Nếu nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền lãi này. Chỉ ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính phần tiền lãi của các kỳ mà DN mua khoản đầu tư này; Khoản tiền lãi dồn tích trước khi DN mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó Nợ các TK 111, 112, 138... (tổng tiền lãi thu được) Có TK 121 (lãi đầu tư dồn tích trước khi DN mua lại khoản đầu tư) Có TK 515 (phần tiền lãi của các kỳ sau khi DN mua khoản đầu tư) 3. Kế toán cổ tức, lợi nhuận được chia - Trường hợp nhận cổ tức cho giai đoạn sau ngày đầu tư Nợ các TK 111, 112... Nợ TK 138 (chưa thu được tiền ngay) Có TK 515 - Trường hợp nhận cổ tức của giai đoạn trước ngày đầu tư Nợ các TK 111, 112, 138... (tổng tiền lãi thu được) Có TK 121 (lãi đầu tư dồn tích trước khi DN mua lại khoản đầu tư). - Trường hợp nhận được phần cổ tức, lợi nhuận đã được dùng để đánh giá tăng vốn Nhà nước, DN cổ phần hoá không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính mà ghi giảm giá trị khoản đầu tư tài chính Nợ các TK 112, 138 55
  4. Có TK 121 4. Khi chuyển nhượng chứng khoán kinh doanh, căn cứ vào giá bán chứng khoán Nợ các TK 111, 112, 131... (tổng giá thanh toán) Nợ TK 635 (chênh lệch giữa giá bán nhỏ hơn giá vốn) Có TK 121 (giá vốn bình quân gia quyền) Có TK 515 (chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá vốn) Các chi phí về bán chứng khoán Nợ TK 635 Có các TK 111, 112, 331... 5. Thu hồi hoặc thanh toán chứng khoán kinh doanh đã đáo hạn Nợ các TK 111, 112, 131 Có TK 121 Có TK 515 6. Trường hợp DN nhượng bán chứng khoán kinh doanh dưới hình thức hoán đổi cổ phiếu, DN phải xác định giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về tại thời điểm trao đổi Nợ TK 121 (giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về) Nợ TK 635 (nếu lỗ) Có TK 121 (giá trị ghi sổ của CP mang đi trao đổi theo PP BQGQ) Có TK 515 (nếu lãi) 7. Đánh giá lại số dư các loại chứng khoán thỏa mãn định nghĩa các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (như trái phiếu, thương phiếu bằng ngoại tệ…) - Trường hợp lãi Nợ TK 121 (1212,1218 ) Có TK 413 - Trường hợp lỗ Nợ TK 413 Có TK 121 (1212,1218 ). 2.5. Thực hành Đầu kỳ doanh nghiệp có 1.000 cổ phiếu giá 100.000 (đồng)/cổ phiếu trong kỳ phát sinh các nghiệp vụ sau: 1) Bán 700 cổ phiếu thu bằng chuyển khoản giá bán 110.000 (đồng/cổ phiếu), hoa hồng trả cho người môi giới 1%/giá bán bằng tiền mặt. 2) Nhận thông báo chia cổ tức cho 300 cổ phiếu đang sở hữu còn lại. tỷ lệ chia cổ tức là 20%/ mệnh giá, biết mệnh giá cổ phiếu là: 15.000 (đồng/cổ phiếu). 3) Doanh nghiệp bán 100 cổ phiếu thu bằng chuyển khoản giá 120.000 (đồng/cổ phiếu). hoa hông môi giới là 1.000.000 (đồng) trả bằng tiền mặt. 56
  5. 4) Doanh nghiệp mua thêm 500 cổ phiếu giá 90.000 (đồng/cổ phiếu), chưa thanh toán cho người bán, chi phí môi giới là 1.000.000 (đồng) trả bằng chuyển khoản. 5) Bán 300 cổ phiếu giá bán 120.000(đồng/cổ phiếu) thu bằng chuyển khoản, chi phí trả 1%/ giá bán cho người môi giới bằng tiền mặt. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Biết doanh nghiệp xuất theo phương pháp bình quân gia quyền di động. 3. Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 3.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán 3.1.1. Khái niệm Đầu tư ngắn hạn khác là những khoản đầu tư tài chính gồm các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (bao gồm cả các loại tín phiếu, kỳ phiếu), trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi bên phát hành bắt buộc phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai và các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn với mục đích thu lãi hàng kỳ và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác.. 3.1.2. Nguyên tắc kế toán - Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo từng kỳ hạn, từng đối tượng, từng loại nguyên tệ, từng số lượng...Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ vào kỳ hạn còn lại (dưới 12 tháng hay từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo) để trình bày là tài sản ngắn hạn hoặc dài hạn. - DN phải hạch toán đầy đủ, kịp thời doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản đầu tư như lãi tiền gửi, lãi cho vay, lãi, lỗ khi thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. - Đối với các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, nếu chưa được lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của pháp luật, kế toán phải đánh giá khả năng thu hồi. Trường hợp có bằng chứng chắc chắn cho thấy một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư có thể không thu hồi được, kế toán phải ghi nhận số tổn thất vào chi phí tài chính trong kỳ. Trường hợp số tổn thất không thể xác định được một cách đáng tin cậy, kế toán có thể không ghi giảm khoản đầu tư nhưng phải thuyết minh trên Báo cáo tài chính về khả năng thu hồi của khoản đầu tư. 3.2. Chứng từ và sổ kế toán: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, các chứng từ khác có liên quan… 3.3. TK sử dụng: TK 128 “Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn” Bên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng. Bên Có: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm. Số dư bên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn hiện có tại thời điểm báo cáo. 57
  6. Tài khoản 128 có 4 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1281 - Tiền gửi có kỳ hạn - Tài khoản 1282 - Trái phiếu - Tài khoản 1283 - Cho vay - Tài khoản 1288 - Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn 3.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 1. Gửi tiền có kỳ hạn, cho vay, mua các khoản đầu tư để nắm giữ đến ngày đáo hạn bằng tiền Nợ TK 128 Có các TK 111, 112 2. Định kỳ kế toán ghi nhận khoản phải thu về lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, lãi cho vay Nợ TK 1388 Nợ TK 128 (lãi nhập gốc) Có TK 515 3. Khi thu hồi các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn Nợ các TK 111, 112, 131, 152, 156, 211,....(theo giá trị hợp lý) Nợ TK 635 (nếu lỗ) Có TK 128 (giá trị ghi sổ) Có TK 515 (nếu lãi). 4. Chuyển các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn thành đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết Nợ các TK 221, 222 (theo giá trị hợp lý) Nợ TK 635 (nếu lỗ) Có TK 128 (giá trị ghi sổ) Có các TK liên quan (nếu phải đầu tư thêm) Có TK 515 (nếu lãi) 5. Kế toán các giao dịch liên quan đến trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn a) Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi trước - Khi trả tiền mua trái phiếu nhận lãi trước Nợ TK 1282 Có các TK 111, 112,… (số tiền thực chi) Có TK 3387 (phần lãi nhận trước) - Định kỳ, tính và kết chuyển lãi của kỳ kế toán theo số lãi phải thu từng kỳ Nợ TK 3387 Có TK 515 - Thu hồi giá gốc trái phiếu khi đến hạn thanh toán 58
  7. Nợ các TK 111, 112,... Có TK 1282 b) Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi định kỳ - Khi trả tiền mua trái phiếu Nợ TK 1282 Có các TK 111, 112,... - Định kỳ ghi nhận tiền lãi trái phiếu Nợ các TK 111, 112, 138 Có TK 515 - Thu hồi giá gốc trái phiếu khi đến hạn thanh toán Nợ các TK 111, 112,... Có TK 1282 c) Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi sau - Khi trả tiền mua trái phiếu Nợ TK 1282 Có các TK 111, 112,... - Định kỳ tính lãi trái phiếu và ghi nhận doanh thu theo số lãi phải thu từng kỳ Nợ TK 1388 Có TK 515 - Khi đến hạn thanh toán trái phiếu, thu hồi gốc và lãi trái phiếu Nợ các TK 111, 112,... Có TK 1282 Có TK 1388 (số lãi của các kỳ trước) Có TK 515 (lãi kỳ đáo hạn) 6. Kế toán khoản tổn thất do không thu hồi được các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn chưa được lập dự phòng phải thu khó đòi: Nếu khoản tổn thất được xác định một cách đáng tin cậy, kế toán phải ghi nhận phần chênh lệch giữa giá trị có thể thu hồi nhỏ hơn giá trị ghi sổ khoản đầu tư vào chi phí tài chính, ghi: Nợ TK 635 Có TK 1281, 1282, 1288 - Trường hợp sau khi ghi nhận khoản tổn thất, nếu có bằng chứng chắc chắn cho thấy khoản tổn thất có thể thu hồi lại được, kế toán ghi nhận phần chênh lệch giữa giá trị có thể thu hồi cao hơn giá trị ghi sổ khoản đầu tư Nợ TK 1281, 1282, 1288 Có TK 635 7. Đánh giá lại số dư các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn được phân loại là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: - Trường hợp lãi 59
