Xem mẫu

  1. LỜI GIỚI THIỆU Xuất phát từ yêu cầu, nội dung chương trình đào tạo trình độ cao đẳng ngành kế toán doanh nghiệp của trường, để đáp ứng nhu cầu tài liệu dùng trong giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên nên tôi biên soạn quyển giáo trình “ Kế toán ngân hàng”. Giáo trình tập chung giới thiệu nội dung và phương pháp kế toán các nghiệp vụ tài chính tại ngân hàng thương mại, bao gồm: - Chương 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng. - Chương 2: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn. - Chương 3: Kế toán nghiệp vụ tín dụng. - Chương 4: Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong NHTM - Chương 5: Kế toán thu nhập, chi phí, và xác định kết quả kinh doanh. Bản thân đã cố gắng trình bày đơn giản, dễ hiểu nhưng sự sai sót trong quá trình biên soạn là điều không tránh khỏi, rất mong nhận được sự góp ý chân thành. An Giang, ngày tháng năm 20 Tham gia biên soạn Trần Võ Thị Diễm Trang 1
  2. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG 1. Lời giới thiệu 1 2. Mục lục 2 3. Giới thiệu môn học 7 Chương 1:Tổng quan về kế toán ngân hàng 7 I. Giới thiệu khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam 7 1. Vị trí, chức năng của ngân hàng nhà nước Việt Nam 7 2. Hoạt động của ngân hàng nhà nước Việt Nam 8 II. Đối tượng, đặc điểm, nhiệm vụ của kế toán ngân hàng 8 1. Khái niệm, đối tượng, mục tiêu 8 2.Đặc điểm của kế toán ngân hàng 12 III. Tổ chức công tác kế toán ngân hàng 12 1.Chứng từ của kế toán ngân hàng 12 2. Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng 15 3. Bảng cân đối tài khoản 17 4.Bảng cân đối kế toán 18 5.Báo cáo kết quả kinh doanh 22 Bài tập ứng dụng 25 Chương 2: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn 29 I. Khái niệm, vai trò của hoạt động huy động vốn 29 1. Khái niệm 29 2. Hình thức huy động vốn 29 II. Kế toán hoạt động huy động vốn 31 1. Kế toán huy động vốn qua tài khoản tiền gửi 31 a. Chứng từ sử dụng 32 b. Tài khoản sử dụng 32 c. Kế toán tiền gửi thanh toán 33 2
  3. d. Kế toán tiền gửi tiết kiệm 35 2. Kế toán phát hành giấy tờ có giá 36 a. Khái niệm 36 b. Tài khoản sử dụng 36 c. Quy trình kế toán 37 3. Kế toán huy động vốn bằng vàng 41 a. Tài khoản sử dụng 41 b. Phương pháp hạch toán 42 4. Kế toán huy động vốn bằng VNĐ đảm bảo theo giá vàng 43 a. Tài khoản sử dụng 43 b. Phương pháp hạch toán 43 Bài tập ứng dụng 44 Chương 3: Kế toán nghiệp vụ tín dụng 47 I. Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ tín dụng 47 1. Ý nghĩa, nhiệm vụ tín dụng ngân hàng 47 2. Nguyên tắc của tín dụng ngân hàng 47 3. Thời hạn, lãi suất của tín dụng ngân hàng 48 4. Phương thức tín dụng 49 5. Chứng từ và quy trình tín dụng trong ngân hàng 50 II. Kế toán nghiệp vụ tín dụng 53 1. Kế toán cho vay các tổ chức tín dụng khác 53 2. Kế toán cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn 56 3. Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 60 4. Cho vay chiết khấu chứng từ có giá 63 5. Kế toán cho thuê tài chính 67 Bài tập ứng dụng 72 3
  4. Chương 4: Kế toán nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng 74 I. Những vấn đề chung 74 1. Khái niệm, ý nghĩa, nguyên tắc thanh toán qua ngân hàng 74 2. Tài khoản sử dụng 75 a. Tài khoản 4211 “ Tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng VN của khách hàng trong nước” 75 b. Tài khoản 454 “ chuyển tiền phải trả bằng đồng VN “ 75 c. Tài khoản 427 “ Nhận ký quỹ bằng đồng VN” 76 d. Tài khoản 5012 “ Thanh toán bù trừ giữa NH thành viên” 76 e. Tài khoản 5111 “ chuyển tiền đi năm nay” 77 f. Tài khoản 5112 “Chuyển tiền đến năm nay” 77 g. Tài khoản 519: Thanh toán khác giữa các đơn vị trong từng NH. 77 h. Tài khoản 5211 “ Liên hàng đi năm nay” 78 i. Tài khoản 5212 “ liên hàng đến năm nay” 79 j.Tài khoản 1113 “ tiền gửi thanh toán tại NHNN bằng đồng VN” 79 II. Kế toán thanh toán qua ngân hàng 79 1.Thanh toán bằng séc 79 2.Thanh toán bằng ủy nhiệm chi 87 3. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu 90 4. Thanh toán bằng thư tín dụng 93 5. Thanh toán bằng thẻ thanh toán 95 CHƯƠNG 5: Kế toán các nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng 99 I. Ý nghĩa, nguyên tắc thanh toán qua ngân hàng 99 II. Tài khoản sử dụng 100 III.Phương pháp hạch toán 100 CHƯƠNG 6: Kế toán tài sản cố định trong các ngân hàng thương mại 105 I. Một số lý luận chung về tài sản cố định trong ngân hàng thương mại 105 II. Kế toán TSCĐ trong NHTM 112 4
  5. CHƯƠNG 7: Kế toán các nghiệp vụ kinh doanh vàng, ngoại tệ và thanh toán quốc tế 129 I. Tổng quan về kế toán ngoại tệ và tài khoản sử dụng 129 II. Phương pháp hạch toán 139 III. Kế toán nghiệp kinh doanh vàng 148 IV. Kế toán thanh toán quốc tế 153 Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí, xác định kết quả kinh doanh 157 I. Kế toán thu nhập. 157 1. Nội dung các khoản thu nhập. 157 2. Tài khoản sử dụng. 158 3. Phương pháp hạch toán. 158 II. Kế toán chi phí. 159 1. Nội dung các khoản chi phí 159 2. Tài khoản sử dụng. 161 3. Phương pháp hạch toán. 162 III. Kế toán thuế GTGT. 163 1. Quy định chung về thuế GTGT trong hoạt động ngân hàng. 163 2. Phương pháp tính thuế. 163 IV.Kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận. 166 1. Kế toán kết quả kinh doanh. 166 2. Kế toán phân phối lợi nhuận. 167 Bài tập ứng dụng 170 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học/mô đun: KẾ TOÁN NGÂN HÀNG Mã môn học/mô đun: MH 29 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Môn kế toán ngân thuộc nhóm môn: chuyên môn, được bố trí sau các môn: Nguyên lý kế toán, Kế toán doanh nghiệp, luật kinh tế, kinh tế vi mô, tiền tệ và tín dụng. - Tính chất: Là môn học bổ sung thêm kiến thức kế toán chuyên ngành ngân hàng nhằm giúp người học có nhiều cơ hội tìm việc làm hơn sau khi tốt nghiệp ra trường. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được các nội dung về tổ chức công tác kế toán trong ngân hàng thương mại; + Mô tả được các nghiệp vụ phát sinh trong ngân hàng thương mại như: huy động, tín dụng, thanh toán...; + Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngân hàng thương mại; - Về kỹ năng + Sử dụng được các chứng từ, sổ kế toán liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngân hàng thương mại; + Thực hiện được các giao dịch kế toán trong ngân hàng thương mại; + Kiểm tra, đánh giá được công tác kế toán; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Chấp hành tốt các quy định về nghiệp vụ ngân hàng + Tuân thủ chế độ kế toán, pháp lệnh ngân hàng + Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật. 6
  7. CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG Giới thiệu: - Cung cấp kiến thức khái quát về hệ thống ngân hàng của một quốc gia, mối liên hệ giữa các ngân hàng nằm trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia nói chung, cụ thể về cơ cấu tổ chức quản lý, chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hệ thống ngân hàng thương mại. - Từ đó,có cái nhìn về công tác kế toán ngân hàng trong tổng thể của hệ thống tổ chức quản lý. - Sau đó cung cấp một số kiến thức cơ bản về công tác kế toán trong ngân hàng thương mại bao gồm hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán, làm nền tảng cho các phần hành kế toán các nghiệp vụ cụ thể được giải quyết ở các