  8. Nợ TK 128 Có TK 413 - Trường hợp lỗ Nợ TK 413 Có TK 128 3.5. Thực hành Công ty Phước Hải kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên cổ phiếu có mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phiếu.có các số liệu liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính và kinh doanh trong các kỳ kế toán như sau: Tài liệu 1: số dư đầu lỳ của một số tài khoản: – Tài khoản 121 160.000.000 đồng Tài khoản 1211 Phước Bình (4.000 cổ phiếu) 80.000.000 đồng Tài khoản 1218 (80 tờ kỳ phiếu) 80.000.000 đồng - Tài khoản 128 (Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn) 1.400.000.000 đồng Tài khoản 1281 Đông Á (kỳ hạn 3 tháng) 300.000.000 đồng Tài khoản 1281 Việt Á (kỳ hạn 6 tháng) 500.000.000 đồng Tài khoản 1288 Thanh Bình 600.000.000 đồng – tài khoản 131 Hà Linh 200.000.000 đồng Tài liệu 2: trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1) Mua 50 kỳ phiếu của ngân hàng Việt Á mệnh giá 1.000.000 đồng, thời hạn 6 tháng, lãi suất 0,75%/tháng, thu lãi định kỳ hàng tháng, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. 2) Công ty Thanh Bình vay ngắn hạn 200.000.000 đồng bằng chuyển khoản, công ty đã nhận được giáy báo nợ của ngân hàng, lãi suất 1%/tháng, lãnh lãi hàng tháng. 3) Chuyển nhượng một phần vốn đầu tư vào công ty Thanh Bình trị giá gốc của khoản đầu tư chuyển nhượng là 500.000.000 đồng, giá bán thu về bằng chuyển khoản là 560.000.000 đồng, chi phí phát sinh liên quan đến việc chuyển nhượng vốn đầu tư thanh toán bằng tạm ứng là 12.000.000 đồng. 4) Công ty chuyển khoản gửi có kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 10%/năm, lãnh hải hàng tháng tại ngân hàng HSBC số tiền 200.000.000 đồng, công ty đã nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng. 5) Hạn thu nợ đối với công ty Thanh Bình đã trễ, công ty thanh đề nghị thanh toán số nợ là 300.000.000 đồng bằng 225 tê công trái, mệnh giá 1.000.000 đồng/tê, thời hạn 5 năm, lãi suất 10%/năm, lãnh lãi 1 lần khi đáo hạn, cho biết số công trái này có hiệu lực 1 năm, công ty đã đồng ý phương án thu hồi nợ. 6) Công ty Hà Linh trả nợ cho công ty 200.000.000 đồng bằng 150 trái phiếu là 1.000.000 đòng, thời hạn 5 năm, lãi suất 10% năm, lãnh lãi 1 lần khi 60
  9. đáo hạn, cho biết trái phiếu này có hiệu lực 1 năm. Công ty đã đồng ý phương thức trả nợ này. Yêu cầu: Ghi sổ nhật ký chung 4. Kế toán đầu tư vốn vào đơn vị khác - Việc đầu tư có thể thực hiện dưới các hình thức: + Đầu tư dưới hình thức góp vốn vào đơn vị khác (do bên được đầu tư huy động vốn): Theo hình thức này, tài sản của bên góp vốn được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán của bên nhận vốn góp; + Đầu tư dưới hình thức mua lại phần vốn góp tại đơn vị khác (mua lại phần vốn của chủ sở hữu): Theo hình thức này, tài sản của bên mua (bên đầu tư, nhận chuyển nhượng vốn góp) được chuyển cho bên bán (bên chuyển nhượng vốn góp) mà không được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán của đơn vị phát hành công cụ vốn (bên được đầu tư). - Khi thực hiện đầu tư bằng tài sản phi tiền tệ, nhà đầu tư phải căn cứ vào hình thức đầu tư để áp dụng phương pháp kế toán một cách phù hợp, cụ thể: + Nếu đầu tư dưới hình thức góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ, nhà đầu tư phải đánh giá lại tài sản mang đi góp vốn trên cơ sở thỏa thuận. Phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại và giá trị đánh giá lại của tài sản mang đi góp vốn được kế toán là thu nhập khác hoặc chi phí khác; + Nếu đầu tư dưới hình thức mua lại phần vốn góp của đơn vị khác và thanh toán cho bên chuyển nhượng vốn bằng tài sản phi tiền tệ: . Nếu tài sản phi tiền tệ dùng để thanh toán là hàng tồn kho, nhà đầu tư phải kế toán như giao dịch bán hàng tồn kho dưới hình thức hàng đổi hàng (ghi nhận doanh thu, giá vốn của hàng tồn kho mang đi trao đổi lấy phần vốn được mua); . Nếu tài sản phi tiền tệ dùng để thanh toán là TSCĐ, BĐSĐT, nhà đầu tư phải kế toán như giao dịch nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT (ghi nhận doanh thu, thu nhập khác, chi phí khác....); + Nếu tài sản phi tiền tệ dùng để thanh toán là các công cụ vốn (cổ phiếu) hoặc công cụ nợ (trái phiếu, các khoản phải thu...), nhà đầu tư phải kế toán như giao dịch thanh lý nhượng bán các khoản đầu tư (ghi nhận lãi, lỗ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính). - Giá phí các khoản đầu tư được phản ánh theo giá gốc, bao gồm giá mua cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư (nếu có), như: Chi phí giao dịch, môi giới, tư vấn, kiểm toán, lệ phí, thuế và phí ngân hàng...Trường hợp đầu tư bằng tài sản phi tiền tệ, giá phí khoản đầu tư được ghi nhận theo giá trị hợp lý của tài sản phi tiền tệ tại thời điểm phát sinh. - Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi khoản đầu tư vào từng công ty con, công ty liên doanh, liên kết và từng khoản đầu tư vào đơn vị khác. Thời điểm 61
  10. ghi nhận các khoản đầu tư tài chính dài hạn là thời điểm chính thức có quyền sở hữu, cụ thể như sau: + Chứng khoán niêm yết được ghi nhận tại thời điểm khớp lệnh (T+0); + Chứng khoán chưa niêm yết, các khoản đầu tư dưới hình thức khác được ghi nhận tại thời điểm chính thức có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. - Phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản cổ tức, lợi nhuận được chia vào Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ tại thời điểm được quyền nhận. Cổ tức, lợi nhuận được chia trong một số trường hợp được hạch toán như sau: + Cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền hoặc tài sản phi tiền tệ cho giai đoạn sau ngày đầu tư được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính theo giá trị hợp lý tại ngày được quyền nhận; + Cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền hoặc tài sản phi tiền tệ cho giai đoạn trước ngày đầu tư không hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính mà hạch toán giảm giá trị khoản đầu tư. + Khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, nếu các khoản đầu tư vào đơn vị khác đã được đánh giá tăng tương ứng với phần sở hữu của doanh nghiệp cổ phần hoá trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty con, công ty liên doanh, liên kết, doanh nghiệp cổ phần hoá phải ghi tăng vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật. Sau đó, khi nhận được phần cổ tức, lợi nhuận đã dùng để đánh giá tăng vốn Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính mà ghi giảm giá trị khoản đầu tư. + Trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu thì thực hiện theo nguyên tắc: . Các đơn vị không do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ theo dõi số lượng cổ phiếu được nhận trên thuyết minh Báo cáo tài chính, không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư và doanh thu hoạt động tài chính. . Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng cho loại hình doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. - Giá vốn các khoản đầu tư tài chính khi thanh lý, nhượng bán được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền di động (bình quân gia quyền theo từng lần mua). - Doanh nghiệp không được phân loại lại khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết thành chứng khoán kinh doanh trừ khi đã thực sự thanh lý, nhượng bán khoản đầu tư, dẫn đến mất quyền kiểm soát đối với công ty con, mất quyền đồng kiểm soát đối với công ty liên doanh, và không còn ảnh hưởng đáng kể đối với công ty liên kết. - Việc xác định quyền kiểm soát, đồng kiểm soát, ảnh hưởng đáng kể là tạm thời được thực hiện tại thời điểm ghi nhận ban đầu khoản đầu tư. Trong trường hợp này, kế toán ghi nhận khoản đầu tư là đầu tư góp vốn vào đơn vị 62
  11. khác hoặc chứng khoán kinh doanh, không ghi nhận khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết. - Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải xác định giá trị khoản đầu tư bị tổn thất để trích lập dự phòng tổn thất đầu tư. 4.1. Kế toán đầu tư vào công ty con 4.1.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán a. Khái niệm Công ty con là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, chịu sự kiểm soát của một đơn vị khác (gọi là công ty mẹ), (kể cả công ty thành viên của Tổng công ty và các đơn vị khác có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập). b. Nguyên tắc kế toán - Vốn đầu tư vào công ty con phải được phản ánh theo giá gốc, bao gồm giá mua + các chi phí mua (nếu có), như: Chi phí môi giới, giao dịch, lệ phí, thuế và phí Ngân hàng... - Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi khoản đầu tư vào từng công ty con theo mệnh giá, giá thực tế mua cổ phiếu, chi phí thực tế đầu tư vào các công ty con... - Phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các Khoảnthu nhập từ công ty con (lãi cổ phiếu, lãi kinh doanh) của năm tài chính vào BCTC riêng của công ty mẹ. Cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty con được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hàng năm của công ty mẹ. 4.1.2. Chứng từ và sổ kế toán: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, các chứng từ khác có liên quan…. 4.1.3. TK sử dụng: TK 221- Đầu tư vào công ty con Bên Nợ: Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con tăng. Bên Có: Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con giảm. Số dư bên Nợ: Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào cty con hiện có của công ty mẹ. 4.1.4. Phương pháp kế toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 1. Trường hợp công ty mẹ đầu tư vào công ty con dưới hình thức góp vốn Nợ TK 221 Nợ TK 214 Nợ TK 811 (nếu lỗ) Có TK 211, 213, 217, 152, 153, 155, 156, 111, 112, 3411 Có TK 711 (nếu lãi) 2. Trường hợp cty mẹ đầu tư vào công ty con dưới hình thức mua lại phần vốn góp: - Nếu việc mua, bán khi hợp nhất được bên mua thanh toán bằng tiền Nợ TK 221 63