chương sau. Mục tiêu: - Trình bày được hệ thống ngân hàng Việt Nam - Nêu được những hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại - Mô tả được tổ chức kế toán trong ngân hàng thương mại - Biết được hệ thống tài khoản của ngân hàng thương mại - Chấp hành đúng các quy định về tổ chức hoạt động trong NHTM I. Giới thiệu khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam 1. Vị trí, chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt nam Ngân hàng Nhà nước Việt nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan của chính phủ và là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 7
  8. Ngân hàng Nhà nước là một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà nội. 2. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Chính sách tiền tệ quốc gia Phát hành Hoạt động tiền giấy và thông tin tiền kim loại Hoạt động của Ngân Quản lý hàng ngoại hối và Nhà nước Hoạt động HĐ ngoại hối tín dụng Mở tài khoản, hoạt động thanh toán, ngân quỹ II. Đối tượng, đặc điểm, nhiệm vụ của kế toán ngân hàng 1. Khái niệm, đối tượng, mục tiêu a. Khái niệm: Kế toán ngân hàng là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính thông qua báo cáo tài chính cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của ngân hàng. b. Đối tượng 8
  9. - Tài sản, nguồn hình thành tài sản, cũng như sự biến động của chúng trong quá trình kinh doanh chính là đối tượng của kế toán ngân hàng. Chúng được phản ánh trên “Bảng cân đối kế toán”. - Kế toán ngân hàng cũng có trách nhiệm ghi chép, phản ánh những khoản thu nhập do quá trình kinh doanh mang lại, cũng như chi phí cần thiết. Do đó, các khoản thu nhập, chi phí này cũng là đối tượng của kế toán ngân hàng. Chúng được phản ánh trên “Báo cáo kết quả kinh doanh”. b.1. Tài sản và Nguồn vốn (Bảng cân đối kế toán) Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu ( Assets = Liabilities + Owner’s equity)  Tài sản - Là nguồn lực do Ngân hàng kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. - Lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản mang lại tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của Ngân hàng, hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà Ngân hàng chi ra. - Các giao dịch dự kiến phát sinh trong tương lai và các khoản chi phí không mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai không làm tăng tài sản. - Theo thứ tự phản ánh tính thanh khoản giảm dần, Tài sản của Ngân hàng bao gồm:  Tiền mặt tại quỹ: tiền mặt VND, ngoại tệ, chứng từ có giá trị ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý tại quỹ của ngân hàng;  Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước: tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định, tiền gửi để thanh toán, tiền gửi ký quỹ bảo lãnh;  Tín phiếu kho bạc, chứng khoán có giá trị khác dùng tái chiết khấu với ngân hàng nhà nước;  Tiền gửi tổ chức tín dụng khác, cho vay tổ chức tín dụng khác;  Trái phiếu Chính phủ;  Cho vay khách hàng; 9
  10.  Chứng khoán đầu tư;  Góp vốn đầu tư;  TSCĐ: TSCĐ hữu hình( nhà cửa, vật kiến trúc...), TSCĐ vô hình ( Quyền sử dụng đất...), TSCĐ ngân hàng đi thuê tài chính  Các tài sản khác: công cụ lao động...;  Nguồn vốn * Nợ phải trả - Là nghĩa vụ hiện tại của Ngân hàng phát sinh từ các giao dịch sự kiện đã qua mà Ngân hàng phải thanh toán từ nguồn lực của mình. - Điều kiện: chắc chắn NH sẽ dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà NH phải thanh toán và xác định một cách đáng tin cậy. - Nợ phải trả của NH bao gồm:  Tiền gửi của KBNN, tiền gửi của TCTD;  Tiền vay NHNN, vay TCTD;  Tiền gửi của khách