  12. Có các TK 111, 112, 121,... - Nếu việc mua, bán khi hợp nhất được thực hiện bằng việc bên mua phát hành CP: + Nếu giá phát hành của cổ phiếu tại ngày diễn ra trao đổi > mệnh giá cổ phiếu Nợ TK 221 (theo giá trị hợp lý) Có TK 4111 (theo mệnh giá) Có TK 4112 (chênh lệch giá trị hợp lý > mệnh giá cổ phiếu) + Nếu giá phát hành của cổ phiếu tại ngày diễn ra trao đổi < mệnh giá cổ phiếu Nợ TK 221 (theo giá trị hợp lý) Nợ TK 4112 (số chênh lệch giữa giá trị hợp lý nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu) Có TK 4111 (theo mệnh giá). + Chi phí phát hành cổ phiếu thực tế phát sinh Nợ TK 4112 Có các TK 111, 112,... - Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được bên mua thanh toán bằng việc phát hành trái phiếu: + Trường hợp thanh toán bằng trái phiếu theo mệnh giá Nợ TK 221 (theo giá trị hợp lý) Có TK 34311 + Trường hợp thanh toán bằng trái phiếu có chiết khấu Nợ TK 221 (theo giá trị hợp lý) Nợ TK 34312 (phần chiết khấu) Có TK 34311 (theo mệnh giá trái phiếu). + Trường hợp thanh toán bằng trái phiếu có phụ trội, ghi: Nợ TK 221 (theo giá trị hợp lý) Có TK 34311 - Mệnh giá trái phiếu Có TK 34313 - Phụ trội trái phiếu - Nếu việc mua, bán khi hợp nhất được bên mua thanh toán bằng cách trao đổi TSCĐ của mình với bên bị mua: Nợ TK 811 (giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi) Nợ TK 214 (giá trị hao mòn) Có TK 211 (nguyên giá) + Đồng thời ghi Nợ TK 221 (tổng giá thanh toán) Có TK 711 (giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi) Có TK 3331 - Trường hợp trao đổi bằng sản phẩm, hàng hoá 64
  13. Nợ TK 632 Có các TK 155, 156,... + Đồng thời phản ánh Nợ TK 221 Có TK 511 Có TK 333 - Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh như chi phí tư vấn pháp lý, thẩm định giá..., kế toán bên mua ghi: Nợ TK 221 Có các TK 111, 112, 331,... 3. Kế toán cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền hoặc tài sản phi tiền tệ (ngoại trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu): - Khi nhận được thông báo về cổ tức, lợi nhuận được chia cho giai đoạn sau ngày đầu tư từ công ty con Nợ TK 1388 Có TK 515 Khi nhận được cổ tức, lợi nhuận được chia Nợ các TK liên quan (theo giá trị hợp lý) Có TK 1388 - Khi nhận được thông báo về cổ tức, lợi nhuận được chia cho giai đoạn trước ngày đầu tư từ công ty con Nợ TK 1388 Có TK 221 - Trường hợp nhận được khoản cổ tức, lợi nhuận mà khoản cổ tức, lợi nhuận đó đã sử dụng để đánh giá lại giá trị khoản đầu tư vào công ty con khi xác định giá trị DN (công ty mẹ) để cổ phần hoá và ghi tăng vốn Nhà nước: Nợ TK 1388 Có TK 221 4. Trường hợp đầu tư thêm để các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, công cụ tài chính trở thành khoản đầu tư vào công ty con Nợ TK 221 Có các TK 121, 128, 222, 228 Có các TK liên quan (giá trị hợp lý của số phải đầu tư bổ sung) 5. Khi thanh lý một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư vào công ty con: Nợ các TK liên quan (giá trị hợp lý của số thu được từ việc thanh lý) Nợ TK 222, 228 Nợ TK 635 (Nếu lỗ) Có TK 221 (giá trị ghi sổ) 65
  14. Có TK 515 (nếu lãi) 6. Khi giải thể công ty con để sáp nhập toàn bộ tài sản và nợ phải trả vào công ty mẹ, kế toán ghi giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty con và ghi nhận tài sản, nợ phải trả của công ty con theo giá trị hợp lý tại ngày sáp nhập, ghi: Nợ các TK phản ánh tài sản (theo giá trị hợp lý tại ngày sáp nhập) Nợ TK 635 (chênh lệch giá trị ghi sổ của khoản đầu tư > giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả nhận sáp nhập) Có các TK phản ánh nợ phải trả (giá trị hợp lý tại ngày sáp nhập) Có TK 221 (giá trị ghi sổ) Có TK 515 (chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản đầu tư nhỏ hơn giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả nhận sáp nhập). 4.1.5. Thực hành Có tài liệu về chi phí và kết quả hoạt động đầu tư vào công ty con tại công ty A (C.ty mẹ) trong kỳ như sau (1.000đ) 1. Dùng tiền gửi ngân hàng mua 100.000 Cổ phần do công ty B phát hành, mệnh giá 100/CP. Được biết với số cổ phần đã mua. C.ty A có quyền nắm giữ 60% quyền biểu quyết ở C.ty B. 2. Chi phí phát sinh trong quá trình thu mua số cổ phần của C.ty B là 10.000. 3. Dùng tiền vay dài hạn mua thêm 20.000 Cổ phần của C.ty C, mệnh giá cổ phần là 100, giá mua 110. Được biết tổng số vốn điều lệ của C.ty C là 12.000.000. Số vốn cổ phần mà công ty A đã đầu tư trước đây vào công ty C là: 4.000.000. 4. Quyết định nhượng 10.000.000 vốn đầu tư vào công ty D (tương đương 50% quyền biểu quyết) cho công ty M với giá 11.000.000. Được biết số vốn còn lại ở C.ty D mà C.ty A còn đầu tư là 2.000.000 5. Quyết định thu hồi toàn bộ vốn đầu tư ở C.ty E (là C.ty con có tổng số vốn điều lệ là 15.000.000) là 8.000.000. Số này sau khi thoả thuận C.ty E trả bằng chuyển khoản theo giá 7.600.000. 6. Kết quả đầu tư vào công ty con trong kỳ theo thông báo như sau: a. Số cổ tức được hưởng - C.ty B là 200.000 - C.ty C là 300.000 b. Số lỗ phải chịu từ: - Công ty D là 50.000 - Công ty E là 20.000 7. Công B và C đã thanh toán số cổ tức cho C.ty A bằng chuyển khoản. 8. Công ty A quyết định dùng tiền mặt thanh toán số lỗ phải chịu cho C.ty D và E. Yêu cầu: Ghi sổ nhật ký chung 66
  15. 4.2. Kế toán đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 4.2.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán a. Khái niệm Công ty liên kết là công ty mà trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể nhưng không phải là công ty con hoặc công ty liên doanh của nhà đầu tư. Nhà đầu tư được coi là có ảnh hưởng đáng kể trong các Nếu sau : Nhà đầu tư trực tiếp: Nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết trong vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư mà không có thoả thuận khác thì được coi là có ảnh hưởng đáng kể đối với bên nhận đầu tư. Nhà đầu tư gián tiếp: Nhà đầu tư nắm giữ gián tiếp thông qua các công ty con từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư thì không phải trình bày khoản đầu tư đó trên BCTC riêng của mình, mà chỉ trình bày khoản đầu tư đó trên BCTC hợp nhất của nhà đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu. b. Nguyên tắc kế toán - Việc kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết Khi lập và trình bày BCTC riêng của nhà đầu tư được thực hiện theo phương pháp giá gốc. - Giá gốc của khoản đầu tư vào công ty liên kết bao gồm phần vốn góp hoặc giá thực tế mua khoản đầu tư cộng (+) các chi phí mua (nếu có), như chi phí môi giới, giao dịch, thuế, phí, lệ phí... - Nếu góp vốn vào công ty liên kết bằng TSCĐ, vật tư, hàng hoá thì giá gốc khoản đầu tư được ghi nhận theo giá trị được các bên góp vốn thống nhất định giá. Khoảnchênh lệch giữa giá trị ghi sổ của TSCĐ, vật tư, hàng hoá và giá trị đánh giá lại được ghi nhận và xử lý như sau: + Khoảnchênh lệch lớn hơn giữa giá đánh giá lại và giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá được hạch toán vào thu nhập khác; Khoảnchênh lệch nhỏ hơn giữa giá đánh giá lại và giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá được hạch toán vào chi phí khác; + Khoảnchênh lệch lớn hơn giữa giá đánh giá lại và giá trị còn lại của TSCĐ được hạch toán toàn bộ vào thu nhập khác; Khoảnchênh lệch nhỏ hơn giữa giá đánh giá lại và giá trị còn lại của TSCĐ được hạch toán toàn bộ vào chi phí khác; - Khi kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp giá gốc, giá trị khoản đầu tư không được thay đổi trong suốt quá trình đầu tư, trừ Nếu nhà đầu tư mua thêm hoặc thanh lý (toàn bộ hoặc một phần) khoản đầu tư đó hoặc nhận được các Khoảnlợi ích ngoài lợi nhuận được chia. - Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi giá trị khoản đầu tư vào từng công ty liên kết. Từ thời điểm nhà đầu tư không còn được coi là có ảnh hưởng 67