hàng: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm;  Các công cụ tài chính phát sinh;  Phải trả về phát hành giấy tờ có giá;  Các khoản phải trả khác,...; * Vốn chủ sở hữu - Là vốn của NH được tính bằng số chênh lệch giũa giá trị tài sản của NH trừ nợ phải trả. - Vốn chủ sở hữu bao gồm:  Vốn điều lệ là vốn ghi trong điều lệ của Ngân hàng do chủ sở hữu cam kết góp vốn khi thành lập và khi đầu tư thêm vào NH. Cụ thể, NH cổ phần vốn điều lệ chính là tổng mệnh giá cổ phiếu do ngân hàng phát hành còn NHTM nhà nước vốn điều lệ do NSNN cấp;  Thặng dư vốn cổ phần;  Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; 10
  11.  Quỹ dự phòng tài chính;  Các quỹ khác.... b.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ được tính như sau: Lợi nhuận thuần (Lỗ thuần) = Tổng doanh thu phải thu – Tổng chi phí phải trả - Lợi nhuận là thước đo kết quả kinh doanh của NH.  Doanh thu Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế NH thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động kinh doanh thông thường và hoạt động khác của NH, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu không bao gồm khoản góp vốn của chính chủ sở hữu. Bao gồm: - Thu từ hoạt động kinh doanh: hoạt động tín dụng, thu lãi tiền gửi, thu dịch vụ, kinh doanh ngoại hối... - Thu khác gồm: nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, các khoản vốn....  Chi phí Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hay phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu trừ các khoản phân phối cho cổ đông hay chủ sở hữu. Chi phí của tổ chức tín dụng là các chi phí chi trả hợp lý phát sinh trong kỳ.Bao gồm: - Chi hoạt động kinh doanh: chi phí trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay, kinh doanh ngoại hối, vàng, kinh doanh dịch vụ ngân hàng..... - Chi phí khác gồm: nhượng bán, thanh lý tài sản, thu hồi các khoản nợ đã xóa..... c. Mục tiêu - Thu nhập, ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của đơn vị ngân hàng theo đối tượng, nội dung công việc kế toán, theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán. - Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản thu chi tài chính, quá trình sử dụng tài sản của bàn thân ngân hàng và của xã hội thông qua các khâu kiểm soát của kế toán. 11
  12. - Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của ngân hàng. - Cung cấp thông tin cho NHTW và các cơ quan quản lý NN khác phục vụ sự chỉ đạo thực thi chính sách tiền tệ- tín dụng nói riêng và chính sách tài chính nói chung, đồng thời đáp ứng nhu cầu của công tác thanh tra NH. - Tổ chức tốt việc giao dịch với khách hàng, góp phần thực hiện tốt chiến lược khách hàng của đơn vị ngân hàng. 2. Đặc điểm của kế toán ngân hàng - Mang tính xã hội có nghĩa là không chỉ phản ánh toàn bộ các mặt hoạt động của bản thân NH mà còn phản ánh được đại bộ phận hoạt động kinh tế, tài chính thông qua các quan hệ tiền tệ tín dụng, thanh toán giữa NH với DN, đơn vị tổ chức kinh tế, cá nhân. - Tiến hành đồng thời giữ kiểm soát, xử lý nghiệp vụ và ghi sổ sách kế toán khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Mang tính chính xác, kịp thời cao - Chứng từ kế toán ngân hàng có khối lượng lớn, tổ chức luân chuyển phức tạp và gắn liền với việc luân chuyển vốn của nền kinh tế. - Sử dụng tiền tệ (nội tệ, ngoại tệ) làm đơn vị đo lường chủ yếu trong hầu hết các mặt nghiệp vụ. III. Tổ chức công tác kế toán ngân hàng 1. Chứng từ kế toán ngân hàng a. Khái niệm Là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Theo luật kế toán VN ban hành năm 2003, chứng từ kế toán được lập phải có các nội dung chủ yếu sau:  Tên, số hiệu của chứng từ kế toán  Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán  Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ 12