  16. đáng kể đối với công ty liên kết, nhà đầu tư phải kết chuyển giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào công ty liên kết sang các TK khác có liên quan. 4.2.2. Chứng từ và sổ kế toán: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, các chứng từ khác có liên quan… 4.2.3. TK sử dụng: TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết Bên Nợ: Số vốn đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết tăng. Bên Có: Số vốn đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết giảm do đã thanh lý, nhượng bán, thu hồi. Số dư bên Nợ: Số vốn đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết hiện còn cuối kỳ 4.2.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 1. Khi góp vốn liên doanh bằng tiền vào công ty liên doanh, liên kết Nợ TK 222 Có các TK 111, 112 2. Các chi phí liên quan trực tiếp tới việc đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (chi phí thông tin, môi giới, giao dịch trong quá trình thực hiện đầu tư) Nợ TK 222 Có các TK 111, 112 3. Trường hợp bên tham gia liên doanh góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết bằng tài sản phi tiền tệ: Nợ TK 222 Nợ TK 214 Nợ TK 811 (phần chênh lệch đánh giá giảm) Có các TK 211, 213, 217, 152, 153, 155, 156 Có TK 711 (phần chênh lệch đánh giá tăng) 4. Trường hợp nhà đầu tư mua lại phần vốn góp tại công ty liên doanh, liên kết: - Nếu việc đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được thanh toán bằng tiền Nợ TK 222 Có các TK 111, 112, 121,... - Nếu việc đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được thực hiện bằng cách phát hành cổ phiếu: + Nếu giá phát hành của cổ phiếu tại ngày diễn ra trao đổi lớn hơn mệnh giá cổ phiếu Nợ TK 222 (theo giá trị hợp lý) Có TK 4111 (theo mệnh giá) Có TK 4112 (số chênh lệch giữa giá trị hợp lý > mệnh giá cổ phiếu). 68
  17. + Nếu giá phát hành của cổ phiếu tại ngày diễn ra trao đổi nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu Nợ TK 222 (theo giá trị hợp lý) Nợ TK 4112 (số chênh lệch giữa giá trị hợp lý nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu) Có TK 4111 (theo mệnh giá) + Chi phí phát hành cổ phiếu thực tế phát sinh Nợ TK 4112 Có các TK 111, 112,... - Nếu việc đầu tư vào cty liên doanh, liên kết được thanh toán bằng tài sản phi tiền tệ: + Trường hợp trao đổi bằng TSCĐ Nợ TK 811 (giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi) Nợ TK 214 (giá trị hao mòn) Có TK 211 (nguyên giá) Đồng thời ghi Nợ TK 222 (tổng giá thanh toán) Có TK 711 (giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi) Có TK 3331 (TK 33311) (nếu có) + Trường hợp trao đổi bằng sản phẩm, hàng hoá Nợ TK 632 Có các TK 155, 156,... Đồng thời phản ánh Nợ TK 222 Có TK 511 Có TK 333 - Nếu việc đầu tư vào cty liên doanh được bên mua thanh toán bằng việc phát hành TP: + Trường hợp thanh toán bằng trái phiếu theo mệnh giá Nợ TK 222 (theo giá trị hợp lý) Có TK 34311 - Mệnh giá trái phiếu + Trường hợp thanh toán bằng trái phiếu có chiết khấu Nợ TK 222 (theo giá trị hợp lý) Nợ TK 34312 (phần chiết khấu) Có TK 34311 - Mệnh giá trái phiếu + Trường hợp thanh toán bằng trái phiếu có phụ trội Nợ TK 222 (theo giá trị hợp lý) Có TK 34311 - Mệnh giá trái phiếu Có TK 34313 (phần phụ trội) 69
  18. + Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết như chi phí tư vấn pháp lý, thẩm định giá... Nợ TK 222 Có các TK 111, 112, 331,... 5. Các khoản chi phí liên quan đến hoạt động góp vốn liên doanh, liên kết phát sinh trong kỳ như lãi tiền vay để góp vốn, các chi phí khác Nợ TK 635 Nợ TK 133 Có các TK 111, 112, 152,… 6. Kế toán cổ tức, lợi nhuận được chia: - Khi nhận được thông báo về cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền từ công ty liên doanh, liên kết cho giai đoạn sau ngày đầu tư Nợ TK 1388 Có TK 515 - Khi nhận được cổ tức, lợi nhuận của giai đoạn trước khi đầu tư hoặc cổ tức, lợi nhuận được chia (bằng tiền) đã sử dụng để đánh giá lại giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết khi xác định giá trị DN để cổ phần hoá Nợ các TK 112, 138 Có TK 222 7. Kế toán thanh lý, nhượng bán khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết: Nợ các TK 111, 112, 131, 152, 153, 156, 211, 213,... Nợ TK 228 (nếu không còn ảnh hưởng đáng kể) Nợ TK 635 (nếu lỗ) Có TK 222 Có TK 515 (nếu lãi) 8. Chi phí thanh lý, nhượng bán khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết Nợ TK 635 Nợ TK 133 Có các TK 111, 112, 331... 9. Trường hợp đầu tư thêm để công ty liên doanh, liên kết trở thành công ty con và nắm giữ quyền kiểm soát Nợ TK 221 Có các TK 111, 112… Có TK 222 10. Kế toán khoản vốn góp liên doanh bằng quyền sử dụng đất do Nhà nước giao: - Khi DN Việt Nam được Nhà nước giao đất để góp vốn liên doanh với các công ty nước ngoài bằng giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, thì sau 70