  13.  Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ  Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh  Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ.  Chữ ký, họ tên của những người có liên quan. b. Phân loại chứng từ b.1. Căn cứ vào trình tự lập chứng từ - Chứng từ ban đầu (chứng từ gốc): là chứng từ được lập trực tiếp ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc đã hoàn thành; là căn cứ pháp lý để ghi sổ kế toán nếu chừng từ đó đã được chấp nhận. Ví dụ: ủy nhiệm chi - Chứng từ ghi sổ (chứng từ tổng hợp): được lập trên cơ sở chứng từ gốc, có giá trị pháp lý để ghi vào sổ kế toán khi có chứng từ gốc kèm theo. Ví dụ: phiếu thu, phiếu chi. b.2. Căn cứ vào địa điểm lập chứng từ - Chứng từ nội bộ: được lập trong phạm vi NH để thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động nội bộ của NH: phiếu xuất VPP, bảng tính khấu hao.... - Chứng từ bên ngoài: do khách hàng lập và nộp vào NH theo mẫu in sẵn như séc, giấy gửi tiền, ủy nhiệm thu,..... b.3. Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế phản ánh trên chứng từ - Chứng từ tiền mặt phản ánh các nghiệp vụ có liên quan đến tiền mặt. - Chứng từ chuyển khoản phản ánh các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt. - Chứng từ phản ánh nghiệp vụ liên quan đến tài sản ngoại bảng: phiếu nhập, xuất tài khoản ngoại bảng. b.4. Căn cứ vào hình thái vật chất của chứng từ - Chứng từ lập trên giấy - Chứng từ điện tử b.5. Theo mức độ tổng hợp của chứng từ - Chứng từ đơn nhất: chứng từ được lập ra chỉ để sử dụng cho một nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Vd: phiếu chi dùng để chi tiền mặt. 13
  14. - Chứng từ liên hoàn: sử dụng cho nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Vd: bảng kê, phiếu chuyển tiền,...... c. Lập chứng từ kế toán ngân hàng - Rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo các nội dung quy định trên mẫu chứng từ. - Không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; dùng bút mực; số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. - Lập đủ số liên theo quy định, nội dung các liên phải giống nhau, liên gửi ra ngoài phải có dấu của NH - Các chứng từ tiền mặt: ngày ghi trên chứng từ phải là ngày thực tế NH thu hoặc chi tiền mặt. - Phải có đủ chữ ký của những người có liên quan chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nghiệp vụ và dấu của đơn vị. Chữ ký và dấu trên chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu đã đăng ký trước - NH không tự lập chứng từ để trích tiền từ tài khoản của khách hàng trừ trường hợp đặc biệt: có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. d. Kiểm soát chứng từ kế toán ngân hàng - Là việc kiểm tra lại tính đúng đắn của các yếu tố đã ghi trên chứng từ nhằm đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ và của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong suốt quá trình xử lý giải quyết nghiệp vụ. - Chứng từ kế toán NH được kiểm soát 2 lần:  Kiểm soát trước do nhân viên giao dịch thực hiện khi tiếp nhận chứng từ của khách hàng. + Kiểm tra việc lập chứng từ theo các nguyên tắc lập chứng từ + Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh trên chứng từ + Đối chiếu số tiền ghi trên chứng từ với số dư trên tài khoản.  Kiểm soát sau do kiểm soát viên thực hiện sau khi chứng từ đã được giao dịch viên kiểm soát xử lý 14
  15. + Kiểm soát tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ + Kiểm soát cách xử lý nghiệp vụ của giao dịch viên: chữ ký của thanh toán viên trên chứng từ chuyển khoản, chữ ký của thanh toán viên và thủ quỹ trên chứng từ tiền mặt. 2. Hệ thống tài khoản a. Tài khoản và phân loại tài khoản a.1. Tài khoản Là phương pháp kế toán dùng thước đo bằng tiền tệ để phân loại, tập hợp, phản ánh và kiểm soát các đối tượng kế toán một cách liên tục a.2. Phân loại tài khoản  Phân loại theo quan hệ của tài khoản với tài sản - Tài khoản tài sản Nợ là các tài khoản phản ánh nguồn vốn của NH, luôn có SỐ DƯ CÓ. Ví dụ: tài khoản tiền gửi của khách hàng, tiền tiết kiệm, vốn điều lệ........ - Tài khoản tài sản Có là các tài khoản phản ánh tài sản của NH, luôn có SỐ DƯ NỢ. Ví dụ: tài khoản tiền vay, chi phí........ - Tài khoản tài sản Nợ - Có là các tài khoản lúc có có SỐ DƯ CÓ lúc có SỐ DƯ NỢ, dùng phản ánh các nghiệp vụ điều chuyển vốn giữa các NH hay phản ánh kết quả kinh doanh của NH. Khi lập bảng cân đối tài khoản không được bù trừ 2 số dư này với nhau. Ví dụ: tài khoản liên NH đi, liên Nh đến, Kết quả kinh doanh,.....  Phân loại theo mức độ tổng hợp của tài khoản - Tài khoản phân tích dùng để phản ánh chi tiết các đối tượng KTNH, được dùng làm cơ sở để hạch toán phân tích, biểu hiện của tài khoản phân tích là tiểu khoản - Tài khoản tổng hợp dùng phản ánh tổng quát các đối tượng của KTNH làm cơ sở để hạch toán tổng hợp, biểu hiện là tài khoản cấp 1,2,3,4,5  Phân loại theo vị trí của tài khoản với Bảng cân đối kế toán - Tài khoản nội bảng là loại tài khoản nằm trong bảng cân đối kế toán (loại 1 đến loại 8), dùng phản ánh các đối tượng kế toán thuộc sở hữu của NH, khi hạch toán dùng phương pháp ghi sổ kép 15
  16. - Tài khoản ngoại bảng là loại tài khoản nằm ngoài bảng cân đối kế toán (loại 9), dùng phản ánh các đối tượng kế toán chưa thuộc sở hữu của NH, khi hạch toán dùng phương pháp ghi sổ đơn chỉ ghi Nhập hoặc Xuất vào một tài khoản. b. Hệ thống tài khoản hiện hành - Gồm tài khoản trong bảng cân đối kế toán (loại 1 đến loại 8) và ngoài bảng cân đối kế toán (loại 9)  Loại 1: Vốn khả dụng và các khoản đấu tư  Loại 2: Hoạt động tín dụng  Loại 3: Tài sản cố định và các tài sản khác  Loại 4: Các khoản phải trả  Loại 5: Hoạt động thanh toán  Loại 6: Nguồn vốn chủ sở hữu  Loại 7: Thu nhập  Loại 8: Chi phí  Loại 9: Các tài khoản ngoài bảng - Được bố trí theo hệ thống thập phân nhiều cấp, từ tài khoản cấp I đến tài khoản cấp V, ký hiệu từ 2 đến 6 chữ số.  Tài khoản cấp I: ký hiệu 2 chữ số từ 10 đến 99, mỗi loại tài khoản được bố trí tối đa 10 tài khoản cấp I.  Tài khoản cấp II: ký hiệu 3 chữ số, 2 số đầu là số hiệu tài khoản cấp I, số thứ 3 là số thứ tự tài khoản cấp II trong tài khoản cấp I, ký hiệu từ 1 đến 9.  Tài khoản cấp III: ký hiệu 4 chữ số, 3 số đầu là số hiệu tài khoản cấp II, số thứ 4 là số thứ tự tài khoản cấp III trong tài khoản cấp II, ký hiệu từ 1 đến 9.  Tài khoản cấp IV: tương tự tài khoản cấp III  Tài khoản cấp V: tương tự tài khoản cấp IV. - Dùng ký hiệu tiền tệ để phân biệt đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ khác. Ký hiệu này được ghi vào bên phải tiếp theo số hiệu tài khoản tổng hợp bằng 2 chữ số từ 00 đến 16
  17. 99 và được ngăn cách bằng dấu chấm (.) giữa tài khoản tổng hợp, ký hiệu tiền tệ và tiểu khoản. Một số ký hiệu tiền tệ :  00: đồng Việt Nam  35: GBP  37: USD  36: HKD  41: JPY  99: ngoại tệ khác  Ví dụ: TK 4241.37.18  4241: tiền tiết kiệm không kỳ hạn bằng ngoại tệ và vàng  37: ký hiệu tiền tệ USD  18: số thứ tự khách hàng gửi tiền. - Số hiệu tài khoản chi tiết trong hệ thống tài khoản gồm 2 phần:  Phần I: số hiệu, tài khoản tổng hợp và ký hiệu tiền tệ  Phần II: số thứ tự tiểu khoản trong tài khoản tổng hợp.  Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 10 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng một chữ số từ 1 đến 9  Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 100 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng 2 chữ số từ 01 đến 99 3. Bảng cân đối tài khoản a. Khái niệm - Là bảng tổng kết các số liệu phát sinh trên các tài khoản kế toán tổng hợp được trình bày theo thứ tự số hiệu tài khoản từ nhỏ đến lớn. - Đặc tính của bảng này là thể hiện nguyên tắc cân đối b. Điều kiện - Tổng cộng số phát sinh Nợ bằng tổng cộng số phát sinh Có 17
  18. - Tổng cộng số phát sinh ở bảng cân đối kế toán bằng tổng cộng số phát sinh của chứng từ ghi sổ. - Tổng cộng số dư Nợ đầu kỳ bằng tổng cộng số dư Có đầu kỳ - Tổng cộng số dư Nợ cuối kỳ bằng tổng cộng số dư Có cuối kỳ - Tổng cộng số phát sinh lũy kế từ đầu năm bên Nợ bằng tổng cộng số phát sinh lũy kế từ đầu năm bên Có. c. Hình thức Ngân hàng... BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN Ngày...... tháng.......năm...... Số hiệu Tên tài Số PS trong Số dư cuối kỳ Số dư đầu kỳ tài khoản kỳ khoản Nợ Có Nợ Có Nợ Có Cộng A A B B C C Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc 4. Bảng cân đối kế toán a. Khái niệm, ý nghĩa  Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng dưới hình thức tiền tệ tại một thời điểm nhất định.  Số liệu trên BCĐKT cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của ngân hàng theo hai mặt rất rõ rệt đó là về tài sản và nguồn vốn hình thành nên các tài sản đó.  BCĐKT có thể xem xét, nghiên cứu, phân tích và đánh giá khái quát tình hình tài 18
  19. chính, quy mô tài sản, mức độ an toàn vốn, khả năng thanh khoản,… của đơn vị. Qua đó đánh giá được trình độ quản lý, hiệu quả kinh doanh cũng như dự đoán triển vọng phát triển của ngân hàng trong tương lai. b. Nội dung và kết cấu Bảng cân đối kế toán được chia làm hai bên hay hai phần.  Tài sản Có ( Tài sản, Sử dụng vốn)  Tài sản Nợ ( Vốn, Nguồn vốn). Đơn vị...... BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN QUÝ (HOẶC NĂM)........... Đơn vị tính: đồng TÀI SẢN CÓ I-TIỀN MẶT, VÀNG BẠC, ĐÁ QUÝ II-TIỀN GỬI NHNN III-TÍN PHIẾU CHÍNH PHỦ VÀ CÁC GIẤY TỜ CÓ GIÁ NGẮN HẠN KHÁC ĐỦ ĐIỀU KIỆN TÁI CHIẾT KHẤU VỚI NHNN IV-TIỀN, VÀNG GỬI TẠI CÁC TCTD KHÁC VÀ CHO VAY CÁC TCTD KHÁC - Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác - Cho vay các TCTD khác - Dự phòng rủi ro khác (*) V- CHỨNG KHOÁN KINH DOANH - Chúng khoán kinh doanh - Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh VI- CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH VÀ CÁC TÀI SẢN TÀI CHÍNH KHÁC VII- CHO VAY KHÁCH HÀNG - Cho vay khách hàng - Dự phòng rủi ro tín dụng VIII- CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ - Sẵn sàng để bán (AFS) 19
  20. - Giữ đến ngày đáo hạn (HMT) - Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư (*) IX- GÓP VỐN, ĐẦU TƯ DÀI HẠN 1. Đầu tư vào công ty con 2. Vốn góp liên doanh 3. Đầu tư vào công ty liên kết 4. Đầu tư dài hạn khác 5. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn (*) X-TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1- Tài sản cố định - Nguyên giá TSCĐ - Hao mòn TSCĐ (***) 2- TSCĐ thuê tài chính - Nguyên giá TSCĐ - Hao mòn TSCĐ (***) 3- TSCĐ vô hình - Nguyên giá TSCĐ - Hao mòn TSCĐ (***) 4- Tài sản khác XI- BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ - Nguyên giá TSCĐ - Hao mòn TSCĐ (***) XII-TÀI SẢN CÓ KHÁC 1- Các khoản phải thu 2- Các khoản lãi, phí phải thu 3- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 4- Tài sản có khác 5- Các khoản dự phòng rủi ro cho các tài sản Có khác (*) 20
nguon tai.lieu . vn