  19. khi có quyết định của Nhà nước giao đất và làm xong thủ tục giao cho liên doanh Nợ TK 222 Có TK 411 (chi tiết vốn Nhà nước) - Trường hợp bên Việt Nam được Nhà nước giao đất để tham gia liên doanh, khi chuyển nhượng vốn góp thì thực hiện như sau: + Khi chuyển nhượng vốn góp vào công ty liên doanh cho bên nước ngoài và trả lại quyền sử dụng đất cho Nhà nước Nợ TK 411 Có TK 222 + Nếu bên đối tác thanh toán cho bên Việt Nam tài sản ngoài quyền sử dụng đất (trong trường hợp này công ty liên doanh chuyển sang thuê đất) Nợ các TK 111, 112,... Có TK 515 - Trường hợp bên Việt Nam chuyển nhượng phần vốn góp cho bên nước ngoài trong công ty liên doanh và trả lại quyền sử dụng đất và chuyển sang hình thức thuê đất. Công ty liên doanh phải ghi giảm quyền sử dụng đất và ghi giảm nguồn vốn kinh doanh tương ứng với quyền sử dụng đất. Việc giữ nguyên hoặc ghi tăng vốn phụ thuộc vào việc đầu tư tiếp theo của chủ sở hữu. Tiền thuê đất do cơ sở này thanh toán không tính vào vốn chủ sở hữu mà hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo các kỳ tương ứng. 11. Kế toán giao dịch mua, bán giữa bên tham gia liên doanh và công ty liên doanh: Kế toán phản ánh như giao dịch đối với các giao dịch mua, bán với khách hàng thông thường (trừ khi áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu). 4.2.5. Thực hành Tài liệu về chi phí và kết quả hoạt động đầu tư vào C.ty liên kết tại C.ty A trong kỳ như sau: (1.000 đ) 1. Dùng tiền gửi ngân hàng mua 100.000 cổ phần do C.ty B phát hành, mệnh giá 100/C.phần. Được biết với số cổ phần đã mua. C.ty A có quyền nắm giữ 45% quyền biểu quyết ở C.ty B. 2. Các chi phí phát sinh trong quá trình thu mua số cổ phần của C.ty B đã chi bằng tiền mặt là 10.000 3. Dùng tiền vay dài hạn mua thêm 20.000 cổ phần của C.ty C, mệnh giá cổ phần là 100, giá mua là 110. Được biết tổng số vốn điều lệ của C.ty C là 15.000.000, số vốn cổ phần mà C.ty A đã đầu tư trước đây vào C.ty C là 4.000.000. 4. Quyết định chuyển nhượng 6.000.000 vốn đầu tư vào C.ty D (tương đương 30% quyền biểu quyết) cho C.ty M với giá 6.500.000. Được biết số vốn còn lại ở C.ty D mà C.ty A còn đầu tư là 2.000.000 71
  20. 5. Quyết định thu hồi toàn bộ vốn đầu tư ở C.ty E (là Công ty con có tổng số vốn điều lệ là 15.000.000) là 9.000.000. Số này sau khi thoả thuận, C.ty E đã trả bằng tiền chuyển khoản theo giá 8.600.000 6. Kết quả đầu tư vào công ty liên kết trong kỳ theo thông báo như sau: a. Số cổ tức được hưởng: - C.ty B là 200.000 - C.ty C là 300.000 b. Số lỗ phải chịu từ: - Công ty D là 50.000 - Công ty E là 20.000 7. Công B và C đã thanh toán số cổ tức cho C.ty A bằng chuyển khoản. 8. Công ty A quyết định dùng tiền mặt thanh toán số lỗ phải chịu cho C.ty D và C.ty E. Yêu cầu: Ghi sổ nhật ký chung tại C.ty A. Tài liệu về hoạt động liên doanh tham gia vào cơ sở liên doanh đồng kiểm soát tại C.ty A (1.000 đ) 1. Dùng TGNH mua lại phần vốn góp ở cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát B từ C.ty N theo giá là 2.000.000. Được biết cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát B có năm thành viên, mỗi thành viên nắm giữ 20% quyền kiểm soát 2. Góp vốn với C.ty M để thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát C (nắm giữ 40% quyền kiểm soát) bằng một số tài sản sau: - Xuất kho SP theo giá vốn là 300.000, giá trị vốn được ghi nhận là 330.000 - Xuất kho NVL chính theo giá gốc là 400.000, giá trị vốn góp được ghi nhận là 390.000 - Xuất một TSCĐ hữu hình tại phân xưởng SX nguyên giá là 600.000, hao mòn luỹ kế 100.000. Giá trị vốn góp được ghi nhận là 450.000; - Xuất một TSCĐ hữu hình tại văn phòng quản lý DN, nguyên giá 200.000, hao mòn luỹ kế là 30.000. Giá trị vốn góp được ghi nhận là 210.000. 3. Thu hồi vốn góp ở cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát D (do cơ sở D chấm dứt hoạt động vì làm ăn không hiệu quả) bằng tiền mặt: 300.000; bằng vật liệu chính (cả thuế GTGT 5%): 420.000. Được biết số vốn góp không thu hồi được từ cơ sở D là 100.000. 4. Quyết định nhượng 600.000 vốn đầu tư vào công ty E (là cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát) cho C.ty M với giá là 650.000. Công ty M đã thanh toán bằng tiền chuyển khoản. Quyền kiểm soát của DN từ 50% tại công ty E giảm xuống còn 25%. 5. Quyết định thu hồi toàn bộ vốn đầu tư liên doanh vào cơ sở đồng kiểm soát G là 500.000. Số này sau khi đã thoả thuận, C.ty G đã trả bằng tiền chuyển khoản theo giá 460.000. Biết C.ty G có 3 thành viên có số vốn bằng nhau Yêu cầu: Ghi sổ nhật ký chung tại C.ty A 72
nguon tai.lieu . vn